Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN LƯỢC KHẢO CHỮ HÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.98 KB, 26 trang )

LƯỢC KHẢO CHỮ HÁN
I.
I.1.

LUẬN NGỮ
Học nhi

Tử viết: Quân tử thực vô cầu bão,cư vô cầu an. Mẫn ư sự nhi thận ư ngôn. Tựu hão đạo nhi
chánh yên, khả vị hiếu học giả dã.
Khổng tử nói: “Người quân tử ăn không cầu được đầy đủ, ở không cầu được yên vui, làm
việc siêng năng mà thận trọng lời nói, tìm người đạo đức để (thụ giáo) sửa mình; như vậy có thể
gọi là người ham học”.
Chú thích. - Thực vô cầu bảo, cư vô cầu an: không hiểu theo nghĩa từng chữ. Khổng tử muốn
nói: nên thận trọng đến sự sửa mình hơn cái ăn cái ở.
Lời bình: Khổng Tử giải thích thế nào là người có đạo đức, người quân tử. Ông nêu ra năm
điều, nếu ai làm được năm điều này thì xem như đã trở thành người có đạo đức, người quân tử.
Năm điều đó là:
-

Không theo đuổi việc ăn uống no say: Đây là một tiêu chuẩn quan trọng để đo lường đạo
đức của người quân tử. Nếu quá coi trọng ăn uống, đặt tiêu chuẩn ăn uống quá cao, những

-

con người như vậy thường là không có chí khí, không có tiền đồ.
Không cầu ở thật thoải mái, sống cuộc đời an nhàn: Cuộc sống quá an nhàn sẽ không có
chí khí phấn đấu, mà sẽ nuôi dưỡng tư tưởng cầu an, hưởng thụ, đẻ ra thư sinh yếu đuối,

-

trái với đạo quân tử. Đây là tư tưởng nhất quán của Nho gia.


Làm việc phải mẫn cán: Cuộc sống đời người có hạn, thế sự lại vô cùng. Phải tranh thủ
thời gian làm việc cho đời, làm việc có ích cho dân, cho nước. Lúc đó cuộc sống của con

-

người ta mới thực sự có ý nghĩa.
Lời nói phải hết sức cẩn thận: Lời nói là công cụ giao lưu tư tưởng, diễn đạt tình cảm.
Một lời nói hay thì làm ấm lòng người. Một lời nói đúng thì làm sáng lòng người. Một lời
nói sai thì làm băng giá lòng người. Lời nói có thể dẫn đến mọi người hợp tác đoàn kết
cùng chung sức phấn đấu, nhưng cũng có thể làm tan đàn xẻ nghé, tan tác phân ly, ai sống
mặc ai không quan tâm, hơn thế còn gây nên thù hận tương tàn. Một lời có thể dựng nên
sự nghiệp, một lời có thể làm tan một quốc gia. Thế mới biết việc giao lưu ngôn ngữ giữa


mọi người với nhau cần có thái độ thận trọng biết chừng nào! Phàm những người học theo
đạo quân tử đều cảm nhận được "lời nói phải hết sức cẩn thận" là một yêu cầu vô cùng
quan trọng trong cuộc sống đời thường cũng như trong đời sống chính trị.
Gần gũi người có đức: Gần gũi và học tập ngƣời có đạo đức để không ngừng bổ sung

-

điều chưa đủ của mình, sửa chữa sai lầm của mình, chỉnh hướng đi đúng đạo, để dần dần
đắc đạo trở thành người có đạo đức, người quân tử. Trong việc học, nếu làm được năm
điều ấy thì có thể coi là đã dốc chí và ra sức thực hành rồi. Thế mới gọi là ham học.
- Khuyên con người nên ham học. Vì ngày xưa chỉ có khoa cử mới có thể thành công
I.2.
Vi chính
Tử viết: “Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ôn lại những điều cũ mà biết được điều mới (hoặc: ôn lại điều mình
đã biết mà thêm điều mới) như vậy có thể làm thầy được”.

Lời bình: Tri thức là tổng kết khái quát kết quả của khoa học tự nhiên và xã hội. Tri thức mà
Khổng Tử nói đến là tri thức thuộc về đạo, tri thức về lễ. Đây là thành quả văn minh tinh thần
của loài người. Trong lịch sử văn minh nhân loại, mỗi khái niệm hay quan niệm được hình
thành, mỗi loại tư tưởng được đúc kết nêu ra, mỗi nền văn hóa được xây dựng hình thành, đều
trải qua một quá trình tích lũy lịch sử lâu dài. Từ đời này qua đời khác, con người không ngừng
học tập, không ngừng kế thừa, từ nông cạn đến sâu dần, tuần tự tiệm tiến. Cho nên học không
chỉ một lần là đủ, mà phải không ngừng ôn tập tri thức đã học để có thêm lý giải mới, hiểu biết
mới, lĩnh hội mới. Đây gọi là ôn cũ biết mới. Ôn cũ là tiền đề của biết mới, biết mới là kết quả
của ôn cũ. Điều này đã trở thành phương châm bất biến của Nho gia. Ngày nào cũng ôn cũ thì sẽ
ngày càng biết thêm nhiều cái mới, con người như vậy làm sao không trở thành thầy được?
I.3.

Lý nhân
Tử viết: “Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi.” Tăng tử viết: Duy! Tử xuất. Môn nhân
vấn viết: “Hà vị dã?”
Tăng tử viết: “Phu Tử chi đạo, trung thứ nhi dĩ hỹ."

Khổng tử nói: “Sâm này! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả”. Tăng tử thưa: “Dạ”


Khổng tử ra rồi, các môn sinh khác hỏi Tăng tử: “Thầy muốn gì vậy?” Tăng tử đáp: “Đạo
của thầy chỉ có trung, thứ mà thôi vậy”
Lời bình
Học thuyết của Khổng Tử là đạo nhân. Toàn bộ hệ thống tư tưởng đạo nhân của Khổng Tử
xuyên suốt một tư tưởng chỉ đạo là trung thứ. Trung là trung thành với đạo với đức nhân, tức là
việc gì cũng tận trung, cái gi mình đạt rồi cũng muốn cho người khác đạt (kỷ dục đạt nhi đạt
nhân). Đem hết sức mình phụng sự cho vua. Thứ là suy từ lòng mình ra, ý muốn nói cái gì mình
không muốn thì cũng đừng bắt người khác làm (kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân). Đối đãi với con
người bằng lòng yêu thương. Đạo của Khổng Tử là đạo nhân, tức là đạo trung thứ.
Học đạo thánh hiền phải nghiên cứu kỹ từng câu từng chữ của thánh nhân là cần thiết, nhưng

không được thiên lệch. Mấu chốt là phải nắm vững đạo nhân, đạo trung thứ. Nắm chắc được
điểm này xem như nắm được cốt lõi của nhân học.
I.4.

Tiên tiến

Qúi Lộ vấn sự quỷ thần. Tử viết: vị năng sự nhân yên năng sự quỷ. Vấn tử?
Viết: vị tri sinh, yên tri tử
Dịch:
Quý Lộ hỏi việc thờ quỷ thần. Khổng Tử nói: “Chưa thờ nổi người, sao lại có thể nói thờ quỷ
được.” “Dám hỏi (thầy) về chết”. Đáp: “Chưa biết chuyện sống, sao nói đến chuyện chết.”
Lời bình:
Sự: đem hết tấm lòng mình ra để thờ những người có ơn với mình.
Việc thờ cúng quỷ thần là vấn đề quan trọng của tôn giáo, nhưng Khổng Tử cho rằng: Chăm
lo con người chưa giải quyết được, rất nhiều việc trong nhân gian chưa làm tốt, không nên thảo
luận vấn đề quỷ thần. Đó chính là tư tưởng hiện thực chủ nghĩa của Khổng Tử. Sống chết là vấn
đề quan trọng nhất trong đời con người, nhưng vấn đề sự sống mà con người đang trải qua còn
chưa biết rõ, làm sao có thể nói đến sự chết, làm sao nói rõ được đạo lý của chết. Nói đến sống,
con người được sinh ra, già đi rồi chết, nhưng làm thế nào để làm chậm sự già lão, kéo dài tuổi
thọ, đều là vấn đề rất phức tạp. Vấn đề sinh nói chưa rõ, vấn đề tử càng khó nói rõ ràng hơn. Khi


Tử Lộ hỏi, Khổng Tử trả lời thật đơn sơ mà thật ý nhị, vì học thuật của Khổng Tử cốt ở sự thực,
mắt thấy tai nghe, việc hàng ngày thường làm, chứ không đi vào cái quá cao xa. Điều này càng
phản ánh thái độ rất hiện thực chủ nghĩa của Khổng Tử về vấn đề sinh và tử, sống và chết. Điều
sâu xa ở đây là học phải theo thứ tự, không bỏ qua những điều ở ngay trước mắt ta. Đối với cha
mẹ phải dốc hết chữ hiếu ra để báo đáp, đối với vua phải dừng ở chữ trung. Muốn như vậy thì
lòng mình phải ngay thẳng. Hãy thờ những người bên cạnh mình lúc sống đi thì tâm mình mới
sáng được. Đó là ý mà Khổng Tử muốn dạy bảo ta vậy.
I.5.


Nhan Uyên 1

Nhan Uyên vấn nhân. Tử viết: khắc phục lễ vi nhân. Nhất nhật khắc kỷ phục lễ, thiên hạ quy
nhân yên. Vi nhân do kỷ nhi do nhân hồ tai!
Dịch nghĩa:
Nhan Uyên hỏi về điều nhân. Khổng tử nói: “Thắng được ham muốn của bản thân, làm theo
lễ, ấy là nhân. Một ngày vượt được ham muốn của bản thân, làm theo lễ, ấy là nhân. Một ngày
vượt được ham muốn của bản thân, làm theo lễ thì thiên hạ quy về với nhân. Như thế, làm được
điều nhân do mình hay do người nhỉ?”
Lời Bình:
Đây là đoạn Khổng Tử bàn luận về "nhân" tương đối hoàn chỉnh, có năm ý lớn như sau:
-

Khắc phục ham muốn của mình là muốn nói khắc phục những thói xấu, khắc phục tư
tưởng sai trái tà ác, khắc phục những quan điểm thiên lệch của mình. Nói và làm phù hợp
với lễ là muốn nói phải theo con đường chính đạo. Ai theo chính đạo là đi theo cái hướng
chung, mới có thể thực hiện được đức nhân. Một người bình thường nếu khắc phục được
ham muốn mà tự tu dưỡng rèn luyện có thể trở thành một người có đạo đức. Ngược lại,
một người quá bừa bãi phóng túng, mặc cho tư tưởng xấu ác bành trướng sẽ trở thành một
kẻ tiểu nhân. Vì vậy, Khổng Tử cho rằng con người ta phải biết tự đấu tranh với bản thân
mình.


Ngày nào cũng nhớ tu dưỡng rèn luyện bản thân thì mọi người trong thiên hạ đều đi theo

-

đức nhân, cùng đạt đến sự thống nhất về tư tưởng. Có như vậy, một xã hội tốt đẹp văn
minh, một thế giới mà mọi người đều đi theo con đường đức nhân sẽ xuất hiện.

Thực hiện đức nhân hoàn toàn là ở mình, nghĩa là Khổng Tử yêu cầu mỗi người tự giác tu

-

dưỡng [xem như] là [việc] mấu chốt, như vậy là hoàn toàn đúng. Có trở nên một con
người có đạo đức hay không, ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài, ảnh hưởng của người
khác, cố nhiên có gây tác dụng, nhưng mấu chốt vẫn là sự tu dưỡng của mình, tu dưỡng
một cách tự giác.
Khi Nhan Hồi hỏi những chi tiết cụ thể để thực hiện đức nhân, Khổng Tử chỉ trả lời bốn câu:
"Không hợp với lễ chớ xem; không hợp với lễ chớ nghe; không hợp với lễ chớ nói; không hợp
với lễ chớ làm". Bốn điều ấy là khuyên ngƣời ta rèn luyện từ việc nhỏ đến việc lớn, từ thấy,
nghe, nói đến hành động, mặt nào cũng yêu cầu nghiêm khắc với bản thân mình
Nhan Hồi nghe được lời dạy "bốn việc không làm" của Khổng Tử mà hiểu được lẽ phải, lòng
người, lại tự biết mình có thể theo được nên nhận theo ngay. Người đời sau muốn học theo thánh
nhân cũng nên ghi nhớ những điều ấy.
I.6.

Nhan Uyên 2

Trọng Cung vấn nhân. Tử viết: Xuất môn như kiến đại tân; sử nhân như thừa đại tế. Kỷ sở
bất dục vật thi ư nhân. Tại bang vô oán, tại gia vô oán.
Dịch nghĩa:
Trọng Cung hỏi về nhân. Khổng Tử nói: “Ra cửa kính cẩn như gặp khách quý. Sai khiến
dân, giữ mình như dự lễ tế lớn. Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người. Như thế,
trong nước không oán, trong nhà không oán.”
Lời bình:
Đoạn trước là Khổng Tử trả lời Nhan Uyên khi hỏi về thực hiện đức nhân, chủ yếu là nói về
tu dưỡng tinh thần nội tại. Đoạn này là Khổng Tử trả lời Trọng Cung khi hỏi về thực hiện đức
nhân, chủ yếu là tu dưỡng đức nhân khi làm việc ở bên ngoài.



Đoạn này có bốn ý như sau: Đi ra ngoài làm việc phải giống như sắp gặp khách quý: Đó là
Khổng Tử yêu cầu một người có đức nhân, khi ra ngoài tiếp xúc với người, phải thật cung kính,
thành khẩn, có lễ phép, không được coi thường ai. Đặc biệt, người lãnh đạo càng phải làm như
vậy. Đây là đại học vấn vì con người.
Sai khiến dân phải giống như làm lễ tế lớn: Là muốn nói đối đãi với nhân dân, sai khiến nhân
dân phải thận trọng, có thái độ phụ trách, có tinh thần trách nhiệm nhƣ làm chủ tế. Khi tế lễ,
người ta hết sức nghiêm túc, thành kính; đối với nhân dân cũng nên có tinh thần thái độ như vậy.
Việc mình không muốn thì đừng ép người khác muốn: Đây là nguyên tắc quan trọng trong xử
lý mối quan hệ giữa ngƣời với người. Thường tình, người ta nói chung cái gì mình không muốn,
lại thường muốn đổ dồn cho người khác. Cách xử sự như vậy không đúng. Khổng Tử chủ
trương, cái gì mình không muốn thì người khác cũng không muốn, cho nên không được cưỡng
ép người ta muốn. Chỉ có như vậy mới đảm bảo sự đoàn kết giữa mọi người, được lòng người,
mới làm tốt mọi việc.
Ở trong nước, ở trong nhà đừng để có ai oán hận mình: Đây là kết quả của những điều đã nêu ở
trên.
Như vậy, người ta tu dưỡng bản thân phải biết nghiêm trang kính cẩn từ nơi mình rồi thể hiện
điều ấy ra ngoài trong cư xử với mọi người. Làm như thế sẽ trở thành người có đức nhân.
II.

Đại Học (Tăng Tử)

Đại Học chi đạo: tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện. Tri chỉ nhi hậu hữu
định, định nhi hậu năng tĩnh, tĩnh nhi hậu năng an, an nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng đắc. Vật
hữu bản mạt, sự hữu chung thủy, tri sở tiên hậu, tắc cận đạo hỹ.
Cổ chi dục minh minh đức ư thiên hạ giả, tiên trị kỳ quốc, dục trị kỳ quốc giả, tiên tề kỳ gia,
dục tề kì gia giả, tiên tu kỳ thân, dục tu kỳ thân giả, tiên chính kỳ tâm, dục chính kỳ tâm giả, tiên
thành kỳ ý, dục thành kỳ ý giả, tiên trí kỳ tri, trí tri tại cách vật.
Dịch nghĩa:
Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân,

đạt tới chỗ chí thiện (vô cùng hoàn thiện). Biết được cái mục đích cần đạt đến mà sau đó mới có


sự kiên định (đã định được việc đúng đắn). Định rồi mới có thể yên ổn (không còn thay đổi
nữa). Yên rồi mới có thể an tâm, thư thái. An tâm rồi thì sau mới lo nghĩ, mưu sự. Lo nghĩ cho
chu đáo rồi sau mới có thể đạt thành. Mọi vật đều có gốc ngọn, mọi sự việc đều có đầu đuôi,
biết được cái chỗ có trước có sau đó thì đã gần với cái đạo rồi. Điều mong muốn của người xưa
là làm tỏ đức sáng trong thiên hạ, do vậy trước tiên họ phải lo liệu, sắp xếp nước mình (trị
quốc);
muốn trị quốc, trước hết phải sửa sang, sắp đặt nhà mình (tề gia);
muốn tề gia, trước hết phải hàm dưỡng và rèn luyện bản thân (tu thân);
muốn tu thân, trước hết phải giữ cho lòng mình ngay thẳng (chính tâm);
muốn chính tâm, trước hết phải chân thật với điều mình nghĩ (thành ý);
muốn thành ý, trước hết phải suy xét đến cùng những điều mình biết (trí tri); mà sự hiểu biết căn
kẻ nằm ổ chỗ nghiên cứu, xem xét sự vật đến cùng.
Lời bình:
Đoạn trên đây là ý tứ chủ yếu của Đại Học, vốn gọi là “tam cương lĩnh” và “bát điều mục”
Cương lĩnh "trị quốc bình thiên hạ" do Nho gia đề xướng là "tam cương, bát mục".
"Tam cương" là ba cương lĩnh:
-

Minh minh đức.
Tân dân.
Chỉ ư chí thiện.

"Minh minh đức" là phát huy đức sáng, tính tốt, tính thiện của nhân dân, yêu cầu giai cấp thổng
trị phát huy quan niệm đạo đức, luân lý truyền thống Nho gia để duy trì trật tự xã hội, đề xướng
thực hành đường lối đức trị.
+


Đây là phẩm chất tốt đẹp, quy phạm mà con người phải tuân theo.
Minh đức là cái người ta nhận được ở trời, mà (nó) lăng không, thiên liêng, không

+
+

mờ tối, để có mọi lẽ mà ứng (phó) với muôn việc vậy
Minh đức (thu nhân ở trời) = thiên tính = thiên mệnh (thiên mệnh chi vi tính)
Dưới gốc độ nào đó, minh đức trong đại học đồng nghĩa với thiên tính của Trung

+

Dung.
Minh minh đức = minh mệnh (làm sáng cái đức mà trời ban cho)

+


+

Tin rằng con người ban sơ được thu nhận thiên tính và cái thiên tính ấy luôn sáng

"Tân dân" là đổi mới lòng dân, đổi mới cách suy nghĩ của dân, bỏ cũ thay mới, bỏ ác theo
thiện, yêu cầu mới người thực hiện đạo đức của Nho gia, phát huy cao độ đạo đức trời đã phú
cho con người lúc mới sinh để làm thay đổi tư tưởng con người, khiến mọi người có thể từ bỏ
điều xấu mà làm điều tốt, từ bỏ điều ác mà làm điều thiện.
"Chỉ ư chí thiện" (cùng cực của sự tốt đẹp) đây là cảnh giới ai cũng muốn đạt được dù trong bất
kì hoàn cảnh, công việc nào, đối nhân xử thế cũng vậy. Nho gia cho rằng chỉ khi nào việc tu
dưỡng đạo đức của con ngƣời đạt đến mức độ hoàn thiện nhất thì nước mới được hưng thịnh
phát đạt, không còn tiềm ẩn nguy cơ bị diệt vong.

"Bát mục" là tám bước cụ thể để thực hiện ba cương lĩnh nói trên. Đó là:









Cách vật (nghiên cứu thấu đáo sự vật).
Trí tri (hiểu biết sâu sắc, có kiến thức rõ rệt).
Thành ý (có ý nghĩ thành thật với chính mình).
Chính tâm (giữ lòng dạ ngay thẳng).
Tu thân (sửa mình trở thành người tốt).
Tề gia (chỉnh đốn tốt việc nhà).
Trị quốc (khiến cho đất nước yên ổn).
Bình thiên hạ (khiến cho thiên hạ thái bình).

Trong tám bước đó, tu thân là gốc. Muốn tu thân, trước hết phải "cách vật trí tri", nghĩa là phải
nghiên cứu kỹ để hiểu cho hết cái nguyên lý của sự vật, tìm hiểu kỹ điều kiện khách quan, chủ
quan, bản chất của sự vật để không ngừng nâng cao nhận thức đối với sự vật.
Nhận thức được thế giới khách quan, chủ quan của sự vật, hiểu đƣợc nguyên lý của sự vật,
tiếp đó thực hiện được "thành ý", "chính tâm", "tu thân" thì mọi ngƣời trong gia đình, gia tộc
được yên ổn, hòa thuận.
Gia đình, gia tộc yên ổn, nước nhà sẽ yên ổn, thiên hạ sẽ thái bình.
Trong tám bước đó, bốn bước đầu nói về phƣơng pháp tu thân, ba bƣớc sau nói về mục đích
của tu thân.
Tám bước này nhấn mạnh phải nâng cao nhận thức để phát huy đức sáng, tính thiện của con
người, yêu cầu con người tự khôi phục lại bản tính thiện trời phú cho lúc mới sinh để phòng



ngừa những sai lệch trong cảm tính cá nhân, những dục vọng sai trái, loại trừ những tình cảm
không ổn định, theo đuổi đức sáng để tự hoàn thiện mình
III.

Trung Dung

Thiên mệnh chi vị tính, suất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo. Đạo dã giả, bất khả tu du ly
dã, khả ly, phi đạo dã.
Thị cố quân tử giới thận hồ kì sở bất đổ,khủng cụ hồ kì sở bất văn.Mạc kiến hồ ẩn, mạc hiển
hồ vi.Cố quân tử thận kì độc dã. Hỉ nộ ai lạc chi vị phát, vị chi trung.Phát nhi giai trúng tiết, vị
chi hòa.Trung dã giả, thiên hạ chi đại bản dã.Hòa dã giả, thiên hạ chi đạt đạo dã.Trí trung hòa,
thiên địa vị yên,vạn vật dục yên.
Dịch nghĩa:
1- Mệnh trời gọi là Tính, phát triển thuận theo tính gọi là Đạo, tu dưỡng theo Đạo gọi là
Giáo. Cái Đạo ấy không thể xa rời dù chỉ trong chốc lát; nếu có thể xa rời được thì đã không
phải là đạo.
2 - Bởi thế quân tử đặc biệt cảnh giác thận trọng ở chỗ người ta không nhìn thấy, lo lắng sợ hãi
ở chỗ người ta không nghe thấy. Chẳng có gì rõ hơn vật che giấu, chẳng có gì làm hiển lộ chân
tướng hơn những việc nhỏ bé. Cho nên người quân tử đặc biệt thận trọng khi chỉ có một mình
mình vậy.
3- Mừng, giận, buồn, vui khi chưa biểu hiện ra, gọi là Trung, biểu hiện ra mà phù hợp với quy
củ thì gọi là Hoà. Trung là gốc lớn của thiên hạ, Hoà là đạo lí thông đạt trong thiên hạ. Đạt tới
sự Trung Hoà thì trời đất có được vị trí thoả đáng, muôn vật được phát huy dục sinh trưởng.
Lời bình:
Thiên mệnh chi vị Tính.


Thiên thường hiểu là Trời. Nhưng Trời đây không hiểu theo nghĩa vật lý, ông trời xanh xanh

trên đầu. Thiên cũng không hiểu như một Thượng Đế có ngôi vị. Thiên cũng không là cái định
mệnh ta không điều khiển được của hoàn cảnh. Thiên mở đầu sách Trung Dung là xác tín bản
tính, chân tính, là nguyên lý tối cao của vũ trụ vạn vật, và đó chính là Thiên Tính của con người.
Có thể nói, Nhân Tính là Thiên Tính, mà cũng là Nhiên Tính.
Suất Tính Chi Vi Đạo.
Cái Thiên Tính tự nhiên đã có sẵn trong người, nhưng không phải ai cũng cảm hiểu được, nó
thường lu mờ, lung lạc. Con người muốn gìn giữ, thuận theo cái tính uyên nguyên, cái Thiên
Tính của mình, đó là Đạo. Như thế, Đạo là con đường trở về bản tính, chân ngã. Đạo tương ứng
với Tính nơi đây cũng như phương tiện với cứu cánh. Đạo là phương tiện để gìn giữ Tính. Vì đời
xa lìa Tính mà có Đạo để hướng dẫn con người. Hay nói cách khác, Đạo là trợ duyên cho con
người trở về bản Tính chân thực của mình.
Tu Đạo Chi Vị Giáo.
Con người theo Đạo để thấy (xin hiểu như là “Kiến”, tức là cái biết bằng trực giác, tâm tư,
cảm nghiệm, hòa tan chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức) Tính, để sống như bản tính của
Thiên Mệnh, không phải là chỉ theo Đạo bằng ý tưởng xuông. Việt Nho đặt nền tảng Tu Thân là
thước đo mức độ thiết thực hiệu nghiệm của người theo Đạo. Giáo theo Việt Nho là sự tu học,
học cái tri thức về Tính để rồi thực hiện bản tính, do đó Học giả cũng là Hành giả. Giáo ở đây
không là giáo dục người, cải thiện nhân sinh bằng những đề án, chính sách của những ý và từ.
Giáo ở đây Khởi Đầu và Quyết Liệt từ bước tu thân, sửa đổi, giáo dục chính bản thân mình. Bởi
vậy Tăng Tử, cao đệ của Đức Khổng Tử mới nói rằng: “Mỗi ngày ta hãy xét mình ba điều này:
Làm việc gì cho ai, ta có hết lòng hay chăng? Kết giao với bằng hữu, ta có giữ tín thật hay
chăng? Đạo lý do thầy truyền dạy (Kinh Sách), ta có học tập chăng?”(Tăng tử viết: “ Ngô, nhật
tam tỉnh ngô thân: Vi nhân mưu, nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao, nhi bất tín hồ? Truyền, bất


tập hồ?”(7a) – Học Nhi, Luận Ngữ q.1). Theo tinh thần Việt Nho, cá nhân không thể làm chính
trị, không thể bàn chuyện giáo dục đời, khi chưa phát khởi tu Tâm, dưỡng Tính. Đó là sự tối
quan trọng và nền tảng của Triết Lý An Vi. Trong thời đại mà sự chú ý vào việc sửa đổi ngoại
cảnh đã được đề cập quá nhiều, và nếu chúng ta cứ tiếp tục chỉ bàn về cái ngọn, mà lơ là phần tài
bồi gốc rễ, thì làm sao chúng ta phát huy được cái ý nghĩa thật sự của Chính, của Giáo, của Triết,

làm sao mang Đạo vào Đời? Trí thức càng làm cho Đạo xa lìa đời khi cứ hướng ngoại mãi từ
phương pháp đến mục đích. Đạo sẽ chan hòa nơi thân tâm người cảm nghiệm và cứ lan tỏa mãi
ra rồi mới thực hiện được Lý Tưởng Giáo Dục và Kinh Tế cho đời. Vì, nếu không có Con Người
Giác Ngộ, thì lấy ai xây đời đạo nghĩa? Lý tưởng dù tốt đẹp cách mấy cũng sẽ mai một, tiêu trầm
đi nếu chưa có những con người tồn Tâm, dưỡng Tính, thủ đắc đạo lý, sống chết chẳng xa lìa.
Thái hòa chỉ có khi có những con người trung chính, khi mỗi người là một viên gạch xây nền
tảng an vui cho đời.
Đạo dã giả bất khả tu du ly dã.
Con người thực tâm cầu tìm Đạo để sửa mình và trở về sống với đúng bản Tính mình, thì
không thể xa lìa Đạo dù chỉ một phút giây. Bởi vì nếu ta xao lãng giữ Đạo, tách lìa khỏi Đạo bất
cứ giây phút nào, thì phần vật thể rất dễ xâm lấn làm sai lạc đường tu thân sửa mình. Giữ Đạo để
sửa mình là một tác động tích cực, liên tục, gắn bó của cá nhân và Đạo thể. Nó đòi hỏi người
hiểu Đạo phải có cái chân thật, dũng khí của thiện nhân. Do đó, Việt Nho đề cao đức hạnh của
người quân tử, theo phạm trù tam tài là: Trí-Nhân-Dũng, mà cụ thể hơn nữa, theo ngũ
hành là: Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín. Đó là những mô thức của Tam Tài, Ngũ Hành đi vào đạo tu
thân, người Trí thức Việt Nho sẽ Học và Hành song song trong suốt đời để trinh bền với Đạo.
Khả Ly Phi Đạo Dã.
Đạo mà con người có thể xa lìa được mà vẫn không lung lạc thì không phải là Đạo chân thực
nữa. Người mà tách biệt khỏi Đạo thì Đạo cũng mất đất đứng mà người cũng chưa phải hoàn


thiện là người. Người và Đạo như hai mặt của một thực thể. Người và Đạo trợ duyên nhau mà
tồn tại. Người chứng nghiệm Đạo. Đạo làm sáng cái Minh Đức của người. Cho nên người xa đạo
hay đạo xa người là chuyện thiếu sót của cả hai. Là khổ nạn của kiếp người, do đó không tu thân
thì đạo cũng chẳng có thực hành được, mà cá nhân thì bơ vơ lạc lõng quanh quẩn nơi những bến
cạn nông, nhỏ hẹp, giới hạn của những góc cạnh u tối của cuộc đời, không sao siêu vượt lên
được những tầng trời vô biên của Thiên Lý nhiệm mầu.
Thị cố quân tử giới thận hồ kỳ sở bất đổ.
Cho nên người quân tử thận trọng khi không ai thấy mình. Người quân tử nơi đây hiểu giản
đơn như bất cứ người nào đang sửa mình theo Bản Tính. Hay có thể gọi là Trí Giả Việt Nho.

Người quân tử sửa mình bằng cách chú ý, cẩn thận, kính tín, dù chỉ ở chỗ một mình, không ai
thấy được những việc mình làm. Đức sửa mình của trí giả hay hành giả Việt Nho là đức tự trọng,
giữ gìn nhân cách, không phải là chỉ giữ nhân cách trước mặt người khác. Tâm lý giữ mình dù
chỉ có một mình nói lên cái đức chân thật, thành khẩn cao độ khi học tập đạo lý của người quân
tử Việt Nho. Nếu Lễ là cung kỷ, kính tha (trọng mình, trọng người), thì đây là cung kỷ để tu
dưỡng nội tâm, hướng về chân lý. Học giả là bậc chí thành, thực hiện bản tính mà cũng là thiên
mệnh, giữ Lễ dù không ai thấy mình. Ôi! Lý tưởng đẹp đẽ làm sao, khi người quân tử tu thân.
Thật thế, nếu người quân tử không tu sửa thân mình dù ở chỗ vắng lặng tịch nhiên, thì ai còn làm
được việc cao quí này nữa? Không có kinh nghiệm về bước tu thân thiết thực và hiệu nghiệm
này, thì lấy trí tuệ đâu mà chia sẻ với người? Cho nên, muốn từ của mình dùng không rỗng,
muốn ý của mình đạt nhân tâm, muốn tham dự vào cuộc canh tân của tạo hóa, người quân tử
không thể không nghĩ thật, làm thật, hiểu thật những điều sẽ giáo dục người. Thận trọng khi ở
một mình, là điều kiện cần cho người quân tử thiết lập những bước tu thân thành thật đó.
Khủng cụ hồ kỳ sở bất văn.


Người quân tử Việt Nho cũng thận trọng khi không có ai nghe được mình. Đây chỉ là để nhấn
mạnh thêm cái thực thà của người cầu đạo, là không giả dối, bề ngoài. Khi sống một mình, ở
một mình, người học đạo sẽ chú ý đến cá tính để mà sửa cho đúng với thiên tính, tính mệnh, bản
tính của con người bao la đại ngã. Cá tính là sự khởi đầu của mỗi người, nhưng đạo trợ duyên để
con người đi xa hơn, vượt lên cái bé nhỏ của tiểu ngã để về đại ngã của bản tính. Lòng cầu học,
chí tinh tấn sẽ chiến thắng những đường lực trì kéo con người khỏi cái ý chí của tu tâm dưỡng
tính. Người trí thức Việt Nho thận trọng nơi đời sống nội tâm, khép mình trong một kỷ luật bản
thân cao độ để vượt thoát chính mình, trong những giây phút chỉ có một mình.
Cố Quân Tử Thận Kỳ Độc Dã.
Trung Dung rèn luyện cho con người có đức tính thành thật cao độ, vì chính khi không ai
thấy mình, không ai nghe mình được mà mình vẫn tu thân trong từng tâm ý, hành vi, đó mới
thực là người có tinh thần sửa đổi theo Đạo Lý. Đó mới là người có đường lối tu thân thực sự.
Tóm lại nơi đây, Trung Dung hướng dẫn cho người học đạo đức thành thật với chính mình. Cái
đức thành thật là đầu mối cho việc sửa mình, sửa từng ý nghĩ cho giữ đạo Trung, xét nét với từng

hành vi nhỏ nhặt của mình, sao cho mỗi ý phải là cái ý của Tâm Bình Quân, không nghiêng lệch
của Đạo. Vì khi có một mình mới là lúc rảnh thì giờ, quay về nội tâm, tự phản tỉnh. Khi có một
mình, là lúc thanh tĩnh, vắng lặng, gỡ bỏ những mầu mè, xã giao, lớp vỏ bề ngoài kềnh cơi xa
Đạo, người quân tử tự xét mình về những việc đã nghĩ, đã nói, đã làm có đúng đường của Đạo
chưa? Lúc có một mình là thời gian tốt nhất để tập trung mà hiểu mình. Đây là câu Trung Dung
nhắc nhở người theo Đạo phải dọn tâm hồn thanh tịnh vắng lặng để thành tín với Đạo. Vì, thành
tín mới đưa đến trọn-vẹn-hóa cá nhân để vươn lên về Tính Thể, mới có thể giúp người về với
Đạo, mới tham dự được vào cuộc hóa sinh. Thành tín chính là điều kiện để Thành Tính. Kinh
Dịch có câu: “Thành tính là cửa đi vào Đạo nghĩa ở đời” (Thành Tính tồn tồn, đạo nghĩa chi môn
(7) – Hệ từ). Thật thế, nếu khi thành thật với mình, thì mới có thể thành thật với tha nhân, mới có
thể cùng nhau giữ gìn giềng mối Đạo. Cho nên Đức Khổng Tử cứ căn dặn học trò “Hãy làm
quân tử nho, đừng làm tiểu nhân nho”. (Tử vị Tử Hạ viết: ‘‘Nhữ vi quân tử nho; vô vi tiểu nhân


nho”(30) – Ung Giã, Luận Ngữ q.3 ). Khi học đạo thánh hiền, người ta có thể có cái Trí, nhưng
nếu không thực hiện Đạo, ngay chính nơi bản thân mình, thì đó là biết nho, nhưng là xử dụng
nho để khoe cái trí, để trị người, nhưng không có cái Tâm chân thực của sự chí thành, nên Đức
Khổng Tử gọi đó là tiểu nhân nho.
Hỉ nộ ai lạc chi vị phát vị chi Trung.
Trung là bản thể của Tính, có nghĩa là trung là điều hàm tàng chứa đựng trong bản thể con
người. Chữ trung nói đến sự ở trung kín, sâu xa, là chỗ Chân Tính ở thể chưa thành hình, hay ở
thể Tiên Thiên chưa bị hiện tượng hóa, ở thể Vô của Đạo. Tất cả những tâm tình mừng, giận,
buồn, vui của con người đã có sẵn trong bản thể nên là Trung.
Phát nhi giai trúng tiết vị chi Hòa.
Khi Nội Tâm con người tiếp xúc với cảnh giới bên ngoài, cái hàm tàng sẽ xuất lộ thành hiện
tượng, xúc cảm mừng giận buồn vui…tùy theo ngoại cảnh. Thế nhưng nhiều lúc con người
không biểu lộ các cảm xúc một cách thích đáng, đôi khi thì bất cập, đôi khi thái quá, đôi khi cảm
xúc lại phản nghịch ý chí thật sự của mình. Chữ trúng tiết tức là sự xuất lộ của các mối cảm xúc
kể trên phải thích hợp với Đạo Trung trong từng lúc, từng cảnh. Điều này nói ra thường dễ,
nhưng đi vào thực tế, rất khó mà kiểm soát sự thích hợp của các cảm xúc. Lý trí và ý chí cần

phải đóng góp vào để kềm giữ sự bồng bột nhất thời của cảm xúc hoặc sự chậm chạp của thích
ứng. Có thể nói, cảm xúc là tự nhiên. Mà sự thích hợp khi bộc lộ là công trình của giáo dục, của
sự sửa đổi, điều chỉnh. Người quân tử Việt Nho khi sửa mình sẽ lo điều hợp các cảm xúc sao cho
Tâm Đạo phát ra đúng tiết nhịp của cảnh không gian và điểm thời gian, thì đạt được mối Hoà
cùng ngoại giới. Nghệ thuật điều hợp Nội Tâm và Ngoại Cảnh càng cao thì mối Hòa càng triển
nở, độ lan toả càng rộng lớn, bao la. Đây là một công trình tu tập rất lớn, không chỉ một lần, vì
cảnh đời thì đa đoan, chữ tùy nghi chở đạo là hành trình của cả một kiếp người. Nhưng như đã
thưa ở trên, nếu người hiểu Đạo mà còn ngại chưa trọn vẹn dâng hiến cho Đạo Lý bằng “ từng


bước từng bước thầm” thì lấy gì mà bảo chứng với người về cái cần thiết, đức dưỡng nuôi,
nguồn đam mê, chân hạnh phúc, từ niềm Hòa Lạc Vô Biên của một đời theo Đạo?
Trung dã giả thiên hạ chi đại bản dã.
Như đã nói ở trên, đây chỉ là sự xác quyết một lần nữa cái gốc, cái rễ của tính thể của con
người là Trung. Trung là cái Tâm Bình Quân, không nghiêng lệch, phẳng lặng, không giao động,
không ý, không nghĩ, không tiếp, không xử. Có thể nói đó là cái Tâm như như bất động, cái Tâm
Trống Không của Tuyệt Đối. Trung là Bản Thể Tâm Linh của Ngoại giới, là Thể Siêu Hình của
cõi Hiện Tượng, là Tiềm Thức uyên áo của Nội Tâm. Khi Tâm động, ý xuất, ngôn lộ, thân
hành… chỉ là sự vận động của Tâm Trung. Vạn sự vạn hữu trên đời đều bắt đầu từ sự vận động
của đức trung đó, nên trung được gọi là bản gốc của muôn vật.
Hòa dã giả, thiên hạ chi đạt đạo dã.
Điểm cuối cùng con người cần đi đến là được mối giao Hòa của Nội Tâm, Tiềm Thức với
Ngoại Cảnh, Ý Thức. Khi sửa mình để dằn lại các phản ứng của sự chưa chín chắn, sốc nổi, để
chỉ bộc lộ những cảm xúc sâu chín, ý nghĩa thích hợp với thời gian và không gian nào đó, đó là
sự thực tập bước khởi đầu đơn sơ hòa hợp giữa Nội và Ngoại, Hữu và Vô. Là tạo sự thích nghi
với các hoàn cảnh, khi đó lòng người đạt được sự thoải mái, không khí xung quanh con người tu
sửa đạo đức cá nhân thật sự là hòa bình. Chữ Hòa là bảo chứng của sự thích hợp, thích nghi của
chữ Trung. Chữ Hòa là thông giao An bình của Nội Tâm và Ngoại Cảnh, Tiềm Thức và Ý Thức.
Bất hòa là nội tâm và ngoại cảnh lâm cảnh mâu thuẫn, xung đột. Hòa đi với thuận thiên. Bất hòa
đi với phản thiên. Vì Thiên lý không gì khác hơn là sự điều hòa chừng mực những đối lập, sự

dưỡng nuôi các mâu thuẫn. Thiên đạo Thái Hòa, bất hòa là hủy diệt thiên tính, xáo trộn, phản
nghịch đạo trời.
Chí Trung Hòa, thiên địa vị yên, vạn vật dục yên.


Đi sâu đi mãi vào thế giới của Nội Tâm, vượt qua, vượt lên hết các tầng ngoại giới, vật thể
cách biệt, phân chia của lý trí cá nhân, tâm hồn bé nhỏ của cái ta nhỏ bé riêng tư sẽ tiếp cận Tâm
Thể Đại Đồng Bao La, đó là đã đạt được Chí Trung, chỗ cùng cực trung chính của lòng. Tới mức
độ Trung ấy, tự nhiên tâm hồn ta mở ra một chân trời Mới, trời mới nên đất cũng mới, nên trời
đất đã được ở yên nơi vị trí, đã được Tâm Thức Giác Ngộ An định. Khi Trời Đất đã yên vị nơi
chính Trung, chính vị của nó, nên Đạo mới vào Đời, mới đặt nổi mối tương quan nơi các mâu
thuẫn, đối kháng, mới giải quyết Hòa hợp được các phân biệt nhỏ bé, cục bộ của cái nhìn Lý Trí
bằng cái nhìn Thống Nhất và Tòan Diện của Tâm Trung. Do đó, chính nhờ con người tiến mãi
đến cùng cực của Đạo Trung thì mới đạt được mối Hòa vĩ đại giữa tất cả những mâu thuẫn, dị
biệt của nội tâm cũng như ngoại cảnh. Hòa ta với người, Hòa tình với lý, Hòa quyền lợi và nghĩa
vụ, Hòa tiềm thức với ý thức, Hòa tinh thần với vật chất, Hòa hữu hạn với vô biên…Muôn vật
đều được bình yên vì được truy nhận và dưỡng nuôi, vì hai cột trụ Trời Đất được tịnh hành, bảo
hợp nơi chốn Tâm Thể Vô Biên. Đó là cái diệu dụng của Chí Trung bảo chứng nơi sự Chí Hòa
của vạn vật nơi nền Triết lý Nhân Chủ trong Trung Dung. Thêm nữa, Đạo Trung Dung của
Người Quân Tử Việt Nho tuy rộng lớn mênh mông quán thông Thiên Địa nhưng cũng nhỏ bé
riêng tư bình thường mà ai ai cũng cảm nhận được. Do đó Trung Dung có câu “Quân tử chi đạo
tạo đoan hồ phu phụ, cập kỳ chí dã, sát hồ Thiên Địa”. (7a). (Trung Dung12). Đạo người quân tử
khởi đầu tự quan hệ nam nữ tầm thường. Nó ở nơi hiện tượng vật thể với sức quyến hút và hòa
hợp tự nhiên, nơi tâm ý của bất cứ sinh hoạt vợ chồng bình dị nào. Nhưng cũng từ khởi đoan
trong mối tương quan hiện tượng ấy, chúng có thể trợ duyên cho đường về Bản Thể Nội Tâm,
khai mở Tâm thức với sức Hội Tụ Mãnh Liệt của Nhu Cầu Thống Nhất Toàn Diện của mâu
thuẫn nội tại, với sự Hòa Hợp Siêu Nhiên cùng Tính Thể Uyên Nguyên. Chỉ với cơ duyên và nỗ
lực ấy, đạo Người Quân tử Việt Nho mới đi đến cùng đích Trung Tâm, mới rung cảm cùng tần số
vĩnh cửu của vũ trụ, mới thực sự tháp cánh tiên nương mà bay bổng lên vòm trời Hạnh Phúc và
An Lạc của Thái Hoà.

Ý nghĩa của Trung Dung


Nghĩa sách Trung Dung thật ra nằm ngay trên cái tên của sách. Trung ở Nội Tâm Bình Quân
không vọng động, dung là chỗ diệu dụng của Thiên Lý nơi ngoại cảnh đa đoan. Hai chữ Trung
Dung nói lên cái đặc tính Hợp đạo Nội và Ngoại của Tâm Thức con Người. Dung là đức dung
hợp, hòa hợp, thông giao, tương quan với ngoại giới ở mức độ bình quân. Khi xử kỷ, tiếp vật,
đối nhân, xử thế tới mức bao dung được mọi sự đối nghịch, hợp chứa được mọi sự xung khắc,
thâu hóa được mọi ngược chiều, hòa giải được mọi sự dị biệt, đó là đã đạt chữ Dung. Dung đi
với thông. Dung thông làm mọi việc không đi vào bế tắc, hủy diệt. Cho nên dung làm cho mọi
vật được dưỡng, được nuôi, được sống còn. Vạn vật ngàn đời mãi mãi như thế. Dung thông của
Đạo đưa người quân tử Việt Nho tham dự vào dòng sống bất tuyệt cùng vạn vật, cho nên mới
cảm tâm ta là Tâm Vũ Trụ, vạn vật có đủ nơi mình. Phát tiết điều gì từ tâm hồn vũ trụ ấy, cũng
hầu như ăn khớp đồng điệu với thời không. Hay nói cách khác, Trung Dung là tiết nhịp hòa điệu
của con người cùng thời gian và không gian một cách tối hảo nơi đạo sửa mình. Tóm lại, Trung
Dung đưa ra phương pháp kết hợp hai chiều kích của bản tính: con người có nhân tâm để thông
hiểu Thiên Tính, tiếp nhận thiên tính, và thể hiện tính mệnh vào đời, sao cho những vuông vức
góc cạnh nào cũng phải tiếp cận vòng tròn thiên mệnh. Phương pháp để điều chỉnh cho cái địa
phương đa tạp tiếp cận thiên viên chân lý là do người học đạo phải tu thân, kính cẩn trong việc
tu thân, trở về cái trung tâm bình quân của đạo thể tâm linh, rồi lấy lòng vũ trụ mà xử kỷ tiếp vật,
chứ không còn dùng cái tiểu tâm, tiểu trí mà làm rối loạn đạo nữa. Qui Tâm để loại trừ động
loạn, cảm lẽ vi tế của vũ trụ mênh mông. Nhân đó lại trợ duyên cho đức Thái Hòa muôn thuở,
người quân tử đã kết hợp bản thể vật chất và thiên mệnh tâm linh nơi chính bản thân mình, đã
thực hành trung dung tiểu ngã và đại ngã, cá nhân và vũ trụ hai chiều mầu nhiệm, mà mình là
chứng nhân tín thật nhất, bảo chứng nơi sự tu thân một cách chân thành. Hay có thể nói cách
khác, trí giả Việt Nho đã có một tinh thần Nhân Chủ cao độ trong việc tri Thiên, giữ đạo Trung,
Hòa tan đạo vào đời. Hơn thế nữa trí giả Việt Nho còn có tính Nhân Chủ cùng cực khi xác tín
sự Tu Dưỡng Nội Tâm mình là phương pháp Kết Hợp trời đất trong cảnh Thái Hòa bao la.
Huyền Sử Bánh Chưng Bánh Dầy –



Triết Lý Nhân Chủ Tiên Thiên của Đạo Việt
Ngày nay lần mở những trang Huyền Sử xa xưa của Dân Tộc Việt, chắc chúng ta còn nhớ
chuyện Bánh Dầy Bánh Chưng. Bánh Dầy Tròn tượng trưng cho Trời, bánh Chưng Vuông tượng
trưng cho Đất. Công Tử Lang Liêu nghèo khó, không có phẩm vật cầu kỳ, trân cam mỹ vị nào
dâng lên vua Hùng để cúng Tổ Tiên. Nhưng cuối cùng nhà vua lại chấm giải nhất cho cặp bánh
Tròn Vuông nọ, và truyền ngôi cho Lang Liêu . Triết Gia Kim Định đã giải thích rằng sự truyền
ngôi này chính là ý nghiã của Nhân Chủ.
Ngôi vị cao cả là làm vua, nhưng vua theo Minh Triết Việt là bậc trong thì là Thánh Triết ngoài
mới làm vua, nên Trí Tuệ, Nhân Từ, có tấm lòng bao la vũ trụ,ở đây là biết “Ăn Bánh Chưng
Vuông và Bánh Dầy Tròn”, biết cùng thực hiện cái Minh Triết Vuông Tròn Hoà Hợp với đồng
bào, nhân dân của mình..Nghiã là Cặp Bánh Vuông – Tròn tượng trưng cho Ý Thức Con Người,
sinh hoạt trong cuộc đời vật thể nhưng vẫn tu dưỡng bản thân để tiếp cận Vòng Tròn Tâm Linh
của Thiên Đạo.. Như vậy đây là Ý Thức Nhân Chủ Tiên Thiên mà Tổ Tiên ta đã truyền lại bao
đời qua câu chuyện bánh dầy bánh chưng đơn sơ mà sâu sắc. Do đó, Đạo tối cổ của dân tộc Việt
chính là Nhân Đạo, Đạo Làm Người, Người với sứ mạng lớn lao là Hoà được cả hai chiều kích
nền tảng của Trời và Đất tức là vô biên và hữu hạn, hay là Nhân Chủ vậy.
Hay nói cách khác, tinh thần Nhân Chủ đã khai mở Tâm Thức Việt với Huyền Sử Bánh Dầy
Bánh Chưng từ thuở các vua Hùng dựng nước, dựng nhà, và sau này đã được công thức hoá
thành mô thức Tam Tài Thiên- Địa- Nhân , sáng rỡ trong đạo lý Trung Dung mà Khổng Tử đã
truyền lại cho đệ tử viết thành sách và trở thành một trong 4 quyển lưu danh gọi là “ Tứ Thư”.
IV.

Mạnh Tử

Bất vi nông thời, cốc bất khả thăng thực dã. Sác cổ bất nhập ô trì, ngư miết bất khả thăng
thực dã. Phủ cân dĩ thời nhập sơn lâm, tài mộc bất khả thăng dụng dã. Cốc dữ ngư miết bất


khả thăng thực, tài mộc bất khả thăng dụng, thị sử dân dưỡng sinh táng tử vô hám dã. Dưỡng

sinh táng tử vô hám, vương đạo chi thủy dã
Tư tưởng của Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử nhưng ông không tuyệt đối
hóa vai trò của ông vua như Khổng Tử, ông chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh,
ông cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi
nhân chi sơ bản tính thiện, tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử rằng nhân chi sơ
bản tính ác. Ông cho rằng “kẻ lao tâm trị người còn người lao lực thì bị người trị”. Học thuyết
của ông gói gọn trong các chữ “Nghĩa”, “Trí”, “Lễ”, “Tín”.
Mạnh Tử cho rằng mỗi người đều có tính thiện do trời phú cho. Sự giáo dục phải lấy tính
thiện đó làm cơ bản, giữ cho nó không mờ tối, trau dồi nó để phát triển thành người lương thiện.
Tâm là cái thần minh của Trời ban cho người. Như vậy, tâm của ta với tâm của trời đều cùng một
thể. Học là để giữ cái Tâm, nuôi cái Tính, biết rõ lẽ Trời mà theo chính mệnh.
Nhân và nghĩa vốn có sẵn trong lương tâm của người. Chỉ vì ta đắm đuối vào vòng vật dục
nên lương tâm bị mờ tối, thành ra bỏ mất nhân nghĩa. Mạnh Tử đề cập đến khí Hạo Nhiên, cho
rằng nó là cái tinh thần của người đã hợp nhất với Trời.
Ông còn chủ trương: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Đây là một tư tưởng rất mới
và rất táo bạo trong thời quân chủ chuyên chế đang thịnh hành.
Mạnh Tử nhìn nhân chết độ quân chủ, nhưng vua không có quyền lấy dân làm của riêng
mình. Phải duy dân và vì dân. Muốn vậy, phải có luật pháp công bằng, dẫu vua quan cũng không
được vượt ra ngoài pháp luật đó. Người trị dân, trị nước phải chăm lo việc dân việc nước, làm
cho đời sống của dân được sung túc, phải lo giáo dục dân để hiểu rõ luật pháp mà tuân theo, lấy
nhân nghĩa làm cơ bản để thi hành.


ĐĂNG U CHÂU ĐÀI CA
*Dịch âm:
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc sảng nhiên nhi thế hạ
*Dịch nghĩa:


Bài ca lên đài U châu
Nhìn về phía trước không thấy người xưa
Nhìn về phía sau không thấy người mới lại
Nghĩ về đất trời mênh mông vời vợi
Một mình cảm thương bỗng rơi nước mắt.
Dịch Ý:
LKT: Hai câu đầu chỉ thời gian, câu tiếp chỉ không gian, câu cuối chỉ chính mình. Trong khoảng
thời gian và không gian bao la vô tận mà thi nhân đã cảm xúc ở lúc đó, thì còn biết gì hơn là rơi
nước mắt. Khóc cho thân phận bé nhỏ ? Có lẽ không. Khóc cho tâm tình độc nhất vô nhị của
mình thì đúng hơn. Khóc không có ý nghĩa thường của thất tình, mà mang ý nghĩa của nhận
chân, của trực giác nhìn thấy trong một mảy may nào đó vị trí của mình trong vũ trụ (thời gian
và không gian)
Vương Vận Hy: Bài thơ ngắn ngủi "Đăng U Châu đài ca" này, bởi vì biểu hiện sâu đậm nổi lòng
của thi nhân, có tài mà không được dùng, tịch mịch và chán nản, ngôn ngữ sắc sảo mạnh mẻ
hùng dũng, nhiều nhiễm tính lực, mà đã trở thành một bài thơ danh tiếng từ trước đến naỵ
Trần tử Ngang là một văn nhân có kiến thức cũng như tài năng về chính trị. Ông nói thẳng và
dám can gián, đối với nền chính trị không thiếu chuyện tệ hại dưới thời Vũ hậu, ông thường
thường đưa ra những ý kiến phê bình, không được Vũ hậu tiếp nhận, mà trái lại còn bị liên hệ tội
trạng khác, bị hạ ngục. Hoài bảo chính trị không được thực hiện, ngược lại còn bị đả kích, làm


cho ông trong lòng ôm mối sầu muộn. Năm đầu Vạn tuế Thông Thiên, Vũ Tắc Thiên (696), bọn
Khất Đan là Lý Tận Trung, Tôn Vạn Vinh công hãm Lư châu, Vũ tắc Thiên sai Vũ chính Nghi
đem quân đi chinh thảọ Trần tử Ngang theo Vũ đảm nhiệm chức tham mưụ Vũ là người nhẹ dạ,
thiếu mưu lược. Năm sau bị bại trận, tình thế khẩn cấp, Trần tử Ngang thỉnh cầu đem một vạn
quân làm tiền khu tấn công, Vũ không cho; Sau đó, Trần tử Ngang lại tiến ngôn lên Vũ, không
nghe, ngược lại còn giáng chức ông xuống làm quân tàọ Thi nhân bị liên tiếp mấy lần trắc trở,
mắt nhìn nguyện vọng giúp nước trở thành bọt bèo, do đó mà lên Tô bắc lâu (tức là U châu đài,
bây giờ là phố Bắc kinh), khẳng khái bi ngâm, viết xuống bài "Đăng U châu đài ca" với bài "Tô

khưu lãm cổ tặng Nghiêm cư sĩ Tàng Dụng thất thủ".
"Tiền bất kiến cổ nhân, hậu bất kiến lai giả". Cổ nhân ở đây chỉ thời cổ những bậc quân chủ
thánh minh, biết lễ hiền hạ sĩ. "Tô khưu lãm cổ tặng Nghiêm cư sĩ Tàng Dụng thất thủ" và "Đăng
U châu đài ca" là tác phẩm cùng làm một lúc, nội dung có thể chứng nghiệm. "Tô khưu lãm cổ"
bảy bài, đối với những sự tích lịch sử thời Chiến quốc Yên chiếu Vương lễ ngộ Nhạc Nghị, Yên
thái tử Đan lễ ngộ Điền Quang, rất lấy làm hâm mộ vô cùng. Tuy nhiên, cở như Yên Chiếu
Vương những bậc hiền quân thời trước, đã không được gặp rồi, những bậc hiền chúa trong tương
lai cũng không được có dịp mà gặp, mình thật là sinh không nhằm thời, lúc lên đài nhìn ra xa xa,
chỉ thấy vũ trụ mang mang, trời dài đất mãi, tự nhiên cảm thấy cô đơn tịch mịch, buồn từ trong
lòng buồn ra, rưng rưng lệ rơị Bài thơ lấy âm điệu khẳng khái bi lương, biểu hiện cảnh ngộ thất
ý cùng nổi lòng tịch mịch sầu muộn của thi nhân. Loại tình cảm này thường thường các nhân sĩ
ôm tài không được tri ngộ của xã hội thời trước đều có, do đó mà bài thơ được phổ biến, được
nhiều người ngâm
Bài thơ này trên phương diện nghệ thuật cũng rất là xuất sắc. Hai câu đầu tới là tương lai, sau là
quá khứ, tả ra dòng thời gian dài triền miên. Câu thứ ba, lên lầu nhìn ra xa xa, tả ra không gian
mênh mông vô cùng. Tại bối cảnh mênh mông vô hạn ấy, câu thứ tư miêu họa ra tình tứ của thi
nhân, bi ai, khổ muộn, cô đơn, tịch mịch, hai bên chiếu nhau, đập mạnh vào tình cảm người đọc.
Ngâm lên bài thơ, chúng ta có thể cảm thụ sâu xa đến nổi buồn thê lương mà bi tráng, trước mặt


phảng phất hiện ra một bức họa đồ vẻ cảnh hoang dã bình nguyên mênh mang, mà ở trước cảnh
đó, sừng sững một hình ảnh thi nhân, ôm một hoài bảo lớn lao, chỉ vì không có đường lộ để tiến
thân ra giúp nước mà cảm thấy nổi cô độc bi thương
Trên phương diện dùng từ, làm chữ, bài thơ này bị ảnh hưởng cực kỳ thâm sâu từ bài Sở từ,
thiên "Viễn Du". Viễn Du có câu:
Duy thiên địa chi vô cùng hề
(Chỉ có trời đất là vô cùng nhĩ)
Ai nhân sinh chi trường cần
(Thương kiếp người mãi cần khổ)
Vãng giả dư phất năng cập hề

(Người đã qua ta không theo kịp)
Lai giả ngô bất văn
(Người sắp đến ta không được nghe)
Bài "Đăng U châu đài ca" lời từ đó mà hóa ra, nhưng ý và cảnh lại càng mênh mang, mạnh mẻ
hùng hồn.
Đồng thời, trên phương diện cách thức của câu, lấy ra từ cú pháp trường đoản so le của Sở từ.
Hai câu đầu năm chữ, chia ra làm ba phần, như sau:
Tiền --- bất kiến --- cổ nhân
Hậu --- bất kiến --- lai giả
Hai câu sau sáu chữ, chia ra làm bốn phần, như sau:
Niệm --- thiên địa --- chi --- du du
Độc --- thê nhiên --- nhi --- thế hạ


Hai câu trên âm điệu cấp xúc, chuyển đạt cảm tưởng của thi nhân, sinh ra không gặp thời, ôm
mối bất bình trong lòng. Hai câu sau tăng lên một chữ đệm ở giữa ("chi" và "nhi"), thêm một chữ
nữa, mà âm điệu do đó từ từ trôi thong thả, biểu hiện một cảm giác "không biết làm sao hơn", cất
tiếng than dài dằng dặc. Toàn bài, cú pháp trước sau dài ngắc không đều, âm tiết thun giản, biến
hóa, hổ tương phối hợp, tăng cường nghệ thuật nhiễm tính lực

1. Phía trước không thấy người xưa
2. Phía sau không thấy người sinh ra
3. Nghĩ đến trời đất bao la vô cùng
4. Một mình cảm xúc rơi lệ
KHUÊ OÁN (Vương Xương Linh)

閨閨
閨閨閨閨閨閨閨閨
閨閨閨閨閨閨閨閨
閨閨閨閨閨閨閨閨

閨閨閨閨閨閨閨閨
Khuê oán
Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,
Xuân nhật ngưng trang thướng thuý lâu.
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,
Hối giao phu tế mịch phong hầu.
Dịch nghĩa
Người thiếu phụ nơi phòng khuê không biết buồn,
Ngày xuân trang điểm đẹp đẽ bước lên lầu biếc.


Chợt thấy màu dương liễu tốt tươi ở đầu đường,
Bỗng hối hận đã để chồng đi tòng quân để kiếm phong hầu.
Phân tích
Hai câu thơ đầu giới thiệu nhân vật trữ tình trong bài thơ này là thiếu phụ thuộc tầng lớp quý tộc
phong kiến, có chồng đang tham gia chinh chiến nơi xa. Có lẽ do sinh ra và lớn lên giữa cảnh xa
hoa, nhung lụa nên cô chưa biết thế nào là cảnh hòn tên mũi đạn và những đau thương tang tóc
của chiến tranh. Cũng vì thế mà tâm trạng cô vô tư, hồn nhiên như trẻ nhỏ. Ngày ngày, cô trang
điểm thật đẹp đẽ, xinh tươi rồi lên lầu cao ngóng về phương xa, mong người chồng trở về thỏa
mộng công danh:
Thiếu phụ phòng khuê chẳng biết sầu,
Ngày xuân chải chuốt, bước lên lầu.
Ổ đây có sự hoà hợp, tương đồng giữa người với cảnh. Giữa thiên nhiên mùa xuân xanh tươi
tràn đầy sức sống, hình ảnh thiếu phụ trẻ trung, kiều diễm lại càng thêm lộng lẫy. Ấy thế nhưng
điều éo le, trớ trêu cũng lại nằm ngay trong sự hòa hợp, tương đồng ấy bởi mùa xuân tượng
trưng cho tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc lứa đôi; mà khuê phụ thì lại đang sống trong cảnh
phòng khuê chiếc bóng. Cho nên, tâm trạng của nàng chắc cũng không ngoài tâm trạng chung
của những người vợ trẻ có chồng ra trận. Thái độ vui vẻ, hồn nhiên nếu là có thật thì cũng rất
mong manh. Chỉ cần một yếu tố nào đó của ngoại cảnh tác động vào là nó sẽ tan nhanh như màn
sương dưới ánh mặt trời.

Hai câu thơ sau nói đến yếu tố làm thay đổi đột ngột tâm trạng của khuê phụ:
Đầu đường chợt thấy màu dương liễu,
Hối để chàng đi kiếm tước hầu.
Cái màu dương liễu xanh mơn mởn mà khuê phụ chợt thấy lúc vừa bước lên lầu cao đã làm cho
dòng cảm xúc của nàng nhanh chóng đổi chiều. Màu dương liễu tượng trưng cho mùa xuân, tuổi
trẻ và gợi lên khát vọng hạnh phúc. Nó cùng khơi dậy nỗi buồn biệt li trong lòng khuê phụ. Buổi
chia tay, theo phong tục, nàng tặng chàng một nhành dương liễu để biểu thị tình cảm lưu luyến


và ước mong ngày chàng sớm trở về đoàn tụ. Nay chàng đang ở nơi đâu? Sống chết ra sao? Đã
hay chưa thỏa chí tang bồng?
Cảnh ấy gợi tình này mà tình này (tức nỗi nhớ thương) thì cứ dâng lên mãi. Nhớ thương pha lẫn
hối tiếc và ân hận. Nàng hơi tiếc là đã để chồng đi tòng quân, cố lập chiến công để rồi được làm
quan, kiếm tước hầu vua ban cho. Bản thân và gia đình, gia tộc sẽ được vẻ vang, nở mày nở
mặt… Nhưng suy ngẫm kĩ thì tất cả những cái đó chi là ảo tưởng mà thôi; còn thực tế là nỗi sinh
li, mà sinh li nhiều khi còn xót xa, đau đớn hơn tử biệt.
Thời gian qua mau, tuổi trẻ cũng qua mau, hạnh phúc lứa đôi dang dở. Tương lai gắn với chiến
tranh lại là thứ tương lai bấp bênh, lành ít, dữ nhiều. Và cái giá phải trả cho “giấc mộng công
hầu” của những trang nam nhi thời loạn là quá đắt, có khi bằng cả mạng sống.
Bốn câu thơ thất ngôn tứ tuyệt trong bài Khuê oán có cấu trúc ngắn gọn nhưng nội dung hàm
súc, ngôn ngữ gợi nhiều hơn tả. Trong mỗi câu thơ, tình và điệu hòa quyện với nhau, tạo nên âm
hưởng nhịp nhàng, du dương, dễ đi sâu vào lòng người.
Bằng bút pháp miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, nhà thơ Vương Xương Linh đã mượn
tâm trạng của một khuê phụ trẻ để thông qua độ lên án chiến tranh phi nghĩa gây đau thương,
mất mát cho mọi gia đình, cướp đi tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc của bao người. Trải qua hàng
ngàn năm, bài thơ vẫn sống mãi trong lòng những thế hệ yêu mến và hâm mộ phong cách thơ trữ
tinh thanh tao, sâu nặng của Vương Xương linh – một trong những thi sĩ nổi tiếng thời Thịnh
Đường.
Nam hành biệt đệ - Vi Thừa Khánh


閨閨閨閨
閨閨閨閨閨閨
閨閨閨閨閨閨
閨閨閨閨閨閨
閨閨閨閨閨閨


×