Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi GVG THPT tỉnh Thanh Hóa 2017-2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.06 KB, 2 trang )

ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI TỈNH THANH HÓA NĂM HỌC 2017-2018
Phần chung
Câu 1: ( 1 điêm)
Đồng chí hãy liệt kê tên 4 hoạt dộng (chuyên đề) về đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục
theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT do sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo triển khai,
thực hiện từ năm học 2014-2015 đến nay
Câu 2 ( 1 điêm)
Đồng chí hãy nêu các loại hồ sơ, sổ sách của giáo viên được quy định trong điều lệ trường TH cơ sơ,
THPT và trường THPT có nhiều cấp học hiện hành.
Phần II. Chuyên môn (8,0 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
1/ nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra khi:
a) Cho từ từ dd H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4.
b) Cho từ từ dd H2SO4 loãng vào dung dịch K2MnO4.
2/ Cho hỗn hợp muối gồm: NH4Cl, NaCl, MgCl 2, và AlCl3. hãy tách riêng biệt từng dung dịch muối ra khỏi
hỗn hợp trên mà không làm thay đổi khối lượng của chúng
3/ A, B, C, D là các hợp chất khi đốt cháy cho ngọn lửa màu tím. Khi cho A, B, C, D tác dụng với H 2O thì
chúng tạo ra các khí tương ứng là NH 3, H2, PH3, O2. Hãy tìm các chất A, B, C, D và viết các PTHH của các
phản ứng xảy ra.
Câu 2: ( 3 điểm)
1/ Một hợp chất M được tạo từ 6 nguyên tử của 3 nguyên tố A, B, C. Tổng số hạt (n,p,e) trong M là 58.
Tổng số hạt proton trong M là 20. Số proton trong 1 nguyên tử B nhiều hơn số proton trong 1 nguyên tử
A là 10. trong hạt nhân của A bà B số hạt proton đều ít hơn số hạt notron là 1. Hãy xác định công thức
của M.
2/ cho lượng dư quặng sinvin (KCl.NaCl) vào 1,0Kg dung dịch NaCl bão hòa (giữ ở 100 OC) được dung
dịch A. Đưa nhiệt độ dung dịch A xuống 0OC được dung dịch B và m gam chất rắn khan X. Tính m.
Biết độ tan:
0OC
100OC
KCl
28,0


56,3
NaCl
35,7
39,2
Câu 3: (2,0 điểm)
Cho X là một muối nhôm khan, Y là một muối vô cơ khan. Hòa tan a gam hỗn hợp cùng số mol hai
muối X và Y vào nước được dung dịch A. Thêm từ từ dung dịch Ba(OH) 2 vào dung dịch A cho tới dư được
dung dịch B, khí C và kết tủa D. Axit hóa dung dịch B bằng HNO 3 rồi thêm AgNO3 vào thấy xuất hiện kết
tủa màu trắng bị đen dần khi để ngoài ánh sáng. Khi thêm Ba(OH) 2 vào A, lượng kết tủa D đạt giá trị lớn
nhất (kết tủa E), sau đó đạt giá trị nhỏ nhất (kết tủa F). Nung các kết tủa E, F tới khối lượng không đổi thu
được 6,248 gam và 5,126 gam các chất rắn tương ứng. F không tan trong axit mạnh.
1. Hỏi X, Y là các muối gì?
2. Tính a và thể tích khí C ở đktc ứng với giá trị D lớn nhất.
Câu 4: (2,0 điểm)
Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 30 ml dung dịch 20% (d = 1,2 g/ml) của một hiđroxit kim loại
kiềm M. Sau khi kết thúc phản ứng, được dung dịch đem cô cạn cho chất rắn A và 3,2 gam ancol B. Đốt
cháy hoàn toàn chất rắn A được 9,54 gam muối cacbonat; 8,26 gam hỗn hợp gồm CO 2 và hơi nước. Biết
rằng, khi nung A trong NaOH đặc có CaO thu được hiđrocacbon Z, đem đốt cháy Z cho số mol nước lớn
hơn số mol CO2.
a. Xác định kim loại M, tìm công thức cấu tạo của X.
b. Cho hỗn hợp M gồm 0,02 mol este X và 0,01 mol este Y (C4H6O2) tác dụng vừa đủ với dung dịch


KOH. Sau phản ứng thu được dung dịch trong đó chứa 3,38 gam muối và 0,64 gam ancol B duy nhất.
Xác định công thức cấu tạo của Y.



×