Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài 7. Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.7 KB, 3 trang )

Chủ đề: THỦ TỤC VÀO RA ĐƠN GIẢN.
I.

Mục tiêu:
Kiến thức:
- Biết các lệnh vào/ra đơn giản để nhập dữ liệu từ bàn phìm hoặc đưa dữ liệu ra màn hình
Kĩ năng:
- Viết được một số lệnh vào/ra đơn giản
- Kết hợp kiến thức đã có viết một chương trình hoàn chỉnh (có thể là hoạt động vận
dụng - mở rộng trong bài cấu trúc chương trình còn chưa hoàn thiện ở bài trước).
II.
Phương pháp:
- Học nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên
- Giáo viên cần linh động sáng tạo trong việc xâu chuỗi các hoạt động theo tiến trình
III. Tiến trình:
A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Kết hợp giữa kiểm tra bài cũ và đưa tình huống có vấn đề:
Hoạt động 1: Hoàn thành đoạn chương trình sau:
Tính Delta=b2 – 4ac. Với a=4; b=5;
c=2.
Chương trình 1:
Program Delta;
Uses crt;
Var a,b,…………: real;
Begin
a:=4;
b…….;
..........
D:=………………
End.
Sau khi học sinh hoàn thành đoạn chương trình trên. Giáo viên đưa ra tình huống sau:


Bây giờ, muốn tính delta với các bộ số a,b,c khác nhau. Chúng ta phải làm sao?
Dự đoán học sinh sẽ gán lại các giá trị mới cho a,b,c.
Như vậy, mỗi lần muốn tính delta để giải phương trình bậc 2 thì lại sửa chương trình à?.
Các em hãy đề xuất cách làm thuận tiện nhất  Nhập a,b,c từ bàn phím.
B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động 2: Tìm hiểu cú pháp thủ tục nhập dữ liệu vào cho các biến, áp dụng sửa lại chương
trình 1 để có thể nhập dữ liệu từ bàn phím vào các biến a,b,c. (Hãy để các em tự làm, tự đọc


sách, giáo viên không cần ghi chép gì, chỉ cần quan sát và định hướng các em, cũng như gợi ý
kịp lúc).
Sau khi các sửa lại chương trình 1 và trình bày, các nhóm phản biện và sau đó giáo viên chuẩn
lại kiến thức cho các em.
Hoạt động 2: Giáo viên chuẩn bị sẵn chương trình 1 hoặc lựa chọn một bài của học sinh và
code vào máy (tùy tình hình thực tế). Sau đó, giáo viên biên dịch chương trình và cho học sinh
quan sát giá trị của Delta với các số a,b,c đã nhập từ bàn phím. Vấn đề nảy sinh là
Hỏi: Các em hãy tìm hiểu thủ tục xuất dữ liệu ra màn hình và giúp thầy (cô) in giá trị
Delta ra màn hình máy tính?
C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
Nhận biết:
Câu 1: Cú pháp nhập dữ liệu từ bàn phím là:
A. read/readln(<biểu thức>);
B. read/readln(<chỉ một biến duy nhất>);
C. read/readln(<danh sách biến vào>);
D. read/readln(<danh sách hằng>);
Câu 2: Cú pháp in dữ liệu ra màn hình là:
A. write/writeln(<biểu thức>);
B. write/writeln(<giá trị >);
C. write/writeln(<danh sách giá trị >);
D. write/writeln(<danh sách kết quả ra>);

Thông hiểu:
Câu 1: Nhập giá trị ba cạnh của tam giác vào ba biến a,b,c. Lệnh nào sau đây đúng:
A. readln(a b c);
B. readln(a,b,c);
C. readln(a;b;c);
D. readln(‘a;b;c’);
Câu 2: Xuất giá trị chu vi tam giác ra màn hình. Lệnh nào sau đây đúng:
A. writeln(‘Diện tích tam giác là C’);
B. writeln(‘Diện tích tam giác là’ C);
C. writeln(‘Diện tích tam giác là’, C);
D. writeln(Diện tích tam giác là, C);
Vận dụng thấp:
Câu 1:
Chương trình 2: tính chu vi tam giác


Program C_Tam_Giac ;
Uses crt;
………………….
Begin
…………(…Nhap do dai ba canh a,b,c….);
……………..
C:=a+b+c;
………….(‘Chu vi tam giác là’…………);
readln
End.
Vận dụng cao:
Câu 2: Viết chương trình nhập vào bán kính R. Thông báo ra màn hình chu vi và diện tích?
C – VẬN DỤNG MỞ RỘNG:
Câu 1: Viết chương trình nhập từ bàn phím điểm trung bình học kì của từng môn học và thông

báo ra màn hình điểm trung bình học tập của học kì đó.



×