Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Sử dụng font chữ tự tạo để soạn giáo án, ra đề thi môn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.33 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU...............................................................................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.........................................................2
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu................................................................2
2.1.1. Cơ sở lí luận.......................................................................................................................2
2.1.2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................................3
2.1.3. Vài nét về font...................................................................................................................4
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu........................................................................................4
2.2.1. Thuận lợi khi thực hiện đề tài SKKN...............................................................................4
2.2.2. Khó khăn khi thực hiện đề tài SKKN................................................................................4
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.............................................................................................4
2.3.1. Các giải pháp chính............................................................................................................4
2.3.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:................................................................................8

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...................................................................................10
3.1. Kết luận...............................................................................................................................10
3.1.1. Kết quả đạt được..............................................................................................................10
3.1.2. Nhược điểm hạn chế.......................................................................................................10
3.2. Đề xuất................................................................................................................................10


1. MỞ ĐẦU
Ngày nay, việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường học đang rất
được ngành giáo dục và xã hội quan tâm. Với mục tiêu dạy học tích cực – lấy học
sinh làm trung tâm của hoạt động dạy và học để có thể phát huy được tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo cho học sinh hứng thú trong học tập. Người
giáo viên cần phải bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng nhận biết bản chất vấn đề, có
năng lực tư duy độc lập và vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiễn. Để
đạt mục tiêu trên, giáo viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích
cực. Một trong những công cụ hữu ích hỗ trợ cho giáo viên, đó chính là ứng dụng
công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy học, hỗ trợ các hoạt động dạy học.


Trong thời đại ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì việc ứng
dụng CNTT vào dạy học là phù hợp với quy luật và là một việc làm cần thiết, đem
lại hiệu quả thiết thực.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là phù hợp với chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cũng giúp giáo viên bố trí thời
gian giảng dạy hợp lý, có thời gian đầu tư cho quá trình dẫn dắt, tạo tình huống có
vấn đề để kích thích tư duy sáng tạo và kiểm tra đánh giá học sinh.
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Hóa học THPT, THCS thì công tác
soạn giáo án, ra đề thi rất quan trọng. Với những lí do đó tôi xin đưa ra sáng kiến
kinh nghiệm:
“SỬ DỤNG FONT CHỮ TỰ TẠO ĐỂ SOẠN GIÁO ÁN, RA ĐỀ THI MÔN
HÓA HỌC”
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
2.1.1. Cơ sở lí luận.
Công nghệ thông tin: là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công
nghệ liên quan đến thông tin và quá trình xử lý thông tin. Như vậy, “CNTT là một
2


hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm
chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ
chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các thông tin trong mọi
lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa,… của con người”.
Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết số
49/CP của Chính phủ ký ngày 04/08/1993 về “Phát triển CNTT ở nước ta trong
những năm 90”: CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và
công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ
chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong

phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Trong các
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm. Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn
nhấn mạnh về vấn đề này, cụ thể năm học 2015 – 2016 là “Tiếp tục đổi mới đồng
bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục học sinh; tăng
cường mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các hình thức và phương pháp tổ chức
hoạt động dạy học - giáo dục, đánh giá trong quá trình dạy học - giáo dục và đánh
giá kết quả giáo dục nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.”
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Trong công tác soạn giáo án và ra đề thi lâu nay chỉ chú trọng đến nội dung
mà chưa quan tâm đúng mức đến hình thức. Đặc biệt trong môn Hóa học là môn có
nhiều kí hiệu đặc thù. Trong chương trình Hóa học phổ thông, các điều kiện phản
ứng hóa học cũng không nhiều, đa số lặp lại. Cụ thể số phản ứng hóa học vô cơ
được thống kê trong đề tài: Sơ đồ chuyển hóa các chất (tác giả Lê Ngọc Tú) – số
phản ứng vô cơ là 430, số phản ứng hữu cơ là 278 thì số phản ứng có điều kiện t0
chiếm đến 121 phản ứng, còn số phản ứng có điều kiện phản ứng là t0, xt là 26
phản ứng ... Việc chèn công thức đôi khi gặp khó khăn khi các bản office không đủ
Microsoft Equation, chưa cài các phần mềm hỗ trợ gõ công thức, hoặc cài nhưng
chưa sử dụng thành thạo. Khi chèn công thức thường gây dãn dòng, làm văn bản
nhìn không cân đối.

3


Cho nên việc tạo ra font chữ riêng chứa các điều kiện phản ứng để việc chèn
điều kiện phản ứng diễn ra dễ dàng, nhanh chóng như chèn các kí tự anpha, beta
(α, β).
2.1.3. Vài nét về font
Font chữ là một thành phần không thể thiếu đối với máy tính, đối với những
người làm văn phòng hay các designer thì font càng quan trọng.
Font là tập hợp hoàn chỉnh các chữ cái, các dấu câu, các con số, và các ký tự

đặc biệt, theo một kiểu loại, định dạng (thường hoặc đậm nét), hình dáng (thẳng
hoặc nghiêng) và kích cỡ phù hợp và có thể phân biệt khác nhau. Thường thuật
ngữ “typeface” được dùng không đúng để chỉ về kiểu loại. Có ba loại font chữ:
font Bitmap, font PostScript và font True Type. Mỗi loại lại có hai phiên bản: font
màn hình (screen font) và font máy in (printer font).
Font Font1theNL.ttf do tôi tự tạo thuộc loại font True Type. Sử dụng như
Symbol.ttf có sẵn trong máy.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thuận lợi khi thực hiện đề tài SKKN
Khi xây dựng, phát triển phông chữ được sự ủng hộ của nhiều giáo viên Hóa
học trong tỉnh. Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ tìm kiếm, việc tự
học không còn khó khăn như trước.
2.2.2. Khó khăn khi thực hiện đề tài SKKN
Một số giáo viên ngại thay đổi, chưa tự mình cài đặt được phông chữ.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Các giải pháp chính
a) Cách cài đặt phông chữ:
Đầu tiên bạn tải font do tôi tạo ra tại địa chỉ:
/>Để cài đặt thêm font chữ cho máy tính các bạn tham khảo các cách sau:
Cách 1: Đầu tiên bạn vào My Computer, copy font bạn vừa tải vào thư
mục C:\Windows\Fonts.

4


Khi đó máy tính sẽ tự động cài đặt những font chữ đó cho bạn
Cách 2: Cài đặt trực tiếp font chữ

Các bạn có thể cài đặt trực tiếp font chữ bằng cách click vào các font chữ đó
rồi chuột phải chọn Install.

Cách 3: Các bạn vào Control Panel tiếp tục chọn thư mục Fonts. Sau đó
click đúp chuột để mở thư mục này ra
5


Sau đó các bạn chọn File -> Install New Fonts.
Vậy là font chữ đã được cài đặt hoàn thiện. Kiểm tra lại bạn thấy như sau:

Tên của font khi cài xong được chuyển thành: Symbol_theNL.
b) Cách sử dụng phông chữ:
Trong màn hình soạn thảo Word 2007 (đối với word phiên bản 2003 cũng
tương tự), trên thanh công cụ Menu chọn Insert / Symbol / More Symbol. Tìm đến
font như hình sau:

6


Các kí tự được đánh số lần lượt để việc thuyết minh hướng dẫn sử dụng như sau:

7


2.3.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
- Khi soạn giáo án hoặc ra đề thi phần polime việc tạo được các kí hiệu

,

mất rất nhiều thời gian, kí hiệu line gạch ngang không gắn với các dấu (, ) nên
có thể chạy đi chỗ khác khi căn chỉnh.
- Khi biễu diễn phản ứng hóa học để tạo được


cần sử dụng đến

các phần mềm khác Word như Microsoft Equation... Có thể gây lỗi font tiếng Việt
với chữ “đ”. Tạo ra dãn dòng văn bản lớn, gây mất cân đối trong văn bản.
- Còn thao tác với font Font1theNL.ttf đã cài thì hết sức đơn giản như việc
chèn các kí tự α , β... lâu nay vẫn dùng sử dụng. Ngoài ra trong soạn đề thi trắc
nghiệm, việc tạo được các đáp án để học sinh tô chứa các chữ cái A, B, C, D được
8


khoanh tròn:

cho đúng mẫu là rất dễ thiết kế. Bạn chỉ cần lăn con trỏ

xuống theo hình sau:

Và chèn các chữ cái A, B, C, D được khoanh tròn để tạo đáp án tô.

- Để thuận lợi trong việc chèn, bạn có thể tạo các Shortcut Key.
- Font hoàn toàn tương thích với các phần mềm trộn đề thi hiện nay như
mcmix 2015, Textpro...
9


- Việc phát triển thêm font chữ bạn có thể dùng phần mềm FontCreator, đây
là một trong những chương trình thay đổi font chữ, thêm các font chữ khác nhau
vào hệ thống một cách dễ dàng và nhanh chóng trên hệ điều hành windows, người
dùng có thể tùy chọn sử dụng, thay đổi các kiểu dáng, chọn font chữ thích hợp để
trình bày văn bản, thực hiện mục đích của mình. Chương trình này cũng hỗ trợ

người dùng xem trước font chữ trước khi áp dụng vào văn bản.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.1.1. Kết quả đạt được
Thông qua kết quả thực tế đã đạt được, tôi thấy việc sử dụng font
Font1theNL.ttf rất khả quan. Có thể tùy biến thêm nếu sử dụng phần mềm chỉnh
sửa font để thay đổi.
Tăng tốc độ soạn giáo án, đặc biệt là thiết kế đề thi. Dành thời gian cho nội
dung giáo án, đề thi.
Được sự ủng hộ của các đồng nghiệp môn Hóa học trong tỉnh, trong huyện.
Khi đưa lên mạng, số lượt tải khá nhiều và phản hồi ý kiến trên 100 lượt.
3.1.2. Nhược điểm hạn chế
Chưa cập nhật được hết các điều kiện phản ứng trong chương trình Hóa học
phổ thông.
Không xem được trên các máy tính không cài đặt. Nên phải chuyển thành
văn bản dạng pdf trước khi chia sẻ.
3.2. Đề xuất
Về phía Nhà trường: Động viên giáo viên sử dụng các cải tiến mới. Thực
hiện góp ý để có được sản phẩm tốt nhất.
Thanh Hóa, ngày.... tháng ... năm...
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Lê Xuân Thế

Trịnh Bá Phòng
10



11



×