Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài 18: Tìm hiểu về Lào và Cam - pu - chia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.59 KB, 4 trang )

TÌM HIỂU VỀ LÀO VÀ CAM-PU-CHIA
I. LÀO
Diện tích : 236 800 km
2
.
Dân số : 5,5 triệu người (năm 2002)
1. Vị trí địa lí
- Nằm trên bán đảo Đông Dương.
- Giáp : Việt Nam (phía đông ), Thái Lan (phía tây), Trung Quốc, Mi-an-ma (phía bắc),
Cam-pu-chia (phía nam)
- Nằm trong nội địa, không giáp biển. Do vậy, giao lưu với các nước trên thế giới có
phần trở ngại.
2. Điều kiện tự nhiên
a) Địa hình
- Núi và cao nguyên chiếm 90% diện tích; từ bắc xuống nam có các cao nguyên: Hủa
Phan, Xiêng Khoảng, Khăm Muộn, Bô-lô-ven.
- Đồng bằng chiếm 10% diện tích, phân bố ở phía nam, dọc sông Mê Công
b) Khí hậu
- Thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệ t:
+ Mùa mưa : từ tháng 4 - 10, có gió mùa Tây Nam ẩm.
+ Mùa khô : từ tháng 11 - 3, có gió mùa Đông Bắc.
c) Sông ngòi : chủ yếu là sông Mê Công, chạy dọc biên giới phía tây với nhiều phụ lưu
có giá trị giao thông, thủy điện và thủy lợi lớn.
* Giá trị kinh tế của điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi : khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm quanh năm, giàu nguồn nước, nhiều
caonguyên đất đỏ, khá thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Khó khăn : nằm xa biển, đồng bằng hẹp, nhiều đồi núi, cao nguyên, mùa khô thiếu
nước trầm trọng gây trở ngại cho giao thông và sản xuất nông nghiệp.
3. Điều kiện xã hội, dân cư
a) Dân cư:
- Dân số ít (5,5 triệu ngưòi), tỉ lệ tăng tự nhiên còn cao (2,3%).


- Mật độ dân số rất thấp (22 người/km
2
).
b/ Xã hội
- Thành phần dân tộc: người Lào (50%), người Thái (14%), người Mông (13%) và các
dân tộc khác. Tiếng Lào là ngôn ngữ phổ biến
- Đa số dân Lào sống ở nông thôn (83 %), bản tính hiền hòa và theo Phật giáo (60%).
- Tỉ lệ người biết chữ thấp (56%), thu nhập bình quân theo đầu người thấp, chỉ đạt 317
USD/người.
* Nhìn chung, do dân số ít, trình độ văn hóa chưa cao nên nguồn lực lao động còn nhiều
hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng,
4. Kinh tế : còn chậm phát triển
a) Nông nghiệp : là hoạt động kinh tế chính, chiếm 52,9 % GDP.
- Lúa gạo : cây trồng chính, phân bố dọc sông Mê Công (sản lượng 2,1 triệu tấn, năm
2000).
- Cây công nghiệp : cà phê, hồ tiêu, trồng trên các cao nguyên đất đỏ ở miền Nam.
- Chăn nuôi trâu, bò, lợn : khá phát triển (1 triệu con mỗi loại) nhờ có nhiều đồng cỏ trên
cao nguyên và nhiều loại hoa màu (ngô, khoai, sắn).
b) Công nghiệp
- Chiếm 22,8 % GDP, chủ yếu là khai thác thủy điện (có đập Nậm Ngừm tương đối lớn),
khai thác thiếc, thạch cao, chế biến gỗ.
c) Các thành phố lớn đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp nhẹ và thực phẩm : Viêng
Chăn, Luông Pha-băng, Xa-van-na-khet, Pắc-xế.
II. CAM-PU-CHIA
Diện tích : 181 000 km
2
.
Dân số 12,3 triệu người (năm 2002).
1. Vị trí địa lí
- Thuộc bán đảo Đông Dương.

- Giáp : Việt Nam (phía đông), Thái Lan (phía tây), Lào (phía bắc), vịnh Thái Lan (phía
tây nam).
- Vị trí này giúp Cam-pu-chia mở rộng giao lưu bên ngoài bằng cả đường bộ, đường
sông (Mê Công) và đường biển (cảng Xi-ha-nuc Vin).
2. Điều kiện tự nhiên
a) Địa hình
- Núi và cao nguyên : chiếm 25% diện tích.
+ Hai dãy núi chính : Đăng Rếch (phía bắc) và Cac-đa-môn (phía tây nam).
+ Hai cao nguyên : Chơ-lông và Bô-keo (phía đông, đông bắc), có nhiều đất phù sa cổ,
đất đỏ.
- Đồng bằng : chiếm 75 % diện tích, chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam, do hai
sông Tông lê Sap và sông Mê Công bồi đắp.
b) Khí hậu
- Có tính chất cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt :
+ Mùa mưa từ tháng 4 - 10, có gió mùa tây nam ẩm.
+ Mùa khô từ tháng 11 - 3, có gió mùa đông bắc khô.
c) Sông ngòi : sông Mê Công, Tông lê Sap
* Giá trị kinh tế của điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi : đồng bằng rộng, đất màu mỡ; khí hậu cận xích đạo gió mùa, sông ngòi dày
đặc, tạo thuận lợi cho trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và phát triển giao thông vận tải thủy.
- Khó khăn : mùa khô gây tình trạng thiếu nước, mùa mưa thường gây lũ.
3. Điều kiện xã hội, dân cư
a) Dân cư
- Dân số trung bình (12,3 triệu người), tỉ lệ tăng tự nhiên khá cao (1,7%).
- Mật độ dân số trung bình (67 ng/km
2
).
b) Xã hội
- Thành phần dân tộc : chủ yếu là người Khơ-me (90%), người Việt (5 %), còn lại là
người Hoa và các dân tộc khác. Tiếng Khơ-me là ngôn ngữ phổ biến

- Đa số dân Cam-pu-chia sống ở nông thôn (84%) và theo Phật giáo (95%).
- Tỉ lệ người biết chữ rất thấp (35%), thu nhập bình quân đầu người kém (280
USD/người).
* Nhìn chung, do đa số dân sống về nông nghiệp, trình độ văn hóa thấp, thu nhập bình
quân đầu người quá ít khiến Cam-pu-chia gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế và nâng
cao chất lượng cuộc sống dân cư.
4. Kinh tế : còn chậm phát triển
a) Nông nghiệp
- Là hoạt động kinh tế chính, chiếm 37,1 % GDP.
- Lúa gạo, ngô là cây trồng phổ biến, phân bố dọc sông Mê Công và sông Tông-lê Sap-
Biển Hồ. Sản lượng lúa đạt 3,7 triệu tấn (năm 2000).
- Cây công nghiệp : cao su, hồ tiêu, thốt nốt, bông vải.
- Chăn nuôi trâu, bò, thủy sản nước ngọt khá phát triển nhờ có điều kiện thiên nhiên
thuận lợi
b) Công nghiệp : chiếm 20,5% GDP, chủ yếu là khai thác quặng sắt, mangan, sản xuất xi
măng, chế biến lương thực, thực phẩm, cao su và gỗ.
c) Dịch vụ : chiếm 42,4% GDP, đặc biệt du lịch có vai trò quan trọng; nổi tiếng là di tích
đền Ăngco (Xiêm Riệp).
d) Các thành phố lớn cũng là trung tâm công nghiệp và dịch vụ: Phnôm Pênh, Bat-đom-
bong, Công-pông-xom, Xiêm Riệp.

×