Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sử dụng kĩ thuật đặc trưng để giải nhanh bài toán hiđrocacbon không no tác dụng với h2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.97 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 4
*********&*********
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG KĨ THUẬT ĐẶC TRƯNG ĐỂ GIẢI NHANH
BÀI TOÁN HIĐROCACBON KHÔNG NO
TÁC DỤNG VỚI H2

Người thực hiện : Nguyễn Thị Dung
Chức vụ :
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực : Hóa học

THANH HÓA, NĂM 2017

1


MỤC LỤC
Trang
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………...........................1
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………1
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………...1
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………..1
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm…………………………………..2
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm………………2
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.


2.3.1. Các phương pháp giải nhanh…………………………………………….3
2.3.2. Các dạng toán thường gặp………………………………………………..4
Dạng 1: Bài toán hiđrocacbon tác dụng với H2………………………………....4
Dạng 2: Hiđrocacbon tác dụng H2 thu được hỗn hợp Y, sau đó đốt cháy Y .…..6
Dạng 3 : Hiđrocacbon tác dụng H2 được hỗn hợp Y, cho Y tác dụng với Br2 ...9
Dạng 4: Hiđrocacbon tác dụng H2 được hỗn hợp Y, Y tác dụng với AgNO3 trong
NH3, thu được Z cho tác dụng với dung dịch Br2………………………..12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường……………………………………………….14
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận……………………………………………………………………15
3.2. Kiến nghị…………………………………………………………………..15

2


1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thay đổi hình thức
thi sang trắc nghiệm khách quan. Hình thức thi này đòi hỏi người giáo viên phải
tìm ra phương pháp dạy cho học sinh dễ hiểu.
Qua thời gian học tập và giảng dạy, tôi tìm ra một số bài tập trên sách báo
và các đề thi đại học-cao đẳng về các dạng toán của hiđrocacbon không no tác
dụng với H2 và các dạng toán phụ liên quan. Từ đó đưa ra cách giải phù hợp cho
từng dạng để học sinh tiếp cận nhanh và hiệu quả nhất.
Trong hóa học hữu cơ, khi thực hiện phản ứng hiđro hóa không hoàn toàn
hỗn hợp hiđrocacbon không no X tạo ra hỗn hợp Y gồm nhiều sản phẩm. Do đó
khi gặp phải dạng toán này học sinh viết phương trình phản ứng rất phức tạp,
dẫn đến việc giải hệ phương trình mất nhiều thời gian và dễ mắc sai lầm, đôi khi
không định hướng được cách giải cụ thể. Dẫn đến nhìn thấy dạng bài toán này

học sinh lung túng không định hướng được các giải nhanh nhất.
Do đó, để nâng cao khả năng giải nhanh và chính xác, tôi đã sưu tầm và
rút kinh nghiệm ra các phương pháp chung cho các bài tập. Qua đó giúp học
sinh tiếp cận, làm quen với phương pháp này để nâng cao hiệu quả học tập và thi
đại học. Chính vì những lí do trên mà tôi chọn đề tài “Sử dụng kĩ thuật đặc
trưng để giải nhanh bài toán hiđrocacbon không no tác dụng với H2”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Với mong muốn có những hướng giải toán nhanh, phù hợp từng dạng toán
đã nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích giúp các em học sinh giải quyết một
cách tốt nhất dạng bài tập trong đề thi đại học- cao đẳng. Giúp giáo viên phân
dạng và nâng cao hiệu quả trong dạy học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong đề tài này tôi đề cập đến các phương pháp giải toán dạng
hiđrocacbon không no tác dụng với H2. Những phương pháp này giúp học sinh
giải nhanh bài toán và có định hướng theo các dạng cụ thể. Đồng thời tôi phân
theo các dạng và hướng giải quyết cho từng dạng toán. Lấy các ví dụ minh họa
và cụ thể hóa cách giải để học sinh tiếp cận dễ dàng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. Tôi đã sưu tầm các bài
tập dạng này trong các đề thi học sinh giỏi, đề thi đại học – cao đẳng của bộ và
đề thi thử của các trường THPT rồi giải và rút ra phương pháp giải nhanh.
Thu thập thông tin kết quả học tập về việc áp dụng đề tài “Sử dụng kĩ thuật
đặc trưng để giải nhanh bài toán hiđrocacbon không no tác dụng với H 2” ở một
số lớp dạy để có sự so sánh đối chiếu thực nghiệm kết quả thực hiện của đề tài.
Đồng thời phân tích số liệu để có đánh giá chính xác nhất.
3


2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Đối với dạng bài tập này thì có rất nhiều phương pháp đề giải toán. Tuy
nhiên để biết cách sử dụng các kĩ thuật đặc trưng để giải toán thì không phải học
sinh nào cũng làm được, nếu học sinh không nắm vững các đặc trưng của từng
bài toán và sử dụng phương pháp phù hợp thì sẽ làm cho bài toán trở nên khó
khăn hơn nhiều và đôi lúc đi vào lúng túng và bế tắc.
Các kĩ thuật đăc trưng giải bài toán dạng này chỉ hình thành khi học sinh
nắm vững lý thuyết, nắm vững các kiến thức về tính chất hoá học của
hiđrocacbon không no, biết vận dụng kiến thức vào giải bài tập. Học sinh phải
hình thành được các bước để giải, kèm theo đó là phải hình thành ở học sinh thói
quen phân tích đề bài và định hướng được cách làm đây là một kỹ năng rất quan
trọng đối với việc giải một bài toán. Do đó, để hình thành được kỹ năng giải bài
toán hiđrocacbon không no tác dụng H 2 thì học sinh phải nắm vững các dạng
toán, cách làm, bên cạnh đó rèn luyện cho học sinh tư duy định hướng khi đứng
trước một bài toán và khả năng phân tích đề bài. Đưa ra kĩ thuật đặc trưng nhất
để giải nhanh và hiệu quả nhất.
Chính vì vậy việc cung cấp cho học sinh “Sử dụng kĩ thuật đặc trưng để
giải nhanh bài toán hiđrocacbon không no tác dụng với H 2” đặc biệt là xây
dựng cho học sinh các phương pháp và dạng toán cụ thể giúp học sinh định
hướng đúng khi làm bài tập là điều rất cần thiết, nó giúp học sinh có tư duy khoa
học mạch lạc và đúng hướng.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Hiện nay về nội dung này thì đã có nhiều tài liệu đề cập đến tuy nhiên các
tài liệu cũng chỉ mang tính chất chung chung ở việc đưa ra một số phương pháp
và các bài tập cơ bản, rời rạc lồng ghép với các nội dung khác mà chưa đề cập
đúng mức về các phương pháp đặc trưng cho bài toán để học sinh có cách nhìn
tổng quát, nắm vững và giải quyết tốt.
Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên đang xem nhẹ nội dung này. Vì
vậy học sinh khó có thể hình thành được kĩ năng giải toán và sẽ gặp nhiều khó
khăn khi gặp phải những dạng mới và khó. Đặc biệt là các câu hỏi hay trong các
đề thi đại học – cao đẳng.

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Trong đề tài tôi chỉ đề cập đến phản ứng cộng H 2 vào liên kết π của
hiđrocacbon không no, mạch hở. Liên kết π là liên kết kém bền vững, nên chúng
dễ bị đứt ra để tạo thành liên kết σ với các nguyên tử khác.
Khi có mặt chất xúc tác như Ni, Pt, Pd, ở nhiệt độ thích hợp, hiđrocacbon
không no cộng hiđro vào liên kết pi.
Ta có sơ đồ sau:
4


Hiđrocacbon không no
Hỗn hợ p khíX gồm

Hđrocacbon no CnH2n+2
xúc tác, t0

và hiđro (H2)

Hỗn hợ p khíY gồm hiđrocacbon không no d
và hiđro d

Phng trỡnh hoỏ hc ca phn ng tng quỏt
xuc tac
CnH2n+2
CnH2n+2-2k + kH2
(k l s liờn kt trong phõn t)
t
Tu vo hiu sut ca phn ng m hn hp Y cú hirocacbon khụng no d
hoc hiro d hoc c hai cũn d.
0


gii bi tp toỏn hirocacbon khụng no tỏc dng vi H 2 cú rt nhiu
phng phỏp gii. Tuy nhiờn trong khuụn kh ca mt sỏng kin kinh nghim
v da vo nhng c trng c bn ca bi tp toỏn, tụi ó chia ra cỏc phng
phỏp c trng nht gii cỏc bi tp toỏn nh sau :
2.3.1. Cỏc phng phỏp gii nhanh.
a. Quan h v s mol.
Trong phn ng cng H2, s mol khớ sau phn ng luụn gim (nY < nX) v chớnh
bng s mol khớ H2 phn ng

nH2 phản ứng nX - nY
b. Quan h v khi lng.
Theo nh lut bo ton khi lng v nguyờn t :
m X =m Y

m C(X) =m C(Y)
m
H(X) =m H(Y)
C th: Theo dnh lut bo ton khi lng thỡ khi lng hn hp X bng khi
lng hn hp Y (mX = mY).
m
m
MY = Y ; MX = X
Ta cú:
nY
nX
mX
n
m n
n

M
d X/Y = X = X = X ì Y = Y
MY mY n X mY n X
nY
M X nY
=
M Y nX

Vit gn li : dX/Y =

c. Phng phỏp bo ton s mol liờn kt pi ( ).
Tớnh cht c bn ca hiroocacbon khụng no l tham gia phn ng cng phỏ
v liờn kt .
i vi hirocacbon mch h liờn kt c tớnh theo cụng thc:
CxHy s liờn kt =

2x + 2 y
2
5


Xem số mol liên kết π được tính bằng = số mol phân tử . số liên kết π
VD: Có a mol CnH2n+2-2k thì số mol liên kết π = a.k
Hiđrocacbon không no khi tác dụng với H2 hay halogen, AgNO3 trong
NH3 (đối với ankin đầu mạch) thì:
CnH2n+2-2k + kH2 → CnH2n+2 (Số liên kết π = k)
CnH2n+2-2k + kBr2 → CnH2n+2-2k Br2k
Ta thấy số mol liên kết π bằng số mol H2 hay Br2 phản ứng. Dựa vào điều này
ta có thể giải quyết nhiều bài toán một cách nhanh chóng.
Phương pháp này thường áp dụng với bài toán hiđrocacbon không no cộng H 2

sau đó cộng Br2 hoặc tác dụng AgNO3 trong NH3 (đối với (a mol) ankin đầu
mạch)
npi trong hidrocacbon đầu = nH 2 p.ư + nBr 2 +2a
2.3.2. Các dạng toán thường gặp.
Dạng 1: Bài toán hiđrocacbon tác dụng với H2.
a. Cách áp dụng
- Hiđrocacbon không no tác dụng H2 tạo hỗn hợp Y
- Bài toán hoàn toàn hoặc không, thường cho biết M X và M Y
- Tính H%, xác định công thức của anken, ankin hoặc tính số mol H 2 phản
ứng.
- Linh hoạt sử dụng mối quan hệ mol và quan hệ khối lượng.
b. Ví dụ minh họa.
Câu 1: (Đề thi TSĐH khối A – Năm 2013): Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có
tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni.
Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H 2 bằng
10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là
A. 0,070 mol
B. 0,015 mol
C. 0,075 mol
D. 0,050 mol
Hướng dẫn: nX= 22,4/22,4= 1mol→ mX = 9,25×2×1= 18,5 gam
Theo ĐLBTKL: mY= mX = 18,5 gam→ nY= 18,5/(10× 2)= 0,925 mol
→ nH pư = nX – nY= 1- 0,925= 0,075 mol → Chọn đáp án C
Câu 2: (Đề TSĐH KA năm 2012) Hỗn hợp X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với
H2 là 7,5. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H 2 là
12,5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa là
A. 70%
B. 60%
C. 50%
D. 80%

2

Hướng dẫn:
= 7,5.2 = 15;
M Y =12,5.2 = 25
Tự chọn lượng chất, xem hỗn hợp X là 1 mol (nX = 1 mol)
MX

mX=15(g) ⇒ mY=15(g) ⇒ nY =15 =0,6(mol)
25

6


Áp dụng sơ đồ đường chéo :
15-2=13

a mol C2H4 (28)
M=15
b mol H2 (2)

a

13

b

13

a=b=0,5 mol


28-15=13

nH2p =1-0,6=0,4(mol

0,4
100 = 80%
0,5
⇒ Đáp án D
⇒ H=

Câu 3: (Đề TSĐH KB năm 2009) Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả
năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H 2 bằng
9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn
hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H 2 bằng 13.
Công thức cấu tạo của anken là
A. CH3-CH=CH-CH3.
C. CH2=C(CH3)2.

B. CH2=CH-CH2-CH3.
D. CH2=CH2.

Hướng dẫn:
M X = 9,1.2 = 18,2;
M Y = 13.2 = 26
Tự chọn lượng chất, chọn số mol hỗn hợp X là 1 mol ⇒ mX = 18,2gam
18,2 nY
18,2
= ⇒ nY =nH2 (X) =
=0,7mol

26 1
26
⇒ nanken = 1- 0,7=0,3 mol
Dựa vào khối lượng hỗn hợp X: 14n.0,3+2.0,7=18,2 ⇒ n=4.
CTPT: C4H8. Vì khi cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất nên chọn A.
c. Bài tập áp dụng.
Câu 1: (Đề TSCĐ năm 2009) Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với
He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với
He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là
A. 25%
B. 20%
C. 50%
D. 40%
Đáp án C
Câu 2: Hỗn hợp khí A gồm H2 và anken C4H8 có tỉ khối so với H2 bằng 14,5.
Đun nóng A với Ni một thời gian thu được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với H 2
bằng 23,2. Hiệu suất của phản ứng là:
A.25%
B.75%
C.50%
D.80%
Đáp án B
Câu 3: (Bài 6.11 trang 48 sách bài tập Hoá 11 nâng cao)
7


Cho hỗn hợp X gồm etilen và H 2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,25. Dẫn X qua bột
Ni nung nóng (hiệu suất phản ứng hiđro hoá anken bằng 75%), thu được hỗn
hợp Y. Tính tỉ khối của Y so với H2. Các thể tích khí đo ở đktc.
ĐS: d Y/H2 = 5,23

Câu 4: Đun nóng hỗn hợp A gồm 0,1 mol axeton, 0,08mol propenal, 0,06mol
isopren và 0,32mol hiđro có Ni làm xúc tác thu hỗn hợp khí và hơi B.Tỉ khối
của B so với không khí là 375/203. Hiệu suất hiđro đã tham gia phản ứng cộng
là:
A. 80%
B.93,75%
C. 87,5%
D.75,6%
Đáp án C
Câu 5: Hỗn hợp khí A gồm H2 và anken C4H8 có tỉ khối so với H2 bằng 14,5.
Đun nóng A với Ni một thời gian thu được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với H 2
bằng 23,2. Hiệu suất của phản ứng là:
A.25%
B.75%
C.50%
D.80%
Đáp án B
Câu 6: Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken. Tỉ khối của X so với H 2 bằng 9,1.
Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp
khí Y. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là:
A. C2H4
B. C3H6
C. C4H8
D. C4H6
Đáp án C
Câu 7: Hỗn hợp khí A ở đktc gồm hiđrocacbon mạch hở X và H 2 có tỉ khối so
với H2 bằng 4,8 . Nung nóng A với xúc tác Ni để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được hỗn khí B có tỉ khối so với H2 bằng 8 . CTPT của X là:
A. C2H2
B. C3H4

C. C4H6
D. C4H8
Đáp án B
Câu 8: Cho 22,4 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CH 4, C2H4, C2H2 và H2 có tỉ khối
đối với H2 là 7,3 đi chậm qua ống sứ đựng bột Niken nung nóng ta thu được hỗn
hợp khí Y có tỉ khối đối với H2 là 73/6. Số mol H2 đã tham gia phản ứng là
A. 0,5 mol
B. 0,4 mol
C. 0,2 mol
D. 0,6 mol
Đáp án C
Dạng 2: Hiđrocacbon tác dụng H2 thu được hỗn hợp Y, sau đó đốt cháy Y
a. Cách áp dụng.
- Tính số mol O2 tham gia đốt cháy Y, Cho Sản phẩm Cháy qua Ca(OH) 2 tính
khối lượng bình tăng…
- Nên viết sơ đồ phản ứng để tìm ra mối liên hệ bài toán.
- Linh hoạt sử dụng định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng và quan
hệ mol.
Chú ý:
+ Đốt cháy Y cũng như đốt cháy X vì hỗn hợp X và Y chứa cùng số mol C và H
nên :
+ Khi đốt cháy hỗn hợp X hay hỗn hợp Y đều cho ta các kết quả sau
8


nO (§ èt ch¸y X) =nO (§ èt ch¸y Y ) 


nCO (§ èt Ch¸y X) =nCO (§ èt ch¸y Y ) 



n
=
n
H O(§ èt ch¸y Y ) 
 H O(§ èt ch¸y X)
2

2

2

2

2

2

Do đó thay vì tính toán trên hỗn hợp Y (thường phức tạp hơn trên hỗn hợp X) ta
có thể dùng phản ứng đốt cháy hỗn hợp X để tính số mol các chất như:
nO2p , nCO2 , nH2O .
b. Ví dụ minh họa.
Câu 1: (Đề TSĐH KA năm 2011) Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol.
Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y
gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dd brom (dư) thì khối lượng bình brom
tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hh khí (đktc) có tỉ khối so với H 2 là 8. Thể tích
O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là
A. 22,4 lít.
B. 44,8 lít.
C. 26,88 lít.

D. 33,6 lít.
Hướng dẫn:
Sơ đồ phản ứng sau:
a (mol) C2H2 
C2H2 d , C2H4  Br ,d
t
X
  2 →
 
→ Y
C
H
,H
d
a
(mol)
H
 2 4 2


2

0

Z(C2H6 H2d



Z



=8
4,48l,d

H
2


Δm=10,8=C H d +C H 

2
2
2
4

nC2H2 = nH2 = a
mX = mY = 10,8 + 0,2.16 = 14gam
→ 28a = 14 → a = 14/28 = 0,5
( bảo toàn nguyên tố C và H) → Đốt cháy Y cũng như đốt cháy X
→ nO2 = 0,5.2 + 0,5 = 0,15

VO = 0,15.22,4 = 3,36 lít.
2
Câu 2: Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,06 mol C2H2, 0,05 mol C3H6 và 0,07
mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y gồm C 2H6,
C2H4, C3H8, C2H2 dư, C3H6 dư và H2 dư. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi cho
sản phẩm hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng bình dung
dịch nặng thêm là
A. 5,04 gam.
B. 11,88 gam.

C. 16,92 gam.
D. 6,84 gam.
Hướng dẫn:
Sơ đồ phản ứng như sau:
 0,06 mol C2H2, 0,05mol C3H6  Ni ,t
 C2 H 4 ,C 2 H 6 ,C3H8  ®/cY
X
 
   → [ CO2,H2O]
→Y
 C2 H 2 ,C3H 6 ,H 2 
 0,07mol H2

0

2
 Ca(OH)
 
→ Δm = m CO +m H O
2

2

9


Đốt cháy hỗn hợp Y cũng như đốt cháy X:
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố :
nCO2 =2.nC2H2 +3.nC3H6 =2.0,06 +3.0,05 =0,27(mol)
1

nH O = (2.0,06 +6.0,05 +2.0,07)=0,28 mol
2
2

∆m =0,27.44 +0,28.18 =16,92(g) ⇒ Đáp án C
Câu 3: Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,3 mol C 2H2 và 0,2 mol H2 với Ni sau một
thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, toàn bộ sản phẩm hấp
thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy dung dịch thu được giảm m(g) so với ban
đầu, đồng thời xuất hiện a(g) kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là:
A. 24,6 gam, 60 gam
B.13,2 gam, 30 gam
C. 6,6 gam, 15 gam
C.30 gam, 60 gam
Hướng dẫn:
+O
+Ca(OH)
Ni,t
→ (CO2 + H2O) 
→ CaCO3↓
Sơ đồ pư: (C2H2 + H2) 
→ Y 
Bảo toàn C: n CaCO = n CO = 2 n C H =0,6 mol→ a= 0,6×100= 60 gam
Bảo toàn H: n H O = n C H + n H = 0,5 mol
→ m= a – ( m CO + m H O )= 60-(0,6×44 + 0,5×18)= 24,6 gam
→ Đáp án A
0

3

2


2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

c. Bài tập áp dụng.
Câu 1: Hoà tan hết hỗn hợp rắn gồm CaC 2, Al4C3 và Ca vào H2O thu được 3,36
lít hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 10. Dẫn X qua Ni đun nóng thu
được hỗn hợp khí Y. Tiếp tục cho Y qua bình đựng nước brom dư thì có 0,784 lít
hỗn hợp khí Z (tỉ khối hơi so với He bằng 6,5). Các khí đo ở điều kiện tiêu
chuẩn. Khối lượng bình brom tăng là
A. 3,45gam
B. 1,35 gam
C. 2,09 gam

D. 3,91 gam
Đáp án C
Câu 2: Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,03 mol C2H2, 0,01 mol C3H6 và 0,04
mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y gồm C 2H6,
C2H4, C3H8, C2H2 dư, C3H6 dư và H2 dư. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi cho
sản phẩm hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng bình dung
dịch nặng thêm là.
A. 5,04 gam.
B. 5,4 gam.
C. 6,92 gam.
D. 6,84 gam.
Đáp án B
Câu 3: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hh X cho
qua chất xúc tác nung nóng, thu được hh Y gồm C 2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y
vào dd brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 2,4 gam và thoát ra 4,48 lít hh
khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn
hỗn hợp Y là
A. 22,4 lít.
B.11,2 lít.
C. 26,88 lít.
D. 17,92 lít.
Đáp án D
10


Dạng 3 : Hiđrocacbon tác dụng H2 được hỗn hợp Y, cho Y tác dụng với Br2.
a. Cách áp dụng.
- Tính khối lượng Br2, số mol Br2 hoặc xác định công thức phân tử hiđrocacbon
không no…
- Dạng này chủ yếu sử dụng bảo toàn số mol liên kết pi và bảo toàn khối lượng.

b. Dấu hiệu:
- Đối với dạng này có hai cách hỏi chủ yếu: tính khối lượng bình tăng thường
dùng định luật bảo toàn khối lượng.
- Đối với bài toán tính số mol Br 2, khối lượng Br2, xác định CTPT thường dùng
bảo toàn mol liên kết pi.
Bài toán sử dụng bảo toàn mol liên kết pi áp dụng như sau:
Bước 1: Gọi x, x’ lần lượt là số mol π và số liên kết π ban đầu trong X ⇒ x =
a.x’.
Bước 2: Theo định luật bảo toàn khối lượng: mY= mX = a.MA + 2b
⇒ nY = mY / MY
Bước 3:
nH 2 p.ư= nX- nY
Áp dụng định luật bảo toàn số mol liên kết π ⇒ nBr 2
npi trong hidrocacbon đầu = nH 2 p.ư + nBr 2
c. Ví dụ minh họa.
Câu 1: (Đề TSĐH KA năm 2008) Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,06 mol C 2H2
và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn
toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448
lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O 2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch
brom tăng là:
A. 1,04 gam.
B. 1,20 gam.
C. 1,64 gam.
D. 1,32 gam.
Hướng dẫn:
Có thể tóm tắt bài toán theo sơ đồ sau:
Z(C2H6,H2d




 0,06 mol C2H2 
C2H2d ,C2H 4  Br ,d 
Z

0

  xt,t

→ Y
  2 → 0,448l, d O =0,5
X
2


 0,04 mol H2 
C2H 4,H2d

Δm ↑ =C H d +C H 
2 2
2
4


Hướng dẫn:
Theo định luật bảo toàn khối lượng: mX = mY = Δm ↑ +m Z
0, 448
M Z = 0,5× 32 = 16;n Z =
= 0,02 ⇒ m Z = 0,02 ×16 = 0,32gam
22,4
Ta có: 0,06.26 + 0,04.2= Δm +0,32 ⇒ Δm =1,64 – 0,32=1,32 gam.

⇒ Đáp án D
Câu 2: (Đề TSĐH KA năm 2010) Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol
11


C2H2 và 0,03 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí
Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng,
khối lượng bình tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối
của Z so với H2 là 10,08. Giá trị của m là
A. 0,328.
B. 0,205.
C. 0,585.
D. 0,620.
Hướng dẫn:
Z(C2H6,H2d



0,02 mol C2H2 
C2H2d ,C2H4  Br ,d 
Z

xt,t 0
2
X
  → 280ml,d H =10,08 
  
→ Y
2



C2H4,H2d

0,03 mol H2 
Δm ↑ =C H d +C H 

2
2
2
4

mX =mY= mtăng + mZ => mtăng = mX - mz; => mZ = 2.10,08.0,28/22,4 = 0,252g
mtăng = 0,02.26 + 0,03.2 – 0,252 = 0,328g
⇒ Đáp án A
Câu 3: (Đề TSĐH KB năm 2012) :Hỗn hợp khí X gồm 0,6 mol H2 và 0,15 mol
vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ
khối so với H2 bằng 10. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là:
A. 16.
B. 0.
C. 24.
D. 8.
Hướng dẫn : Ta có mX = 0,6 . 2 + 0,15 . 52 = 9 gam
Theo định luật bảo toàn khối lượng: mY = mX = 9 gam
Mà MY = 10 . 2 = 20 đvC ⇒ nY = 9/20 = 0,45 mol
Ta có: nX = 0,6 + 0,15 = 0,75 mol
Gọi y là số mol H2 phản ứng.
⇒ nY = 0,75 – y = 0,45
⇒ y = 0,3 mol
⇒ Số mol liên kết π phản ứng với H2 = 0,3 mol

Phân tử Vinylaxetilen có 3 liên kết π
⇒ Số mol liên kết π phản ứng với brom là 0,15 . 3 – 0,3 = 0,15 = nBr 2
⇒ mBr 2 = 0,15 . 160 = 24 gam
⇒ Đáp án C
Câu 4: ( Đề TSĐH KA năm 2014): Hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol C 2H2; 0,2 mol
C2H4 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn
hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với a mol Br2
trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,3
B. 0,2
C. 0,4
D. 0,1
Hướng dẫn:
Ta có mX = 0,1 . 26 + 0,2. 28+0,3.2 = 8,8 gam
Theo định luật bảo toàn khối lượng: mY = mX = 8,8 gam
Mà MY = 11 . 2 = 22 đvC ⇒ nY = 8,8/22 = 0,4 mol
Ta có: nX = 0,1 + 0,2+ 0,3 = 0,6 mol
Gọi y là số mol H2 phản ứng.
⇒ nY = 0,6 – y = 0,4
⇒ y = 0,2 mol
⇒ Số mol liên kết π phản ứng với H2 = 0,2 mol
Phân tử C2H2 có 2 liên kết π và C2H4 có 1 liên kết π
12


⇒ số mol lien kết trong X = 0,1.2+0,2.1=0,4 mol
⇒ Số mol liên kết π phản ứng với brom là 0,4 – 0,2 = 0,2 = nBr 2
⇒ Đáp án B

Câu 5: Hỗn hợp khí A gồm 0,5 mol H2 và 0,3 mol ankin X. Nung A một thời

gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H 2 bằng 16,25. Dẫn
hỗn hợp B qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối
lượng brom tham gia phản ứng là 32 gam. X là ?
A. axetilen .
B. propilen.
C. propin.
D. but – 1 – in.
Hướng dẫn :
Gọi CTTQ của X là C2H2n-2 , n ≥ 2 nguyên
Ta có mB = mA = 2.0,5 + 0,3.(14n - 2) = 0,4 + 4,2n và nBr 2 = 32/160 = 0,2 mol
nH 2 p.ư =0,3.2 – 0,2 = 0,4 mol (vì ankin có 2 liên kết π )
⇒ nB = 0,5 + 0,3 – 0,4 = 0,4 mol
⇒ mB = 0,4.2.16,25 = 0,4 + 4,2n ⇒ n = 3
Vậy CTPT của X là C3H4 , tên gọi của X là propin.
d. Bài tập áp dụng:
Câu 1: Hỗn hợp X gồm 0,4 mol H2 và 0,2 mol axetilen. Nung nóng hỗn hợp
X(xúc tác Ni) sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hidro bằng
7,5. Dẫn Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối
lượng brom tham gia phản ứng là:
A. 0 gam.
B. 16 gam.
C. 24 gam.
D. 32 gam.
⇒ Đáp án D
Câu 2: Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H4, 0,2 mol C2H2 và 0,7 mol H2. Nung
X trong bình kín, xúc tác Ni. Sau một thời gian thu được 0,8 mol hỗn hợp Y. Cho
Y phản ứng vừa đủ với 100ml dd Br2 a mol/l. Tìm giá trị a
A. 0,3M
B. 3M
C. 0,2M

D. 2M
Đáp án C
Câu 3: Hỗn hợp khí A gồm 0,4 mol H2 và 0,2 mol ankin X. Nung A một thời
gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H 2 bằng 12. Dẫn hỗn
hợp B qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng
brom tham gia phản ứng là 8 gam. Công thức phân tử của X là
A. C3H4 .
B. C2H4.
C. C4H6.
D. C2H2.
Đáp án D
Câu 4: Cho 22,4 lít (đktc) hỗn hợp E gồm x mol C 2H4, z mol C2H2, y mol H2
(d(E/He)=3,6 ) qua bình đựng Ni nung nóng, sau một thời gian phản ứng thì thu
được 15,68 lít hỗn hợp khí G (đktc). Dẫn toàn bộ khí G lội chậm vào bình đựng
dung dịch Brom dư, khối lượng Brom phản ứng là 80 gam. Giá trị x và y lần
lượt là
A.0,3mol và 0,4 mol.
B. 0,2 mol và 0,5 mol.
C. 0,3 mol và 0,2 mol.
D. 0,2 mol và 0,3 mol.
Đáp án B
13


Dạng 4: Hiđrocacbon tác dụng H 2 được hỗn hợp Y, Y tác dụng với AgNO 3
trong NH3, thu được Z cho tác dụng với dung dịch Br2.
a. Cách áp dụng
- Tính khối lượng Br2, số mol Br2 hoặc xác định công thức phân tử hidrocacbon
không no, tính số gam kết tủa khi ankin tác dụng AgNO3 trong NH3…
- Dạng này chủ yếu sử dụng bảo toàn số mol liên kết pi và bảo toàn khối lượng.

npi trong hidrocacbon đầu = nH 2 p.ư + 2a + nBr 2
Chú ý: a là số mol ankin dư ⇒ số mol liên kết Π là: 2a
b. Ví dụ minh họa
2

Câu 1: Trong một bình kín A chứa 0,35 mol C 2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột
Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H 2
bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn
toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 12 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa
đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch
A. 0,20 mol.
B. 0,15 mol
C. 0,25mol
D.0,3mol
Hướng dẫn : Ta có mX = 0,35 . 26 + 0,65 . 2 = 10,4 gam
Theo định luật bảo toàn khối lượng: mY = mX =10,4 gam
Mà MY = 8 . 2 = 16 đvC ⇒ nY = 10,4/16 = 0,65 mol
Ta có: nX = 0,65 + 0,35 = 1 mol
Gọi y là số mol H2 phản ứng.
⇒ nY = 1 – y = 0,65 ⇒ y = 0,35 mol
⇒ Số mol liên kết π phản ứng với H2 = 0,35 mol
⇒ số mol π tham gia phản ưng AgNO3 là: 0,1(mol)
Phân tử axetilen có 2 liên kết π
⇒ Số mol liên kết π phản ứng với brom là 0,35 .2 –( 0,35+0,1) = 0,25 = nBr 2
Câu 2: (Đề TSĐH KA năm 2013) : Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2;
0,65 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp
khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO 3 trong
NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 24 gam kết tủa. Hỗn
hợp khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch?
A. 0,10 mol.

B. 0,20 mol.
C. 0,25 mol.
D. 0,15 mol
Hướng dẫn : Ta có mX = 0,35 . 26 + 0,65 . 2 = 10,4 gam
Theo định luật bảo toàn khối lượng: mY = mX =10,4 gam
Mà MY = 8 . 2 = 16 đvC ⇒ nY = 10,4/16 = 0,65 mol
Ta có: nX = 0,65 + 0,35 = 1 mol
Gọi y là số mol H2 phản ứng.
⇒ nY = 1 – y = 0,65 ⇒ y = 0,35 mol
⇒ Số mol liên kết π phản ứng với H2 = 0,35 mol
24
nAgNO =
=0,1(mol) ⇒ số mol tham gia phản ưng AgNO3 là: 0,2 mol
3
240

14


Phân tử axetilen có 2 liên kết π
⇒ Số mol liên kết π phản ứng với brom là 0,35 .2 –( 0,35+0,2) = 0,15 = nBr 2
Câu 3: (Đề TSĐH KB năm 2014) Một bình kín chứa các chuất sau: Axetilen
0,5mol, vinylaxetilen 0,4 mol, hidro 0,65 mol và một ít bột Ni. Nung nóng một
thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H 2 bằng 19,5. Khí X phản
ứng vừa đủ với 0,7mol AgNO3 trong NH3, thu dược m(g) kết tủa và 10,08 lít hỗn
hợp khí Y(đktc). Khí Y phản ứng tối đa với 0,55mol Br 2 trong dung dịch.giá trị
m là:
A.92,0
B.91,8
c.75,9

D.76,1
Hướng dẫn :
Số mol khí tạo kết tủa=(0,5.26+0,4.52+0,65.2):39-10,08:22,4=0,45mol
Gọi x, y, z lần lượt là số mol axetilen, vinylaxetilen và but-1-in trong X
x+y+z=0,45
2x+y+z=0,7
Bảo toàn liên kết pi :
2x+3y+2z=0,5.2+0,4.3-(1,55-(0,5.26+0,4.52+0,65.2):39)-0,55=1mol
=>x=0,25 ; y=0,1; z=0,1=>m=0,25.240+0,1.159+0,1.161=92 gam
Đáp án: A
c. Bài tập áp dụng:
Câu 1 : (Đề thi TSCĐ – Năm 2007): Dẫn V lit (đktc) hỗn hợp X gồm axetilen
và hiđro qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y vào
dung dịch AgNO3 (hoặc Ag2O) trong NH3 dư thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra
khỏi bình phản ứng vừa đủ với 16 gam Brom, còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn
Z thu được 2,24 lit (đktc) khí CO2 và 4,5 gam nước. Giá trị của V là :
A. 11,2
B. 8,96
C. 5,60
D. 13,44
Đáp án A
Câu 2:Trong một bình kín chứa 0,2 mol C 2H2; 0,4 mol H2 và một ít bột Ni.
Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H 2 bằng
10. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn,
thu được hỗn hợp khí Y và 24 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với
bao nhiêu gam Br2 trong dung dịch?
A. 39.
B.39,2.
C. 37.
D. 36,5

Đáp án B
Câu 3: (Đề thi TSĐH KB – Năm 2009): Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và
C2H2. Lấy 8,2gam X tác dụng hết với dung dịch Br 2 dư thì khối lượng Br2 phản
ứng là 48 gam. Mặt khác,nếu cho 13,44 lít(đktc) hỗn hợp khí X tác dụng lượng
dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được 36 gam kết
tủa. Tính % thể tích của CH4 trong X là:
A.20%
B.50%
C.25%
D.40%
Đáp án B

15


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Với nội dung “Sử dụng kĩ thuật đặc trưng để giải nhanh bài toán
hiđrocacbon không no tác dụng với H 2” tôi đã so sánh đối chứng bằng cách
áp dụng đề tài và không áp dụng đề tài đối với hai đối tượng học sinh có lực học
ngang nhau ở 2 năm học : 2015 – 2016; 2016 – 2017; kết quả thu được sau khi
tiến hành kiểm tra về nội dung bài toán này ở bảng sau : (Dấu ‘x’ là áp dụng đề
tài)
- Năm học 2015 – 2016 :
Lớp

Sĩ số Áp
Giỏi
dụng SL
đề tài

11A4 41
x
7
11A2 38
2

%
17,1
5,3

Khá
SL
21
9

%
51,2
23,7

Trung bình
SL
%
13
20

31,7
52,6

Yếu
SL

0
7

%
0
18,4

- Năm học 2016 – 2017 :
Lớp

11A5
11A6

Sĩ số

46
41

Áp
dụng
đề tài
x

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

8
2

17,4
4,9

26
11

56,5
26,8

12

21

26,1
51,2

0
7

0
17,1

Qua bảng kết quả của 2 năm học cho thấy mặc dù ban đầu các lớp tiến
hành khảo sát với lực học ngang nhau nhưng lớp không được áp dụng đề tài số
học sinh đạt điểm khá, giỏi ít còn lớp nào được áp dụng đề tài thì kết quả nâng
lên rõ rệt là do học sinh đã hiểu rõ vấn đề ở những góc độ khác nhau của đề tài.
Các em không còn lúng túng khi giải các dạng bài tập này mà còn rất hứng thú.
Qua quá trình nghiên cứu tôi đã tích lũy thêm được nhiều kiến thức để
tăng thêm hiệu quả dạy học và tạo thêm đam mê tìm tòi kiến thức mới.
Giúp các giáo viên có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc giải các bài
tập về hiđrocacbon, có thêm tài liệu để giảng dạy, bồi dưỡng học sinh khá, giỏi,
ôn thi đại học – cao đẳng.

16


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Trên đây tôi đã đề xuất đề tài “Sử dụng kĩ thuật đặc trưng để giải nhanh
bài toán hiđrocacbon không no tác dụng với H 2’’ vấn đề của tôi nêu ra trong
tài liệu này có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh.

Với đề tài này chỉ là một phần nhỏ trong chương trình hóa hữu cơ lớp 11
nâng cao nhưng tôi hi vọng nó là tài liệu thiết thực và sẽ giúp ích cho các em
học sinh và các thầy cô giáo trong việc giảng dạy phần kiến thức này, giúp các
em có tài liệu hữu ích cho việc ôn thi. Các bài tập trong đề tài phân dạng từ dễ
đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, có các dấu hiệu đặc trưng giúp các em dễ
hiểu tiếp cận nhanh. Đồng thời rèn luyện được kỹ năng khác như kỹ năng tính số
mol, kỹ năng phân tích, viết sơ đồ phản ứng...
Đề tài có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh có trình độ khác nhau.
Khi áp dụng đề tài này, giáo viên phải linh hoạt sáng tạo trong việc đưa ra cho
từng đối tượng học sinh. Tuy nhiên thực tế cho thấy, chủ yếu sử dụng phương
pháp này trong bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi đại học – cao đẳng.
3.2. Kiến nghị.
Đối với giáo viên: Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, trao dồi kiến thức,
tham khảo nhiều tài liệu, luôn học tập các bạn đồng nghiệp để không ngừng
nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ cho bản thân. Cần đổi mới hơn nữa trong
phương pháp dạy học, đặc biệt khi giảng dạy giáo viên cần sử dụng các thí
nghiệm trực quan và sử dụng thiết bị hỗ trợ về công nghệ thông tin trình chiếu
hình ảnh để thể hiện thí nghiệm ảo, mô hình cấu tạo của hợp chất hữu cơ, tạo
hứng thú cho học sinh khám phá kiến thức mới.
Đối với học sinh : Để làm tốt các loại bài toán này, trước hết các em phải
nắm vững các kĩ thuật giải nhanh và áp dụng linh hoạt cho dạng toán cụ thể, có
như thế mới dễ dàng tìm ra được đáp án. Đồng thời vận dụng sáng tạo, nhuần
nhuyễn các định luật bảo toàn trong hóa học khi giải bài tập. Đặc biệt là định
luật bào toàn khối lượng và bảo toàn nguyên tố.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong các năm dạy học. Mặc dù đã
rất cố gắng, song do kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nên không thể tránh
được các thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong tổ
chuyên môn và đồng nghiệp trong trường để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


17


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Dung

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuyên đề bồi dưỡng Hóa học 11, Nguyễn Đình Độ, NXB Đà Nẵng 2006.
2. Những viên kim cương trong hóa học, TS. Cao Cự Giác, NXB Đại học sư
phạm 2011.
3. Đề thi đại học của bộ các năm từ 2007 – 2015.
4. Phương pháp giải bài tập hóa học 11, tập 2 TS. Cao Cự Giác, NXB ĐHQG Hà
Nội 2008.
5. Phương pháp giải bài tập hóa học hữu cơ, PGS.TS Nguyễn Thanh Khuyến,
NXB ĐHQG Hà Nội 2006.
6. Kĩ thuật giải nhanh bài toán hay và khó Hóa Học 11, PGS.TS Nguyễn Xuân
Trường- ThS.Quách Văn Long, ThS. Hoàng Thị Thúy Hương, NXB ĐHQG
Hà Nội 2014.
7. Sách giáo khoa và sách giáo viên môn hóa 11, NXB giáo dục 2011.

8. Sách bài tập Hoá học lớp 11- NXBGD Hà Nội, năm 2007.
9. Một số nguồn tài liệu từ mạng internet.

19



×