Tải bản đầy đủ (.pdf) (438 trang)

Chinh phục đề thi thpt quốc gia môn Sinh Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.15 MB, 438 trang )

Chinh phục đề thi
THPT Quốc gia
môn Sinh học
tập 3

Chữ ký và lời chúc của tác giả hoặc thành viên Lovebook

..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Sách gốc phải có chữ ký của tác giả hoặc của thành viên Lovebook. Bất kể cuốn

..................................................................................................................................................
sách nào không có chữ ký đều là sách lậu, không phải do Lovebook phát hành.
Lời chúc
& kí tặng

..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................


...............

LOVEBOOK.VN


Chinh phục đề thi THPT Quốc gia môn Sinh học – Tập 3

Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi
đầu trước giông tố!
Đặng Thùy Trâm
Hãy phấn đấu vươn lên không chỉ bằng khối óc mà
bằng cả con tim của mình nữa!
Lương Văn Thùy
LOVEBOOK tin tưởng chắc chắn rằng em sẽ
đỗ đại học một cách tự hào và hãnh diện nhất!

Bản quyền thuộc về Công Ty Cổ Phần Giáo Dục Trực Tuyến Việt Nam – VEDU Corp
Không phần nào trong xuất bản phẩm này được phép sao chép hay phát hành dưới bất kỳ hình thức hoặc phương
tiện nào mà không có sự cho phép trước bằng văn bản của công ty.


GIA ĐÌNH LOVEBOOK

CHINH PHỤC
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA
MÔN SINH HỌC – TẬP 3
Sách dành cho:
 Học sinh lớp 12 chuẩn bị cho kì thi Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng (KÌ THI THPT QUỐC GIA 2016)
 Học sinh lớp 10, 11: Tự học Sinh học, chuẩn bị sớm và tốt nhất cho KÌ THI THPT QUỐC GIA
 Học sinh mất gốc Sinh học, học kém Sinh học, sợ Sinh học, thiếu phương pháp và kĩ năng giải toán

Sinh học
 Học sinh muốn đạt 9,10 trong kì thi Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng (KÌ THI THPT QUỐC GIA 2016)
 Học sinh thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông
 Thí sinh đại học muốn ôn thi lại môn Sinh học
 Người yêu thích môn Sinh học.

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


NHÀ XUẤN BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
16 Hàng Chuối – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Điện thoại: Biên tập – Chế bản: (04) 39714896;
Quản lý xuất bản: (043) 9728806; Tổng biên tập: (04) 397 15011
Fax: (04) 39729436

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Giám đốc – Tổng biên tập: TS. PHẠM THỊ TRÂM
Biên tập:
Chế bản: CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN VIỆT NAM – VEDU CORP
Trình bày bìa: NGUYỄN SƠN TÙNG
Sửa bản in: LƯƠNG VĂN THÙY – NGUYỄN THỊ CHIÊN – TĂNG HẢI TUÂN
Đối tác liên kết xuất bản:
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN VIỆT NAM – VEDU CORP
Địa chỉ: 101 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội

SÁCH LIÊN KẾT
CHINH PHỤC ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC TẬP 3
Mã số: 1L – 590 ĐH2015
In 1000 cuốn, khổ 29,7 x 21cm tại Nhà máy In Bộ Tổng Tham Mưu – Bộ Quốc Phòng

Địa chỉ: Km13 Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội
Số xuất bản: 2919 – 2015/CXB,IPH/14- 347/ĐHQGHN, ngày 06/10/2015
Quyết định xuất bản số: 606 LK-TN/ QĐ – NXBĐHQGHN, ngày 26/10/2015
In xong và nộp lưu chiểu năm 2015.


LỜI MỞ ĐẦU
Từ năm học 2014-2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra hình thức thi kết hợp giữa kì
thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, bổ túc Trung học phổ thông và tuyển sinh vào các trường
Đại học, Cao đẳng – gọi là kì thi THPT Quốc gia.
Với hình thức thi như vậy, cấu trúc đề thi có phần khác so với các năm còn lại. Như trong
đề thi môn Sinh học, 30 câu đầu là những câu khá dễ dàng ăn điểm được, phục vụ cho thi Tốt
nghiệp. 20 câu sau ở mức độ từ trung bình khá trở lên, càng về sau càng khó nhằm hướng đến
đối tượng thi Đại học, Cao đẳng.
Để làm một bài thi THPT Quốc gia đạt kết quả tốt, thí sinh cần nắm chắc kiến thức từ
những cái cơ bản nhất, đến những kiến thức nâng cao, nắm toàn diện kiến thức, hiểu sâu sắc mọi
khía cạnh của vấn đề, và một điều quan trọng không kém đó là kĩ năng làm bài. Có kiến thức
mà không có kĩ năng thì sẽ không thể hoàn thành sớm và kịp thời gian. Vấn đề đặt ra là không
chỉ làm được mà phải làm trong thời gian nhanh nhất có thể.
Để đáp ứng nhu cầu của các bạn học sinh về tư liệu, các đề thi thử dùng cho ôn tập, củng
cố kiến thức và rèn luyện nâng cao kĩ năng làm bài, nhóm Sinh học gia đình Lovebook biên soạn
cuốn sách “Chinh phục đề thi THPT Quốc gia môn Sinh học – Tập 3” dựa trên sự thành công
bộ “Tuyển tập 90 đề thi Quốc gia môn Sinh học” trước đây.
Với những kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm biên tập, chúng tôi đã cố gắng
loại bỏ đi những bài toán nằm ngoài chương trình thi, cập nhật thêm xu hướng bài tập đồ thị, và
tuyển chọn các đề thi hay và đưa ra lời giải ngắn gọn mà chính xác theo phong cách làm bài trắc
nghiệm. Hi vọng, cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo quý báu và bổ ích dành cho các em học sinh
trung học phổ thông nói chung và giúp các em học sinh lớp 12 nói riêng trong kì thi THPT Quốc
gia sắp tới có một kết quả thật tốt. Ngoài ra, để tăng hiệu quả luyện cuốn đề này, các em nên kết
hợp với 2 cuốn “Chinh phục lý thuyết Sinh học” và “Chinh phục bài tập Sinh học”. Với nền tảng

kiến thức của hai cuốn chuyên đề này, việc luyện đề trong bộ sách “Chinh phục đề thi THPT
quốc gia” sẽ trở nên dễ dàng và tốc độ hơn.
Mặc dù đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để hoàn thiện cuốn sách nhưng cuốn
sách chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi sai sót vì thời gian và kiến thức còn hạn chế. Chúng tôi
rất mong nhận được các ý kiến đóng góp về nội dung của cuốn sách từ các bạn học sinh, sinh
viên, các thầy cô giáo để những lần tái bản tiếp theo cuốn sách sẽ được hoàn thiện hơn.
Mọi ý kiến đóng góp của các bạn, các thầy cô xin vui lòng gửi về địa chỉ
o Hòm thư điện tử tổ trưởng tổ Sinh học Vedu:
o Diễn đàn chăm sóc sử dụng sách: vedu.vn/forums/
Đội ngũ tác giả xin chân thành cảm ơn!!!


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người cha, người mẹ đã
sinh thành ra chúng tôi và nuôi nấng chúng tôi lên người. Cha mẹ luôn là hậu phương vững chắc
trong cuộc sống của chúng tôi.
Thứ hai, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới những thầy cô đã không quản
ngày đêm truyền đạt lại kiến thức, giúp chúng tôi đạt được kết quả như ngày hôm nay.
Cô Diệp Như Quỳnh – THPT chuyên Lê Quý Đôn – Ninh Thuận
Thầy Trần Văn Trung – THPT chuyên Lê Quý Đôn – Ninh Thuận
Cô Đoàn Thị Thục Loan – THPT chuyên Lê Quý Đôn – Ninh Thuận
Thầy Trần Nhật Quang – THPT chuyên Lê Quý Đôn – Ninh Thuận
Cô Nguyễn Thị Bích Vân – THPT chuyên Lê Quý Đôn – Ninh Thuận
Thầy Phạm Đức Minh – THPT Nguyễn Hữu Huân
Thầy Hoàng Hải Châu – THPT Nguyễn Hữu Huân
Cô Võ Thị Hoa ––THPT Nguyễn Hữu Huân
Cô Phạm Thị Như Oanh – Trường Cao Đẳng Bến Tre
Cảm ơn các anh em trong tổ Sinh học công ty Vedu: Anh Lê Thế Kiên (tác giả Chinh phục
bài tập Sinh học), chị Nguyễn Ngọc Ánh Trang (sinh viên năm 2 – ĐH Y Hà Nội). Sự đóng góp
của các bạn thực sự rất thiết thực và quan trọng.

Cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới anh Lương Văn Thùy – Giám đốc điều hành
công ty Vedu, sáng lập viên GSTT GROUP – người đã luôn động viên và hỗ trợ chúng tôi trong
quá trình hoàn thiện cuốn sách.
Một lần nữa, đội ngũ tác giả xin chân thành cảm ơn!!!


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH
1. Hướng dẫn cách luyện đề.
Các đề trong cuốn sách này có số lượng câu dễ ở mức vừa phải, không quá nhiều câu dễ (30 câu)
giống như đề thi THPT Quốc gia năm nay. Vì chúng ta chưa biết các năm tới sự phân bố câu dễ, khó
trên một đề thi thay đổi như thế nào.
Khi bắt đầu luyện, hãy để cho tâm lí thoải mái nhất có thể !
Hãy nhớ, bạn đang bắt đầu luyện đề, do đó, đừng trông chờ vào việc mình phải làm đúng nhiều
câu và trong đúng thời gian quy định trong những đề đầu tiên.
Làm những đề đầu tiên, hãy để thời gian làm thật thoải mái, không nhất thiết là 90 phút mà 120
phút hoặc 150 phút cũng được. Nghĩ thật kĩ, nghĩ lâu cũng được, đến khi không làm được nữa thì thôi.
Sau đó, đọ đáp án và ghi điểm vào bảng kết quả.
Nếu điểm tốt, chúc mừng bạn, hãy phát huy và làm các đề tiếp theo, chú ý đến tốc độ làm bài,
tăng tốc độ lên!
Nếu điểm xấu hoặc điểm không như mong muốn thì cũng chúc mừng bạn! Vì bạn thuộc 90% đại
đa số học sinh khi bắt đầu luyện đề. Đừng nản, vì điều đó là quá bình thường. Hãy nhìn lại các câu mà
mình làm sai, và phải biết được vì sao mình sai. Ghi chú lại, rút kinh nghiệm dần dần.
Quan trọng nhất khi luyện đề: kiên trì, chăm chỉ !!!
2. Đọc lời giải có câu không hiểu, bạn nên làm gì?
Đừng ngại ngần, hãy đi hỏi !!!
- Hỏi bạn bè cùng lớp. Học thầy không tày học bạn.
- Hỏi thầy cô giáo trên lớp.
- Hỏi bạn bè trên cộng đồng mạng
- Bạn hãy đăng những thắc mắc trong quá trình sử dụng sách lên diễn đàn chăm sóc sử dụng sách
của nhà sách Lovebook để được hỗ trợ tốt nhất: vedu.vn/forums/

3. Ghi chú, đánh dấu
Trong quá trình luyện đề, bạn nên lấy bút màu đánh dấu vào những câu mà bạn còn nhầm lẫn,
những bài toán mà các bạn làm sai và những câu mà bạn thấy quan trọng. Trước khi thi 2 tháng, bạn nên
đọc lại toàn bộ những phần mình đã đánh dấu bằng bút màu trước đây để tránh việc lặp lại sai lầm khi
bước vào kì thi chính thức.
4. Kết hợp với bộ sách chuyên đề.
Trong quá trình sử dụng sách, để đạt được hiệu quả cao nhất, tốt nhất bạn nên có một bộ chuyên
đề. Để làm gì ? Khi làm đề, gặp phải những bài toán, những dạng toán và những kiến thức lý thuyết mà
bạn chưa nắm vững, bộ chuyên đề là cuốn cẩm nang dành cho bạn ôn lại những kiến thức đó.


Mục lục

Đề số 01

…………………………………………………………………

13

Đề số 02

…………………………………………………………………

36

Đề số 03

57

Đề số 04


79

Đề số 05

100

Đề số 06

…………………………………………………………………

123

Đề số 07

…………………………………………………………………

143

………

………

…………………………………………………………………

………

…………………………………………………………………

………


…………………………………………………………………

………

………

………

Đề số 08

163

Đề số 09

…………………………………………………………………

187

Đề số 10

…………………………………………………………………

208

Đề số 11

…………………………………………………………………

230


Đề số 12

…………………………………………………………………

253

Đề số 13

…………………………………………………………………

274

Đề số 14

…………………………………………………………………

296

Đề số 15

…………………………………………………………………

318

Đề số 16

…………………………………………………………………

336


Đề số 17

…………………………………………………………………

352

Đề số 18

…………………………………………………………………

370

Đề số 19

…………………………………………………………………

389

………

………

…………………………………………………………………

………

………

………


………

………

………

………

………

………

………

Đề số 20

…………………………………………………………………

405

Đề số 21

…………………………………………………………………

423

………

………



Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học

Lovebook.vn

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CUỐN SÁCH

I- SƠ ĐỒ PHÁT TRIỂN CUỐN SÁCH

𝐅𝟏
(T9/2014)

𝐅𝟐
(T9/2015)

PHẠM THỊ THANH THẢO
NGUYỄN NGỌC HOÀN BĂNG
LƯƠNG THANH HÀO – NGUYỄN NGỌC HIỀN
PHAN PHƯƠNG NAM – TRƯƠNG QUỐC HÀO

PHẠM THỊ THANH THẢO

II- GIỚI THIỆU CHI TIẾT THÀNH VIÊN
1. PHẠM THỊ THANH THẢO
Sinh nhật: 18/12/1995
Học vấn: Sinh viên Đại họcY thành phố Hồ Chí Minh
Quê quán: Thống Nhất - Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận
Sở thích: Nấu ăn, nghe nhạc pop, rock, đọc sách, lướt face chém
gió.

Câu nói yêu thích: Nếu bạn không thích điều gì, hãy thay đổi điều
đó. Nếu bạn không làm được, hãy thay đổi thái độ của bạn. Đừng
than phiền.
- Maya Angelou Phương châm sống: Đừng để quan điểm của người khác về bạn
trở thành hiện thực của bạn.
2. NGUYỄN NGỌC HOÀN BĂNG
Sinh ngày: 18/9/1996.
Quê quán: Bến Tre.
Sở thích: Đi dạo tập thể dục, đánh LOL
Học vấn: Sinh viên năm 2, ngành Y đa khoa - Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh.
Facebook: />Câu nói ưa thích: “Nếu mình không học nhiều, mình sẽ học nhiều
hơn”
Phương châm sống: Mỗi ngày hãy cố gắng một chút, đừng để
thời gian qua đi không có ý nghĩa.

Phạm Thị Thanh Thảo

Nguyễn Ngọc Hoàn Băng


Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học

Lovebook.vn

3. LƯƠNG THANH HÀO
Sinh ngày: 18/12/1996.
Quên quán: TP Hồ Chí Minh.
Sở thích: Hát, xem phim.
Học vấn: Bác Sỹ Đa Khoa - ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Facebook: />Câu nói ưa thích: "Ai nói gì là chuyện của họ, nếu thấy tổn thương
là do bạn yếu đuối"
Phương châm sống: Dù còn một giây hy vọng, vẫn phải cố gắng.

4. NGUYỄN NGỌC HIỀN
Sinh nhật: 02/10/1995
Quê quán: Hợp Hòa - Tam Dương - Vĩnh Phúc
Sở thích: Đọc sách, nghe nhạc, chụp ảnh phong cảnh, lang thang
một mình...
Học vấn: Bác sĩ đa khoa Học viện quân Y
Facebook:
Câu nói yêu thích: Cuộc đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi
đầu trước giông tố.
Phương châm sống: Đừng bao giờ đánh mất niềm tin của chính
mình, vì chỉ khi có niềm tin sự hi vọng mới là lý do để giúp ta cố
gắng mỗi ngày. Hãy cho đi khi có thể, vì như vậy bạn sẽ cảm thấy
cuộc sống thật ý nghĩa.

Lương Thanh Hào

Nguyễn Ngọc Hiền

5. PHAN PHƯƠNG NAM
Ngày sinh: 29/12/1994.
Quê quán: Minh Thành-Yên Thành-Nghệ An.
Sở thích: Đi lang thang.
Học vấn: Bác sỹ đa khoa hệ quân Học Viện Quân Y.
Fabook: />Câu nói yêu thích: Thời gian hãy trở lại, cho yêu thương tràn về
(trong phim Secret của Jay Chou).
Phương châm sống: Cứ cố gắng hết sức rồi mọi sự sẽ thành công.

6. TRƯƠNG QUỐC HÀO
Ngày sinh: 01/01/1996.
Quê quán: Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận.
Sở thích: bóng đá, tennis, cờ vua, sách, phim US-UK.
Học vấn: Bác sỹ đa khoa - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Fabook: />Câu nói yêu thích : Kẻ mạnh chưa chắc đã là kẻ chiến thắng, mà
kẻ chiến thắng mới chính là kẻ mạnh (Franz Beckenbauer)
Phương châm sống: Hãy làm những gì mình thích trong một mục
tiêu định mức.

Phan Phương Nam

Trương Quốc Hào (bên phải)


Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0

Your dreams – Our mission

01
Câu 1. Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A) gấp 3 lần số
nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có chiều
dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Cho các phát biểu sau:
1. Số lượng nucleotit từng loại của gen B là A=T= 300; G=X=900.
2. Số lượng nucleotit từng loại của gen b là A=T= 301; G=X= 899.
3. Tổng số liên kết hidro của alen b là 2699 liên kết.
4. Dạng đột biến xảy ra là mất một cặp nucleotit G-X nên số lượng liên kết hidro của alen b giảm so với
gen B.
5. Dạng đột biến xảy ra là thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. Đây là dạng đột biến có thể làm thay đổi trình
tự axit amin trong protein và làm thay đổi chức năng của protein.

Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2. Một con chuột có vấn đề phát triển, nhưng vẫn còn khả năng sinh sản, được kiểm tra bởi một nhà di
truyền học - người phát hiện ra rằng chuột này có 3 nhiễm sắc thể 21. Có bao nhiêu kết luận chắc chắn
đúng khi dựa vào thông tin này?
1. Quả trứng đã được thụ tinh để tạo ra con chuột này có hai nhiễm sắc thể 21.
2. Tinh trùng được thụ tinh để tạo ra con chuột này có hai nhiễm sắc thể 21.
3. Giao tử được tạo ra bởi con chuột này sẽ có cả giao tử bình thường (một nhiễm sắc thể 21) và giao tử
bất thường (hai nhiễm sắc thể 21).
4. Chuột này sẽ sinh ra các con chuột con đều có 3 nhiễm sắc thể 21.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3. Xơ nang là một bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra, bệnh này phát sinh do có trở
ngại trong việc vận chuyển các ion giữa tế bào và ngoại bào. Bệnh này thường gây chết người và hầu hết
người bị chết ở độ tuổi trẻ. Một đứa trẻ được chuẩn đoán mắc bệnh, nhưng cha mẹ của mình hoàn toàn
khỏe mạnh. Tuyên bố nào là đúng?
A. Bố hoặc mẹ là đồng hợp tử về gen gây bệnh xơ nang.
B. Những đứa con sau này của cặp vợ chồng trên có thể bị bệnh với xác suất là 1/4
C. Các con là dị hợp tử gen gây bệnh xơ nang.
D. Con trai dễ mắc bệnh xơ nang hơn (so với con gái).
Câu 4. Điều nào sau đây đúng về tác nhân gây đột biến?
1. Tia UV làm cho hai bazơ nitơ Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau.
2. Nếu sử dụng 5BU, thì sau ba thế hệ một codon XXX sẽ bị đột biến thành codon GXX.
3. Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G-X bằng A-T.
4. Virut cũng là tác nhân gây nên đột biến gen.

5. Để tạo đột biến tam bội người ta xử lý hợp tử 2n bằng côxixin.
6. Tần số đột biến gen không phụ thuộc vào tác nhân đột biến.
7. Trong điều kiện nhân tạo, người ta có thể sử dụng các tác nhân gây đột biến tác động lên vật liệu di
truyền làm xuất hiện đột biến với tần số cao hơn rất nhiều lần.
8. Acridin được chèn vào mạch khuôn cũ sẽ tạo nên đột biến mất một cặp nucleotit.
Có bao nhiêu ý đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
LOVEBOOK.VN | 13


Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0

Your dreams – Our mission

Câu 5. Hai gen A và B cùng nằm trong cùng 1 tế bào. Khi tế bào trải qua nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo
ra số tế bào con có tổng số Nu thuộc hai gen đó là 28800, quá trình này đòi hỏi môi trường cung cấp cho cả
hai gen 25200 nucleotit tự do. Để tạo ra các gen con của A, quá trình đã phá vỡ tất cả 20475 liên kết hydro
còn ở gen B đã hình thành tất cả 23520 liên kết hidro. Khi gen A nhân đôi 1 lần nó đòi hỏi môi trường nội
bào cung cấp số Nu bằng

2
số Nu cung cấp để gen B nhân đôi 2 lần. Cho các phát biểu sau:
3

1. Gen A nhân đôi 3 lần và gen B nhân đôi 4 lần.
2. Gen A và gen B nhân đôi 4 lần.
3. Tổng số nucleotit của gen A là 2400.

4. Chiều dài của gen B là 2040 A0.
5. Số lượng từng loại nucleotit của gen A là A=T= 700; G=X=500.
6. Số lượng từng loại nucleotit của gen B là A = T = 240; G=X= 360.
7. Số lượng từng loại nucleotit của gen A là A= T= 675; G=X= 525.
Trong số những nhận xét trên có bao nhiêu nhận xét không đúng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 6. Phương pháp để xác định được nguyên tắc nhân đôi của ADN là:
A. Khuếch đại gen trong ống nghiệm và theo dõi kết quả nhân đôi ADN.
B. Đếm số lượng đoạn Okazaki trong quá trình nhân đôi ADN.
C. Chiếu xạ Rơn gen rồi theo dõi kết quả nhân đôi ADN.
D. Đánh dấu phóng xạ các nucleotit rồi theo dõi kết quả nhân đôi ADN.
Câu 7. Cho các phát biểu sau:
1. Operon Lac ở E.Coli điều hòa tổng hợp các enzim giúp chúng sử dụng đường lactozo.
2. Điều hòa hoạt động gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
3. Trong Operon Lac, mỗi gen đều có vùng điều hòa riêng nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc.
4. Trong Operon Lac, mỗi gen tạo ra một phân tử mARN riêng biệt.
5. Điều hòa phiên mã là điều hòa lượng protein được tạo ra.
6. Vùng khởi động là nơi mà enzim ARN polymeraza bám vào và khởi động phiên mã.
7. Gen điều hòa R trong Operon Lac quy định tổng hợp protein ức chế.
Gọi a là số phát biểu đúng, b là số phát biểu sai, các em hãy cho biết biểu thức nào phản ánh đúng mối liên
hệ giữa a và b?
A. 2a-3 = b
C. 2a = b
2
2
B. a +7 = b
D. a+2 = b

Câu 8. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen là A và B tương tác với nhau quy
định. Nếu trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại gen trội
A hoặc B hay toàn bộ gen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Tính trạng chiều cao cây do một gen gồm hai
alen là D và d quy định, trong đó gen D quy định thân thấp trội hoàn toàn so với alen d quy định thân cao.
Cho phép lai ♂ AaBbDd × ♀ aabbDd, trong số những phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

7
.
16
1
2. Đời con có kiểu gen AabbDD chiếm tỉ lệ là
.
16
1. Đời con có kiểu hình giống mẹ chiếm tỉ lệ là

3. Đời con có kiểu hình hoa trắng, thân cao chiếm tỉ lệ là
4. Đời con có kiểu hình khác bố chiếm tỉ lệ là

6
.
16

13
.
16

A. 1,2
B. 2,4
C. 3,4
D. 1,4

Câu 9. Ở một loài thực vật, dạng quả do 1 gen có 2 alen trội lặn hoàn toàn qui định: A quy định quả tròn, a
qui định quả dài. Màu hoa do 2 gen phân li độc lập qui định: B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b qui
định hoa vàng; màu hoa chỉ được biểu hiện khi trong kiểu gen có alen trội D, khi trong kiểu gen không có D
14 | LOVEBOOK.VN


Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0

Your dreams – Our mission

thì cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây có kiểu hình quả tròn, hoa đỏ (P) tự thụ phấn thu được F1 có tỉ lệ các
loại kiểu hình như sau: 37,5% cây quả tròn, hoa đỏ: 25% cây quả tròn, hoa trắng: 18,75% cây quả dài, hoa
đỏ: 12,5% cây quả tròn, hoa vàng: 6,25% cây quả dài, hoa vàng. Cho biết không xảy ra đột biến và cấu trúc
NST ở hai giới không thay đổi trong giảm phân. Kiểu gen của cây P là:

AB
AD
Ab
Ad
B.
C.
D.
Dd .
Bb .
Dd .
Bb .
ab
ad
aD
aB

Câu 10. Ở chuột, khi lai giữa một cặp bố mẹ đều thuần chủng và mang kiểu gen khác nhau, người ta thu
A.

được F1 đồng loạt lông xoăn, tai dài. Cho F1 giao phối với nhau, ở F2 xuất hiện kết quả như sau:
Chuột cái: 108 con lông xoăn, tai dài; 84 con lông thẳng, tai dài.
Chuột đực: 55 con lông xoăn, tai dài; 53 con lông xoăn, tai ngắn; 43 con lông thẳng, tai ngắn: 41 con lông
thẳng, tai dài.
Biết tính trạng kích thước tai do 1 cặp gen qui định. Nếu cho các chuột đực có kiểu hình lông xoăn, tai
ngắn và các chuột cái có kiểu hình lông xoăn, tai dài ở F2 ngẫu phối thì tỉ lệ chuột cái đồng hợp lặn về tất cả
các cặp gen thu được ở đời con là bao nhiêu?
A. 1/1296.
B. 1/2592.
C. 1/648.
D. 1/324.
Câu 11. Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, đặc điểm nào sau đây có ở cả enzim ARN – pôlimeraza
và enzim ADN – pôlimeraza?
(1) Có khả năng tháo xoắn phân tử ADN.
(2) Có khả năng tổng hợp mạch pôlinuclêôtit mới theo chiều 5’ – 3’ mà không cần đoạn mồi.
(3) Có khả năng tách hai mạch của ADN mẹ.
(4) Có khả năng hoạt động trên cả hai mạch của phân tử ADN.
(5) Có khả năng lắp ráp các nuclêôtit của mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với các nuclêôtit của mạch
ADN khuôn.
Phương án đúng là:
A. 4, 5.
B. 1, 2, 3.
C. 1, 2, 3, 4, 5.
D. 1, 3, 4, 5.
Câu 12. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 1 cặp gen qui định. Cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa
trắng F1 thu được 100% cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ ở đời F1 lai với cây hoa trắng P thu được Fa. Cho các cây
Fa tạp giao với nhau, ở F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa trắng: 43,75% cây hoa đỏ. Tính xác suất

để chọn được 4 cây hoa đỏ ở F2 mà khi cho các cây này tự thụ phấn thì tỉ lệ hạt mọc thành cây hoa trắng
chiếm 6,25%.
A. 6/2401.
B. 32/81.
C. 24/2401.
D. 8/81.
Câu 13. Tế bào sinh tinh của một loài động vật có trình tự các gen như sau:
+ Trên cặp NST tương đồng số 1: NST thứ nhất là ABCDE và NST thứ hai là abcde.
+ Trên cặp NST tương đồng số 2: NST thứ nhất là FGHIK và NST thứ hai là fghik.
Loại tinh trùng có kiểu gen ABCde và Fghik xuất hiện do cơ chế:
A. Chuyển đoạn không tương hỗ.
B. Phân li độc lập của các NST.
C. Trao đổi chéo.
D. Đảo đoạn.
Câu 14. Ở người nhóm máu MN được quy định bởi cặp alen đồng trội.LM,LN. Người có nhóm MN có kiểu gen
LMLN. Người có nhóm máu MM có kiểu gen L M L M .Nhóm máu NN có kiểu gen L N LN.Trong một gia đình mà
cả bố và mẹ đều có nhóm máu MN thì xác suất họ có 6 con trong đó 3 con nhóm M, 2 con có nhóm MN, và 1
con có nhóm N sẽ là:
A.30/256
B.15/256
C.4/16
D.9/16
Câu 15. Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nào sau
đây?
1 - Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài.
2 - Áp lực chọn lọc tự nhiên.
3 - Hệ gen đơn bội hay lưỡng bội.
4 - Nguồn dinh dưỡng nhiều hay ít.
5 - Thời gian thế hệ ngắn hay dài.
A. 1, 2, 3, 4.

B. 1, 3, 4, 5.
C. 1, 2, 3, 5.
D. 2, 3, 4, 5.
LOVEBOOK.VN | 15


Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0

Your dreams – Our mission

Câu 16. Cho biết ở người gen A quy định tính trạng phân biệt được mùi vị. Alen a quy định không phân biệt
được mùi vị. Trong 1 cộng đồng tần số alen a=0,4, cho một cặp vợ chồng đều có kiểu hình phân biệt được
mùi vị. Cho các phát biểu sau:
1. Xác suất cặp vợ chồng này sinh một con trai không phân biệt được mùi vị là 8,16%.
2. Xác suất cặp vợ chồng này sinh một con trai phân biệt được mùi vị và một con gái không phân biệt
được mùi vị là 3,06%.
3. Cặp vợ chồng trên sinh được một người con phân biệt được mùi vị. Xác suất để đứa con phân biệt
được mùi vị là con trai và mang kiểu gen dị hợp là 25%. Biết người chồng mang kiểu gen Aa.
4. Xác suất để vợ chồng này sinh 2 người con trai không phân biệt được mùi vị và 1 người con gái phân
biệt được mùi vị là 1,14%.
Trong số những phát biểu này, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 17. Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm về chọn lọc tự nhiên của Đacuyn ở những điểm
nào sau đây?
1. Chọn lọc tự nhiên không tác động riêng lẽ đối với từng gen mà đối với toàn bộ vốn gen, trong đó các
gen tương tác thống nhất.
2. Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động tới từng cá thể riêng lẽ mà tác động đối với cả quần thể, trong

đó các cá thể quan hệ ràng buộc với nhau.
3. Chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật.
4. Làm rõ vai trò của chọn lọc tự nhiên theo khía cạnh là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.
A. 2, 3, 4.
B. 2, 3.
C. 1, 2, 3, 4.
D. 1, 2, 4.
Câu 18. Vì sao hệ động vật và thực vật ở châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ có một số loài cơ bản giống nhau nhưng
cũng có một số loài đặc trưng?
A. Đầu tiên, tất cả các loài đều giống nhau do có nguồn gốc chung, sau đó trở nên khác nhau do chọn lọc
tự nhiên theo nhiều hướng khác nhau.
B. Đại lục Á, Âu và Bắc Mĩ mới tách nhau (từ kỉ Đệ tứ) nên những loài giống nhau xuất hiện trước đó và
những loài khác nhau xuất hiện sau.
C. Do có cùng vĩ độ nên khí hậu tương tự nhau dẫn đến sự hình thành hệ động, thực vật giống nhau, các
loài đặc trưng là do sự thích nghi với điều kiện địa phương.
D. Một số loài di chuyển từ châu Á sang Bắc Mĩ nhờ cầu nối ở eo biển Berinh ngày nay.
Câu 19. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp;
alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn
so với alen d quy định quả vàng; alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Tính
theo lí thuyết, phép lai (P):

AB DE AB DE
x
trong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình phát sinh
ab de ab de

giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b với tần số 30%, giữa các alen E và e
với tần số 20%. Cho các phát biểu sau:
1. F1 có kiểu hình thân cao, hoa trắng, quả đỏ, dài chiếm tỉ lệ là 5,46%.
2. F1 có kiểu hình thân thấp, hoa trắng, quả đỏ tròn chiếm tỉ lệ là 8,805%.

3. F1 có kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là 28,035%.
4. F1 có kiểu hình mang ít nhất 2 tính trạng trội có tỉ lệ lớn hơn 92%.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 20. Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.
B. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.
C. Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào.
D. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái mà không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực.

16 | LOVEBOOK.VN


Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0

Your dreams – Our mission

Câu 21. Cho các phương pháp tạo giống tiến hành ở thực vật:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.
(2) Cho thụ phấn khác loài kết hợp gây đột biến đa bội hoá.
(3) Dung hợp tế bào trần khác loài.
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
Các phương pháp tạo ra giống mới có độ thuần chủng cao nhất là:
A. (1), (4).
B. (1), (3).
C. (2), (3).
D. (2), (4).

Câu 22. Ý có nội dung không đúng khi nói về quá trình hình thành quần thể thích nghi là:
A. Môi trường tạo ra các kiểu hình thích nghi và qua quá trình chọn lọc tự nhiên các kiểu hình này sẽ
ngày càng phổ biến.
B. Môi trường chỉ đóng vai trò sàng lọc những cá thể có kiểu hình thích nghi trong số các kiểu hình có
sẵn trong quần thể mà không tạo ra các đặc điểm thích nghi.
C. Quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình tích lũy các alen cùng quy định kiểu hình thích
nghi.
D. Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ sinh sản, khả năng
phát sinh và tích lũy đột biến của loài cũng như áp lực chọn lọc tự nhiên.
Câu 23. Thí nghiệm của S. Miller đã chứng minh:
A. Các chất hữu cơ được hình thành từ các chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy.
B. Các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy trong điều kiện sinh học.
C. Các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất được hình thành nhờ con đường tổng hợp sinh học.
D. Ngày nay các hợp chất hữu cơ phổ biến vẫn được hình thành bằng con đường tổng hợp hóa học.
Câu 24. Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đối với sinh vật?
1. Biến đổi hình thái và sự phân bố.
2. Tăng tốc độ các quá trình sinh lý.
3. Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, hút nước và thoát nước của cây trồng.
4. Ảnh hưởng đến nguồn thức ăn và tiêu hóa của sinh vật.
A. (1), (2), (3).
B. (1), (3), (4).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (2), (3), (4).
Câu 25. Cho các nhận xét sau:
1. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều
kiện môi trường thay đổi.
2. Tuổi sinh lí là thời gian sống thực tế của cá thể.
3. Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
4. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy điều kiện môi trường
sống.

5. Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi và tiềm
năng sinh học của các cá thể cao.
6. Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật chỉ phụ thuộc vào thức ăn có trong môi trường.
7. Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.
8. Đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ J.
Trong số những phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 26. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như
sau:
Thế hệ
Kiểu gen AA
Kiểu gen Aa
Kiểu gen aa
F1
0,04
0,32
0,64
F2
0,04
0,32
0,64
F3
0,5
0,4
0,1
F4
0,6

0,2
0,2
F5
0,65
0,1
0,25
Một số nhận xét được rút ra như sau:
LOVEBOOK.VN | 17


Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0
(1) Tần số alen trội tăng dần qua các thế hệ.
(2) Chọn lọc tự nhiên tác động từ F3 đến F4 theo hướng loại bỏ kiểu hình trội
(3) Ở thế hệ F3 có thể đã có hiện tượng kích thước quần thể giảm mạnh.
(4) Ở thế hệ F1 và F2 quần thể không chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa.
(5) Hiện tượng tự phối đã xảy ra từ thế hệ F3.
Số phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 2.
C. 4.
Câu 27. Cho hình ảnh sau:

Your dreams – Our mission

D. 1.

Một số nhận xét về hình ảnh trên được rút ra như sau:
1. Hình ảnh trên diễn tả tế bào đang ở kì giữa của giảm phân II.
2. Tế bào tham gia giảm phân là tế bào thực vật.
3. Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở vùng chín của tế bào sinh dưỡng.

4. Ở kì giữa của giảm phân I, các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng
xích đạo của thoi phân bào.
5. Ở kì giữa của giảm phân I, các NST kép tương đồng có thể trao đổi các đoạn cromatit cho nhau.
6. Tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST có thể di chuyển về các cực của tế bào trong
quá trình bào.
Có bao nhiêu nhận xét không đúng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 28. Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do alen a nằm trên NST thường quy định, alen A quy định tai nghe bình
thường; bệnh mù màu do gen alen m nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định, alen M quy
định nhìn màu bình thường. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường. Bên vợ có anh trai bị mù màu, em
gái bị điếc bẩm sinh; bên chồng có mẹ bị điếc bẩm sinh. Những người còn lại trong gia đình trên đều có kiểu
hình bình thường. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh con đầu lòng là gái và không mắc cả 2 bệnh trên là:
A. 98%
B. 25%
C. 43,66%
D. 41,7%
Câu 29. Trong một khu bảo tồn ngập nước có diện tích 5000 ha. Người ta theo dõi số lượng cá thể của quần
thể Chim Cồng Cộc; năm thứ nhất khảo sát thấy mật độ cá thể trong quần thể là 0,25 cá thể/ha; năm thứ hai
khảo sát thấy số lượng cá thể của quần thể là 1350. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 2%/năm và không có
xuất-nhập cư. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Kích thước của quần thể tăng 6% trong 1 năm
B. Số lượng cá thể của quần thể ở năm thứ nhất là 1225 con
C. Tỉ lệ sinh sản của quần thể là 8%/năm
D. Mật độ cá thể ở năm thứ hai là 0,27 cá thể/ha.
Câu 30. Nhận định nào sau đây không đúng ?
A. Ở người, có những tính trạng không tuân theo quy luật di truyền như ở sinh vật.
B. Ở người, phương pháp nghiên cứu phả hệ gần giống phương pháp lai ở sinh vật.

C. Ở người, phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng có thể phát hiện các tính trạng có hệ số
di truyền cao.
D. Ở người, sử dụng phương pháp nghiên cứu tế bào không thể phát hiện ra bệnh máu khó đông.
Câu 31. Cho các thông tin sau:
(1) Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
(2) Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh
18 | LOVEBOOK.VN


Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0

Your dreams – Our mission

(3) Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường
(4) Tìm nguốn sống mới phù hợp với từng cá thể
Những thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của những cá thể cùng loài từ quần thể này sang
quần thể khác là:
A. (1),(2),(3)
B. (1),(3),(4)
C. (1),(2),(4)
D. (2),(3),(4)
Câu 32. Cho các thông tin sau:
(1) Các gen nằm trên cùng một cặp NST.
(2) Mỗi gen nằm trên một NST khác nhau.
(3) Thể dị hợp hai cặp gen giảm phân bình thường cho 4 loại giao tử.
(4) Tỉ lệ một loại kiểu hình chung bằng tích tỉ lệ các loại tính trạng cấu thành kiểu hình đó.
(5) Làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
(6) Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, nếu P thuần chủng, khác nhau về các cặp tính
trạng tương phản thì F1 đồng loạt có kiểu hình giống nhau và có kiểu gen dị hợp tử.
Những điểm giống nhau giữa quy luật phân li độc lập và quy luật hoán vị gen là:

A. 3,4,5
B. 1,4,6
C. 2,3,5
D. 3,5,6
Câu 33. Cho các mối quan hệ sinh thái sau:
1. Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào trong địa y.
2. Cây nắp ấm bắt chim sẻ.
3. Trùng roi và ruột mối.
4. Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng.
5. Chim mỏ đỏ và linh dương.
6. Vi khuẩn lam trên cánh bèo dâu.
7. Cây tầm gửi trên thây cây gỗ.
Có mấy ví dụ trong các ví dụ trên thuộc mối quan hệ cộng sinh?
A.6.
B. 5.
C.3.
D.2.
Câu 34. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen.
Nếu đột biến lệch bội xảy ra, tính theo lí thuyết, các thể một thuộc loài này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen
về các gen đang xét?
A. 5832.
B. 192.
C. 24576.
D. 2916.
Câu 35. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau:
(1) AaBb x aabb
(2) aaBb x AaBB
(3) aaBb x aaBb
(4) AABb x AaBb
(5) AaBb x AaBB (6) AaBb x aaBb

(7) AAbb x aaBb
(8) Aabb x aaBb
Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 2 loại kiểu hình?
A. 6
B. 5
C. 3
D. 4
Câu 36. Một người vô tình bỏ nhầm 4 quả trứng không được thụ tinh chung với 6 quả trứng đã được thụ
tinh và sau đó lấy ra ngẫu nhiên 5 quả cho ấp. Xác suất để số trứng đem ấp nở được ít nhất 1 con trống:
A. 7,28%
B. 41,12%
C. 63,88%
D. 85,34%
Câu 37. Cây lâu năm ở miền Bắc Việt nam, có những loài thực vật rụng lá vào mùa đông nhưng có những cây
rụng lá thường xuyên. Điều khẳng định nào sau đây là đúng với hiện tượng trên?
A. Cây rụng lá thường xuyên có giới hạn sinh thái rộng hơn cây rụng lá vào mùa đông.
B. Cây rụng lá thường xuyên có giới hạn sinh thái hẹp hơn cây rụng lá vào mùa đông.
C. Không thể khẳng định hiện tượng này liên quan đến giới hạn sinh thái của hai loài cây đã nêu.
D. Cây rụng lá theo cách khác nhau là do kiểu gen quy định.
Câu 38. Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai
ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này,
các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là :
A. Chim sâu, thỏ, mèo rừng.
B. Cào cào, chim sâu, báo.
C. Chim sâu, mèo rừng, báo.
D. Cào cào, thỏ, nai.

LOVEBOOK.VN | 19



Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0

Your dreams – Our mission

Câu 39. Trong quần thể người, những hội chứng bệnh liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể thường thấy ở
nhiễm sắc thể 21. Điều đó là do:
A. nhiễm sắc thể 21 nhỏ, chứa ít gen hơn phần lớn các nhiễm sắc thể thường khác, sự mất cân bằng gen
do thay đổi cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể 21 ít ảnh hưởng nghiêm trọng nên người vẫn có thể sống
được.
B. nhiễm sắc thể 21 cấu trúc dễ bị đột biến hơn các nhiễm sắc thể thường khác.
C. nhiễm sắc thể thường khác không xảy ra đột biến.
D. nhiễm sắc thể 21 chứa gen không quan trọng như phần lớn các nhiễm sắc thể thường khác, sự mất
cân bằng gen do thay đổi cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể 21 là ít nghiêm trọng nên người vẫn có thể
sống được.
Câu 40. Trong một quần thể ruồi giấm xét 2 cặp nhiễm sắc thể: cặp số I có hai locut (locut 1 có 2 alen,
locut 2 có 3 alen), cặp số II có 1 locut với 5 alen. Trên nhiễm sắc thể X ở vùng không tương đồng có 2
locut, mỗi locut đều có 2 alen. Biết các gen liên kết không hoàn toàn. Tính số kiểu gen tối đa được tạo
thành trong quần thể liên quan đến các locut trên.
A. 3890
B. 4410
C. 3560
C. 4340
Câu 41. Tháp dân số Việt nam thuộc dạng nào? Yếu tố quan trọng nhất dẫn đến hiện tượng đó là gì?
A. Tháp dân số trẻ. Do tỷ lệ sinh sản tăng.
B. Tháp dân số trẻ. Do chính sách nhập cư tạo điều kiện cho người nước ngoài nhập quốc tịch Việt nam
gia tăng.
C. Tháp dân số trẻ. Do tỷ lệ tử vong thấp vì chất lượng đời sống nâng cao một cách nhanh chóng.
D. Tháp dân số trẻ. Do nâng cao tỷ lệ sinh sản và tử vong, giữa nhập cư và di cư.
Câu 42. Khác biệt cơ bản giữa khối u lành tính và khối u ác tính là:
A. Khối u lành tính hình thành khi con người tiếp xúc với hóa chất hoặc tia phóng xạ, còn khối u ác tính

hình thành khi con người bị nhiễm virut.
B. Khối u lành tính không gây chèn ép lên các cơ quan trong cơ thể còn khối u ác tính thì có.
C. Khối u lành tính được hình thành do đột biến gen còn khối u ác tính do đột biến NST.
D. Các tế bào của khối u lành tính không có khả năng di chuyển vào máu và đi đến các nơi khác trong cơ
thể còn các tế bào của khối u ác tính thì có.
Câu 43. Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật?
(1) Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.
(2) Quần thể là tập hợp cá thể cùng loài.
(3) Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.
(4) Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.
(5) Các cá thể có kiểu gen giống nhau.
(6) Quần thể có khu phân bố rộng, giới hạn với các chướng ngại của thiên nhiên như núi, sông, biển…
(7) Trong quá trình hình thành quần thể, tất cả các cá thể cùng loài đều thích nghi với môi trường mới
mà chúng phát tán tới.
A. 2; 4; 7.
B. 2; 4; 6.
C. 2; 4; 5.
D. 2; 4.
Câu 44. Quy trình nhân bản vô tính cừu Dolly thực hiện theo thứ tự nào sau đây?
(1) Loại bỏ nhân của tế bào trứng.
(2) Lấy trứng của cừu cho trứng ra khỏi cơ thể.
(3) Lấy nhân của tế bào tuyến vú của con cừu cho nhân.
(4) Tiêm nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân.
(5) Cấy phôi vào tử cung của con cừu cho trứng.
(6) Nuôi trứng đã được cấy nhân trong ống nghiệm thành phôi.
A. 1 → 2 →3 →4 →6 →5.
B. 2 → 1 →4 →3 →6 →5.
C. 2 → 1 →3 →4 →5 →6.
D. 2 → 1 →3 →4 →6 →5.
Câu 45. Cho gà trống chân ngắn, lông vàng lai với gà mái chân ngắn, lông đốm thu được F1 có số lượng sau:

Gà trống: 59 con chân ngắn, lông đốm; 30 con chân dài, lông đốm.
Gà mái: 60 con chân ngắn, lông vàng; 29 con chân dài, lông vàng.
20 | LOVEBOOK.VN


Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0

Your dreams – Our mission

Biết một gen quy định một tính trạng, alen A quy định chân ngắn, a quy định chân dài, lông đốm do alen B
quy định, lông vàng được quy định bởi alen b. Kiểu gen của phép lai có kết quả trên là:
A. ♂Aa XBY x ♀AaXbXb
B. ♂AaXbY x ♀AaXBX
C. ♀AaXBY x ♂AaXbXb
D. ♀AaXbY x ♂AaXBXB
Câu 46. Vì sao tổng hợp mạch ADN mới thực hiện theo hai cách khác nhau?
A. Vì enzim ADN – polimeraza sử dụng mạch làm khuôn tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ →5’.
B. Vì cấu trúc của phân tử ADN có hai mạch ngược chiều nhau.
C. Vì enzim ADN – polimeraza sử dụng mạch làm khuôn tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ →3’.
D. Vì cấu trúc phân tử ADN có hai mạch song song cần phối hợp tác động của các enzim khác nhau
trong quá trình tái bản ADN.
Câu 47. Để tạo con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, công việc được coi khó khăn nhất đối với
các nhà tạo giống là:
A. tạo dòng thuần chủng về các tính trạng nghiên cứu.
B. sử dụng con lai có ưu thế vào mục đích kinh tế.
C. tìm được tổ hợp lai thích hợp nhất.
D. duy trì lai giữa các dòng bố mẹ để tạo ưu thế lai.
Câu 48. Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người:

Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả

những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Có 23 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen.
(2) Có ít nhất 16 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử.
(3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử.
(4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 49. Một loài động vật, xét một gen có hai alen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới
tính X, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn với alen quy định mắt trắng. Cho con cái mắt trắng lai với con
đực mắt đỏ thuần chủng (P) thu được F1 toàn con mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu
hình phân li theo tỷ lệ 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng, tất cả các con mắt trắng đều là con cái. Biết rằng không có đột
biến, biểu hiện của gen không chịu tác động của môi trường. Hãy cho biết nếu lai con cái mắt đỏ và con đực
mắt trắng cùng thuần chủng rồi giao phối các con F1 với nhau thì thu được kết quả như thế nào?
A. Tỷ lệ phân li kiểu hình là 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng.
B. 50% con cái có kiểu hình mắt trắng.
C. 25% con cái có kiểu hình mắt trắng.
D. 75% con cái có kiểu hình mắt đỏ.
Câu 50. Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, xét các kết luận sau:
(1) Vùng có khí hậu nhiệt đới, tất cả các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và số lượng tầng giống nhau.
(2) Sự phân tầng làm giảm sự cạnh tranh và tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.
(3) Ở tất cả các khu hệ sinh học, các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và sự phân tầng tương tự nhau.
(4) Sự phân tầng gắn liền với sự thu hẹp ổ sinh thái của các loài trong quần xã.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4


LOVEBOOK.VN | 21


Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0
1B
11A
21D
31A
41A

2A
12C
22A
32D
42D

3B
13C
23A
33C
43D

4D
14B
24D
34D
44D

ĐÁP ÁN
5C

6D
15C
16B
25B
26A
35B
36D
45C
46C

Your dreams – Our mission
7B
17D
27C
37A
47C

8B
18B
28D
38D
48A

9B
19A
29D
39A
49B

10C

20A
30A
40B
50C

LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN
Câu 1: Đáp án B
Gen B:
A+G = 1200
A = 3G
 A = T = 900; G =X = 300.
Theo đề bài: Gen B bị đột biến thành alen b, alen b có chiều dài không đổi nhưng số lượng liên kết hidro
giảm 1 liên kết. Từ đó, ta suy ra đột biến điểm xảy ra chính là dạng đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.
Do đó, alen b có A = T= 901; G = X = 299.
Tổng số liên kết hidro của alen b = 2A+3G = 2. 901+3.299=2699 liên kết.
Vậy 1, 2, 4 sai; 3, 5 đúng.
Câu 2: Đáp án A
Chuột có 3 NST 21 là do giao tử bình thường kết hợp giao tử có 2 NST 21.
=> có thể nhận 2 NST 21 từ trứng của mẹ hoặc từ tinh trùng của bố.
Ý 4 sai vì chuột này khi sinh chỉ có thể tạo ra 50% chuột con có 3 NST số 21.
Vậy chỉ có 1 kết luận chắc chắn đúng: (3).
Câu 3: Đáp án B
A sai vì bố mẹ đều khỏe mạnh nên không thể có kiểu gen đồng hợp tử về gen gây bệnh xơ nang (aa)được.
B đúng vì để sinh ra con bị bệnh(aa) bố mẹ khỏe mạnh phải mang kiểu gen dị hợp tử (Aa).
Ta có: Aa × Aa 

1
1
aa. Vậy xác suất đứa con bị bệnh là .
4

4

C sai vì có một đứa trẻ bị mắc bệnh nên đứa trẻ đó mang kiểu gen aa. Do vậy, không phải tất cả con đều có
kiểu gen dị hợp tử(Aa).
D sai vì gen gây bệnh là gen lặn trên NST thường nên tỉ lệ mắc bệnh ở con trai và con gái hoàn toàn như
nhau.
Câu 4: Đáp án D
1 đúng.
2 sai vì 5BU gây thay thế cặp A-T bằng cặp G-X nên không thể làm codon XXX bị đột biến thành codon GXX.
3 đúng.
4 đúng như virut viêm gan B, virut hecpet,…
5 sai vì để tạo đột biến tứ bội người ta mới xử lý hợp tử 2n bằng côxixin. Tạo ra đột biến tam bội bằng
phương pháp lai giống, lai giữa cây tứ bội và cây lưỡng bội.
6 sai vì tần số đột biến gen có thể thay đổi tùy thuộc vào các tác nhân đột biến.
7 đúng, trong điều kiện nhân tạo, người ta có thể sử dụng các tác nhân gây đột biến tác động lên vật liệu di
truyền làm xuất hiện đột biến với tần số cao hơn rất nhiều lần. Nhờ điều này, có thể gây đột biến định hướng
vào một gen cụ thể ở những điểm xác định để tạo nên những sản phẩm tốt phục vụ cho sản xuất và đời sống.
8 sai vì acridin chèn vào mạch khuôn cũ sẽ tạo nên đột biến thêm một cặp nucleotit.
Vậy có 4 ý đúng.
Câu 5: Đáp án C
Vì hai gen A và B cùng nằm trong 1 tế bào nên có số lần nhân đôi bằng nhau và bằng số lần nguyên phân của
tế bào.
- Gọi n là số lần nhân đôi của mỗi gen.
22 | LOVEBOOK.VN


Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0

Your dreams – Our mission


Theo đề ta có hệ phương trình:
2n. NA + 2n. NB
= 28800
(2n- 1)NA+ (2n-1). NB
= 25200
n
3
Tính được 2 = 2 ; NA+NB= 3600
Vậy mỗi gen A và B nhân đôi 3 lần.
Theo đề ta có: ( 21-1) NA = (22-1).

2
. NB => NA =2NB
3

Suy ra NA = 2400 ; NB = 1200.
Chiều dài của gen B:

1200
 3, 4  2040 A0
2

 1,2 sai, 3, 4 đúng.
Gen A:
Số liên kết hiro bị phá vỡ qua 3 lần nhân đôi: H( 23  1) = 20475  H= 2925 liên kết.
Ta có: 2A+3G = 2925
A+G = 1200
 A = T= 675; G =X = 525.
Vậy 5 sai, 7 đúng.
Gen B:

Số liên kết hidro hình thành qua 3 lần nhân đôi: 2H(23-1)= 23520  H= 1680 liên kết.
Ta có: A+G = 600
2A+3G = 1680
 A = T = 120; G= X = 480.
Vậy 6 sai.
Do đó, có 4 nhận xét không đúng.
Câu 6: Đáp án D
- Đánh dấu phóng xạ các nucleotit giúp chúng ta thấy rõ cách các nucleotit liên kết với nhau như thế nào
để hình thành nên ADN con trong quá trình nhân đôi ADN, từ đó xác định được nguyên tắc nhân đôi của
ADN.
Ví dụ: có nhiều thí nghiệm chứng minh nguyên tắc nhân đôi ADN(đặc biệt là nguyên tắc bán bảo tồn)
trong đó có 1 thí nghiệm nổi tiếng là của Meselson và Stahl. Hai ông dùng đồng vị phóng xạ N15 đánh dấu
ADN, sau đó cho vi khuẩn chứa ADN này thực hiện quá trình nhân đôi trong môi trường chứa N14. Nhờ thực
hiện ly tâm và phân tích kết quả thu được, họ đã chứng minh được cơ chế nhân đôi bán bảo toàn của ADN.
Câu 7: Đáp án B
1 đúng vì khi môi trường có lactozo, protein ức chế không bám được vào vùng vận hành và do vậy enzim
ARN polymeraza có thể liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã. Các phân tử mARN của các gen
cấu trúc Z,Y,A được dịch mã tạo ra enzim phân giải đường lactozo.
2 đúng.
3 sai vì cả 3 gen đều có chung một vùng điều hòa.
4 sai vì 3 gen được phiên mã chỉ tạo ra 1 phân tử mARN.
5 sai vì điều hòa phiên mã là điều hòa số lượng mARN được tổng hợp trong tế bào.
6 đúng. Luôn ghi nhớ, nhắc đến enzim ARN polymeraza ta nghĩ ngay đến vùng khởi động. Nhắc đến
protein ức chế ta nhớ ngay đến vùng vận hành nhé.
7 sai vì gen điều hòa R không nằm trong Operon Lac.
Vậy a = 3; b = 4. Ta thay vào đáp án nhận B.
Câu 8: Đáp án B
Quy ước: A-B- : hoa đỏ
A-bb; aaB- và aabb : hoa trắng.
P: ♂ AaBbDd × ♀ aabbDd


LOVEBOOK.VN | 23


Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0
Hoa đỏ (A-B-) chiếm tỉ lệ:

Your dreams – Our mission

1 1 1
1 3
  . Hoa trắng chiếm tỉ lệ là: 1  
2 2 4
4 4

Đời con có kiểu hình giống mẹ có dạng hoa trắng, thân thấp chiếm tỉ lệ là:

3 3 9
. Vậy 1 sai.
 
4 4 16

1 1 1 1
. Vậy 2 đúng.
  
2 2 4 16
3 1 3
Đời con có kiểu hình hoa trắng, thân cao mang chiếm tỉ lệ là:  
. Vậy 3 sai.
4 4 16

1 3 3
Đời con có kiểu hình giống bố (A-B-D-) chiếm tỉ lệ là:  
4 4 16
13
3
Đời con có kiểu hình khác bố chiếm tỉ lệ là: 1=
. Vậy 4 đúng. Các em lưu ý khác kiểu hình ở bố có
16
16
thể khác về 1 tính trạng hoặc khác cả hai tính trạng.
Đời con có kiểu gen AabbDD chiếm tỉ lệ là:

Câu 9: Đáp án B
Quy ước:
B-D-: đỏ,
B-dd: trắng; bbD-: vàng; bbdd: trắng.
Tỉ lệ xuất hiện bằng 16 tổ hợp nếu các cặp gen phân ly độc lập phải có 64 tổ hợp mới đúng do đó nên có sự
liên kết giữa Aa với Bb hoặc Dd.
- Xét kiểu hình dài, đỏ (aa, B-D-) có thể được biểu diễn thành

aB
aD
D  hoặc
B  nên F1 phải có kiểu gen
a
a

dị hợp chéo.
- Xét kiểu hình dài, vàng (aa, bbD-) có thể được biểu diễn thành


ab
aD
D  hoặc
bb .
ab
a

Vậy F1 phải có kiểu gen chéo và có giao tử aD mới có thể thỏa mãn đề bài.
Câu 10: Đáp án C
Với những dạng toán này các em nên xét từng tính trạng trước để xác định quy luật di truyền của từng tính
trạng như thế nào.
Xét tính trạng hình dạng lông:
Xoăn : thẳng = 9:7 vì vậy tính trạng hình dạng lông do các gen không alen tương tác với nhau theo tương
tác bổ trợ, các gen này nằm trên NST thường. F1: AaBb  AaBb.
Xét tính trạng hình dạng tai:
Ta có: Cái: 100% tai dài, đực 50% tai dài: 50% tai ngắn → gen thuộc NST giới tính vì kiểu hình phân bố
không đồng đều ở hai giới. Vậy F1: XDXd × XDY.
- Các chuột đực có kiểu hình lông xoăn, tai ngắn có kiểu gen A-B-XdY x các chuột cái có kiểu hình lông xoăn,

1
1
A-B- XDXD: A-B- XDXd).
2
2
1
2
2
4
A-B- gồm: AaBb : AABb :
AaBB : AABB.

9
9
9
9
tai dài (

Cái: A-B- × đực : A-B- để tạo ra chuột cái có kiểu gen aabb thì con mẹ và con bố đều phải có kiểu gen AaBb.

4
4
4 4 1 1 1
AaBb × AaBb  aabb =    
9
9
9 9 4 4 81
1
1
1
1 1
1
 
XdXd = Xd × Xd =
Chuột cái đồng hợp lặn về tất cả các cặp gen(aabbXdXd) chiếm tỉ lệ:
2
81 8 648
4
8
Ta có:

.

24 | LOVEBOOK.VN


Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0

Your dreams – Our mission

Câu 11: Đáp án A
1 sai vì chỉ có ARN polymeraza mới có khả năng tháo xoắn phân tử ADN trong phiên mã. Còn trong quá
trình nhân đôi, phân tử ADN được tháo xoắn nhờ các enzim tháo xoắn đặc hiệu.
2 sai vì chỉ có enzim ARN polymeraza mới có thể tổng hợp không mạch polinucleotit mà không cần mồi.
Enzim ADN polymeraza chỉ tham gia tổng hợp mạch polinucleotit khi đoạn mồi được tổng hợp.
3 sai vì đặc điểm này chỉ có ở enzim ARN polymeraza mà thôi.
4 đúng.
5 đúng vì cả hai enzim đều có đặc điểm này trong quá trình tổng hợp mạch polinucleotit trong quá trình
phiên mã hoặc nhân đôi.
Câu 12: Đáp án C
Quy ước A: Đỏ > a:trắng
P: AA x aa
F1: Aa
Lấy F1 lai hoa trắng P
Ta có: Aa x aa
Fa:

1
1
Aa : aa
2
2


Cho Fa tạp giao ta có (

1
1
1
1
Aa : aa) x ( Aa : aa)
2
2
2
2

→F2:1/16 AA : 6/16 Aa : 9/16 aa
Vậy trong tổng số hoa đỏ: AA=

1
6
; Aa=
7
7

Để chọn được 4 cây hoa đỏ ở F2 mà khi cho các cây này tự thụ phấn thì tỉ lệ hạt mọc thành cây
hoa trắng (6,25%).
Ta có: 6.25% =

1 1
x
. Vậy theo đề bài ta phải chọn được 1 cây Aa và 3 cây AA.
4 4
3


6 1
24
Xác suất để chọn 4 cây hoa đỏ thỏa yêu cầu đề bài là:     C14 
7 7
2401
Câu 13: Đáp án C
Loại tinh trùng có kiểu gen ABCde và Fghik khác với kiểu gen trên các NST tương đồng, kiểu gen này chỉ có
thể được tạo ra qua cơ chế trao đổi chéo giữa các NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I.
Câu 14: Đáp án B
Bài toán trên nhìn có vẻ là lạ và khó khăn. Vậy tại sao chúng ta không đưa nó về một bài toán gần gũi với
chúng ta hơn nhỉ?
Đây là quy luật di truyền trội không hoàn toàn. Đặt LM =A; LN =a.
Đề bài viết lại: Ở người nhóm máu Aa được quy định bởi cặp alen đồng trội A,a. Người có nhóm Aa có kiểu
gen Aa. Người có nhóm máu A có kiểu gen AA. Nhóm máu a có kiểu gen aa. Trong một gia đình mà cả bố và
mẹ đều có nhóm máu Aa thì xác suất họ có 6 con trong đó 3 con nhóm A, 2 con có nhóm Aa và 1 con có nhóm
máu a sẽ là bao nhiêu?
P: Aa × Aa 

1
1
2
AA: Aa : aa.
4
4
4

Xác suất sinh ra 3 con nhóm máu A, 2 con nhóm máu Aa và 1 con nhóm máu a là: C36  C32
3


Xác suất họ có 6 đứa con thỏa yêu cầu đề bài:

C36

 C32

2

1 1 2
15
     
4  4   4  256

LOVEBOOK.VN | 25


Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0

Your dreams – Our mission

Câu 15: Đáp án C
Qúa trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến càng nhanh thì quá trình hình thành quần thể thích nghi
diễn ra càng nhanh và ngược lại, vì việc phát sinh và tích lũy các gen đột biến diễn ra càng nhanh và nhiều
giúp tạo ra nhiều kiểu hình mang các đặc điểm thích nghi tốt trước sự thay đổi của môi trường, từ đó giúp
hình thành quần thể thích nghi một cách nhanh chóng.
- Áp lực chọn lọc tự nhiên càng lớn giúp nhanh chóng loại bỏ những cá thể có kiểu hình không thích nghi và
giữ lại những cá thể có những đặc điểm thích nghi tốt từ đó giúp hình thành quần thể thích nghi một cách
nhanh chóng.
- Hệ gen đơn bội hay lưỡng bội. Hệ gen đơn bội giúp hình thành quần thể thích nghi nhanh hơn hệ gen lưỡng

bội vì với hệ gen đơn bội giúp alen đột biến có thể biểu hiện ra kiểu hình ngay. Còn hệ gen lưỡng bội thì các
alen lặn đột biến chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái đồng hợp tử, hoặc alen lặn tồn tại với tần số thấp ở
trong các cá thể có kiểu gen dị hợp tử.
- Thời gian thế hệ ngắn hay dài cũng ảnh hưởng đến quá trình hình thành quần thể thích nghi. Với những
loài sinh vật có chu kì sống ngắn sẽ nhanh chóng tạo ra quần thể thích nghi nhanh hơn vì lúc này những con
không có khả năng thích nghi sẽ chết rất nhanh, cũng như nhanh chóng tạo ra những cá thể mang kiểu gen
quy định kiểu hình thích nghi tốt với điều kiện môi trường, từ đó nhanh chóng hình thành nên quần thể
thích nghi.
Nguồn dinh dưỡng nhiều hay ít hay còn được xem là điều kiện của môi trường. Môi trường chỉ đóng vai trò
sàng lọc những cá thể có kiểu hình thích nghi trong số các kiểu hình có sẵn trong quần thể mà không tạo ra
các đặc điểm thích nghi. Do vậy, môi trường không quyết định đến việc hình thành quần thể thích nghi
nhanh hay chậm.
Câu 16: Đáp án B
Ta có: A = 0,6; a = 0,4.
Cấu trúc di truyền của quần thể: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
Trong số kiểu hình phân biệt được mùi vị có:

0,48
0,36
3
4
AA :
Aa  AA : Aa.
0,36  0, 48
0,36  0,48
7
7

Để sinh ra một người con trai không phân biệt được mùi vị (aa) thì vợ chồng này phải có kiểu gen Aa.
Ta có: P:


4
4
4 4 1
Aa × Aa    aa .
7 7 4
7
7
2

4 1 1
Xác suất sinh ra người con trai không phân biệt được mùi vị:      4,08% do đó 1 sai.
7 4 2
Xác suất để vợ chồng này sinh ra một con trai phân biệt được mùi vị và một con gái không phân biệt được
2

4 1 3 1 1
mùi vị là:        C12  3,06% do đó 2 đúng.
7 4 4 2 2
Với ý 3 ta làm như sau:
Người bố: Aa.
Người mẹ phân biệt được mùi vị có thể mang kiểu gen Aa hoặc AA.
Trường hợp 1: Người mẹ:

3
AA × Aa.
7

Xác suất sinh đứa con trai mang kiểu gen dị hợp Aa là:
Trường hợp 2: Người mẹ:

Ta có: P:

4
Aa × Aa
7

26 | LOVEBOOK.VN

4
Aa
7

3 1 1 3
  
 10,71%
7 2 2 28


Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0
Xác suất sinh người con trai mang kiểu gen dị hợp Aa là:

Your dreams – Our mission

4 1 1 1
  
7 2 2 7

Vậy xác suất để sinh người con phân biệt được mùi vị là con trai và mang kiểu gen dị hợp Aa là:

3 1 1

   25% . Vậy 3 đúng.
28 7 4
Xác suất để vợ chồng này sinh 2 người con trai không phân biệt được mùi vị (aa) và 1 người con gái phân
2

2

2

 4 1 3 1 1
biệt được mùi vị (A-) là:            C32  0,57% do đó 4 sai.
7  2 4  4 2
Câu 17: Đáp án D
- Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm về chọn lọc tự nhiên của Đacuyn ở các điểm:
+ Chọn lọc tự nhiên không tác động riêng lẽ đối với từng gen mà đối với toàn bộ vốn gen, trong đó
các gen tương tác thống nhất.
+ Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động tới từng cá thể riêng lẽ mà tác động đối với cả quần thể, trong
đó các cá thể quan hệ ràng buộc với nhau.
+Làm rõ vai trò của chọn lọc tự nhiên theo khía cạnh là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa
- Đối với ý 3, chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền đã xuất hiện ở học thuyết của
Đacuyn chứ không phải do thuyết tiến hóa hiện đại mở rộng quan niệm của Đacuyn nên ta loại ý này.
Câu 18: Đáp án B
Câu 19: Đáp án A
Với cặp

AB AB
ta có giao tử: AB = ab = 0,5- 0,15 = 0,35; Ab = aB = 0,15

ab ab


Vì cả bố và mẹ đều mang cặp gen dị hợp nên ta áp dụng công thức như sau:
aabb = 0,35.0,35 = 0,1225
A-B- = 0,5+aabb = 0,6225
A-bb = aaB- = 0,25 – aabb = 0,1275.
Với cặp

DE DE
ta có giao tử: DE = de = 0,5 – 0,1 = 0,4; De = dE = 0,1

de de

Vì cả bố và mẹ đều mang cặp gen dị hợp nên ta áp dụng công thức như sau:
ddee = 0,4.0,4 = 0,16.
D-E- = 0,5+ddee = 0,66.
D-ee = ddE- = 0,25-ddee = 0,09.
F1 có kiểu hình thân cao, hoa trắng, quả đỏ, dài có kiểu gen là A-bbD-ee chiếm tỉ lệ: 0,1275 × 0,09 =0,011475.
Vậy 1 sai.
F1 có kiểu hình thân thấp, hoa trắng, quả đỏ tròn (aabbD-E-) chiếm tỉ lệ là: 0,1225×0,66 = 8,085%.
Vậy 2 sai.
F1 có kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn có khả năng mang các kiểu gen như sau:
aaB-D-E- = 0,1275 × 0,66 = 0,08415
A-bbD-E- = 0,08415
A-B-ddE- = 0,6225×0,09= 0,056025
A-B-D-ee = 0,056025.
F1 có kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỷ lệ:
0,08415.2+0,056025.2= 0,28035=28,035%. Vậy 3 đúng.
F1 có kiểu hình mang toàn tính trạng lặn(aabbddee) = 0,1225×0,16 = 0,0196.
F1 có kiểu hình mang 1 tính trạng trội có khả năng mang các kiểu gen:
A-bbddee= 0,1275×0,16 = 0,0204
aaB-ddee = 0,0204

aabbD-ee = 0,1225×0,09=0,011025
aabbddE- = 0,011025
LOVEBOOK.VN | 27


×