Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Khai thác hình vẽ sách giáo khoa 10, 11 theo nhiều hướng nhằm giúp học sinh giải quyết các bài tập thực nghiệm trong chương trình hóa học THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.29 KB, 31 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH THANH HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KHAI THÁC SÂU HÌNH VẼ SÁCH GIÁO KHOA GIÚP HỌC
SINH GIẢI QUYẾT CÁC BÀI TẬP THỰC NGHIỆM TRONG
CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Người thực hiện : Nguyễn Thị Cẩm Lê
Chức vụ
: Giáo viên
SKKN thuộc môn : Hoá học


THANH HOÁ NĂM 2016

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
1.1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................1
1.3. Nhiệm vụ đề tài............................................................................................................2
1.4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài..............................................................................2
1.5. Các phương pháp nghiên cứu...................................................................................2
1.6. Danh mục kí tự viết tắt...............................................................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM........................................................ 3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm...............................................................3
2.1.1. Vai trò của hình vẽ - Các hình thức sử dụng hình vẽ......................................3
2.1.2. Ý nghĩa của bài tập hoá học sử dụng hình vẽ................................................... 3
2.1.3. Hệ thống các hình vẽ khai thác.............................................................................3


2.1.4. Nguyên tắc thiết kế và phân loại bài tập thực nghiệm hoá học....................6
2.2. Thực trạng vấn đề.........................................................................................................7
2.3. Thiết kế và phân loại bài tâp thực nghiệm hoá học............................................... 8
2.3.1. Bài toán thu và tinh chế các chất..........................................................................8
2.3.2. Bài toán điều chế các chất......................................................................................9
2.3.3. Bài toán thể hiện tính chất, chứng minh hiện tượng của các chất ............13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường..............................................................................................16
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 18
3.1. Kết luận........................................................................................................................18
3.2. Kiến nghị.....................................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng
được cái gì qua việc học.
Cùng với xu hướng đó, mục tiêu giáo dục môn hoá học cấp trung học phổ
thông là trên cơ sở duy trì, tăng cường các phẩm chất và năng lực đã hình thành
thông qua môn hoá học, học sinh có được hệ thống kiến thức hoá học phổ thông từ
cơ bản, hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp. Hình thành và phát triển
các tiềm năng, các năng lực sẵn có và các năng lực chuyên biệt của môn hoá học
như: năng lực thực hành hoá học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông
qua môn hoá học, năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống…
Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học là một trong những cách tích
cực hoá hoạt động dạy và học. Trong đó thí nghiệm là một trong các phương tiện

trực quan quan trọng với môn hoá học (môn khoa học thực nghiệm). Thí nghiệm
giúp học sinh làm quen với những tính chất, mối liên hệ và quan hệ có tính qui luật
giữa các đối tượng nghiên cứu, giúp làm cơ sở để nắm vững các qui luật, các khái
niệm khoa học và biết cách khai thác chúng. Thí nghiệm hoá học có tác dụng phát
triển tư duy, giúp học sinh tiếp cận gần hơn với thực tiễn và củng cố niềm tin khoa
học của học sinh.
Tuy nhiên không phải lúc nào trong quá trình giảng dạy giáo viên cũng có thể
sử dụng thí nghiệm. Và để hỗ trợ giáo viên có thể sử dụng, khai thác các hình vẽ,
mô hình để phát triển các năng lực cơ bản cho học sinh về thực tiễn, thực hành thí
nghiệm cũng như các kĩ năng suy luận, phân tích, tổng hợp.
Trong các kì thi tuyển sinh đại học – cao đẳng trong những năm gần đây,
đến nay là thi trung học phổ thông quốc gia và các kì thi chọn học sinh giỏi
cấp tỉnh đã xuất hiện nhiều hơn những câu hỏi liên quan đến hình vẽ, sơ đồ
nhằm phát triển các năng lực tổng hợp của học sinh. Nhưng thực tế lượng bài tập
về chủ đề này còn ít và đa số học sinh vẫn còn được tiếp cận ít về dạng bài tập có
hình vẽ.
Đứng trước các yêu cầu đổi mới của ngành Giáo dục và Đào tạo, yêu cầu
nhiệm vụ năm học và thực trạng của công tác giảng dạy, tôi chọn đề tài:
“Khai thác sâu hình vẽ sách giáo khoa giúp học sinh giải quyết các bài
tập thực nghiệm trong chương trình hóa học trung học phổ thông”.
1.2. Mục đích nghiên cứu


Từ các hình vẽ của sách giáo khoa, tôi thiết kế và khai thác các bài tập có
sử dụng hình vẽ với nhiều khía cạnh nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và
kiểm tra đánh giá. Thông qua đó hướng dẫn cho học sinh cách nhìn nhận vấn đề
từ hình vẽ và thiết kế thêm một số bài tập thực nghiệm cho học sinh.
1.3. Nhiệm vụ đề tài
- Nêu vai trò và tác dụng của hình vẽ, các hình thức sử dụng mô hình, hình vẽ.
- Tổng hợp và phân loại các hình vẽ trong sách giáo khoa hóa học trung học phổ

thông thuộc các chương trình chuẩn và nâng cao.
1. 4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu các mô phỏng thí nghiệm điều chế, minh hoạ tính chất của các
chất trong chương trình trung học phổ thông. Đối tượng là các vấn đề thực
hành dễ bị hiểu sai, thiếu sót, nhầm lẫn, gây khó khăn đối với học sinh lớp 10,
11, học sinh luyện thi trung học phổ thông quốc gia, luyện thi học sinh giỏi tại trường
trung học phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hoá.
1.5. Các phương pháp nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Nghiên cứu tài liệu về yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh
giá, các văn bản về nhiệm vụ năm học.
- Nghiên cứu các bài tập hình vẽ có từ trước để tìm ra những điểm mới.
- Trao đổi với đồng nghiệp, với học sinh.
- Đọc và phân tích các bài tập trong các kì thi cấp tỉnh và cấp quốc gia.
- Đọc và phân tích các dạng bài tập từ các sách tham khảo của một số nhà xuất bản
có uy tín.
- Phân loại hình vẽ và thiết kế câu hỏi.
1.6. Danh mục kí tự viết tắt
BTTN
dd
ĐC
GV
HS
PTHH
PTN
TCHH
THPT
TN
HT
TNHH

KT

: bài tập thực nghiệm
: dung dịch
: đối chứng
: giáo viên
: học sinh
: phương trình hoá học
: phòng thí nghiệm
: tính chất hoá học
: trung học phổ thông
: thí nghiệm
: hiện tượng
: thí nghiệm hoá học
: kiểm tra


TH

: trường hợp

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1. Vai trò của hình vẽ - Các hình thức sử dụng hình vẽ
2.1.1.1. Vai trò
- Thay thế những vật thật quá nhỏ hoặc quá to, quá nguy hiểm.
- Làm sáng tỏ cấu tạo và dụng cụ của những máy móc phức tạp.
- GV chuyển các nội dung bài giảng từ phức tạp đến đơn giản, từ trừu
tượng đến cụ thể nhằm giúp cho HS dễ tiếp thu bài, thêm hứng thú học tập bộ
môn cho HS.

- Củng cố, ôn tập, kiểm tra kiến thức của HS.
- Ở những địa phương cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy chưa đầy đủ, chưa
đảm bảo, còn thiếu nhiều thiết bị thí nghiệm thì hình vẽ trong giảng dạy hoá học
giúp HS hình dung được vật thật khi làm TN.
2.1.1.2. Các hình thức sử dụng hình vẽ
- Dùng hình vẽ có đầy đủ chú thích là nguồn kiến thức để HS khai thác
thông tin, hình thành kiến thức mới.
- Dùng hình vẽ không có đầy đủ chú thích giúp HS kiểm tra các thông tin
còn thiếu.
- Dùng hình vẽ không có chú thích nhằm yêu cầu HS phát hiện kiến thức ở
mức độ khái quát hoặc kiểm tra kiến thức, kĩ năng.
2.1.2. Ý nghĩa của bài tập hoá học sử dụng hình vẽ
- Bài tập hoá học sử dụng hình vẽ giúp củng cố, đào sâu, mở rộng kiến
thức một cách sinh động, phong phú, không chỉ đơn giản là tái hiện kiến thức
mà yêu cầu HS vận dụng những điều đã học vào những tình huống cụ thể
trong nghiên cứu khoa học và đời sống.
- Bài tập hoá học sử dụng hình vẽ là dạng bài tập mang tính trực quan,
sinh động gắn liền với kiến thức và kĩ năng thực hành hoá học, góp phần vào
việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS.
- Bài tập hoá học sử dụng hình vẽ giúp đa dạng hoá nội dung và hình
thức bài tập, tạo hứng thú học tập cho HS.
- Bài tập hoá học sử dụng hình vẽ giúp HS ôn tập và hệ thống hoá kiến thức
một cách tích cực và hiệu quả nhất.
2.1.3. Hệ thống các hình vẽ khai thác
2.1.3.1. Hình vẽ các phương pháp thu khí


H2O
Hình 1


Hình 2

Hình 3

2.1.3.2. Hình vẽ tách và tinh chế các chất

Phương pháp chiết

Phương pháp kết tinh

Phương pháp chưng cất

2.1.3.3. Hình vẽ điều chế và minh hoạ tính chất của các chất
STT

1

HOÁ HỌC 10
Hình vẽ- Tên mô hình TN

Điều chế khí clo trong phòng TN

2

Tính tẩy màu của clo

3

Điều chế axit clohiđric



4
Tính tan của HCl

5

6

7

STT
1

2

3

Điều chế oxi trong phòng TN

Lưu huỳnh tác dụng với hiđro

Điều chế khí SO2 trong phòng TN

HOÁ HỌC 11
Hình vẽ- Tên mô hình TN
TN điều chế amoniac

Tính tan của khí NH3 trong nước



TN đốt cháy NH3 trong oxi

Tấ
m kính
+4Cl
NH
Đònh
nghóa,Khí NH3
HCl
phân và
loại,
đồng
phân danh
pháp.NH4Cl
+
Tính chất
vật lí.
+
Tính chất

4

TN nhiệt phân muối NH4Cl

5

Điều chế axit nitric

Bơng và
CuSO4(khan)


Hợp chất hữu cơ

6

Xác định C và H trong hợp chất hữu cơ
TÍNH CHÂT
VẬT LÍ- HỐ HỌC

dd Ca(OH)2

2.1.4. Ngun tắc thiết kế và(1)
phân loại bài tập thực (2)
nghiệm hố học
2.1.4.1. Ngun tắc
* Thiết lập mối
quan hệ
CHẤT
PP ĐIỀU CHẾ
CẦN ĐIỀU CHẾ
(6)

(9)

(7)

(Hố chất, dụng cụ)
(4)

(8)


XỬ LÍ Ơ NHIỄM

PP THU CHẤT

(10)

(11)
PP TINH CHẾ

(5)


* Trên cơ sở thiết lập các mối quan hệ giữa tính chất của chất và các phương pháp
điều chế, ta có thể khai thác các dạng hình vẽ cho bài tập thực nghiệm theo các
hướng khác nhau, tuỳ vào mục đích của từng phần, từng nội dung bài học để kiểm
tra, đánh giá và phát triển khả năng tư duy, nâng cao năng lực thực hành của HS.
* Với cùng 1 hình vẽ khi xem xét, đánh giá một hay nhiều yếu tố trong hình ta có
thể xây dựng được nhiều bài toán khác nhau.
Minh hoạ: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế clo trong phòng thí nghiêm như
sau:
(1)

(2)
(5)

(3)

(4)


- Hóa chất bị khử được dùng trong bình cầu (2) không thể là:
A. MnO2
B. KMnO4
C. KClO3
D. HCl.
- Vai trò của dung dịch NaCl trong bình (3) là:
A. Hòa tan khí clo.
B. Giữ lại khí hidroclorua.
C. Giữ lại hơi nước.
D. Giữ lại axit clohiđric.
- Vai trò của dung dịch H2SO4 đặc trong bình (4) là:
A. Giữ lại khí clo.
B. Giữ lại khí hidroclorua.
C. Giữ lại hơi nước.
D. Giữ lại axit clohiđric.
- Khi (1): HCl đặc; (2): MnO2; (3): NaCl bão hoà; (4): H2SO4 đặc. Phát biểu nào
sau đây không đúng?
A. Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO.


B. Khí clo thu được trong bình eclen là khí clo khô.
C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3.
D. Không thể thay dung dịch HCl bằng dung dịch NaCl.
2.1.4.2. Phân dạng
+ Bài toán thu và tinh chế các chất.
+ Bài toán điều chế các chất.
+ Bài toán thể hiện tính chất, chứng minh hiện tượng, định luật của các chất.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
- Hình vẽ trong sách giáo khoa thường được giới thiệu lồng ghép vào các tiết dạy
nên thời gian khai thác còn hạn chế, việc hiểu đầy đủ và vận dụng hình vẽ vào các

bài tập thực nghiệm chưa sâu, chưa phong phú, đa dạng.
- Số lượng bài tập thực nghiệm có hình vẽ trong sách giáo khoa còn ít.
- Trong quá trình tiến hành thí nghiệm HS chưa có cái nhìn tổng quan, sâu sắc về
bản chất của thí nghiệm, dẫn đến còn mắc nhiều sai sót khi giải quyết các bài tập
thực nghiệm liên quan đến hình vẽ.
2.3. Thiết kế và phân loại bài tập thực nghiệm hoá học:
2.3.1. Bài toán thu và tinh chế các chất
Cl2
Bông tẩm
* Phương pháp thu khí:
dd NaOH
Ví dụ 1: Trong các hình vẽ mô tả các
thu khí clo sau đây, hình vẽ đúng là
A. Hình 4.
Cl2
B. Hình 2.
C. Hình 1.
D. Hình 3.

Cl2

Hình 2

Hình 1
Cl2
H 2O

dd NaCl
bão hoà


Hình 3

Hình 4

Phân tích: HS nắm được tính chất vật lí của khí clo: nặng hơn không khí; không
tác dụng với không khí; tác dụng với nước.
=> Chọn phương án C. Hình 1.
Ví dụ 2: Sau khi điều chế 3 khí X, Y, Z được thu lần lượt theo hình 1, 2, 3.

H2O
Hình 1

Vậy 3 khí đó lần lượt là:

Hình 2

Hình 3


A. H2; SO2; HCl.
B. CO2; H2; H2S.
C. CH4; HCl; NH3.
D. CO2; NH3; CH4.
Phân tích: HS phân tích:
Hình 1: Thu khí nặng và không tác dụng với không khí => SO2, CO2.
Hình 2: Thu khí nhẹ và không tác dụng với không khí => H2, CH4.
Hình 3: Thu khí không tan và không tác dụng với nước => H2, CO2, CH4.
Kết hợp mối tương quan giữa các phương án sự phù hợp hay không của các khí.
=> Chọn phương án D. CO2; NH3; CH4.
* Phương pháp chiết: Thiết bị chứa a, b là phễu chiết,

chứa chất lỏng chảy xuống là lọ tam giác, qua khoá c.
Ví dụ 3: Ở hình hình 1.1, hai chất (a) và (b) không thể là:
A. nước và ancol.
B. nước và dầu ăn.
C. nước và xăng.
D. benzen và nước.
=> Chọn phương án A
Ví dụ 4: Ở hình 1.1, hai chất (a) và (b) lần lượt là
Hình 1.1
A. nước và ancol.
B. nước và dầu ăn.
C. dầu ăn và nước.
D. ancol và nước.
Phân tích: HS cần nắm được: 2 chất lỏng dùng để tách không hòa tan vào nhau và
chất lỏng (a) có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của chất lỏng (b)
=> Chọn phương án C
Ví dụ 5: Để tách khí N2 tinh khiết ra khỏi hỗn hợp khí gồm: NH 3, CO2, O2, N2 ta sử
dụng thiết bị như hình vẽ dưới đây (hình 1.2) cùng với các hóa chất: dd Ca(OH) 2,
dd H2SO4 loãng, P trắng. Thứ tự các hóa chất trong dụng cụ (A), (B), (C) lần lượt
Hỗn hợp khí
là:
A. dd Ca(OH)2; dd H2SO4 loãng; P trắng.
B. dd H2SO4 loãng; dd Ca(OH)2; P trắng.
C. P trắng; dd Ca(OH)2; dd H2SO4 loãng.
B
A
C
D. P trắng; dd H2SO4 loãng; dd Ca(OH)2.
Hình 1.2


Phân tích:
Đây là bài tập sử dụng hình vẽ, đồng thời là bài tập tinh chế các chất, vì vậy
muốn thu được N2 tinh khiết HS phải nhận thức được những chất nào có khả năng
tác dụng với các khí còn lại mà không tác dụng với N 2, muốn biết được điều đó,
các em phải nắm vững tính chất của N2.
Cho hỗn hợp khí qua bình (A) chỉ có NH3 bị giữ lại:
H2SO4 + 2NH3 → (NH4)2SO4
Khí không phản ứng với dd H2SO4 loãng bay ra: CO2, O2 và N2.
Cho hỗn hợp khí qua bình 2 chứa dd Ca(OH)2 khí CO2 bị giữ lại:


Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
Khí không tác dụng bay ra là O2 và N2.
Cho hỗn hợp 2 khí còn lại qua bình (C) chứa P trắng, O2 bị giữ lại:
4P + 5O2 → 2P2O5
Khí còn lại không tác dụng N2.
=> Chọn phương án B
2.3.2. Bài toán điều chế các chất
* Hình 2.1: Điều chế khí (B) thu bằng
phương pháp dời chỗ của nước từ chất rắn (A).
Lưu ý: Đáy ống nghiệm chứa rắn (A) lắp cao hơn
miệng, để hơi nước thoát ra từ nhiệt phân không
làm vỡ, nứt ống nghiệm và tháo ống dẫn khí ra trước
khi tắt đèn cồn.
Hình 2.1
Vận dụng xây dựng cho các bài toán sau:
Ví dụ 6: Hình 2.1 là sơ đồ điều chế và thu khí B.
Biết rằng A là chất rắn có màu tím. Công thức của A, B lần lượt là:
A. KMnO4, O2.
B. KClO3/MnO2, O2.

C. KMnO4, Cl2.
D. KNO3, O2.
Phân tích:
Rắn (A) màu tím => KMnO4
Khí (B) thu bằng phương pháp dời chỗ của nước.
toc
2KMnO4 
→ K 2MnO4 + MnO2 +O2 ↑
=> Chọn phương án A
Ví dụ 7: Hình 2.1 là sơ đồ điều chế và thu khí B. Biết rằng A là hỗn hợp chỉ
gồm 3 chất rắn màu trắng. Vậy khí B là
A. Cl2.
B. O2.
C. NH3.
D. CH4.
Phân tích: HS đánh giá được khí (B) ít hoặc không tan, không tác dụng với nước.
Loại được các phương án A, C.
Kết hợp điều kiện A là hỗn hợp chỉ gồm 3 chất rắn màu trắng.
CaO
CH3COONa +NaOH 
→ Na2CO3 +CH 4 ↑
toC
=> Chọn phương án D
* Hình 2.2: Điều chế khí (E) từ quá trình tương tác chất rắn hoặc lỏng (A) với chất
lỏng (B) và thu bằng phương pháp dời chỗ của không khí, miệng bình quay lên.
Vận dụng xây dựng cho các bài toán sau:
Ví dụ 8: Hình 2.2 là sơ đồ điều chế và thu
khí (E) không màu, nhưng độc từ chất rắn (A)
và chất lỏng (B) khi đun nóng. Thứ tự các chất
A, B, E lần lượt là:


Khí (E)

Hình 2.2


A. CuS; dd H2SO4 loãng; H2S.
B. Na2SO3; dd H2SO4 loãng; SO2.
C. CaCO3; dd H2SO4 loãng; CO2.
D. Fe; dd H2SO4 loãng; H2.
Phân tích:
Nhận định khí (E) phải nặng hơn không khí, độc và đánh giá được phản ứng
hoá học nào xảy ra.
=> Chọn phương án B. Na2SO3 + H2SO4 loãng → Na2SO4 + SO2 + H2O
Ví dụ 9: Hình 2.2 là sơ đồ điều chế và thu khí E (không màu, độc). Công thức
của khí E và bông tẩm dung dịch D lần lượt là:
A. CO2 và KOH. B. SO2 và NaOH. C. NH3 và H2SO4. D. SO2 và HCl.
Phân tích: Nhận định từ bài cho khí E không màu, độc (loại A).
Xác định được E phải nặng hơn không khí (loại C).
Mối quan hệ giữa E với D để khử độc
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
(1)
SO2 + Na2SO3 + H2O → 2NaHSO3
(2)
=> Chọn phương án B.
GV khai thác: Qua hình 2.2 có thể xây dựng ra rất nhiều câu đánh giá năng lực
HS thông qua khai thác thông tin về đặc điểm các chất dd (B); chất (A) lỏng hoặc
rắn; khí E; bông tẩm dung dịch (D).
Dữ liệu xây dựng câu hỏi đánh giá
E

A (rắn hoặc lỏng)
B (lỏng)
D (lỏng)
(khí)
MnO2
KMnO4
HCl đặc
Cl2
KClO3
Muối sunfua S2-;
sunfit SO32-; HSO3H2S
Axit H+ ( HCl, Dung dịch bazơ OHĐiều
+
tan trong H
SO2
H2SO4 loãng,…) (NaOH, Ca(OH)2, ...)
chế
Muối cacbonat
CO2
2CO3 ; HCO3 .
H2SO4 đặc
SO2
Vụn kim loại (Cu,
…)
HNO3 đặc
(dd B) NO2
NaCl tinh thể
H2SO4 đậm đặc
HCl
Ví dụ 10: Hình 2.3 là sơ đồ điều chế và thu

axit clohiđric. Chọn phát biểu chính xác về thí nghiệm
trong hình vẽ bên.
A. Sản phẩm sinh ra trong (E) là dung dịch HCl.

(A)

Bông tẩm
dd D
dd E

Hình 2.3


B. Thí nghiệm chứng tỏ khí HCl không tan trong nước.
C. Điều kiện của phản ứng là NaCl dạng rắn
và dung dịch H2SO4 nồng độ loãng.
D. Để hạn chế khí thoát ra, có thể tẩm
vào miếng bông dung dịch H2SO4 đặc.
=> Chọn phương án A.
Ví dụ 11: Hình 2.4 mô tả quá trình điều
chế khí Cl2. Khí Cl2 sinh ra thường
lẫn hơi nước và hiđro clorua. Để thu
được khí Cl 2 khô thì dung dịch (Z) và
dung dịch (T) lần lượt là:
A. NaOH và H2SO4 đặc.
B. H2SO4 đặc và NaCl.
C. H2SO4 đặc và AgNO3.
D. NaCl và H2SO4 đặc.
Hình 2.4


Phân tích:
- Hỗn hợp sinh ra ngoài Cl2 còn có hơi nước và hiđroclorua. Hấp thụ hơi nước
ta dùng dung dịch H2SO4 đặc. Hấp thụ HCl ta dùng dung dịch bão hoà
NaCl
- Giả sử dung dịch Z là H2SO4 đặc thì H2O bị hấp thụ trước, tuy nhiên sau khi qua
dung dịch NaCl bão hòa HCl bị giữa lại nhưng do áp suất hơi bão hòa nên sẽ có
một lượng hơi nước trên bề mặt hấp thụ không hết. Do đó khí Cl2 vẫn còn lẫn hơi
nước.
- Do đó phải hấp thụ HCl trước, hấp thụ H2O sau. Vậy dung dịch Z là dung
dịch muối (NaCl…) và dung dịch T là H2SO4 đặc.
=> Chọn phương án D.
Ví dụ 12: Hình 2.5 mô tả quá trình điều chế
khí (X) trong phòng thí nghiệm.
Vậy (X) là khí nào sau đây?
A. NH3
B. NO2
C. HNO3
D. NO

Bông tẩm xút

Hình 2.5
Phân tích
HS cần có kĩ năng quan sát tốt, nhớ các thí nghiệm điều chế các chất đã học
trong chương để vận dụng làm bài tập này. Sơ đồ trên được sử dụng để điều chế
HNO3.
t
NaNO3 + H2SO4 (đặc) 
→ HNO3 + NaHSO4
0



Vai trò của bông tẩm xút: nhằm để trung hòa hơi HNO3, nước đá để ngưng tụ axit.
=> Chọn phương án C.
Ví dụ 13: (Trích đề thi minh hoạ đề thi THPT QG 2015)
Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm (Hình 2.5).
Phát biểu sai khi nói về quá trình điều chế HNO3 là:
A. HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối.
B. HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ.
C. Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn.
D. HNO3 có nhiệt độ sôi thấp (83oC) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng.
=> Chọn phương án A.
Ví dụ 14: (Trích đề thi HSG tỉnh Thanh Hoá 2014- 2015)
Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ như hình vẽ dưới đây có thể dùng điều chế
những chất khí nào trong số các khí sau: Cl 2, O2, NO, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4.
Giải thích.
Phân tích
* Để điều chế được khí C như bộ dụng cụ vẽ
thì khí C phải có đặc điểm: nặng hơn
không khí ( M = 29) và không tác dụng
với không khí ở điều kiện thường.
=> có thể điều chế được các khí:
Cl2, SO2, CO2, O2.
* GV có thể khai thác bài toán để đánh giá năng lực thông qua dạng câu hỏi trắc
nghiệm khách quan.
Câu hỏi: Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ như hình vẽ có thể dùng điều chế
những chất khí, trong số các khí sau: Cl 2, O2, NO, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4. Số
chất khí (C) có thể điều chế và thu được là
A. 6
B. 3

C. 4
D. 5
=> Chọn phương án C.
2.3.3. Bài toán thể hiện tính chất, chứng minh hiện tượng của các chất
Ví dụ 15: Hình 3.1 chứng minh tính chất vật lí và
hóa học của X. Khí X có thể là
A. O2 hoặc N2.
B. O2 hoặc NH3.
C. N2 hoặc HCl.
D. NH3 hoặc HCl.

Phân tích
HCl, NH3 tan tốt trong nước.

Hình 3.1


Lượng nước hòa tan khí làm giảm áp suất trong bình, sự chênh lệch áp suất trong
và ngoài tạo lực kéo cột nước phun liên tục. HCl tan vào nước tạo dung dịch axit
HCl làm quì tím hóa đỏ hoặc NH3 tan vào nước và tác dụng với nước tạo NH4+ và
OH- làm quì tím hóa xanh.
=> Chọn phương án D.
Ví dụ 16: Tiến hành thí nghiệm bình chứa khí X tiếp
Dung dịch
xúc với chất lỏng (Y) qua ống dẫn khí. Hiện tượng
dung dịch (Y) phun ngược vào bình. Trong các khí sau:
Chất lỏng (Y)
H2; N2; HCl; CO2; SO2; H2S; Cl2; C2H4; C2H2.
Khi chất lỏng Y là H2O thì số chất khí X thoả mãn là
A. 1.

B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hình 3.2
Phân tích
Chất lỏng Y phun ngược lên bình. Nên khí X phải dễ hoà tan trong Y hoặc
tác dụng với Y làm áp suất giảm mạnh, áp suất khí quyển đẩy chất lỏng vào bình
chứa X. Vậy chỉ có HCl, SO2 thoả mãn
=> Chọn phương án B.
* GV khai thác thêm để xây dựng bài toán đồng dạng.
- Khi chất lỏng Y là dung dịch NaOH thì số chất khí X thoả mãn là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
=> Chọn phương án C.
(HCl; CO2; SO2; H2S; Cl2)
- Khi chất lỏng Y là là dung dịch nước brom thì số chất khí X thoả mãn là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
=> Chọn phương án B.
(SO2; C2H4; C2H2)
Ví dụ 17: Hình 3.3 mô tả thí nghiệm điều chế và
thử tính tẩy màu của khí E (đơn chất).
Dung dịch X và rắn Y lần lượt là:
A. MnO2 và HCl.
B. HCl và KMnO4.
C. K2SO3 và HCl.

D. CaCO3 và H2SO4.

Khí E

Phân tích
Hình 3.3

Hiện tượng quỳ ẩm hoá đỏ, sau đó mất màu.
Khí E có thể Cl2; SO2. Do E đơn chất nên X, Y lần lượt HCl và KMnO4.
toC
16HCl +2KMnO4 →
2MnCl 2 +2KCl +5Cl 2 +8H2O
Cl2 +H2O € HCl +
HClO
dd (Y)
=> Chọn phương án B.

Ngọn lửa
màu vàng

Hỗn hợp
rắn (X)

Ví dụ 18: Hình 3.4 mô tả thí nghiệm điều chế
và thử tính chất hóa học của chất khí E khi

Hình 3.4


đốt cháy trong oxi. Chất khí E, dung dịch Y

và chất X lần lượt là các chất:
A. NH3, NH3, KClO3.
B. NH3, NH4NO2, KMnO4.
C. N2, NH4NO2, KClO3.
D. N2O, NH4NO3, KMnO4.
Phân tích:
toC
NH3(dung dÞch) →
NH3(khÝ)
o

t C, MnO2
2KClO3 
→ 2KCl +3O2
o

tC
4NH3 +3O2 →
2N2 +6H 2O
=> Chọn phương án A.
Ví dụ 19: Trong phòng thí nghiệm, hình 3.5 biểu diễn
tính chất đun n ón g ch ấ t r ắn ( X ) , sau một thời gian
thấy đáy ống nghiệm không còn chất rắn. Trên thành
ống nghiệm và tấm kính đậy xuất hiện chất rắn (X)
Vậy (X) có thể là chất
A. NH4Cl (r), CO2 (r) .
B. C, NH4NO3 (r).
Hình 3.5
C. I2, NH4Cl (r).
D. H2O (r), KClO3 (r).

Phân tích:
Các chất có tính “thăng hoa” như: I2; CO2 rắn; naphtalen (C10H8),…
Ở toC phòng TN không có quá trình CO2 (k) → CO2(r)
o

tC
NH4Cl(r) →
NH3(k) +HCl(k); NH3(k) +HCl(k) → NH 4Cl (r)

toC
I2 (r) →
I2 (hơi); I2 (hơi) → I2 (r)
=> Chọn phương án C.
Ví dụ 20: Trong phòng thí nghiệm hình 3.5 mô tả, chứng minh tính chất của X.
Chất rắn X và hỗn hợp Y gồm hai chất Z và T. Vậy X, Z, T lần lượt là:
A. NH4HCO3, NH3, CO2.
B. (NH4)2CO3, CO2, NH3.
C. NH4Cl, N2, HCl.
D. NH4Cl, NH3, HCl.
=> Chọn phương án D.

Ví dụ 21: Cho phản ứng giữa lưu huỳnh với hidro
như hình 3.6, trong đó ống nghiệm (1) để tạo ra H2,
ống nghiệm thứ 2 dùng để nhận biết sản phẩm (1)
trong ống. Hiện tượng quan sát được trong ống
nghiệm 2 là:
A. Có kết tủa đen của PbS.
B. Dung dịch chuyển sang màu vàng do S tan vào nước.
C. Có kết tủa trắng của PbS.
D. Có cả kết tủa trắng và dung dịch vàng xuất hiện.


S
(2)
Pb(NO3)2

Zn +
HCl

Hình 3.6


Phân tích:

Zn + 2 HCl → ZnCl2 + H2
toC
H2 + S →
H 2S
H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓(đen) + 2HNO3
=> Chọn phương án A.
Ví dụ 22: (Trích đề thi HSG tỉnh Thanh Hoá 2015- 2016)
Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một chất khí khác nhau trong các khí: HCl,
NH3, SO2, N2. Ban đầu các ống nghiệm được úp trên các chậu nước (hình vẽ).

1. Xác định mỗi khí trong từng ống nghiệm, giải thích.
2. Mực nước trong ống nghiệm ở chậu B thay đổi như thế nào (so với mực nước
trong ống nghiệm của chậu B ban đầu) trong các trường hợp sau, giải thích:
Trường hợp 1: Thêm vài giọt dung dịch NaOH vào chậu B.
Trường hợp 2: Thêm vài giọt dung dịch H2SO4 vào chậu B.
Trường hợp 3: Thay nước trong chậu B bằng thể tích tương đương dung dịch
brom/H2O.

Trường hợp 4: Thay nước trong chậu B bằng thể tích tương đương dung dịch
brom/CCl4.
Phân tích:
1. Chậu A, B, C, D lần lượt là khí: N2, SO2, NH3, HCl
Độ tan trong nước tăng dần: N2 < SO2 < HCl < NH3: Do khả năng phân cực của
phân tử và sự tạo liên kết hiđro với nước.
Khi tan trong nước xảy ra các quá trình sau:
SO2 + H2O € H2SO3 € H+ + HSO3- € 2H+ + SO32- (*) ⇒ dd có pH < 7
HCl + H2O → HCl(dd) → H+ + Cl- ⇒ pH(HCl) < pH(SO2)
NH3 + H2O € NH4+ + OH- ⇒ pH > 7.
N2 không có phản ứng ⇒ pH = 7
2. Các hiện tượng ở chậu B:
TH 1: Thêm dung dịch NaOH vào có phản ứng: OH- + H+→ H2O
cân bằng (*) chuyển dịch sang phải, nghĩa là quá trình hòa tan SO 2 thuận lợi và
mực nước trong ống nghiệm sẽ dâng cao hơn so với mực nước trong ống nghiệm
của chậu B ban đầu.
TH 2: Thêm dung dịch H2SO4 vào có quá trình: H2SO4→ 2H+ + SO42cân bằng (*) chuyển dịch sang trái nghĩa là quá trình hòa tan SO 2 không thuận lợi
và mực nước trong ống nghiệm sẽ thấp hơn so với mực nước trong ống nghiệm của
chậu B ban đầu.
TH 3: SO2 tan mạnh trong nước Br2 nhờ phản ứng


SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
⇒ Mực nước trong ống nghiệm dâng cao hơn so với mực nước trong ống nghiệm
của chậu B ban đầu.
TH 4: SO2 không phản ứng với Br2/CCl4
⇒ Mực nước trong ống nghiệm không thay đổi so với mực nước trong ống nghiệm
của chậu B ban đầu.
* Ta có thể xây dựng từ hình vẽ này dưới hình thức trắc nghiệm khách quan:
VD: Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một chất khí khác nhau trong các khí:

HCl, NH3, SO2, N2. Ban đầu các ống nghiệm được úp trên các chậu nước. Thứ tự
khí chứa trong ống nghiệm ở hình A, B, C, D lần lượt là
A. N2, SO2, HCl, NH3.
B. N2, SO2, NH3, HCl.
C. HCl, NH3, N2, SO2.
D. NH3, HCl, N2, SO2.
=> Chọn phương án B.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Trong thời gian từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016, tôi đã:
- Dự giờ một số giáo viên trong trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hoá.
- Sử dụng các bài tập hoá học có nội dung liên quan đến thực tiễn ở hai khối
lớp 10A2, 10C2 và 11A1, 11A2.
- Phát và thu phiếu điều tra cho các giáo viên hoá học trong trường .
- Phát và thu phiếu điều tra trước và sau khi tiến hành thực nghiệm ở ba lớp
11A1, 11A2 và 10A2.
Kết quả như sau:
2.4.1. Trước khi thực nghiệm:
- Lí do thích học môn hoá vì hoá học gắn liền với thực nghiệm: 50/90 HS (tỉ lệ
55,56%)
- Thích học hoá học có bài tập có nội dung liên quan đến thực nghiệm: 70/90 HS
(tỉ lệ 77,78%)
2.4.2. Sau khi thực nghiệm:
Bảng 1: Kết quả về ý kiến sử dụng bài tập hoá học có nội dung liên quan đến thực
nghiệm đối với GV:
Cần thiết
Số lượng (GV)
Tỉ lệ (%)

5/5

100%

Không cần
0
0

Ý kiến khác
0
0


Bảng 2: Kết quả về hứng thú của HS khi làm bài tập hoá học có nội dung liên quan
đến thực nghiệm
Số lượng (HS)
Tỉ lệ (%)

Rất thích

Thích

Bình thường

Không thích

50/90
55,56%

31/90
34,44%


5/90
5,55%

4/90
4,45%

Bảng 3: Kết quả điều tra ý kiến học sinh về việc sử dụng bài tập có nội dung liên
quan đến thực nghiệm
Nghiên cứu
Ôn tập
Kiểm tra
Thực hành
bài mới
luyện tập
đánh giá
Số lượng (HS)
23/90
25/90
27/90
15/90
Tỉ lệ (%)
25,55%
27,78%
30%
16,67%
Bảng 4: Kết quả điều tra ý kiến HS về sự cần thiết của bài tập hoá học có nội dung
liên quan đến thực nghiệm
Số lượng (HS)
Tỉ lệ (%)


Cần thiết

Không cần

Ý kiến khác

80/90
88,89%

6/90
6,67%

4/90
4,44%

Qua số liệu ở các bảng thu được, tôi nhận thấy:
- Hầu hết các ý kiến của GV và HS cho rằng cần thiết phải có những bài tập
có nội dung liên quan đến thực ngiệm trong dạy và học hoá học.
- Hầu hết các HS đều hứng thú với những bài tập có nội dung hình vẽ nhất là
những bài tập có nội dung liên quan đến thực nghiệm và những ứng dụng
trong cuộc sống.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Sau một thời gian kiểm nghiệm tôi thấy việc đưa loại bài tập này vào quá
trình dạy học là một trong những phương thức tốt để hoá học thực sự là một bộ
môn khoa học đầy lí thú. Nó không chỉ phát triển tư duy, óc sáng tạo của học sinh
mà còn hình thành thế giới quan cho học sinh và làm tăng hứng thú của học sinh
đối với bộ môn.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã hoàn thành được nhiệm vụ ban
đầu đặt ra:

+ Nêu vai trò và tác dụng của hình vẽ, các hình thức sử dụng hình vẽ.
+ Tổng hợp và phân loại các hình vẽ trong sách giáo khoa hóa học 10, 11.
+ Thiết kế đặt câu hỏi cho hình vẽ.


+ Phân loại và chia thành từng dạng câu hỏi cho hình vẽ.
Nhìn chung vấn đề đưa ra không khó và áp dụng dược cho tất cả các đối
tượng học sinh. Tuy nhiên với những học sinh trung bình và trung bình khá đôi khi
việc giải quyết một số bài tập còn lúng túng. Vì vậy khi đưa loại bài tập này vào
giảng dạy giáo viên cần khéo léo, phải kết hợp gợi mở, nêu vấn đề để từ đó học
sinh chủ động giải quyết vấn đề.
Trong năm học 2015 -2016, với đề tài: “Khai thác sâu hình vẽ sách giáo
khoa giúp học sinh giải quyết các bài tập thực nghiệm trong chương trình hóa
học trung học phổ thông” áp dụng trong quá trình giảng dạy môn hoá học lớp 10,
11 ở trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hoá, tôi đã thu được
những thành công nhất định.
Hướng phát triển của đề tài:
Trên cơ sở những kiến thức, phương pháp nghiên cứu, tôi sẽ tiếp tục:
- Thiết kế và lựa chọn tiếp các dạng bài tập sử dụng hình vẽ cho các nội dung
khác của môn hóa trong chương trình hoá học 12, ở cấp học trung học cơ sở.
- Sử dụng các bài tập đã lựa chọn để đưa vào giáo án các bài dạy hóa học
trong chương trình hoá học 12 và cấp học trung học cơ sở.
3.2. Kiến nghị
Xu hướng dạy học hiện đại là tăng cường vai trò chủ động của HS trong quá
trình chiếm lĩnh kiến thức mới, nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo thông
qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của HS, giúp cho HS có một phương
pháp tư duy logic, sáng tạo. Vì vậy tôi có một số ý kiến đề xuất đối với các cấp ủy
Đảng, chính quyền các cấp, ngành giáo dục như sau:
- Đầu tư ngân sách để giúp các nhà trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất,
phương tiện dạy học (đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa).

- Quan tâm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
- Thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới
phương pháp dạy học.
- Nếu có thay sách thì bổ sung thêm các chuyên đề hoặc bài tập thực nghiệm,
bài tập có sử dụng hình vẽ, bài tập liên quan đến thực tiễn.
- Tổ chức thêm các đợt tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV.
Qua sự thành công bước đầu của việc áp dụng nội dung này thiết nghĩ chúng
ta cần thiết phải có những đổi mới trong cách dạy và học. Mong rằng qua việc báo
cáo kinh nghiệm này các đồng nghiệp cho tôi thêm những ý kiến và phản hồi đối
với cách thiết kế và sử dụng loại bài tập này, để tôi tiếp tục hoàn thiện hơn trong
quá trình giảng dạy.
Bài viết chắc chắn còn thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến, phê
bình, phản hồi của các đồng nghiệp.


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 05 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Nguyễn Thị Cẩm Lê

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Hóa học 10, 11 thuộc chương trình chuẩn, nâng cao, NXB
Giáo Dục Việt Nam, 2011.
2. Đề tuyển sinh Đại học khối A, khối B, Cao Đẳng.
3. Cao Cự Giác, Bài tập lí thuyết và thực nghiệm Hóa học – tập 1 – Hóa vô cơ,
NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2009.

4. Cao Cự Giác, Những viên kim cương trong hoá học, NXB ĐHSP, 2011.
5. Cao Thị Thiên An (2008), Hệ thống và ôn tập nhanh kiến thức hóa học THPT,
NXB ĐHQG Hà Nội.
6. ThS. Cao Thị Thiên An (2007), Phân loại và phương pháp giải các dạng bài tập
hóa học tự luận và trắc nghiệm - NXB ĐHQG Hà Nội
7. Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh – Môn hoá học cấp THPT – Vụ giáo dục trung
học – Chương trình phát triển giáo dục trung học 2014.


PHỤ LỤC
Một số dạng bài tập sử dụng hình vẽ trong hoá học
1. Bài toán thu và tinh chế các chất:
Câu 1: Cho hình vẽ thu khí như sau:
Những khí nào trong số các khí H2, N2, NH3, O2, Cl2, CO2, HCl, SO2, H2S
có thể thu được theo cách trên?
A. Chỉ có khí H2.
B. H2, N2, NH3.
C. O2, N2, H2, Cl2, CO2.
D. H2, NH3, O2, Cl2.
Câu 2: Cho hình vẽ thu khí như sau. Những khí nào
trong số các khí H2, N2, NH3, O2, Cl2, CO2, HCl, SO2, H2S
có thể thu được theo cách trên?
A. H2, NH3, N2, HCl, CO2.
B. H2, N2, NH3, CO2.
C. O2, Cl2, H2S, SO2, CO2, HCl.
D. N2, NH3, O2, Cl2, CO2.
Câu 3: Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau:
Hình vẽ bên có thể áp dụng để thu được những khí nào
trong các khí sau đây?

A. H2, N2, O2, CO2, HCl, H2S.
B. O2, N2, H2, CO2.
C. NH3, HCl, CO2, SO2, Cl2.
D. NH3, O2, N2, HCl, CO2.
Câu 4: Trong phòng thí nghiệm khí oxi có thể được điều chế bằng cách nhiệt phân
muối KClO3 có MnO2 làm xúc tác và có thể được thu bằng cách đẩy nước hay đẩy
không khí. Trong các hình vẽ cho dưới đây, hinh vẽ nào mô tả điều chế oxi đúng
cách:
KClO3 +
MnO2

(1)

KClO3 +
MnO2

(3)

KClO3
+ MnO2

(2)


KClO3 +
MnO2

(4)

A. (1) và (2)

B. (2) và (3)
C. (1) và (3)
D. (3) và (4)
Câu 5: Trong phòng thí nghiệm khí amoniac có thể được điều chế bằng cách cho
muối amoni tác dụng với kiềm (ví dụ Ca(OH) 2) và đun nóng nhẹ. Hình vẽ nào sau
đây biểu diễn phương pháp thu khí NH3 tốt nhất?
NH4Cl +
Ca(OH2

NH4Cl +
Ca(OH2

(1)

(2)

NH4Cl +
Ca(OH2
NH4Cl +
Ca(OH2

(3)

A. (1).

B. (2).

(4)

C. (3).


D. (4).

Câu 6: Các hình vẽ sau mô tả một số phương pháp thu khí thường tiến hành ở
phòng thí nghiệm. Cho biết từng hình vẽ (1), (2), (3) có thể áp dụng để thu được
khí nào trong các khí sau: O2, N2, Cl2, HCl, NH3, SO2?

(1)

(2)

(3)

H2O

A. hình (1) thu O2, N2; hình (2) thu SO2 Cl2; hình (3) thu NH3, HCl.
B. hình (1) thu O2, HCl; hình (2) thu SO2, NH3; hình (3) thu N2, Cl2.
C. hình (1) thu NH3; hình (2) thu HCl, SO2, Cl 2; hình (3) thu O2, N2.


D. hình (1) thu NH3, N2, Cl2; hình (2) thu SO2; hình (3) thu O2, HCl.
Câu 7: Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế
và thu khí X trong phòng thí nghiệm.
X là khí nào trong các khí sau:
A. NH3.
C. HCl.

B. CO2.
D. N2.


Câu 8: Cho hình vẽ mô tả quá trình chiết 2 chất lỏng không
trộn lẫn vào nhau. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất lỏng nặng hơn sẽ được chiết trước.
B. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ nổi lên trên trên phễu chiết.
C. Chất lỏng nặng hơn sẽ ở phía dưới đáy phễu chiết.
D. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ được chiết trước.
Câu 9: Cho hình vẽ của bộ dụng cụ chưng cất thường.
Cho biết ý nghĩa các chữ cái trong hình vẽ bên.
A. a: Nhiệt kế; b: đèn cồn; c: bình cầu có nhánh;
d: sinh hàn; e: bình eclen.
B. a: đèn cồn; b: bình cầu có nhánh;
c: Nhiệt kế; d: sinh hàn; e: bình eclen.
C. a: Đèn cồn; b: nhiệt kế; c: sinh hàn;
d: bình eclen; e: Bình cầu có nhánh.
D. a: Nhiệt kế; b: bình cầu có nhánh;
c: đèn cồn; d: sinh hàn; e: bình hứng.
Câu 10: Cho hình vẽ thiết bị chưng cất thường.
Vai trò của nhiệt kế trong khi chưng cất.
A. Đo nhiệt độ sôi của hỗn hợp chất trong bình cầu.
B. Đo nhiệt độ của nước sôi.
C. Đo nhiệt độ sôi của chất đang chưng cất.
D. Đo nhiệt độ của ngọn lửa.

Phễu
chiết

c
d

b


e

a

Nhiệt kế
Sinh hàn

Bình cầu
có nhánh

Bình hứng

Đèn
cồn

2. Bài toán điều chế các chất
(1)

Câu 1: Cho hình vẽ sau mô tả quá trình điều chế oxi
trong phòng thí nghiệm. Tên dụng cụ và hóa chất
theo thứ tự 1, 2, 3, 4 trên hình vẽ đã cho là:

(4)

(2)

(3)



×