Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tìm hiểu về muỗi và các bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền để thực hiện buổi ngoại khóa muỗi và các bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.63 KB, 18 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Thực hiện công văn số: 1736/SGDĐT-PC&CTHSSV ngày 09 tháng 10
năm 2012 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, về việc tăng cường công tác phòng,
chống dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục; công văn số: 829/SGDĐTPC&CTHSSV ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa , về
việc thực hiện Công điện số 585/CĐ-TTg ngày 06/5/2014 của Thủ tướng
Chính phủ về phòng, chống dịch chân tay miệng và sốt xuất huyết. Sở Giáo
dục và Đào tạo đề nghị các đơn vị chỉ đạo và triển khai một số nội dung sau:
1. Thực hiện nghiêm túc các nội dung trong Công điện số số 585/CĐ-TTg
ngày 06/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch chân tay miệng
và sốt xuất huyết.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, giáo viên, cán
bộ nhân viên nhà trường thực hiện tốt các hành vi về vệ sinh cá nhân, vệ sinh
môi trường. Giáo dục học sinh làm tốt nhiệm vụ là cầu nối tuyên truyền tích
cực giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng về phòng, chống dịch chân tay
miệng và sốt xuất huyết.[4]
...
Vì vậy để góp phần vào việc nâng cao nhận biết, ý thức phòng chống các
bệnh truyền nhiễm của học sinh và người dân trong tình hình thực tế hiện nay,
tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường
THPT thấy cần thiết và tuyên truyền, giáo dục cho học sinh nói chung và học
sinh lớp 10 nói riêng khi học Chương III : Virut và bệnh truyền nhiễm – Phần ba
: Sinh học vi sinh vật – Sinh học 10 [5], [6]. Để từ đó các em nắm được một số
kiến thức cơ bản về một số bệnh truyền nhiễm đã và đang xảy ra, để từ đó các
em có nhận thức sâu sắc về các bênh truyền nhiễm từ đó nâng cao ý thức phòng
chống dịch, tuyên truyền cho những người thân trong gia đình và những người
xung quanh góp phần vào việc hiểu rõ, ngăn chặn, phòng ngừa các bệnh truyền
nhiễm. Bởi vậy, tôi đã tiến hành tìm hiểu về Muỗi và một số bệnh truyền
nhiễm do muỗi truyền để có tư liệu giảng dạy và thực hiện ngoại khóa : “Muỗi
và một số bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.


Thông qua nội dung đề tài nhằm tạo nguồn tư liệu để phục vụ công tác
giảng dạy và ngoại khóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Muỗi và một số bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Sưu tầm tư liệu
- Thiết kế và giảng dạy một số bài trong chương trình sinh học lớp 10.
- Dự giờ và trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp; tham khảo các ý kiến, giáo
án của đồng nghiệp.
- Nghiên cứu và phân tích nội dung chương trình sinh học cấp THPT.
1


- Tiến hành dạy thực nghiệm trong bài bệnh truyền nhiễm và miễn dịch ở
chương trình sinh học lớp 10.
Tiến hành ngoại khóa với chủ đề “Muỗi và một số bệnh truyền nhiễm do
muỗi truyền”
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Thời gian vừa qua do tác động của sự biến đổi của khí hậu và hậu quả của ô
nhiễm môi trường trên thế giới đã làm phát sinh nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm
cho con người. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện nay một số
loại dịch bệnh do các loại virus gây ra đang tiếp tục là mối lo ngại của nhiều
quốc gia và tác động trực tiếp đến sức khỏe con người như dịch sốt vang da,
dịch bệnh Mers-cov, dịch bệnh Ebola, dịch cúm A.. và gần đây nhất là dịch bệnh
do virus Zika gây ra.
Dịch bệnh do virut Zika, đây là một bệnh dịch mới nổi, là bệnh truyền
nhiễm cấp tính được lan truyền chủ yếu thông qua muỗi Aedes Aegypti nhiễm
bệnh (côn trùng trung gian truyền bệnh). Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
cũng như chưa có Vaccine phòng bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO),

trong thời gian từ tháng 01/2007 đến ngày 23/3/2016 đã có 61 quốc gia và vùng
lãnh thổ thông báo có sự lưu hành hoặc có sự lây truyền vi rút Zika. Gần đây
nhất, ngày 31/3/2016 Tổ chức Y tế thế giới chính thức có thông báo nêu rõ quan
điểm đồng thuận về việc vi rút Zika có liên quan tới dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh.
Tại Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại, thông tin từ Bộ Y tế qua tất cả
các kênh giám sát thì tại khu vực Đông Nam Á ghi nhận 7/10 quốc gia có sự lưu
hành vi rút Zika. Tại Việt Nam, đến ngày 20/10/2016 đã ghi nhận 09 trường hợp
nhiễm vi rút Zika tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình
Dương và Long An. Ngày 14/10/2016, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của
Bộ Y tế đã ghi nhận 01 trường hợp trẻ 4 tháng tuổi sinh sống tại huyện Krông
Búk, tỉnh Đắk Lắk có triệu chứng dị tật bẩm sinh nghi mắc chứng đầu nhỏ.
Trước đó, đã có ghi nhận trường hợp công dân Úc phát hiện nhiễm vi rút Zika
sau khi trở về Úc từ Việt Nam (du lịch qua các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ
Chí Minh, Khánh Hòa, Bình Thuận, Lâm Đồng) trong khoảng thời gian từ cuối
tháng 2 đến đầu tháng 3. Ngày 30/3/2016, Bộ Y tế đã nâng mức cảnh báo dịch
Zika lên mức 2 nghĩa là có khả năng bệnh Zika đã lưu hành tại Việt Nam để có
kế hoạch đáp ứng thích hợp với tình hình dịch.[6]
Trước thông tin và cảnh báo sự lây lan có thể rất mạnh, nhanh chóng do
giao lưu quốc tế và nội địa về thương mại, du lịch, bên cạnh đó côn trùng trung
gian (Muỗi A.Aegypti) truyền bệnh đang lưu hành hầu hết ở các địa phương và
nhất là trong dịp mùa Hè. Vì vậy với cương vị là TTCM, giáo viên giảng dạy bộ
môn sinh học tôi đã chú trọng công tác thông tin, giáo dục, truyền thông với
phương châm lấy phòng bệnh là chính; phổ biến các quy định của pháp luật về
phòng chống dịch bệnh.
2


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Muỗi không chỉ gây khó chịu, chúng còn lây lan nhiều căn bệnh chết người.
Vì thế, muỗi là một trong những loài nguy hiểm nhất trên Trái đất.

Đúng thế, những loài vật nguy hiểm nhất trên trái đất có thể bị chúng ta giết
chết bằng một cái đập tay – nhưng nếu chúng cắn chúng ta, chúng có thể đã
khiến chúng ta mắc một căn bệnh chết người.
Những bệnh lây truyền qua muỗi và những loài côn trùng "họ muỗi" giết
chết hơn một triệu người mỗi năm và lây nhiễm các loại bệnh cho hơn một tỷ
người, gây suy nhược, đau, tổn thương não, mù mắt và các ảnh hưởng nghiêm
trọng khác.
Hiện nay, một nửa dân số thế giới bị xem là có nguy cơ cao mắc bệnh lây
truyền qua các loài bọ hút máu như bọ ve, rận, muỗi. Ngày Ngày Y tế Thế giới,
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo một nguy cơ rất thực tế với khẩu hiệu
mạnh mẽ: "Một vết cắn nhỏ, một mối nguy lớn".
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), muỗi là nguồn truyền nhiễm bệnh
nguy hiểm nhất, khiến hàng triệu người chết và hàng trăm triệu người mắc bệnh
mỗi năm trên thế giới. "Chúng là sát thủ tồi tệ nhất thế giới", bác sĩ Anthony
Fauci, Giám đốc Viện Quốc gia về Dị ứng và Truyền nhiễm Mỹ nói với CBS
News.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp ở trên thế giới
như dịch Ebola, MERS-CoV từ những năm trước đây nhưng năm vừa qua vẫn
ghi
nhận
tại
nhiều
nước
như
Tây
Phi,
Trung
Đông.
Dịch cúm trên gia cầm vẫn tồn tại ở nhiều nước châu Âu, và trên toàn thế giới.
Riêng dịch cúm A (H7N9) vẫn lưu hành ở Trung Quốc. Đáng chú ý nhất là tình

hình dịch bệnh do virus Zika năm qua bùng phát rất mạnh trong năm 2016 gây
ra chứng đầu nhỏ ở trẻ em tại một số nước châu Mỹ.[9]
Việt Nam không nằm ngoài bối cảnh tình hình dịch bệnh chung đó. Bởi
hiện nay tình hình đi lại, giao lưu quốc tế giữa Việt Nam và các nước rất phổ
biến. Dịch bệnh trong vòng 24 giờ có thể xuất hiện từ quốc gia này tới quốc gia
khác.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề
2.3.1. Muỗi
Muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae, bộ
Hai cánh (Diptera). Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng,
các chân dài. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút thêm máu
người và động vật. Kích thước thay đổi theo loài, nhưng ít khi lớn hơn vài mm.
Đa số có trọng lượng khoảng 2 đến 2,5 mg. Chúng có thể bay với tốc độ 1,5 đến
2,5 km/h.
Muỗi đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta khoảng 170 triệu năm. Họ
Culicidae
thuộc bộ Diptera và
chứa
khoảng
2700
loài
trong

3


giống gồm Anopheles, Culex, Psorophora, Ochlerotatus, Aedes, Sabethes, Wye
omyia, Culiseta, Haemagoggus,...
2.3.1.1. Tại sao muỗi nguy hiểm nhất

Trên toàn cầu, loài vật nguy hiểm nhất mang theo mầm bệnh và gây bệnh
truyền nhiễm là muỗi. Sau đây là 11 lý do giải thích vì sao muỗi lại nguy hiểm
nhất do trang Business Insider đưa ra:
- Muỗi khiến 40% dân số thế giới có nguy cơ bị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết khiến người bệnh rất đau, cảm giác như xương bị gãy. Đó
là căn bệnh do muỗi gây ra, có tốc độ lây lan nhanh nhất trên thế giới, với 40%
dân số thế giới đang đối mặt với nguy cơ.
- Muỗi lây lan bệnh sốt vàng da
Mỗi năm có khoảng 200.000 người lây nhiễm bệnh sốt vàng da - và
30.000 tử vong. Đó là một dạng bệnh sốt xuất huyết không có biện pháp điều trị.
Sau một thời gian bệnh nặng, hầu hết bệnh nhân hồi phục, nhưng khoảng 15% bị
biến chứng độc hại, bắt đầu bị chảy máu trong và rối loạn các cơ quan nội tạng.
Khoảng một nửa số bệnh nhân bị biến chứng tử vong.
- Muỗi gây ra bệnh sốt chikungunya
Sốt chikungunya là bệnh do virus chikungunya lây nhiễm qua trung gian của
muỗi truyền bệnh. Bệnh tồn tại trên thế giới từ nhiều thế kỷ rồi, nhưng chỉ mới
xuất hiện ở châu Mỹ lần đầu tiên vào cuối năm 2013.
- Muỗi biến trường hợp cá biệt thành dịch bệnh
Bất kỳ người nào nhiễm bệnh lây truyền qua muỗi đều có thể mang nó đến một
quốc gia khác, và gây ra dịch bệnh nếu họ bị một con muỗi khác cắn – điều này
xảy ra rất thường xuyên.
- Muỗi khiến con người cũng mắc các căn bệnh gia cầm
Mặc dù loài virus West Nile chỉ có trên các loài chim, song con người cũng có
thể mắc virus này - thường là từ con muỗi đã cắn vào con chim. Hầu hết mọi
người không có triệu chứng gì, nhưng có 20% người bị sốt - kèm theo nhức đầu,
đau nhức cơ thể, đau khớp, nôn, tiêu chảy, hoặc phát ban.
- Muỗi không công bằng chút nào, một số người hay bị muỗi đốt hơn những
người khác?
Một số người thực sự là nam châm hút muỗi. Muỗi bị hấp dẫn bởi mùi phát ra từ
các vi khuẩn sống trên da con người, và một số người toả ra mùi khiến họ đặc

biệt hấp dẫn các loài bọ hút máu. Trái với những gì nhiều người nói, ăn tỏi hay
sử dụng thuốc chống muỗi tự nhiên đều không hiệu quả.
- Muỗi lây lan cơn sốt Rift Valley, có thể gây mù mắt
Bệnh sốt Rift Valley chủ yếu ảnh hưởng đến động vật, nhưng muỗi có thể lây
nhiễm bệnh này cho con người, và nó có những triệu chứng rất khủng khiếp.
- Muỗi có thể khiến người bệnh tàn tật vĩnh viễn
Bệnh giun chỉ bạch huyết, một chứng bệnh nhiệt đới hầu như đã bị lãng quên, là
một nguyên nhân hàng đầu của các thương tật vĩnh viễn cho người dân trên toàn
thế giới. Hiện nay, có hơn 120 triệu người bị nhiễm bệnh này, và khoảng một
phần ba trong số này đang bị biến dạng, mất năng lực vì bệnh.
4


- Muỗi truyền các bệnh tử vong cho trẻ em
Mặc dù không lây lan giữa người với người, song bệnh viêm não Nhật Bản lại
có thể lây từ động vật sang người do muỗi. Bệnh này giết chết khoảng 10.000
người mỗi năm, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi.
- Muỗi lây lan bệnh sốt rét khiến hàng trăm ngàn người tử vong mỗi năm
Từ năm 2000 đến 2012, tỷ lệ tử vong do bệnh sốt rét đã giảm đáng kể - 42% trên
toàn cầu. Mặc dù vậy, ước tính riêng trong năm 2012 đã có khoảng 627.000
người chết vì bệnh sốt rét và khoảng 207 triệu người mắc bệnh.
- Muỗi rất khó tiêu diệt hoàn toàn
Nên nhớ, loài muỗi là loài thuộc lớp côn trùng và đã hiện diện trên Trái đất từ rất
lâu (cách đây 107 triệu năm), rất khó để tiêu diệt chúng một cách tận gốc. Muỗi
không cần nhiều điều kiện để sống. Bất kỳ dụng cụ chứa nước nhỏ - hoặc bất cứ
cái gì có thể hứng nước mưa – đều đủ để muỗi sinh sản. Muỗi cũng đang trở nên
kháng thuốc với các thuốc diệt thông thường. [2]
2.3.1.2. Sự phát triển và lan rộng các dịch bệnh do muỗi lây truyền
Giới chuyên gia gần dây đã cảnh báo tình trạng nóng lên trên toàn cầu sẽ
tạo điều kiện lý tưởng cho các dịch bệnh do muỗi lây truyền phát triển và lan

rộng.
Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh dịch Zika do muỗi vằn Aedes lây
truyền đang diễn biến phức tạp tại khu vực Nam Mỹ trong khi châu Âu và Mỹ
đang chuẩn bị đối phó trong trường hợp xuất hiện virus Zika trong mùa Hè này.
Theo chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm đến từ Đại học Oxford (Anh) Moritz
Kraemer, nhiệt độ tăng cao có thể gây ra nhiều hiểm họa trong đó có tình trạng
gia tăng số lượng các loài muỗi. [9]
Các chuyên gia cảnh báo nhiệt độ cao là môi trường tốt để thúc đẩy quá
trình sinh sản của loài muỗi, trứng muỗi cũng phát triển và nảy nở nhanh hơn.
Cụ thể, ở nhiệt độ 25 độ C, trứng muỗi cần 2 tuần để nở thành con muỗi trong
khi chỉ cao hơn 3 độ C tức là 28 độ C thì chỉ trong 10 ngày quá trình này sẽ hoàn
tất.
Không những thế, trong điều kiện nhiệt độ cao, quá trình truyền virus từ
muỗi sang người cũng nhanh hơn so với khi nhiệt độ thấp, khiến trong một vòng
đời một con muỗi mang virus gây bệnh có thể lây lan cho nhiều người hơn, làm
gia tăng nguy cơ và số lượng người bị nhiễm virus Zika.
Bên cạnh những điều kiện về thời tiết, đặc thù di chuyển và du lịch khắp
nơi của con người cũng đang góp phần khiến các loại bệnh do muỗi lây truyền
lây lan nhanh chóng ở phạm vi rộng hơn.
2.3.1.3. Muỗi là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh truyền nhiễm ở
Việt Nam
Việt Nam là nước có khí hậu đặc biệt, thay đổi liên tục, tạo điều kiện
thuận lợi cho các loại côn trùng phát triển sinh sôi. Đặc biệt là vào thời điểm
giao mùa, thời tiết thay đổi liên tục, nóng lạnh thất thường, tạo điều kiện về khí
hậu để trở thành một môi trường sống lý tưởng của các loại côn trùng gây
hại như muỗi, mối…
5


Các sinh vật trung gia truyền bệnh [9]

Các loại côn trùng nói chung hay loài muỗi nói riêng là nguyên nhân gây
ra truyền nhiễm, lây lan các dịch bệnh nguy hiểm cho con người như sốt xuất
huyết, sốt rét, sốt vàng, giun chỉ, bạch huyết, viêm não Nhật Bản, da phơi
nhiễm… Muỗi cái hút máu người và và động vật bị bệnh sẽ mang theo virus và
các loại ký sinh truyền cho mọi người và động vật khác bị chúng đốt.
2.3.1.4. Tác hại của muỗi gây ra cho thế giới
Người ta ước tính muỗi đã lây lan các bệnh truyền nhiễm cho khoảng 70
triệu người hàng năm trên thế giới gây ra cái chết cho hàng triệu người. Ở châu
Âu, và các nước phát triển như Mỹ, Nga, Canada, Nhật Bản … thì việc muỗi
không còn là vấn đề lớn nhưng vẫn có thể gây ra một vài trường hợp chết người
hàng năm. Còn ở những nơi chậm phát triển thì muỗi là một trong những
nguyên nhân gây ra các dịch bệnh làm chết hàng triệu người nhất là ở Châu Phi.
Lịch sử đã từng ghi nhận, trước khi việc lan truyền bệnh của muỗi được kiểm
soát, muỗi gây ra hàng chục triệu cái chết trên khắp các châu lục và hàng triệu
ca lây nhiễm bệnh. Người ta cũng chứng minh được rằng muỗi là trung gian lây
truyền bệnh sốt vàng da và bệnh sốt rét từ người sang người đầu tiên ở Cuba sau
đó lan sang kênh đào Panama vào đầu thập niên 1900. Hiện nay, nhiều loại bệnh
cũng được lan truyền qua muỗi.
Muỗi Anopheles mang ký sinh trùng sốt rét Plasmodium. Trên thế giới,
bệnh sốt rét hiện đang dẫn đầu về số ca tử vong, nhất là đối với trẻ em dưới 5
tuổi, với khoảng 5,3 triệu người chết mỗi năm. Hầu hết các loài muỗi đều mang
ký sinh trùng giun chỉ, loại ký sinh trùng gây nên biến dạng trên cơ thể (phổ
biến là bệnh chân voi) thông qua việc gây sưng phồng lớn một vài bộ phận trên
cơ thể. Trên thế giới có khoảng 40 triệu người đang sống tàn phế do ký sinh
trùng giun chỉ gây ra. Các bệnh do virus gây ra như sốt vàng da và dịch hạch
được lan truyền chủ yếu bởi loài muỗi Aedes aegypti. [9]
2.3.1.5. Vì sao muỗi đốt không lây truyền HIV, nhưng truyền bệnh số xuất
huyết ?
Các nhà khoa học đã chỉ ra, muỗi không phải là những "chiếc kim tiêm
biết bay" nên không thể lây nhiễm virus HIV sang cho người. Theo số liệu của

Tổ chức Y tế thế giới (WHO), căn bệnh HIV/AIDS đã giết chết khoảng 1,6 triệu
người mỗi năm. Con đường lây bệnh của căn bệnh thế kỷ này chủ yếu là do qua
đường tình dục - quan hệ tình dục không được bảo vệ, đường máu - sử dụng
chung kim tiêm bẩn, truyền máu... Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc liệu
6


muỗi hút máu người bệnh rồi "đốt" chúng ta thì có khiến ta bị lây nhiễm virus
HIV được không?
Mới đây, trang Business Insider đưa tin, các nhà khoa học và Joe Conlon cựu nhà côn trùng học và cố vấn kỹ thuật của Hiệp hội Phòng chống muỗi của
Mỹ khẳng định: "Đó không hoàn toàn là câu hỏi thiếu tính căn cứ. Nhưng loài
muỗi không thể truyền virus HIV được". Conlon giải thích rằng, trước hết, khi
con muỗi đốt bạn, nó đã hút máu vào trong ruột của nó. Tại đây, axit trong dạ
dày của muỗi đã tiêu diệt virus HIV. Bên cạnh đó, trước khi hút máu, muỗi tiết
nước bọt có chất chống đông để giúp cho nó hút máu dễ dàng hơn. Tuyến nước
bọt và tuyến hút máu nằm tách biệt nhau trong vòi của muỗi. Tuyến hút máu có
cấu trúc phức tạp và nhìn chung nó không giống như một ống kim tiêm. Nói đơn
giản, muỗi tiết nước bọt theo đường riêng và hút máu theo đường riêng. Kết quả
là, máu được hút theo hướng duy nhất và không bị bơm ngược vào máu của
người bị đốt. Do đó, ngay cả khi con muỗi mang virus từ người nhiễm HIV
thì máu sẽ không bao giờ thoát khỏi tuyến nước bọt để vào máu của bạn.
2.3.1.6. Các loại muỗi truyền bệnh cho người
Nhỏ bé nhưng nguy hiểm. Muỗi có thể truyền rất nhiều bệnh nguy hiểm
cho con người. Ths. BS Nguyễn Trung Cấp (Phó trưởng khoa cấp cứu– Bệnh
viện bệnh nhiệt đới trung ương) cho biết, muỗi là tác nhân lây truyền rất nhiều
căn bệnh nguy hiểm. Một loại muỗi có thể truyền nhiều bệnh. Dưới đây là một
số loại muỗi phổ biến, đều đã xuất hiện ở ở nước ta, gây ra nhiều đợt dịch lớn.
1. Muỗi Culex
Muỗi Culex truyền virut gây bệnh viêm não Nhật bản B và truyền bệnh giun chỉ.
Muỗi Culex có màu nâu, rất to, bay chậm và đốt rất đau. Cung quăng của muỗi

này thường sinh trưởng và phát triển ở những vùng nước bẩn, ao bèo…

Muỗi Culex [9].
2. Muỗi Aedes:
Muỗi Aedes truyền virut sốt xuất huyết và virut Zika.
Muỗi Aedes có hình dạng nhỏ, bay rất nhanh. Muỗi có những vằn trắng đen
hoặc nâu đen( tạo thành khoang đen khoang trắng hoặc khoang đen khoang nâu
tren cơ thể). Loại muỗi này thường hoạt động vào tầm chạng vạng tối hoặc sáng
sớm. Thậm chí ở những nơi ánh sáng yếu thì muỗi này hoạt động cả ngày. Cung
quăng của muỗi Aedes thường sinh sôi ở những vũng nước sạch và chỉ cần một
lượng nước nhỏ để sinh sôi. Cung quăng của loại muỗi này có thể xuất hiện ở
7


những nơi chứa nước mưa đọng như mảnh bát vỡ, lốp xe,…Thậm chí nước
trong lọ hoa cũng có thể là nơi để cung quăng sinh trưởng và phát triển.

Muỗi Aedes [9]
3. Muỗi Anophen:
Muỗi Anophen lây truyền bệnh sốt rét. Cách nhận biết muỗi Anophen rất đơn
giản: khi đậu, muỗi Anophen thường chúc đầu xuống dưới, tạo thành một góc
khoảng từ 50 đến 90 độ so với bề mặt đốt.
Muỗi Anophen hoạt động mạnh nhất vào buổi tối.
Cung quăng của muỗi này thường sinh sôi mạnh nhất ở những dòng nước chảy
và sạch, ví dụ như suối….

Muỗi Anophen [9]
Đây là 3 loại muỗi truyền bệnh chính tại Việt Nam. Ba loại muỗi này mang
những đặc điểm nhận dạng và tập tính khác nhau. Ngoài ra, ở nước ngoài còn có
một số loại muỗi truyền bệnh khác như muỗi cát (gây ra bệnh sốt vàng ở Châu

Phi và khu vực Trung cận Đông).
2.3.1.7. Đặc điểm sinh thái của muỗi
Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước
đọng, các vùng ẩm ướt. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu
trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau
phát triển thành nhộng, rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt
nước.
Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến
25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt
8


Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến
khoảng một tháng.
Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để
hút máu. Muỗi cái cần hút thêm máu để có nguồn protein để sản sinh ra trứng.
Thức ăn bình thường của muỗi là nhựa cây và hoa quả, không chứa đủ protein
cho muỗi cái. Muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu, và chỉ ăn nhựa cây
và hoa quả. Cũng có một nhánh muỗi, tên là Toxorhynchites, không hút máu.
Muỗi cái xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt. Chúng
đặc biệt nhạy cảm với cacbon điôxit trong hơi thở động vật và một số mùi
trong mồ hôi. Một số người, ví dụ nam giới, béo và thuộc nhóm máu O, hấp dẫn
muỗi nhiều hơn. Muỗi cảm nhận được tia hồng ngoại phát ra từ vật có thân nhiệt
cao, nên dễ tìm được đến động vật và chim máu nóng.
Bọ gậy hay lăng quăng là một dạng ấu trùng của muỗi, hình thành ở giai
đoạn thứ 2 trong vòng đời của muỗi. Muỗi có 4 giai đoạn trong vòng đời là
trứng muỗi, bọ gậy(ấu trùng), cung quăng (nhộng) và muỗi trưởng thành. Muỗi
cái trưởng thành đẻ trứng theo từng đợt.
Sau khi muỗi đẻ trứng, sau 2 - 3 ngày, trứng thường nở thành bọ gậy. Sau
khi nở, bọ gậy không phát triển liên tục mà trải qua 4 giai đoạn khác nhau, gồm:

Ở tuổi thứ nhất, bọ gậy có kích thước khoảng 1,5 mm và ở tuổi thứ tư nó có kích
thước khoảng 8 - 10mm. Bọ gậy không có chân nhưng có đầu phát triển, mình
phủ nhiều lông, bơi được bằng các chuyển động của cơ thể. Bọ gậy ăn tảo, vi
khuẩn và các vi sinh vật trong nước. Nơi khí hậu ấm áp, thời gian bọ gậy phát
triển cần khoảng 4 - 7 ngày hoặc dài hơn nếu thiếu thức ăn. Sau đó, bọ gậy khi
đã phát triển đến tuổi thứ tư chuyển hóa thành cung quăng có hình dấu phẩy.
2.3.1.8. Vòng đời và sinh sản của muỗi
Giống như tất cả các loài côn trùng, muỗi nở từ trứng và đi qua nhiều giai
đoạn trong vòng đời sống của chúng trước khi trở thành muỗi trưởng thành.
Những con cái đẻ trứng trong nước, và giai đoạn ấu trùng và nhộng, chúng sống
hoàn toàn trong nước. Khi nhộng phát triển thành muỗi trưởng thành, chúng rời
khỏi nước và trở thành côn trùng bay lượn tự do trên mặt đất. Vòng đời của một
con muỗi có thể khác nhau từ một đến vài tuần tùy thuộc vào các loài (muỗi
trưởng thành, muỗi cái giao phối của một số loài có thể sống sót qua mùa đông
trong mát, nơi ẩm ướt cho đến mùa xuân, khi đó chúng sẽ đẻ trứng và chết.)

Vòng đời của muỗi [9]
9


2.3.1.9. Sự phát triển của muỗi.
Trứng
Tất cả muỗi đẻ trứng trong nước, trong đó có thể bao gồm những nơi nước
đọng (như hồ bơi, ao, hồ, lu…) Con cái đẻ trứng trên bề mặt của nước, trừ muỗi
Aedes, đẻ trứng trên mặt nước ở những nơi lũ lụt. Những quả trứng có thể được
đặt đơn lẻ hay theo nhóm hình thành một chiếc bè nổi của trứng muỗi. Hầu hết
trứng có thể sống sót qua mùa đông và nở vào mùa xuân.
Ấu trùng
Những quả trứng muỗi nở thành ấu trùng hay "wigglers", sống ở bề mặt
của nước và thở bằng ống khí. Ấu trùng hấp thụ các chất hữu cơ qua phần miệng

của chúng và chúng dài khoảng 0,5-0,75 inch (1-2 cm); khi chúng lớn lên, chúng
lột xác nhiều lần. Ấu trùng muỗi có thể bơi và lặn xuống khỏi bề mặt khi bị quấy
rầy. Ấu trùng sống ở bất cứ đâu từ vài ngày đến vài tuần tùy thuộc vào nhiệt độ
nước và loài muỗi.

Ấu Trùng [9]
Con nhộng
Sau khi lột xác lần thứ tư, ấu trùng trở thành nhộng sống dưới nước từ
một đến bốn ngày tùy thuộc vào nhiệt độ nước và tùy thuộc vào từng loại muỗi.
Các con nhộng nổi lên bề mặt nước và thở bằng hai ống nhỏ. Mặc dù chúng
không ăn, nhưng chúng vẫn sống được. Vào cuối giai đoạn nhộng, chúng biến
thành muỗi trưởng thành.

Ấu trùng thành nhộng [9]
10


Muỗi
Bên trong vỏ, nhộng biến thành muỗi trưởng thành. Muỗi trưởng thành sử
dụng áp suất không khí để phá vỡ vỏ nhộng, trườn đến một khu vực được bảo vệ
và nằm nghỉ ngơi và chờ đến khi bộ xương ngoài của nó trở nên cứng lại, chúng
làm khô đôi cánh bằng cách căng rộng ra. Sau khi hoàn tất, chúng có thể bay đi
và sống trên đất liền.

Cuối cùng thành muỗi trưởng thành [9]
Một trong những điều đầu tiên mà muỗi trưởng thành làm là tìm kiếm một
người bạn đời và sau đó là thức ăn. Muỗi đực có phần miệng ngắn và ăn mật hoa
thực vật. Ngược lại, muỗi cái có vòi dài mà chúng sử dụng để cắn người và động
vật và hút máu (máu cung cấp protein mà muỗi cái cần để đẻ trứng). Sau khi
chúng ăn, con cái đẻ trứng (chúng cần hút máu của người hoặc động vật mỗi khi

chúng đẻ trứng). Muỗi cái tiếp tục chu kỳ này và sống bất cứ nơi nào từ nhiều
ngày đến vài tuần (qua mùa đông); muỗi đực thường chỉ sống một vài ngày sau
khi giao phối. Các chu kỳ cuộc sống của muỗi thay đổi theo loài và điều kiện
môi trường.
2.3.1.10. Các biện pháp diệt muỗi

Các biện pháp diệt muỗi [9]
Trước đây, các hóa chất độc thường được sử dụng để diệt muỗi, như bằng
bình xịt, hay đốt hương muỗi. Nhưng các biện pháp hiện đại sử dụng các sinh
vật có khả năng tiêu diệt muỗi, hoặc các phương pháp sinh học và vật lý khác,
tránh sử dụng chất hóa học độc hại cho cơ thể con người.
11


Các biện pháp diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh không làm giảm ngay số
lượng muỗi đốt, có khi phải mất vài ngày hoặc vài tuần mới giảm được số lượng
muỗi đốt. Diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh bao gồm các biện pháp khác nhau như
thau vét bọ gậy, làm thay đổi nơi sinh sản của muỗi, làm cho bọ gậy không sinh
sôi, nảy nở được. Khống chế không cho muỗi trưởng thành đến được nơi sinh
sản. Thả cá và các loài sinh vật ăn bọ gậy khác vào những nơi có bọ gậy muỗi.
Đồng thời có thể dùng các loại hóa chất diệt bọ gậy. Các biện pháp can thiệp này
nhắm tới mục đích là giảm nguồn truyền
Việc làm thoát nước ở các khu vực đầm lầy, nước tù đọng, đất đai khai
khẩn và các biện pháp lâu dài khác được thực hiện từ đầu thế kỷ 20 ở nhiều nơi
đã góp phần rất tích cực trong các biện pháp phòng chống và giảm thiểu những
bệnh do muỗi truyền. Diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh cần phải được thực hiện
chung quanh nơi sinh sống của con người trong phạm vi lớn hơn phạm vi dự
định diệt muỗi. Đối với nhiều loài muỗi, phạm vi này khoảng 1,5–2 km. Các
biện pháp không có hiệu quả lâu dài cần phải được duy trì suốt trong thời gian
có muỗi truyền bệnh hoạt động mạnh.

Sử dụng thiên địch để diệt muỗi:

Nuôi cá hoặc lươn nhỏ trong bể nước để tiêu diệt bọ gậy.

Nuôi chuồn chuồn ngoài đồng ruộng. Các ấu trùng chuồn chuồn trong
nước ăn bọ gậy, còn chuồn chuồn trưởng thành bắt muỗi trong không trung.

Nuôi bò sát nhỏ như thạch sùng, thằn lằn để ăn muỗi trong nhà.

Bảo vệ dơi bắt muỗi trong không trung.

Dùng Mesocyclops để diệt lăng quăng

Dùng các côn trùng thủy sinh thuộc họ corixidae để diệt lăng quăng
Cải tạo môi trường: Mục đích là thu hẹp môi trường sinh trưởng của muỗi

Nạo vét cống rãnh, vũng nước

Phát quang bụi rậm

Sử dụng bồn chứa nước sinh hoạt kín

Dọn dẹp nhà cửa

Không để các vật ủ lại một chỗ (dễ cho muỗi phát sinh)

Kiểm tra các dụng cụ chứa nước [9]
12



Bẫy điện

Đèn bẫy muỗi được chế tạo với một đèn phát ánh sáng hấp dẫn muỗi và
côn trùng tụ tập đến, bao quanh bởi lưới kim loại có hiệu điện thế thấp. Khi
muỗi và côn trùng sa vào lưới, dòng điện nhỏ sẽ phóng qua và tiêu diệt
chúng. Phương pháp này sử dụng được trong nhà và ngoài trời.

Vợt điện, thiết kế như vợt bắt muỗi cầm tay, chỉ gồm lưới kim loại có điện
thế, chạy pin. Vợt này đòi hỏi kỹ thuật sử dụng của người bắt muỗi, có thể có
ích trong nhà, nhưng không có tính hiệu quả cao.
Dùng hóa chất

Thuốc xịt, có thể được xịt ở những khu vực ngoài trời rộng lớn. Một số
thuộc xịt còn được xịt tiêu diệt muỗi và các côn trùng khác trong nhà ở, khi
mọi người đi vắng. Việc dùng thuốc xịt gây tranh cãi, vì nó không chỉ độc
cho con người mà còn tiêu diệt các sinh vật ăn muỗi, làm mất cân bằng sinh
thái.

Hương xua muỗi (còn gọi là nhang muỗi), có thể được đốt trong nhà khi
mọi người đi vắng. Nó có thể tiêu diệt muỗi trong phạm vi nhà ở và không
duy trì được tác dụng lâu dài. Hương xua muỗi có thể gây độc cho người, và
tạo nguy cơ hỏa hoạn.
Dùng muỗi biến đổi gien
Có thể tạo ra chủng muỗi đực bị mất khả năng sinh sản khi chiếu phóng
xạ rồi thả chúng vào tự nhiên. Các con muỗi đực vô sinh sẽ cạnh tranh giao
phối với muỗi đực thường, giảm tỷ lệ sinh của muỗi.
Xua muỗi
Một cách khác để giảm thiểu khả năng bị muỗi ảnh hưởng đến sức khỏe là
ngăn cản không cho chúng tiếp xúc với cơ thể.
Bật đèn sáng

Muỗi rất sợ đèn sáng vào buổi tối. nhưng với đèn có tia uv cao thì sẽ lại
thu hút chúng. các đèn bẫy muỗi thông thường là loại đèn phát tia cực tím để thu
hút chúng. nhưng với tia uv thì lại có hại cho con người đặc biệt là trẻ nhỏ. nhìn
nhiều hại mắt, tiếp xúc nhiều hại da.... vì vậy đặc biệt cách ly với con nhỏ. (hậu
quả làm mờ mắt sớm, lão hóa sớm...)
Gió nhẹ

Tạo luồng gió nhẹ bằng quạt có thể xua được muỗi.
Màn
Các biện pháp dùng màn và lưới không gây hại cho sức khỏe hay môi
trường, chi phí không cao và phát huy tác dụng trong thời gian dài.

Màn ngủ là phương pháp hiệu quả để phòng chống muỗi đốt khi ngủ.

Lưới cửa, là các lưới kim loại (hay nhựa) có lỗ nhỏ, không cho muỗi hay
các loại côn trùng vượt qua và xâm nhập vào nhà ở, nhưng vẫn đảm bảo
thoáng khí và ánh sáng.
Thuốc xua muỗi

Thuốc bôi lên da để xua muỗi khỏi da, tiện dụng khi đi du lịch đến vùng
đất nhiều muỗi. Chúng thường chứa các hóa chất sau: DEET, tinh dầu bạc hà
13


mèo, nepetalactone, tinh dầu xả hay tinh dầu bạch đàn (còn gọi là dầu
khuynh diệp).
Máy phát siêu âm xua muỗi

Các máy này được chế tạo nhỏ như đồng hồ, đeo ở tay, chạy pin, phát
ra sóng siêu âm khiến muỗi không muốn lại gần, nhưng tai người không

nghe thấy gì. Tiện dụng khi ta đi du lịch các vùng đất nhiều muỗi. Tuy nhiên
chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh được công dụng của thiết bị
này. [9]
2.3.2. Các loại bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ra

Các con đường lây truyền [9]
Đối với 1 số người, bị muỗi đốt tưởng chừng như vô hại vì nó chỉ đơn giản là
ngứa ngáy khó chịu một lúc rồi cảm giác đó cũng nhanh chóng biến mất. Nhưng
các bạn có biết Muỗi là loại côn trùng mang đến rất nhiều dịch bệnh nguy hiểm.
Muỗi hút máu của vật chủ bị nhiễm bệnh như chim hoặc động vật có vú sau đó
truyền bệnh sang con người. Muỗi là một trong những loài nguy hiểm nhất trên
thế giới, là nguyên nhân gây ra rất nhiều căn bệnh, đặc biệt là 10 căn bệnh chết
người sau đây:
2.3.2.1. Sốt xuất huyết (Phụ lục 1)
Sốt xuất huyết, không có gì phải nghi ngờ, nó chính là một trong những
căn bệnh nguy hiểm nhất gây ra bởi muỗi. Nó thường xảy ra với những người
sống ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Muỗi Aedes là nguyên nhân của
căn bệnh này. Virus gây bệnh phát triển trong các tế bào của cơ thể chúng ta, gây
ra sốt cao, nhức đầu, đau khớp và phát ban, là các triệu chứng bệnh đầu tiên có
thể nhận ra. Bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng acetaminophen. Thật may, hiện nay
đã có phương pháp điều trị cho căn bệnh này. [1]
2.3.2.2. Zika (Phụ lục 2)
Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền, có thể gây thành dịch,
Virus Zika thuộc họ Arbovirus nhóm Flaviviridae cùng nhóm với các vi rút sốt
xuất huyết Dengue, viêm não Nhật Bản …
Vi-rút Zika lây truyền cho người chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes
mang vi-rút. Đây cũng chính là loại muỗi trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết
và sốt siêu vi. Tuy nhiên, sốt xuất huyết không lây qua tiếp xúc trực tiếp, trong
14



khi sốt siêu vi có thể lây qua dịch tiết nước bọt, dịch nhầy ở mũi… Đặc biệt, virút Zika còn có khả năng lây truyền qua đường tình dục và đường máu. Tuy
nhiên, đây là những phương thức lây truyền không phổ biến. [6]
2.3.2.3. Siêu vi trùng West Nile (Phụ lục 3)
Nguyên nhân gây ra bệnh này là do muỗi vằn. Bệnh này thường gặp ở
động vật và chim chóc nhưng các báo cáo cho thấy rằng virus này cũng được
tìm thấy trong các tế bào của người. Nó lây lan qua tuyến nước bọt và từ mẹ
sang con qua việc mẹ cho con bú. Bệnh này ảnh hưởng đến việc lưu thông máu
của cơ thể và gây thiệt hại cho các mô não. Trong một số trường hợp nặng, bệnh
có thể dẫn đến co giật, hôn mê và thậm chí tử vong. [9]
2.3.2.4. Sốt rét (Phụ lục 4)
Sốt rét là một bệnh do ký sinh trùng sốt rét gây nên, bệnh do muỗi
Anophen truyền từ người bệnh sang người lành. Biểu hiện của bệnh sốt rét có
thể thay đổi từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như là: loại ký sinh
trùng mắc phải, tình trạng miễn nhiễm của ký chủ, cơ địa ký chủ (thai nghén,
suy dinh dưỡng…)
Sốt rét có nguyên nhân do trùng sốt rét gây nên. Muỗi cái
Anopheles chích người và virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường máu.
Sau đó, nó di chuyển đến gan và làm ảnh hưởng đến hoạt động của gan. Ký sinh
trùng sốt rét tiếp tục sản sinh trong cơ thể cho đến khi các triệu chứng như sốt,
lạnh, vã mồ hôi, đau đầu và cúm nghiêm trọng bắt đầu xuất hiện. Thuốc chống
sốt rét phổ biến nhất và được khuyến nghị được chế từ ki-nin. [6]
2.3.2.5. Sốt vàng da (Phụ lục 5)
Sốt vàng da là một căn bệnh thường gặp ở châu Phi và Nam Mỹ. Nguyên
nhân do muỗi vằn gây nên. Virus này giữ tình trạng ủ bệnh từ 4-7 ngày cho đến
khi người bệnh bắt đầu có triệu chứng như nhức đầu, buồn nôn và sốt nặng.
Hiện nay, không có thuốc điều trị đặc biệt nào để điều trị với bệnh sốt vàng da.
Một vài vắc xin, đã được điều chế để chữa trị nhưng hiệu quả nó không kéo dài.
Ngay sau khi dừng tiêm vắc xin, bệnh sẽ lại tái phát, đây là lý do tại sao các
chuyên gia y tế khuyên bạn nên có các biện pháp phòng ngừa nhất định chăm

sóc vệ sinh thực phẩm và môi trường lành mạnh. [10]

Bệnh sốt vàng thuộc nhóm A trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm [9]
15


2.3.2.6. Sốt thung lũng Rift (Phụ lục 6)
Căn bệnh này thường xảy ra với những người sống chung cùng động vật
thuần hóa như bò, trâu, cừu, dê. Đây là bệnh gây ra bởi virus RVF của chi
Phlebovirus và họ Bunyaviridae. Các báo cáo khác nhau từ năm 1910-2000 cho
thấy có các ổ dịch bệnh đã nổ ra nghiêm trọng ở các vùng lãnh thổ khác nhau
của thế giới, đặc biệt là các quốc gia như Tây Phi, Ả-rập và các nước của châu
Á. [9]
2.3.2.7. Viêm não thung lũng Murray
Bệnh viêm não ở thung lũng Murray cũng là một căn bệnh chết người
khác do muỗi gây nên. Mặc dù căn bệnh này rất hiếm gặp nhưng bất cứ nơi nào
virus này có mặt, nó là nguyên nhân gây tổn thương mô não. Úc là nước có tỷ lệ
nhiễm bệnh cao nhất. Người bệnh không có triệu chứng nổi bật, nhưng thường
là nhức đầu, cứng gáy, co giật và buồn ngủ. Nếu các triệu chứng trên được phát
hiện, bệnh nhân phải ngay lập tức đưa đến bệnh viện. [9]
2.3.2.8. Sốt Chikungunya (Phụ lục 7)
Nguyên nhân gây bệnh là muỗi vằn, đặc biệt là loài Aedes agepypti và Aedes
albopictus. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh này là đau khớp, nhức đầu,
nôn mửa, đau lưng và da nổi mụn. Một số thuốc làm giảm đau của bệnh
Chikungunya bao gồm ibuprofen, naproxen và paracetamol. [9]
2.3.2.9. Viêm não Nhật Bản (Phụ lục 8)
Viêm não Nhật Bản là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng của não bộ. Viêm
não Nhật Bản là một bệnh phổ biến ở châu Á, New Guinea và phía bắc
Queensland. Một số triệu chứng nghiêm trọng của bệnh này bao gồm nhiệt độ
cao, co giật, hôn mê và nhức đầu dữ dội. Phương pháp điều trị của căn bệnh này

thường sử dụng cách tiêm chủng vắc xin.
Bệnh có thể xuất hiện rải rác quanh năm, nhưng vào các tháng 5, 6 và 7, tỷ lệ
mắc bệnh đặc biệt tăng cao. Trong khi nhiều bậc cha mẹ lại không biết được
nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh [1]

Ảnh minh họa [5]
2.3.2.10. Bệnh giun tim (Phụ lục 9)
Bệnh giun tim là một trong những bệnh nguy hiểm nhất gây ra bởi giun
tròn và muỗi. Các vết cắn của muỗi có chứa ấu trùng của giun tròn là nguyên
nhân lây lan của căn bệnh này. Bạn nên tránh để vật nuôi như chó, mèo và vẹt

16


trong nhà vì muỗi có thể là trung gian truyền bệnh này sang người. Bệnh này
phổ biến tại Mỹ và Canada.
Ký sinh trùng Dirofilaria immitis là một loại giun chỉ (filaria) thường sống ký
sinh trong tim chó và đôi khi cũng gặp trong tim mèo.
Đây là giun tim chó (canine heartworm). Những năm gần đây có rất nhiều báo
cáo khoa học cho biết có bằng chứng giun chỉ Dirofilaria có thể từ thú lây nhiễm
sang cho người. [9]
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sau khi tiến hành tìm hiểu về muỗi và các bệnh truyền nhiễm do muỗi
truyền, tôi và các đồng chí trong tổ bộ môn đã có thêm tư liệu để tiến hành giảng
dạy bài bệnh truyền nhiễm và miễn dịch ở chương trình sinh học lớp 10.
Sau khi tiến hành giảng dạy và thực hiện các tiết ngoại khoá : "Muỗi và
các bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền", tôi nhận thấy đã thu được một số kết
quả ban đầu :
- Khi tiến hành bài ngoại khoá các em chăm chú lắng nghe, kết hợp ghi chép.

Khi đặt câu hỏi các em đã tham gia thảo luận sôi nổi, thể hiện chính kiến cá
nhân, có sự phân tích lôgic, thoả đáng các khía cạnh của vấn đề được nêu ra.
- Việc tổ chức buổi ngoại khoá đã giúp các em hiểu sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về
muỗi và các bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền, về tác nhân gây bệnh, con
đường truyền bệnh, hậu quả, cách phòng chống, cách điều trị một số bệnh truyền
nhiễm do muỗi truyền, cũng như mức độ nguy hiểm và thiệt hại mà các bệnh
này có thể có thể gây ra cho gia đình và cộng đồng cũng như sự phát triển kinh
tế xã hội của đất nước, từ đó các em ý thức hơn trong việc phòng chống dịch
bệnh.
- Qua tiết học và các tiết ngoại khóa đã hình thành ở các em ý thức vận dụng
những hiểu biết vào thực tế chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và cho gia đình,
đồng thời tuyên truyền cho những người xung quanh góp phần không nhỏ vào
việc phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng.
Tóm lại qua các tiết học, ngoại khóa đã tăng cường giáo dục cho học sinh thực
hiện tốt các hành vi về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và hướng dẫn học
sinh tuyên truyền về cách phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm do muỗi
truyền trong gia đình, cộng đồng.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1 Kết luận
Do tác động của sự biến đổi của khí hậu và hậu quả của ô nhiễm môi
trường trên thế giới đã làm phát sinh nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm cho con
người. Các bệnh truyền nhiễm phát sinh và bùng phát bất cứ lúc nào nếu chúng
ta không làm tốt công tác phòng chống dịch. Với tinh thần này, việc nắm vững
hiểu biết về một số bệnh truyền nhiễm và các biện pháp phòng chống bệnh là
cần thiết.
17


Là một giáo viên làm công tác giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường phổ
thông tôi thấy mình cần phải nắm vững và hiểu rõ về một số bệnh truyền nhiễm

do muỗi truyền để có tư liệu phục vụ cho giảng dạy và thực hiện các tiết ngoại
khóa: "Muỗi và các bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền" để các em hiểu rõ
hơn về một số bệnh truyền nhiễm, từ đó giúp các em và thông qua các em giúp
người dân hiểu rõ về căn bệnh này, tuyên truyền giáo dục cho các em có ý thức
cùng gia đình phòng chống dịch bệnh một cách có hiệu quả nhất.
Trên đây là những tư liệu mà tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, sưu tầm được tôi
đã mạnh dạn viết lại để các đồng nghiệp tham khảo.
3.2 Kiến nghị
Để nâng cao hiệu quả của công tác “Phòng chống dịch bệnh” trong trường
học và trong cộng đồng không phải chỉ là nhiệm vụ của giáo viên bộ môn Sinh
học mà là của tập thể giáo viên, của nhà trường trong nhiệm vụ giáo dục chung,
do đó: Nhà trường cần có các biện pháp tổ chức tuyên truyền sâu rộng và thường
xuyên hơn nữa. Cải tạo môi trường học đường xanh – sạch – đẹp, phối hợp
thường xuyên với các cơ quan y tế để nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh
trong nhà trường và cộng đồng.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

LÊ MINH DŨNG

18




×