Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Kế toán quản trị Chi phí vòng đời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.04 KB, 24 trang )

Đề tài : Chi phí vòng đời (Life Cycle Costing -LCC)

GVHD : Đoàn Ngọc Phi Anh

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển, hội nhập kinh tế mang lại
nhiều lợi ích dài hạn nhưng đặt ra không ít thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.
Là một quốc gia có lợi thế về tài nguyên thiên nguyên và lực lượng lao động, tuy
nhiên, không thể chỉ trông cậy vào ưu thế này để làm nền tảng cho sự phát triển bền
vững được bởi những lợi thế đó luôn là hữu hạn. Đầu tư vào công nghệ chính là xu thế
và hiện được xem như là một trong những giải pháp mang tính quyết định cho sự tồn
tại và phát triển về lâu dài của một đơn vị hay lớn hơn là của cả một đất nước. Mặt
khác các thiết bị/công nghệ càng đắt tiền, đồng thời lại càng nhanh chóng bị lạc hậu do
sự phát triển như vũ bão của Khoa học và Công nghệ, chính vì vậy việc lựa chọn,
quyết định đầu tư, mua sắm thiết bị/ công nghệ nào và đâu là nhà cung cấp một cách
hợp lý, đúng đắn sao cho mang lại hiệu quả kinh tế và kỹ thuật tốt nhất là yếu tố quan
trọng để xác định hiệu quả đầu tư.
Các chi phí liên quan đến quá trình ra quyết định rất đa dạng, nhiều loại nhưng
nhóm 4 chọn nghiên cứu về Chi phí vòng đời (Life cycle costing-LCC). Phương pháp
đánh giá chi phí vòng đời (Life Cycle Costing – LCC) hiện nay đang được áp dụng tại
các nước phát triển trên thế giới, là công cụ giúp đánh giá được tổng thể quá trình từ
giai đoạn nghiên cứu thiết kế đến mua sắm, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị/công
nghệ hoặc trong giai đoạn quyết định lựa chọn dự án đầu tư… Bài tiểu luận này hướng
đến việc trình bày một bức tranh lý luận chung về chi phí vòng đời, một số nghiên cứu
và việc điều kiện vận dụng tại Việt Nam.
Bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Một số nghiên cứu về chi phí vòng đời LCC
Chương 3: Điều kiện vận dụng vào Việt Nam
Và cuối cùng, nhóm 4 xin chân thành cảm ơn thầy Đoàn Ngọc Phi Anh đã tạo
điều kiện thuận lợi để chúng tôi có thể hoàn thành tốt bài tiêu luận này. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN


1.1.
Chi phí vòng đời (Life Cycle Costing – LCC)
1.1.1. Khái niệm Chi phí vòng đời

Nhiều mô hình tính toán chi phí vòng đời LCC đã được xây dựng cho các đối
tượng khác nhau và phù hợp với đặc thù sản xuất, vận hành của từng nước. LCC của
một sản phẩm thiết bị/ công nghệ được định nghĩa như sau: “LCC của sản phẩm là
tổng chi phí trong suốt vòng đời của sản phẩm, bao gồm chi phí lập kế hoạch, thiết kế,
mua lại, chi phí hỗ trợ và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc sở hữu hoặc sử
dụng sản phẩm đó” [1]
LCC của sản phẩm bao gồm tất cả các chi phí lựa chọn thay thế trong giai đoạn
vận hành của sản phẩm và cho phép đánh giá trên cơ sở chung cho giai đoạn quan tâm
(thường sử dụng chi phí chiết khấu). Điều này cho phép các quyết định vê việc thu hồi,

Nhóm 4

Trang 1


Đề tài : Chi phí vòng đời (Life Cycle Costing -LCC)

GVHD : Đoàn Ngọc Phi Anh

bảo trì, nâng cấp hoặc chuyển nhượng được thực hiện sau khi đã có những cân nhắc
đầy đủ về toàn bộ chi phí cần thiết.
1.1.2. Các giai đoạn hoạt động của thiết bị
Nhờ có bảo trì, các thiết bị hoạt động tốt hơn và có tuổi thọ lâu hơn. Nếu như
người ta có kinh nghiệm và kiến thức về bảo trì thì thiết bị sẽ đạt chất lượng tốt và có
giá cao khi triển khai các dự án đầu tư. Các thiết bị có chất lượng sẽ có sự tin cậy cao,
thời gian sử dụng lâu nhất, đạt năng suất và hiệu quả cao.











1.1.3.

Thông thường vòng đời của thiết bị gồm các giai đoạn:
Ý tưởng: Đây là giai đoạn mà ý tưởng của dự án được đưa ra. Trong thực tế chưa có
điều gì được thực hiện trong dự án này.
Nêu yêu cầu kỹ thuật: Đây là giai đoạn mà mọi thứ có từ giai đoạn ý tưởng được ghi
lên giấy để mô tả các đặc tính kỹ thuật.
Thiết kế: Đây là giai đoạn thiết bị được thiết kế phù hợp với các đặc tính kỹ thuật. Tất
cả các bản vẽ chi tiết, các bản vẽ lắp và các bản vẽ thiết kế được hình thành trong giai
đoạn này.
Chế tạo: phù hợp với các đặc tính kỹ thuật và bản thiết kế. Tiếp theo là giai đoạn
chọn mua. Điều quan trọng là xem xét chất lượng thiết bị từ quan điểm bảo trì. Thiết bị
cần có giá rẻ nhưng đòi hỏi quan trọng hơn là về khả năng bảo trì. Có thể mua thiết bị
với giá đắt hơn nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu về bảo trì. Từ đó hình thành
khái niệm chi phí vòng đời, bao gồm giá mua cộng với các chi phí phát sinh gắn liền
suốt thời gian tồn tại của thiết bị.
Vận hành: Đây là giai đoạn của người sử dụng. Thiết bị được sử dụng và bảo trì cho
đến hết tuổi thọ của nó. Tuổi thọ có thể là tuổi thọ kỹ thuật hay là tuổi thọ kinh tế. Khi
hết thời hạn sử dụng về mặt kỹ thuật thì thiết bị sẽ hư hỏng và không thể tiếp tục sử
dụng được nữa. Khi đến hết thời hạn sử dụng về mặt kinh tế thì thiết bị vẫn có thể

hoạt động được nhưng cần được thay thế vì không mang lại hiệu quả kinh tế.
Ngừng hoạt động: Đây là giai đoạn mà thiết bị không còn hoạt động được nữa. Có hai
trường hợp xảy ra: Thiết bị sẽ bị loại bỏ hoặc thiết bị được phục hồi lại.
Nhu cầu đối với phân tích LCC
Chi phí vòng đời (LCC) là tổng chi phí của việc sở hữu 1 sản phẩm, kết cấu
hoặc 1 hệ thống trong suốt tuổi thọ của nó. Đối với các sản phẩm được bán sẵn, các
nhân tố chính là chi phí cho việc tiếp nhận, vận hành, bảo dưỡng và thanh lý. Đối với
các sản phẩm hoặc các hệ thống không có sẵn để mua ngay lập tức, có thể cần thiết
phải đưa vào các chi phí liên quan đến phân tích khái niệm, các nghiên cứu khả thi,
phát triển và thiết kế, phân tích bảo đảm, sản xuất và thử nghiệm.
Nhóm 4

Trang 2


Đề tài : Chi phí vòng đời (Life Cycle Costing -LCC)

GVHD : Đoàn Ngọc Phi Anh

Trong việc đề cập chi phí vòng đời của một hệ thống hoặc một sản phẩm so với
một dự án, một sự phân biệt thường được đặt ra giữa các giai đoạn khác nhau của hai
loại này. Sự khác biệt chính là dự án thường kết thúc khi hệ thống hoặc sản phẩm
chuyển sang giai đoạn vận hành của nó. Tuy nhiên vòng đời của hệ thống hoặc sản
phẩm có thể tiếp diễn ra xa điểm này.
Nhu cầu đối với việc tính chi phí vòng đời nảy sinh bởi vì các quyết định được
đưa ra trong những giai đoạn đầu của một dự án hiển nhiên là có một tác động đến các
khoản chi trong tương lai. Nhu cầu này được nhận thức giữa thập kỷ 1960 bởi viện
quản lý hậu cần, mà viện này đã phát hành một bản báo cáo nêu rằng “việc sử dụng
các chi phí hậu cần ước tính, mặc dù có sự bất trắc của nó, được ưa chuộng hơn so với
thực hành truyền thống của việc bỏ qua các chi phí hậu cần bởi vì sự chính xác tuyệt

đối trong các giá trị định lượng của chúng không thể biết chắc từ trước”.
Một phân tích LCC được thiết kế để hỗ trợ cho các nhà quản lý trong việc nhận
diện và đánh giá các hậu quả về kinh tế của các quyết định của họ. Trong năm 1978,
trung tâm về các phương án chính sách thuộc viện công nghệ Masachussettes (MIT)
đã phát một trong số những nghiên cứ đầu tiên về các ước tính chi phí vòng đời. Sự tập
trung được đặt vào đồ gia dụng, một số trong các ước tính dược tóm tắt trong bảng 101. Như chúng ta có thể thấy, chi phí cho việc giành được chỉ trong khoảng từ 40,960,2% của tổng chi phí.

Nghiên cứu của MIT đã thể hiện tầm quan trọng của các chi phí xảy ra trong
giai đoạn vận hành của một hệ thống hoặc sản phẩm. Điều này đã dẫn đến việc các nhà
điều tra cấp tiểu bang đề xuất việc xây dựng các ngân hàng dữ liệu LCC cho người
tiêu dùng. Ngày nay, thông tin về các chi phí vận hành của các đồ gia dụng chẳng hạn
như mức tiêu thụ năng lượng của các tủ lạnh được công bố trong các tài liệu đi kèm
của chúng. Tương tự như vậy, cơ quan bảo vệ môi trường đã công bố mức tiêu thụ
nhiên liệ của xe oto cho công chúng.
Một tình huống song song cũng tồn tại đối với các hàng hóa thương mại, cũng
như đối với nghiên cứu, phát triển các dự án xây dựng tại đó các quyết định được đưa
ra trong những giai đoạn đầu có tác động đáng kể đến chi phí vòng đời. Các dự án kỹ
thuật trong đó một hệ thống hoặc sản phẩm mới đang được thiết kế, phát triển, sản
xuất hoặc thử nghiệm có thể kéo dài 1 thập kỷ đối với trường hợp của một nhà máy
điện hạt nhân. Phát triển sản phẩm mới tồn vài tháng cho đến vài năm . trong những
quá trình kéo dài thuộc kiểu này, các quyết định được đưa ra từ ban đầu có thể ảnh
hưởng đáng kể, kéo dài mà chúng thường rất khó phân tích. Sự đánh đổi giữa các mục
tiêu hiện tại và các hậu quả dài hạn của từng quyết định do vậy là một khía cạnh mang
tính chiến lược của quản lý dự án, mà điều này cần được tích hợp vào trong hệ thống
quản lý dự án.
Nhóm 4

Trang 3



Đề tài : Chi phí vòng đời (Life Cycle Costing -LCC)

1.2.
1.2.1.

1.2.2.




GVHD : Đoàn Ngọc Phi Anh

Cục tiêu chuẩn quốc gia xác định việc tính chi phí vòng đời là “một phương
pháp chung về đánh giá kinh tế mà tính đến tất cả các chi phí liên quan của một thiết
kế, hệ thống, bộ phận, vật liệu hoặc hành động trong suốt một thời kỳ nhất định có sự
điều chỉnh đối với những sai khác trong thời điểm phát sinh của các chi phí này”. Các
mô hình LCC nghiên cứu các chi phí phát triển, thiết kế, sản xuất, vận hành, bảo
dưỡng và thanh lý một hệ thống trong suốt tuổi thọ hữu ích của nó. Chung liên hệ các
ước tính của các thành phần chi phí này với các biến ra quyết định độc lập.
Sự phát triển và việc sử dụng rộng rãi của các mô hình LCC đặc biệt đáng giá
khi một số lượng các phương án tồn tại trong các giai đoạn đầu của vòng đời của một
dự án và việc lựa chọn phương án có tác động đáng kể đền chi phí tổng hợp của vòng
đời. Tại thời điểm bắt đầu của một dự án, mô hình LCC cung cấp phương tiện cho việc
đánh giá các phương án thiết kế, khi công tác tiến triển, chúng có thể được sử dụng
trong công tác lập kê hoạch hậu cần, trong đó ví dụ như cần thiết cần phải so sánh các
khái niệm (phương pháp) bảo dưỡng khác nhau, các phương pháp đào tạo, và các
chính sách về việc cung cấp bổ sung. Ở một cấp cao hơn, các kết quả của mô hình
LCC hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định về các vấn đề hậu cần và cấu hình, việc lựa
chọn các dây chuyền công nghệ sản xuất, và việc hình thành các thủ tục bảo dưỡng.
Khi sử dụng một cách thích hợp, các kỹ sư và các cán bộ quản lý có thể chọn các

phương án sao cho chi phí võng đời là tối thiểu trong khi tĩnh hiệu lực của hệ thống
được duy trì. Do vậy, sự phát triển và ứng dụng các mô hình LCC là một bộ phận quan
trọng của hầu hết các dự án kỹ thuật.
Cách tính chi phí vòng đời (LCC)
Công thức tính Chi phí vòng đời
LCC = CI + NY(CO + CM + CS)
Chú thích:
LCC : Chi phí vòng đời
CI
: Chi phí đầu tư
NY : Số năm tính toán
CO : Chi phí vận hành máy
CM : Chi phí bảo trì mỗi năm
CS
: Chi phí thời gian ngừng máy mỗi năm
Mục đích của việc tính toán LCC: Tính toán LCC được thực hiện để so sánh và
lựa chọn các giải pháp khác nhau về mặt hiệu quả kinh tế toàn bộ trong giai đoạn lập
dự án hoặc mua sắm.
Các yếu tố chi phí trong LCC
Chi phí đầu tư CI
CI = CIM + CIB + CIE + CIR + CIV + CID + CIT
Chú thích:
CIM : Đầu tư cho thiết bị sản xuất, máy móc, thiết bị điện & điều khiển
CIB : Đầu tư cho xây dựng và đường xá
CIE : Đầu tư cho lắp đặt hệ thống điện
CIR : Đầu tư cho phụ tùng thay thế
CIV : Đầu tư cho dụng cụ và thiết bị bảo trì
CID : Đầu tư cho tài liệu kỹ thuật
CIT : Đầu tư cho đào tạo huấn luyện
Chi phí vận hành hàng năm CO

CO = COP + COE + COM + COF + COT
Nhóm 4

Trang 4


Đề tài : Chi phí vòng đời (Life Cycle Costing -LCC)

GVHD : Đoàn Ngọc Phi Anh

Chú thích:
COP : Chi phí công lao động của người vận hành
COE : Chi phí năng lượng
COM : Chi phí nguyên liệu thô
COF : Chi phí vận chuyển
COT : Chi phí đào tạo thường xuyên (liên tục) người vận hành
• Chi phí bảo trì hàng năm CM
CM = CMP + CMM + CPP + CPM + CRP + CRM + CMT
Chú thích:
CMP : Chi phí công lao động cho bảo trì sửa chữa
CMM : Chi phí vật tư/phụ tùng cho bảo trì sửa chữa
CPP : Chi phí công lao động cho bảo trì phòng ngừa
CPM : Chi phí vật tư/thiết bị cho bảo trì phòng ngừa
CRP : Chi phí công lao động cho tân trang
CRM : Chi phí vật tư cho tân trang
CMT : Chi phí cho đào tạo liên tục người bảo trì
• Chi phí do ngừng máy hàng năm CS
CS = NT x MDT x CLP
Chú thích:
NT : Số lần ngừng máy để bảo trì hàng năm

MDT : Thời gian ngừng máy trung bình (giờ)
CLP : Tổn thất chi phí sản xuất hoặc các tổn thất do việc bảo trì (đồng/giờ)
1.2.3. Ứng dụng chi phí vòng đời
1.2.3.1. Mục đích sử dụng chi phí vòng đời
• So sánh và chọn mua các sản phẩm (dụng cụ, máy móc thiết bị, công nghệ,
dây chuyền sản xuất,....). Có thể tính toán cho mỗi phương án sản phẩm, phương án
nào có lợi nhuận chu kỳ lớn nhất sẽ được chọn lựa.
• Cải tiến các sản phẩm để nâng cao khả năng bảo trì và độ tin cậy, kéo dài tuổi
thọ của thiết bị, giảm chi phí bảo trì.
• Tính hiệu quả của công việc bảo trì, nếu vấn đề của bảo trì được đề cập ngay
từ đầu của dự án thì chi phí vòng đời của thiết bị thường sẽ thấp hơn.

Nhóm 4

Trang 5


Đề tài : Chi phí vòng đời (Life Cycle Costing -LCC)

GVHD : Đoàn Ngọc Phi Anh

1.2.3.2. Đường cong dạng bồn tắm và lợi nhuận chu kỳ vòng đời
Hình 1. Đường cong dạng bồn tắm

Hình 2. Lợi nhuận vòng đời

1.2.3.3. Ví dụ về ứng dụng của chi phí vòng đời
Ví dụ 1: Cơ quan đường sắt Thuỵ Điển mua thiết bị mới (máy biến thế) cho các
đầu xe điện.
Phương án thứ nhất: Có các dữ liệu về kinh tế cho một năm hoạt động là:

Giá mua
0,057 triệu USD
Chi phí bảo trì
0,606 triệu USD
Tổn hao điện năng
0,1 triệu USD
Tổng chi phí
0,763 triệu USD
Phương án thứ hai: mua của một hãng khác với các dữ liệu về kinh tế như sau:
Giá mua
0,066 triệu USD
Chi phí bảo trì
0,155 triệu USD
Tổn hao điện năng
0,1 triệu USD
Tổng chi phí
0,321 triệu USD
Tuy phương án thứ hai có giá mua đắt hơn 16% nhưng tổng chi phí thấp hơn
0,442 triệu USD. Do vậy loại máy biến thế theo phương án thứ hai sẽ được chọn mua.

Nhóm 4

Trang 6


Đề tài : Chi phí vòng đời (Life Cycle Costing -LCC)

GVHD : Đoàn Ngọc Phi Anh

Ví dụ 2: Chi phí vòng đời đối với một ô tô hạng trung ở Mỹ đã chạy 192.000

km trong 12 năm.
Giá mua ban đầu:
10.320 USD
• Chi phí thêm vào cho người chủ sở hữu:
Phụ tùng
198 USD
Đăng ký quyền sở hữu
756 USD
Bảo hiểm
6.691 USD
Bảo trì theo kế hoạch
1.169 USD
Thuế không hoạt động
33 USD
Tổng cộng
8.847USD
• Chi phí vận hành và bảo trì
Tiền xăng
6.651 USD
Bảo trì ngoài kế hoạch
4.254 USD
Lốp xe
638 USD
Dầu
161 USD
Thuế xăng
1.285 USD
Tiền qua đường, đậu xe
1.129 USD
Thuế khi bán

130 USD
Cộng
14.248 USD
Tổng cộng
33.415 USD
Bảng 4.1 Chi phí vòng đời của một số sản phẩm tiêu dùng

Nhóm 4

Trang 7


Đề tài : Chi phí vòng đời (Life Cycle Costing -LCC)

GVHD : Đoàn Ngọc Phi Anh

1.2.3.4. Những yếu tố liên quan đến bảo trì trong dự án

Hình 3. Các giai đoạn thực hiện dự án và LCC
1.2.3.5. LCC khi mua thiết bị
Khi mua thiết bị cần quan tâm các yếu tố liên quan đến hiệu năng kỹ thuật và
chi số khả năng sẵn sàng.
Nếu thiết bị được mua trên cơ sở hiệu năng kỹ thuật và chỉ số khả năng sẵn
sàng đều được đánh giá tốt thì giai đoạn vận hành sau này sẽ tốt. Khi đó người ta bảo
rằng có sự cân bằng trong hệ thống kỹ thuật.

Hình 4. Sự cân bằng giữa hiệu năng kỹ thuật và chỉ số khả năng sẵn sàng.

Hình 5. Mối quan hệ giá mua, chi phí vòng đời và khả năng sẵn sàng
1.2.3.6. Lập tài liệu kỹ thuật cho bảo trì

• Các bản vẽ trình bày đầy đủ về vật tư và dung sai.
• Một hệ thống mã hoá tất cả các dữ liệu kỹ thuật và phụ tùng kèm theo.
• Đối với mỗi chi tiết, cần có dữ liệu về phụ tùng tương ứng, bao gồm: Đó là chi
tiết tiêu chuẩn hay chuyên dùng, thời gian chờ giao hàng, giá cả,....
Nhóm 4

Trang 8


Đề tài : Chi phí vòng đời (Life Cycle Costing -LCC)

1.3.

GVHD : Đoàn Ngọc Phi Anh

• Đối với mỗi thiết bị thì phải có tài liệu về các biện pháp bảo trì phòng ngừa.
Mỗi biện pháp bảo trì phòng ngừa nêu càng cụ thể càng tốt.
• Đối với mỗi thiết bị cũng cần có tài liệu chỉ dẫn về bảo trì phục hồi. Những
chỉ dẫn này nên thể hiện thiết bị đó được tháo ra, kiểm tra và lắp vào như thế nào. Đôi
khi cũng cần có các tài liệu đặc biệt như các sơ đồ trình tự chuẩn đoán và phát hiện hư
hỏng.
Những yếu tố không chắc chắn trong các mô hình LCC
Trong giai đoạn thiết kế khái niệm tại đó các mô hình LCC thường được phát
triển, rất ít thông tin được biết về hệ thống, các hoạt động cần thiết để thiết kế và chế
tạo nó, kiểu hoạt động của nó, và phương pháp bảo dưỡng được sử dụng. Do vậy các
mô hình LCC phải chịu các mức độ bất chắc cao nhất tại thời điểm bắt đầu dự án. Sự
bất chắc này giảm đi khi có những tiến triển được thực hiện và thông tin bổ sung trở
nên có sẵn.
Bởi vì các quyết định được đưa ra trong giai đoạn đầu của vòng đời dự án có
tiềm năng gây ảnh hưởng đến các chi phí tổng thể nhiều hơn các quyết định được đặt

ra sau này, nhóm quản lý dự án phải đối mặt với một tình huống trong đó các quyết
định cốt yếu nhất được đưa ra khi sự bất chắc là cao nhất. Điều này được minh họa
trong hình 10.2 và 10.3, trong đó ảnh hưởng tiềm năng của các quyết định về chi phí
và mức độ bất chắc tương ứng được vẽ dưới dạng một hàm theo thời gian. Từ các sơ
đồ này , tầm quan trọng của một mô hình LCC tốt trong các giai đoạn đầu của một hệ
thống là điều rõ ràng.
Có 2 loại bất chắc chính được các nhà xây dựng mô hình LCC khuyến cáo phải
xem xét: (1) sự bất chắc về các hoạt động tạo ra chi phí trong vòng đời của hệ thống và
(2) sự bất chắc về chi phí kỳ vọng của từng chi phí trong chi phí này. Loại bất chắc thứ
nhất thường được thấy khi phát triển một hệ thống mới và có rất ít dữ liệu quá khứ tồn
tại. Thiết bị được sử dụng trên một số vệ tinh nhân tạo của trái đất thời kỳ đầu và trên
tàu vũ trụ con thoi Columbia thuộc vào loại này. Có một mức độ bất chắc cao về các
yêu cầu bảo dưỡng được thông qua lần cuối chỉ sau khi đã tích lũy đầy đủ kinh nghiệm
vận hành. Độ tin cậy của các hệ thống này được nghiên cứu kỹ lưỡng để xác định tần
suất cần thiết của công tác bảo dưỡng theo kế hoạch.
Tuy nhiên, độ chính xác của các mô hình LCC khi loại bất trắc này hiện diện là
tương đối thấp, mang ngụ ý rằng những lợi ích của chúng có thể bị hạn chế nhất định
trong việc cung cấp một khuôn khổ cho việc liệt kê các yếu tố phát sinh chi phí và
tăng cường tính kiên định của các nỗ lực thu thập dữ liệu trong suốt vòng đời của hệ
thống. Nhưng thậm chí nếu điều này là ứng dụng duy nhất của mô hình,các lợi ích sẽ
tích lũy từ dữ liệu có sẵn khi đến lúc nâng cấp hoặc xây dựng môt hệ thống thế hệ thứ
hai.

Nhóm 4

Trang 9


Đề tài : Chi phí vòng đời (Life Cycle Costing -LCC)


GVHD : Đoàn Ngọc Phi Anh

Hình 10-2 Ảnh hưởng của các quyết định đến chi phí vòng đời của một hệ
thống
Loại bất chắc thứ hai, đó là loại ước tính độ lớn của một hoạt động phát sinh chi
phí nhất định, là đặc tính phổ biến trong tất cả các mô hình LCC. Có nhiều nguồn phát
sinh loại bất chắc này, chẳng hạn như các tỷ lệ lạm phát trong tương lai, hiệu suất kỳ
vọng và mức độ sử dụng các nguồn lực và tỷ lệ hỏng của các bộ phận của hệ thống.
Từng yếu tố này ảnh hưởng đến độ chính xác của các ước tính về chi phí. Để thu được
các kết quả tốt hơn, các kỹ thuật dự báo phức tạp thường được khai thác, và nhập một
lượng lớn các dữ liệu đầu vào từ các dữ liệu đa dạng. Các nhà phân tích xây dựng các
mô hình LCC luôn cần phải đánh đổi giữa mức chính xác mong muốn và chi phí để
đạt được mức độ chính xác đó. Hầu hết các dự án kỹ thuật giải quyết việc cải tiến
trong các hệ thống hiện có hoặc phát triển một hệ thống mới của các hệ thống hiện có.
Đối với các dự án như vậy, thường có thể tăng mức độ chính xác của các ước tính về
chi phí bằng việc đầu tư nhiều nỗ lực hơn vào việc thu thập và phân tích các dữ liệu ẩn
dưới các ước tính. Do vậy, điều quan trọng là xác định khi nào điểm thu nhập giảm
dần đã đạt tới. Các mô hình phức tạp hơn có thể phải tạo ra một thách thức về có vấn
đề ngày càng tăng đối với đối tượng sử dụng dự kiến của chúng và có thể trở nên tốn
kém hoặc phức tạp hơn so với chất lượng của dữ liệu đầu vào có thể bù đắp được.

Nhóm 4

Trang 10


Đề tài : Chi phí vòng đời (Life Cycle Costing -LCC)

GVHD : Đoàn Ngọc Phi Anh


Đo chính xác của các ước tính về chi phí thay đổi theo vòng đời của hệ thống.
Trong giai đoạn thiết kế khái niệm một dung sai từ -30 % đến +50% có thể chấp nhận
được đối với một số yếu tố. Đến cuối giai đoạn phát triển nâng cao và thiết kế chi tiết ,
các ước tính đáng tin cậy hơn được kỳ vọng. Sự cải tiến hơn nữa được thấy rõ trong
các giai đoạn chế tạo và hoạt động của hệ thống khi đó các dữ liệu hiện trường trở nên
có sẵn

Nhóm 4

Trang 11


Đề tài : Chi phí vòng đời (Life Cycle Costing -LCC)

GVHD : Đoàn Ngọc Phi Anh

CHƯƠNG 2 - CÁC NGHIÊN CỨU VỀ LCC
2.1 Nghiên cứu Tầm quan trọng của LCC đối với dự án xây dựng

AYEDH
ALQAHTANI, ANDREW WHYTE – Khoa kỹ thuật dân dụng trường đại học
Curtin
2.1.1. Tổng quan.
Có rất nhiều cách để định nghĩa các khái niệm về chi phí. Nói chung, chi phí là
giá trị tài chính của tất cả các hàng hoá và dịch vụ tiêu thụ trong khi nghiên cứu đến
khi hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
Chi phí dự toán là một trong những chức năng quan trọng trong quá trình ra
quyết định ở đầu giai đoạn của một dự án vòng đời.
Tất cả các quyết định về dự toán chi phí và những tác động đối với các dự án
hiện tại, đòi hỏi một loạt các bên liên quan bao gồm các chủ sở hữu, nhà thầu, thiết kế,

và công ty cho vay, liên quan đến phân tích kinh tế về các yếu tố cấu thành dự án thay
thế, làm rõ tính khả thi của một dự án hoặc xác định một giá ban đầu của dự án.
Phần tiếp theo xác định tầm quan trọng của chi phí dự toán cho các dự án xây
dựng
2.1.2. Tầm quan trọng của việc xây dựng dự án ước lượng chi phí
Ước tính là một vấn đề tài chính quan trọng cần được vào tài khoản nhưphần
của dự án quản lý. Nó liên quan đến ước tính tổng chi phí và lợi ích của dự án và lựa
chọn thay thế. Đội ngũ quản lý dự án sau đó sẽ đánh giá lợi tứcvề đầu tư và thời gian
hoàn vốn (giai đoạn thời điểm đó dự án sẽ thực hiện để bù đắp các chi phí ban đầuđầu
tư vào dự án) để đưa ra đánh giá vềphương án lựa chọn mong muốn. Thông tin
nàycũng giúp trong việc hình thành ý kiến của tổ chức tài chính vàngân hàng về sự kết
hợp đối với cácdự án.
Ý nghĩa và ảnh hưởng của dự toán chi phí xây dựng được hỗ trợ bởi các nghiên
cứu. Carr đã cho rằng dự toán chi phí cung cấp thông tin đáng kể cho việc lập kế
hoạch chi phí, kiểm soát tài nguyên và ra quyết định.
Ước tính chi phí là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công
của dự án. Alcabes nhiệm vụ của dự toán chi phí bao gồm việc chuẩn bị của các dự
toán, danh sách kiểm tra và thông tin giá cả; ông cũng khẳng định rằng chi phí ước
lượng là trung tâm của công trình xây dựng liên quan đến báo cáo chi phí và phân loại
chi phí một cách chính xác.
2.1.3 Hiệu quả của việc ước lượng chính xác chi phí về dự án xây dựng.
Ước lượng chính xác chi phí là một nhiệm vụ đầy thử thách trong dự án xây
dựng, trong đó dự toán chi phí là xác định tổng chi phí dự án và sự chuẩn bị dựa trên
thông tin hạn chế và theo tình huống không chắc chắn cao. Có hai kết quả có thể ước
tính chi phí là ước tính tính chính xác quá cao hoặc quá thấp.
Con số này đã được chứng minh bởi Frank Friedman đã phát triển hệ thống dự
toán nhanh của tập đoàn Radio của Mỹ (RCA). Ước lượng quá cao có thể dẫn đến chi
phí cao hơn bên ngoài vì nó không thể cung cấp mộtsản phẩm phù hợp với một mức
giá hợp lý. Mặt khác, Ước lượng chi phí quá thấp có nghĩa là tổng chi phí của dự án là
nhiêu hơn dự đoán. Dự toán và lập kế hoạch nghèo nàn thường là nguyên nhân của

việc đánh giá quá thấp. Kết quả của dự án ước tính quá thấp có thể dẫn đến tăng chi
phí của các dự án do tổ chức sắp xếp và lên kế hoạch lại dẫn đến chậm trễ.
Nhóm 4

Trang 12


Đề tài : Chi phí vòng đời (Life Cycle Costing -LCC)

GVHD : Đoàn Ngọc Phi Anh

Trong trường hợp này, khách hàng xây dựng ba tùy chọn:
1. Chấm dứt dự án và bị lỗ.
2. Thực hiện các dự án trong khitìm kiếm thêm tài trợ.
3. Cắt giảm chất lượng củadự án để tránh kinh phí bổ sung. Dự toán chi phí tốt
đòi hỏi ước tính thực tế vàtiết kiệm chi phí dự án giúp đạt được mục tiêu của dự án.
Phần tiếp theo minh họa tác động của việc quyết định về dự án dựa trên chi phí
vốn thay vì xem xét tất cả các chi phí bao gồm cả chi phí vốn, chi phí bảo trì và hoạt
động, chi phí thanh lý.
2.1.4. Tầm quan trọng của kế toán chi phí tổng hợp thay vì chi phí ban
đầu.
Trong quá khứ, các quyết định trong việc xây dựng của nhiều hệ thống kỹ thuật
dân sự và các tòa nhà trong suốt giai đoạn thiết kế đã được thực hiện về cơ bản bằng
cách so sánh chi phí vốn ban đầu. Những động lực chính cho việc sử dụng phương
pháp này là do sự đơn giản của nó. Hơn nữa, việc xây dựng của khách hàng luôn luôn
cung cấp một ưu tiên cao cho chi phí ban đầu là dễ thấy nhất. Họ không thể nhận thức
được mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chi phí vòng đời của việc xây dựng và
chi phí xây dựng ban đầu. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng tổng số chi phí sở hữu
của hệ thống kỹ thuật vượt quá chi phí ban đầu. Theo nhiều nghiên cứu, tổng chi phí
sở hữu của hệ thống kỹ thuật (ví dụ, chi phí bảo trì và chi phí hoạt động) là khoảng 10

đến 100 lần so với chi phí ban đầu. Trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, chi phí ban đầu
của dự án xây dựng chỉ chiếm một lượng nhỏ trong chi phí vòng đời của nó. Việc dự
đoán chi phí ban đầu của dự án xây dựng là ít hơn khoảng năm lần so với chi phí vòng
đời của nó. Ví dụ, Viện Nghiên cứu Tòa nhà quốc gia Nam Phi đã báo cáo rằng chi phí
ban đầu của tòa nhà bệnh viện trong khoảng 6-10% tổng chi phí vòng đời. Ngoài ra, họ
thấy rằng từ 2 đến 3 năm sau khi dự án xây dựng hoàn thành, chi phí vận hành đã vượt
quá chi phí ban đầu. Hơn nữa, Roger, George, Justin và Graham đã nghiên cứu chi phí
vòng đời đối với các công trình xây dựng khác nhau như trường tiểu học, nhà dưỡng
lão, trường trung học và chỉ ra rằng giá ban đầu của các dự án này là ít hơn một nửa
tổng số chi phí vòng đời như trong hình. 2-4. Kết quả tương tự cũng đã được nghiên
cứu bởi O'Rourke ở Anh như trong hình. 5

Hình 1: Chi phí vòng đời đối với công trình nhà dưỡng lão

Nhóm 4

Trang 13


Đề tài : Chi phí vòng đời (Life Cycle Costing -LCC)

GVHD : Đoàn Ngọc Phi Anh

Hình 2: Chi phí vòng đời đối với công trình trường tiểu học

Hình 3: Chi phí vòng đời đối với công trình trường cấp 2

Hình 4: Chi phí vòng đời đối với công trình trường quốc gia
Để dự án hoàn thành và tạo ra lợi nhuận, các quyết định mua lại các dự án xây
dựng ở giai đoạn thiết kế nên được thực hiện dựa trên chi phí chu kỳ cuộc sống có giá

tốt hơn chi phí ban đầu của nó. Ngoài ra, các biện pháp thích hợp nhằm cắt giảm chi
phí có thể được dễ dàng thực hiện khi dự đoán của các chi phí vòng đời có sẵn ở giai
Nhóm 4

Trang 14


Đề tài : Chi phí vòng đời (Life Cycle Costing -LCC)

GVHD : Đoàn Ngọc Phi Anh

đoạn thiết kế ban đầu. Tuy nhiên, khi các dự án xây dựng di chuyển từ giai đoạn thiết
kế ban đầu sang giai đoạn xây dựng, khả năng ảnh hưởng đến tổng số giá cả của dự án
xây dựng là giảm sút khá đáng kể. Hình. 6, cho thấy khả năng giảm chi phí vòng đời
của dự án trong tất cả các giai đoạn của dự án.

Hình 5: Khả năng giảm chi phí của dự án trong tất cả các giai đoạn
Việc sử dụng các phương pháp tiếp cận chi phí vòng đời có thể dẫn đến tăng
chi phí ban đầu của công trình nhưng trong cùng một thời gian có thể làm giảm số
lượng tổng chi phí vòng đời của dự án này.
Mục đích của chi phí vòng đời theo cách tiếp cận này là để cung cấp các thông
tin tối đa vào giai đoạn thiết kế, hỗ trợ để cắt giảm chất thải, nâng cao hiệu quả thiết
kế, xây dựng cũng như vận hành và bảo trì.
2.1.5. Mục tiêu của chi phí vòng đời.
Việc đầu tư trong ngành công nghiệp liên quan đến một số quyết định cho các
mục đích khác nhau. Một trong số quyết định đó là về ngân sách và chi phí, một số
vềlợi ích, một số có hiệu lực ngay lập tức, và một số cótác động lâu dài. Sử dụng chi
phí vòng đời như là công cụ của việc đưa ra quyết định có thể có ích cho các cổ đông
củadự án (khách hàng, đội dự án và nhà thầu). Khách hàng có thể sử dụng chi phí
vòng đời để đánh giá khả năng tồn tại của dự án, đưa ra quyết định chính xác về dự án

(Tiếp tục hoặc hủy bỏ một dự án), phân tích tất cả các chi phí, ngân sách được yêu cầu
cho thực hiện dự án và để đo lường khả năng hoàn trả tiền cho thiết kế cơ sở. Các đội
dự án có thể sử dụng chi phí vòng đời để lựa chọn thay thế tốt nhất trong số các tùy
chọn và hữu ích nhất trong phương pháp tiếp cận mua lại, nhận định giá cả điều chỉnh
và dự đoán yêu cầu ngân sách trong tương lai, tạo ra ý nghĩa quyết định chính sách và
cân nhắc lựa chọn thiết kế, kiểm soát chương trình, giảm thiểu tổng chi phí và làm rõ
các vấn đề liên quan đến việc xử lý tài sản cuối cùng. Chi phí vòng đời có thể được sử
dụng để lựa chọn nhà thầu khi dự án được đặt thầu. Ngoài ra, có rất nhiềuxu hướng
gần đây đã xuất hiện các vấn đề lo ngại như là sự chuyên nghiệp của các thiết kế ,
quản lý chất lượng môi trường bền vững,giá trị kỹ thuật, hiệu quả hoạt động, cơ sởlỗi
thời. Chi phí vòng đời có thể được sử dụng để đối phóvới những vấn đề này.
2.1.6. Kết luận.
Bài viết này minh họa tầm quan trọng của xây dựng dự án và chi phí dự toán.
Nói chung, các dự án xây dựng phải thay đổi phương pháp đầu tư cũ đó là lo ngại về
chi phí ban đầu bằng khái niệm về phương pháp chi phí vòng đời mà mối quan tâm ở
đây là tất cả các chi phí phát sinh trong tất cả các giai đoạn của vòng đời tài sản.
Nhóm 4

Trang 15


Đề tài : Chi phí vòng đời (Life Cycle Costing -LCC)

GVHD : Đoàn Ngọc Phi Anh

Chi phí vòng đời có thể được sử dụng để ước tính tổng chi phí của một tài sản
từ giai đoạn đầu đến giai đoạn xử lý. Trong bài nghiên cứu trên có thể kết luận rằng
chi phí chu kỳ cuộc sống có thể được sử dụng như là công cụ quản lý để hỗ trợ quá
trình ra quyết định có thể phát sinh trong tất cả các giai đoạn của vòng đời của dự án
xây dựng . Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng việc ra quyết định ở giai đoạn đầu của vòng

đời dự án xây dựng có tác dụng quan trọng nhất trên các chi phí hoạt động của dự án
xây dựng hơn tuổi thọ của chúng.
2.2 Nghiên cứu về những loại chi phí vòng đời - Eric Korpi *Timo Ala-Risku - Đại
học Công nghệ Helsinki - Khoa Kỹ thuật và Quản lý công nghiệp
+ Phương pháp chi phí LCC
Durairaj et al. (2002) đã trình bày và phân tích so sánh những phương pháp phân tích
chi phí vòng đời khác nhau trong bài viết của họ. Một số phương pháp trình bày trong
bài báo là cực kỳ hạn hẹp về phạm vi và do đó không phải là hữu ích cho một phân
tích tổng hợp. Hết ba trong tám phương pháp được tìm thấy có liên quan trong việc mô
tả vòng đời của chi phí . Họ sử dụng ba bản công bố (Emblemsvåg, 2001; Fabrycky và
Blanchard, 1991; Woodward, 1997) và một bài viết xác định trong các lĩnh vực chi phí
vòng đời (Asiedu và Gu, 1998) để xây dựng yếu tố cốt lõi dựa vào đó họ so sánh các
phương pháp được sử dụng trong các trường hợp nghiên cứu .
Bài viết này xem xét các báo cáo về các ứng dụng LCC để cung cấp một cái nhìn tổng
quan về sử dụng LCC và sự khả thi của việc thực hiện.
Mục đích của việc nghiên cứu này là để phân tích nhiều trường hợp dựa trên việc xem
xét đánh giá các tài liệu liên quan đến LCC, bối cảnh kinh doanh nơi mà LCC được sử
dụng và phân tích LCC bằng phương pháp nào. Mặc dù kết quả của xem xét này chỉ
đại diện cho những báo cáo nghiên cứu LCC, dù vậy những kết quả này cũng chỉ ra
rằng (i) mức độ quan tâm của các những giáo sư nghiên cứu LCC, (ii) sự đa dạng của
những ứng dụng LCC và dẫn đến sự phức tạp của phương pháp LCC.
Nền tảng của những phân tích LCC được công bố căn cứ từ tài liệu liên quan đến
phương pháp LCC. Phần dưới đây là các kết quả nghiên cứu phân tích nhiều trường
hợp
+ Những loại chi phí vòng đời ( Fabrycky và Blanchard, 1991).
Phân tích chi phí vòng đời là một dự báo trong tương lai. Đó là lý do tại sao
phải áp dụng các phương pháp dự toán chi phí khác nhau. Việc sử dụng các phương
pháp ước lượng chi phí khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ như tính có sẵn
của dữ liệu và các phép tính được thực hiện trong giai đoạn đó (Fabrycky và
Blanchard,1991). Fabrycky và Blanchard đã giới thiệu 3 các khác nhau để ước tính chi

phí (i) ước tính dựa vào quy trình kỹ thuật, (ii) ước tính dựa vào phân tích, (iii) ước
tính bằng tham số ước lượng. Trong ước tính bằng quy trình kỹ thuật thì chi phí này
được gán cho mỗi phần tử ở cấp thấp nhất của chi tiết thiết kế và sau đó kết hợp thành
tổng thể cho sản phẩm hoặc hệ thống. Vấn đề của phương pháp này là các dữ liệu phải
chi tiết và sự nỗ lực hàng giờ cho việc tính toán. Tuy nhiên, ước tính bằng quy trình kỹ
thuật thì sẽ đem đến những ước tính chính xác nếu tất cả các dữ liệu cần thiết là có sẵn
và người ước tính không bỏ qua giai đoạn nào.
Trong cách ước tính bằng cách loại suy, như tên của phương pháp đã nói, ước
tính chi phí so sánh sự giống nhau giữa các sản phẩm khác nhau hoặc các tính năng
của chúng. Ước tính bằng cách loại suy có thể được thực hiện ở cấp hệ thống hoặc cấp
tác nghiệp. Có lẽ vấn đề quan trọng nhất của việc ước tính bằng cách loại suy là yêu
cầu cao về mức độ đánh giá. Đây là phương pháp rẻ nhất trong 3 phương pháp vì
Nhóm 4

Trang 16


Đề tài : Chi phí vòng đời (Life Cycle Costing -LCC)

GVHD : Đoàn Ngọc Phi Anh

không cần nhiều dữ liệu cũng không cần sự chính xác nhất, đặc biệt là phép loại suy
này được so sánh trên cấp hệ thống. Những kinh nghiệm chuyên môn của người ước
lượng là rất quan trọng nếu mong muốn có những ước lượng chính xác. Phương pháp
này thích hợp cho các sản phẩm mới khi việc mở rộng cơ sở dữ liệu là không có sẵn.
Phương pháp ước lượng tham số sử dụng kỹ thuật thống kê khác nhau và tìm
kiếm những nhân tố mà phụ thuộc vào chi phí vòng đời. Phương pháp này đòi hỏi khá
nhiều dữ liệu. Theo Fabrycky và Branchard,1991) phương pháp này nên được ưu tiên
trong hầu hết các tình huống. Ngoài các cũng có những phương pháp nâng cao cho
việc ước tính chi phí vòng đời. Emblemsvag(2001) đề ra chi phí dựa trên hoạt động

(ABC) được sử dụng trọng phân tích chi phí vòng đời. Tuy nhiên, ABC không dễ dàng
áp dụng được với những đầu tư mang tính độc quyền vì nó yêu cầu mở rộng dữ liệu
chi phí dựa trên hoạt động. Kể từ khi LCC tính các chi phí tương lai, giá trị thời gian
của dòng tiền cần được phải được tính toán (Fabrycky và Branchard,1991) . Đó là lí do
tại sao dòng tiền trong tương lai nên được quy về giá trị hiện tại đặc biệt là nếu vòng
đời của tài sản là dài. Thực ra, nhiều phương pháp LCC toán (Fabrycky và
Branchard,1991, Woodward,1997) cũng đã tính đến lạm phát. Tuy nhiên việc lựa chọn
chiết khấu đúng và tỷ lệ lạm phát cho tình huống này có thể là một thách thức, và nó
cũng là một tác động đáng kể vào kết quả LCC.
Trong tất cả những bài báo về lĩnh vực chi phí chu kỳ sống ((Asiedu and Gu,
1998; Emblemsvåg, 2001; Fabrycky and Blanchard, 1991; Woodward, 1997) đều thừa
nhận tính chất ngẫ nhiên của những phép tính LCC. Những nguồn này đề nghị thực
hiện phân tích độ nhạy để đương đầu với những điều bất chắc. Một số phương pháp
(Emblemsvåg, 2001; Fabrycky and Blanchard, 1991) cũng đề nghị sử dụng mô hình
Monto Carlo để giải quyết sự bất chắc này. Có ít nhất là hai tiêu chủa thương mại
nhằm hỗ trợ về phân tích chi phí chu kỳ sống . Một là được dùng trong ngành công
nghiệp xây dựng ( ASTM, 2002) và hai là phù hợp hơn với sử dụng tổng quát (Ủy Ban
Kỹ Thuật Điện Quốc Tế, 2004). Ngoài ra còn có một số tiêu chuẩn ngành quân đội và
những sổ tay về LCC.

Nhóm 4

Trang 17


Đề tài : Chi phí vòng đời (Life Cycle Costing -LCC)

GVHD : Đoàn Ngọc Phi Anh

CHƯƠNG 3 – ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP LCC Ở VIỆT NAM

3.1. Thực trạng tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam
Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập quốc tế, bối cảnh của xu
thế toàn cầu hóa hiện nay đã làm thay đổi lợi thế của tất cả các quốc gia. Các nước
đang phát triển như Việt Nam không thể chỉ dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên có
sẵn hiện đang thu hẹp từng ngày cùng với lực lượng lao động giá rẻ để làm nền tảng
cho sự phát triển được. Công nghệ là chính là một trong những yếu tố quyết định để
tạo ra sự tăng trưởng nhanh, bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam đang
nỗ lực phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Với mục tiêu
này, việc đầu tư đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ của nền sản xuất đã trở thành
yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên hiện nay, mức độ ứng dụng công nghệ của các doanh nghiệp cũng
như các cơ quan công quyền ở Việt Nam còn lạc hậu, chưa chú trọng vào đầu tư, nâng
cấp về mặt thiết bị và công nghệ. Thêm vào đó, sự phát triển như vũ bão của khoa học
công nghệ làm cho các thiết bị máy móc nhanh chóng bị lạc hậu. Đây chính là rào cản
lớn nhất đối với khả năng cạnh tranh và quá trình hội nhập quốc tế, nhất là trong điều
kiện nước ta đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Vì vậy, việc lựa
chọn thiết bị, cơ sở vật chất và nhà cung cấp là yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả
đầu tư. Tuy nhiên, việc lựa chọn công nghệ có giá thấp để giảm sức ép tài chính khi
đầu tư ban đầu thường lại là lựa chọn sai lầm. Đã có nhiều bài học kinh nghiệm khi lựa
chọn công nghệ dựa trên giá trị đầu tư ban đầu gây nhiều tốn kém trong vận hành, bảo
dưỡng.
Phương pháp đánh giá chi phí vòng đời (Life Cycle Costing – LCC) hiện nay
đang được áp dụng tại các nước phát triển trên thế giới. Nó giúp đánh giá được tổng
thể quá trình từ giai đoạn nghiên cứu thiết kế đến mua sắm, vận hành, bảo trì, bảo
dưỡng thiết bị/công nghệ hoặc trong giai đoạn quyết định lựa chọn dự án đầu tư…
LCC của sản phẩm bao gồm tất cả các chi phí lựa chọn thay thế trong giai đoạn
vận hành của sản phẩm và cho phép đánh giá trên cơ sở chung cho giai đoạn quan tâm
(thường sử dụng chi phí chiết khấu). Điều này cho phép các quyết định về việc thu hồi,
bảo trì, nâng cấp hoặc chuyển nhượng được thực hiện sau khi đã có những cân nhắc
đầy đủ về toàn bộ chi phí cần thiết.

Mỗi năm có hàng tỷ USD được chi cho việc sản xuất các loại thiết bị công
nghệ. Các kinh nghiệm thực tế trước đó đã chỉ ra rằng, chi phí cho việc mua sắm thiết
bị thấp hơn chi phí sở hữu trong tuổi thọ thiết bị. Các chi phí liên quan đến việc hoạt
động và hỗ trợ chưa được tính chiếm tới 75% LCC. Chi phí bảo trì, sử dụng và bảo
hành đóng vai trò quan trọng trong LCC của một thiết bị [2].
Chi phí bảo trì có thể được hiểu đơn giản là phí tổn về nhân công và vật liệu
cần có để duy trì thiết bị trong điều kiện sử dụng thích hợp. Ở một vài hệ thống, đặc
biệt là các hệ thống quân sự, chi phí bảo trì chiếm 70% LCC. Khả năng bảo trì là một
yếu tố quan trọng trong tổng chi phí của thiết bị, vì nếu khả năng bảo trì tăng sẽ làm
giảm các chi phí vận hành và hỗ trợ thiết bị. Ở Việt Nam hiện nay, việc đánh giá hiệu
quả kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư thường tập trung vào khía cạnh kinh tế của dự
án như việc tính toán FIRR (tỷ lệ hoàn vốn nội tại về tài chính), EIRR (tỷ lệ hoàn vốn
nội tại về kinh tế), NPV (giá trị hiện tại ròng) dựa trên cơ sở giả thiết về mức độ ổn
định kỹ thuật của hệ thống thiết bị trong suốt quá trình vận hành. Tuy nhiên, giả thiết
Nhóm 4

Trang 18


Đề tài : Chi phí vòng đời (Life Cycle Costing -LCC)

GVHD : Đoàn Ngọc Phi Anh

đó không thực sự hợp lý vì đã bỏ qua rất nhiều chi phí phát sinh trong quá trình vận
hành thiết bị. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả đầu tư công hiện nay còn
thấp. Trong thời gian qua, bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào quá
trình phát triển đất nước, không thể phủ nhận, đầu tư công của Việt Nam còn nhiều hạn
chế, nhất là về hiệu quả đầu tư. Để so sánh giữa các phương án đầu tư, mua sắm sử
dụng phương pháp quản lý vòng đời, phương pháp LCC được sử dụng để lượng hóa
các vấn đề trong quản lý vòng đời. Việc áp dụng LCC cũng phù hợp với điều kiện

hiện tại của Việt Nam khi đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của dự án trước khi ra
quyết định đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư công.
3.2. Đề xuất áp dụng phương pháp LCC ở Việt Nam
3.2.1. Xây dựng hướng dẫn sử dụng phương pháp LCC trong đánh giá dự án
đầu tư
Để triển khai áp dụng có hiệu quả phương pháp LCC, các nước đã ban hành
luật, quy định kèm theo những hướng dẫn cụ thể về phương pháp LCC. Ví dụ như Bộ
Quốc phòng Mỹ đã ban hành hệ thống ba hướng dẫn áp dụng phương pháp LCC trong
mua sắm đấu thầu , lần lượt là:
1- Hướng dẫn mua sắm đấu thầu sử dụng LCC
2- Sử dụng phương pháp LCC trong mua sắm thiết bị - trường hợp điển hình
3- Hướng dẫn phương pháp LCC cho chi phí mua sắm các hệ thống.
Ngoài ra quyết định 5000.1 về “Mua sắm các hệ thống quân sự chủ yếu” đã đưa
ra yêu cầu sử dụng phương pháp LCC trong quá trình mua sắm các hệ thống tích hợp.
Quốc hội Mỹ đã ban hành Luật chính sách bảo tồn năng lượng quốc gia, trong đó quy
định bắt buộc mọi tòa nhà liên bang cần được đánh giá LCC [3] Văn phòng kiểm toán
quốc gia Úc cũng đưa ra những hướng dẫn và ví dụ cụ thể trong việc áp dụng LCC
trong đánh giá thay thế thiết bị cũng như các quyết định khác. Hiện nay, Tổ chức tiêu
chuẩn hóa quốc tế ISO đã đưa ra hướng dẫn phương pháp đánh giá theo LCC trong
tiêu chuẩn IEC 60300-3-3. Ngoài ra, đã có nhiều sổ tay hướng dẫn phương pháp LCC
được ban hành như “Life Cycle Cost Analysis Handbook”, “Maintenance engineering
Handbook”, “Military Handbook Life cycle cost in navy acquisitions MIL-HDBK-259
(Navy)”...[4] Chính vì vậy, việc xây dựng quy phạm pháp luật quy định về phương
pháp LCC là rất quan trọng. Quy phạm này có nhiệm vụ chuẩn hóa và thống nhất các
khái niệm, công thức, tính toán, quy trình áp dụng phương pháp trên toàn quốc để làm
cơ sở hướng dẫn thực hiện.
3.2.2. Về đối tượng áp dụng phương pháp LCC
Kinh nghiệm thế giới cho thấy, đối với việc áp dụng LCC trong đánh giá, lựa
chọn phương án đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, thay thế thì Chính phủ phải là nơi áp dụng
đầu tiên và ban hành các quy định về phương pháp LCC, trong đó có việc xác định rõ

ràng cách tiếp cận của Chính phủ đối với phương pháp này [5,6]. Mục tiêu của phương
pháp LCC gồm:
- Phân tích chính xác để hỗ trợ quá trình lên kế hoạch, lập dư toán và thương
lượng hợp đồng.
- Phân tích các lựa chọn tài chính hỗ trợ cho việc ra quyết định lựa chọn các
phương án kỹ thuật thay thế.
Có thể thấy rằng, trên thế giới, phương pháp LCC được đánh giá là mang lại
hiệu quả cao và đã được luật hóa ở nhiều nước. Tuy nhiên, do vấn đề phức tạp về cơ sở
dữ liệu mà các nước khi tiến hành luật hóa thường quy định khuyến khích sử dụng
Nhóm 4

Trang 19


Đề tài : Chi phí vòng đời (Life Cycle Costing -LCC)

GVHD : Đoàn Ngọc Phi Anh

phương pháp này, ít nhất là để kiểm chứng lại các phương án đầu tư. Quy định ở các
nước cho thấy, phương pháp LCC được áp dụng cho các dự án sử dụng nguồn ngân
sách, kể cá đầu tư mới và sửa chữa trong quá trình từ thiết kế, lập kế hoạch lẫn đấu
thầu và lựa chọn nhà thầu. Đối với các dự án thuộc nguồn vốn ngoài ngân sách nhà
nước thường khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân triển khai phương pháp
này.
Từ đó có thể thấy, nếu Việt Nam áp dụng phương pháp LCC để đánh giá lại các
hồ sơ dự thầu theo cùng mặt bằng kỹ thuật bao gồm đánh giá chi phí vận hành, bảo
dưỡng và các chi phí tháo dỡ thì có thể tránh được những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra.
Ngoài ra, cũng có thể thấy rằng, việc áp dụng phương pháp LCC và ban hàng các tiêu
chuẩn, quy định pháp luật về phương pháp này sẽ không bị mâu thuẫn với các văn bản
luật đã có.

Đối với việc áp dụng phương pháp LCC ở Việt Nam trong giai đoạn đầu, Chính
phủ nên áp dụng thí điểm bắt buộc đối với các gói thầu có giá trị cao như giao thông
vận tải, nhà máy điện, sản xuất và cán thép sử dụng ngân sách nhà nước làm những
trường hợp điển hình (ví dụ có thể áp dụng với các gói thầu có giá trị lớn hơn 50 triệu
USD). Điều này có những lợi thế như: sử dụng ngân sách nhà nước nên không bị phụ
thuộc vào các quy định đấu thầu của các tổ chức tín dụng quốc tế, của nước cho vay
mà không có lợi cho Việt Nam; với các gói thầy có giá trị lớn, chủ đầu tư có thể có
nguồn kinh phí đủ để thuê tư vấn quốc tế có kinh nghiệm trong đánh giá lựa chọn nhà
thầu trên cơ sở phương pháp LCC; đây là hoạt động dài (hàng vài chục năm), chi phí
vận hành, bảo dưỡng lớn hơn nhiều so với chi phí đầu tư ban đầu, cần có sự tính toán,
lựa chọn nhà thầu cụ thể để tránh tổn thất cho ngân sách nhà nước trong dài hạn.
3.2.3. Xây dựng dữ liệu vận hành, bảo dưỡng thiết bị công nghiệp
Các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa có liên hệ trực tiếp đến việc đánh giá độ tin
cậy của thiết bị. Việc tính toán chính xác độ tin cậy của thiết bị sẽ quyết định đển độ
chính xác của việc tính toán LCC. Mỗi sản phẩn có những đặc điểm riêng về độ tin
cậy, do đó cần phải có những tiêu chuẩn thử độ tin cậy của nhà nước, của ngành và của
xí nghiệp để đảm bảo tính thích hợp, cụ thể và thống nhất của công tác quản lý chất
lượng các sản phẩm được chế tạo ra, thông tin về độ tin cậy của sản phẩm được xử lý
dựa trên các phương pháp thống kê toán học. Chính vì vậy, ở các nước phát triển đã
ban hành quy định, quy chuẩn, luật để chuẩn hóa quy trình thu thập, thống kê số liệu
vận hành công nghiệp cho phương pháp LCC. Ví dụ như, quá trình xây dựng cơ sở dữ
liệu phục vụ đánh giá vòng đời được Cộng đồng đánh giá vòng đời Nhật Bản (JLCA)
thực hiện từ năm 2003 trong một dự án quốc gia về đánh giá vòng đời. Khi dự án này
hoàn thành vào năm 2006, các hiệp hội công nghiệp vẫn tiếp tục thu thập dữ liệu về
sản phẩm của họ để bổ sung vào bộ dữ liệu. Quy trình cập nhập bộ dữ liệu vào hệ
thống cơ sở dữ liệu do Ủy ban cơ sở dữ liệu của JLCA xem xét và thông qua. Tính đến
tháng 5 năm 2012, đã có 445 bộ dữ liệu từ các hiệp hội công nghiệp và 431 bộ từ các
viện nghiên cứu. Thêm vào đó, Viện KH&CN công nghiệp tiên tiến và Hiệp hội quản
lý môi trường Nhật Bản cũng phát triển hệ cơ sở dữ liệu lưu trữ nhằm phân tích môi
trường. Hệ thống này bao gồm 3.000 bộ dữ liệu [2]. Ngoài ra còn các bộ dữ liệu của

Toshiba, Viện Kiến trúc Nhật Bản…Ở các nước khác cũng đã có nhiều hệ thống cơ sở
dữ liệu phục vụ cho việc tính toán LCC như: LCC Data ở châu Âu; U.S. Life Cycle
Inventory Database, Reliability and Availability Data System ở Mỹ… Đây là các
nguồn số liệu được công khai và có thể sử dụng ở Việt Nam sau khi đã chuẩn hóa.
Nhóm 4

Trang 20


Đề tài : Chi phí vòng đời (Life Cycle Costing -LCC)

GVHD : Đoàn Ngọc Phi Anh

Chính vì vậy, việc xây dựng hướng dẫn tổng hợp, chuẩn hóa số liệu từ các
nguồn dữ liệu của các nhà công nghiệp nước ngoài và tổng hợp theo quá trình vận
hành, bảo dưỡng thực tế tại Việt Nam là rất cần thiết. Cùng với hướng dẫn áp dụng
phương pháp LCC, hướng dẫn xây dựng dữ liệu vận hành, bảo dưỡng thiết bị công
nghiệp là hai tài liệu quan trọng nhất để đảm bảo áp dụng thành công phương pháp
LCC tại Việt Nam. Đây cũng là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN
hướng dẫn áp dụng có hiệu quả phương pháp này nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công
tại Việt Nam.
3.2.4. Đề xuất mô hình quản lý nhà nước áp dụng phương pháp LCC
Mô hình quản lý nhà nước: “Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cụ thể là Cục Quản lý đấu
thầu) là đơn vị thực hiện quản lý nhà nước về đấu thầu. Như đã phân tích ở trên, đối
với việc áp dụng phương pháp LCC ở Việt Nam trong giai đoạn đầu, Chính phủ nên
quy định áp dụng thí điểm bắt buộc với các gói thầy có giá trị cao như giao thông vận
tải, nhà máy điện, sản xuất thép sử dụng ngân sách nhà nước làm những trường hợp
điển hình. Chính vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nên là cơ quan quản lý nhà nước có
nhiệm vụ triển khai phương pháp đánh giá LCC ở Việt Nam. Mô hình quản lỷ nhà
nước triển khai phương pháp LCC như sau:

Cách thức triển khai và phối hợp với các bên liên quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
là cơ quan đầu mối thiết kế và triển khai mô hình tính toán LCC phù hợp với khung
pháp lý hiện hành. Bộ phối hợp triển khai thí điểm và phổ biến mô hình LCC đối với
các bộ/ngành khác. Đơn vị trực thuộc Bộ (Cục Quản lỷ đấu thầu) có trách nhiệm cập
nhật mô hình LCC thường xuyên để giảm thiểu sai sót trong quá trình áp dụng; xây
dựng khung pháp lý, tiêu chuẩn, quy trình cho việc áp dụng phương pháp LCC, bao
gồm nội dung quy định về bắt buộc phải áp dụng phân tích LCC, các loại công trình,
dự án cần áp dụng, các tiêu chuẩn quy định về tỷ lệ chiết khấu và các thông số tài
chính sử dụng để đánh giá LCC.
Bộ Công thương là cơ quan đầu mối xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu phục
vụ đánh giá LCC. Cơ sở dữ liệu được xây dựng dựa trên nguồn cơ sở dữ liệu quốc tế
được khai thác và các thông tin kỹ thuật được khảo sát, theo dõi tại Việt Nam. Trung
tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại thuộc Bộ Công thương có thể là đơn vị
chủ trì khai thác và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Trung tâm cần ban hành
các biểu mẫu thu thập số liệu cho các ngành, lĩnh vực để làm cơ sở cho các bộ/ngành
triển khai các chương trình thu nhập số liệu công nghệ thuộc phạm vi bộ/ngành quản
lý. Các bộ/ngành cần có các cơ quan chuyên trách phụ trách về việc điều tra, theo dõi
phân tích kết quả theo từng nhóm ngành khác nhau, xây dựng kế hoạch và phổ biển,
hướng dẫn cho các doanh nghiệp triển khai theo dõi, thu thập số liệu vận hành công
nghiệp. Các cơ quan chuyên trách sẽ phối hợp trực tiếp với các nhóm làm việc về từng
lĩnh vực công nghệ lên phương án điều tra, tổ chức đào tạo người đi phỏng vấn tiến
hành điều tra

Nhóm 4

Trang 21


Đề tài : Chi phí vòng đời (Life Cycle Costing -LCC)


GVHD : Đoàn Ngọc Phi Anh

KẾT LUẬN
Việc vận dụng chi phí vòng đời sẽ cho phép việc đưa ra quyết định quản trị
trong đầu tư về công nghệ được hợp lý và chặt chẽ hơn, thấy được mức độ tăng giảm
chi phí của mỗi phương án đầu tư từ đó có được quyết định đầu tư một cách hiệu quả
nhất mang lại mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp với một mức chi phí hợp lý. Từ đó
cho thấy LCC là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc lựa chọn chiến lược đầu tư, mở rộng
sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Phương pháp chi phí vòng đời là một trong các phương pháp hiện đại trong kế
toán quản trị. Tính ưu việt của phương pháp đã được thừa nhận trên thế giới vì chi phí
vòng đời là một công cụ quản lý dự án quan trọng trong việc lập kế hoạch tài chính
mang tính chiến lược, phân tích hậu cần, và việc ra quyết định về công nghệ. Mô hình
LCC được thiết kế và duy trì phù hợp giúp các nhà quản trị trong việc lập kế hoạch và
kiểm soát bằng việc liên kết các khía cạnh chi phí và công nghệ của một dự án với
nhau và so sánh với các dự án khác.
Thực tế hiện nay, việc hiểu biết và sử dụng LCC đã được công nhận trên toàn
thế giới vì tính hữu hiệu mà nó mang lại, vì vậy cần vận dụng LCC một cách chính xác
trong việc đưa ra quyết định đầu tư vào các thiết bị, công trình lớn với chi phí ban đầu
cao thì tính khả thi là việc cần được đề cập đến để tránh những quyết định đầu tư
không hiệu quả dẫn đến những tổn thất lớn trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] B.S Dhillon, Life Cycle Costing: Techniques, Models and Application,
Gordon and Breach Science Publishers, 1988.
[2] Toshio Nakagawa Aichi, Maintenance Theory of Reliability, Institute of
Technology, Japan Springer – Verlag London Limited 2005.
[3] Military Handbook Life Cycle Cost in Navy acquisitions MIL – HDBK –
259 (NAVY), Department of Defense WashingtonDC 20360, USA.
[4] Prasad lyer, The effect of maintenance policy on system maintenance and

system life cycle cost, Industrial and Systems Engineering, Virginia Polytechnic
Insitute and State University, USA 2/1999.
[5] CSN IEC 60300-3-3; Management spolehlivosti, Navod k pouzili – Analyza
nakladu zivolnihon cyklu, Praha; CNI, 2005.
Nhóm 4

Trang 22


Đề tài : Chi phí vòng đời (Life Cycle Costing -LCC)

GVHD : Đoàn Ngọc Phi Anh

[6] Life-cycle Costing in the Department of Defence, Australian National Audit
Office 1998.

Nhóm 4

Trang 23


Đề tài : Chi phí vòng đời (Life Cycle Costing -LCC)

MỤC LỤC

Nhóm 4

Trang 24

GVHD : Đoàn Ngọc Phi Anh




×