Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng phần mềm kế toán misa FULL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.64 KB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHAN THỊ THÁI TUYÊN

NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG
SỬ DỤNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN MISA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHAN THỊ THÁI TUYÊN

NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG
SỬ DỤNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN MISA
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số : 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN MẠNH TOÀN

Đà Nẵng - Năm 2014


MỤC LỤC




DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DN

Doanh nghiệp

KH

Khách hàng

HH

Hàng hóa

NNC

Nhà nghiên cứu

PM

Phần mềm

PMKT

Phần mềm kế toán

TK

Tài khoản



DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình vẽ

hình vẽ

Mô hình chất lượng McCall et al.(1977)

source not
Mô hình chất lượng Boehm phỏng theo
Pfleeger (2003), Boehm et al.(1976:1978)

Reference
found
Error:
Reference

1.3

source not
Mô hình sự thỏa mãn khách hàng Zeithaml
và Bitner (1996)

found
Error:
Reference
source not


Giao diện phần mềm kế toán Misa SME.NET

found
Error:
Reference

2.1

source not
Mô hình nghiên cứu

found
Error:
Reference

2.2

2.3

found
Error:
source not

Mô hình chất lượng cho chất lượng ISO 9126

1.4

Error:
Reference


1.1

1.2

Trang

source not
Sơ đồ tiến trình nghiên cứu

found
Error:


Reference
source not
Mô hình nghiên cứu điều chỉnh
3.1

found
Error:
Reference
source not
found


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1

3.1
3.2

3.3

3.4

Tên bảng

Trang

Các nhân tố đánh giá chất lượng PMKT

44

Thống kê mô tả mẫu

53

Đối tượng khảo sát phân tổ kết hợp theo thời gian và
chức vụ
Đối tượng khảo sát phân tổ kết hợp theo thời gian và
lĩnh vực
Đối tượng khảo sát phân tổ kết hợp theo chức vụ và
lĩnh vực

54

55


56

3.5

Thống kê mô tả các biến

57

3.6

Tổng hợp kết quả Cronbach’s Alpha lần 1

59

3.7

Tổng hợp kết quả Cronbach’s Alpha lần 2

61

3.8

Kết quả phân tích nhân tố lần 1

64

3.9

Kết quả phân tích nhân tố lần 2


67

3.10

Hế số Cronbach’s Alpha của nhân tố mới

69

3.11

Kết quả phân tích nhân tố thang đo Sự hài lòng

70

3.12

Kết quả phân tích tương quan

74

3.13

Các hệ số hồi quy theo phương pháp Stepwise

76

3.14

Bảng kiểm định phần dư


78

3.15

Hệ số xác đinh và kiểm định Durbin-Waston

80

4.1

Thống kê điểm đánh giá chất lượng PMKT Misa

86


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, những năm 1970 – 1980 kế toán vẫn thực hiện công tác
ghi chép kế toán một cách thủ công, việc này làm cho công tác kế toán chậm
và không hiệu quả. Sự ra đời của máy tính và phát minh ra phần mềm kế toán
ở những năm 1973 - 1985 đã thực hiện cuộc cách mạng hóa quy trình kế toán.
Sử dụng phần mềm kế toán , các nghiệp vụ kế toán sẽ được ghi lại một cách
nhanh chóng, cho ra các báo cáo chính xác hơn với chi phí tương đối thấp so
với kế toán thủ công. Hơn nữa, hiện nay ứng dụng sự phát triển của công
nghệ thông tin, internet, phần mềm kế toán còn có khả năng tích hợp các phần
mềm khác như quản lý nhân sự, quản lý khách hàng tạo ra một phần mềm
tổng thể, giúp khai thác thông tin một cách hiệu quả.
Ở Việt Nam, việc ứng dụng phần mềm kế toán được thực hiện ở những

năm gần đây, đặc biệt là khi các đơn vị, doanh nghiệp càng hiểu rõ hơn được
tiện ích đạt được từ việc ứng dụng phần mềm kế toán. Lựa chọn các gói phần
mềm kế toán phù hợp nhất đã trở thành một trong những quyết định quan
trọng nhất đối với hầu hết các tổ chức khi có nhiều thay đổi trong môi trường
kinh doanh và các chế độ kế toán. Vì vậy, các gói phần mềm kế toán tổ chức
chọn phải phục vụ tốt nhu cầu hiện tại và có thể dễ dàng cập nhật, điều chỉnh
để đáp ứng nhu cầu trong tương lai của mình.
Hiện nay trong nước có nhiều phần mềm kế toán Misa, Accnet 2004,
Fast accouting 2006, Bravo 6.0, Effect…nhưng nắm được tình trạng kinh tế
Việt Nam, chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên Misa tập trung vào
phát triển phần mềm kế toán dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Misa liên tục
cho ra các phiên bản mới như PMKT Misa SME.NET 2010, Misa SME.NET
2012 để đáp ứng sự đổi mới của công nghệ thông tin, gắn kết với nhu cầu


2
thực tiễn của các doanh nghiệp và chế độ kế toán ở Việt Nam. Nghiên cứu
chất lượng phần mềm mới nhất của Misa, Misa SME.NET (phần mềm dành
cho doanh nghiệp vừa và nhỏ) để xem các tính năng, ứng dụng của phần mềm
có mang lại sự hài lòng cho khách hàng trong điều kiện công nghệ thông tin
đang phát triển mạnh và nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều sự đổi mới ảnh
hưởng đến công tác kế toán và chế độ kế toán. Vì vậy tác giả chọn đề tài “
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng phần mềm kế toán Misa”
làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng khách hàng thông qua phân tích chất lượng PMKT vì chất lượng PMKT
là nhân tố quyết định đến sự hài lòng của người sử dụng.
Dựa trên kết quả nghiên cứu đánh giá chất lượng PMKT Misa và đưa ra
ý kiến góp phần nâng cao chất lượng PMKT Misa cũng như sự hài lòng khách

hàng khi sử dụng PMKT Misa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng PMKT
Misa.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Khách thể: phần mềm kế toán Misa.
+ Đối tượng điều tra: những người làm công tác kế toán đang sử dụng
phần mềm kế toán Misa.
+ Thời gian nghiên cứu: tháng 03 – 07/2014.
+ Không gian: các doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán Misa tại 2
tỉnh thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam.


3
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này được sử dụng hai phương pháp chính: phương pháp
nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm và
phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn thử được thực hiện trên những người đã sử
dụng phần mềm kế toán Misa và những người kinh doanh, tư vấn phần mềm.
Mục đích của nghiên cứu này là dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo đánh
giá sự hài lòng của khách hàng.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: thực hiện điều tra diện rộng, thu
thập thông tin trực tiếp bằng cách gửi bảng câu hỏi đến 250 người sử dụng
phần mềm kế toán Misa trong 170 doanh nghiệp trên 2 tỉnh thành phố; dựa
trên dữ liệu thu thập được xử lý để đánh giá, phân tích sự ảnh hưởng của các
nhân tố đến chất lượng PMKT và sự hài lòng của khách hàng và đưa ra một
số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng PMKT Misa cũng như sự hài lòng
khách hàng khi sử dụng PMKT Misa.
5. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn hệ thống hóa các mô hình lý thuyết điển hình để đánh giá
chất lượng phần mềm và sự hài lòng khách hàng;
Đánh giá chất lượng của phần mềm kế toán Misa;
Thang đo đánh giá sự hài lòng đối với phần mềm kế toán Misa, thang
đo này có thể áp dụng đánh giá sự hài lòng đối với các phần mềm kế toán
khác hay sử dụng một số thang đo để đánh giá các phần mềm như Quản lý
bán hàng, Quản lý nhân sự…;
Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà quản lý nắm bắt được mức độ hài
lòng và chất lượng của phần mềm kế toán Misa đang sử dụng có thực sự đáp
ứng được nhu cầu thực tế tại DN mình hay không và có định hướng trong việc
sử dụng phần mềm trong tương lai;


4
Kết quả nghiên cứu giúp cho Công ty Misa nhận thấy những thực trạng
còn hạn chế trong chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ để cải thiện tốt
hơn chất lượng sản phẩm về mặt chuyên môn, các tính năng kỹ thuật và chất
lượng dịch vụ để phục vụ tốt hơn cho khách hàng.
6. Tổng quan tài liệu
Nguyễn Mạnh Toàn, Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2012),“Tiêu chí đánh giá
chất lượng PMKT”, Khoa học và Công nghệ, đã đưa ra một số tiêu chí khi
đánh giá chất lượng PMKT: tuân thủ các quy định về chế độ kế toán của Việt
Nam, đảm bảo sự chính xác của số liệu kế toán, tính mở, mức độ tự động hóa,
tính bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu, dễ sử dụng và linh hoạt, tính liên
kết, liên hoàn và tương thích với các phần mềm khác. Đây là những tiêu chí
đánh giá chất lượng PMKT đứng trên quan điểm của người sử dụng, rất cơ
bản, chi tiết và xác thực làm căn cứ đưa ra các thang đo đánh giá chất lượng
PMKT.
Võ Thị Bích Ngọc (2013), Nghiên cứu chất lượng phần mềm kế toán
Việt Nam, luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, đại học Đà Nẵng, đã đánh giá

chất lượng phần mềm kế toán thông qua đo lường sự hài lòng của khách hàng
sử dụng các phần mềm (chủ yếu PMKT Misa, Fast Acounting và Bravo).
Bằng phương pháp nghiên cứu định tính là định lượng, sử dụng mô hình phân
tích nhân tố và hồi quy nghiên cứu đã đưa ra được một số kết luận: (i) Có 4
nhân tố ảnh hưởng đến CL PMKT là Chức năng, thiết kế hệ thống, hỗ trợ
khách hàng và tính an toàn của phần mềm; (ii) Đánh giá được sự vượt trội của
3 phần mềm trên về từng nhân tố, để giúp khách hàng định hướng trước khi
mua phần mềm phù hợp với yêu cầu thực tiễn tại đơn vị. Đây cũng là cơ sở để
tác giả so sánh kết quả, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ chủ yếu dựa trên tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng phần mềm ISO-9126, đánh giá chất lượng PMKT


5
ở các thang đo mang tính tổng thể, chưa chi tiết cụ thể để đánh giá tốt một
PMKT cụ thể. Điều này sẽ được đề cập ở luận văn này.
Đặng Thị Kim Xuân (2011), Hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng các
phần mềm kế toán Việt Nam, luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, đại học Đà
Nẵng. Bằng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp, tác giả đã
đưa ra những lý thuyết tổng quan về phần mềm kế toán đồng thời xây dựng
một hệ thống các tiêu chuẩn để thực hiện cuộc khảo sát thực tế về việc đánh
giá chất lượng một số phần mềm kế toán Việt Nam (Misa, Bravo, Fast…) và
cuối cùng là đề xuất một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá phần mềm kế toán Việt
Nam. Đây là căn cứ để tác giả so sánh kết quả chất lượng PMKT Misa đang
nghiên cứu, tuy nhiên cần cân nhắc vì các tiêu chuẩn về chất lượng PMKT
được nêu trong nghiên cứu trên là những tiêu chuẩn chung còn có những hạn
chế, chưa đầy đủ và cụ thể để đánh giá một chất lượng một PMKT đặc biệt có
nhiều đổi mới và nâng cấp thường xuyên như PMKT Misa.
Sander Kekre, Mayuram S.Krishnan, Kannan Srinivasan (2008),
Drives of customer Satisfaction for software product: implication for design
and service suppor, Graduate School of Industrial Administration, Carnegie

Mellon University, Pittsburgh, Pennsylvania. Các tác giả nghiên cứu sự hài
lòng của 2500 khách hàng (phân khúc 4 nhóm KH) sử dụng các sản phầm
phần mềm và dịch vụ hổ trợ của IBM. Nghiên cứu sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính (lấy ý kiến từ 35 đại diện khách hàng về các yếu tố ảnh
hưởng sự hài lòng của khách hàng) và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu
này, tác giả đưa ra 3 mô hình: (i) Mô hình hồi quy (1) với ra 5 nhân tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng khách hàng khi sử dụng phần mềm: chức năng, an
toàn dữ liệu, khả chuyển, bảo trì, hiệu suất; (ii) Mô hình (2) logit đa thức với
11 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng gồm 5 nhân tố trên và 4
nhân tố phân nhóm khách hàng; (iii) Mô hình (3) logit đa thức với 21 nhân tố


6
ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng (11 nhân tố trên và 10 nhân tố có sự
tích hợp giữa 4 nhóm KH và 7 nhân tố). Sau khi phân tích đưa ra các kết luận:
5 nhân tố ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau đến sự hài lòng tổng thể của
khách hàng; mức độ hài lòng khác biệt giữa 4 nhóm KH; mức độ hài lòng
giữa 4 nhóm KH với 5 yếu tố. Tuy nhiên ở giác độ nghiên cứu trong luận văn
này thì tác giả chỉ xem xét 5 nhân tố chất lượng phần mềm ảnh hưởng đến sự
hài lòng của khách hàng vì luận văn chỉ nghiên cứu khách hàng là người làm
kế toán sử dụng 1 phần mềm Misa và không thực hiện phân khúc khách hàng.
Morteza Ramazani, Farnaz Vali Moghaddam Zanjani

(2012),

“Accounting Software Expectation Gap Based on Features of Accounting
Information Systems (AISS)”Journal of Emerging Trends in Computing and
Information Sciences. Nghiên cứu này điều tra khoảng cách tồn tại giữa tình
hình thực tế và tình hình dự kiến của phần mềm kế toán sử dụng bởi các công
ty hoạt động trong Zanjan, Iran dựa trên tính năng của AISS. Sử dụng phương

pháp nghiên cứu thực nghiệm, dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát. Các
nhà nghiên cứu đã sử dụng sáu biến: tính năng chung, tính tương thích, tính
linh hoạt, khả năng kiểm soát, đào tạo và khả năng báo cáo. Và sử dụng
Willcoxon test để kiểm tra khoảng cách tồn tại. Kết quả nghiên cứu kiểm định
cho thấy sự tồn tại của khoảng cách đáng kể giữa thực tế và dự kiến trong tất
cả sáu biến, đồng thời qua bảng câu hỏi được điều tra thấy được mức mong
đợi về chất lượng phần mềm và sự hài lòng của người sử dụng phần mềm.
Các biến và các tiêu chuẩn trong từng biến được làm căn cứ để tác giả tham
khảo nhằm thiết kế bảng câu hỏi điều tra cho nghiên cứu của mình.
Ahmad A. Abu-Musa (2005), “The Determinates Of Selecting
Accounting Software: A Proposed Model”. Nghiên cứu này điều tra, phân
tích và đánh giá những yếu tố chính mà một tổ chức nên xem xét trong quyết
định của mình để chọn phần mềm kế toán thích hợp. Tác giả bài báo này đã


7
giới thiệu một khuôn khổ lý thuyết kết hợp với điều tra khách hàng để đưa ra
những tiêu chí quyết định mua phần mềm kế toán, đó là những tiêu chí: khả
năng tùy chỉnh (khả chuyển), báo cáo tài chính, các tính năng web và thương
mại điện tử, đa tiền tệ, bảo mật… Tuy nhiên để quyết định chọn một PMKT
cho đơn vị của mình thì người mua không chỉ căn cứ trên các tiêu chí chất
lượng mà còn dựa trên các tiêu chí như giá cả, hình ảnh, chất lượng cảm
nhận… Vì vậy trong nghiên cứu này tác giả sẽ đề cập đến đầy đủ các yếu tố
như chất lượng, giá cả, hình ảnh để đánh giá sự hài lòng của khách hàng về
chất lượng PMKT nói chung và PMKT Misa nói riêng.


8

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN - MÔ HÌNH LÝ THUYẾT
1.1. PHẦN MỀM KẾ TOÁN
1.1.1. Khái niệm phần mềm
Phần mềm máy tính (Computer Software) hay còn gọi là phần mềm
(Software) là tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị hoặc chỉ thị (Instruction)
được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định,
và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ
hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.
Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các chỉ thị
trực tiếp đến phần cứng (Computer Hardware) hoặc bằng cách cung cấp dữ
liệu để phục vụ các chương trình hay phần mềm khác.
Phần mềm là một khái niệm trừu tượng, nó khác với phần cứng ở chỗ
là "phần mềm không thể sờ hay đụng vào" và nó cần phải có phần cứng mới
có thể thực thi được.
1.1.2. Phần mềm kế toán
Phần mềm kế toán là một phần mềm ứng dụng ghi lại và xử lý các giao
dịch kế toán trong các module chức năng như các khoản phải trả, các khoản
phải thu, bảng lương, và kết toán kiểm tra. Nó hoạt động như một hệ thống
thông tin kế toán. Nó có thể được phát triển tại các công ty hoặc tổ chức sử
dụng nó, có thể được mua từ một bên thứ ba, hoặc có thể là một sự kết hợp
của một gói phần mềm ứng dụng của bên thứ ba với những thay đổi của của
người sử dụng [10].


9
Phần mềm kế toán là bộ chương trình dùng để tự động xử lý các thông
tin kế toán trên máy vi tính, bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại
chứng từ, xử lý thông tin trên các chứng từ theo quy trình của chế độ kế toán
đến khâu in ra sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị [9].
Hai khái niệm đều cho thấy rằng phần mề kế toán là bộ chương trình, là

phần mềm ứng dụng trên máy tính trong đó xử lý tự động các thông tin đầu
vào của kế toán theo một quá trình nhất định và cung cấp các thông tin đầu ra
là các báo cáo kế toán theo yêu cầu của người sử dụng.
1.1.3. Phân loại phần mềm
Theo phương thức của sản phẩm phần mềm được chào bán trên thị
trường bởi nhà cung cấp phần mềm người ta chia phần mềm kế toán làm
những loại sau:
a.

Phần mềm đóng gói: Phần mềm đóng gói là phần

mềm được nhà cung cấp thiết kế sẵn, đóng gói thành các hộp sản phẩm với
đầy đủ tài liệu hướng dẫn cài đặt, sử dụng và bộ đĩa cài phần mềm. PMKT
dạng này được bán rộng rãi và phổ biến.
b.

Phần mềm đặt hàng: là PMKT được nhà cung cấp

phần mềm thiết kế theo sự yêu cầu của đơn vị sử dụng. Trong trường hợp này
nhà cung cấp phần mềm không cung cấp một sản phẩm sẵn có mà cung cấp
dịch vụ phát triển sản phẩm dựa trên những yêu cầu cụ thể. Đặc điểm của
phần mềm này là không phổ biến và giá thành thường cao.
c.

Phần mềm như dịch vụ (SAAS): là phần mềm được

phát triển và hoạt động trên nền tảng web được quản lý bởi nhà cung cấp và
cho phép người dùng truy cập từ xa. Không giống như phần mềm đóng gói
truyền thống người sử dụng thường phải cài đặt vào hệ thống máy tính hoặc
các máy chủ của họ, nhà cung cấp phần mềm dịch vụ SAAS làm chủ sở hữu



10
phần mềm này và chạy phần mềm đó trên hệ thống máy tính ở trên trung tâm
cơ sở dữ liệu.
1.2.

CHẤT LƯỢNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN
1.2.1. Khái niệm chất lượng
Chất lượng là đại diện cho các thuộc tính của sản phẩm và (hoặc) dịch

vụ được đánh giá cao bởi người tiêu dùng.
Theo tiêu chuẩn của Việc Quốc gia Hoa Kỳ, chất lượng là toàn bộ các
tính năng và đặc điểm của một sản phẩm hoặc dịch vụ mà có khả năng đáp
ứng được nhu cầu (ANSI/ASQC 1978).
Định nghĩa về chất lượng được các chuyên gia chất lượng diễn đạt khác
nhau: Theo Juran “Chất lượng là phù hợp với nhu cầu”, Crosbay lại cho rằng
“Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định”, theo
Isikawa thì “Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp
nhất”.
Gần đây, Karmarkar và Apte (2007, p.451) cho rằng “Đo lường chất
lượng và định nghĩa chất lượng là một vấn đề đặc biệt phức tạp”
Có khá nhiều khái niệm về chất lượng nhưng xét cho cùng khái niệm
chất lượng xuất phát và gắn bó chặt chẽ với sự thỏa mãn nhu cầu của người sử
dụng. Chất lượng là tổng hợp các tính năng, đặc điểm của sản phẩm hay dịch
vụ làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào
không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho
dù trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa. Đánh giá chất
lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm người tiêu dùng. Cùng một mục
đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì

có chất lượng cao hơn.


11
1.2.2. Chất lượng phần mềm
Theo Viện Kỹ nghệ và điện tử IEEE, chất lượng phần mềm gồm hai
yếu tố sau:
(1)

Mức độ mà một hệ thống, thành phần, hoặc quá trình đáp ứng

yêu cầu quy định.
(2)

Mức độ mà một hệ thống, thành phần, hoặc quá trình đáp ứng

nhu cầu hoặc mong đợi của khách hàng, người sử dụng [16].
Theo Olivier Coudert (2011), “What is software quality?” Chất lượng
phần mềm được đánh giá bởi một số biến. Các biến này có thể được chia
thành các chỉ tiêu chất lượng bên ngoài và bên trong. Chất lượng bên ngoài là
những đánh giá của người dùng khi phần mềm hoạt động. Chất lượng bên
trong đề cập đến khía cạnh kỹ thuật và nó không hiển thị cho người dùng
đánh giá, chất lượng bên trong có ý nghĩa đối với các nhà quản lý phát triển
phần mềm. Chất lượng bên ngoài là rất quan trọng cho người sử dụng, Olivier
đã đưa ra một số tiêu chí nhằm đo lường chất lượng phần mềm (chất lượng
bên ngoài) như chức năng, tính ổn định, dễ sử dụng, tính tương thích, an toàn,
di động, bảo trì, tài liệu hướng dẫn, khả năng bảo trì…
Trong nghiên cứu này chất lượng phần mềm đề cập đến quan điểm của
người sử dụng, chất lượng phần mềm được đo lường qua các tiêu chí chức
năng, tính ổn định, dễ sử dụng…và mức độ chất lượng phần mềm được đánh

giá trên kinh nghiệm tiêu dùng của khách hàng và nó đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng.
1.2.3. Tiêu chuẩn của phần mềm kế toán áp dụng tại đơn vị kế toán
Theo thông tư số 103/2005/TT-BTC Hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện
của phần mềm kế toán [1].


12
(1) Phần mềm kế toán phải hỗ trợ cho người sử dụng tuân thủ các quy định
của Nhà nước về kế toán; khi sử dụng phần mềm kế toán không làm thay đổi
bản chất, nguyên tắc và phương pháp kế toán được quy định tại các văn bản
pháp luật hiện hành về kế toán;
(2) Phần mềm kế toán phải có khả năng nâng cấp, có thể sửa đổi, bổ sung
phù hợp với những thay đổi nhất định của chế độ kế toán và chính sách tài
chính mà không ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu đã có;
(3) Phần mềm kế toán phải tự động xử lý và đảm bảo sự chính xác về số liệu
kế toán
(4) Phần mềm kế toán phải đảm bảo tính bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu
1.2.4. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng phần mềm kế toán
 Qua tham khảo phương pháp đánh giá của Trung tâm đánh giá phần
mềm kế toán thuộc Đại học Texas Arlington của Mỹ [12], phương pháp đánh
giá của K2 Entersprise, doanh nghiệp tư vấn và đại lý phân phối phần mềm kế
toán rất uy tín thuộc tiểu bang Los Angeles, Mỹ[13], hoặc hướng dẫn của Ủy
ban công nghệ thông tin thuộc Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) [12], tác giả
tổng hợp và đưa ra một số tiêu chí đánh giá như sau:
- PMKT thiết kế có phân loại quy mô doanh nghiệp hay không?
- Về kỹ thuật: xem xét tổng quan về một số chức năng cơ bản: khả năng
lập báo cáo kế toán, khả năng vận dụng các phương pháp khấu hao tài sản cố
định, khả năng hạch toán đa tiền tệ, khả năng quản lý hàng tồn kho, khả năng
hoạch định sản xuất.

- PMKT được phát triển và vận hành trong môi trường nào?
- Kiểm soát dấu vết dữ liệu: phương pháp kết chuyển dữ liệu, dấu vết
kiểm soát, sự kết nối các dữ liệu từ các mô-đun khác nhau.


13
- Kiểm soát nội bộ: vấn đề bảo mật (password, kiểm soát nhập liệu, lưu
trữ dữ liệu, xử lý dữ liệu, xuất dữ liệu).
- Khả năng lập sổ và báo cáo kế toán của phần mềm.
 Theo Nguyễn Mạnh Toàn, Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2012), “Tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng phần mềm kế toán” Khoa học Công nghệ, đã trình
bày một số tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng phần mềm kế toán;
- Tuân thủ các quy định về chế độ kế toán Việt Nam: đây là tiêu chí bắt
buộc lựa chọn PMKT tại Việt Nam. PMKT trước hết phải hỗ trợ doanh nghiệp
trong việc tuân thủ các quy định của Nhà nước về kế toán. PMKT được thiết
kế phải đảm bảo tập trung lập và in các chứng từ trên máy, sử dụng hệ thống
tài khoản, sổ kế toán, các phương pháp kế toán và lập báo cáo kế toán theo
quy định hiện hành. Thực tế hiện nay các cơ chế chính sách về kế toán chưa
thật sự ổn định, luôn có sự thay đổi nên PMKT tốt phải có khả năng cho phép
người sử dụng tự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung khi có những thay đổi nhất định
của chế độ kế toán và chính sách tài chính như thay đổi phương pháp hạch
toán, hệ thống tài khoản, báo cáo tài chính mà không ảnh hưởng đến cơ sở dữ
liệu đã có, không hoàn toàn lệ thuộc vào công ty sản xuất phần mềm.
- Đảm bảo sự chính xác của số liệu kế toán
+ Phải cho phép kiểm soát quá trình nhập liệu: phần mềm thiết kế tốt
phải có khả năng cảnh báo, phát hiện và ngăn chặn các sai xót trong quá trình
nhập liệu như trùng số liệu, số liệu không đúng định dạng báo cáo, kiểm tra
tính hợp lý (ví dụ kiểm tra ngày bán hàng phải trước hoặc bằng ngày nhập
liệu), kiểm tra tính có thực (kiểm tra mã khách hàng, mã vật tư đã tồn tại hay
chưa), kiểm tra giới hạn dữ liệu (ví dụ số lượng hàng xuất không vượt quá tồn

kho hiện tại, ghi nhận nợ khách hàng không vượt quá hạn mức tính dụng…)
[22]. Một hệ thống tốt cũng thông báo cho người dùng số lượng cao bất


14
thường hoặc đơn giá cho một số loại mặt hàng và cung cấp sự lựa chọn hợp lệ
cũng với tin nhắn thông báo [23].
+ Xét duyệt và thực hiện nghiệp vụ trên phần mềm: trong hệ thống máy
tính một số nghiệp vụ có thể được thực hiện tự động và không lưu lại phê
duyệt trên chứng từ. Trường hợp này có thể hiểu nhà quản lý đã ngầm định sự
phê duyệt của mình ngay khi thiết kế chương trình. Do đó, PMKT tốt phải có
nội dung biện pháp, các thủ tục cho phép xét duyệt các nghiệp ngay trên phần
mềm.
+ Phải tự động xử lý các bút toán trùng:
Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, có nhiều nghiệp vụ kinh
tế phát sinh liên quan đến đồng thời hai loại chứng từ, được lập hoặc xử lý bởi
hai phần hành kế toán khác nhau sẽ phát sinh những cặp bút toán trùng. Ví dụ:
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đồng thời tới tiền mặt và tiền gửi
ngân hàng như nộp tiền vào ngân hàng, kế toán tiền mặt lập phiếu chi đồng
thời kế toán TGNH sử dụng giấy báo nợ để hạch toán vào sổ kế toán; các
nghiệp vụ liên quan đến bán hàng nhận thanh toán ngay bằng tiền
mặt/TGNH….
Qua nghiên cứu các phần mềm kế toán thông dụng ở Việt Nam hiện
nay và khảo sát tình hình sử dụng tại các doanh nghiệp, có thể nhận thấy 5
phương pháp sử lý bút toán trùng phổ biến nhất.
PA1: Chỉ cập nhật vào PMKT một trong hai loại chứng từ.
PA2: Cập nhật vào PMKT cả hai chứng từ, nhưng chỉ định khoản trên
một chứng từ.
PA3: Chỉ cập nhật vào PMKT một trong hai loại chứng từ, PM sẽ tự
động tạo ra chứng từ còn lại.



15
PA4: Sử dụng tài khoản trung gian.
PA5: Sử dụng kết hợp các phương án trên
Ngoài ra (Nguyễn, Huỳnh, 2011) còn đề xuất phương án xử lý bút toán
trùng theo thứ tự ưu tiên. (Nguyễn, Huỳnh, 2011) [18].
Yêu cầu đặt ra đối với PMKT có chất lượng là phải xây dựng các cách
thức xử lý các bút toán trùng sao cho vừa giải quyết tốt vấn đề trùng lắp trong
hạch toán tổng hợp vừa phải đảm bảo cung cấp đầy dủ thông tin chi tiết, đồng
thời thuận tiện cho kế toán các phần hành trong khâu nhập và kiểm soát dữ
liệu thuộc phạm vi trách nhiệm mình phụ trách.
- Tính mở: DN có thể khai báo bổ sung, hiệu chỉnh các thông tin
+ Cho phép khai báo đầy đủ thông tin của DN: một PMKT được thiết
kế tốt thường cho phép khai báo các thông số sau: tên DN, địa chỉ, số điện
thoại, mã số thuế, mã tài khoản, tên giám đốc, kế toán trưởng, các định dạng
chữ số… được khai báo trước những đặc điểm riêng trước khi đưa vào sử
dụng. Các nội dung này sẽ được thể hiện trên các chứng từ, sổ sách, báo cáo
mà doanh nghiệp in ra trong quá trình sử dụng phần mềm.
+ Cho phép lựa chọn các phương pháp hạch toán phù hợp với điều kiện
của DN: một PMKT tốt cho phép lựa chọn và khai báo các phương pháp kế
toán phù hợp với điều kiện của DN như phương pháp xác định giá trị hàng tồn
kho, phương pháp khấu hao TSCĐ, phương pháp tính giá thành, hình thức sổ
kế toán…
Mỗi DN, tổ chức có các hình thức kinh doanh khác nhau và trong
tương lai có thể thay đổi, bổ sung các hình thức kinh doanh khác hiện tại hoặc
để phục vụ cho mục tiêu của các DN nên có những thay đổi về các cách thức
hạch toán, phương pháp tính khấu hao, tính giá…nên một PMKT tốt là phần



16
mềm cho phép lựa chọn và khai báo các phương pháp để phục vụ cho mục
đích, yêu cầu của DN.
+ Cho phép chỉnh sửa báo cáo
Với PMKT các báo cáo có khả năng chỉnh sửa các định dạng hiện tại
hay không? Một số PMKT cũng cho phép người dùng thay đổi font chữ, thêm
đường và thêm hình ảnh đồ họa, chẳng hạn như thêm biểu tượng, logo của
Công ty lên trực tiếp BCTC. Đây là loại tùy chỉnh khá phổ biến của các loại
PMKT phải đáp ứng được (Collins, 1999; A Musa, 2004).
Theo tính năng này, người dùng có thể tùy chỉnh các hình thức biểu
mẫu từ hệ thống kế toán như hóa đơn, phiếu đóng gói. Khả năng này cho phép
người dùng chỉnh sửa các định dạng bằng cách thêm thông tin mới vào hoặc
sắp xếp lại thông tin trình bày như mong muốn. Ví dụ, khi DN vừa nâng cấp
hệ thống PMKT mới, người dùng vẫn có thể điều chỉnh các form in theo hệ
thống cũ. Tính năng tùy chỉnh này cho phép người sử dụng điều chỉnh bản in
như vậy để phù hợp với thiết kế cũ và có chứa chính xác những thông tin mà
họ mong muốn (Collins, 1999)
+ Cho phép khai báo mối quan hệ giữa bộ mã chi tiết và mã tài khoản
tổng hợp tương ứng (ví dụ khai báo mối quan hệ giữa TK tổng hợp “Phải thu
khách hàng” có mã cố “131” và các đối tượng chi tiết của nó trên danh mục
“khách hàng”), mối quan hệ giữa mã TK tổng hợp và mã các đối tượng chi
tiết của nó phải được xác định ngay từ ban đầu.
PM phải đảm bảo kiểm soát khai báo số dư ban đầu cũng như tình hình
tại mỗi thời điểm của đối tượng kế toán phải đảm bảo nguyên tắc: số dư của
tài khoản tổng hợp phải bằng số dư của tài khoản chi tiết tương ứng của nó.
+ Cho phép DN lựa chọn phương pháp kết chuyển: kết chuyển theo lô
hay theo theo thời gian thực đối với từng đối tượng kế toán khác nhau.


17

Một số phần mềm kế toán hiện nay cho phép tự động kết chuyển chi
phí, doanh thu và xác định kết quả khi thực hiện tổng hợp. Tuy nhiên, có
nhiều phần mềm không cho phép tự động kết chuyển nên kế toán phải thực
hiện các bút toán phân bổ, kết chuyển chi phí…, hoặc có phần mềm mặc định
việc kết chuyển theo một trong hai phương pháp (kết chuyển theo lô/theo thơi
gian thực). Một phần mềm mềm tốt là phần mềm cho phép tự động kết
chuyển và có cả hai phương pháp kết chuyển để DN lựa chọn cho phù hợp với
nhu cầu thực tế của mình.
+ Cơ sở dữ liệu kế toán phải được thiết kế một cách khoa học.
+ Cho phép in toàn bộ sổ kế toán để kiểm tra, xác nhận và lưu trữ theo
hình thức sổ kế toán được lựa chọn cũng như cho phép người sử dụng thiết kế
mẫu báo cáo tài chính theo các mức độ chi tiết khác nhau của các chỉ tiêu.
- Mức độ tự động hóa cao
Mức độ tự động hóa của PMKT thể hiện ở khả năng phần mềm tự động
xử lý, hạch toán, kết chuyển, lập báo cáo tài chính và lưu trữ số liệu trên cơ sở
tuân thủ các quy trình và phương pháp kế toán quy định. Tính tự động hóa
PMKT còn thể hiện ở khả năng cho phép người sử dụng tự khai thác các
thông tin cần thiết để lập các báo cáp kế toán quản trị như báo cáo tình hình
bán hàng, báo cáo tình hình công nợ khách hàng theo thời hạn nợ, báo cáo
tình hình tồn kho…trên cơ sở khai báo các yêu cầu về thông tin cho người
quản lý (Nguyễn, Huỳnh, 2012).
Phần mềm kế toán có thể cảnh báo các nhà quản lý bằng cách gửi email báo động về các các khoản nợ quá hạn của nhân viên, khách hàng, nhà
cung cấp hay ngày đáo hạn nợ... Abu Musa, 2005. Phần lớn các phần mềm có
tổ chức theo dõi các khoản nợ khách hàng, các hợp đồng mua bán giữa các
bên, trong đó có điều khoản thanh toán (thời gian, số tiền, chiết khấu, tính lãi


18
quá hạn) nhưng phần lớn các phần mềm không có chức năng nhắc nhở thời
gian thanh toán các khoản nợ và tự động tính lãi hay chiết khấu. PMKT tốt là

phần mềm phải thực hiện được các chức năng đó.
Nhiều sản phẩm phần mềm kế toán có khả năng cảnh báo người dùng
để xác định trước điều kiện tài chính. Với tính năng như vậy một giám đốc tài
chính (CFO) có thể tạo ra các tính toán đơn giản mà các phần mềm kế toán
liên tục so sánh với một giá trị đặt trước, Abu Musa, 2005. Ở các phần mềm ở
Việt Nam chưa làm được điều đó, tuy nhiên có hổ trợ một số chức năng như
cho biết các tỷ số tài chính và so sánh giữa các kỳ và cho phép người dùng
khai thác các thông tin cần thiết (sắp xếp, lọc…) để lập các báo cáo Kế toán
quản trị.
- Tính bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu: để phòng ngừa việc sửa
đổi, đánh cắp dữ liệu mà không để lại dấu vết có thể thấy được, PM tốt phải
cho phép giới hạn quyền truy cập thông qua phân quyền sử dụng.
+ Sử dụng mật khẩu: để xác nhận đúng người sử dụng, mỗi nhân viên
sẽ được cấp một tên truy cập cùng với mật khẩu của họ và hệ thống chỉ cho
phép truy cập những tên đúng với mật khẩu đã đăng ký.
+ Khóa bàn phím: kỹ thuật tự động khóa bàn phím có thể làm cho bộ
điều khiển máy tính không hoạt động nhằm ngăn chặn được sự truy cập khi
người sử dụng rời khỏi máy tính nhưng có thể vô tình chưa thoát khỏi hệ
thống.
+ Sử dụng hộp lưu để lưu trữ toàn bộ thông tin liên quan đến việc truy
cập vào hệ thống. Hộp lưu chính là nhật ký truy cập, cho thấy lịch sử truy cập:
thời gian, mã của người truy cập, loại yêu cầu hay một phương thức dữ liệu
được yêu cầu hay được truy cập (nếu truy cập thành công). Đây là căn cứ để
truy tìm những truy cập bất hợp pháp vào hệ thống.


×