Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Nâng cao hiệu quả giải bài tập chất béo và sử dụng chất béo trong đời sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.21 KB, 23 trang )

MỤC LỤC.
Trang
Phần 1: Đặt vấn đề.
02.
1.1. Lý do chọn đề tài.
02.
1.2. Mục đích của đề tài.
02.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
02.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
02.
Phần 2: Nội dung của sáng kiến.
03.
2.1. Cơ sở lý luận.
03.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
03.
2.2.1. Thực trạng.
03.
2.2.2. Kết quả.
03.
2.3. Phạm vi và cách tiến hành đề tài.
04.
2.3.1. Phạm Vi.
04.
2.3.2. Cách tiến hành đề tài.
04.
2.4. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
04.
2.4.1. Nâng cao hiệu quả giải bài tập chất béo.


04.
2.4.1.1. Tổng quan vê chất béo.
04.
2.4.1.1.1. Khái niệm về chất béo.
04.
2.4.1.1.2. Tính chất vật lý và phân loại chất béo.
04.
2.4.1.1.3. Tính chất hóa học.
05.
2.4.1.2. Các dạng cơ bản bài tập chất béo.
06.
Dạng 1: Đặc điểm cấu tạo của triglyxerit.
06.
Dạng 2: Chỉ số axit, chỉ số este, chỉ số xà phòng, chỉ số Iot.
08.
Dạng 3: Bài tập xà phòng hóa chất béo.
12.
Dạng 4: Bài tập tổng hợp liên quan chất béo.
15.
2.4.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng chất béo trong đời sống.
16.
2.4.2.1. Vai trò chất béo.
16.
2.4.2.2. Chất béo gây hại.
17.
2.4.2.3. Chất béo có lợi.
17.
2.4.2.4. Sử dụng hợp lý chất béo.
17.
2.4.2.5. Một số hình ảnh minh họa chất béo và sản phẩm chất béo. 18.

2.4.2.6. Biện pháp thực hiện.
18.
2.5. Hiệu quả nghiên cứu của đề tài.
18.
Phần 3: Kết luận và Kiến nghị.
20.
Tài liệu tham khảo.
21.

Trang 1


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Hóa Học là môn khoa học thực nghiệm, giữa kiến thức lý thuyết gắn liền với
thực nghiệm để kiểm chứng. Cũng giống như các môn học khác sau khi được
nghiên cứu về lý thuyết là vận dụng vào giải các bài tập nhằm củng cố lại kiến
thức lý thuyết. Mặt khác, các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập lại không
được phân dạng cụ thể, đây là vấn đề làm cho học sinh “lúng túng”, cũng như “
ngại” làm bài tập tính toán. Vì vậy, xây dựng một phương pháp, đưa phương
pháp vào nội dung kiến thức để khi các em học sinh tiếp thu được và vận dụng
có hiệu quả nhất là một thành công nhất định của Thầy cô trực tiếp giảng dạy.
Trong quá trình giảng dạy môn Hóa học ở trường THPT, đặc biệt là trong
quá trình ôn thi học sinh giỏi, ôn thi Đại học - Cao đẳng; Tôi thấy các dạng bài
tập định tính, định lượng về chất béo là phần bài tập hay, quan trọng luôn xuất
hiện trong các kì thi học sinh giỏi, kì thi quốc gia.
Môn Hóa Học ở trường THPT giữ một vai trò quan trọng trong việc hình
thành và phát triển trí dục của học sinh. Môn hóa học là bộ môn khoa học gắn
liền với tự nhiên, đời sống của con người. Việc học tốt bộ môn hóa học trong
nhà trường sẽ giúp học sinh hiểu được rõ về cuộc sống, những biến đổi vật chất

trong cuộc sống hàng ngày khỏi bỡ ngỡ trong các tình huống gặp phải trong tự
nhiên, cũng như trong cuộc sống. Từ đó lý giải cơ bản được các hiện tượng, biết
và sử dụng hợp lý các chất trong cuộc sống.
Trên cơ sở đó, tôi mạnh dạn xây dưng đề tài: “Nâng cao hiệu quả giải bài
tập chất béo và sử dụng chất béo trong đời sống” làm sáng kiến kinh nghiệm
cho mình. Với hy vọng đề tài sẽ là tài liệu hữu ích cho việc học tập của các em
học sinh, cho công tác giảng dạy của cá nhân tôi và các đồng nghiệp.
1.2. Mục đích của đề tài.
+ Giúp học sinh nghiên cứu cơ sở lý thuyết cơ bản về: Chất béo, vai trò và sử
dụng chất béo trong đời sống. Đồng thời tìm hiểu vai trò, cách vận dụng và kết
hợp nội dung các định luật hóa học: Bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng...
Để giải quyết các dạng bài tập về Chất béo. Từ đó phát triển tư duy, sáng tạo,
tránh được những lúng túng, sai lầm, tiết kiệm thời gian làm bài và nâng cao kết
quả trong học tập, trong các kỳ thi.
+ Giúp chúng ta hiểu cơ bản về vai trò chất béo, sử dụng hiệu quả chất béo
và các hiểu biết cơ ban về vệ sinh an toàn thực phẩm trong đời sống. .
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
+ Tổng quan về chất béo. Hệ thống hóa, phân loại cơ bản dạng bài tập Chất
béo và đưa ra phương pháp giải nâng cao hiệu quả trong học tập của học sinh.
+ Xác định vai trò chất béo và nêu ra một số biện pháp cơ bản nâng cao hiệu
quả sử dụng chất béo trong đời sống.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của giảng dạy bài toán hóa học trong nhà trường.
- Phương pháp quan sát giáo dục.
- Nghiên cứu tài liệu, Internet, sách giáo khoa, tham khảo, các đề thi.
- Thực nghiệm: Thống kê toán học và xử lý kết quả thực nghiệm.
Trang 2


PHẦN 2: NỘI DUNG.

2.1. Cơ sở lý luận.
Để hình thành được kỹ năng giải nhanh bài tập hóa học thì ngoài việc giúp
học sinh nắm được bản chất của quá trình phản ứng thì giáo viên phải hình thành
cho học sinh một phương pháp giải nhanh bên cạnh đó rèn luyện cho học sinh tư
duy định hướng khi đứng trước một bài toán và khả năng phân tích đề bài.
Với hình thức thi trắc nghiệm như hiện nay thì việc giải nhanh các bài toán
hóa học là yêu cầu hàng đầu của người học, yêu cầu tìm ra được phương pháp
giải toán một cách nhanh nhất, không những giúp người học tiết kiệm được thời
gian làm bài mà còn rèn luyện được tư duy và năng lực phát hiện vấn đề của
người học.
Môn hóa học là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đời sống của con
người. Việc học tốt bộ môn hóa học trong nhà trường sẽ giúp học sinh hiểu được
rõ về cuộc sống, những biến đổi vật chất trong cuộc sống hàng ngày.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
2.2.1. Thực trạng.
Chủ đề chất béo luôn là một trong những nội dung trong các kỳ thi học sinh
giỏi, tốt nghiệp THPT, kỳ thi Đại học – Cao đẳng – THPT Quốc Gia. Tuy nhiên,
về nội dung trong chương trình của môn học thì chất béo chỉ là một phần nhỏ
trong tổng thể chương trình hóa học.
Về nội dung trong chương trình của môn học thì chất béo rất đơn giản và sơ
sài, không có các nội dung kiến thức đánh giá các chỉ số chất béo như: Chỉ số
axit, chỉ số este, chỉ số xà phòng, chỉ số iot,...Thế nhưng các nội dung này
thường hay có mặt trong các đề thi HSG cấp tỉnh, thi Quốc Gia.
Hóa học và công nghiệp hóa học với những thành tựu to lớn, những phát
minh đa dạng mới mẻ đã và đang góp phần phát triển sản xuất, tăng năng suất,
chất lượng sản phẩm, góp phần làm cho cho cuộc sống vật chất và tinh thần của
con người càng phong phú, càng được nâng cao. Song, mặt trái của sự phát triển
ấy cũng tạo ra những ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đối với cuộc sống
chúng ta như: Mất vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường ô nhiễm – vấn đề
nhức nhối của toàn xã hội, của cả thế giới.

2.2.2. Kết quả.
Với thực trạng đó làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập cũng như
trong các kì thi, học sinh thường mất điểm dạng các câu hỏi thuộc phần này
hoặc làm được dạng câu hỏi này thì mất rất nhiều thời gian dẫn đến kết quả đạt
được không cao.
Trong đời sống, rất nhiều học sinh thiếu các kiến thức cơ bản về sử dụng, lựa
chọn cũng như sử dụng sản phẩm từ chất béo. Nhờ những ứng dụng thực tiễn
của chất béo tạo cho học sinh hứng thú với việc nghiên cứu, tìm tòi thông tin
liên quan. Từ đó giúp cho học sinh tự nâng cao được kiến thức về chất béo.
Do đó, tôi đã chọn xây dựng đề tài “Nâng cao hiệu quả giải bài tập chất béo
và sử dụng chất béo trong đời sống” với mục đích giúp học sinh nhận dạng bài
toán và giải bài toán một cách nhanh nhất nhưng cũng được lập luận chặt chẽ.
Đồng thời, xây dựng cho học sinh các kiến thức cơ bản sử dụng chất béo.
Trang 3


2.3. Phạm vi và cách tiến hành đề tài.
2.3.1. Phạm vi.
Do khuôn khổ của đề tài có hạn nên đề tài Tôi chỉ đề cập đến việc vận dụng
và kết hợp: Định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối. Để giải một số dạng
bài tập về chất béo trong chương trình THPT. Và giới thiệu một số các kiến thức
cơ bản sử dụng hiệu quả chất béo.
2.3.2. Cách tiến hành.
- Trong đề tài này tôi trình bày hai phần:
* Phần A: Nâng cao hiệu quả giải bài tập chất béo.
- Với các dạng bài tập cơ bản như sau:
Dạng 1: Đặc điểm cấu tạo của triglixerit.
Dạng 2: Xác định: Chỉ số axt, chỉ số este, chỉ số xà phòng và chỉ số iot của
chất béo.
Dạng 3: Bài tập xà phòng hóa chất béo.

Dạng 4: Bài tập tổng hợp liên quan đến chất béo.
* Phần B: Nâng cao hiệu quả sử dụng chất béo trong đời sống.
2.4. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
2.4.1. Nâng cao hiệu quả giải bài tập chất béo.
2.4.1.1. Tổng quan về chất béo.
2.4.1.1.1. Khái niệm về chất béo.
Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay là
triaxylglixerol.
* CTCT chung của chất béo:
R1COO − C H
2

R 2COO − C H
R 3CO O − CH 2
{
14 2 43
/
/

g o$ caxitb eo

/

$
g ocglyxerol

R1, R2, R3 là gốc hiđrocacbon của axit béo, có thể giống hoặc khác nhau.
* Axit béo là axit đơn chức có số cacbon chẵn (thường từ 12C đến 24C), mạch C
dài, không phân nhánh, có thể no hoặc không no.
+ Các axit béo thường gặp:

- Loại no:
C17H35COOH: axit stearic
C15H31COOH: axit panmitic.
- Loại không no:
C17H33COOH: axit oleic
C17H31COOH: axit linoleic.
2.4.1.1.2. Tính chất vật lí và phân loại chất béo.
2.4.1.1.2.1. Tính chất vật lí:
- Ở điều kiện thường, chất béo ở trạng thái lỏng hoặc rắn.
- Chất béo không tan trong nước. Tan tốt trong dung môi hữu cơ như: nước xà
phòng, benzen,...Chất béo nhẹ hơn nước.
2.4.1.1.2.2. Phân loại:
- Chất béo gồm có 2 loại:
Trang 4


+ Các triglixerit chứa gốc axit béo đều no thường là chất rắn ở điều kiện
thường. Còn gọi là chất béo rắn(mỡ, bơ nhân tạo,...).
- Nghĩa là: Các gốc R1 , R 2 , R 3 đều no thì chất béo đó thuộc chất béo rắn.
+ Các triglixerit chứa gốc axit béo không no thường là chất lỏng ở điều kiện
thường. Còn gọi là chất béo lỏng(dầu ăn,...).
- Nghĩa là:Một trong các gốc R1 , R 2 , R 3 không no thì chất béo thuộc chất béo lỏng.
Ví dụ:
C17 H 35COO − CH 2
C15 H 31COO − C H
C17 H 33COO − CH 2 ;(C17 H 31COO )3 C3 H 5 ;(C15 H 31COO)3 C3 H5
1 4 4 4 4 4 4 4 2 4 4 4 4 4 4 43 1 4 4 4 2 4 4 43

Chất béo lỏng
chất béo rắn

2.4.1.1.3. Tính chất hóa học.
* Chất béo là trieste nên chúng có tính chất của este như: phản ứng thủy phân,
phản ứng ở gốc, ...
2.4.1.1.3.1. Phản ứng thủy phân:
a. Thủy phân trong môi trường axit:
- Đặc điểm của phản ứng: phản ứng thuận nghịch.
R1COO − C H 2
H 2 SO4 ,t 0


→ R1COOH + R 2COOH + R 3COOH + C3 H 5 (OH )3
R 2COO − C H + 3H 2O ¬


142 43
Glixerol

R COO − CH 2
3

b. Thủy phân trong môi trường kiềm(Xà phòng hóa):
- Đặc điểm của phản ứng: phản ứng một chiều.
R1COO − C H 2
0

t
R 2COO − C H + 3 NaOH 
→ R1COONa + R 2COONa + R 3COONa + C3 H 5 (OH )3
14243
Glixerol


R COO − CH 2
3

* Muối thu được của phản ứng là thành phần chính của xà phòng.
* chú ý: (1)Khi thủy phân chất béo luôn thu được glixerol.
(2)Sơ đồ thủy phân chất béo trong dung dịch kiềm:
t
Triglixerit + 3OH − 
→ Muối + Glixerol.
 nOH = 3nglixerol = 3ntriglixerit
2.4.1.1.3.2. Phản ứng cộng(Đối với chất béo lỏng):
a. Cộng H2: Biến chất béo lỏng thành chất béo rắn.
o



0

Ni ,t , p
) C3H 5 + 6 H 2 
→ (C17 H 35COO)3 C3 H 5
VD: (1C174H4314COO
2 4 34 43
1 4 4 4 2 4 4 43
trilinolein

tristearin

b. Cộng Br2 dung dịch, I2,…

(C H COO) C3H 5 + 3Br2 
→(C17 H 33Br2COO)3 C3H 5
VD: 1 174 4334 2 4 34 43
triolein

2.4.1.1.3.3. Phản ứng oxi hóa:
Trang 5


- Oxi hóa hoàn toàn tạo CO2 và H2O:
VD: (C15 H 31COO)3 C3H5 +

145
t0
O 2 
→ 51CO2 + 49 H 2O
2

- Oxi hóa không hoàn toàn, các liên kết C=C trong chất béo lỏng bị oxi hóa
chậm bởi oxi không khí tạo peoxit, chất này phân hủy tạo andehit có mùi khó
chịu(hôi, khét,..) làm cho dầu mỡ bị ôi.
2.4.1.2. Các dạng cơ bản bài tạp chất béo.
Dạng 1: Đặc điểm cấu tạo của triglixerit.
R1COO − C H 2
* CTCT chung của chất béo:
R 2COO − C H
R 3CO O − CH 2
{
14 2 43
/

/

g o$ caxitbeo

/

g o$ cglyxerol

R1, R2, R3 là gốc hiđrocacbon của axit béo, có thể giống hoặc khác nhau.
* Loại bài tập: Tìm số chất béo (triglixerit) tạo thành từ glixerol và các axit béo.
- Khi cho glixerol + n(n ∈ N * ) axit béo thì số loại triglixerit được xác định:
Loại triglixerit
Số công thức chất béo
Chứa 1 gốc axit giống nhau
=n
Chứa 2 gốc axit khác nhau
= 4. Cn2
Chứa 3 gốc axit khác nhau
= 3. Cn3
Tổng số chất béo thu được
= n + 4. Cn2 + 3. Cn3 (n ≥ 3).
Bài 1: Trích đề thi ĐH – CĐ khối B – 2007: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp
axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH. Số loại trieste được tạo ra là
A. 6
B. 4
C. 5
D. 3
Hướng dẫn giải
- Cách thông thường:
−COO − C H 2

C17H3 C15H31 C17H3 C17H3 C15H3 C15H31
5

5

C17H3 C15H31 C17H3
5

5

C17H3 C15H31 C15H3
5

1

5

C15H3
1

C17H3
5

1

C17H3 C15H31

−COO − C H
−COO − CH 2


5

C15H3 C17H35
1

Vậy có 6 loại trieste được tạo ra. Đáp án: A
- Áp dụng phương pháp:
2!

Số loại trieste được tạo = n + 4.Cn2 = 2 + 4. C22 = 2 + 4. 2!( 2 − 2 ) ! = 6
Bài 2: Có tối đa bao nhiêu chất béo tạo thành khi đun nóng glixerol với 4 loại
axit béo khác nhau?
A. 24
B. 12
C. 40
D. 64
Hướng dẫn giải
Trang 6


- Với loại câu này ta không nên viết công thức rồi đếm như bài 1. Vì số lượng
công thức thu được nhiều.
- Áp dụng:
+ Với 4 loại axit béo khác nhau, ta có n = 4
+ Số loại trieste được tạo = n + 4. Cn2 + 3. Cn3
4!

4!

2

3
= 4 + 4. C4 + 3.C4 = 4 + 4. 2!( 4 − 2 ) ! + 3. 3!( 4 − 3) ! = 40

Đáp án: C
Bài 3: Trích đề thi THPT QG – 2015: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau
đây thu được sản phẩm có chứa N2?
A. Chất béo.
B. Tinh bột.
C. Xenlulozơ.
D. Protein.
Hướng dẫn giải
- Thành phần nguyên tố tạo nên: Chất béo, tinh bột, xenlulozo là C, H, O. Nên
khi cháy thu được CO2, H2O.
- Thành phần nguyên tố tạo Protein là C, H, O, N. Nên khi cháy thu được CO 2,
H2O, N2.
Đáp án: D
Bài 4: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
A. Khí H2 (xúc tác Ni nung nóng).
B. Kim loại Na.
C. Dung dịch KOH (đun nóng).
D. Dung dich Brom.
Hướng dẫn giải
- Triolein có công thức cấu tạo: (C17H33COO)3C3H5. Vậy:
+ Gốc C17H33- là gốc không no(tức là có liên kết π ) nên có phản ứng cộng H2,
Br2 dung dịch(Brom mất màu).
+ Triolein ∈ loại este nên có phản ứng thủy phân trong môi trường axit và kiềm.
Nên triolein tác dụng với dung dịch KOH.
Đáp án: B.
Bài 5: Để biến một số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện
quá trình

A. Hidro hóa(có Ni xúc tác)
B. Cô cạn ở nhiệt độ cao.
C. Làm lạnh
D. Xà phòng hóa
Hướng dẫn giải
1
2
3
- Các gốc R , R , R đều no thì chất béo đó thuộc chất béo rắn.
- Một trong các gốc R1 , R 2 , R 3 không no thì chất béo thuộc chất béo lỏng.
Vậy để các gốc R1 , R 2 , R 3 không no chuyển thành các gốc no ta thực hiện quá
trình hidro hóa(có Ni xúc tác, to)
Đáp án: A
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Trích đề thi THPT QG – 2015: Chất béo là trieste của axit béo với
A. ancol etylic.
B. ancol metylic. C. etylen glicol.
D. glixerol.
Câu 2: Có tối đa bao nhiêu chất béo tạo thành khi đun nóng glixerol với hỗn hợp
axit béo gồm C17H35COOH, C15H31COOH và C17H33COOH mà thủy phân chúng trong
môi trường kiềm thu được ít nhất hai muối là
Trang 7


A. 12.
B. 15.
C. 8.
D. 18.
Câu 3: Trích đề thi ĐH – CĐ khối B - 2013: Phát biểu nào sau đây không
đúng?

A. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.
B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
C. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (to, xúc tác Ni).
D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.
Câu 4: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol.
B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol.
D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 5: Trích đề thi ĐH – CĐ khối B - 2013: Cho sơ đồ chuyển hóa:
Trolein

Tên của Z là
A. axit oleic

+H2 d (Ni,to)

X

NaOH d ,to

B. axit linoleic

Y

+HCl

C. axit stearic

Z


D. axit panmitic.

Đáp án
1. D
2. B
3. A
4. D
5. C
Dạng 2: Chỉ số axit, chỉ số este, chỉ số xà phòng và chỉ số iot của chất béo.
* Loại 1: Chỉ số axit của chất béo.
- Để làm tốt loại bài tập này cần nắm vững nội dung sau:
(1) Axit béo thuộc axit đơn chức.
(2) Chỉ số axit là số miligam KOH cần thiết để trung hòa các axit tự do có trong
một gam chất béo.
RCOOH
→ RCOOK + H 2O
14
2 43 + KOH 

Ta có:

/

Axitb eo

64 7 48
RCOOH + OH − 
→ RCOO − + H 2O


* Tính cho 1 gam chất béo:
n

*56

n

*56

axitbe′o
= KOH
+ naxit béo = nOH Chỉ số axit = m
[1.1]
mchaˆ′tbe′o
chaˆ ′tbe′o
+ Đơn vị naxit béo = nKOH = nOH =Vml.CM (mili mol↔m.mol)
* Ý nghĩa của chỉ số axit: Chỉ số axit cho biết độ tươi của chất béo. Chỉ số này
càng cao thì chất béo càng không tốt, đã bị phân hủy hay bị oxi hóa một phần.
Bài 1: Trích đề thi CĐ khối B – 2007: Để trung hoà lượng axit tự do có trong 14
gam một mẫu chất béo cần 15ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẫu
chất béo trên là
A. 4,8.
B. 7,2.
C. 6,0.
D. 5,5.
Hướng dẫn giải
Ta có: nKOH = 15*0,1 = 1,5m.mol





n

*56

1,5*56
=6
Áp dụng công thức [1.1]  Chỉ số axit = mKOH
=
14
chaˆ ′tbe′o

Đáp án: C

Trang 8


Bài 2: Để trung hoà lượng axit tự do có trong 100 gam chất béo cần 500 ml
dung dịch NaOH 0,1M. Chỉ số axit của mẫu chất béo trên là
A. 10.
B. 20.
C. 14.
D. 28.
Hướng dẫn giải
- Phải chú ý trong bài toán này: Dùng dung dịch NaOH.
Ta có: nKOH = nNaOH = 500*0,1 = 50m.mol
n

*56


50*56
= 28
Áp dụng công thức [1.1]  Chỉ số axit = mKOH
=
Đáp án: D.
100
chaˆ ′tbe′o
Bài 3: Để trung hòa 4 gam chất béo có chỉ số axit là 7 cần m gam NaOH. Giá trị
của m là
A. 0,028
B. 0,02
C. 0.28
D. 0.2
Hướng dẫn giải
- Trước hết ta xác định nKOH trước:
m
* chisoˆ′axit 4*7
KOH
=
= 0,5m.mol
Chỉ số axit = m
 nKOH = chaˆ′tbe′o
56
56
chaˆ ′tbe′o
n



*56


nNaOH = nKOH = 0,5m.mol

mNaOH = 0,5* 40 = 20mg = 0, 02 g

Đáp án: B.

Bài 4: Để trung hòa 28 gam chất béo có chỉ số axit là 6 cần m gam Ba(OH) 2.
Giá trị của m là
A. 0,2565
B. 0,342
C. 0.171
D. 0.684
Hướng dẫn giải
- Trước hết ta xác định nKOH trước:
m
* chisoˆ′axit 28*6
KOH
=
= 3m.mol
Chỉ số axit = m
 nKOH = chaˆ′tbe′o
56
56
chaˆ ′tbe′o
n

*56

3

= 1,5m.mol
2
= 1,5*171 = 256,5mg = 0, 2565 g

nOH − = nKOH = 2nBa ( OH )2 ⇒ nBa (OH )2 =
mBa (OH )2

Đáp án: A.

BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Trích đề thi CĐ khối A – 2010: Để trung hoà 15 gam một loại chất béo
có chỉ số axit bằng 7, cần dùng dung dịch chứa a gam NaOH. Giá trị của a là
A.0,150.
B. 0,200.
C. 0,280.
D. 0,075.
Đáp án: A.
Câu 2:
- Để trung hòa lượng axit tự do có trong 120 gam mẫu chất béo A cần 15 ml
dung dịch KOH 1M.
- Để trung hòa lượng axit tự do có trong 90 gam mẫu chất béo B cần 10 ml
dung dịch KOH 1M.
Hãy cho biết mẫu chất béo nào tốt hơn?
Đáp án: Mẫu chất béo B tốt hơn mẫu A.
* Loại 2: Chỉ số este của chất béo.
- Để làm tốt loại bài tập này cần nắm vững nội dung sau:
(1) Este của chất béo là triglixerit thuộc trieste (este ba chức).
Trang 9



(2) Chỉ số este là số miligam KOH cần thiết để thủy phân hoàn toàn lượng este
có trong một gam chất béo.
Ta có:

( RCOO) 3 C3 H 5 + 3KOH 
→ 3RCOOK + C3 H 5 (OH )3
hay : (R COO)3 C3 H 5 + 3KOH 
→ 3R COO K + C3 H 5 (OH )3

* Tính cho 1 gam chất béo:
+ ntriglixerit = nglixerol; nKOH = nOH =3 ntriglixerit


nKOH *56 3ntriglixerit *56
=
mchaˆ ′tbe′o
mchaˆ ′tbe′o

Chỉ số este =

[1.2]

+ Đơn vị nKOH = nOH =Vml.CM (mili mol↔m.mol)
Bài 1: Chỉ số este của một loại chất béo chứa 88,4% triolein là
A. 672
B. 168
C. 720
D. 224
Hướng dẫn giải
- Công thức triolein: (C17H33COO)3C3H5 có M = 884

- Khối lượng chất béo: 1g.
 m(C H COO) C H = 1*88, 4% = 0,884 g ; n(C H COO) C H = 0, 001mol = 1m.mol
Áp dụng công thức [1.2]: Chỉ số este = 3*1*56 = 168
Đáp án: B.
Bài 2: Một loại chất béo X có chứa 22,25% tristearin và 40,3% tripanmitin về
khối lượng. Chỉ số của chất béo X là
A. 126
B. 246
C. 252
D. 189
Hướng dẫn giải
- Công thức tristearin: (C17H35COO)3C3H5 có M = 890.
Tripanmitin: (C15H31COO)3C3H5 có M = 806.
- Khối lượng chất béo: 1g.
 m(C H COO ) C H = 0, 2225 g ; m(C H COO ) C H = 0, 403g.


17

17

 nKOH

35

3

3

5


33

3

3

5

17

15

31

3

3

33

3

3

5

5

0, 2225 0, 403

= 3(n tristeain + n tripanmitin ) = 3(
+
) = 0, 00225mol = 2, 25m.mol
890
806

Áp dụng công thức [1.2]: Chỉ số este = 2,25*56 = 126.
Đáp án: A.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Để thủy phân lượng este có trong 120 gam chất béo Y cần 30 ml dung
dịch KOH 1M. Chỉ số este của chất béo Y bằng:
A. 15
B. 14
C. 16
D. 18
Đáp án: B.
Câu 2: Một loại chất béo X có chứa 44,5% tristearin và 40,3% tripanmitin về
khối lượng. Chỉ số của chất béo X là
A. 162
B. 252
C. 168
D. 189
Đáp án: C.
* Loại 3: Chỉ số xà phòng của chất béo.
- Để làm tốt loại bài tập này cần nắm vững nội dung sau:
(1) Chỉ số xà phòng là số miligam KOH cần thiết để trung hòa các axit tự do và
thủy phân hoàn toàn lượng este có trong một gam chất béo.
(2) Chỉ số xà phòng = Chỉ số axit + chỉ số este.
Trang 10



mKOH

(3) Chỉ số xà phòng = m

chaˆ ′tbe′o

Bài 1: Khi xà phòng hóa 2,5 gam chất béo cần 50 ml dung dịch KOH 0,1 M.
Chỉ số xà phòng của chất béo là
A. 200
B. 100
C. 210
D. 112
Hướng dẫn giải
- nKOH = 50*0,1 = 5m.mol
mKOH

5*56

Chỉ số xà phòng = m
= 2,5 = 112
Đáp án: D
chaˆ ′tbe′o
Bài 2: Một loại chất béo có chỉ số xà phòng là 189 chỉ chứa axit stearic và
tristearin. Để trung hòa axit tự do có trong 100 gam chất béo trên cần Vml dung
dịch NaOH 0,05M. Tìm giá trị của V:
Hướng dẫn giải
- Ta có: Axit stearic: C17H35COOH: a mol; tristearin: (C17H35COO)3C3H5: b mol.
Chỉ số xà phòng = 189 mKOH = 189mg=0.189g
Theo công thức [1.1], [1.2]:

56*(a + 3b) = 0,189 (*)
- Khối lượng chất béo: 1g:

mC17 H35COOH + m(C17 H35COO)3 C3H5 = 1
284a + 890b = 1(**)

Giải hệ *, ** được: a= 9,986*10 −5 ; b = 1,092*10 −3
Vậy số mol axit tự do: axit stearic có trong 1g là 9,986*10 −5 mol. Trong 100g
chất béo trên có: 9,986*10 −3 mol axit stearic
 VNaOH =

9,986*10−3
= 0,19972(l ) = 199, 72ml ≈ 200ml
0, 05

BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Khi xà phòng hóa 2,52 gam chất béo A cần 90ml dung dịch KOH 0,1 M.
Mặt khác, khi xà phòng hóa 5,04 gam chất béo A thu được 0,53 gam glixerol.
Chỉ số xà phòng và axit của chất béo A lần lượt là
A. 200 và 8
B. 198 và 7
C. 200 và 7
D. 198 và 8.
Đáp án: A
Câu 2: Một loại chất béo B có chứa 89% tristearin; 9,6% axit panmitic về khối
lượng(còn lại là tạp chất). Chỉ số xà phòng của loại chất béo trên bằng:
A. 198
B. 289
C. 189
D. 178

Đáp án: C
* Loại 4: Chỉ số iot của chất béo.
- Để làm tốt loại bài tập này cần nắm vững nội dung sau:
+ Chỉ số Iot của chất béo là số gam Iot cần cộng vào liên kết π trong mạch C
của 100 gam chất béo.
Chỉ số Iot =

mI 2 *100
mchaˆ′tbe′o

=

nlkπ * 254*100
; Với n I2 = nlk π
mchaˆ ′tbe′o

 Chỉ số Iot của chất béo dùng để xác định độ chưa no của chất béo. Chỉ số này
càng cao chứng tỏ chất béo càng lỏng.
Trang 11


 Chất béo rắn (chất béo no) có chỉ số Iot = 0.
- Cơ bản bài tập loại nay có phương pháp giải quyết như các dạng trên. Ví dụ:
Bài tập: Một loại chất béo chỉ chứa triolein và axit oleic có chỉ số axit bằng 7.
Tìm chỉ số Iot của chất béo trên.
Hướng dẫn giải
- Triolein: (C17H33COO)3C3H5 (M = 884, có 3 liên kết π )
axit oleic: C17H33COOH (M = 282, có 1 liên kết π ).
- Coi khối lượng chất béo nay là 100 gam. Vậy với chỉ số axit bằng 7, ta có:
mKOH = 100*7 = 700mg = 0, 7 g

0, 7
nC17 H33COOH = nKOH =
= 0, 0125mol
56
mC17 H33COOH = 0, 0125* 282 = 3,525 g

⇒ m(C17 H33COO )3 C3 H5 = 100 − 3,525 = 96, 475 g ⇒ n(C17 H33COO )3 C3 H 5 = 0,10944mol

nlk π = 1*0,0125 + 3*0,10944= 0,34082 mol
Chỉ số Iot =

mI 2 *100
mchaˆ′tbe′o

=

nlkπ * 254*100 0,34082* 254*100
= 86,56828
=
mchaˆ ′tbe′o
100

BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Số gam Iot cần cộng vào liên kết π trong mạch C có trong 12 gam chất
béo X là 5,08 gam. Chỉ số của chất béo:
A. 60
B. 42,34
C. 56
D. 48,6
Đáp án: B

Câu 2: Một mẫu chất béo gồm có trilinolein và tristearin còn lại là tạp chất có
chỉ số Iot bằng 38,1. Phần trăm khối lượng tristearin có trong mẫu chất béo trên

A. 10,975%
B. 21,95%
C. 89,025%
D.78,05%
Đáp án: C
Dạng 3: Bài tập xà phòng hóa chất béo.
- Để làm tốt loại bài tập này cần nắm vững nội dung sau:
(1) Este của chất béo là triglixerit thuộc trieste (este ba chức).
(2) Axit béo thuộc loại axit đơn chức.
(3) Công thức chất béo rắn: (CnH2n+1COO)3C3H5 = C3n+6H6n+8O6
Hay: CxH2x-4O6 Với x = 3n + 8.
CTPT tổng quát của chất béo: CxH2x-4-2kO6
Với n: Chỉ số C; k là số liên kết π .
(4) Với chất béo trung tính(chất béo không có chỉ số axit) khi xà phòng hóa:
→ 3RCOOM + C3 H 5 (OH )3
Ta có: ( RCOO) C3 H 5 + 3MOH 
ĐLBTKL: mchất béo + mMOH = mmuối + mglixerol
+ ntriglixerit = nglixerol; nKOH =3 ntriglixerit = 3nglixerol.
(5) Với chất béo có chỉ số axit khi xà phòng hóa:
- Coi chất béo là hỗn hợp gồm axit đơn chức và trieste:
→ RCOOM + H2O.
Ta có:
RCOOH + MOH 
3

Trang 12



x

x

x

mol.

( RCOO) 3 C3 H 5 + 3MOH 
→ 3RCOOM + C3 H 5 (OH )3

y
3y
y
mol
ĐLBTKL: mchất béo + mMOH = mmuối + mglixerol + m H2O
* Muối thu được là thành phần chính của xà phòng.
Bài 1: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần dùng vừa đủ 0,06 mol
NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là.
A. 18,24 gam
B. 17,8 gam
C. 16,68 gam
D. 18,38 gam
Hướng dẫn giải
- Chất béo này thuộc loại trung tính. Vì không có chỉ số axit
- nNaOH= 0,06 mol nglixerol =

0, 06
= 0, 02mol

3

- ĐLBTKL: mchất béo + mNaOH = mmuối + mglixerol
17,24 + 0,06*40 =mmuối + 0,02*92mmuối = 17,8g Đáp án B.
Bài 2: Trích đề thi ĐH - CĐ khối B – 2011: Cho 200 gam một loại chất béo có
chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH, thu được 207,55 gam
hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là
A. 31,45 gam.
B. 31 gam.
C. 32,36 gam.
D. 30 gam.
Hướng dẫn giải
- Chất béo có chỉ số axit Coi chất béo là hỗn hợp gồm axit đơn chức và trieste:
Ta có:
RCOOH + NaOH 
→ RCOONa + H2O.(1)
x
x
x
mol.
( RCOO) C3 H 5 + 3 NaOH 
→ 3RCOONa + C3 H 5 (OH )3 (2)
y
3y
y
mol
3

- Với chỉ số axit bằng 7, từ công thức [1.1]  nKOH=


200*7
= 25m.mol = 0, 025mol
56

x = nNaOH = nKOH= 0,025mol.
- ĐLBTKL: mchất béo + mNaOH = mmuối + mglixerol + m H O
200 + 40*(0,025 + 3y) = 207,55 + 92*y + 18*0,025
y= 0,25
Vậy nNaOH= 0,025+3y = 0,025 + 3*0,25 = 0,775 mol.
mNaOH= 0,775*40 = 31g
Đáp án: B.
Bài 3: Trích đề thi GVG Tỉnh Ninh Bình - 2015: Đốt cháy hoàn toàn m gam một
chất béo (triglixerit) cần 3,22 mol O 2, sinh ra 2,28 mol CO2 và 2,12 mol H2O.
Cũng m gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng
muối tạo thành là :
A. 18,28 gam.
B. 33,36 gam.
C. 46,00 gam.
D. 36,56 gam.
Hướng dẫn giải
- CTPT tổng quát chất béo: CxH2x – 4-2kO6.
Gọi số mol chất béo là a mol.
2

CxH2x – 4-2kO6
ĐLBTKL: mtriglixerit

3x − k − 8
to
O2 

→ x CO2 + (x -2-k)H2O
2
+ m O2 = mCO2 + mH 2O

+

Trang 13


m + 3,22*32 = 2,28*44 + 2,12*18m = 35,44g

Áp dụng ĐLBT cho oxi: nO(CHẤT BÉO) + nO( O ) = nO(CO2) + nO(H2O)
6a + 2*3,22 = 2*2,28 + 2,12 a = 0,04mol
2

( RCOO) 3 C3 H 5 + 3 NaOH 
→ 3RCOONa + C3 H 5 (OH )3

0,04
0,12
0,04
mol
ĐLBTKL: mchất béo + mNaOH = mmuối + mglixerol
35,44 + 0,12*40 = mmuối + 0,04*92  mmuối = 36,56g
Đáp án D.
Bài 4: Trích đề thi HSG Tỉnh Thanh Hóa - 2014: Để xà phòng hóa 10 kg chất
béo có chỉ số axit bằng 7, người ta đun chất béo với dung dịch có chứa 1,42 kg
NaOH. Sau phản ứng hoàn toàn, muốn trung hòa lượng NaOH dư cần 500 ml
dung dịch HCl 1M. Tính khối glixerol và khối lượng muối Natri của axit béo thu
được.

Hướng dẫn giải
7 *10
= 1, 25mol
56
1, 42.103
= 35,5mol
nHCl= 0,5*1 = 0,5 mol; nNaOH=
40
RCOOH + NaOH 
→ RCOONa + H2O. (1)

- Chất béo có chỉ số axit là 7: nRCOOH = nKOHpu′ =

Ta có:

1,25

1,25

1,25 mol.
( RCOO) C3 H 5 + 3 NaOH 
→ 3RCOONa + C3 H 5 (OH )3 (2)
y
3y
y
mol
NaOH + HCl 
→ NaCl + H2O
(3)
0,5

0,5
mol
Từ các phản ứng(1), (2), (3): 1,25 + 3y + 0,5 = 35,5 y = 11,25 mol.
mglixerol= 11,25*92 = 1035g = 1,035 kg.
ĐLBTKL cho pứ (1), (2): mchất béo + mNaOH = mmuối + mglixerol + m H2O
10.103 + (1,25 + 3*11,25)*40 = mmuối + 1035 + 1,25*18
mmuối= 10342,5g = 10,3425kg
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X (chứa triglixerit của axit
stearic,axit panmitic và các axit béo tự do đó). Sau phản ứng thu được 13,44 lít
CO2 (đktc) và 10,44 gam nước. Xà phòng hoá m gam X (H=90%) thì thu được
khối lượng glixerol là:
A. 0,92 gam
B. 1,656 gam
C. 0,828 gam
D. 2,484 gam
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 1,61 mol O2,
sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cũng m gam chất béo này tác dụng vừa
đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là :
A. 18,28 gam.
B. 16,68 gam.
C. 20,28 gam.
D. 23,00 gam.
Câu 3: Xà phòng hóa hoàn toàn 70 gam hỗn hợp gồm triglixerit và axit béo cần
dùng V lít dd NaOH 2M, đun nóng. Sau phản ứng thu được 7,36 gam glixerol và
72,46 gam xà phòng. Giá trị của V là:
A. 0,130.
B. 0,135.
C. 0,120.
D. 0,125.

3

Trang 14


Câu 4: Thủy phân triglixerit X trong NaOH người ta thu được hỗn hợp 2 muối
natrioleat và natristearat theo tỉ lệ mol 1: 2. Khi đốt cháy a mol X thu được b
mol CO2 và c mol H2O. Liên hệ giữa a, b, c là
A. b – c = 4a
B. b - c = a
C. b – c = 2a
D. b - c = 3a
Câu 5: Một loại mỡ chứa: 50% olein (glixerol trioleat), 30% panmitin (glixerol
tripanmitat), 20% stearin (glixerol tristearat). Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn,
khối lượng xà phòng thu được từ 100kg loại mỡ đó là
A. 206,50 kg.
B. 309,75 kg.
C. 103,25 kg.
D. 51, 63 kg
Đáp án
1. A
2. A
3. D
4. B
5. C
Dạng 4: Bài tập tổng hợp liên quan đến chất béo.
- Để làm tốt loại bài tập này cần nắm vững nội dung sau:
(1) Este của chất béo là triglixerit thuộc trieste (este ba chức).
(2) Axit béo thuộc loại axit đơn chức.
(3)Triglixerit, axit béo có tính chất hóa học đặc trưng tương ứng với cấu tạo

của chúng.
Bài 1: Trích đề thi ĐH - CĐ khối A – 2014: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo,
thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác a mol chất béo trên
tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là
A. 0,20.
B. 0,30.
C. 0,18.
D. 0,15.
Hướng dẫn giải
- CTTQ chung chất béo: CxH2x-4-2kO6
3x − k − 8
to
O2 
→ x CO2
2

CxH2x – 4 - 2kO6 +

+ (x – 2 – k)H2O

1 mol
x
x – 2 – k (mol)
Theo bài ra: Lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol
Từ pứ ta có: nCO − nH O = 6  x – (x – 2 – k) =6  k = 4.
Vậy, nchất béo=a mol  n lk π (trong chất béo) = 4a =n Br (pứ)
4a = 0,6  a = 0,15
Đáp án : D
Bài 2: E là một chất béo được tạo bởi hai axit béo X, Y(có cùng số C, trong
phân tử chứa không quá ba liên kết π , MX

glixerol. Xà phòng hóa hoàn toàn 7,98 gam E bằng KOH vừa đủ thu được 8,74
gam hỗn hợp hai muối. Mặt khác, nếu đem đốt cháy hoàn toàn 7,98 gam E thu
được 0,51 mol CO2 và 0,45 mol H2O. Khối lượng mol phân tử của X gần nhất:
A. 281
B. 253
C. 282
D. 250.
Hướng dẫn giải
- Vì E là một chất béo được tạo bởi hai axit béo X, Y(có cùng số C ):
 CT PT của E có dạng: (Cn H mCOO)3 C3H5 : a mol  nO(E) = 6a
mol.
t
Ta có: E + O2

→ CO2 + H2O.
ĐLBTKL: mE + mO = mCO + mH O → mO = 0,51*44 + 0,45*18 – 7,98 = 22,56 gam.
ĐLBTNT Oxi: nO(E) + 2n O = 2nCO + nH O
2

2

2

o

2

2

2


2

2

2

2

Trang 15


22,56
= 2* 0,51 + 0,45  a = 0,01
32
nCO2
= 51  n = 15
Ta có : Số C(E) = 3n + 6 =
nE
2nH 2O
Số H (E) = 3 m +5 =
= 90  m = 28,333
nE

6a + 2*

Vì X, Y có cùng số C, trong phân tử chứa không quá ba liên kết π , MXX: CnH2n + 1– 2kCOOH với n = 15; k = 1; 2; 2n + 1 – 2k < 28,33
Vậy n = 15; k = 2  X: C15H27COOH (MX= 252)
Đáp án: B

Bài 3: Chất béo X trung tính có chứa 88,4% triolein về khối lượng, còn lại là tạp
chất trơ. Cho V lít H2(đktc) đi qua chất béo trên ( với đk phản ứng, chất xúc tác
thích hợp), thu được hỗn hợp Y, cho Y qua dung dịch Brom dư thấy có 80g Br2
mất màu. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 33,6
B. 44,8
C. 56
D. 67,2
Hướng dẫn giải
0,884*103
= 1mol ⇒ nlkπ = 3mol
884
80
= 3 = nH 2 ( pu ) + nBr2 ( pu ) = nH 2 ( pu ) +
⇒ nH 2 = 2,5mol ⇒ V = 56li′t
160

n( C17 H 33COO )3 C3H 5 =
nlkπ

Đáp án: C

BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 0,805 mol O 2,
sinh ra 0,57 mol CO2 và 0,53 mol H2O. Cũng m gam chất béo này tác dụng vừa
đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là
A. 8,34 gam.
B. 11,50 gam.
C. 9,14 gam.
D. 10,14 gam.

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất béo thu được số mol CO2 nhiều hơn số
mol nước là 0,8 mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng với 60 ml dung dịch
brom 1M. Giá trị của a là
A. 0,015
B. 0,010
C. 0,012
D. 0,020
Câu 3: Trích đề thi ĐH - CĐ khối B – 2010: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit
stearic và axit linoleic. Để trung hoà m gam X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M.
Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 15,232 lít khí CO 2
(đktc) và 11,7 gam H2O. Số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là
A.0,015.
B. 0,010.
C. 0,020.
D. 0,005.
Câu 4: Thể tích H2(đktc) cần để hidro hóa hoàn toàn 1 tấn triolein là
A. 7608 lít
B. 760,18 lít
C. 7,6018 lít
D. 7601,8 lít
Đáp án
1. C
2. B
3. A
4. A
2.4.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng chất béo trong đời sống.
2.4.2.1. Vài trò của chất béo.

Trang 16



Chất béo cần thiết cho sự sống của động vật và thực vật trong nhiều mặt.
Mỗi dạng chất béo thể hiện một phần quan trọng trong màng tế bào của cơ thể,
giúp bảo vệ các tế bào sống.
Chất béo không hòa tan với nước, nhưng chúng có khả năng hòa tan các chất
khác như vitamin A, D, E, và K, ngoài ra chất béo giúp:
+ Ngăn ngừa xơ vữa động mạch bằng cách kết hợp với cholesterol tạo các este
cơ động, không bền vững và dễ bài xuất ra khỏi cơ thể.
+ Điều hòa tính bền vững của thành mạch: Nâng cao tính đàn hồi và hạ thấp
tính thấm của thành mạch.
+ Có liên quan đến cơ chế chống ung thư.
+ Cần thiết cho các chuyển hoá các vitamin nhóm B.
+ Một số tổ chức như: Gan, não, tim, các tuyến sinh dục có nhu cầu cao về các
axit béo chưa no, nên khi không được cung cấp đủ từ thức ăn thì các rối loạn sẽ
xuất hiện ở các cơ quan này trước tiên.
+ Chất béo tham gia vào cấu trúc của tất cả các mô, là thành phần thiết yếu của
tế bào, của các màng cơ thể và có vai trò điều hòa sinh học cao. Não bộ và các
mô thần kinh đặc biệt giàu chất béo. Các rối loạn chuyển hóa chấtbéo ảnh
hưởng đến chức phận nhiều cơ quan kể cả hệ thần kinh.
+ Thiếu axit béo omega-3 dẫn đến ảnh hưởng khả năng nhận thức, khả năng
nhìn...
+ Trong cơ thể chất béo là nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất.
+ Chất béo kéo dài thời gian thức ăn ở dạ dày và đi qua đường tiêu hóa, tạo
cảm giác no sau khi ăn. Mặt khác chất béo tạo cảm quan ngon lành cho thực
phẩm.
2.4.2.2. Chất béo gây hại.
Chất béo bão hoà(chất béo no)và cholesterol là những chất béo không có lợi,
nó là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim và ung thư. Những chất béo này được tìm
thấy trong các sản phẩm từ động vật như kem tách từ sữa, bơ, mỡ lợn… và cả
một số dầu thực vật bị hydro hoá.

Dầu thực vật như dầu vừng (mè), dầu hướng dương, dầu đỗ tương…có nhiều
axit béo không no cần thiết. Các axit này có nhiều ưu điểm nhưng do trong cấu
trúc có các liên kết kép nên trong quá trình gia nhiệt sẽ chuyển hóa sẽ tạo ra các
sản phẩm trung gian như andehit, peoxit,…là những chất có hại cho cơ thể. Vì
vậy không nên đun dầu ở nhiệt độ cao và tránh dùng các loại thức ăn có chứa
chất béo bão hoà, cholesterol.
 Do vậy không nên tái sử dụng dầu, mỡ đã qua rán ở nhiệt độ cao. Không
mua các thức ăn rán, quay bán sẵn (quẩy, bánh rán, gà quay…) khi thấy chảo
dầu, mỡ dùng cho việc chế biến không còn trong, đã được sử dụng nhiều lần và
có màu đen cháy.
2.4.2.3. Chất béo có lợi.
Các chất béo này cung cấp năng lượng rất tốt nhưng không có nguy cơ gây
bệnh cho cơ thể. Ba loại chất béo trong nhóm có lợi này là: Nên sử dụng sản
phẩm có chứa chất béo không bão hoà (chất béo chưa no) như là dầu lạc, đậu,
Trang 17


vừng và hạt khác. Các loại chất béo và dầu tốt cho sức khỏe giúp giảm nguy cơ
mắc bệnh về tim mạch và ung thư.
2.4.2.4. Sử dụng hợp lý chất béo.
+ Tránh dùng các loại dầu mỡ nấu ăn chứa chất béo có hại (các axit béo no,…)
thay vào đó dùng các dầu có lợi (như dầu vừng, dầu đậu nành…).
+ Hạn chế tối đa dùng các thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt các thực phẩm có
sử dụng các loại bơ thực vật, thức ăn rán, quay bán sẵn,…
+ Hạn chế tối đa chất béo nguồn động vật, nếu có dùng các thực phẩm động
vật cần tìm loại càng ít chất béo gây hại càng tốt.
+ Phải đảm bảo sự cân đối giữa chất béo với các thành phần khác, và giữa các
axit béo no với chưa no trong chất béo. Việc sử dụng các nguồn thực phẩm có
chất béo cân đối với nhu cầu cần thiết của cơ thể trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp
mỗi người chúng ta có được sức khỏe như mong muốn…

2.4.2.5. Một số hình ảnh minh họa về chất béo và sản phẩm từ chất béo.

Chất béo và sản phẩm từ chất béo không
Chất béo và sản phẩm từ chất béo
nên dùng.
nên dùng.
2.4.2.6. Biện pháp thực hiện.
- Để triển khai nội dung này Tôi thực hiện bằng cách lồng ghép vào nội dung
Trang 18


từng phần bài giảng liên quan như: Phần tính chất hóa học, vai trò của chất béo,
bài thực hành và tuyên truyền trong các buổi học ngoại khóa, ... Giúp chúng ta
hiểu cơ bản về vai trò chất béo, sử dụng hiệu quả chất béo và các hiểu biết cơ
bản về vệ sinh an toàn thực phẩm trong đời sống để phòng tránh một số bệnh mà
chúng ta có thể tránh được như: Béo phì, đường ruột, mỡ máu,...
2.5. Hiệu quả nghiên cứu của đế tài.
Để có sự đánh giá khách quan sau thời gian ứng dụng đề tài vào thực tiễn
giảng dạy tôi đã tiến hành trên 3 lớp 12 đó là: 12B 1, 12B3 và 12B4 Trường THPT
Triệu Sơn 6.
- Trong đó: Lớp 12B1, 12B3 học ban cơ bản A, B; 12B4 học ban cơ bản.
* Kết quả đạt được về mặt định tính:
Khi tôi áp dụng đề tài này vào các lớp, học sinh học sôi nổi, hứng thú tham gia
vào các hoạt động học tập và nắm vững kiến thức hơn, vận dụng vào giải quyết
vấn đề nhanh hơn, kết quả cao hơn hẳn so với trước.
Khi chưa thực
Khi thực hiện
hiện đề tài
đề tài
TT Lớp


Ghi chú
Không
Không
số
Hiểu
Hiểu
hiểu
hiểu
1 12B1 42
33,3% 66,7%
12,2%
87,8% Ban cơ bản A, B
2 12B3 42
58,5% 41,5%
24,6%
75,4% Ban cơ bản A, B
3 12B4 43
81,8% 18,2%
42,7%
57,3%
Ban cơ bản
Khi tôi áp dụng đề tài này vào dạy cho các lớp thì chất lượng học sinh đều
được nâng lên rõ rệt, thể hiện : Tỉ lệ phần trăm hiểu bài cao hơn nhiều so với khi
chưa áp dụng đề tài.
* Kết quả đạt được về mặt định lượng:
Tôi tiến hành kiểm tra các em bằng đề kiểm tra với 20 câu 100% trắc nghiệm
trong thời gian 40 phút kiến thức Chất béo (bao gồm bài tập định tính và bài tập
định lượng). Cho kết quả như sau:
Điểm


TT Lớp
9 – 10
8
7
5-6
<5
số
SL
% SL % SL % SL % SL
%
1 12B1 42
6 14,3 10 23,8 14 33,4 8
19
4
9,5
2 12B3 42
2
4,7 13 31,0 14 33,4 7 16,7 6
14,4
3 12B4 43
0
0,0
4
9,3 15 34,9 16 37,2 8
18,5
Qua kết quả thống kê thu được từ hai bảng trên: Ta thấy sự tương đồng giữa
khảo sát định tính và kiểm tra về mặt định lượng, hiệu quả của đề tài. Hơn thế
nữa thông qua những lần kiểm tra đánh giá sau và trong quá trình học tập có
nhiều học sinh ngoài vận dụng tốt phương pháp còn biết phát huy phương pháp

giải nhanh các bài tập hỗn hợp hợp chất khác. Kết quả thực nghiệm trên bước
đầu đã khẳng định tính đúng đắn, hiệu quả của đề tài.
Với bản thân Tôi qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu để viết sáng kiến
đã tích lũy thêm vốn kiến thức và thêm một số kinh nghiệm trong giảng dạy. Từ
đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của mình.
Trang 19


PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.
Với tính cấp thiết, mục đích, nhiệm vụ của đề tài đặt ra. Tôi tiến hành nghiên
cứu nội dung sáng kiến đã giải quyết được một số nội dung sau:
+ Giúp học sinh nắm được kiến thức trọng tâm về chất béo, có kiến thức cơ
bản sử dụng chất béo và sản phẩm từ chất béo trong đời sống.
+ Giúp học sinh nắm được cách phân loại, phương pháp giải bài tập về chất
béo. Từ đó giảm bớt thời gian và nâng cao hiệu quả giải quyết các câu hỏi, bài
tập chất béo.
+ Rèn luyện cho học sinh tư duy, sáng tạo, cách giải quyết vấn đề trong học
tập. Từ đó nâng cao hiệu quả học tập và thi.
3.2. Kiến nghị.
Đối với cơ sở giáo dục: Tăng cường cơ sở vật chất cần thiết như: Phòng học
bộ môn chuyên biệt, thiết bị và đồ dùng dạy học, máy chiếu,…Để giáo viên có
thể triển khai các hướng dạy học, các phương pháp dạy học nhằm mục đích thúc
đẩy sự vận động, tự học của học sinh.
Đối với giáo viên:
+ Trong sách giáo khoa không trình bày, sách tham khảo trình bày sơ sài số
lượng bài tập ít. Vì vậy trong quá trình giảng dạy ở các tiết ôn tập, tiết bồi dưỡng
giáo viên nên đưa các phương pháp giải bài tập vào, phối hợp các phương pháp
hiệu quả giúp học sinh vận dụng có thể giải rất nhanh các bài tập trắc nghiệm,
đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Đồng thời, trong quá trình giảng dạy chúng ta

nên lồng ghép các kiến thức liên môn, các kiến thức thực tế liên quan đến nội
dung bài giảng, từ đó làm cho bài giảng phong phú hơn, sinh động hơn và thực
tế hơn.
+ Không ngừng tự học hỏi, trau rồi chuyên môn nghiệp vụ,…Để nâng cao các
phẩm chất năng lực của nhà giáo phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục.
Đối với học sinh: Phải hiểu rõ nội dung các định luật, các quy luật trong hóa
học,....Phải xác định rõ mục tiêu của việc học. Từ đó định hướng cho mình:
“Học vì ngày mai lập thân, lập nghiệp”.
Là một giáo viên trẻ kinh nghiệm giảng dạy, thời gian công tác còn ít nên
trong quá trình làm sáng kiến không tránh khỏi sai sót kính mong Hội đồng khoa
học, các đồng nghiệp có những đóng góp ý kiến để được hoàn thiện hơn, mở
rộng về nội dung của sáng kiến.
Trang 20


XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2016.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người thực hiện

Nguyễn Văn Lâm
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách giáo khoa Hoá học lớp 12 cơ bản và nâng cao - NXB GD 2008.
2. Sách Bài tập Hoá học lớp 12 cơ bản và nâng cao - NXB GD 2008.
3. Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học cấp Tỉnh các năm.
4. Tuyển tập đề thi: Đề thi thử, thi ĐH – CĐ, thi THPT QG Từ 2007 - 2015.
5. Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn hóa học 12 – NXB ĐHSP.

6. Internet/Google/bachkim.
7. Các tạp chí hóa học và đời sống.
8. Các tạp chí sức khỏe và đời sống, chất béo với sức khỏe con người.

Trang 21


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 6.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 6.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI BÀI TẬP CHẤT BÉO
VÀ SỬ DỤNG CHẤT BÉO TRONG ĐỜI SỐNG.
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI BÀI TẬP CHẤT BÉO
VÀ SỬ DỤNG CHẤT BÉO TRONG ĐỜI SỐNG.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Lâm
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Hóa học.

Người thực hiện: Nguyễn Văn Lâm
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Hóa học.
Trang 22


THANH HOÁ NĂM 2016.


Trang 23



×