Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 10 nhận thức tốt hơn khi học tập môn ngữ văn và hạn chế được những biểu hiện lệch chuẩn về ý thức, hành động, đạo đứ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.74 KB, 14 trang )

1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lý do chọn đề tài
Văn học là một trong số bộ môn quan trọng bậc nhất đối với mọi cấp học.
Việc dạy Văn ở cấp THPT, người giáo viên hằng ngày tiếp xúc với lứa tuổi học trò
đang trong quá trình hình thành nhân cách nên phải rất hiểu, phải thật sự gần gũi,
thân thiện và yêu mến trò mới có thể xây dựng được niềm tin cho các em, để các
em biết lắng nghe, thấu hiểu và yêu thích hơn bộ môn này. Đó thực sự là một điều
không mấy dễ dàng.
Qua mỗi giờ học Văn, nhất là các tiết đọc – hiểu tác phẩm, người giáo viên
cần phải giúp cho mỗi học sinh của mình từng bước chiếm lĩnh tác phẩm đó ở
nhiều góc độ, giúp các em có những trải nghiệm sâu sắc về cuộc sống thông qua
mỗi cuộc đời, số phận, tâm tư tình cảm… của từng nhân vật. Từ đó, giúp học sinh
nhận thức được sâu sắc hơn về cuộc sống qua mỗi trang văn.
Từ rất lâu, nghề giáo được người ta ví với nghề “Lái đò”. Những chuyến đò
âm thầm chở từng lớp người, từng lớp học trò ngày ngày đến với bến bờ tri thức.
Trên con đường đó, không phải lúc nào cũng được suôn sẻ, đôi khi là sóng dữ, là
trở ngại, khó khăn, mệt mỏi, căng thẳng…Thế nhưng, vì tình thương yêu bao la của
chính mình như ngọn lửa ấm áp sưởi ấm trái tim đã giúp những người “Lái đò”
vững tay chèo tiếp tục cầm lái. Mỗi lớp học sinh đi qua để lại cho những người
thầy, người cô những ấn tượng khó phai mờ trong cuộc đời dạy học của mình.
Nghề giáo là một nghề rất vất vả, đòi hỏi người giáo viên phải luôn gần gũi,
nắm bắt hoàn cảnh để giúp các em vượt qua khó khăn, tích cực đến lớp. Trong quá
trình dạy học, giáo viên phải nắm bắt được năng lực của từng em để có hướng
giảng dạy phù hợp như dạy phụ đạo cho học sinh yếu, kém, trung bình và bồi
dưỡng học sinh khá để các em có cơ hội được mở rộng và nâng cao kiến thức chứ
không dừng lại ở kiến thức cơ bản trong mỗi giờ học.
Tuy nhiên giáo dục không chỉ là giảng dạy cho trò những bài học trong sách
vở, mà người thầy, người cô còn phải giáo dục, dạy dỗ cho các trò được thành
người có nhân cách mai sau, có kĩ năng sống để vững tin bước vào cuộc đời rộng
lớn hơn.
Bất kì cha mẹ nào khi sinh con ra, cũng mong muốn con mình trưởng thành


khỏe mạnh, có kĩ năng sống tốt và thành đạt trong đời. Đối với người giáo viên
cũng vậy. Ai cũng muốn có trò ngoan, trò giỏi và thành đạt trên con đường sự
nghiệp.
Nhưng thực tế, trong xã hội hiện nay, các con trẻ dường như bị ảnh hưởng rất
nhiều bởi những cám dỗ tiêu cực ngay khi còn ít tuổi. Nhất là lứa tuổi ở giai đoạn
là học sinh cấp 2 và cấp 3. Lối sống “ảo”, yêu đương sớm, nghiện game, lười
biếng bỏ bê việc học, ham mê lô đề, ăn chơi đua đòi, trang điểm sặc sỡ, tô son
điểm phấn, ăn mặc không phù hợp với lứa tuổi học trò, tham gia buôn bán
online… đã và đang trở thành một xu hướng nhất thời đối với một bộ phận không
ít học sinh THPT và giới trẻ bây giờ. Nhiều học sinh lên lớp rất lười học Văn, ngại
ghi chép, ít và thậm chí không đọc tác phẩm.
Vì vậy, trong mỗi giờ Văn người giáo viên ngoài việc giúp học sinh tiếp thu
được kiến thức còn phải giúp cho học trò của mình nhận thức được giá trị của bản
1


thân, của cuộc sống, giúp các em ham mê đọc Văn, yêu Văn vì “Văn học là nhân
học” để phần nào các em hạn chế được trước những cám dỗ tiêu cực của xã hội. Từ
đó, các em sẽ chuyên tâm hơn trong học tập, rèn luyện và đạt kết quả như mong
muốn trong các kì thi.
Bản thân tôi, là một giáo viên công tác và giảng dạy tại ngôi trường THPT
Triệu Sơn 3 hơn 10 năm nay, tôi được trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy môn Ngữ
văn của nhiều khóa học trò. Được chứng kiến, được giáo dục và dạy dỗ nhiều đối
tượng học sinh: ngoan có, học sinh hư có, học sinh có hoàn cảnh, nhận thức, tâm
lí… đặc biệt cũng rất nhiều.
Đó là điều mà tôi luôn trăn trở, suy tư và nhận thức rất rõ về tầm quan trọng
của người giáo viên trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói riêng và việc giáo dục về
đạo đức, kĩ năng sống … cho học trò nói chung nhằm góp phần giúp các em hoàn
thiện tốt nhân cách bản thân. Sau nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy được tầm ảnh
hưởng rất lớn qua mỗi giờ học Văn đối với tâm lí, nhân cách của trò. Giúp học trò

đam mê, yêu thích và học bộ môn này hiệu quả, hứng thú hơn một cách rõ nét và
đặc biết giúp các em biết nhận thức được thế nào là đúng – sai, phải – trái, tốt –
xấu…để các em tránh xa những lối sống tiêu cực của xã hội bây giờ đang thâm
nhập vào lứa tuổi học trò.
Từ những kinh nghiệm của bản thân sau nhiều năm giảng dạy bộ môn Ngữ
văn tại trường THPT Triệu Sơn 3, tôi nhận thấy mỗi giáo viên bộ môn hãy luôn là
một người giáo viên chủ nhiệm đối với các lớp mình dạy; hãy thực sự yêu thương,
quan tâm và dạy dỗ, khích lệ đúng cách đối với trò qua mỗi tiết học cũng như ở
những thời gian có thể để hiểu hơn tâm lí, hoàn cảnh, tính cách những ưu, những
nhược điểm của trò. Có như vậy mới có thể tạo niềm tin và sự tác động sâu sắc đến
sự nhận thức của các em trong vấn đề học tập, rèn luyện đạo đức nhân cách.
Tôi xin ghi lại những kinh nghiệm của bản thân qua sáng kiến: “Một số biện
pháp giúp học sinh lớp 10 nhận thức tốt hơn khi học tập môn Ngữ văn và hạn
chế được những biểu hiện lệch chuẩn về ý thức, hành động, đạo đức …của các
em trong xã hội hiện nay”
1. 2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp học sinh chiếm lĩnh, cảm thụ được tác phẩm, giúp giờ dạy văn – học văn
hiệu quả, hấp dẫn; giúp các em nhận thức sâu sắc hơn những cám dỗ tiêu cực đang
thâm nhập vào đời sống, tâm lí, nhận thức, hành động của học sinh THPT trong xã
hội hiện nay.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng đề tài này, tôi tập trung vào nghiên cứu một số biện pháp giúp học
sinh lớp 10 nhận thức tốt hơn khi học tập môn Ngữ văn và hạn chế được những
biểu hiện lệch chuẩn về ý thức, hành động, đạo đức…của các em trong xã hội hiện
nay.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu
* Xây dựng cơ sở lý thuyết.
* Thu thập và xử lý thông tin.

2



2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trước đây cũng như hiện nay, tình trạng một bộ phận học sinh không thích
học hoặc ngại học Văn vẫn tồn tại bởi nhiều lí do khác nhau. Nhưng phần lớn là do
các em chưa thực sự tìm thấy hứng thú trong học tập môn Ngữ văn, chưa tìm thấy
cái hay, cái đẹp của Văn học; cái rung động thẩm mĩ của nhà văn được gửi gắm lên
trang viết, qua câu chữ… Nhiều em đọc tác phẩm xong mà chẳng biết nhà văn
muốn nói gì, vì các em không có năng lực cảm thụ tác phẩm, không chủ động tìm
tòi để dần chiếm lĩnh tác phẩm văn chương. Do vậy, khi học những tác phẩm dài,
khó các em thường chán ngán, ngại đọc, ngại ghi chép, ngại làm bài tập…
Nhiều học sinh cho rằng: Văn học xa vời cuộc sống, trong khi xã hội ngày
càng phát triển văn hóa hình ngày một phong phú, đa dạng có khả năng hấp dẫn
cao nên cuốn các học sinh vào những trò chơi trên điện thoại, máy tính, khiến học
sinh xa rời việc học tập.
Việc học tập môn Ngữ văn cũng như học các môn khoa học khác, năng lực tư
duy là rất cần thiết. Có khả năng tư duy tốt mới có khả năng phân tích tổng hợp tốt,
mới có thể khám phá được những điều mới mẻ. Đọc tác phẩm Văn học cũng là một
khám phá - khám phá cái hay, cái đẹp của nội dung cũng như hình thức nghệ thuật.
Muốn tư duy tốt phải có được một vốn ngôn ngữ phong phú. Vì ngôn ngữ là
phương tiện để tư duy, để thể hiện cảm xúc, ý tưởng.
Điều quan trọng, để học tốt môn Văn thì học sinh phải có một vốn hiểu biết
về đời sống, con người, thiên nhiên phong phú. Nhà văn khi sáng tác các tác phẩm
thực chất là đưa cuộc đời thực tế vào trong tác phẩm bằng một thế giới quan nghệ
thuật, bằng những phương thức, phương tiện thể hiện theo đặc trưng loại hình nghệ
thuật văn chương. Mọi chi tiết, hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm phải được giải
thích bằng chính sự cảm nhận của mình thông qua những hiểu biết về đời sống.
Vì vậy, theo tôi, trước hết người dạy Văn phải tạo được “môi trường văn học
tích cực”. Nghĩa là, bằng mọi cách làm cho các em thấy được cái hay của Văn học,

giúp các em chiếm lĩnh và cảm thụ tốt các tác phẩm văn chương nhất là những tác
phẩm văn xuôi dài. Từ đó, rèn luyện cho các em thói quen tìm tòi, khám phá, thấy
được giá trị cuộc sống, bản thân sau mỗi tác phẩm dần dần các em sẽ yêu thích và
đam mê môn Văn hơn.
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2. 2.1. Về phía người học
Do xuất phát từ nhiều mục đích khác nhau, nên việc học môn Ngữ văn của mỗi đối
tượng học sinh cũng khác.
Đối với hai lớp 10D6 và 10D7, đều là lớp cơ bản, phần nhiều gia đình làm
nông nghiệp, điều kiện kinh tế khó khăn và nhiều hoàn cảnh đặc biệt. Nên đa phần
chỉ xác định học để có tấm bằng cấp 3, sau đi làm chứ ít mơ ước cao hơn. Do vậy,
việc đầu tư thời gian, công sức, sự quan tâm của phụ huynh đến con em mình cũng
phần nào hạn chế. Vì vậy, nhiều em có tư tưởng học cầm chừng, đến lớp cho có,
cho bố mẹ, thầy cô vui.
Số học sinh chỉ học để có tấm bằng cấp 3, để đi xuất khẩu lao động xứ người
kiếm thu nhập, đi làm các công ty hay đi học nghề hoặc chỉ đi học vì bố mẹ bắt
3


buộc… phần lớn rất lười học, lười đọc, lười ghi chép… Đến lớp chỉ để cho có, cho
vui, số học sinh này phần lớn học lực non, ham chơi, chữ viết không cẩn thận, thậm
chí thiếu đồ dùng học tập rất nhiều mỗi khi đến lớp. Rất nhiều em có mặt trong lớp
nhưng không chú ý học tập, thậm chí có tư tưởng nổi loạn… Do vậy, giờ học các
em cảm thấy mệt mỏi, nặng nề, không chú ý, không làm việc nên không hiểu bài.
Dẫn đến chán học, sa vào các thú chơi khác tiêu cực, không phù hợp với tuổi học
trò…
Phần lớn số học sinh lười học, học lực yếu, ham chơi rất ngại ghi bài và ngại
làm văn…sợ bị thầy cô giáo gọi lên bảng nhưng lại thích không bị thiếu điểm hoặc
được điểm cao.
Rất nhiều học sinh chỉ thích nghe giảng, “thích không phải ghi bài”, thậm chí

nhiều em có suy nghĩ ngồi chờ đợi tiếng trống báo giờ ra chơi hoặc giờ tan học để
được về, hoặc chờ thầy cô không chú ý để làm việc riêng(nói chuyện, sử dụng
điện thoại thấm, chơi ca rô, nằm gục lên bàn nhắm trộm mắt ngủ, ăn quà vặt…)
Nhiều học sinh thích không khí giờ Văn thầy cô giáo vui vẻ, hoặc kể cho các
em những câu chuyện bổ ích ; ghét thầy cô quá khắt khe, nghiêm khắc; thích thầy
cô nhẹ nhàng quan tâm chỉ dạy khi không hiểu bài.
Danh sách những học sinh cá biệt (về tính cách, nhận thức, hoàn cảnh gia
đình, hành động…) của 2 lớp 10D6 và 10D7

4


STT
1

2

3

Họ, tên học sinh

Những biểu hiện cá biệt ban
đầu
Nguyễn Thị Thu Hà 10D6
- Hoàn cảnh gia đình: mẹ và
anh trai cả đi tù do nhà chứa gái
mại dâm. Em ở với gia đình anh
trai thứ.
- Bản thân: tự tin, nghị lực,
hay trang điểm, sơn móng tay

móng chân khi đi học; tham gia
bán một số mặt hàng lứa tuổi
học trò trên mạng nên thường
xuyên mang điện thoại đến lớp;
hay nghỉ học vô lí do; chơi thân
với nhóm học sinh và thanh
niên hay chơi bời, nghiện ngập
ở nhà; yêu đương sớm; thường
đi bộ đến trường vì gần.
Lê Thị Lan Anh
10D6
- Gia đình: mẹ bán hàng tạp
hóa ở nhà, bố đi làm xa ở Hà
Nội, kinh tế gia đình cũng tạm
hơn so với cuộc sống ở nông
thôn.
- Bản thân: rất thẳng thắn và
nóng tính; hay bỏ nhà đi khi bị
cha mẹ mắng chửi; hay ăn quà
vặt khi đi học; ăn nói trống
không; hay trang điểm, sơn
móng tay móng chân, nhuộm
tóc khi đến lớp; yêu đương
sớm; tính cách khá táo bạo nói
năng nhiều khi thô tục; hay sử
dụng điện thoại xem phim, bán
hàng trên mạng…nhưng cũng
rất yếu đuối, tình cảm.

Hà Thị Thùy Dung


Lớp

10D6

- Gia đình: Kinh tế bình
thường, bố đi làm xa, mẹ ở nhà.
- Bản thân: Thích ăn diện,
hay nợ nần vì mua quần áo
chịu, tính không thật thà nên
bạn bè không thích chơi; yêu
đương sớm; hay chụp hình ảnh
không hợp tuổi học sinh đăng
tải lên Facebook; hay trốn cha
mẹ đi chơi với bạn trai; xinh
gái…; hay bỏ học vô lí do, đi xe

Học lực
môn Văn
- Học lực
trung bình
khá, chữ
xấu, chưa
chăm học,
lười ghi
chép bài

-Rất
thông
minh,

nhận thức
rất nhanh
về đề bài
khi giáo
viên ra.
Nhưng
không
chịu ghi
chép,
không
học, đến
lớp chủ
yếu
ăn
quà, dùng
điện thoại
thấm, nói
chuyện tự
do.
Chữ
đẹp, học
lực bình
thường

5


2. 2. 2. Về phía người dạy
Việc dạy Văn vốn là bộ môn nghệ thuật, cần phải có một môi trường học tập
thoải mái có sự hợp tác tốt từ cả hai phía người dạy – người học. Bản thân người

dạy đam mê, say sưa tìm tòi, nghiên cứu bài để có phương pháp phù hợp với đối
tượng học sinh. Với mong muốn các em chú ý, say mê học tập. Nhưng với đủ các
thành phần đối tượng học sinh: ngoan có, hư có, hoàn cảnh có… giỏi có, lười biếng
có, học yếu có… đôi khi khiến cho việc dạy Văn cũng chịu nhiều áp lực, căng
thẳng, mệt mỏi, nhiều lúc không tránh khỏi suy nghĩ buông xuôi khi học sinh
không coi trọng bộ môn của mình.
Đôi khi, việc đi dạy không chỉ đơn thuần là đi dạy mà còn có những áp lực về
công tác hành chính, sổ sách các loại… khiến cho giáo viên cũng bị hạn chế về thời
gian trong việc đầu tư soạn bài công phu theo phương pháp dạy học hiện nay. Điều
đó cũng phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng giờ dạy.
Hơn nữa, nhiều khi trong những lớp dạy không phải tất cả các em đều ngoan,
đều học tốt, đều có hoàn cảnh gia đình tốt… mà rất nhiều đối tượng. Không chỉ dạy
chữ mà người dạy còn phải giáo dục, dạy cách sống, cách làm người cho các em,
để các em hoàn thiện nhân cách, có kĩ năng sống tốt sau này bước vào đời. Vì vậy,
một người giáo viên tâm huyết, hết lòng vì học trò bao giờ cũng nặng trăn trở suy
tư, sẵn sàng vì học trò mà chịu những thiệt thòi riêng miễn sao cho học trò của
mình tốt hơn trong nhận thức. Giáo viên chính là người “Lái đò” thầm lặng, đó là
điều tôi chú ý quan tâm.
2. 3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2. 3. 1. Những điều cần làm ban đầu đối với người giáo viên khi nhận lớp
mình được phân công giảng dạy
Tiết học đầu tiên, tôi giành một chút thời gian tìm hiểu về từng đối tượng học
sinh lớp 10D6 thông qua bài viết của các em về những câu hỏi tôi nêu ra(học sinh
sẽ về nhà viết đến buổi học hôm sau nạp lại cho cô). Bài viết này nhằm mục đích
giúp tôi nắm được khái quát ban đầu về: tâm lí, năng lực, hoàn cảnh – thành viên
gia đình, ước mơ, những ưu điểm, hạn chế, tính cách, … đối với từng đối tượng
học sinh. Bài viết này tôi tha thiết muốn học trò nói ra những điều chân thành nhất,
không hư cấu. Qua bài viết này, tôi có thể thấy được khả năng trình bày, chữ nghĩa,
khả năng diễn đạt những điều vốn có và có thể gần gũi các em hơn ngay từ thời
gian đầu nhận lớp. Và trong suốt thời gian giảng dạy, có thể sẽ đến thăm một số gia

đình các em cá biệt trong lớp. Đó là mục tiêu tôi đề ra đối với bản thân mình dù
không phải lớp mình chủ nhiệm.
2. 3. 2. Những yêu cầu đối với việc chuẩn bị cho một tiết học Văn
2. 3. 2.1. Đối với người dạy
Bất cứ việc gì nếu có sự chuẩn bị tốt thì việc thực hiện sẽ mang lại hiệu quả
cao hơn. Cụ thể, người dạy phải đọc kỹ tác phẩm trước khi lên lớp, phải nghiền
ngẫm, tham khảo để tìm ra vẻ đẹp của tác phẩm ở cả phương diện nội dung và hình
thức. Từ đó, mới thiết kế được bài dạy hợp lí, khoa học. Đồng thời phải xây dựng
hệ thống câu hỏi đa dạng, phong phú về chủng loại:
Có câu hỏi phát hiện, câu hỏi phân tích bình giá, câu hỏi mở rộng nâng cao…
6


Người dạy phải “ Lấy học trò làm trung tâm” và phải là người cố vấn, hướng
dẫn học sinh để các em cùng sáng tạo với người dạy trong quá trình cảm thụ,
chiếm lĩnh tác phẩm chứ không thể làm thay cho trò như trước.
2. 3. 2. 2. Đối với người học
Người dạy bằng mọi giá phải khuyến khích, yêu cầu học sinh đọc kỹ tác
phẩm ở nhà, phải nắm được cốt truyện, hệ thống tên nhân vật và những chi tiết tiêu
biểu…(Đối với tác phẩm văn xuôi). Hiểu được nội dung của từng câu thơ. Đồng
thời phải trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa – phần hướng dẫn học bài hoặc
những câu hỏi giáo viên giao( ít nhất là về mặt tinh thần có học, có làm… giáo viên
nên động viên, khen ngợi kịp thời).
Đến lớp bắt buộc phải lắng nghe và ghi chép bài thật đầy đủ, liên tục. Học
sinh bắt buộc phải mang đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn, phải có giấy nháp
để nháp bài khi giáo viên ra câu hỏi, bài tập.
Tuyệt đối trong giờ học Văn không được mang các môn khác ra học, không
được sử dụng điện thoại… và khi được thầy cô gọi lên bảng, dù làm được hay
không cũng phải có thái độ hợp tác vui vẻ để lên bảng làm.
2. 3. 3. Đối với mỗi giờ học Văn chính khóa

Người dạy phải tạo được không khí giờ học thoải mái ngay từ phút giây đầu
khi bước vào lớp học. Đối với những học sinh cá biệt, lười học, lười ghi người dạy
phải chú ý đầu tiên bằng cử chỉ gần gũi, thân thiện kể cả việc giám sát kiểm tra các
em ghi chép, nháp bài.
Người dạy cần chú ý rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh (giáo viên
có thể đọc mẫu một đoạn hoặc cho học sinh đọc tốt đọc bài, hoặc cho đọc phân vai
để mọi đối tượng học sinh đều tham gia và chú ý hơn). Sau khi học sinh đọc xong
giáo viên phải nhận xét ưu, nhược điểm trong giọng đọc để các em rút kinh
nghiệm. Đặc biệt người giáo viên dạy văn phải có một giọng nói truyền cảm, một
chút hài hước. Vì việc đọc đúng, đọc hay và một giọng nói truyền cảm sẽ là một
thành công không nhỏ của giờ dạy văn. Trong quá trình các em đàm thoại với thầy
cô cũng giúp các em rèn được kỹ năng nói, kỹ năng diễn đạt bằng miệng.
Đặc biệt kỹ năng quan trọng nhất cần rèn luyện cho học sinh trong giờ văn
là kỹ năng cảm thụ tác phẩm. Muốn vậy, người dạy phải tạo được mối giao cảm
nhịp nhàng giữa người dạy và người học, tạo được tâm thế đón đợi của học sinh
để cùng với người dạy khám phá tác phẩm như một công trình nghệ thuật đẹp.
Người dạy phải tạo được tình huống có vấn đề, đưa ra những câu hỏi đúng lúc,
đúng chỗ nhằm hướng dẫn học sinh tư duy và từng bước chiếm lĩnh tác phẩm.
Người dạy phải tạo ra được những cuộc đàm thoại tự nhiên, thoải mái, sâu sắc giữa
thầy và trò, giúp học sinh từ thấp đến cao bước vào thế giới nghệ thuật của tác
phẩm. Như vậy giờ học sẽ không nhàm chán, nặng nề, tẻ nhạt, học trò sẽ hứng thú
hơn khi thấy bài học thú vị.
2. 3. 3. 1. Khi kiểm tra bài cũ
Sau mỗi tiết dạy, phần cũng cố kiến thức bao giờ tôi cũng cho câu hỏi hoặc
bài tập về nhà và nhắc nhở học sinh chuẩn bị nội dung cho tiết học hôm sau. Vì
vậy, trước khi vào bài mới tôi thường kiểm tra bài cũ và những chuẩn bị của trò về
bài mới.
7



Tôi thường gọi 03 học sinh lên bảng cùng một lúc, làm cùng một câu hỏi
bằng cách viết bảng, với lượng thời gian quy định. Còn tôi tranh thủ kiểm tra vở
soạn bài của các em. Sau khi các em làm xong tôi gọi học sinh dưới lớp nhận xét và
cho điểm bạn. Để các em biết cách nhận xét đánh giá. Nếu học sinh không làm bài,
không học bài tốt ở nhà cũng sẽ không biết nhận xét bài của bạn. Cùng một lúc tôi
có thể đánh giá được nhiều học sinh về tinh thần, thái độ và năng lực học tập. Từ
đó, sẽ biết cách giúp học sinh chủ động hơn trong học tập.
Tôi có thể thay đổi hình thức kiểm tra bài cũ linh hoạt như: gọi học sinh lên
thuyết trình hoặc viết bảng. Có thể kiểm tra đột xuất kiến thức bài cũ, vở ghi, vở
soạn bài của học sinh bất kì không báo trước. Nếu học sinh không thuộc bài tôi
nhắc nhở nhẹ, khích lệ em cố gắng chủ động hơn trong học tập. Làm tốt hoặc tự
làm bài bằng khả năng dù chưa đạt mong muốn vẫn cho điểm khích lệ trò.
2. 3. 3. 2. Khi vào bài mới
Nhất là tiết đọc – hiểu văn bản, tôi thường gọi những học sinh lười đọc, hoặc
đọc chưa tốt đứng lên đọc bài, hoặc đọc phân vai. Sau khi các em đọc xong, tôi sẽ
nhận xét về cách đọc của từng em để các em cảm thấy tự tin hơn, thích đọc hơn
trong mỗi giờ học.
Ngoài ra, có thể cho các em về nhà tập nhập vai diễn xuất một số hoạt cảnh
trong tác phẩm, để vào tiết học các em thể hiện trước lớp: ví như nhập vai cô Tấm,
Cô Cám, mụ dì ghẻ khi học truyện cổ tích Tấm Cám, truyện cười Tam đại con gà.
Sau mỗi bài học có phần liên quan đến đời sống xã hội tôi thường lồng ghép
những câu chuyên liên hệ với thực tế của học trò đang vướng phải. Để các em có
thể lấy đó làm bài học bổ ích cho bản thân. Yêu văn có thể giúp chúng ta thấy yêu
cuộc sống, yêu bản thân hơn, tránh được những điều sai trái, tự thanh lọc hóa tâm
hồn mình thánh thiện hơn.
2. 3. 4. Đối với giờ học thêm Văn
Đối với mỗi giờ học thêm văn, thật sự rất quan trọng, giáo viên có thời gian
hơn nhằm giúp học sinh cũng cố, nâng cao kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài.
Vì vậy, người dạy phải thật sự đầu tư, tìm tòi và biết học trò còn khuyết hổng phần
đơn vị kiến thức nào để kịp thời bù đắp, bồi dưỡng thêm cho các em.

Việc dạy học thêm cũng phải bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và đặc biệt
bám sát cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia để ôn luyện cho học sinh những kĩ năng
làm bài ngay từ khi lớp 10. Vì vậy, đầu tiên tôi đặc biệt chú trọng dạy cho học sinh
những kiến thức Tiếng Việt, Làm văn để học trò có thể làm tốt các dạng đề đọc –
hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học.
2. 3. 4. 1. Khi dạy kiến thức để làm các dạng đề đọc - hiểu
Tôi lần lượt kiểm tra kiến thức lí thuyết Tiếng việt, Làm văn từ cấp THCS của
các trò qua mỗi tiết học. Sau mỗi phần lí thuyết là bài tập thực hành để học sinh rèn
luyện như:
Kiến thức về một số biện pháp tu từ(so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, Nói giảm nói
tránh, liệt kê, điệp từ điệp ngữ, chơi chữ, phép đối, câu hỏi tu từ, …).
Kiến thức về các kiểu câu phân theo cấu tạo ngữ pháp (câu đơn, câu ghép –
ghép đẳng lập và chính phụ); phân loại câu theo mục đích sử dụng(câu trần thuật,
câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu phủ định)
8


Kiến thức lí thuyết về các phương thức biểu đạt(Tự sự, miêu tả, biểu cảm,
nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ).
Kiến thức về các thể thơ truyền thống(Lục bát, các thể Ngũ ngôn Đường
luật, các thể thơ Thất ngôn đường luật) và các thể thơ hiện đại.
Kiến thức về các hình thức diễn đạt(diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp,
song hành, móc xích)
Kiến thức về các thao tác luận luận trong văn bản(giải thích, phân tích, chứng
minh, bình luận, so sánh, bác bỏ).
Kiến thức về các phong cách ngôn ngữ(nghệ thuật, chính luận, báo chí, khoa
học, sinh hoạt, hành chính).
2. 3. 4. 2. Khi dạy kiến thức làm bài nghị luận xã hội
Tôi khuyến khích học sinh về nhà sưu tầm những câu chuyện hay chứa đựng
những ý nghĩa sâu sắc về bài học nhận thức, hành động, đức hi sinh; những câu

ngạn ngữ giàu tính triết lí sống; những tên tuổi nổi tiếng về nghị lực, về tấm lòng
tốt, về sự thành công.. .trong cuộc đời.
Trên lớp, chủ yếu tôi cho học sinh thực hành nhận diện các dạng đề nghị luận
xã hội, rèn cho các em kĩ năng viết mở bài, thân bài, kết luận, lập dàn ý , viết đoạn
văn dưới các hình thức diễn đạt khác nhau bằng cách gọi lên bảng viết trực tiếp
hoặc làm việc cá nhân vào giấy nháp sau đó gọi học sinh đọc bài của mình trước
lớp hoặc có thể thảo luận và làm theo nhóm.
Đặc biệt người dạy cần giúp học sinh biết cách viết một đoạn văn và một bài
văn nghị luận xã hội.
2. 3. 4. 3. Khi dạy làm bài nghị luận Văn học
Cần chú trọng dạy cho học sinh kĩ năng viết bài. Muốn như vậy cần giúp học
sinh nắm vững những đơn vị kiến thức cơ bản về các tác phẩm văn xuôi và trữ tình.
Cần cho học sinh thực hành trên lớp nhiều lần và giao bài tập về nhà khuyến
khích các em làm bài.
Trong giờ học chính khóa cũng như giờ học thêm, người dạy cần có sự bao
quát cao độ đối với từng học sinh trong lớp, đến bên bàn từng học sinh để có thể
nắm bắt chính xác việc ghi chép, nháp bài và kể cả tâm lí hiện tại của các em. Có
như vậy mới kịp thời động viên, dạy dỗ trò tập trung chú ý để học tập tốt hơn. Bởi
vì nhiều học sinh khi giáo viên ngồi trên bục giảng có vẻ trò rất ngoan không nói
chuyện nhưng kì thực có em lấy điện thoại ra nhắn tin hoặc chơi game ngay trong
giờ, hoặc ngồi ghi chép giả vờ nhưng không được chữ nào trong vở…
2. 3. 5. Đối với ngoài giờ học(ra chơi, khi về nhà, những buổi sinh hoạt tập
thể các ngày lễ…).
Đối với những học sinh cá biệt(về tính cách, nhận thức, hoàn cảnh gia
đình…), tuy bề ngoài khi mới nhìn vào chúng ta chỉ toàn thấy những nhược điểm
của các em nhiều hơn, thậm chí các em có vẻ khó gần, ngỗ ngáo. Nhưng khi gần
gũi, tâm sự, chia sẻ với các em chúng ta thấy các em cũng có rất nhiều điểm đáng
trân quý. Khi giáo viên gần gũi, thân thiện sẽ giúp học trò cảm thấy tin tưởng,
muốn tâm sự những góc khuất trong lòng cũng như những góc khuất về gia cảnh.
Đối với những học sinh cá biệt chúng ta vừa phải nghiêm khắc nhưng đa phần

phải dùng con đường đức trị, mềm mỏng, tâm lí. Vừa dạy nhưng phải vừa dỗ, đôi
9


khi phải trở thành người bạn, người chị, người mẹ và thậm chí phải làm cả Luật sư,
Quan tòa đối với chúng. Điều đó sẽ tác động rất nhiều đến các em để các em thay
đổi, nhận thức và hành động đúng đắn hơn. Để làm được điều này người Giáo viên
phải thật sự rất tâm huyết, kiên trì và kiềm chế tốt. Phải hiểu tính cách từng em để
có cách khuyên bảo hợp lí.
Ví như học sinh Nguyễn Thị Thu Hà: hồi đầu năm em rất hay nghỉ học vô lí
do, nhất là các buổi học thêm. Những lúc đó, bản thân tôi lúc đầu cũng cảm thấy rất
giận học trò, nhưng hôm sau khi thấy em đến lớp tôi hay hỏi vì sao em nghỉ học
thêm nhiều đến vậy? Lúc đầu em thường nói dối em bị ốm. Nhưng nắm được hoàn
cảnh của em, tôi hỏi ấn luôn là “Em có hay xuống Cầu Cao thăm mẹ hay không?
Mẹ và anh trai em có khỏe không? Khi nào được mãn hạn?” Sau câu hỏi đó em
dần thấy tôi thật sự hiểu hoàn cảnh của em, em không mặc cảm, tự ti mà tâm sự rất
thật.
Lúc đầu em thường mặc cảm về gia đình, nhưng có một hôm tan học tôi và
em ngồi lại tâm sự, tôi cùng cảnh với em nên cũng không ngại nói với em về gia
đình mình – “Chồng cô cũng từng là một thầy giáo dạy Tiểu học trên miền núi –
Trung Thành, Quan Hóa. Vì chủ quan với bạn bè và phút giây không làm chủ mình
chú nhà cô cũng sa vào con đường nghiện ngập Ma túy rồi bị bắt đi tù. Khi đó cô
củng rơi vào cảm giác mặc cảm, xấu hổ và tuyệt vọng, nhưng bằng tình yêu thương
và nghị lực cô đã vượt qua để thăm nuôi và yêu thương chú chờ ngày mãn hạn chú
trở về bên cô và các con. Vì vậy, em có thể tâm sự với cô khi cảm thấy cần…Hoàn
cảnh của em hãy chú ý ăn mặc cho phù hợp đừng đua đòi, đừng trang điểm khi đến
lớp em à” Những tâm tư của hai cô trò có lúc rưng rưng nước mắt. Em cũng không
ngại ngùng chia sẻ hoàn cảnh của mình khi anh trai thứ của em bắt em bỏ học giữa
chừng để ra Hà Nội làm gái trong nhà nghỉ. Em sợ hãi phải bỏ học, phải làm cái
nghề mà mẹ em đang phải trả giá và cầu mong cô giúp thuyết phục anh trai em cho

em đi học. Sau lần đó, em được đi học và thật sự cố gắng rất nhiều.
Học sinh Lê Thị Lan Anh: em bướng bỉnh, nóng nảy, khi mắc lỗi mẹ đã
nặng lời với em, nên em đã bỏ nhà đi đến nhà bạn cùng lớp cả đêm. Với ý định sẽ
bỏ học giữa chừng ra Hà Nội đi bán quần áo thuê. Bố mẹ thuyết phục sao cũng
không nghe, thậm chí có lúc em nghĩ quẩn khiến mẹ phải gọi điện cho tôi gấp lên
nhà giữa trưa nhờ thuyết phục em tiếp tục theo học. Cả một chặng đường dài
nhưng vì học sinh và phụ huynh, tôi cảm thấy cần và nên làm là giúp em bình tâm
trở lại rồi dần thuyết phục em. Gặp trực tiếp rồi gọi điện cho em nhưng đang trong
lúc giận dỗi và cái tôi cá nhân trong em trỗi dậy, tôi và gia đình em không thể
thuyết phục được em. Cuối cùng trước khi ra về tôi phải nán lại viết một bức thư
ngắn nhờ mẹ của em chuyển cho học trò sau khi tôi ra về. Sau bức thư đó tôi tiếp
tục nhờ những em chơi thân cùng Lan Anh thuyết phục thêm, và những công sức
của cô trò đã thành công. Em Lan Anh tiếp tục trở lại lớp học và dần thấy vui vẻ
hơn, cố gắng hơn… Khi đó tôi cảm thấy vai trò của người thầy, người cô và bạn
bè thật quan trọng đối với các em nhất là những học sinh cá biệt. Vì trong sâu
thẳm những học trò nghịch ngợm thường ẩn dấu một nội tâm yếu đuối và sâu sắc.
Có nhiều lúc tâm sự trực tiếp, nhưng có những lúc phải nhắn tin, gọi điện
thậm chí nếu cần phải viết cả thư để khuyên răn, chia sẻ, khích lệ tới trò nếu không
10


may có lúc trò sai lầm, sống lệch chuẩn. Tôi thiết nghĩ mỗi khi đến lớp người giáo
viên luôn phải xác định một tâm thế: không chỉ dạy mà còn phải dỗ trò, không chỉ
là một giáo viên bộ môn mà luôn là một giáo viên chủ nhiệm, là người chị, người
mẹ, người bạn đáng tin cậy để giáo dục và dạy dỗ mỗi thế hệ học trò của mình.
Quan trọng cần phải biết lắng nghe những tâm tư của trò, dù cho suy nghĩ của trò
chưa chín chắn, dù học trò chưa giỏi, chưa ngoan. Nhưng nếu được thầy cô dạy dỗ
đúng cách, tâm huyết, không quản nhọc nhằn thì học trò sẽ thay đổi tích cực, nhận
thức tốt hơn rất nhiều về mọi mặt. Thật sự số học sinh ngoan, khá giỏi cũng có
nhưng bên cạnh đó số học sinh học lực còn non, nhận thức và hành động chưa tốt,

chưa chăm học, chưa chú ý ghi chép bài… cũng không ít. Do vậy người dạy không
chỉ quan tâm đến đối tượng học sinh khá, giỏi mà theo tôi cần dành nhiều thời gian
quan tâm, gần gũi tới số học sinh lười học, ham chơi, học sinh cá biệt nhiều hơn.
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Với những biện pháp trên mà tôi đã áp dụng đối với lớp 10D6, tôi cảm thấy
học trò đã thật sự có những chuyển biến sâu sắc về thái độ, ý thức, tinh thần và kết
quả học tập. Điều đáng mừng nhất là nhóm học sinh cá biệt, những em từng có biểu
hiện sống lệch chuẩn ngay ở độ tuổi học sinh lớp 10 đã có những thay đổi rõ rệt:
Em Nguyễn Thị Thu Hà: không còn trang điểm sặc sỡ, không sơn móng tay
móng chân khi đến lớp. Điều quan trọng là em chuyên tâm vào học tập hơn, lúc đầu
em chỉ xác định học để dự thi Tốt Nghiệp THPT, nhưng đến đầu học kì 2, em đã
thay đổi, chia sẻ với tôi rằng “Em muốn học tập tốt hơn để quyết tâm thi Đại Học,
em muốn phấn đấu để đạt được điều đó để mẹ em yên tâm về em…” Trong giờ học
em không còn mang trộm điện thoại ra ngăn bài để lên mạng, nếu có việc cần em
thường xin phép tôi được ra ngoài để nghe hoặc gọi. Cuối kì 2, em đã đạt học sinh
Tiên tiến. Niềm vui đó của em cũng trở thành niềm vui trong tôi.
Hồi mới vào lớp 10, thỉnh thoảng em thường mặc quần áo chưa đúng cách
hoặc quay clip của bản thân em khi nói chuyện với bạn khác giới lên trang
Facebook, hoặc có những lời bình luận chưa được lịch sự trên trang mạng công
khai… Nhưng được tôi góp ý, em đã thay đổi dần. Trong giờ Văn em trở nên say
mê nháp bài, nhất là những dạng đề nghị luận xã hội, dạng đề đọc hiểu, em rất hay
xung phong lên bảng đọc bài, làm bài…
Em Lê Thị Lan Anh: vốn hay nói thô tục, nói trống không với người lớn…
hay ăn quà vặt trong lớp, trong giờ học không chú ý, lười ghi chép, lười đọc…
Nóng nảy với bạn bè. Nhưng em đã thay đổi nhiều. Bản chất em là người tốt, biết
sống vì bạn bè thân, biết yêu thương những cảnh đời éo le, bất hạnh, bệnh tật.
Nắm bắt được điểm tốt đó về em, tôi đã khích lệ em rất nhiều mỗi khi em có
biểu hiện chưa đúng cách. Đầu kì 1, tôi nhận được tin báo xa lớp 10D6 có một học
sinh cực kì cá biệt, ngỗ ngáo, khó dạy, từng bỏ nhà đi, yêu đương sớm…Vì vậy

buổi học đàu tiên vừa vào lớp tôi đã hỏi tên của em và đến bên bàn em hỏi han đôi
điều. Em nhìn tôi trân trân và trả lời rất thẳng thắn: “Có phải cô đã nghe lịch sử về
em ở cấp 2 rồi phải không ạ?” Tôi cười và nói “Bây giờ cô mới gặp và dạy em mà,
thời gian sẽ cho cô câu trả lời về em”, hầu như ở dưới lớp chẳng bao giờ em ấy
nháp bài, chỉ khi cô gọi lên bảng thì hầu như em đếu làm rất tốt. Đó là lí do, em ấy
11


được lên bảng, được đọc bài nhiều hơn. Giờ ra chơi tôi thường hay nán lại lớp nói
chuyện với nhóm học sinh cá biệt này, nên giúp tôi nhận ra nhiều đức tính tốt đẹp,
sự gần gũi thân thiện với các em hơn, có lúc chúng đùa vui với tôi như với chị, với
bạn và hầu như không che dấu tôi điều gì, kể cả chuyện không ngại nói với tôi “
Cô ơi! Em có người yêu rồi đấy…! Cô ơi bạn ấy thích em giờ em phải làm sao?...”
Tập thể học sinh 10D6, chúng rất gần gũi với tôi, yêu quý, tôn trọng và biết
nghe lời. Vì vậy, chỉ cần có em nào có thái độ sai, ăn mặc, nói năng không chuẩn
mực độ tuổi học trò, chỉ cần nhắc nhẹ, các em sẽ tiếp thu. Đây thực sự là một lớp
mà số học sinh nữ rất nghịch, táo bạo, lười học, phần lớn các em cả trai, lẫn gái chỉ
thích chơi nhiều hơn thích học. Hay nói chuyện, hay ăn quà, hay dùng trộm điện
thoại, hay nghỉ học vô lí do và tự viết đơn xin nghỉ học, kí giúp nhau rất nhiều…
Nhưng được sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô trực tiếp giảng dạy, giáo viên chủ
nhiệm và nhà trường, các em đã thay đổi rất nhiều về nhận thức, chuyên tâm hơn
trong mỗi tiết học, hạn chế được những thú chơi vô bổ, biết chào hỏi mọi người
đúng cách, biết quan tâm yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
Đặc biệt, các em chăm chỉ hơn trong việc đọc tác phẩm văn học trước khi lên
lớp, soạn bài, ghi chép bài nghiêm túc hơn. Nhất là các giờ học tác phẩm văn xuôi,
những câu truyện cười, câu chuyện cổ tích, các em rất hào hứng khi được nhập vai
diễn xuất một số hoạt cảnh như: truyện Tấm Cám, Tam đại con gà một cách sáng
tạo dựa trên cốt truyện đã có.
Trong giờ học thêm, phần lớn các em đều chăm chú nháp bài, xung phong lên
bảng làm đề nếu cô giao. Cho dù có nhiều khi các em làm chưa đúng nhưng các em

không ngại. Nhiều học trò ngồi dưới lớp sợ buồn ngủ thường xin ra ngoài đi rửa
mặt cho tỉnh táo xong vào lớp xin lên bảng làm bài tập. Nhiều em không biết có
nịnh cô không nhưng thường nói với nhau “Sao học giờ khác lâu hết giờ mà học
giờ Văn vèo cái hết giờ…? Các trò rất thích giờ học Văn cô giáo vui vẻ, tạo không
khí giờ học thoải mái, có hệ thống câu hỏi có vấn đề để học trò phải mày mò tìm
tòi, tư duy, thích ghi ngắn gọn, hệ thống và kiểm tra thường xuyên nếu không trò sẽ
lười biếng dồn tụ bài ngay…
Qua tiết học, tôi dễ dàng nhận thấy học sinh nào có khả năng làm việc cao, có
khả năng cảm thụ tốt, có khả năng nói, khả năng viết và dễ nhận ra học sinh nào
chưa thực sự hiểu bài… Từ đó, tôi có thể tìm cách phát huy điểm mạnh, khắc phục
những hạn chế của các em, để tìm phương pháp dạy phù hợp hơn, đạt hiệu quả tốt
nhất trong mỗi giờ dạy văn – học Văn.
Theo tôi, sáng kiến trên thực sự hiệu quả đối với những tiết đọc – hiểu nói
riêng giờ dạy văn nói chung. Vì có thể khắc phục được tình trạng lười đọc, lười tư
duy, dần tự chủ động, tự tin hơn trong giờ học. Dần dần học sinh tìm thấy cách
học phù hợp và cố gắng học tập tốt hơn bộ môn này không chỉ vì điểm số mà còn
vì rất cần trong cuộc sống. Điều quan trọng, qua đó giúp người dạy có thể gần gũi
với học trò, có thể hiểu hơn các em về tính cách, nhận thức, khả năng, hoàn cảnh
gia đình và hiểu hơn những tâm tư của trò… Từ đó có thể giảng dạy và giáo dục
các em tốt hơn, nhất là số học sinh cá biệt, giúp các em dần hoàn thiện nhân cách
của mình ngày một hoàn thiện, giúp các em nhận thức được tốt – xấu, đúng – sai,
phải – trái… để sống tốt hơn.
12


So với lớp 10D7, sau khi tác động: ý thức, tinh thần, thái độ và kết quả học
tập môn Ngữ văn của lớp 10D6 có sự tiến bộ hơn hẳn:
Số học sinh ham chơi giảm hẳn so với 10D7
* Kết quả học tập môn Ngữ văn của lớp 10D6 và 10D7 học kì 1, 2016 –
2017:

Lớp
Sĩ số Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu - kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10D6 43
0
0
21
49,0
19
44,1
3
6,9
10D7 41
0
0
15
36,6
22
53,6
4

9,8
* Kết quả học tập môn Ngữ văn của lớp 10D6 và 10D7 cuối năm 2016 - 2017
(10D6 – lớp thực nghiệm sau tác động; và 10D7 – lớp đối chứng)
Lớp
Sĩ số Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu - kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10D6 43
0
0
26
60,47 16
37,2
1
2,3
10D7 41
0
0
16
41,03 20
51,28 3

7,69
Sau khi tác động học lực môn Ngữ văn của lớp 10D6 tiến bộ lên rõ nét so với
lớp 10D7. Đặc biệt nhất là tinh thần, thái độ học tập, lối sống của các em đã chuyển
biến sâu sắc theo chiều hướng tích cực. Điều đó phần nào khẳng định một số biện
pháp tôi đã áp dụng nêu trên thực sự có hiệu quả trong việc nâng cao ý thức, kết
quả học tập đồng thời giáo dục tốt cho các em về đạo đức, nhân cách trên con
đường hoàn thiện nhân cách bản thân trong xã hội hiện nay, nhất là đối với những
học sinh cá biệt.

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luân
Muốn dạy giờ Văn hiệu quả, người dạy phải đầu tư nhiều trí tuệ, sức lực để
thiết kế bài dạy hợp lí, khoa học, phù hợp với đối tượng học sinh. Đồng thời, phải
13


thiết kế được hệ thống câu hỏi đa dạng, phong phú để hướng dẫn các em chủ động
tìm tòi, phát hiện, tư duy: có câu hỏi phát hiện; có câu hỏi phân tích, bình giá; có
câu hỏi khái quát tổng hợp; có câu hỏi liên tưởng mở rộng và đưa ra đúng lúc, đúng
chỗ để cả người dạy và người học cùng tìm ra sự độc đáo sâu sắc của bút pháp
nghệ thuật và cảm xúc của tác giả.
Giờ dạy Văn, người dạy phải tạo ra được tình huống có vấn đề và tạo được sự
giao cảm hài hòa với trò để có thể cùng nhau khám phá vẻ đẹp của tác phẩm nghệ
thuật.
Đặc biệt người dạy phải biết cách nắm bắt tâm lí và khả năng của trò để khích
lệ trò tập trung học tập. Không nên chửi mắng học trò khi các em chưa tìm ra câu
trả lời đúng, cần nhẹ nhàng đến bên chỉ bảo, hướng dẫn để các em tự tin hơn trong
mỗi giờ học văn.
3. 2. Kiến nghị
Bản thân tôi xin mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu cần động viên nhiều

hơn về mặt tinh thần đối với số học sinh đạt giải nhất, nhì, ba… về môn Văn cấp
tỉnh. Vì môn Ngữ văn có một đặc thù khó khăn hơn rất nhiều so với các môn thuộc
Ban Tự nhiên. Để các em có thể chú tâm nhận thức, phát triển và học tập toàn diện
hơn về các môn.
Đối với các thầy cô giáo bộ môn khác, cũng rất cần dạy dỗ ún nắn thêm cho
học trò về câu chữ, cách ứng xử nói năng, giao tiếp, ăn mặc…khi ở lứa tuổi học
sinh. Trong mỗi giờ dạy cần quan tâm, gần gũi giúp đỡ nhiều hơn đối với số học
sinh cá biệt(về nhân thức, hành động, gia đình…), những học sinh lười biếng, học
lực còn non…tạo điều kiện cho các em tự tin, cố gắng hơn trọng học tập, rèn
luyện. Để học sinh nhận thấy tất cả các môn đều rất cần, rất quan trong. Tất cả các
thầy cô đều quan tâm giúp đỡ, dạy dỗ, giáo dục về đạo đức, kỹ năng sống cho học
trò. Giúp các em nhận thức đúng đắn trên con đường hoàn thiện nhân cách của bản
thân.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 12 tháng 6 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Lê Thị Lan

14



×