Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Kinh nghiệm xây dựng và áp dụng công thức giải nhanh toán trắc nghiệm trong hóa học vô cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.22 KB, 22 trang )

A-MỞ ĐẦU
I . Lý do chọn đề tài.
Cải tiến nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng của
quá trình dạy học là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài của nghành giáo dục .
Hoá học là môn khoa học vừa lý thuyết ,vừa thực nghiệm , do đó muốn nâng cao
kết quả của quá trình dạy học hoá học người ta cho rằng:học sinh hiếu học là
học sinh sau khi học bài xong, chưa vừa lòng với những hiểu biết của mình và
chỉ yên tâm khi đã tự mình giải được các bài tập ,vận dụng kiến thức đã học dể
giải bài tập. Bài tập hoá học có tác dụng rèn luyện khả năng vận dụng kiến
thức ,đào sâu và mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động , phong phú .Qua
đó ôn tập củng cố hệ thống hoá kiến thức một cách thuận lợi nhất ,rèn luyện kĩ
năng giải bài tập , phát triển năng lực nhận thức ,năng lực hành động ,rèn trí
thông minh ,sáng tạo cho học sinh ,nâng cao hứng thú học tập bộ môn .Điều đó
chứng tỏ rằng bài tập hoá học vừa là mục đích ,vừa là nội dung ,lại vừa là
phương pháp dạy học rất có hiệu quả .
Bài tập còn là con đường đầu tiên để áp dụng chính xác kiến thức khoa học vào
cuộc sống. Song thực tế cho thấy nhiều học sinh phổ thông rất sợ giải bài tập
hoá học hoặc còn rất lúng túng trong việc xác định các dạng toán , do đó gặp
nhiều khó khăn trong việc giải bài tập, đặc biệt là trong khoảng thời gian ngắn
học sinh phải hoàn thành lượng bài tập lớn . Hơn nữa số tiết bài tập hoá học ở
trên lớp lại rất ít, nên việc củng cố, đào sâu và vận dụng kiến thức hoá học còn
hạn chế. Trước tình trạng đó trong quá trình giảng dạy, tôi thường xuyên hệ
thống -phân dạng các bài tập cho học sinh ,góp phần nâng cao khả năng giải bài
tập của học sinh ,phục vụ kiến thức cho học sinh ôn thi vào các trường đại học
và cao đẳng. Giáo viên cần ôn luyện cho Học sinh kiến thức, nâng cao khả năng
suy luận các tình huống phức tạp và chuyên sâu. Giáo viên cần định hướng, tập
hợp nội dung quan trọng, phương pháp giải nhanh trắc nghiệm hóa học để giúp
Học sinh đạt kết quả tốt trong các kì thi.
Xuất phát từ lý do trên tôi đã chọn đề tài: "KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ
ÁP DỤNG CÔNG THỨC GIẢI NHANH TOÁN TRẮC NGHIỆM TRONG
HOÁ HỌC VÔ CƠ" . Làm sáng kiến của mình.


Trong phạm vi đề tài tôi không có tham vọng giải quyết mọi bài tập, để có thể
nâng cao hiệu quả dạy và học môn hoá học bằng việc phân dạng các bài tập liên
quan có, mà chỉ nêu lên một vài suy nghĩ, đề xuất của cá nhân coi đó là kinh
nghiệm qua một số ví dụ minh hoạ, với mong muốn góp phần tạo ra và phát
triển phương pháp giải bài tập học hoá học hiệu quả cao hơn qua các bài giảng.
II. Mục đích nghiên cứu.
Thăm dò khả năng và năng lực riêng của học sinh khi tiếp xúc với một phương
pháp giải toán mới .
Sử dụng hệ quả của định luật bảo toàn điện tích để giải nhanh bài toán hoá học .

1


Phân loại và tuyển chọn một số bài tập ,một số đề tuyển sinh vào các trường đại
học,cao đẳng để học sinh luyện thi đại học .
Rèn trí thông minh ,phát huy tính tích cực , chủ động ,sáng tạo của học sinh ,tạo
ra hứng thú học tập bộ môn hoá học của học sinh phổ thông
III. Nhiệm vụ nghiên cứu.
-Nghiên cứu cơ sở lí luận về bài tập hoá học và thực trạng của việc giải bài tập
hoá học của học sinh phổ thông hiện nay .
-Nghiên cứu lý thuyết về định luật bảo toàn khối lượng,bảo toàn điện tích,bảo
toàn electron
-Soạn và giải các bài tập vô cơ : Áp dụng công thức giải nhanh toán trắc nghiệm
vô cơ.
-Thực nghiệm đánh giá việc : Áp dụng công thức giải nhanh toán trắc nghiệm vô
cơ.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
1. Nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu SGK ,sách bài tập hoá học phổ thông , các nội dung lí thuyết về bài
tập hoá học , định luật bảo toàn điện tích làm cơ sở .

2. Tổng kết kinh nghiệm và thủ thuật giải bài tập hoá học .
3. Trao đổi ,trò chuyện với đồng nghiệp , học sinh trong quá trình nghiên cứu
4 Nhữn thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi: Được trực tiếp đứng lớp giảng dạy nhiều năm và giảng dạy nhiều
năm lớp 12, tham gia dạy lớp Luyện thi Đại học nhiều năm liền, các lớp ôn thi
tốt nghiệp, từ đó bản thân rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình dạy và
qua thực tế từ những bài tập nhỏ trong quá trình cho kiểm tra 15 phút và 1 tiết.
Khó khăn: Một bài toán có thể có nhiều cách giải khác nhau, trong quá trình
tìm hiểu và đưa ra các phương pháp để giải quyết bài toán có thể đây chưa phải
là phương án hay nhất, và đề tài này là đề tài đầu tiên tôi viết về phương pháp
giải một dạng toán trong hóa học vô cơ.
V- KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Nghiên cứu thực trạng học sinh khối 12 năm học 2015- 2016 khảo sát về khả
năng giải bài tập trắc nghiệm.
2. Lập kế hoạch thực hiện đề tài trong học kỳ II năm học 2015- 2016 ở 4 lớp
10B,10D ,12A, 12D
3. Nhận xét – kết luận về hiệu quả của đề tài ở học sinh 10B,10D ,12A, 12D
Hoàn thiện đề tài: Tháng 4 năm 2016
Rèn trí thông minh ,phát huy tính tích cực , chủ động ,sáng tạo của học sinh ,tạo
ra hứng thú học tập bộ môn hoá học của học sinh phổ thông.

2


B-NỘI DUNG
I-NỘI DUNG DỊNH LUẬT VÀ CÁC DẠNG TOÁN CƠ BẢN
1. Về lý thuyết :
Học sinh cần nắm các kiến thức cơ bản về hóa học vô cơ như :
- Tính chất hóa học và điều chế các phi kim , kim loại, oxit, axit, muối,
hidroxit lưỡng tính …

- Biết cách phân biệt các loại phản ứng vô cơ .
- Biết cách cân bằng phản ứng . Đặc biệt là phản ứng oxi hóa – khử .
2. Về bài tập :
- Biết các công thức tính số mol, khối lượng, nguyên tử khối, thể tích khí,
nồng độ dung dịch, thành phần % , tỉ khối , ….
- Biết dạng bài tập cơ bản : tính lượng chất trong phản ứng, thành phần hỗn
hợp, tìm tên nguyên tố, …
- Áp dụng được các phương pháp giải nhanh vào giải bài tập trắc nghiệm .
- Dùng công thức giải nhanh vào các dạng bài tập cụ thể.
3.Phương pháp áp dụng công thức giải nhanh toán trắc nghiệm hóa học vô cơ.
Gồm 6 chuyên đề:


Kim loại tác dụng với phi kim.



Kim loại tác dụng với dung dịch axit.



Kim loại tác dụng với nước và dung dịch kiềm.



Giải toán về sắt và đồng.



Oxit kim loại tác dụng với chất khử.




Oxit kim loại tác dụng với axit.

II.CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Chuyên đề 1 : KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI PHI KIM
1. Kim loại + Oxi → Oxit
t
4M + nO2 
→ 2M2On
 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: m Kim loại + m oxi = m oxit
 Áp dụng định luật bảo toàn electron: Σ n e nhường = Σ n e nhận
M → Mn+ + ne ; O2 + 4e → 2O2- Hầu hết các kim lại đều tác dụng với oxi ( trừ Au, Pt, Ag)
t
- 3Fe +2O2 
→ Fe3O4
2. Kim loại + Clo → muối clorua
t
2M + nCl2 
→ 2MCln
 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: m Kim loại + mClo = m muối clorua
 Áp dụng định luật bảo toàn electron: Σ n e nhường = Σ n e nhận
0

0

0

3



M → Mn+ + ne ; Cl2 + 2e → 2Cl- Hầu hết các kim lại đều tác dụng với lưu huỳnh ( trừ Au, Pt)
t
- 2Fe + 3Cl2 
→ 3FeCl3
3. Kim loại + Lưu huỳnh → muối sunfua
t
4M + nS 
→ 2M2Sn
 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: m Kim loại + m lưu huỳnh= m muối sunfua
 Áp dụng định luật bảo toàn electron: Σ n e nhường = Σ n e nhận
M → Mn+ + ne ; S + 2e → S2- Hầu hết các kim lại đều tác dụng với lưu huỳnh ( trừ Au, Pt)
0

0

t
- Fe + S 
→ FeS
0

BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1. Hỗn hợp X gồm x mol Al và 0,3 mol Mg phản ứng hết với hỗn hợp Y
(vừa đủ) gồm y mol Cl2 và 0,4 mol O2 thu được 64,6 gam hỗn hợp chất rắn. Giá
trị của x là:
A.0,6
B.0,4
C.0,3
D.0,2

Hướng dẫn giải
 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
m Kim loại + m clo + m oxi = m oxit + m muối clorua
⇔ 27x + 24. 0,3 + 71y + 32. 0,4 = 64,6 ⇔ 27x + 71y = 44,6 (1)
 Áp dụng định luật bảo toàn electron:
Al →Al3+ + 3e ;
Mg → Mg2+ + 2e
(mol) x ---------- 3x
0,3 ----------- 0,6
2O2 + 4e → 2O ;
Cl2 + 2e → 2Cl(mol) 0,4 --- 1,6
y ---- 2y
⇒ 3x + 0,6 = 1,6 + 2y ⇔ 3x - 2y = 1 (2)
Giải (1), (2) ⇒ y = 0,4; x = 0,6
Chọn đáp án A
Bài 2. Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong
hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất
rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là
A. Be.
B. Cu.
C. Ca.
D. Mg.
Hướng dẫn giải
Số mol (Cl2 , O2) = 0,25 mol
Gọi số mol Cl2 = x ; O2 = y
⇒ x + y = 0,25
(1)
 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
m Kim loại + m clo + m oxi = m oxit + m muối clorua ⇒ m clo + m oxi = m rắn - m Kim loại
⇒71x + 32y = 15,8 (2)

Giải (1), (2) ⇒ x = 0,2 mol Cl2; y = 0,05 mol O2
 Áp dụng định luật bảo toàn electron:
4


M → Mn+ + 2e
(mol) n ---------- 2n
Cl2 + 2e → 2Cl- ;
(mol) 0,2 --- 0,4
⇒ số mol M : n M =

O2 + 4e → 2O20,05 ---0,2

2. 0, 2 + 4. 0, 05
= 0,3 mol
2

7, 2

M = 0,3 = 24 → Mg
Chọn đáp án D
Chuyên đề 2 : KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AXIT
Dạng 1 : Kim loại tác dụng với axit HCl loãng giải phóng khí H2
Kim loại + HCl → Muối clorua + H2
2M + 2nHCl → 2MCln + nH2
Công thức tính nhanh:
m muối clorua = m KL pư + 71. nH 2
n HCl = 2.n H2

 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: m Kim loại + m HCl = m muối clorua + m H 2

BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1. Hoà tan 14,5 gam hỗn hợp gồm ba kim loại Mg, Fe, và Zn vừa đủ trong
dung dịch HCl, kết thúc phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch
X.Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối clorua khan ?
A.35,8
B.43,5
C.38,5
D.45,3
Hướng dẫn giải
Cách 1:
Áp dụng nhanh công thức: m muối clorua = m KL pư + 71. nH 2
⇒ mmuối clorua = 14,5 + 0,3 .71 = 35,8 gam
Cách 2:
PTHH: 2 M + 2nHCl → 2 M Cln + nH2

n H 2 = 0,3 mol ⇒ n HCl = 0,6 mol
Áp dung định luật bảo toàn khối lượng: m Kim loại + m HCl = m muối + m H 2
⇒ mmuối clorua = 14,5 + 0,6. 36,5 – 0,3. 2 = 35,8 gam
Chọn đáp án A
Bài 2. Cho m gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al, Zn tác dụng với dung dịch
HCl, dư, thu được 22,4 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu
được 81 gam muối clorua khan. Giá trị m là:
A. 8
B. 10
C. 12
D. 14
Hướng dẫn giải
Cách 1:
5



Áp dụng nhanh công thức: m muối clorua = m KL + 71. nH 2
⇒ m Kim loại = m muối clorua - 71. nH 2 ⇒ m Kim loại = 81 – 71. 1 = 10 gam
Cách 2:
PTHH: 2 M + 2nHCl → 2 M Cln + nH2

n H 2 = 1 mol ⇒ n HCl = 2 mol
Áp dung định luật bảo toàn khối lượng: m Kim loại + m HCl = m muối + m H 2
⇒ m Kim loại = 81 – 1. 2 – 2. 36,5 = 10 gam
Chọn đáp án B
Bài 3. Cho 1,75 gam hỗn hợp kim loại Fe, Al, Zn tan hoàn toàn trong dung dịch
HCl, thu được V lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch thu được 5,3 gam muối clorua
khan. Giá trị V là:
A. 2,24 lít
B. 3,36 lít
C. 1,12 lít
D. 0,56 lít
Hướng dẫn giải
Cách 1:
Áp dụng nhanh công thức: m muối clorua = m KL pư + 71. nH 2
⇒ nH =
2

5,3 − 1, 75
= 0,05 mol ⇒ VH2 = 0,05 . 22,4 = 1,12 lít
71

Dạng 2 : Kim loại tác dụng với axit H2SO4 loãng giải phóng khí H2
Kim loại + H2SO4 loãng → Muối sunfat + H2
2M + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2

Công thức tính nhanh:
m muối sunfat = m KL pư + 96. nH 2
n H2SO4 = n H2

 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: m Kim loại + m H2SO4 = m muối sunfat + m H 2
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1. Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg , Al bằng một lượng
vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch
chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 10,27.
B. 9,52.
C. 8,98.
D. 7,25.
Hướng dẫn giải
Cách 1:
Áp dụng nhanh công thức: m muối sunfat = m KL pư + 96. nH 2
⇒ m muối sunfat = 3,22 + 96. 0,06 = 8,98 gam
Cách 2:
6


PTHH: 2 M + nH2SO4 → M 2(SO4)n + nH2

n H 2 = 0,06 mol ⇒ n H2SO4 = 0,06 mol
Áp dung định luật bảo toàn khối lượng: m Kim loại + m H2SO4 = m muối + m H 2
⇒ mmuối sunfat= 3,22 + 0,06. 98 – 0,06. 2 = 8,98 gam
Chọn đáp án C
Bài 2. Cho 13,5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư
dung dịch H2SO4 loãng nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được
dung dịch X và lít khí H2 (ở đktc).Cô cạn dung dịch X (trong điều kiện không có

không khí) được 47,1 gam muối khan. Giá trị của V lít là:
A. 7,84 lít
B. 6,72 lít
C.4,48 lít
D. 8,96 lít
Hướng dẫn giải
Cách 1:
Áp dụng nhanh công thức: m muối sunfat = m KL pư + 96. nH 2
⇒ nH =
2

47,1 − 13,5
= 0,35 mol
96

⇒ VH = 0,35 . 22,4 = 7,84 lít
2

Cách 2:
PTHH: 2 M + nH2SO4 → M 2(SO4)n + nH2

n H 2 = x mol ⇒ n H2SO4 = x mol
Áp dung định luật bảo toàn khối lượng: m Kim loại + m H2SO4 = m muối + m H 2
⇔ 13,5 + 98.x = 47,1 + 2x ⇒ x = 0,35 mol ⇒ VH = 0,35 . 22,4 = 7,84 lít
Chọn đáp án A
Bài 3. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung
dịch H2SO4 loãng, thu được 0,336 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa 1,96 gam
muối sunfat. Giá trị của m là:
A. 0,42.
B. 0,52.

C. 0,62.
D. 0,72.
Hướng dẫn giải
Cách 1:
Áp dụng nhanh công thức: m muối sunfat = m KL pư + 96. nH 2
⇒ m Kim loại = 1,96 - 96. 0,015 = 0,52 gam
Cách 2:
PTHH: 2 M + nH2SO4 → M 2(SO4)n + nH2
2

n H 2 = 0,06 mol ⇒ n H2SO4 = 0,06 mol
Áp dung định luật bảo toàn khối lượng: m Kim loại + m H2SO4 = m muối + m H 2
⇒ m KL pư = 1,96 + 0,015. 2 – 0,015. 98 = 0,52 gam
Chọn đáp án B
Dạng 3 : Kim loại tác dụng với hỗn hợp HCl , H2SO4 loãng giải phóng khí H2

7


Kim loại + hỗn hợp HCl, H2SO4 loãng → Muối clorua, sunfat + H2
M + nH+ → Mn+ +

n
H2 ↑
2

m muối = m KL pư + m gốc axit
n H+ = 2.n H2

 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

m Kim loại + m HCl + m H2SO4 = m muối + m H 2
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1. Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp
HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2(ở đktc). Cô
cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là
A.38,93
B.103,85
C.25,95
D.77,96
Hướng dẫn giải
Cách 1:
Áp dụng nhanh công thức: m muối = m KL pư + m gốc axit
⇒ m muối = 7,74 + 0,5.( 1.35,5 + 0,28.96) = 38,93 gam
Cách 2:
PTHH: M + nH+ → Mn+ +

n
H2 ↑
2

n HCl = 0,5 mol
n H2SO4


 ⇒ n H+ = 0,5 + 2. 0,14 = 0,78 mol
= 0,14 mol 

n H 2 = 0,39 mol
Vì số mol H2 = 2. số mol H+ ⇒ phản ứng vừa đủ.
Áp dung định luật bảo toàn khối lượng: m Kim loại + m H2SO4 + m HCl = m muối + m H 2

⇒ mmuối = 7,74 + 0,14. 98 + 0,5. 36,5– 0,39. 2 = 38,93 gam
Chọn đáp án A
Bài 2: Cho 11gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng với 1 lít dung dịch hỗn hợp HCl 1
M và H2SO4 0,5 M thu được 0,4 mol khí H 2 . Tính khối lượng mỗi kim loại
trong hỗn hợp ?
A. Fe 5,6 gamAl và 5,4 gam Fe
B. 5,4 gam Al và 5,6 gam
C. 5,5 gam Al và 5,5 gam Fe
D. 8,1 gam Al và 2,9 gam Fe
Hướng dẫn giải
+
Số mol H trong dung dịch = Số mol HCl + 2. Số mol H2SO4 = 1 + 1 = 2 mol
PTHH : Al + 3H+ → Al3+ +
( mol )

3
H2 ↑
2

x
(3/2).x
+
2+
Fe + 2H → Fe + H2 ↑
8


( mol ) y
y
+

Vì : số mol H > 2. số mol H2 ⇒ axit dư
 27 x + 56 y = 11
 x = 0, 2

⇒
Theo đề bài :  3
 y = 0,1
 2 x + y = 0, 4

mAl = 0,2 . 27 = 5,4 gam
mFe = 0,1 . 56 = 5,6 gam
Chọn đáp án B
Bài 3. Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit
HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi
thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là
A. 7.
B. 6.
C. 2.
D. 1.
Hướng dẫn giải
n H = 0,2375 mol
2


 ⇒ n H+ = 0,5 mol
n H2SO4 = 0,125 mol 
Vì n H+ = 0,5 mol > 2. n H 2 = 0,2375 mol ⇒ n H+ (dư) = 0,5 – 2. 0,2375 = 0,025
n HCl = 0, 25 mol

mol

⇒ [H+] =

0, 025
= 0,1 M ⇒ pH = 1
0, 25

Chọn đáp án D
Dạng 4 : Kim loại tan trong nước + dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng
Có 2 trường hợp :
- Nếu dung dịch axit dùng dư : có 1 phản ứng giữa kim loại và axit .
- Nếu kim loại dùng dư : ngoài phản ứng giữa kim loại và axit , còn có phản ứng
kim loại còn dư tác dụng với nước của dung dịch
- Độ tăng (giảm) khối lượng dung dịch phản ứng : (∆ m) = m KL pư – m khí sinh ra
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1. Cho 46 gam Na vào 50 gam dung dịch HCl 7,3% , thể tích H2 ( đktc) thu
được là :
A. 1,12 lít
B. 2,24 lít
C. 11,2 lít
D. 22,4 lít
Hướng dẫn giải
46
= 2 mol
23
3,65
7,3
Khối lượng HCl = 50.
= 3,65 gam ⇒ số mol HCl = 36,5 = 0,1 mol
100
46,35

Khối lượng H2O = 50 – 3,65 = 46,35 gam ⇒ số mol H2O =
= 2,575 mol
18

Số mol Na =

PTHH : Na + HCl → NaCl + ½ H2 ↑

9


Na + H2O → NaOH + ½ H2 ↑
Vì: n HCl + n H 2O > n Na, nên n H 2 = ½ n Na= 1 mol
Thể tích H2 = 22,4 lít
Chọn đáp án D
Bài 2. Cho hỗn hợp X gồm 39 gam K và 2,4 gam Mg vào 100 gam dung dịch
HCl 7,3% , thể tích H2 ( đktc) thu được là :
A. 6,72 lít
B. 2,24 lít
C. 11,2 lít
D. 22,4 lít
Hướng dẫn giải
39
2.4
= 1 mol ; Số mol Mg =
= 0,1 mol
39
24
7,3
7,3

Khối lượng HCl = 100.
= 7,3 gam ⇒ số mol HCl = 36,5 = 0,2 mol
100
92, 7
Khối lượng H2O = 100 – 7,3 = 92,7 gam ⇒ số mol H2O =
= 5,15 mol
18

Số mol K =

PTHH : K + H+ → K+ + ½ H2 ↑
Mg + 2H+ → Mg2+ + H2 ↑
Vì: n HCl + n H 2O > n K + 2.n Mg , nên n H 2 = ½ n K + n Mg = 0,6 mol
Thể tích H2 = 6,72 lít
Chọn đáp án A

Dạng 5: Kim loại tác dụng với H2SO4đặc tạo sản phẩm khử (SO2, S, H2S)
Kim loại + H2SO4 đặc → muối sunfat + sản phẩm khử + H2O
M + H2SO4 đặc → M2(SO4)n + sản phẩm khử (SO2, S, H2S) + H2O
Quá trình oxi hóa : M → M n+ + ne
Quá trình khử :
S+6 + 2e → S +4 (SO2 )
hay SO42- + 4H+ + 2e → SO2 + 2H2O
S+6 + 6e → S
hay SO42- + 8H+ + 6e → S + 4H2O
S+6 + 8e → S -2 (H2S )
hay SO42- + 10H+ + 8e → H2S + 4H2O
Công thức tính nhanh:
m muối sufat = m KL pư +


96
.(2n SO + 6n S + 8n H 2S )
2
2

n H2SO4 = 2n SO + 4n S + 5n H S
2

2

 Áp dụng các định luật bảo toàn khối lượng và bảo toàn nguyên tố:
m muối sunfat = mkim loại + mSO24

n H2SO 4 =

1
.n +
2 H

 Áp dụng định luật bảo toàn electron:

10


n SO2- (tạo muối) = ½. n eletron nhường = ½. n electron nhận = 1 .(2n SO + 6n S + 8n H S )
4
2

2


2

 Lưu ý: - Sản phẩm khử nào không có thì bỏ qua
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1: Hòa tan hết 16,3 gam hỗn hợp gồm Fe, Al, Mg trong dung dịch H 2SO4
đặc nóng, thu được 0,55 mol SO2 . Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng
chất rắn khan thu được là:
A. 69,1 g.
B. 96,1 g.
C. 61,9 g.
D. 91,6 g.
Hướng dẫn giải
Cách 1:
Áp dụng nhanh công thức: m muối sunfat = m KL +
⇒ m rắn = 16,3 +

96
.2n SO
2
2

96
. 2. 0,55 = 69,1 g
2

Cách 2:
PTHH: 2 M + 2nH2SO4 (đặc,nóng) → M 2(SO4)n + nSO2 + 2nH2O
n SO = 0,55 mol ⇒ n H SO = n H 2 O = 1,1 mol
2


2

4

Áp dung định luật bảo toàn khối lượng: m Kim loại + m H2SO4 = m muối + m SO +
2

m H2O
⇒ mmuối sunfat= 16,3 + 1,1. 98 – 0,55. 64 – 1,1. 18 = 69,1 gam
Chọn đáp án A
Bài 2: Cho 11,9 gam hỗn hợp Al và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2SO4
đặc nóng, thu được 3,92 lít hỗn hợp hai khí H 2S và SO2 có tỉ khối đối với H2 là
23,429. Tính khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch sau phản ứng?
A. 57,5 g.
B. 49.5 g.
C. 43,5 g.
D. 46,9 g.
Hướng dẫn giải
Cách 1
Ta có: n hh khí = 0,175 mol , M hh khí = 46,858
Áp dụng sơ đồ đường chéo:
SO2 (x) ......64
H2S (y) ......34

12,858
46,858

17,142
x 12,858
3

3
⇒ =
=
⇒ x = 0,175. = 0,075 mol , y = 0,1 mol
y 17,142
4
7
96
Áp dụng nhanh công thức: m muối sunfat = m KL + .(2n SO 2 + 8n H 2S )
2
96
⇒ m muối sunfat = 11,9 +
. (2.0,075 + 8. 0,1) = 57,5 gam
2

Cách 2:
PTHH: 2 M + 2nH2SO4 (đặc,nóng) → M 2(SO4)n + nSO2 + 2nH2O (1)
8 M + 5nH2SO4 (đặc,nóng) → 4 M 2(SO4)n + nH2S + 4nH2O (2)
11


Ta có: n hh khí = 0,175 mol , M hh khí = 46,858
 x = 0, 075 mol SO 2
 x + y = 0,175
⇒

64x + 34y = 0,175. 46,858
 y = 0,1 mol H 2S

(1) ⇒ n H SO = n H 2 O = 0,15 mol

(2) ⇒ n H SO = 0,5 mol , n H 2S =0,4 mol
Áp dung định luật bảo toàn khối lượng:
m KL + m H SO = m muối + m SO + m H2S + m H2O
⇒ mmuối sunfat= 11,9 + 0,65. 98 – 0,075. 64 – 0,1. 34 – 0,55. 18 = 57,5 gam
Chọn đáp án A
2

2

4

2

4

4

2

Chuyên đề 3: KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI NƯỚC VÀ DUNG DỊCH
KIỀM
1. Kim loại + H2O→ bazo + H2
M+ n H2O → M(OH)n +

n
H2
2

- Chỉ có kim loại kiềm, Ca, Sr, Ba mới tan trong nước ở nhiệt độ thường.
2. Kim loại + dd kiềm → Muối + H2

M + (4- n)OH- + (n -2)H2O → MO 42 -n +
Al + OH- + H2O → AlO -2 +

n
H2 ↑
2

3
H2 ↑
2

Zn + 2OH- → ZnO 22 + H2 ↑
- Al, Zn tan trong dung dịch kiềm.
n
2

Tổng quát : M → H2 ↑

⇒ số mol kim loại M =

2
. số mol H2
n

BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1 Hai kim loại kiềm A và B nằm trong hai chu kì liến tiếp trong bảng tuần
hoàn các nguyên tố hóa học . Hòa tan hai kim loại này vào nước thu được 3,36
lít khí (đktc) và dung dịch X . Cho dung dịch HCl dư vào X thu được 20,75 gam
muối . Tìm tên hai kim loại ?
A. Li và Na

B. Na và K
C. K và Rb
D. Rb và Cs
Hướng dẫn giải
3,36

Số mol H2 = 22, 4 = 0,15 mol
PTHH : 2 M + 2 H 2O = 2 MOH + H 2 ↑
( mol )

0,3



0,15

MOH + HCl = MCl + H 2O
( mol )

0,3



0,3

Ta có : 0,3 . ( M + 35,5 ) = 20,75 ⇒ M = 33,67 . Đó là Na và K
12


Chọn đáp án B

Bài 2. Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước
(dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H 2 (ở đktc) và
m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 10,8.
B. 5,4.
C. 7,8.
D. 43,2.
Hướng dẫn giải
1
H2 ↑
2
1
x mol
→x →
x
2
3
Al + OH- + H2O → AlO -2 + H2 ↑
2
3
x← x
→ x
2
8,96
1
3
Ta có : x + x = 22, 4 ⇒ x = 0,2
2
2


Na + H2O → Na+ + OH- +

Chất rắn không tan là Al dư : m =0,2 . 27 = 5,4 gam
Chọn đáp án B .
Chuyên đề 4: GIẢI BÀI TOÁN VỀ SẮT VÀ ĐỒNG
Dang 1: Toán oxi hóa 2 lần
1. Oxi hóa Fe , cho sản phẩm tác dụng dung dịch HNO3 hoặc H2SO4 đặc
+ HNO
Fe+O2 →hỗn hợpA(FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fedư) →
Fe(NO3)3+sp khử +H2O
3

+ H SO
Fe+O2 →hỗn hợp A(FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fedư) 
→ Fe(NO3)3+sp khử +H2O
2

4

Quá trình oxi hóa : Fe → Fe3+ + 3e
Quá trình khử : O2 + 4e → 2O2N+5 + 1e → N+4 (NO2) ; N+5 + 3e → N+2 (NO)
Hoặc

S+6 + 2e → S +4 (SO2 )

 Công thức tính nhanh : m Fe = 0,7m hh A + 5,6 n e nhận (sản phẩm khử)
2. Oxi hóa Cu , cho sản phẩm tác dụng dung dịch HNO3 hoặc H2SO4 đặc
+ HNO
Cu + O2 → hỗn hợp A (CuO, Cu2O, Cu dư) →
Cu(NO3)2+sp khử +H2O

3

+ H SO
Cu + O2 → hỗn hợp A (CuO, Cu2O, Cu dư) 
→ Cu(NO3)2+sp khử +H2O
2

4

Quá trình oxi hóa : Cu → Cu2+ + 2e
Quá trình khử : O2 + 4e → 2O2N+5 + 1e → N+4 (NO2) ; N+5 + 3e → N+2 (NO)

13


S+6 + 2e → S +4 (SO2 )

Hoặc

 Công thức tính nhanh : m Cu = 0,8m hh A + 6,4 n e nhận (sản phẩm khử)

n eletron nhường = n electron nhận =

n NO2 + 3n NO + 8n N2O + 10n N2

2n SO + 6n S + 8n H2S

n eletron nhường = n electron nhận =
n HNO3 = n NO- + n NO + n NO2
3


;

2

n H2SO4 = n SO2- + n SO2
4

BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1. Nung m gam bột Fe trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X . Hòa
tan hết X trong dung dịch HNO3 dư, thoát ra 0,56 lít ( ở đktc) NO ( là sản phẩm
khử duy nhất ) . Giá trị m là :
A. 2,22
B. 2,52
C. 2,62
D. 2,32
Hướng dẫn giải
Cách 1:
Áp dụng nhanh công thức: m Fe = 0,7m hh A + 5,6. 3nNO
⇒ m Fe = 0,7. 3 + 5,6 . 3. 0,025 = 2,52 (gam)
Cách 2:
n NO =

0,56
= 0, 025mol
22, 4

- Quá trình oxi hóa :

- Các quá trình khử .

+2
 +5
N
+
3
e

N(NO)

 0, 075 ¬ 0, 025 mol

-2
O 2 + 4e → 2O
 y mol → 4y


 Fe → Fe3+ + 3e

3x
 x mol

Áp dụng định luật bảo tòan electron : 3x = 4y + 0,075 ⇔ 3x – 4y = 0,075 (1)
Áp dụng định luật bảo tòan khối lượng : mX= mFe + mO2 ⇔ 56x + 32y = 3 (2)
3 x − 4 y = 0, 075  x = 0, 045
⇒
56 x + 32 y = 3
 y = 0, 015

Giải hệ (1) và (2) 


Vậy : m = 56 . 0,045 = 2,52 (gam)
Chọn đáp án B .
Bài 2. Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với
dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất,
ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị
của m là
A. 38,72.
B. 35,50.
C. 49,09.
D. 34,36.
Hướng dẫn giải
Cách 1:
Áp dụng nhanh công thức: m Fe = 0,7m hh A + 5,6. 3nNO
m Fe = 0,7. 11,36 + 5,6 . 3. 0,06 = 8,96 (gam)
14


⇒ n Fe = 0,16 mol ⇒ m Fe(NO3)3 = 242 . 0,16 = 38,72 (gam)
Cách 2:
n NO =

1,344
= 0, 06mol
22, 4

- Quá trình oxi hóa :
 Fe → Fe3+ + 3e

3x
 x mol


- Các quá trình khử .
+2
 +5
N
+
3
e

N(NO)

 0,18 ¬ 0, 06 mol

-2
O 2 + 4e → 2O
 y mol → 4y


Áp dụng định luật bảo tòan electron : 3x = 4y + 0,18 ⇔ 3x – 4y = 0,18 (1)
Áp dụng định luật bảo tòan khối lượng: mhh= mFe + mO2 ⇔56x + 32y = 11,36 (2)
3 x − 4 y = 0,18
 x = 0,16
⇒
Giải hệ (1) và (2) 
56 x + 32 y = 11,36  y = 0, 075
Vậy :

m Fe(NO3)3 = 242 . 0,16 = 38,72 (gam)
Chọn đáp án A .


Chuyên đề 5: OXIT KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI CHẤT KHỬ
Dạng 1 : Oxit kim loại tác dụng với CO hoặc H2 (phản ứng nhiệt luyện)
1. Oxit kim loại + CO
t
MxOy + yCO 
→ xM + yCO2
[O]oxit + CO → CO2
0

Công thức:
n[O]/oxit = nCO = nCO2
mM = moxit - m[O]/oxit
2. Oxit kim loại + H2
t
MxOy + yH2 
→ xM + yH2O
[O]oxit + H2 → H2O
0

Công thức:
n[O]/oxit = nH2 =nH2O
mM = moxit - m[O]/oxit
M là những kim loại sau Al (dãy điện hóa của kim loại)
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1. Để khử hoàn toàn 17,6g hỗn hợp Fe, FeO, Fe 2O3, Fe3O4 cần vừa đủ 2,24 lít
CO(đktc). Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là:
A. 15g.
B. 16g.
C. 18g.
D. 15,3g.

Hướng dẫn giải
nCO2 = 0,1 mol ⇒ n [O] /oxit = 0,1 mol
Vậy mFe = 17,6 – 0,1.16 = 16 gam
15


Chọn đáp án B .
Bài 2.Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư
hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là
A. 0,448.
B. 0,112.
C. 0,224.
D. 0,560.
Hướng dẫn giải
n [O] /oxit =

0,32
= 0,02 mol ⇒ n CO2 + n H 2 O = 0,02 mol
16

Vậy V = 0,02 . 22,4 = 0,448 lít
Chọn đáp án A .
Bài 3. Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp
rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì
tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A.1,12
B.0,896
C.0,448

D.0,224
Hướng dẫn giải
4
n CO = n CaCO =
= 0, 04 mol
100
Vậy V = 0,04 . 22,4 = 0,896 lít
Chọn đáp án B .
2

3

Chuyên đề 6 : OXIT KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI AXIT
: Oxit kim loại tác dụng với hổn hợp HCl, H2SO4 loãng
Oxit kim loại + hỗn hợp HCl, H2SO4 loãng → Muối clorua, sunfat + H2O
M2On + 2nH+ → 2Mn+ + nH2O
m muối = m KL trong oxit + m gốc axit
 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
m Oxit kim loại + m HCl + m H2SO4 = m muối + m H2O
Lưu ý: Có thể viết phản ứng : [O] + 2[H] → H2O

nO / oxit = nO / H 2O =

1
nH
2

BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1. Cho 32 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO, Fe2O3 tác dụng vừa đủ 300 ml
dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 1M . Sau phản ứng thu được m gam hỗn

hợp muối khan. Giá trị m là:
A. 64,52 gam
B. 64,25 gam
C. 62,45 gam
D. 62,54 gam
Hướng dẫn giải
Áp dụng nhanh công thức: m muối = m oxit + 27,5. nHCl + 80. n H2SO4
⇒ m muối = 32 + 27,5.0,3 + 80. 0,3 = 64,25 gam
16


Chọn đáp án B .
Bài 2.Hòa tan hết 30 gam hỗn hợp X gồm CuO, MgO và Al 2O3 bằng H2SO4 loãng
dư rồi cô cạn được 86 gam hỗn hợp muối khan. Hòa tan hết cũng lượng X trên
trong dung dịch HCl dư rồi cô cạn được bao nhiêu gam hỗn hợp muối khan ?
A. 68,5 gam
B. 65,8 gam
C. 58,6 gam
D. 56,8 gam
Hướng dẫn giải
[O] + 2[H] → H2O
m
− moxit
Áp dụng nhanh công thức: n O /oxit = muôi sunsat
80
⇒ n O /oxit =

86 − 30
= 0,7 mol = n H2 O
80


Áp dụng nhanh công thức: m muối clorua = m oxit + 55. nH2O
⇒ m muối clorua = 30 + 55. 0,7 = 68,5 gam
Chọn đáp án A
. BÀI TẬP ÁP DỤNG
1. Cho m gam nhôm tác dụng với m gam clo (giả sử phản ứng có hiệu suất
100%), sau phản ứng thu được chất rắn A. Cho chất rắn A tác dụng với dung
dịch HCl dư thu được đung dịch B và 8,904 lít H 2 (đktc). Cô cạn dung dịch B
thu được lượng chất rắn khan là:
A. 56,7375 gamB. 32,04 gam
C. 47,3925 gam D. 75,828 gam
02. Lắc 0,81 gam bột Al trong 200 ml dung dịch chứa AgNO 3 và Cu(NO3)2 một
thời gian thu được chất rắn A và dung dịch B. Cho A tác dụng với NaOH dư
thu được 100,8 ml khí H2 (đktc) và còn lại 6,012 gam hỗn hợp hai kim loại.
Cho B tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa, nung kết tủa đến khối lượng
không đổi thu được 1,6 gam một oxit. Nồng độ mol của AgNO 3 và Cu(NO3)2
trong dung dịch ban đầu lần lượt là:
A. 0,22M và 0,19M
B. 0,25M và 0,09M
C. 0,225M và 0,19M
C. 0,29M và 0,22M
03. Có 200 ml dung dịch hỗn hợp AgNO 3 1M và Cu(NO3)2 0,5M. Thêm 2,24
gam bột Fe vào đung dịch đó, khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn thu được
chất rắn A và dung dịch B. Khối lượng chất rắn A là:
A. 8,04 gam
B. 4,08 gam
C. 5,6 gam
D. 8,4 gam
04. (Đề tuyển sinh ĐH-CĐ khối B-2007)
Nung m gam bột sắt trong oxy thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan

hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO 3 dư thoát ra 0,56 lít NO (đktc) là sản
phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là:
A. 2,52 g
B. 1,96 g
C. 3,36 g
D. 2,10 g
05. (Đề tuyển sinh ĐH-CĐ khối A-2007)
Hòa tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X.
Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml đung dịch KMnO 4 0,5M. Giá trị của
V là:
A. 20 ml
B. 40 ml
C. 60 ml
D. 80 ml
17


06. Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hai aicd HCl 1M
và H2SO4 0,5M thu được 5,32 lít khí H 2 (đktc) và dung dịch Y coi thể tích
dung dịch không đổi. Dung dịch Y có pH là:
A. 1
B. 2
C. 6
D. 7
07. (Đề tuyển sinh ĐH-CĐ khối A-2008)
Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100 ml dung chứa hai acid HNO 3 0,8M và
H2SO4 0,2 M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra V lít khí NO (đktc)
là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là:
A. 0,746
B. 0,448

C. 1,792
D. 0,672
08. (Đề tuyển sinh ĐH-CĐ khối A-2008)
Nung m gam hỗn hợp bột Al và Fe 2O3 (trong môi trường không có không
khí) đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn Y, chia Y
thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho tác dụng với H2SO4 loãng dư,sinh ra 3,08 lít khí H2 (đktc).
- Phần 2: Cho tác dụng với NaOH dư sinh ra 0,84 lít khí H 2 (đktc). Giá trị m
là:
A. 22,75
B. 2,904
C. 29,4
D. 29.43
09. Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam Cu bằng dung dịch HNO 3, toàn bộ lượng khí
NO thu được đem oxy hóa thành NO2 rồi chuyển hết thành HNO3. Tính thể tích
khí oxy (đktc) đã tham gia vào quá trình trấn.
A. 3,36 lít
B. 33,6 lít
C. 2,24 lít
D. 22,4 lít
10. Cho 16,2 gam kim loại M (hóa trị không đổi) tác dụng với 0,15 mol oxy.
Chất rắn thu được sau phản xong cho hòa tan hoàn toàn vào dung dịch HCl dư
thu được 13,44 lít H2 (đktc). Xác định kim loại M (biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn).
A. Al
B. Fe
C. Cu
D. Mg
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Phương pháp dùng công thức giải nhanh toán trắc nghiệm hóa học vô cơ,

nhằm giúp Học sinh cũng cố vững chắc kiến thức lí thuyết và tự hoàn thiện các
kĩ năng phân tích đề, rèn luyện Học sinh khả năng nhạy bén khi chọn câu trả lời
đúng trong bài tập trắc nghiệm .
Phương pháp dùng công thức giải nhanh toán trắc nghiệm hóa học hữu cơ
góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, là một chìa khóa vạn năng giúp Học sinh
giải các bài tập chính xác và đi đến kết quả trong thời gian ngắn nhất, tự tin
trong các kì thi.
Vì vậy Giáo viên luôn luôn nghiên cứu tự học hỏi không ngừng, luôn luôn
tìm tòi những phương pháp giải bài tập ngắn gọn và nhanh nhất để giảng dạy
cho Học sinh. Cái đích cuối cùng là tỉ lệ đậu rất cao.

- Trước khi áp dụng :

18


Lớp

11A
11D

Sĩ số Năm Học 2014-2015
Giỏi
Khá
46
43

SL
5
1


%
10,8
2,5

SL
15
12

%
32,6
27,5

Trung Bình

Yếu

SL
17
20

SL
9
11

%
37
45,5

%

19,6
24,5

- Sau khi áp dụng :
Lớp

12A
12D
10D
10B

Sĩ số Năm Học 2015-2016
Giỏi
Khá
46
42
42
41

SL
15
7
9
25

%
32,6
17
21,3
61


SL
20
20
23
15

%
43,4
47,6
54,7
36

Trung Bình

Yếu

SL
11
13
8
1

SL
0
2
2
0

%

24
31
19
2

%
0
4,4
5
0

19


C-KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu đề tài này ,tôi thấy phương pháp luyện tập
thông qua sử dụng bài tập là một trong các phương pháp quan trọng để nâng cao
chất lượng dạy học bộ môn và góp phần nâng cao hứng thú học tập bộ môn.
Việc giảng dạy phương pháp giải bài tập trắc nghiệm khách quan là một
khâu không thể thiếu trong tiết luyện tập Hóa học. Để giờ luyện tập thêm sinh
động, gây hứng thú học tập cho Học sinh và đạt hiệu quả cao. Giáo viên cần
phải lựa chọn phương pháp giải nhanh, cho mỗi chuyên đề và từng dạng bài tập
cụ thể .
Đề tài “Giải nhanh nhờ công thức giải nhanh toán trắc nghiệm hóa học vô
cơ ” có phạm vi áp dụng trong giải nhanh trắc nghiệm hóa học vô cơ lớp 10, 11,
lớp 12, đề thi tốt nghiệp và đại học, cao đẳng hiện nay và đạt hiệu quả cao. Đề
tài này có khả năng áp dụng trong phạm vị rộng trong ngành Giáo dục.
Sự đóng góp ý kiến chân tình của quí thầy cô chính là động lực thúc đẩy tôi
hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và góp phần vào việc giảng dạy môn Hóa học
ở trường phổ thông ngày càng phát triển Tuy nhiên để rèn luyện tính suy luận

củng cố kiến thức về phản ứng hoá học cho học sinh và rèn kĩ năng giải bài tập
hoá học. Do đó là giáo viên chuyên nghành Hoá tôi thấy nên giới thiệu kinh
nghiệm áp dụng công thức giải nhanh toán hóa học vô cơ một cách hệ thống cho
học sinh khi giải bài tập hóa học ,bắt đầu từ lớp 10,11,rồi sang lớp 12 thì củng
cố và nâng cao hơn ,giúp các em nâng cao kiến thức ,tạo sự say mê trong học tập
và có vốn kiến thức để thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng.
Trong quá trình nghiên cứu ,vì thời gian có hạn ,nên tôi chỉ nghiên cứu
một phần trong các phương pháp giải bài tập hoá học ,số lượng bài tập vận dụng
chưa được nhiều và không tránh khởi những thiếu sót .Tôi rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo và các đồng nghiệp.
Hiện nay tôi thấy hầu hết các giáo viên đều vận dụng kinh nghiệm giảng
dạy từ bản thân trong quá trình giảng dạy, mặt khác tham khảo qua các SKKN
của đồng nghiệp thì kết quả giảng dạy trong nhà trường sẽ thu được kết quả cao
hơn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn ban giám hiệu nhà trường, sở giáo
dục đào tạo đã tạo điều kiện cho tôi được thể hiện kinh nghiệm của mình trong
công tác giảng dạy.
Thanh Hoá, ngày 10 tháng 05 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết,
không sao chép của người khác.
Lê Thị Thu

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giải nhanh trắc nghiệm khách quan hoá hoc của NGUYỄN ĐÌNH ĐỘ ?
(CHỦ BIÊN)-NGUYỄN NGÔ HOÀ
2.BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN HOÁ HỌC
CỦA ĐẶNG THỊ OANH (CHỦ BIÊN )-PHẠM NGỌC BẰNG-TRƯƠNG

DUY QUYỀN-LƯƠNG VĂN TÂM-LÊ HẢI NAM
3.ÔN TẬP VÀ TỰ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HOÁ HỌC 12 CỦA NGUYỄN
VĂN HỮU(CHỦ BIÊN)-HOÀNG THỊ BẮC-NGUYỄN BÍCH LAN
4.CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN HOÁ –NGÔ NGỌC AN
5.CƠ SỞ HOÁ HỌC CỦA NGUYỄN TINH DUNG
6. 10 phương pháp giải hóa trên www.dethiviolet.com
7. Phân dạng và phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm khách quan của
Hoàng Văn Đoàn
8. Phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm HÓA VÔ CƠ của Phạm Đức
Bình và Lê Thị Tam.
9.Cơ sở lý thuyết hóa vô cơ của Th.s Nguyễn Văn Thân.
10.Mạng INTERNET

21


Mục lục
Trang
A-Mở
đầu .....................................................................................................................1
I-Lý do chọn đề tài......................................................................................1
II-Mục đích nghiên cứu...............................................................................1
III-Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................2
IV-Phương pháp nghiên cứu........................................................................2
V-Kế hoạch thực hiện đề tài........................................................................2
B-Nội dung..................................................................................................3
I: Nội dung định luật và các dạng toán cơ bản...........................................4
II: Các dạng bài tập và phương pháp giải ..................................................4
III- Hiệu quả của đề tài...............................................................................18
C-Kết luận...................................................................................................20

Tài liệu tham khảo.......................................................................................21

.

22



×