Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phân tích những sai lầm thường gặp và kỹ thuật giải nhanh các bài tập trắc nghiệm khó liên quan đến sắt và các hợp chất của sắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.66 KB, 20 trang )

1.MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài.
Chúng ta có thể thấy, năm học 2014-2015 đánh dấu những thay đổi căn bản
,toàn diện của Bộ Giáo dục và Đào Tạo về vấn đề thi cử và kiểm tra đánh giá.
Sự thay đổi này thể hiện ở cả hai mặt hình thức và nội dung. Về hình thức,thay
vì tổ chức hai kì thi là tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, Cao Đẳng thì bắt
đầu từ năm học 2014 – 2015,Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chỉ tổ chức một kì thi ,đó
là kì thi THPT Quốc Gia.Về nội dung, đề thi không chỉ tập trung vào việc kiểm
tra đánh giá kiến thức mà còn chú trọng kiểm tra,đánh giá năng lực của học sinh
dựa trên hệ thống câu hỏi có tính phân loại học sinh rất cao, gồm 4 mức độ:nhận
biết,thông hiểu,vận dụng và vận dụng cao.
Phân tích nhiều đề thi Đại học ,Cao đẳng từ năm 2007 đến năm 2014 và
đặc biệt là đề thi minh họa và đề thi chính thức cho kì thi THPT Quốc Gia 2015
ta thấy ở mức độ vận dụng cao có khá nhiều câu hỏi liên quan đến Sắt và hợp
chất của sắt.Trong quá trình dạy học cũng như luyện thi THPT Quốc Gia cho
học sinh khối 12 tôi nhận thấy ,khi làm những bài tập về phần này học sinh
thường mất rất nhiều thời gian để đi tìm đáp án đúng và các em thường mắc
nhiều sai lầm, bị tác giả đề thi đánh lừa trong việc giải các bài tập,tìm đáp án
cho các bài tập thược thể loại này.Từ thực trạng này ,tôi đi tới suy nghĩ cần phải
hệ thống lại những sai lầm mà học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 12 nói
riêng thường mắc phải, đồng thời đề ra các phương pháp khắc phục những sai
lầm đó cũng như cá kĩ thuật tìm nhanh ra đáp án đúng của các câu hỏi khó có
liên quan.
Để thực hiện những yêu cầu trên,tôi mạnh dạn viết đề tài Phân tích những
sai lầm thường gặp và kĩ thuật giải nhanh các bài tập trắc nghiệm khó liên
quan đến Sắt và hợp chất của Sắt ,áp dụng cho học sinh THPT đặc biệt là học
sinh lớp 12.
Dựa trên việc tổng hợp,phân tích nhiều bài tập ,câu hỏi từ nhiều đề thi cũng
như phương pháp giải sáng tạo,đề tài Phân tích những sai lầm thường gặp và
kĩ thuật giải nhanh các bài tập trắc nghiệm khó liên quan đến Sắt và hợp chất
của Sắt cung cấp cho quý thầy cô đồng nghiệp và các em học sinh các tình


huống sai lầm hay mắc phải, kĩ thuật sử lí các sai lầm cũng như các kĩ thuật,
phương pháp tìm nhanh ra đáp án.Đây có thể coi là những định hướng,minh họa
cụ thể cho việc lựa chọn các dạng bài tập và phối hợp các kĩ thuật để tìm ra
nhanh đáp án cho các bài tập khó và lạ trong đề thi THPT quốc gia trong giai
đoạn hiện nay.
Đối tượng nghiên cứu.
Với mục đích như trên, đề tài tập trung nghiên cứu:
- Sách giáo khoa (SGK) và sách giáo viên Hóa học lớp 12; Chuẩn kiến thức, kỹ
năng bài sắt và hợp chất của sắt.
- Cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Hóa học.
- Các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến sắt và hợp chất của sắt trong các đề thi
trắc nghiệm.
1


- Đặc điểm tâm, sinh lý, nhu cầu học tập, điều kiện và khả năng học tập của học
sinh lớp 12 Trường THPT Cẩm Thuỷ 1
Từ đó tổng kết về lý luận, ý nghĩa thực tiễn và phương pháp giải các bài tập
trắc nghiệm khó và tránh những sai làm các bài tập có liên quan đến sắt và hợp
chất của sắt.
Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin;
- Phương pháp thống kê..
2. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận .
Đổi mới giáo dục phổ thông với mục tiêu là xây dựng chương trình và
phương pháp giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ,đáp ứng yêu cầu phát triển
nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất
nước,phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam,tiếp cận trình độ giáo dục

ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục người giáo viên cần có sự hiểu biết và nắm
bắt chắc chắn những thay đổi về nội dung và phương pháp giảng dạy cũng như
những yêu cầu trong công tác đổi mới phương pháp – đó chính là lấy học trò
làm trung tâm,phát huy tính tích cực học tập của học sinh.Học sinh tự tìm tòi
kiến thức,vận dụng những kiến thức đã học vào quá trình giải các bài tập, vào
thực tế cuộc sống.
Đối với môn Hóa học thì đây là một môn khoa học thực nghiệm,học sinh cần
nghiên cứu kĩ các kiến thức cơ sở ,các thí nghiệm… qua đó học sinh phải biết
tổng hợp các kiến thức,đồng thời vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải
các bài tập là hết sức quan trọng.Thông qua việc giải các bài tập ấy nhằm giúp
học sinh cũng cố các kiến thức một cách có hệ thống ,đồng thời phát hiện ra
những lệch lạc ,thiếu sót về kiến thức và kĩ năng để hoàn thiện.
Trong công tác ôn tập, luyện thi THPT Quốc Gia môn Hóa học hiện nay cho
học sinh lớp 12 , đòi hỏi người giáo viên phải có sự hiểu biết rộng về kiến
thức,phải biết phân loại các dạng bài tập ,phát triển các dạng bài tập ấy thành
các bài tập cao hơn và song hành với kiến thức và các dạng bài tập đó là hệ
thống các kĩ năng đi tới đáp án qua đó giúp học sinh nắm kĩ hơn kiến thức và đi
sâu vào các bài tập, câu hỏi nâng cao,hệ thống hóa được chương trình đã học và
có tính sáng tạo trong học tập,trong việc giải toán hóa học.
Bản thân là một giáo viên đã tham gia ôn tập,luyện thi THPT Quốc Gia môn
Hóa học cho học sinh lớp 12, trong quá trình giảng dạy tôi đã phát hiện ra một
số lúng túng, sai lầm của học sinh khi giải các câu hỏi nâng cao có liên quan đến
sắt và hợp chất của sắt.Từ đây tôi đi tới suy nghĩ cần phải có một đề tài liên
quan nhằm giúp quý thầy cô đồng nghiệp và các em học sinh khắc phục những
sai lầm này,đồng thời có những kĩ năng tìm ra lời giải thông minh ,nhanh gọn
trong quá trình tìm đáp án của câu hỏi.
Vậy cụ thể của thực trạng vấn đề này là gì?
2



2.2. Thực trạng của vấn đề.
Cách đây 3 năm,trong quá trình ôn thi Đại học , Cao đẳng cho học sinh lớp
12A1,12A2 năm học 2012 – 2013 ( và các khóa học sinh trước) ở trường THPT
Cẩm Thủy 1, tôi phát hiện ra rằng, khi giải các bài tập trắc nghiệm trong các đề
thi với các câu hỏi liên quan đến sắt hoặc hợp chất của sắt học sinh thường lúng
túng hoặc mắc sai sót vì không xác định rõ được về các vấn đề :
- Các tình huống sắt và các hợp chất của sắt phản ứng tạo ra muối Fe2+.
- Các tình huống sắt và hợp chất của sắt phản ứng tạo ra muối Fe3+.
- Các tình huống sắt và hợp chất của sắt phản ứng tạo ra đồng thời muối Fe 2+ và
muối Fe3+.
- Tình huống muối Fe3+ bị kéo về muối Fe2+.
- Các tình huống không xác định chính xác được các phản ứng đã xảy ra trong
các bài toán về sắt và hợp chất của sắt .
Điển hình cho các vấn đề trên được thể hiện qua một số ví dụ sau :
Ví dụ 1. Hòa tan hỗn hợp 0,1 mol mỗi kim loại Fe và Cu trong 450 ml dung
dịch AgNO3 1M,kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y.
Giá trị của m là
A.43,2
B. 48,6
C.50,2
D.28
Lời giải đúng là :
Các phản ứng xảy ra theo thứ tự:
Fe+ 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag ↓
0,1→ 0,2 → 0,1 → 0,2

(1)

Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag ↓

0,1→ 0,2
→ 0,2

(2)

Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag ↓
0,05 ¬ 0,05
→ 0,05
⇒ m = 0,45× 108 = 48,6(g)

(3)

⇒ Đáp án B.

Tuy nhiên khi cho học sinh lớp 12A1, 12A2 của trường THPT Cẩm Thủy 1
thực hiện bài tập này thì đã có rất nhiều em làm sai theo 1 trong 3 hướng sau :
gSai theo hướng 1.Học sinh chỉ dừng lại ở phản ứng (1),(2) và tính toán vì
không biết hoặc quên rằng AgNO 3 dư ,có thể oxi hóa tiếp Fe(NO 3)2 thành
Fe(NO3)3.Thế là kết quả tính được kết quả : m = 108. 0,4 = 43,2 gam
⇒ chọn A ⇒ Sai .
gSai theo hướng 2.Học sinh cho rằng Ag+ oxi hóa Fe thành muối (III) ,thế là
giải tính được kết quả như sau :

Fe+ 3Ag+ → Fe3+ + 3Ag ↓ (1)
0,1→ 0,3 → 0,1 → 0,3
Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag ↓ (2)
0,075 ¬ 0,15 →
0,15
⇒ m = 0,45× 108+ 64× (0,1− 0,075) = 50,2gam.


⇒ Chọn C ⇒ Sai.

3


gSai theo hướng 3.Học sinh cho rằng Ag+ oxi hóa Cu trước Fe và Fe khử Cu 2+

trước Ag+ thế là giải tính được kết quả như sau :
Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag ↓
0,1→ 0,2 → 0,1 → 0,2

(1)

Fe+ Cu2+ → Fe2+ + Cu ↓ (2)
0,1¬ 0,1→
0,1
⇒ m = 0,2× 108+ 64× 0,1 = 28gam.
⇒ Chọn D ⇒ Sai .

Ví dụ 2. Dung dịch X có chứa 0,4 mol HCl và 0,12 mol Cu(NO 3)2.Khi thêm m
gam bột Fe vào dung dịch X,sau khi kết thúc thu được hỗn hợp kim loại có khối
lượng 0,5m gam.Giá trị của m là
A.1,92
B.20,48.
C.9,28.
D.14,88
Lời giải đúng là.
Ta có : nH = 0,4(mol);nCu = 0,12(mol);nNO = 0,24(mol).
Các phản ứng theo thứ tự :
+


2+


3

Fe+ 4H+ + NO3− → Fe3+ + NO ↑ +2H2O (1)
0,1¬ 0,4 → 0,1

→ 0,1

3+

Fe+ 2Fe → 3Fe2+
0,05 ¬ 0,1 → 0,15

(2)

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu ↓
(3)
0,12 ¬ 0,12
→ 0,12
⇒ mk.lo¹ i = mFe(d­ ) + mCu ⇒ 0,5m = m− 56× (0,1+ 0,05+ 0,12) + 64× 0,12.
⇒ m = 14,88gam.
⇒ Đáp án D.

Tuy nhiên khi cho học sinh lớp 12A1, 12A2 của trường THPT Cẩm Thủy 1
thực hiện bài tập này thì vẫn có rất nhiều em làm sai theo 1 trong 2 hướng sau :
gSai theo hướng 1.Học sinh quên hoặc không biết có phản ứng (2) xảy ra, kết
quả là giải và được kết quả như sau:

Fe+ 4H+ + NO3− → Fe3+ + NO ↑ +2H2O (1)
0,1¬ 0,4 → 0,1

→ 0,1

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu ↓
(3)
0,12 ¬ 0,12
→ 0,12
⇒ mk.lo¹ i = mFe(d­ ) + mCu ⇒ 0,5m = m− 56× (0,1+ 0,12) + 64× 0,12.
⇒ m = 9,28gam.
⇒ Chọn C ⇒ Sai.
gSai theo hướng 2.Học sinh cho rằng, lúc đầu xảy ra phản ứng (3):
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu ↓
0,12 ¬ 0,12
→ 0,12

(3)

Sau khi kết thúc phản ứng (3) ,xảy ra tiếp phản ứng :
4


Fe+ 2H+ → Fe2+ + H2 ↑
0,2 ¬ 0,4
→ 0,2
⇒ 0,5m = m− 56× (0,12 + 0,2) + 64× 0,12 ⇒ m = 20,48(g)
⇒ Chọn B ⇒ Sai.

Ví dụ 3. Hỗn hợp X gồm FeS,FeS2,CuS tan vừa hết trong dung dịch chứa 0,33

mol H2SO4 đặc sinh ra 0,325 mol khí SO 2 và dung dịch Y.Nhúng thanh Fe nặng
50 gam vào dung dịch Y ,phản ứng xong thấy thanh Fe nặng 49,8 gam và thu
được dung dịch Z.Cho Z tác dụng với HNO3 đặc ,dư sinh ra khí NO2 duy nhất và
còn lại dung dịch E( không chứa NH 4+).Khối lượng muối khan có trong E là
m(g).Giá trị lớn nhất của m là
A. 20,57 .
B.18,19
C.21,33
D.21,41
Lời giải đúng là :
- Sơ đồ bài toán:

 ∑ Fe3+
 H2O
 2−

 FeS + 0,33mol H SO
3+
HNO3
2 4
 ∑ Fe2+ +(d­
 SO

 ∑ Fe
(§ Æc),§ ñ
+ Fe
)
hhX  FeS2     
→ SO2 ↑ + ddY  2+  → Cu ↓ + ddZ 
  → ddE  4 = ?(g)

2−
{

 CuS
 Cu
 NO3
0,325(mol)
 SO4

 SO 2−
 +
 4
H

- Tại giai đoạn 1 :
+ Bảo toàn H → nH O = nH SO = 0,33(mol).
+ Bảo toàn O → nSO (trongY ) = 0,085(mol) → nSO
2

2

2−
4

4

2−
4 (trongZ)

= 0,085(mol) .


→ nFeSO4 (trongZ) = 0,085(mol).

- Tại giai đoạn 2: do Fe dư nên toàn bộ Fe3+ đã chuyển hết thành Fe2+ và toàn bộ
Cu2+ đã chuyển thành Cu.
- Tại giai đoạn 3: toàn bộ Fe 2+ dã chuyển thành Fe3+, SO42- không tham ra phản
ứng nên chuyển hết sang E, HNO 3 dư nên trong E có cả H + và NO3- . Vì trong E
có hai gốc axit ( NO3- và SO42-) nên muối trong E có 3 khẳng năng:
gFe(NO3)3

gFe(NO3)3 → m
≤ m(muèi) ≤ mFe(NO3 )3
 Fe (SO )
14Fe22 (SO434 )3
14 2 43

2
4 3
0,085
242×0,085= 20,57(g)

400×
=17(g)
2
gFe2(SO4 )3

→ khối lượng muối lớn nhất có thể có trong E là 20.57 (gam) .
→ Đáp án A.

Tuy nhiên khi cho học sinh lớp 12A1, 12A2 của trường THPT Cẩm Thủy 1

thực hiện bài tập này thì 100% học sinh không tìm ra được đáp án và khi hỏi các
em nguyên nhân không giải được thì đa số các em đều nói là do không xác định
được chính xác các phản ứng đã xảy ra,không định hướng được cách giải…
Trước thực trạng như vậy,khi được nhà trường phân công dạy ,ôn thi THPT
Quốc Gia và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học tại lớp 12 A1,12A 2 ,năm học
2015 – 2016,bản thân tôi hết sức băn khoăn,trăn trở làm sao để khi giảng day,

5


ôn luyện và truyên thụ cho các em khóa này và những kháo tiếp theo không còn
vướng mắc những sai lầm hoặc gặp khó khăn như đã nêu ở trên.
Đầu học kì 2 năm học 2015 – 2016 ,tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng môn
Hóa ở hai lớp 12A1, 12 A2 trường THPT Cẩm thủy 1, với đề thi gồm 50 câu
trắc nghiệm , thời gian làm bài 90 phút, trong đề thi được bố trí nhiều câu có liên
quan đến vấn đề nếu ở trên ,kết quả của đợt khảo sát cụ thể như sau :
Lớp
Số học sinh Giỏi Khá T.Bình Yếu - kém
12A1
48
4
15
22
7
12A2
47
2
12
24
9

Phân tích bài làm của các học sinh, đặc biệt là các học sinh có điểm khá, trung
bình và yếu - kém tôi nhận thấy các em đang còn thiếu kiến thức và kĩ năng ở
một số thể loại bài, một số nội dung kiến thức, trong đó các kiến thức và kĩ năng
của các bài tập liên quan đến sắt và hợp chất của sắt là nội dung có nhiều em bị
sai sót nhiều nhất.
Để khắc phục tình trạng này của học sinh, bản thân tôi là một giáo viên dạy
hóa học và được giao nhiệm vụ ôn luyện cho lớp chọn khối 12 của trường tôi
thấy cần thiết phải đưa ra một giải pháp tốt nhất nhằm giúp các em học sinh
không còn mắc những sai lầm như đã nêu ở trên,không những thế giải pháp đưa
ra còn phải giúp các em tìm ra những lời giải thông minh,nhanh gọn từ đó giúp
học sinh nâng cao chất lượng học tập môn hóa học nói chung.
Chính vì vậy sau đây tôi xin nêu ra một sáng kiến nhỏ của tôi nhằm giúp học
sinh có “Phân tích những sai lầm thường gặp và kĩ thuật giải nhanh các bài
tập trắc nghiệm khó liên quan đến Sắt và hợp chất của Sắt”
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Trong thực tế giảng dạy, luyện thi cho học sinh tôi đã tiến hành triển khai sáng
kiến trên theo các giai đoạn sau:
2.3.1. Xác định chuẩn kiến thức và kĩ năng về Sắt và hợp chất của sắt.
Với nguyên tắc, chuẩn kiến thức và kĩ năng là “kim chỉ nam” trong hoạt động
dạy nên trong quá trình dạy và ôn tập cho học trò tôi nghiên cứu rất kĩ về chuẩn
kiến thức và kĩ năng về sắt và hợp chát của sắt :
Chuẩn kiến thức và kĩ năng về sắt.
Kiến thức
Biết được:
- Vị trí , cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của sắt.
- Tính chất hoá học của sắt: tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu
huỳnh, clo, nước, dung dịch axit, dung dịch muối).
- Sắt trong tự nhiên (các oxit sắt, FeCO3, FeS2).
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của

sắt.
- Viết các PTHH minh hoạ tính khử của sắt.
- Tính % khối lượng sắt trong hỗn hợp phản ứng. Xác định tên kim loại dựa
vào số liệu thực nghiệm.
6


Trọng tâm
−Đặc điểm cấu tạo nguyên tử sắt và các phản ứng minh họa tính khử của sắt
Chuẩn kiến thức, kĩ năng về hợp chất của sắt.
Kiến thức
Biết được:
- Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của
sắt.
Hiểu được :
+ Tính khử của hợp chất sắt (II): FeO, Fe(OH)2, muối sắt (II).
+ Tính oxi hóa của hợp chất sắt (III): Fe2O3, Fe(OH)3, muối sắt (III).
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các hợp
chất của sắt.
- Viết các PTHH phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học.
- Nhận biết được ion Fe2+, Fe3+trong dung dịch.
- Tính % khối lượng các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản ứng.
- Xác định công thức hoá học oxit sắt theo số liệu thực nghiệm.
Trọng tâm
−Khả năng phản ứng của các hợp chất sắt (II) và sắt (III)
−Phương pháp điều chế các hợp chất sắt (II) và sắt (III)
2.3.2. Tổng kết các kiến thức quan trọng về tính chất hóa học của sắt và hợp
chất quan trọng của sắt.
Trong hóa học, lí thuyết là cội nguồn của mọi phương pháp vì vậy trong quá

trình giảng dạy và ôn tập cho học sinh tôi rất chú trọng ôn tập, tổng hợp lí thuyết
cho học sinh, đặc biệt là các phan rứng trọng tâm, những phan rứng mà học sinh
nắm không vững hoặc hay mắc sai lầm.
Các phản ứng trọng tâm về tính chất hóa học của sắt.
- Tác dụng với phi kim.
0

+2

0

t
Fe + S 
→ FeS
0

+3

0

t
2Fe + 3Cl 2 
→ 2FeCl3
0

+2

0

+


+3

8
3

t
Fe + O2 
→ hh(FeO,Fe2 O3,Fe3 O4 )

- Tác dụng với axit.
Fe0 +

+
2H
{

→ Fe2+ + H2 ↑

(HCl,H2SO4lo· ng...)
+3

Fe0 + HNO3 (dư) → Fe(NO3)3 + Spk ( NO2, NO,…) + H2O
+2

Fe0(dư) + HNO3 → Fe(NO3)2 + Spk ( NO2, NO,…) + H2O
Fe0 + H2SO4

+3


(đặc,dư)

Fe0(dư) + H2SO4

→ Fe2(SO ) + Spk ( SO2, S, H2S) + H2O
4 3
+3

(đặc)

→ Fe2(SO ) + Spk ( SO2, S, H2S) + H2O
4 3

7


Nhận xét. Khi cho Fe tác dụng với HNO 3 hoặc H2SO4 đặc nếu đề bài cho số liệu
của axit và Fe thì cần dựa vào tỉ lệ mol để xác định loại muối sinh ra.
Chú ý.
+ Fe không tác dụng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.
+ Fe cũng bị oxi hóa bởi ion NO3- trong môi trường axit:
+3
Fe 0 + H+ + NO3- → Fe + Spk ( NO2, NO,…) + H2O
- Tác dụng với muối.
+ Fe chỉ tác dụng được với dung dịch muối của kim loại đứng sau Fe.
nFe0 + 2M n+ → nFe2+ + 2M

( M: là kim loại đứng sau Fe)
+ Chú ý 1. Fe có thể tác dụng với dung dịch muối Fe3+ tạo thành muối Fe2+.
Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

+ Chú ý 2. Khi cho Fe tác dụng với muối Ag + thì có thể xảy ra 2 phản ứng :
Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag
Fe + 3Ag+ → Fe3+ + 3Ag
⇒ Cần dựa vào tỉ lệ để xác định phản ứng xảy ra.
Các phản ứng trọng tâm về tính chất hóa học của hợp chất sắt.
FeO:
HNO3­
Ο2
→ Fe3+;
+ Tính khử FeO 
→ Fe2O3 và FeO 
H2SO4­®Æ
c,­nãng­
+­X­
→ Fe (X là một trong các chất: CO, H2, Al, C)
+Tính oxi hóa FeO 
to ­
+

2+
H ­
+Tính oxit bazơ FeO 
→ Fe .
­
Fe(OH)2:
O2+­H2O­
→ Fe(OH)3;
+ Tính khử Fe(OH)2 
­
+


2+
H ­
+Tính bazơ Fe(OH)2 
→ Fe .
­
Fe2+:

+­X­
→ Fe3+
+ Tính khử Fe2+ 
to ­

(X là một trong các chất: Cl2, O2, KMnO4, SO2, HNO3, H2SO4 đặc)
+­X­
→ Fe (X là một trong các chất: Mg, Al, Zn)
+ Tính oxi hóa Fe2+ 
to ­

+ Fe2O3:
+­X­
→ Fe3O4 → FeO → Fe
+ Tính oxi hóa Fe2O3 
to ­

(X là một trong các chất: CO, H2, Al, C)
+

3+
H ­

+ Tính oxit bazơ Fe2O3 
→ Fe .
­
Fe(OH)3:
+

2+
H ­
+ Tính bazơ Fe(OH)2 
→ Fe .
­
o

t ­
+ Kém bền với nhiệt 2Fe(OH)3 →
Fe2O3 + 3H2O
­
Fe3+:

8


+­X­
→ Fe2+ (X là một trong các chất: Fe, Cu, H•)
Tính oxi hóa Fe3+ 
to ­
+­X­d­
hoặc Fe3+ →
Fe (X là một trong các chất: Mg, Al, Zn)
to ­

+­X­
→ FeO (X là một trong các chất: CO, H2)
Fe2O3 
to ­

Điều chế FeO :
Điều chế Fe(OH)2:
Điều chế Fe2+:

Fe2+ + 2OH− → Fe(OH)2 ↓
+

2+
H ­
Fe, FeO, Fe(OH)2 
→ Fe
­

+­X­
→ Fe2+ (X là một trong các chất: Fe, Cu, H•)
hoặc Fe3+ 
to ­

Điều chế Fe2O3 :
Điều chế Fe(OH)3:
Điều chế Fe3+:

o

t ­

2Fe(OH)3 →
Fe2O3 + 3H2O
­

Fe3+ + 3OH → Fe(OH)3 ↓
+

3+
H ­
Fe2O3, Fe(OH)3 
→ Fe
­

+­X­
→ Fe3+
hoặc Fe, FeO, Fe(OH)2 
to ­

(X là một trong các chất: HNO3, H2SO4 đặc)
2.3.3. Phân tích những sai lầm thường gặp khi giải bài tập có liên quan đến
sắt và hợp chất của sắt.
Việc này được tôi thực hiện bằng cách dựa vào các bài tập cụ thể để chỉ ra
những sai lầm mà các em thường gặp.Sau đây là một số bài tập điển hình mà tôi
đã thực hiện .
Bài 1. Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 0,09 mol Fe và 0,075 mol Fe 3O4 trong dung
dịch HNO3,thu được 0,09 mol NO và 0,075 mol NO2.Số mol HNO3 đã phản ứng

A. 0,51
B.1,11
C.1,02

D.0,55
Hướng dẫn giải
Các phản ứng xảy ra :
3Fe + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO2 ↑ + 5H2O
(1)

Fe3O4 + 10HNO3 3Fe(NO3)3 + NO2 ↑ + 5H2O
(2)

Fe + 4HNO3 Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
(3)

3Fe3O4 + 28HNO3 9Fe(NO3)3 + NO ↑ + 14H2O (4)
Vì tỉ lệ mol nFe : nFe O = 6:5 và nNO : nNO = 6:5 nên tổ hợp các phản ứng từ (1) đến
(4) ta được :
6Fe + 5Fe3O4 + 74HNO3 → 21Fe(NO3)3 +6NO ↑ +5NO2 ↑ + 37 H2O (5)
0,09 0,075
1,11
0,315
0,09
0,075
(5) ⇒ nHNO (p­ ) = 1,11(mol) ⇒ Đáp án B.
gPhân tích khả năng sai lầm có thể xảy ra. Các em học sinh thường mắc sai
lầm khi sử dụng phương pháp ion – electron để tính số mol HNO 3 phản ứng vì
thấy Fe và Fe3O4 đều là chất khử nên cho rằng số mol HNO 3 tham gia bán phán
phản ứng khử là số mol HNO3 phản ứng :
3 4

2


3

2HNO3 + 1e → NO2 + H2O + NO3−

(6)

2× 0,075 ¬ 0,075 ¬ 0,075

9


4HNO3 + 3e → NO + 2H2O + 3NO3− (7)
4× 0,09 ¬ 3× 0,09 ¬ 0,09
(6),(7)

→ nHNO3(p­ ) = 0,51(mol)

⇒ Chọn đáp án A ⇒ Sai.

Chúng ta cần chú ý rằng, khi cho hỗn hợp kim loại và oxit kim loại tác dụng
với HNO3 thì ngoài việc tham gia các bán phản ứng ở trên thì HNO 3 còn tham
quá trình hợp với oxi trong oxit tạo H2O :
2HNO3 + O2-(trong oxit) → 2NO3- + H2O
Trong quá trình giả, nếu bỏ sót quá trình này thì sẽ đi đến kết quả sai.
Bài 2.Điện phân( điện cực trơ ,không màng ngăn,hiệu suất 100%) dung dịch
chứa 0,15 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol Fe(NO3)3 bằng dòng điện có cường độ
10A.Khối lượng catot tăng lên sau 5790 giây là
A.9,6 gam.
B.9,8gam.
C.15,2 gam.

D.15,4 gam.
Hướng dẫn giải
Tổng số mol electron mà catot phóng ra
=

It 10× 5790
=
= 0,6(mol) > 2× nCu2+ + 1× nFe3+ = 0,4(mol) ⇒ Cu2+, Fe3+ điện phân
F
96500

hết,H+ chuyển từ anot sang catot bị điện phân một phần.
m(catot) tăng = mCu = 64 .0,15 = 9,6 (gam) ⇒ Đáp án A.
gPhân tích sai lầm có thể mắc phải.
Khả năng sai ở đây là các em học sinh cho rằng Fe3+ bị khử ngay về Fe:
Fe3+ + 3e → Fe
0,1→ 0,3 → 0,1
Cu2+ + 2e → Cu
0,15 → 0,3 → 0,15
⇒ m(catot t¨ng) = mFe + mCu = 56.0,1+ 64.0,15 = 15,2(g)
⇒ Chọn đáp án C ⇒ Sai.

Bài 3.Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl 3.Sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn.Giá trị của m là
A.2,16
B.5,04
C.4,32
D.2,88
( Trích đề thi tuyển sinh Cao Đẳng 2009)
Hướng dẫn giải

Mg + 2FeCl 3 → MgCl 2 + 2FeCl 2

(1)

0,06 ¬ 0,12

Sau (1) Mg dư nên có tiếp phản ứng.
Mg
(

⇒ Chọn đáp án D.

+ FeCl2 → MgCl 2 + Fe

(2)

m
m
− 0,06)
→ ( − 0,06)
24
24
m
⇒ ( − 0,06)× 56 = 3,36 ⇒ m = 2,88(g)
24

10


gPhân tích sai lầm có thể mắc phải.


Các em học sinh cho rằng chỉ xảy ra phản ứng :
3Mg + 2FeCl3 → 3MgCl2 + 2Fe
3
nFe = 0,09(mol) ⇒ mMg = 2,16(gam)
2
⇒ Chọn đáp án A ⇒ Sai.
⇒ nMg =

2+
2+
3+
Các em học sinh cần chú ý rằng, trong dãy điện hóa Mg Mg < Fe Fe < Fe Fe
nên phản ứng phải xảy ra theo thứ tự:

Mg + 2FeCl 3 → MgCl 2 + 2FeCl 2
Mg
+ FeCl 2 → MgCl 2 + Fe

(1)
(2)

Bài 4. Hòa tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl( có tỉ lệ mol
tương ứng là 1:2)vào một lượng nước dư,thu được dung dịch X.Cho dung dịch
AgNO3 dư vào X,sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất
rắn.Giá trị của m là
A.68,2.
B.28,7.
C.10,8.
D.57,4.

(Trích đề thi Đại học khối B – 2009)
Hướng dẫn giải
Đặt số mol của FeCl2 và NaCl ban đầu lần lượt là x và 2x
 n − = 0,4(mol)
⇒ 127x + 58,5.2x = 24,4 ⇒ x = 0,1 (mol) ⇒  Cl
.
 nFe2+ = 0,1(mol)
Ag+ + Cl − → AgCl ↓
(1)
0,4 ¬ 0,4 → 0,4
Ag+ + Fe2+ → Fe3+ + Ag ↓ (2)
0,1¬ 0,1→
0,1
⇒ m = 0,4× 143,5+ 108× 0,1 = 68,2(gam).
⇒ Đáp án A.
gPhân tích những sai lầm có thể mắc phải.

- Sai lầm theo hướng 1. Do không hiểu đúng bản chất phản ứng nên các em học
sinh có thể cho rằng kết tủa chỉ là AgCl mà không xét kết tủa Ag được tạo ra từ
phản ứng (2), do đó sẽ tính được kết quả là :
m = 0,1.108 = 57,4 (gam) .
⇒ Chọn đáp án D ⇒ Sai.
- Sai lầm theo hướng 2. Do nắm khá chắc phản ứng oxi hóa – khử nên các em
học sinh chỉ xét phản ứng (2) mà bỏ quên phản ứng (1), nên quan niệm kết tủa
chỉ là Ag và thế là tính được kết quả :
m = 0,1 . 108 = 10,8 (gam) ⇒ Chọn đáp án C ⇒ Sai.
Bài 5. Cho 6,72 gam Fe vào 400ml dung dịch HNO 3 1M,đến khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn ,thu được khí NO ( sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X.Dung
dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là :
A.1,92 .

B.0,64.
C.3,84.
D.3,20.
( Trích đề thi tuyển sinh Đại học khối A 2009)
11


Hướng dẫn giải

Fe+ 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O

(1)

0,1¬ 0,4 →
0,1
Fe+ 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

(2)

0,02 → 0,04
Cu + 2Fe(NO3)3 → 2Fe(NO3 )2 + Cu(NO3)2

(3)

0,03 ¬ 0,06
⇒ m = 0,03× 64 = 1,92(gam)
⇒ Đáp án A.
gPhân tích sai lầm có thể mắc phải. Do không biết hoặc quên phản ứng (2)

,nên các em học sinh cso thể giải như sau :

Fe+ 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O

0,1¬ 0,4 →
0,1
Cu + 2Fe(NO3)3 → 2Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2

(1)
(3)

0,05 ¬ 0,1
⇒ m = 0,05× 64 = 3,2(gam)
⇒ Đáp án D ⇒ Sai.

2.3.4.Phân tích kiến thức và kĩ năng giải nhanh các bài tập khó liên quan đến
sắt và hợp chất của sắt .
Việc này cũng được tôi thực hiện bằng cách dựa vào các bài tập cụ thể để chỉ
ra những kiến thức, kĩ năng đặc biệt cần có để có lời giải thông minh, nhanh gọn
các bài tập khó trong đề thi trắc nghiệm có liên quan đến sắt và hợp chất của sắt
mà các em thường gặp.Sau đây là một số bài tập điển hình mà tôi đã thực hiện.
Bài 1. Đốt cháy 8,96 gam Fe trong O 2 một thời gian thu được 11,2 gam hỗn hợp
X gồm Fe , FeO,Fe3O4 và Fe2O3.Hòa tan hoàn toàn X bằng dung dịch hỗn hợp Y
gồm chứa a mol HNO3 0,06 mol H2SO4 thu được dung dịch Z ( không chứa
NH4+) và 0,896 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của a là
A. 0,32
B.0,4
C.0,42
D.0,36
Hướng dẫn giải
- Sơ đồ bài toán :
Fe

FeO
HNO3 a(mol)
+{

H2SO4 0,06(mol)
+ O2
8,96(g)Fe
→ 11,2(g)hhX 

→ ddY (kh«ngcãNH 4+ ) + 0,896(lÝt))NO ↑ .
Fe
O
 3 4
Fe2O3

- Áp dụng bảo toàn khối lượng tại giai đoạn (1) có ngay :
nO2 =

11,2 − 8,96
= 0,07(mol).
32

+2

- Toàn bộ sơ đồ có hai nguyên tố giảm số oxi hóa ( O20 → O−2; N +5∈NO → N O )

3

nên :


12


∑n

e(nhËn)

= 4× nO2 + 3× nNO = 4× 0,07+ 3×

0,896
= 0,4(mol).
22,4

- Trong Y tồn tại muối gì? Fe2+ hay Fe3+? Hay cả Fe2+ và Fe3+?
+ Nếu trong Y chỉ có muối Fe3+ thì do :
3+
Fe0 → ... → Fe → ne(cho) = 3× nFe = 3× 0,16 = 0,48(mol) > ne(nhËn) → loại.
+ Nếu trong Y chỉ có muối Fe2+ thì do:
Fe0 → ... → Fe2+ → ne(cho) = 2× nFe = 2× 0,16 = 0,32(mol) < ne(nhËn) → loại.
 Fe2+ + 2e

x → 2x
2+
3+ 0,16(mol)Fe0 → 
Vậy trong Y chứa cả muối Fe và Fe :
 3+
.
 Fe + 3e
 y → 3y



Áp dụng bảo toàn nguyên tố Fe và bảo toàn e có hệ :
2x + 3y = 0,4 x = 0,08(mol).
→

.
 x + y = 0,16
y = 0,08(mol)

- Tại giai đoạn 2:
2H+ + O−2(thuécc¸c oxit) → H2O

(*)

4H+ + NO3− + 3e → NO + 2H2O (**)
= 2× n[ O] (thuéc oxit) + 4× nNO = 2× 0,14 + 4× 0,04 = 0,44(mol) → nH+ (cßn) = (a − 0,32)

 nH+ (p­ )
→
 nNO3− (p­ ) = nNO = 0,04(mol) → nNO3− (cßn) = (a− 0,04)

.

Vì trong dung dịch Y có Fe2+ nên H+ và NO3- không thể đồng thời còn cả H+ và
NO3- trong Y ( vì nếu cả hai còn thì có ngay phản ứng : Fe 2+ + H+ + NO3- → Fe3+
+ NO + H2O) .Vây có hai khả năng :
gKhả năng 1: H+ hết
Fe2+ : 0,08
 3+
Fe : 0,08

→ nH+ (cßn) = (a− 0,32) = 0 → a = 0,32 → ddY 
( thỏa q+ = q-)
2−
SO
:
0,06
 4
 NO − : 0,28
 3
gKhả năng 2. NO3- hết.
Fe2+ : 0,08
 3+
Fe : 0,08
→ Đáp án A.
→ nNO − (cßn) = (a− 0,04) = 0 → a = 0,04 → ddY 
2−
3
SO
:
0,06
 4
H+ : −0,28 → (lo¹i).


Nhận xét. Đây là một bài toán hóa học khó,điểm nhấn của bài này là :
- Tại giai đoạn 2 sinh ra đồng thời cả hai muối ( Fe2+ và Fe3+).
- Cũng tại giai đoạn 2, chúng ta không biết là H+ hết hay NO3- hết.
 K.lo¹i
+ H+ + NO3−


→ SpK tương
OxitK.lo¹i

Để giải tốt bài trên cũng như các bài hỗn hợp 
tự khác,các em học sinh cần biết:

13


Về kiến thức
.1. Fe tác dụng với O2 tạo ra hỗn hợp phức tạp:

Về kĩ năng
1.Chuyển bài toán thành
một sơ đồ để định hình cách
FeO
Fe O
giải,định hướng tư duy.

t
Fe+ O2 
→ 2 3
2.Thực hiện ngay “câu thần
Fe3O4
trú” :
Fe(phÇn ch­ ap­ )
+ Bảo toàn nguyên tố
( Chỉ tạo ra mình Fe2O3 khi O2 dư).
H,O,N.. và, bảo toàn khối
2. Khi cho hỗn hợp Fe và các oxit của nó tác lượng cho giai đoạn (1)

dụng với dung dịch chứa (H+ + NO3-) thì sơ đồ + Bảo toàn điện tích, bảo
phản ứng tổng quát là :
toàn e dưới dạng kinh
 NO2 ↑
nghiệm.

0

×Fe2+
 FeO
 NO ↑

 Fe O
N O ↑
2+
 2 3 H+ + NO3−   Fe
2

→ × 3+ + Spk 
+ H2O

 N2 ↑
Fe


 Fe3O4


 Fe
×Fe3+

 H2 ↑

+
 NH4 (dd)

Trong đó :
Fe2O3 + 6H+ → 2Fe3+ + 3H2O
Còn :
 NO2 ↑,NO ↑,
 FeO


H+ + NO3−
3+
→ Fe + Spk  N 2O ↑,N 2 ↑ + H2O
 Fe3O4 
 Fe
 NH + (dd)

4


Sau đó nếu Fe còn thì Fe kéo muối Fe3+ vừa
sinh(một phần hoặc tất cả )thành muối Fe2+ :
Fe + Fe3+ → Fe2+
Cuối cùng, nếu Fe vẫn còn thì :
Fe + 2H+ → Fe2+ + H2
Như vậy ,nhìn lại toàn bộ quá trình trên ta
nhận thấy ngay : Khi cho hỗn hợp Fe và các
oxit của nó tác dụng với dung dịch chứa (H + +

NO3-) thì H+ có 3 vai trò :
Vai trò 1. kế hợp với Oxi của oxit để tạo H2O:
2H+ + O−2  → H2O

Vai trò 2. làm môi trường để khử NO3- thành
sản phẩm khử :
H+ + NO3- +e → SpK + H2O
Vai trò 3 . tác dụng với kim loại tạo H2 :
2e+ 2H+ → H2

14


Bài 2. Cho m(g) bột Zn vào 500ml dung dịch chứa CuCl 2 0,4M và
FeSO40,4M,sau một thời gian thu được dung dịch X và hỗn hợp chất rắn nặng
25 gam.Lọc tách chất rắn rồi cho 14,4 gam Mg vào dung dịch X,sau khi các
phản ứng hoàn toàn thấy có 29,8 gam chất rắn xuất hiện.Giá trị của m là
A .32,0
B.27,3
C.26,0
D.28,6.
Hướng dẫn giải
CuCl 0,4M

2
Mét thêigian
+14,4(g)Mg
→
hhr¾n + ddX →
ddY + r¾

{ + 500ml dd
{n
- Sơ đồ : Zn
123
FeSO 0,4M



m(g)

4

29,8(g)

25(g)

- Có ngay:

nCuCl2 = 0,2(mol) → nCu2+ = 0,2(mol);nCl− = 0,4(mol)
nFeSO4 = 0,2(mol) → nFe2+ = 0,2(mol);nSO 2− = 0,2(mol).
4

nMg(ban§ Çu) =

14,4
= 0,6(mol).
24

- Do các gốc axit không tham gia phản ứng nên :


∑ (Cl ,SO


2−
4
(trong dd ban§ Çu)

)

= ∑ (Cl − ,SO42− )(trong dd Y ) → ∑ q(− )(trongY ) = 1× nCl− + 2× nSO 2− = 0,8(mol)
4

→ tại giai đoạn 2 chỉ cần có 0,4 mol kim loại Mg phản ứng và đi vào dung dịch
dưới dạng Mg2+ phóng ra 2× 0,4 = 0,8(mol) điện tích dương là đủ để trung hòa
0,8 mol điện tích âm của các gốc axit → Mg còn dư 0,6 -0,4 = 0,2 mol → các ion
kim loại ban đầu trong Y đã “lặn”hết thành kim loại → trong Y chỉ có Mg2+( 0,4

mol) cùng với các gốc axit,không có cation của kim loại khác. Áp dụng định luật
bảo toàn khối lượng các nguyên tố kim loại cho giai đoạn 2 có:
m(ion k.loại trong X) + 14,4 = m(ion k.loại trong Y) + 29,8
→ m(ion k.loại trong X) = (0,4× 24 + 29,8) − 14,4 = 25(g).
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng các nguyên tố kim loại ( bao gồm kim
loại và ion kim loại) cho giai doạn 1 có :
m(Zn) + mCu2+ + mFe2+ = m(r¾n) + m(ionk.lo¹ itrongX ) → m = 26(g) →
{
1 44 2 4 43
1 44 2 4 43 {
Đáp án C.
m(g)


64×0,2+ 56×0,2

25(g)

25(g)

Nhận xét. Đây là một bài toán khó vì tại giai đoạn 1 chúng ta không xác định
được các phản ứng đã xảy ra,phản ứng dừng tại thời điểm nào.Để giải nhanh bài
toán trên cũng như nhiều bài toán (kim loại + muối ) khác thì chúng ta cần biết:
Về kiến thức
Về kĩ năng
gBản chất của phản ứng giữa kim loại Để giải nhanh bài toán kim loại +
với muối là :
muối thường dùng :
Kim loại + cation kim loại ( trong muối) - Định luật bảo toàn điện tích.
điều này có nghĩa là các anion gốc axit - Định luật bảo toàn khối lượng các
trong muối không tham gia phản ứng và nguyên tố kim loại.
do đó luôn không đổi trong dung dịch - Định luật bảo toàn e.
nên:
- Phương pháp tăng – giảm khối
∑ n(gècaxit) trong dd ban§ Çu = ∑ n(gècaxit) trong dd cuèi lượng.
( Tùy từng bài mà chúng ta vận dụng
⇒ ∑ q(− )(trong dd§ Çu) = ∑ q−(trongdungdÞchcuèi) .
một hay một số định luật).
gKhi cho kim loại + dung dịch muối thì
15


cation kim loại sẽ“lặn” khỏi dung
dịch,ngược lại kim loại phản ứng sẽ “bơi

vào” dung dịch và biến thành cation
“phóng ra” điện tích dương để trung
hòa điện tích âm của các anion gốc
axit.Tổng lượng điện tích âm của các
anion gốc axit là cơ sở để xác định lượng
kim loại “bơi vào” và lượng ion kim
loại”lặn” khỏi dung dịch( nguyên tắc là
tổng điện tích dương của các cation kim
loại trong dung dịch luôn phải bằng tổng
điện tích âm của các gốc axit).
gChú ý .
- Nếu có nhiều kim loại thì thứ tự kim
loại “bơi vào” dung dịch sẽ là : kim loại
mạnh “bơi vào”trước trước,kim loại yếu
“bơi vào”sau.
- Nếu trong dung dịch có nhiều muối tức
nhiều ion kim loại thì thứ tự ion “lặn”
khỏi dung dịch sẽ là : ion đứng sau
“lặn” trước ,ion đứng trước “lặn”
sau.Tùy theo lượng điện tích dương của
kim loại phản ứng “phóng vào” mà các
ion kim loại phản ứng “lặn” nhiều hay
ít.
Bài 3. Cho m gam Fe vào dung dịch A có chứa NaNO3 và H2SO4 thì thấy có
một phần kim loại không tan ,thu được dung dịch X và có 1,792 lít hỗn hợp khí
Y (đktc) thoát ra,trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Tỉ khối của Y so
với hiđro là 8. Khối lượng muối có trong dung dịch X là
A. 17,12 gam
B.17,21gam
C.18,04 gam

D.18,40 gam.
Hướng dẫn giải
 NaNO3
m(g)Fe+ dd

→ ddX + hhY
1 2 3↑ + K.lo¹i .
- Sơ đồ bài toán :
H2SO4
V =1,729(lÝt)
dY

H2

m(muối X) = ?

=8

 nNO = 0,04(mol)
Quyt¾c§ ­ êngchÐo
hhY




23
- Từ V1=1,729(lÝ
t)
 nH2 = 0,04(mol) .
dY


H2

=8

- Các quá trình nhận e:

4H+ + NO3- + 3e → NO + 2H2O
0,04 0,08
+
Vì có H2 thoát ra nên NO3 đã hết, H dư và tham gia quá trình :
2H+ + 2e → H2

16


H+ hết trongddX chỉcómuối.
- Vỡ sau phn ng Fe vn cũn
.
2+
Fe(pư ) Fe

Nh vy,bn cht ca bi toỏn l :
Fe2+ :a(mol)

NaNO3 : b(mol)
NO:0,04(mol)
m(g)Fe+ dd

ddX Na+ : b(mol) + hhY

+ Fe(dư ) + H2O
{
H
:
0,04(mol)

2
H2SO4 : c(mol)
SO 2 : c(mol)
0,08(mol)
4

từ2quátrinhnhậne
nH+ = 2ì nH2SO4
= 4ì nNO + 2ì nH2 c = 0,12(mol)

(hoặ
cdù ngbảotoànH)

BTNT [ N]
nNaNO3 = nNO = nNO = 0,04(mol) b = 0,04(mol).

3
BT Đ T dungdịchX
2ì a+ 1ì 0,04 = 2ì 0,12 a = 0,1(mol).

m(muối) = 56ì 0,1+ 23ì 0,04 + 96ì 0,12 = 18,04(g) ỏp ỏn C.

Nhn xột. õy l bi toỏn khỏ c sc ,tuy nhiờn cỏc em hc sinh s d dng
tỡm ra nhanh ỏp s nu nm vng cỏc kin thc v k nng ca bi s 3 va

gii trờn.
Bi 4.Hũa tan hon ton 50,82 gam hn hp gm NaNO 3,Fe3O4,Fe(NO3)2 v Mg
vo dung dch cú cha 1,8 mol KHSO 4 thỡ thu c dung dch Y ch cha
275,42 gam mui sunfat v 6,272 lớt (ktc) hn hp khớ Z gm hai khớ trong ú
cú mt khớ húa nõu ngoi khụng khớ.T khi ca Z so vi H 2 bng 11.Phn trm
khi lng ca Mg trong hn hp X bng
A. 25,5%
B.20,2%
C.19,8%
D.22,6%
Hng dn gii
NaNO3

NO
Fe3O4
+1,8mol KHSO4


ddY
+ hhZ
- S : 50,82(g)hhX
+ H2O
{
{
m(chỉcómuối sunfat) = 275,42(g)
V = 6,272(lit) ?

Fe(NO3)2
d z =11
H2

Mg = ?%
NO nNO = 0,2(mol)
hhZ

.


gD thy ,t {
V = 6,272(lit) ?
nH2 = 0,08(mol)
dz

H2

=11

g nH+ ơ KHSO = 1,8(mol) c dựng lm 3 vic:
4

+ Kt hp vi Oxi ca oxit to H2O:
(1)
2H+ + O2
H2O

+ Lm mụi trng kh NO3- thnh sn phm kh :
(2)
4H+ + NO3 + 3e
NO +2H2O

v cú th cú c quỏ trỡnh to NH4+ :

(3)
10H+ + NO3 + 8e
NH 4+ + 3H2O

+ Tỏc dng vi mt phn kim loi Mg to H2 :
(4)
2e+ 2H+
H2

( Quỏ trỡnh ny ch din ra khi vai trũ 2 cht NO3- ht, H+ cũn).
17


gNhận định:
 nH+
→ chắc chăn sẽ có NH4+.
 nSpk

- Đề cho đồng thời 

- Đã có H2 → ở các quá trình trên NO3- đã hết.
- H+ đã bị khử thành H2 → trước đó,toàn bộ Fe3+ đã bị khử về Fe2+.
g Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho sơ đồ :
 NaNO3

 NO
Fe O
+1,8mol KHSO4
50,82(g)hhX  3 4



ddY
+ hhZ
 + H2O
{
{ ↑ 
m(chØcãmuèi sunfat) = 275,42(g)
V = 6,272(lit) ?

Fe(NO3)2
d z =11
H2
 Mg
Tính được ngay mH2O = 14,04(g) → nH O = 0,78(mol).
2

 ∑ H2O

g∑ H+ →  H2
 BTH

→ nNH + =
4

+
NH
 4

∑H


+

− (2× ∑ H2O + 2× nH2 ) 1,8− (2× 0,78+ 2× 0,08)
=
= 0,02(mol)
4
4

gnH2O(1) = ∑ nH2O − nH2O t¹ i(2),(3) = 0,78− (2× nNO + 3nNH + )
4

= 0,78− (2× 0,2 + 3× 0,02) = 0,32(mol) → n[ O] (thuéc oxit) = 0,32(mol) → nFe3O4 = 0,08(mol).
(1)

gÁp dụng bảo toàn e kinh nghiệm cho sơ đồ:
 Na+ ,K + ,SO42−
 NaNO3


2+
 NO
∑ Fe
Fe3O4 : 0,08 +1,8mol KHSO4
hhX 
→ ddY 
+ Z↑ 
+ H2O
2+
 H2
Fe(NO3)2

 Mg
 Mg
 NH +
:a

4

Nhận thấy trên toàn sơ đồ :Mg tăng số oxi hóa còn Fe 3O4, NO3- và H+ giảm số
oxi hóa nên có ngay :
2× nMg = 2× nFe3O4 + 8× nNH + + 3× nNO + 2× nH2 → nMg = 0,54(mol)
4

0,54× 24
→ %Mg =
× 100% ≈ 25,% → § ¸p¸n A.
50,82

2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau khi áp dụng đề tài Phân tích những sai lầm thường gặp và kĩ thuật giải
nhanh các bài tập trắc nghiệm khó liên quan đến Sắt và hợp chất của Sắt vào
quá trình ôn thi THPT Quốc Gia năm 2015 – 2016 cho học sinh lớp 12A1,12 A2
trường THPT Cẩm Thủy 1,tôi nhận thấy trong quá trình ôn luyện học sinh khám
phá ra được nhiều điều, hứng thú hơn khi ôn thi , không khí lớp học sôi nổi. Khi
trình bày trước tổ trong phiên sinh hoạt chuyên môn, đề tài được các đồng
nghiệp nồng nhiệt bàn luận và đánh giá cao. Sau khi đưa đề tài vào ôn thi được
hai tuần học,tôi tiến hành kiểm định hiệu qủa của đề tài bằng cách cho học sinh
lớ 12A1, 12A2 làm bài thi với đề thi được thiết kế có nhiều câu liên quan đến sắt
và hợp chất của sắt,kết quả thu được khá là lạc quan so với trước khi đưa đề tài
vào giảng dạy. Cụ thể :
18



- Trước khi đưa đề tài vào giảng dạy , ôn luyện thì kết quả thi khảo sát là :
Lớp
Số học sinh Giỏi
Khá
T.Bình Yếu - kém
12A1
48
4
15
22
7
8,33% 31,25% 45,83%
14,59%
12A2
47
2
12
24
9
4,26% 25,31% 51,06%
19,37%
- Sau khi đưa đề tài vào giảng dạy , ôn luyện thì kết quả thi khảo sát là :
Lớp
Số học sinh Giỏi
Khá
T.Bình Yếu - kém
12A1
48

9
19
18
2
18,75% 39,58% 37,5%
4,17%
12A2
47
7
17
19
4
14,89% 36,17% 40,43%
8,51%
Bảng số liệu cho thấy đề tài đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện nâng cao
tỉ lệ học sinh có điểm thi giỏi, khá và làm giảm lượng học sinh có điểm thi trung
bình và yếu xuống khá rõ rệt.
3. Kết luận, kiến nghị.
Trên đây là một số phương pháp, kĩ thuật với mục tiêu nhằm giúp học sinh
THPT đặc biệt là các em học sinh lớp 12 tránh được những sai lầm thường gặp
và có kĩ thuật giải nhanh các bài tập trắc nghiệm khó liên quan đến Sắt và hợp
chất của Sắt góp phần nâng cao chất lượng học tập môn hóa học nói chung ở
trường THPT.Chúng ta đã biết,trong dạy học không có phương pháp dạy học
nào là vạn năng,chỉ có trình độ và năng lực của người giáo viên làm chủ kiến
thức ,tường minh được kế hoạch dạy học ,hiểu rõ nhu cầu và khả năng của học
sinh để đưa ra những bài tập và phương pháp thật phù hợp với từng đối tượng
học sinh.Có như vậy thì việc hiểu kiến thức ,vận dụng kiến thức của học sinh
mới đạt hiệu quả cao và từ đó chất lượng dạy học nói chung và chất lượng ôn
thi THPT Quốc Gia cho học sinh lớp 12 nói riêng mới đạt kết quả cao.
Để sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật giải nhanh bài toán trắc nghiệm môn

hóa học có hiệu quả,người giáo viên cần phải :
- Rèn luyện kĩ năng phân tích đề cho học sinh .
- Nhiệt tình ,chịu khó, kiên nhẫn trong quá trình nghiên cứu và thực hiện.
- Tìm hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của vấn đề.
- Nghiên cứu tìm hiểu những giải pháp phù hợp với từng đối tượng học
sinh.
- Chỉnh sửa kịp thời những sai sót của học sinh.
Chính vì vậy tôi nghĩ rằng để hướng dẫn học sinh học tập và ôn luyện thi THPT
Quốc gia đạt kết quả cao ,người giáo viên phải không ngừng học tập, trau rồi
chuyên môn .Đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới hình thức thi như hiện nay thì
người giáo viên cần không ngừng học tập, tiếp thu và nghiên cứu những
phương pháp ,kĩ thuật giải những bài tập thông minh,hiện đại có mặt trong đề thi
THPT Quốc gia hiện nay.
Trên đây là toàn bộ những nội dung sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi,
rất mong được Hội đồng Khoa học Ngành Giáo dục cấp tỉnh xem xét, đánh giá,
19


bổ sung để sáng kiến có giá trị tốt hơn góp phần đổi mới phương pháp và nâng
cao chất lượng dạy môn Hóa học.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Hữu Đông


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Lê Xuân Trọng,Nguyễn Hữu Đĩnh,Từ Vọng Nghi,Đỗ Đình Rãng,Cao
Thị Thặng - Sách giáo khoa hóa học 12 nâng cao – NXBGDVN -2012.
2. Lê Xuân Trọng ,Nguyễn Xuân Trường, Trần Quốc Đắc, Đoàn Việt Nga,
Cao Thị Thặng, Lê Trọng Tín, Đoàn Thanh Tường - Sách giáo viên hóa
học 12 nâng cao – NXBGD – 2008.
3. Vụ giáo dục trung học phổ thông , Bộ Giáo Dục & Đào Tạo - Hướng
dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình giáo dục phổ
thông – Môn hóa học 12 - NXBGD- 2009
3.Phạm Ngọc Bằng - Rèn luyện kĩ năng giải nhanh các dạng đề thi.–
NXBĐHSP - 2011
4.Quách Văn Long, Hoàng Thị Thúy Hương - Giới thiệu và giải chi tiết bộ
đề thi thử trọng tâm môn Hóa Học. – NXBĐHSP – 2013.

20



×