MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................2
1.1. Lí do chọn đề tài........................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................3
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm............................................3
2. NỘI DUNG...................................................................................................4
2.1. Cơ sở lí luận...............................................................................................4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....................4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..........................................6
2.3.1. Mục tiêu của giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc cho học sinh qua giờ Đọc-hiểu văn bản: Truyện An Dương Vương và Mị
Châu- Trọng Thủy.............................................................................................6
2.3.2. Nguyên tắc cơ bản trong của giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh qua giờ Đọc- hiểu văn bản: Truyện An
Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy...........................................................7
2.3.3. Quy trình của giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc cho học sinh qua giờ Đọc- hiểu văn bản: Truyện An Dương Vương và Mị
Châu- Trọng Thủy............................................................................................8
2.3.4. Vận dụng cụ thể vào tiết Đọc- hiểu: Truyện An Dương Vương và Mị ChâuTrọng...............................................................................................................9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp
và nhà trường..................................................................................................16
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục...................................................................16
2.4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.......................................16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...........................................................................17
3.1. Kết luận....................................................................................................17
3.1.1. Bài học kinh nghiệm..............................................................................18
3.1.2. Khả năng ứng dụng và phát triển sáng kiến kinh nghiệm.....................19
3.2. Kiến nghị..................................................................................................19
3.2.1. Đối với đồng nghiệp..............................................................................20
3.2.2. Đối với các cấp lãnh đạo.......................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................20
1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử 4000 năm của dân tộc ta là quá trình dựng nước và giữ nước. Chúng ta
luôn phải đối đầu với biết bao kẻ thù. Và vì thế biết bao thế hệ người Việt Nam
trước đây, hôm nay và cả mai sau luôn luôn phải đề cao cảnh giác, luôn phải chắc
tay gươm, tay súng để gìn giữ mảnh đất cha ông.
Trong thời gian gần đây, vấn đề chủ quyền và an ninh quốc gia lại đang dấy lên
hồi chuông cảnh tỉnh với những người Việt Nam yêu nước; Đó là vấn đề chủ quyền
biển đảo, là những hoạt động chống phá nhà nước của các thế lực thù địch, là lợi
dụng quyền tự do dân chủ, lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền các tư tưởng phản
động...Do đó, mỗi người dân Việt Nam càng phải nhận thức rõ hơn bao giờ hết ý
thức trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó
có các em học sinh-những chủ nhân của đất nước trong tương lai.
Với tư cách là một giáo viên dạy văn, khi đứng trên bục giảng tôi luôn trăn trở
với mỗi bài học, làm sao để mỗi bài học không chỉ có mục đích là trang bị kiến
thức mà quan trọng hơn là mục tiêu giáo dục, bởi tôi cho rằng mục tiêu cuối cùng
của bất cứ môn học nào cũng đều là trang bị cho các em hành trang vào đời. Và
hành trang đó ngoài kiến thức thì thì còn có Kĩ năng sống và quan trong hơn cả là
giúp cac em ý thức được nghĩa vụ của người công dân đối với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, để khi vào đời các em trở thành những công dân có tài có đức,
có kiến thức lí luận, có kĩ năng thực hành, những công dân vừa hồng vừa chuyên
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các em sẽ
chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định vận
mệnh đất nước trong tương lai, các em sẽ thực hiện được tốt trách nhiệm đối với
bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.
Hơn nữa, lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách,
giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết về xã
hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động…Trong bối cảnh xã hội hiện
nay, các em còn thường xuyên chịu tác động của cả những yếu tố tích cực và tiêu
cực, luôn bị đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với
những khó khăn thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục tình
yêu, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân với Tổ quốc các em dễ bị lôi kéo vào
những hành vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỉ, thực dụng, lệch lạc, dễ bị các phần
tử cơ hội lôi kéo lợi dụng.
Vì thế, mỗi bài học Ngữ văn phải gắn liền với nhiệm vụ giáo dục nghĩa vụ công
dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh để các em nắm bắt
được những nghĩa vụ cần thiết của một người công dân với Tổ quốc.
2
Xuất phát từ những lí do nêu trên và qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy, tôi đã
chọn đề tài: “Giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc cho học sinh qua giờ Đọc hiểu văn bản: Truyện An Dương Vương và Mị
Châu Trọng Thủy” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát, đánh giá được thực trạng việc học tập của học sinh khi học văn bản
đọc- hiểu.
- Giáo dục cho học sinh tình yêu đất nước và ý thức được những nghĩa vụ của của
một người học sinh, một công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Giúp học sinh tiếp thu bài có hiệu quả hơn, gắn bài học với thực tiễn cuộc sống.
- Thông qua đó, giúp học sinh hiểu sâu sắc ý thức công dân gắn với các vấn đề
lịch sử, giáo dục lòng yêu nước, nhận thức trách nhiệm cá nhân trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu nội dung tiết 11-12: “Truyện An Dương Vương và Mị Châu –Trọng
Thủy” – Ngữ văn 10 và việc học tập của học sinh đối với bài học. Từ đó, sưu tầm,
chọn lọc, phối hợp sử dụng hình ảnh, câu chuyện, cùng kĩ thuật dạy học tích cực để
nâng cao hiệu quả và hứng thú cho học sinh và chỉ ra trách nhiệm và nghĩa vụ cụ
thể có thể giáo dục cho học sinh
- Sự chuyển biến của học sinh trong quá trình thực hiện đề tài.
Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi
chọn 3 lớp của Trường trung học phổ thông Triệu Sơn 5, cụ thể: Lớp 10B2, 10B3,
10B4 – Năm học 2016 – 2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật: Lôgic, lịch sử, phân tích,
tổng hợp, so sánh (phân tích từng đối tượng học sinh, tổng hợp các kết quả đạt
được, phân tích tổng hợp tài liệu qua tham khảo sách, báo...).
- Phương pháp trực quan: sử dụng sơ đồ, hình ảnh minh họa
- Phương pháp nêu vấn đề , trao đổi thảo luận, trình bày vấn đề, phân tích tình
huống, vận dụng , ứng xử trong tình huống cụ thể.
- Đặc biệt là phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học trên lớp, giao
bài tập, củng cố bài học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài kết hợp với kiểm tra,
đánh giá).
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Việc giáo dục nghĩa vụ công dân với Tổ quốc là việc nhiều giáo viên đã làm,
nhưng bằng các kĩ thuật dạy học tích cực (kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật KWL, kĩ
thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật sơ đồ tư duy...) để dạy một bài cụ thể (Truyện An
3
Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy) lại là một vấn đề khá mới. Do đó, có thể
khẳng định đề tài không trùng lặp với bất kỳ sáng kiến nào đã được công bố.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển
kinh tế xã hội. Để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước cần có những người lao động có trí tuệ, có tay nghề, có đạo đức, có khả
năng ứng xử linh hoạt và thích ứng tốt, do đó cần đổi mới giáo dục nói chung trong
đó có giáo dục phổ thông. Nhiệm vụ đổi mới giáo dục đã được thể hiện rõ trong
các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, trong Luật Giáo dục năm 2005.
Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã
khẳng định mục tiêu là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục,
sách giáo khoa phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ,
đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Luật Giáo dục năm 2005, Điều 2 đã xác định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông
là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe,
thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, mục tiêu của giáo dục phổ thông đã chuyển từ trang bị kiến thức cho
người học sang trang bị những năng lực cần thiết đặc biệt là năng lực hành động,
năng lực thực tiễn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa VIII đã chỉ rõ con đường đổi mới giáo dục và đào tạo phải bằng “đổi
mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”.[3]
Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn ở trường THPT cũng đã được xác định:
Trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, hệ thống về
văn bản và Tiếng Việt. Đó là những kiến thức về tác phẩm tiêu biểu cho các thể
loại tiêu biểu của Văn học Việt Nam và một số tác phẩm, đoạn trích của văn học
nước ngoài; cung cấp những hiểu biết về lịch sử văn học và những kiến thức lí
luận cần thiết; những kiến thức khái quát về giao tiếp, về lịch sử Tiếng Việt và
phong cách ngôn ngữ; những kiến thức về các kiểu văn bản và đặc biệt là văn bản
nghị luận xã hội.[4]
Môn Ngữ văn còn giúp bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn
hóa, tình yêu gia đình, yêu thiên nhiên, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập,
tự cường, lí tưởng Xã hội chủ nghĩa; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, tinh
thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy giá trị văn hóa của
dân tộc của nhân loại.
4
Như vậy mục tiêu và nội dung của môn Ngữ văn đã chứa đựng những yếu tố của
giáo dục Kĩ năng sống, phù hợp với các nội dung cơ bản của giáo dục Kĩ năng
sống, phù hợp với cách tiếp cận và làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở
nhận thức về các vấn đề của cuộc sống.
Môn Ngữ văn mang tính chất là môn học công cụ, do đó có thể kết hợp nhiều
nôi dung giáo dục trong quá trình dạy học. Bên cạnh nội dung cốt lõi mang tính
chất ổn định là các nội dung mang tính chất thời sự xã hội như: giáo dục tình cảm
nhân văn, giáo dục trách nhiệm đối với đất nước, với truyền thống dân tộc, giáo
dục bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội… để từ đó hình thành ở học
sinh quan hệ ửng xử đúng đắn phù hợp với những vấn đề của cuộc sống, của đất
nước, của thời đại giúp các em có đủ bản lĩnh hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Ở Việt Nam, mục tiêu giáo dục toàn diện được xây dựng theo hướng tiếp cận Kĩ
năng sống ở người học được đề xướng đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự
khẳng định mình và Học để chung sống. Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông
đang từ hướng chủ yếu là trang bị kiến thức phổ thông sang trang bị những năng
lực cần thiết cho các em học sinh. Vì thế, phương pháp dạy học cũng thay đổi ở
hầu hết các môn học trong đó có môn Ngữ văn.
Tuy nhiên, việc đổi mới được áp dụng như thế nàovà hiệu quả ra sao thì lại tùy
thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi cơ sở giáo dục, tùy thuộc vào năng lực và trình
độ của giáo viên và khả năng tiếp cận của học sinh.
Trong xã hội hiện nay khi mà cuộc sống người dân được cải thiện, quyền của trẻ
em được quan tâm thì những đứa trẻ đang dần trở thành những ông vua con trong
gia đình, muốn gì được nấy, cần gì là cha mẹ phải đáp ứng. Các em vì thế hình
thành ở bản thân lối sống ích kỉ thực dụng, không biết quan tâm đến mọi người và
rộng hơn không quan tâm đến quốc gia.Nhiều em không hề ý thức được trách
nhiệm, nghĩa vụ của mình, chỉ biết đến hưởng thụ và đòi hỏi được hưởng thụ.
Đây là một tình trạng đáng báo động.Vậy mà gia đình, xã hội thì thờ ơ, ở nhà
trường thì chỉ chú trọng đến trang bị kiến thức để các em đạt kết quả tốt trong các
kì thi, còn bản thân các em thì chỉ chú trọng vào các môn học hót để chon trường,
chọn nghề, để có cơ hội xin việc, để có cuộc sống sung túc.
Tôi đã tiến hành điều tra ở một số lớp để xem các em có biết và hiểu nghĩa vụ
công dân của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc thì thu
được kết quả như sau:
Lớp
10B2
10B3
10B4
Tổng
Sĩ số
44
42
43
129
Đúng
SL
7
8
7
22
%
15,9
19,1
16,3
17,1
Mức độ xác định
Chưa đúng
Không xác định
SL
%
SL
%
19
43,2
18
40,9
15
35,7
19
45,2
16
37,2
20
46,5
50
38,7
57
44,2
5
Như vậy, tổng số học sinh được điều tra là 129 em, kết quả điều tra cho thấy:
chỉ 17,1% tổng số học sinh được điều tra xác định được nghĩa vụ cần thiết của
công dân, trong khi đó có tới 44,2% tổng số học sinh không xác định được mình ó
nghĩa vụ gì với Tổ quốc.
Về nguyên nhân chủ yếu làm học sinh chưa xác định được nghĩa vụ công
dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tôi cũng tiến hành điều tra và
thu được kết quả:
Nguyên nhân
Do tiết học
Do kiến thức
Do đó là
Ý kiến
Lớp Sĩ
buồn tẻ, không SGK khô khan,
môn học
khác
số
lôi cuốn
nhiều lý thuyết
phụ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10B2 44
20
45,5
10
22,7
12
27,3 02
4,5
10B3 42
16
38,2
09
21,4
14
33,3 03
7,1
10B4 43
18
41,9
09
20,9
15
34,9 01
2,3
Tổng 129
54
41,9
28
21,7
41
31,8 06
4,6
Từ kết quả điều tra trên cho thấy, học sinh chưa xác định được mục tiêu bài
học do nhiều nguyên nhân. Song nguyên nhân chủ yếu nhất (chiếm tới 41,9% tổng
số học sinh được điều tra) là do chất lượng giảng dạy của giáo viên còn hạn chế,
chưa thực sự đầu tư cho chuyên môn dẫn đến tiết học đơn điệu, khô khan buồn
tẻ… do đó không đủ sức gây được sự chú ý, hấp dẫn từ phía người học.
Làm thế nào để các em có được Kĩ năng sống cần thiết để các em có thể ứng
xử, để các em có thể đứng vững khi va vấp với cuộc đời; làm thế nào để các em
không nghĩ rằng học văn chỉ là “Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”, không thiết
thực, không giúp ích cho cuộc sống sau này là những câu hỏi khiến chúng tôi trăn
trở. Với sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu nhà trường, của các bạn đồng
nghiệp tôi đã mạnh dạn đề xuất kinh nghiệm từ thực tiễn dạy học đó là “Giáodục
nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh qua
giờ Đọc-hiểu văn bản: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy”.
Sáng kiến dù chỉ áp dụng trong dạy học qua một giờ Đọc- hiểu văn bản nhưng tôi
mong rằng nó sẽ là cơ sở để nhân rộng ở tất cả các bài học trong chương trình Ngữ
văn để môn học đạt được kết quả và mục tiêu giáo dục đã đề ra.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Mục tiêu của giáo dục trong môn Ngữ văn.
6
Về kiến thức: Nâng cao những hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc
cũng như những giá trị tốt đẹp của nhân loại; góp phần củng cố, mở rộng và bổ
sung, khắc sâu kiến thức đã học về quyền và trách nhiệm của bản thân, gia đình,
nhà trường, xã hội, về định hướng nghề nghiệp.
Nhận thức được sự cần thiết của các Kĩ năng sống giúp cho bản thân sống tự tin,
lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể
chất và tinh thần của bản thân và người khác.
Về kĩ năng: Có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh hoạt,
hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày; Có suy nghĩ và hành
động tích cực, tự tin, có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống; Có kĩ năng
quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác trước những nguy cơ
ảnh hưởng đến an toàn và lành mạnh của cuộc sống; giúp học sinh phòng ngừa
những hành vi, nguy cơ có hại cho sự phát triển của cá nhân.
Về thái độ: Hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các Kĩ năng sống mà bản thân
đã rèn luyện được đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện các kĩ năng
đó; Hình thành và thay đổi hành vi, nhất là những hành vi liên quan đến lối sống
lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, bạn bè, gia đình và cộng đồng; Có ý thức
về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình nhà trường và xã hội
2.3.2. Nguyên tắc giáo dục
-Tương tác: Ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ không thể được hình thành chỉ qua việc
nghe giảng và tự đọc tài liệu mà phải thông qua hoạt động tương tác với người
khác và được hình thành trong quá trình tương tác với bạn học và những người
xung quanh thông qua hoạt động học tập hoặc hoạt đông xã hội trong nhà trường.
-Trải nghiệm: Ý thức trách nhiệm chỉ được hình thành khi người học được trải
nghiệm các tình huống thực tế, nó chỉ có khi các em tự làm việc đó chứ không chỉ
nói việc đó. Do đó giáo viên phải thiết kế và tổ chức các hoạt động trong và ngoài
giờ học sao cho học sinh có cơ hội thể hiện ý tưởng của cá nhân, được tự trải
nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của mình và người khác.
-Tiến trình: Giáo dục không thể hình thành trong ngày một ngày hai, trong một vài
bài học mà phải có một tiến trình để tự nhận thức- hình thành thái độ rồi đến thay
đổi hành vi. Do đó nhà giáo dục có thể tác động lên bất cứ quá trình nào để có thể
tạo nên hiệu quả giáo dục.
-Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục nghĩa vụ công dân là giúp
người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực; giúp thúc đẩy người học thay đổi
định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình. Tuy nhiên, việc thay đổi
hành vi, thái độ và giá trị ở từng con người là quá trình khó khăn do đó cần có sự
kiên trì và có những hoạt động tác động liên tục để tạo lập hành vi và duy trì hành
vi.
-Thời gian- môi trường giáo dục: Giáo dục nghĩa vụ công dân được thực hiện ở
mọi lúc mọi nơi. Trong nhà trường phổ thông,nó được thực hiện trên các giờ học,
trong các hoạt động lao động, hoạt động đoàn thể- xã hội…
2.3.3. Quy trình “Giáodục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc cho học sinh qua giờ Đọc hiểu văn bảnTruyện An Dương Vương và Mị
Châu Trọng Thủy”
7
Để Giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
cho học sinh qua giờ Đọc- hiểu văn bản: Truyện An Dương Vương và Mị Châu
Trọng Thủy, tôi thực hiện những bước sau:
Bước 1:
Giáo viên chuẩn bị Một số hình ảnh về quần thể di tích Cổ Loa thuộc huyện
Đông Anh- Hà Nội; hình ảnh lễ hội đền Cổ Loa, tượng thờ công chúa Mị Châu.
Hình ảnh đền thờ An Dương Vương ở Diễn Châu- Nghệ An.
- Photo, chiếu clip, in nguyên văn câu chuyện hoặc tóm tắt lại câu chuyện cho dễ
hiểu, dễ đưa vào bài học.
- Giáo viên lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để khai thác câu
chuyện, rút ra nội dung bài học.
Bước 2:
- Học sinh theo dõi hình ảnh, đọc (hoặc xem, nghe) về câu chuyện.
- Thảo luận theo các câu hỏi, hướng dẫn của giáo viên bằng các phương pháp và kĩ
thuật dạy học phù hợp như kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật đặt
câu hỏi... hoặc hoàn thiện câu chuyện theo cách giải quyết của bản thân.
Bước 3:
cGiáo viên theo dõi, lắng nghe, phân tích và tổng hợp các ý kiến của học sinh trả
lời; đồng thời, nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận.
2.3.4. Vận dụng cụ thể vào tiết 11-12 “Truyện An Dương Vương và Mị ChâuTrọng Thủy
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm học tập để tìm hiểu nội dung bài học.
2.3.4.1. Gợi nhắc truyền thống yêu nước của dân tộc qua phần giới thiệu bài mới
Đây là hình thức giáo viên dùng hình ảnh về nhân vật và sự kiện lịch sử cùng với
các kỹ thuật dạy học tích cực để dẫn học sinh vào bài mới thay thế cho các phương
pháp truyền thống như: thuyết trình, giảng giải… nhằm tạo tâm thế cho học sinh.
Giáo viên có thể sử dụng các hình ảnh về nhân vật và sự kiện lịch sử cùng với
kỹ thuật sơ đồ tư duy:
Nhân vật
và sự kiện
lịch sử
8
Hỏi: Bằng sơ đồ tư duy em hãy làm rõ:
1. Những hình ảnh trên đề cập đến truyền thống gì của dân tộc ta?
Em hãy điền những hiểu biết cơ bản của bản thân về các nhân vật và sự kiện
trong các hình ảnh trên?
Giáo viên: Những tấm gương ấy là biểu hiện cao nhất của lòng yêu nước,
tinh thần đoàn kết, kiên cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Tuy nhiên,
trong quá trình đấu tranh chống giắc giữ nước cũng có biết bao bài học được rút ra,
qua văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy chúng ta cùng rút
ra những bài học cần thiết cho mình
2.3.4.2. Những kĩ năng trong quá trình khám phá kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu chungvề đặc trưng của thể loại truyền thuyết,về cụm di
tích Cổ Loa và văn bản
-GV hướng dẫn HS đọc phần Tiểu dẫn và quan sát những di chỉ khảo cổ để tìm
hiểu về đặc trưng của thể loại truyền thuyết và cụm di tích Cổ Loa
9
Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho 4 nhóm chuyên sâu:
Nhóm chuyên sâu 1: Tìm hiểu quá trình xây thành chế nỏ và bảo vệ đất nước
của An Dương Vương.
Sau khi tìm hiểu quá trình xây thành chế nỏ và bảo vệ đất nước của An Dương
Vương giáo viên nêu câu hỏi để học sinh thảo luận:
An Dương Vương có những điểm nào đáng ca ngợi ?
Bản thân em nhận thấy công việc dựng nước và giữ nước diễn ra như thế nào ?
Học sinh trả lời
Giáo viên: Qúa trình xây thành chế nỏ bảo vệ đất nước cho thấy ý thức đề cao cảnh
giác, tinh thần trách nhiệm của An Dương Vương. Đồng thời thấy được thái độ của
nhân dân ca ngợi ta đối với nhà vua và tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ
chiến thắng ngoại xâm của dân tộc. Đồng thời cũng cho thấy việc dựng nước giữ
nước là vô cùng gian khó.
10
Nhóm chuyên sâu 2: An Dương Vương để mất nước, nhà tan và thái độ của tác
giả dân gian
Hỏi : Nguyên nhân An Dương Vương để mất nước?
Mơ hồ về bản chất tham lam độc ác của kẻ thù nên nhận lời kết tình thông gia với
Triệu Đà mở đường cho Trọng Thủy làm nội gián.
Lúc giặc đến còn có thái độ ỷ lại vào vũ khí mà không đề phòng.
Hỏi: Mị Châu bị kết tội là giặc đúng hay sai?
Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần:
+ Là người vô tình, ngây thơ cả tin.
+ Vi phạm nguyên tắc: tiết lộ bí mật quốc gia.
Thuận theo nghĩa vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ đối với Đất nước.
Trên đường chạy trốn Mị Châu “ rắc lông ngỗng”: chỉ đơn thuần nghĩ đến hạnh
phúc cá nhân - vô tình phạm tội.
Không giữ được bí mật quốc gia thì cũng không giữ được tình yêu, trở thành
người có tội.
Bị kết tội là giặc và bị vua cha chém đầu.
Nhóm chuyên sâu 3: Thái độ của nhân dân khi xây dựng chi tiết hư cấu:
Rùa vàng: là hiện thân của trí tuệ sáng suốt, là tiếng nói phán quyết mạnh mẽ của
cha ông (kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó). Giải thích lí do mất nước.
An Dương Vương tuốt gươm chém con gái:An Dương Vương đã đứng trên quyền
lợi dân tộc thẳng tay trừng trị kẻ có tội, đã đặt nghĩa nước trên tình nhà- xoa dịu
nỗi đau mất nước.
An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc rẽ nước đi xuống biển: An Dương Vương
không chết trong lòng dân tộc mà chỉ bước vào thế giới vĩnh cữu của thần linh.
Chi tiết máu Mị Châu hoá thành ngọc, xác hoá thành ngọc thạch: Hình thức hoá
thân, vừa thể hiện sự bao dung, cảm thông vừa là bài học lịch sử trong việc giải
quyết giữa nợ nước tình nhà, giữa cái chung và cái riêng.
Chi tiết ngọc trai – giếng nước:
Không khẳng định tình yêu chung thuỷ vì Trọng Thủy là tên gián điệp lừa dối Mị
Châu, đánh cắp nỏ thần gây ra cái chết cho An Dương Vương và Mị Châu nên phải
tự tìm đến cái chết với xót thương, ân hận, dày vò.
Là hình ảnh nghệ thuật hoàn mĩ để thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa nhân
ái của nhân dân ta đối với Mị Châu- Trọng Thủy. Đó cũng là biểu hiện của cách
ứng xử thấu tình đạt lí trong truyền thống của nhân dân ta.
Nhóm chuyên sâu 4:Tổng kết
Nội dung
Sau khi tổng kết nội dung:Truyện đã miêu tả quá trình xây thành chế nỏ bảo vệ đất
nước của An Dương Vương và vì mất cảnh giác An Dương Vương đã mắc mưu
giặc khiến vận nước tan tành. Lấy được nước ta chúng sáp nhập Âu Lạc với quận
Nam Hải thành nước Nam Việt, áp dụng chính sách “ Dĩ di công di” và từ đây
nước ta rơi vào thời kì 1000 năm Bắc thuộc. Giáo viên đặt câu hỏi: Nhà thơ Lâm
Thị Mĩ Dạ có đánh giá về kho tàng truyện cổ và thái độ của tác giả dân gian “Rất
công bằng, rất phân minh. Vừa nhân hậu lại đa tình đa đoan”.Anh/ chị có đồng
tình với ý kiến.
11
Học sinh trả lời
Nghệ thuật
Kết cấu chặt chẽ đến hoàn mĩ.
Xây dựng nhân vật chứa đầy mâu thuẫn.
Xây dựng những chi tiết cô đọng, hàm súc, ý nghĩa ( ngọc trai- giếng nước).
Nhiều hư cấu nghệ thuật.
2.3.4.3. Những kĩ năng trong quá trình củng cố bài học
Luyện tập
Câu hỏi 1
- Phương pháp: phát biểu, thảo luận, trình bày vấn đề
- Qua tìm hiểu văn bản GV yêu cầu HS tìm hiểu đâu là “cốt lõi lịch sử” của
truyện và cốt lõi lịch sử đó đã được dân gian thần kì hoá như thế nào?
- HS tìm hiểu trả lời
+ Cốt lõi lịch sử: Nước Âu Lạc vào thời An Dương Vương dựng lên có hào sâu,
thành cao, vũ khí mạnh chiến thắng Triệu Đà nhưng về sau bị mất nước.
+Sự thần kì hoá: nhằm tôn vinh dân tộc cùng đất nước, hạ thấp kẻ thù.
+Bài học giữ nước ngụ trong câu chuyện tình yêu.
Câu hỏi 2
- Phương pháp: trình bày một phút.
- GV nêu vấn đề: Có hai cách đánh giá như sau về mối tình Mị Châu- Trọng Thủy
và yêu cầu HS trình bày ý kiến của bản thân:
+ Trọng Thủy chỉ là kẻ gián điệp, ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là giả dối.
+ Giữa Mị Châu và Trọng Thủy có tình yêu thủy chung và hình ảnh ngọc traigiếng nước đã ngợi ca mối tình đó.
- HS thảo luận và trình bày vấn đề theo những cách hiểu và ý kiến riêng của bản
thân các em, song cần bám sát vào quan điểm tư tưởng chính thống đúng đắn. Để
làm được việc đó HS cần trả lời được các vấn đề như: giữa Trọng Thủy và Mị
Châu có tình yêu không? Tình yêu mà Mị Châu dành cho Trọng Thủy có giống
tình yêu mà Trọng Thủy dành cho Mị Châu không? Mối tình Mị Châu- Trọng Thủy
có đáng được ca ngợi hay không? Vì sao? Nó có liên quan như thế nào đến cuộc
chiến tranh xâm lược của Triệu Đà và cuộc chiến tranh chống xâm lược của nhân
dân Âu Lạc?
-GV theo dõi quá trình trình bày của học sinh, có những biểu dương với những
cách nhìn nhận đúng đắn đồng thời cũng chỉ ra và uốn nắn kịp thời những suy nghĩ
lệch lạc đặc biệt là những câu trả lời theo hướng đề cao cái tôi cá nhân, đề cao
quyền lợi riêng của bản thân.
Vận dụng
Bài tập 1
-Phương pháp: báo cáo nhanh.
-Tích hợp kiến thức Lịch sử, Giáo dục công dân và hiểu biết xã hội.
-GV nêu câu hỏi: mỗi cá nhân có thể rút ra bài học gì cho bản thân trong cuộc sống
hôm nay qua câu chuyện để nước mất nhà tan của cha con An Dương Vương và
12
mối tình Mị Châu- Trọng Thủy? Trình bày những việc làm thiết thực thể hiện trách
nhiệm của công dân của thế hệ trẻ?
Thế hệ trẻ hôm nay học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Một số HS trả lời để đi đến kết luận chung là dù trong hoàn cảnh nào, dù thời
chiến hay thời bình, dù thế mạnh hay thế yếu thì cũng đều phải nêu cao tinh thần
cảnh giác, không chủ quan, lơ là, không đặt niềm tin vào người khác một cách mù
quáng; Trong tình yêu cũng vậy, cần có con tim nóng biết yêu thương rung động
nhưng cũng cần có cái đầu lạnh để biết nghĩ suy, biết phân biệt phải trái đúng sai,
biết phân biệt bạn thù trong hoàn cảnh cụ thể.
- Thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước phải ra sức học tập, lao
động để bảo vệ và xây dựng đất nước, không nghe kẻ xấu xúi giục, không làm
những việc sai trái với đạo đức và vi phạm phápluật; bảo vệ môi trường sống, bảo
vệ rừng vàng biển bạc là góp phần bảo vệ Tổ quốc thân yêu.
13
Những việc không nên làm của thanh niên học sinh
Bài tập 2
Phương pháp: trình bày một vấn đề
-GV nêu vấn đề: trong bài thơ trước đá Mị Châu nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:
Em hóa đá ở trong truyền thuyết
Cho bao cô gái sau em
Không còn phải hóa đá trong đời…
Người dân nào xưa đưa em về đây
Như muốn nhắc một điều gì…
Xác Mị Châu hóa đá thành người con gái cụt đầu được đưa về thờ ở khu di tích Cổ
Loa muốn nhắc một điều gì cho các cô gái Việt Nam nói riêng và cho mỗi một
người Việt Nam nói chung trong cuộc sống hôm nay?
-Học sinh thảo luận và trình bày vấn đề.
-Giáo viên theo dõi quá trình trình bày của học sinh. Khích lệ những suy nghĩ, ý
kiến tích cực và có những điều chỉnh uốn nắn những suy nghĩ chưa đúng.
Bài tập 3
-Phương pháp: Làm việc cá nhân- Trình bày một vấn đề.
- Tích hợp kiến thức Lịch sử, Địa lí, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày vị trí chủ
quyền lãnh thổ của nước ta. Những hiểu biết của em về sự xâm phạm chủ quyền
vùng biển nước ta trong thời gian qua?
14
-Học sinh tìm hiểu và trình bày vấn đề.
Lược đồ địa lí nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 4.Viết một văn bản nghị luận ngắn với chủ đề: Tổ quốc trong trái tim tôi!
(Bài tập về nhà)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục
Bản thân tôi đã áp dụng phương pháp dạy học tại các lớp 10B5, 10B6, 10B7
tại trường THPT Triệu Sơn 5 đều đạt được kết quả như mong đợi có sức lan tỏa ở
tất cả các giờ dạy. Cụ thể là:
15
Học sinh hứng thú say mê, tích cực, chủ động suy nghĩ trong việc tìm tòi
kiến thức. Học sinh mạnh dạn, chủ động tranh luận cởi mở, sôi nổi, tự tin đưa ra ý
kiến của mình, lắng nghe ý kiến đóng góp, phê bình của các bạn; từ đó giúp học
sinh hoà đồng với cộng đồng, tạo cho học sinh tự tin hơn.
Học sinh lĩnh hội và nắm được kiến thức bài học một cách nhanh nhất, chắc
chắn và nhớ lâu kiến thức đã học. Từ đó biết vận dụng kiến thức của bài học vào
thực tiễn cuộc sống.
Để đánh giá cụ thể, chính xác hiệu quả của đề tài, tôi đã sử dụng phiếu điều
tra hứng thú học tập và biết của học sinh đầu tiết học và điều tra ở cuối tiết học.
(Lưu ý: Phiếu điều tra dùng để đánh giá hiệu quả của đề tài cả trước và
sau tác động là giống nhau).
Bảng 1: Thống kê về hứng thú học tập và hiểu biết của học sinh đối với bài học
Thời điểm
Mức độ hứng thú
Lớp
khảo sát
Sĩ số
Rất thích
Bình thường không thích
10B2
Đầu tiết học
Cuối tiết học
10B3 Đầu tiết học
Cuối tiết học
10B4 Đầu tiết học
Cuối tiết học
Tổng Đầu tiết học
Cuối tiết học
44
44
42
42
43
43
129
129
SL
7
23
8
20
7
23
22
66
%
15,9
52,2
19,1
47,6
16,3
53,5
17,1
51,2
SL
19
16
15
18
16
17
50
51
%
43,2
36,4
35,7
42,9
37,2
39,5
38,7
39,5
SL
18
5
19
4
20
3
57
12
%
40,9
11,4
45,2
9,5
46,5
7,0
44,2
9,3
Để đánh giá khả năng nhận thức của học sinh trong quá trình áp dụng đề tài, ở
tiết học sau tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút và kết quả thu được thể
hiện trong bảng sau:
Bảng 2: Thống kê kết quả kiểm tra 15 phút của học sinh sau khi học bài
Sĩ số
9.0 - 10.0 7.0 – dưới 9.0 5.0 - dưới 7.0 dưới 5.0
Lớp
SL %
SL %
SL %
SL
%
10B2
44
04 9,1
25
56,8
15
34,1
0
0
10B3
42
03 7,1
20
47,6
17
40,5
02 4,8
10B4
43
02 4,7
17
39,5
21
48,8
03 7,0
Tổng
129 09 7,0
62
48,0
53
41,1
05 3,9
Trên đây là những kết quả học tập thực tế, giáo dục nghĩa vụ công dân với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh trong hoạt động dạy học còn đạt
được nhiều kết quả khả quan trong nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau như: việc
16
các em nhận ra mục đích và ý nghĩa của quá trình học tập để không ngại học, chán
học, không bỏ học đi chơi, không chịu làm bài ở nhà; hay các em có ý thức tôn
trọng thầy cô; có ý thức xây dựng tình bạn chân thành; có những ứng xử phù hợp
trọng tình bạn, tình yêu; có ý thức và tinh thần vươn lên trong cuộc sống; có tinh
thần kiên định để không bị lôi kéo, dụ dỗ vào những trò chơi vô bổ, những hành
động vi phạm trật tự an ninh, vi phạm an toàn giao thông, vi phạm pháp luật
2.4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Bản thân tôi hoàn toàn nhận thấy sự đúng đắn khi đưa kĩ năng này làm mục
tiêu bài học. Sự thành công của giờ học càng thôi thúc tôi tìm tòi tư liệu, phương
pháp/ kĩ thuật dạy học mới để có thể áp dụng thành công hơn với các bài học khác.
Điều làm tôi vui mừng hơn nữa là những đồng nghiệp dạy môn Ngữ văn và
đặc biệt các môn khoa học xã hội khác như môn Giao dục công dân cũng đang
nghiên cứu phương pháp dạy học để áp dụng vào bài dạy của mình.
Đặc biệt, tại đơn vị trường THPT Triệu Sơn 5, lãnh đạo nhà trường luôn đề
cao việc giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh. Nhà trường đã thành lập ban nê nếp
để theo dõi nhắc nhở uốn nắn học sinh. Đồng thời luôn ủng hộ giáo viên trong việc
lồng ghép nội dung dạy học với rèn luyện kĩ năng sống ở người làm cho tỉ lệ hạnh
kiểm tốt của học sinh ngày càng nhiều, tỉ lệ hạnh kiểm yếu, kém ngày càng giảm
so với năm học trước.
3.KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
3.1.1. Bài học kinh nghiệm
Từ việc giáo dục trách nhiệm công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc cho học sinh qua giờ Đọc-hiểu văn bản truyện An Dương Vương và Mị
Châu-Trọng Thủy, bản thân tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Giáo dục ý thức trách nhiệm công dâncho học sinh đang là xu thế tất yếu của
giáo dục phổ thông đối với tất cả các môn học, với mục đích cuối cùng là phát huy
năng lực sáng tạo cho người học và hình thành các Kĩ năng sống cần thiết cho học
sinh như kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng hoạt động nhóm… Góp
phần hình thành con người Việt Nam mới phát triển toàn diện về mọi mặt: trí tuệ,
đạo đức, sức khỏe, năng lực tư duy, năng lực hoạt động sáng tạo…
Việc thực hiện giáo dục trách nhiệm công dân có ý nghĩa quan trọng trong việc
góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phát huy năng lực sáng tạo của học sinh
trên con đường chiếm lĩnh tri thức. Trong năm học qua với sự nỗ lực của bản thân
tôi đã thực hiện giáo dục ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh và thu được
những kết quả khả quan. Trong phạm vi và thời lượng cho phép tôi chỉ giới thiệu
một bài trong số rất nhiều nội dung đã thực hiện, góp phần làm phong phú thêm tư
17
liệu cho đồng nghiệp, rất mong được sự đồng thuận và góp ý chân thành của quý
thầy cô, các chuyên viên cấp cao… để sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện
hơn.
Để việc dạy học môn học Ngữ văn ngày càng tốt hơn, góp phần khẳng định vị
trí của môn học trong nhà trường, tôi có một số kiến nghị đề xuất sau:
Một là: Cần nghiên cứu kĩ nội dung bài học, sưu tầm câu chuyện, những kiến
thức thời sự để tác động vào tư tưởng, tình cảm của học sinh.
Hai là: Giáo dục trách nhiệm công dân phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời tránh
đưa ra một cách tuỳ tiện, đảm bảo vừa phù hợp với lứa tuổi học sinh nhưng vẫn
đảm bảo yêu cầu của thời đại.
Ba là: Phải sử dụng các kỹ thuật dạy học và các tư liệu thực, giáo viên cung cấp
cho học sinh những chất liệu cần thiết để các em tìm tòi, tự kiến tạo tri thức, kĩ
năng nhận xét, đánh giá về nội dung, tính chất sự việc, rút ra kết luận, bài học cần
thiết.
Bốn là: Giáo dục ý thức trách nhiệm công dân cần kết hợp với các môn học khác,
đặc biệt là môn Giáo dục công dân để học sinh ý thức dần và hình thành,bồi đắp
tình cảm, trách nhiệm chứ không gò ép, khiên cưỡng.
3.1.2.Khả năng ứng dụng và phát triển sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến “giáo dục trách nhiệm công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc cho học sinh qua giờ Đọc-hiểu văn bản truyện An Dương Vương và Mị
Châu-Trọng Thủy” có thể ứng dụng và triển khai sâu rộng và có hiệu quả hơn khi
áp dụng đối với nhiều bài học Ngữ văn cấp THPT.
Thực tế những kinh nghiệm trên đã được bản thân GV sử dụng và đem lại hiệu
quả giáo dục cao, đó là sự thực hiện quan điểm của Bộ giáo dục về giáo dục Kĩ
năng sống, và tương lai không xa chương trình giáo dục THPT nói chung, chương
trình Ngữ văn nói riêng sẽ vận dụng triệt để phương pháp giáo dục này để học sinh
không chỉ được học kiến thức trong nhà trường mà còn được hoàn thiện kĩ năng để
đứng vững trong cuộc đời..
3.2. Kiến nghị
Qua tổ chức thực hiện cũng như qua kết quả nghiên cứu bước đầu từ thực tế giảng
dạy, tôi có một vài kiến nghị, đề xuất như sau:
3.2.1. Đối với đồng nghiệp
Giáo viên cần trang bị kiến thức thời sự, chính trị, xã hội qua sách báo, phương
tiện thông tin đại chúng… Mỗi giáo viên phải thường xuyên xây dựng cho mình
thói quen đọc và nghe.
Phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết. Phải không ngừng trau dồi
đạo đức nghề nghiệp, tu dưỡng bản thân để mỗi nhà giáo trở thành một tấm gương
đạo đức cho học sinh noi theo
18
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ
và đặc biệt là đối với giáo viên các môn học xã hội có thể ứng dụng đề tài này vào
việc dạy học bộ môn ở nhiều bài khác nhau để tạo hứng thú và nâng cao hiểu biết,
vốn sống cho học sinh.
3.2.2. Đối với các cấp lãnh đạo:
Cần quan tâm hơn về cơ sở vật chất như: Trang thiết bị máy tính có nối mạng,
máy chiếu... tại các phòng học đa năng, khuyến khích và động viên giáo viên áp
dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
Kiện toàn đội ngũ giáo viên. Định kỳ tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ
chuyên môn, phương pháp giảng dạy và xây dựng hệ thống tài liệu tham khảo cho
giáo viên.
Tôi cũng rất mong muốn được nhà trường và các cấp quản lí giáo dục quan tâm,
giúp đỡ tạo điều kiện để có thể sử dụng phương pháp này trong giảng dạy ở các
lớp khác trong những năm học tiếp theo để có thể rút ra được những kết luận chính
xác hơn, góp phần cùng toàn trường, toàn ngành và toàn xã hội nâng cao chất
lượng giáo dục.
Đề tài này được đúc kết từ những trải nghiệm của bản thân, do đó không thể
tránh khỏi những hạn chế và bất cập. Tôi rất mong nhận được những đóng góp quý
báu của đồng nghiệp, Hội đồng khoa học nhà trường, đặc biệt là những thông tin
phản hồi từ phía học sinh để đề tài này hoàn thiện hơn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, bạn bè
đồng nghiệp và các học sinh những năm qua đã nhiệt tình quan tâm, hưởng ứng và
giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 30 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Trần Thị Thanh
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 2,NXB Giáo dục 2012
2. Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục 201
3. Giáo dục Kĩ năng trong môn Ngữ văn ở trường THPT, NXB Giáo dục Việt
Nam 2010.
4. Phan Trọng Luận. Phương pháp dạy học văn. NXB Giáo dục 2002
5. Dạy và học tích cực- Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học
sư phạm 2010.
6. GS.TS Trần Bá Hoành. Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình, sách
giáo khoa, NXB ĐHSP Hà Nội 2009.
7. GS.TS Trần Kiều-TS Ngọc Anh. Một số vấn đề đánh giá trong giáo dục,
NXB Giáo dục.
20