Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Phân dạng và phương pháp giải các dạng bài tập di truyền học quần thể ở quần thể ngẫu phối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.87 KB, 22 trang )

A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Sinh học là bộ môn khoa học quan trọng trong nhà trường phổ thông.
Môn sinh học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức khoa học và những
kiến thức thực tế vô cùng phong phú, giáo viên bộ môn Sinh học cần hình thành
ở các em một kỹ năng cơ bản, phổ thông và thói quen học tập và làm việc khoa
học làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực nhận
thức, năng lực hành động. Có những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì,
trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu khoa học, yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường
sống.
Trong môn Sinh học thì bài tập Sinh học có một vai trò cực kỳ quan trọng
nó là nguồn cung cấp kiến thức mới, vận dụng kiến thức lí thuyết, giải thích các
hiện tượng, các quá trình Sinh học. Việc giải bài tập sẽ giúp học sinh được củng
cố kiến thức lí thuyết đã được học vận dụng linh hoạt kiến thức vào làm bài.
Trong quá trình giảng dạy môn Sinh học 12 và qua các kì thi tốt nghiệp,
tuyển sinh đại học và thi học sinh giỏi. Các dạng bài tập di truyền quần thể, đặc
biệt là bài tập di truyền quần thể ngẫu phối tương đối khó đối với học sinh và
học sinh rất lúng túng trong việc giải quyết các bài tập này. Từ thực tế giảng dạy
môn Sinh học lớp 12, bồi dưỡng học sinh giỏi và ôn thi THPT Quốc gia, tôi đã
tiến hành phân dạng và đưa ra phương pháp giải cho từng dạng bài tập di truyền
quần thể ngẫu phối để giúp học sinh làm bài tập và thấy có hiệu quả nên tôi viết
sáng kiến kinh nghiệm này với đề tài: “Phân dạng và phương pháp giải các
dạng bài tập di truyền học quần thể ở quần thể ngẫu phối”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Với mong muốn học sinh phân dạng được bài tập và áp dụng phương
pháp giải bài tập di truyền quần thể, để từ đó giúp học sinh nắm chắc được
phương pháp làm nhanh một số dạng bài tập, rèn kĩ năng trả lời nhanh các câu
hỏi có liên quan về di truyền học quần thể ngẫu phối, phát huy được tính tích
cực và tạo hứng thú cho học sinh.
Xây dựng được hệ thống kiến thức về bài tập di truyền quần thể ngẫu phối
là nguồn tài liệu giúp cho việc ôn thi TPHT quốc gia, ôn thi học sinh giỏi và


trong quá trình giảng dạy Sinh học 12
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Học sinh lớp 12A4 và 12A7 Trường THPT Tĩnh Gia 3. Năm học 2015 2016
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để tiến hành nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp:
- Nghiên cứu lý thuyết.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Đúc rút kinh nghiệm từ bản thân.
1


- Trao đổi chuyên môn để học hỏi các đồng nghiệp.
- Sau đó tiến hành phân dạng và nêu phương pháp giải từng dạng bài tập
di truyền quần thể và áp dụng giảng dạy ở 2 lớp:
+ Lớp 12A4 - Không sử dụng phương pháp phân dạng (Lớp đối chứng)
+ Lớp 12A7 - Sử dụng biện pháp phân dạng bài toán (Lớp thực nghiệm)
Sau khi giảng dạy sẽ tiến hành cho học sinh 2 lớp làm cùng 1 đề kiểm tra
và so sánh kết quả.

2


B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong chương trình sinh học lớp 12, chương Di truyền học quần thể chỉ có
thời lượng rất ít 2 tiết lý thuyết và 1 tiết bài tập. Vì vậy khi giải quyết bài tập học
sinh thường gặp các khó khăn như:
+ Gen quy định tính trạng của quần thể nằm trên NST thường hay NST
giới tính.
+ Tính trạng do một hay nhiều gen quy đinh, tính trạng là do 1 gen có hai

alen hay nhiều alen quy định
+ Quần thể ngẫu phối cân bằng hay chưa cân bằng
+ Giải quyết yêu cầu đề bài khi quần thể cân bằng hay chưa cân bằng
Vì vậy khi dạy bài tập di truyền quần thể ngẫu phối, giáo viên cần phân
dạng và đưa ra phương pháp giải cho từng dạng bài.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM:
Qua thực tế giảng dạy trong những năm qua, năng lực làm bài tập về cấu
trúc di truyền quần thể ngẫu phối ở học sinh còn yếu, học sinh còn rất lúng túng
về cách giải quyết bài tập, đặc biệt ở những phần khó như:
- Quần thể có hai hay nhiều gen phân li độc lập
- Quần thể có gen quy định nằm trên nhiễm sắc thể giới tính
- Cấu trúc di truyền quần thể ngẫu phối khi chịu áp lực của các nhân tố
tiến hóa (Đột biến, Chọn lọc tự nhiên, di – nhập gen...
Mặt khác việc giáo viên mở rộng kiến thức đặc biệt là kiến thức bài tập
khó, bài tập nâng cao trong các tiết dạy còn hạn chế.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
DẠNG 1: TÍNH TẦN SỐ ALEN, THÀNH PHẦN KIỂU GEN CỦA QUẦN
THỂ NGẪU PHỐI (Với 1 gen có 2 alen A và a)
1.1: Đối với quần thể chưa cân bằng:
Phương pháp:
- Kiểm tra sự cân bằng của quần thể
- Xác định tần số alen của quần thể
Giả sử một quần thể ở thế hệ xuất phát P0 có cấu trúc di truyền:
dAA + hAa + r aa = 1
(Nếu đề bài cho ở dạng số lượng cá thể trong quần thể, tiến hành đưa
quần thể về cấu trúc di truyền quần thế bằng cách tính tần số các kiểu
gen
Tần số mỗi loại kiểu gen = Số cá thể mang kiểu gen đó
Tổng số cá thể của quần thể

- Kiểm tra sự cân bằng của quần thể:
+ Nếu d.r =(h/2)2 thì quần thể cân bằng (áp dụng công thức ở 1.2)
+ Nếu d.r ≠ (h/2)2 thì quần thể chưa cân bằng thì:
Tần số alen A: pA = d +

h
2

3


Tần số alen a: qa = r +

h
2

Với pA + q a = 1

1.2 Đối với quần thể ở trạng thái cân bằng, biết tỷ lệ kiểu hình đồng trội
(AA) hoặc đồng hợp lặn (aa).
Phương pháp:
Quần thể thỏa mãn biểu thức: p2AA + 2pqAa + q2 aa = 1
Khi đó :

Tần số alen A: pA =

p2

Tần số alen a: qa = q 2
Ví dụ 1: Một quần thể ngẫu phối ban đầu có cấu trúc di truyền:

0,5AA + 0,2 Aa + 0,3 aa =1
Xác định tần số alen của quần thể:
Giải: Quần thể ngẫu phối chưa cân bằng vì: 0,5 x0,3 ≠ (0,2/2)2
0, 2
= 0,6
2
0, 2
Tần số alen a = 0,3 +
= 0,4
2

Tần số alen A = 0,5 +

Ví dụ 2: Ở 1 quần thể bò, alen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen a
quy định lông vàng. Quần thể có 9% bò lông vàng. Biết quần thể đạt trạng thái
cân bằng. Tìm tần số alen A ,a và cấu trúc di truyền quần thể.
Giải: Vì quần thể ở trạng thái cân bằng nên:
q2 aa = 0.09 => qa = 0,3
Tần số alen A: pA = 1 – 0,3 = 0,7
Cấu trúc di truyền quần thể: 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa = 1
DẠNG 2: XÁC ĐỊNH SỐ KIỂU GEN TRONG QUẦN THỂ
Dạng 2.1: Đối với quần thể đơn bội (Vi khuẩn, rêu)
Phương pháp:
Số kiểu gen bằng đúng số loại alen của gen đó:
Ví dụ:
Gen A có r alen thì quần thể có tối đa số kiểu gen = r
Dạng 2.2: Đối với quần thể lưỡng bội: ( Với 1 gen có r alen):
2.2.1. Nếu gen nằm trên NST thường:
Phương pháp:
- Số kiểu gen đồng hợp = r

- Số kiểu gen dị hợp =

c

2
r

=

r (r − 1)
1.2

- Tổng số kiểu gen trong quần thể = r +

r (r − 1) r (r + 1)
=
2
2

* Nếu có nhiều locut gen: gen 1 có r alen, gen 2 có a alen, gen 3 có b alen nằm
trên các NST khác nhau.
- Tổng số kiểu gen =

r ( r + 1) a( a + 1) b(b + 1)
.
.
2
2
2


2.2.2. Nếu gen nằm trên NST giới tính X ( Vùng không tương đồng trên X,
không có alen trên Y).
Phương pháp:
Ở giới XX( là cặp NST tương đồng nên giống trên NST thường).
4


Số kiểu gen =

r (r + 1)
2

Ơ giới XY gen chỉ tồn tại trên X không có alen trên Y
Số kiểu gen = r
Tổng số kiểu gen = r +

r (r + 1) r (r + 3)
=
2
2

* Nếu có nhiều nhóm gen liên kết trên X (gen 1 có r alen, gen 2 có a alen, gen 3
có b alen nằm trên NST X).
- Tổng số kiểu gen =

r.a.b(r.a.b + 1)
+ r.a.b
2

2.2.3. Nếu gen nằm trên NST giới tính Y ( Vùng không tương đồng của Y, không

có alen trên X)
Phương pháp:
- Ở giới XX có 1 kiểu gen XX
- Ở giới XY có r kiểu gen
- Tổng số kiểu gen = r +1
2.2.4. Nếu gen nằm trên vùng tương đồng của X và Y
Phương pháp:
- Ở giới XX: Số kiểu gen =

r (r + 1)
2

- Ở giới XY: Gen tồn tại thành từng cặp tương đồng nhưng kiểu gen X AYa
khác Xa YA nên số loại kiểu gen = Số loại giao tử đực x Số loại giao tử cái = r2
- Tổng số kiểu gen =

r (r + 1)
+ r2
2

2.2.5. Gen nằm trên vùng không tương đồng của X và vùng không tương đồng
của Y
Phương pháp:
Ví dụ: Gen 1 có r alen nằm trên vùng không tương đồng của X
Gen 2 có m alen nằm trên vùng không tương đồng của Y
- Ở giới XX: Số kiểu gen =

r (r + 1)
2


- Ở giới XY: Số kiểu gen = r . m
- Tổng số kiểu gen = =

r (r + 1)
+r.m
2

Dạng 2.3: Đối với quần thể của loài có bộ NST tam bội (3n)
Phương pháp:
- Số kiểu gen đồng hợp về gen A (ví dụ A1 A1 A1, A2 A2 A2, A3 A3 A3,…..) là r
- Số kiểu gen có 2 alen khác nhau (ví dụ A1 A1 A2 hoặc A1 A2 A2 )
là 2.C2r = r(r-1).
- Số kiểu gen có 3 alen khác nhau (ví dụ A1 A2 A3 ) là C3r=
r (r − 1)(r − 2)
+ r(r-1) + r
1.2.3
r 3 − 3r 2 + 2r
r 3 + 3r 2 + 2r r (r + 1)(r + 2)
+ r2 − r + r =
=
=
1.2.3
1.2.3
1.2.3

r (r − 1)(r − 2)
1.2.3

- Tổng số kiểu gen là


5


=> Tổng số kiểu gen =

r ( r + 1)( r + 2)
1.2.3

Dạng 2.4: Đối với quần thể của loài có bộ NST tứ bội (4n)
Phương pháp:
- Số kiểu gen đồng hợp về gen A là r
- Số kiểu gen có 2 alen khác nhau (ví dụ A1 A2 A2 A2 hoặc A1 A1 A2 A2 hoặc
A1 A1 A1 A2) là
3.C3r =

3.r (r − 1)
2

- Số kiểu gen có 3 alen khác nhau
A1 A2 A3 ) là
3.C3r =

(ví dụ A 1 A2 A3 A3 hoặc A1 A2 A2 A3 hoặc A1

3.r (r − 1)(r − 2)
1.2.3.4

- Số kiểu gen có 4 alen khác nhau (ví dụ A1 A2 A3 A4) là
Cr4 =


r (r − 1)(r − 2)( r − 3)
1.2.3.4

- Tổng số kiểu gen là:

3.r (r − 1) 3.r ( r − 1)(r − 2) r ( r − 1)(r − 2)(r − 3)
+
+
2
2.3
1.2.3.4
2
2
2
4
3r − 3r 3r − 9r + 6r r − 6r 3 + 11r 2 − 6r
=r+
+
+
2
2.3
1.2.3.4
2
2
2
24r + 36r − 36r + 12r − 36r + 24r + r 4 − 6r 3 + 11r 2 − 6r
=
1.2.3.4
4
3

2
r + 6r + 11r + 6r r (r + 1)(r + 2)(r + 3)
=
=
1.2.3.4
1.2.3.4
r ( r + 1)( r + 2)( r + 3)
=>Tổng số kiểu gen =
1.2.3.4
r+

Dạng 2.5: Tính số kiểu giao phối của quần thể
- Phương pháp: Sau khi tính được số kiểu gen của cơ thể đực và cơ thể cái
Số kiểu giao phối = Số kiểu gen của cơ thể đực x Số kiểu gen của cơ thể cái
Ví dụ 1: Ở một quần thể ngẫu phối, xét 4 gen: gen thứ nhất và gen thứ 2 đều có
2 alen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X; gen thứ 3 có 4 alen nằm
trên NSt thường; gen thứ 4 có 3 alen nằm trên đoạn tương đồng của NST giới
tính X và Y. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về
cả bốn gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là:
Giải:
- Vì bài toán có các gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X, gen nằm
trên NST thường, gen nằm trên vùng tương đồng của NST X và Y nên ta tính
kiểu gen ở từng giới để tránh nhầm lẫn:
- Gen 1 và gen 2 có 2 alen liên kết nằm trên X, gen 4 có 3 alen nằm trên vùng
tương đồng của X.

6


2.2.3(2.2.3)

= 78
Số kiểu gen trên XX =
2
4(4 + 1)
= 10
- Gen 3 có 4 alen nằm trên NST thường. Số kiểu gen = 2
2.2.3(2.2.3 + 1) 4(4 + 1)
.
= 780
=> Giới XX: Tổng số kiểu gen =
2
2

- Gen 1 và gen 2 có 2 alen liên kết nằm trên X, gen 4 có 3 alen nằm trên vùng
tương đồng của X và Y, gen 3 có 4 alen nằm trên NST thường
=> Giới XY: Số kiểu gen = 2 . 2 . 32 . 10 = 360
Tổng số kiểu gen = 780 +360 =1140
Ví dụ 2: Ở một quần thể Người, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên vùng không
tương đồng của NST X quy định, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST
thường quy định. Các nhóm máu do một gen gồm 3 alen nằm trên NST thường
khác quy định. Số kiểu giao phối có thể có trong quần thể người là bao nhiêu?
Giải:
2(2 + 1) 2(2 + 1) 3(3 + 1)
.
.
= 54
2
2
2
2(2 + 1) 3(3 + 1)

.
Số kiểu gen ở giới nam XY = 2.
= 36
2
2

Số kiểu gen ở giới nữ XX =

- Số kiểu giao phối = 54 . 36 = 1944
Ví dụ 3: Một gen có 4 alen nằm trên NST thường . Xác định số kiểu gen tố đa
có thể có trong quần thể tam bội (3n).
4(4 + 1)(4 + 2)
= 20
Giải: - Áp dụng công thức ta có; Số kiểu gen tối đa =
1.2.3

DẠNG 3: BÀI TẬP VỀ GEN ĐA ALEN (HIỆN TƯỢNG ĐỒNG TRỘI)
Ví dụ: Gen quy định nhóm máu ở người gồm 3 alen I A, IB, Io quy định trong đó
IA, IB là trội so với Io. Quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền
- Phương pháp:
- Gọi p, q, r lần lượt là tần số của alen IA, IB, Io ( p+q+r = 1)
Sự ngẫu phối tạo ra trạng thái cân bằng di truyền về tính trạng nhóm máu như
sau:
(pIA: qIB: rIo) = p2 IAIA: 2pq IAIB : q2 IBIB: 2qrIBIo: r2IoIo: 2pr IAIo
Gọi a, b, o lần lượt là tần số kiểu hình của các nhóm máu A, B, O
Tần số alen Io: r= r 2 = o
Tần số alen IA : pIA
ta có p2 + 2pq +r2 = a+o -> (p+r)2 = a+o
p+ r = a + o
A

-> pI = a + o - r = a + o - o
B
Tần số alen I : qIB = b + o - o
7


Mà p+q+r = 1 => a + o - o + b + o - o + o = 1
 p = 1- b + o
 q = 1- a + o
 r= o
Ví dụ 1: Tần số tương đối các nhóm máu trong quần thể người là: Nhóm máu A
= 45% , Nhóm máu B = 21 %, nhóm máu AB = 30%, nhóm máu O = 4 %. Biết
quần thể đạt trạng thái cân bằng
- Tính tần số alen IA, IB, Io
- Xác định cấu trúc di truyền của quần thể
Giải: Gọi p,q,r lần lượt là tần số của alen IA, IB, Io
p = 1- 0, 21 + 0, 04 = 0,5
q = 1- 0, 45 + 0, 04 = 0,3
r = 0, 04 = 0,02 hoặc = 1 – 0,5 – 0,3 = 0,2
Cấu trúc di truyền quần thể ở trạng thái cân bằng là:
0.25 IAIA: 0,3 IAIB : 0,09 IBIB: 0,12IBIo: 0,04IoIo: 0,2 IAIo
Ví dụ 2: Màu sắc ốc sên do 1 gen có 3 alen quy định
C1: màu vàng, C2: màu hồng; C3: màu vàng (C1>C2>C3). Một quần thể ốc có
360 cá thể màu nâu, 550 cá thể màu hồng và 90 cá thể màu vàng. Biết quần thể
cân bằng di truyền.
a, Xác định kiểu gen quy định các màu
b, Xác định tần số của các alen C1, C2, C3
b, Viết cấu trúc di truyền của quần thể
Giải:
a, Kiểu gen quy định các màu:

Màu vàng : C3 C3
Màu hồng: C2 C2, C2 C3
Màu nâu: C1 C1, C1 C2, C1 C3
b, Gọi p,q,r lần lượt là tần số alen C1, C2, C3
Tổng số cá thể của quần thể = 1000 trong đó nâu = 0,36; hồng = 0, 55
vàng = 0,09
r = 0, 09 = 0,3
p= 1- 0,55 + 0, 09 = 0,2
q = 1- 0,3 -0,2 = 0,5
c, Cấu trúc di truyền quần thể
0,04 C1 C1: 0,2 C1 C2: 0,25 C2 C2 : 0,3 C2 C3: 0,09 C3 C3 : 0,12 C1 C3
DẠNG 4: BÀI TẬP VỀ CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ VỚI GEN
NẰM TRÊN NHIỄM SẮC THỂ GIỚI TÍNH
(Khi đọc đề dạng này học sinh rất hay nhầm lẫn với dạng bài cấu trúc di
truyền quần thể ngẫu phối có tần số alen giới đực khác ở giới cái được đề cập ở
dạng 5)
Dạng 4.1: Gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X ( không
có alen trên Y)
8


Phương pháp:
- Xét 1 gen có 2 alen A,a
Quần thể ngẫu phối tạo ra 5 kiểu gen: Giới XX: XAXA, XAXa, XaXa
Giới XY: XAY, XaY
Gọi N1 là tổng số cá thể cái
Gọi N2 là tổng số cá thể đực
D là số lượng cá thể mang kiểu gen XAXA
R là số lượng cá thể mang kiểu gen XAXa
H là số lượng cá thể mang kiểu gen XaXa

K là số lượng cá thể mang kiểu gen XAY
L là số lượng cá thể mang kiểu gen XaY
pA =

2.D + R + K
2 N1 + N 2

qa =

- Cấu trúc di truyền quần thể:

2.H + R + L
2 N1 + N 2

1 2 A A
1
(p X X + 2pq XAXa + q2 XaXa) : (p XAY + q XaY)
2
2

Dạng 4.2 Gen nằm trên vùng không tương đồng của Y (không có alen trên
X)
Phương pháp:
- Xét 1 gen có 2 alen A, a
Quần thể ngẫu phối tạo ra 2 kiểu gen: XYA, XYa
Gọi N là tổng số cá thể giới XY.
K là số cá thể có kiểu gen XYA
L số cá thể có kiểu gen XYa
K
pA = N


L
qa = N

- Cấu trúc di truyền quần thể có dạng:

1
1
XX: ( pXYA: qXYa)
2
2

Dạng 4.3: Gen nằm trên vùng tương đồng của X và Y
Phương pháp:
- Xét 1 gen có 2 alen A, a nằm trên vùng tương đồng của X và Y
- Gọi p,q lần lượt là tần số alen A, a
- Khi đó cấu trúc di truyền quần thể được xác định như trong trường hợp
trên NST thường.
- Cấu trúc di truyền quần thể ở trạng thái cân bằng:
p2 (XAXA + XAYA) : 2pq (XAXa + XAYa + XaYA): q2 ( XaXa + XaYa)
Ví dụ 1: Một loài mèo nhà, Cặp alen D,d quy định màu lông
DD: Lông đen, Dd: lông tam thể ; dd: lông vàng
Một quần thể mèo ở thành phố Luân Đôn thu được số liệu
Mèo đực: 311 lông đen; 42 lông vàng
Mèo cái: 277 lông đen; 20 lông vàng; 54 lông tam thể
Biết quần thể ở trạng thái cân bằng
9


a, Tính tần số alen D,d

b, Viết cấu trúc di truyền quần thể
Giải:
a, Số lượng đực cái không bằng nhau, vậy gen quy định màu lông nằm trên vùng
không tương đồng của NST X. Áp dụng công thức ta có:
pD =

2.277 + 311 + 54
= 0.9
2.351 + 353

qd = 1- 0,9 = 0,1
b, Cấu trúc di truyền quần thể:

1
1
(0,81 XDXD + 2.0,9.0,1 XDXd + 0,01 XdXd) : (0,9 XDY + 0,1 XdY)
2
2

Ví dụ 2: Quần thể Người gồm 20.000 người, có 4 nữ bị bệnh máu khó đông.
Hãy xác định số nam bị bệnh máu khó đông. Biết quần thể ở trạng thái cân bằng
di truyền, gen gây bệnh là gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X,
không có alen trên Y.
Giải:
Quy ước: alen a quy định bệnh máu khó đông nằm trên NST X
Alen A quy định máu bình thường nằm trên NST X
Tỷ lệ nam : nữ = 1:1
Quần thể này có 10.000 nam: 10.000 nữ
Vì quần thể ở trạng thái cân bằng, tần số alen ở nam và nữ giống nhau, nên cấu
trúc di truyền của quần thể nữ:

p2 XAXA + 2pq XAXa + q2 XaXa = 1
Tỷ lệ nữ bi bệnh q2 XaXa =

4
= 0, 004 => qXa = 0,02
10000

 pXA = 0,98
- Tần số tương đối alen ở nam: qXa = 0,02; pXA = 0,98
=> Tỷ lệ kiểu gen XaY = 0,02;
Tỷ lệ kiểu hình máu khó đông ở nam giới = 0,02 => Số nam bị bệnh = 0,02 x
10.000 = 200 người
DẠNG 5: XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ NGẪU PHỐI
MÀ TẦN SỐ ALEN Ở GIỚI ĐỰC KHÁC GIỚI CÁI
Phương pháp: - Xét 1 gen có 2 alen A,a
- Thế hệ xuất phát P0 có:
+ Tần số alen A của giới đực trong quần thể là p’
+ Tần số alen a của giới đực trong quần thể là q’
+ Tần số alen A của giới cái trong quần thể là p’’
+ Tần số alen a của giới cái trong quần thể là q’’
Cấu trúc di truyền quần thể ở thế hệ P1
P1: (p’A + q’a)(p’’A+ q’’a) = p’p’’AA + p’q’’Aa + q’p’’Aa+ q’q’’aa = 1
Tần số alen A,a của quần thể ở thế hệ P1:
Tần số alen A = pN =

p '+ p ''
2

10



Tần số alen a = qN =

q '+ q ''
2

Khi đó quần thể đạt trạng thái cân bằng ở thế hệ P2
P2: pN2AA + 2pNqNAa + qN2 aa = 1
Như vậy:
- Quần thể ngẫu phối có tần số alen khác nhau ở giới đực và giới cái thì sự cân
bằng di truyền đạt sau 2 thế hệ ngẫu phối.
- Ở thế hệ thứ nhất diễn ra sự san bằng tần số các alen ở 2 giới
- Ở thế hệ thứ hai đạt trạng thái cân bằng
- Tần số cân bằng của mỗi alen bằng nửa tổng tần số của alen đó trong giao tử
đực và cái.
Ví dụ: Ở một quần thể của loài động vật ngẫu phối, xét 1 gen có 2 alen A,a
nằm trên nhiễm sắc thể thường có: tần số alen A ở giới đực = 0,6, ở giới cái =
0,8
Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng.
Giải:
Ở giới đực: Tần số alen A = 0,6
Tần số alen a = 1 - 0,6 = 0,4
Ở giới cái: Tần số alen A = 0,8
Tần số alen a = 1 - 0,8 = 0,2
Tần số slen A ở trạng thái cân bằng: pN=

0, 6 + 0,8
= 0, 7
2


Tần số slen a ở trạng thái cân bằng: qN=

0, 4 + 0, 2
= 0,3
2

Cấu trúc di truyền quần thể là: 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa = 1
DẠNG 6: CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ KHI CÓ HAI HAY
NHIỀU GEN PHÂN LI ĐỘC LẬP.
- Phương pháp:
- Xét 2 gen với 4 alen A, a và B, b (các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể
tương đồng khác nhau).
- Nếu gọi p, q, r, s là tần số các alen A, a, B, b với (p +q = 1), (r +s =1)
Thì tần số kiểu gen ở trạng thái cân bằng sẽ là kết quả triển khai của đa thức:
(p+q)2 (r +s)2 = (pr + ps +pr+qs)2
Hoặc (p2AA + 2pqAa + q2aa)(r2BB + 2rsBb+ s2bb) = 1
- pr, ps, qr, qs là tần số tương ứng của các giao tử AB, Ab, aB, ab. Khi tần số các
giao tử này đạt trạng thái cân bằng thì tần số các kiểu gen cũng ở trạng thái đó
- Nếu quần thể khởi đầu là các cá thể dị hợp tử AaBb với tần số các alen bằng
nhau p = q = r = s = 0,5 thì 4 giao tử AB = Ab = aB = ab = 0,25 và chỉ sau 1 thế
hệ ngẫu phối quần thể đạt trạng thái cân bằng.
- Nếu quần thể khởi đầu có các kiểu gen AABB, aabb thì chỉ có 2 loại giao tử
AB và ab nên quần thể không đạt cân bằng ở thế hệ sau vì thiếu các kiểu gen.
11


- Nếu quần thể khởi đầu có tần số các alen không bằng nhau thì cần nhiều thế hệ
mới thiết lập được tần số cân bằng cho các giao tử và trạng thái cân bằng di
truyền cho quần thể
Ví dụ 1: Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp

nhiễm sắc thể tương tác theo kiểu bổ sung. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì
cho hoa đỏ, các kiểu gen còn lại cho hoa trắng. Một quần thể đang cân bằng di
truyền có tần số alen A = 0,3 và B là 0,6.
Xác định tỷ lệ kiểu hình của quần thể.
Giải:
Gen A: có pA = 0,3, qa = 0,7
Cấu trúc di truyền gen A: 0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa
Gen B: có rB = 0,6, sb = 0,4
Cấu trúc di truyền gen B: 0,35BB : 0,48Bb : 0,16bb
Tỷ lệ kiểu gen của quần thể về cả 2 gen A và B là:
(0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa)( 0,35BB : 0,48Bb : 0,16bb)
= 0,0324AABB: 0,0432AABb:0,1512AaBB: 0,2016AaBb:0,0144AAbb
: 0,0672 Aabb: 0,1764aaBB: 0,2352aaBb: 0,0784aabb.
- Vì A-B- cho kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen còn lại cho hoa trắng nên ta có:
Cây hoa đỏ: = 0,0324AABB + 0,0432AABb+ 0,1512AaBB+ 0,2016AaBb
= 0,4384 = 43,84%
Cây hoa trắng = 1 – hoa đỏ = 1 – 0,4384 = 0,5716 = 57,16%
-Tỷ lệ kiểu hình của quần thể là: 43,84% cây hoa đỏ : 57,16% cây hoa trắng
Ví dụ 2: Một quần thể thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với
alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy
định hoa trắng, các gen này phân li độc lập. Sau một thế hệ ngẫu phối, thu được
F1 có 27% cây thân cao, hoa đỏ; 9% cây thân cao, hoa trắng; 48% cây thân thấp,
hoa đỏ; 16% cây thân thấp, hoa trắng. Biết quần thể không chịu tác động của
nhân tố tiến hóa.
Xác định tần số tần số các alen A, a, B, b trong quần thể
Giải: - Tìm tần số alen A:
Tỷ lệ kiểu hình về tính trạng chiều cao thân
Thân cao : thân thấp = ( 27% +9%) : (48% +16%) = 36% : 64%
Cây thân thấp (aa) có tỷ lệ q2 aa = 0,64 => Tần số alen a = 0,8
Tần số alen A = 0,2

- Tìm tần số alen B:
Tỷ lệ kiểu hình về tính trạng màu sắc hoa:
Hoa đỏ : hoa trắng = ( 27% +48%) : (9% +16%) = 75% : 25%
Cây hoa trắng (bb) có tỷ lệ q2 bb = 0,25=> Tần số alen b = 0,5
Tần số alen B = 0,5
DẠNG 7: CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ NGẪU PHỐI KHI CHỊU
ÁP LỰC CỦA CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA
Dạng 7.1: Sự thay đổi cấu trúc di truyền quần thể khi chịu áp lực của nhân
tố đột biến.
12


Phương pháp:
- Trong thực tế đột biến và CLTN thường xuyên tác dộng làm cho tần số alen bị
biến đổi, đột biến đối với 1 gen có thể xảy ra theo 2 chiều thuận hoặc nghịch:
- Gọi p0 và q0 là tần số của các alen A và a trong quần thể ban đầu
- Gọi u là tần số đột biến gen trội thành gen lặn A ->a
- Gọi tần số alen A sau 1 thế hệ đột biến là p1, sau n thế hệ là pn
- Gọi tần số alen a sau 1 thế hệ đột biến là q1, sau n thế hệ là qn
Sau 1 thế hệ đột biến tần số alen mỗi loại là:
p1 = p0 – u.p0 = p0 (1 - u)
q1 = 1 – p1
Sau n thế hệ đột biến thì tần số alen mỗi loại là:
pn = p0 (1 -u)n = p0. e- un
qn = 1 - pn
Như vậy tần số u càng lớn thì tần số tương đối của alen A càng giảm nhanh
- Alen a cũng có thể bị đột biến thành A
- Gọi v là tần số đột biến gen lặn thành gen trội a ->A
+ Nếu u = v thì áp lực quá trình đột biến = 0, tần số tương đối của mỗi alen vẫn
giữ nguyên không đổi

+ Nếu v = 0 và u >0 chỉ xảy ra đột biến thuận. (Tần số alen A giảm, tần số alen
a tăng)
+ Nếu u khác v, u>0, v>0 và sức sống của A,a là ngang nhau, thì sau 1 thế hệ:
Tần số alen A là:
p1 =p0 – up0 + vq0
Lượng biến thiên tần số alen A là:
∆ p = p1 - p0 = (p0 - up0 + vq0 ) - p0 = vq0 - up0
Tần số tương đối p của alen A và q của alen a sẽ đạt thế cân bằng khi lượng đột
biến A ->a và a ->A bù trừ cho nhau, nghĩa là ∆ p = 0 tức là vq = up.
Mà q = 1-p
-> up = v(1- p) <-> up + vp = v -> p =

v
u
và q =
u+v
u+v

Ví dụ 1 : Giả sử 1 locut có 2 alen A và a, thế hệ ban đầu có tần số tương đối của
alen A là p0. Quá trình đột biến làm cho A -> a với tần số u = 10-5
a, Sau bao nhiêu thế hệ thì tần số alen A giảm đi một nửa so với ban đầu
b, Em có nhận xét gì về vai trò của quá trình đột biến trong tiến hóa.
Giải:
a, Vì đột biến diễn ra theo chiều thuận nên ta có:
pn = p0 (1 -u)n
=> ½ p0 = p0(1 – 10-5)n  0,5 = (1 – 10-5)n  ln 0,5 = ln (1 – 10-5)n
ln 0,5

=> n = ln(1 − 10−5 ) ≈ 69.000 thế hệ
b, Nhận xét: Đột biến gây áp lực không đáng kể cho quá trình tiến hóa


13


Ví dụ 2: Trong một quần thể gồm 2.105 alen, tần số alen a = 25%, có 7 alen A bị
đột biến thành a và 11 alen a bị đột biến thành alen A. Xác định tần số alen sau
đột biến.
Giải:
Số lượng alen a trong quần thể = 0,25 . 2.105 = 5.104
Số lượng alen A = 2.105 – 5. 104 = 15.104
7
= 0, 46.10−6
15.104
−4
11
= 2, 2.10
Tần số đột biến nghịch v =
4
5.10

Tần số đột biến thuận u =

Tần số alen sau đột biến:
pA = 0,75 – 0,46. 10-6. 0,75 + 2,2.10-4. 0,25 = 0,75005454
qa = 1 - 0,75005454 =0,24994546
Dạng 7.2: Sự thay đổi cấu trúc di truyền quần thể khi chịu áp lực của
nhân tố di nhập gen:
- Phương pháp:
Gọi M là tốc độ di nhập gen:
Gọi p là tần số alen A ở quần thể nhận

Gọi p’ là tần số alen A ở quần thể cho
Ta có:
M = Số giao tử mang gen di nhập
Số giao tử của mỗi thế hệ trong quần thể
Hoặc
M= Số cá thể nhập cư
Tổng số cá thể của quần thể nhận
Lượng biến thiên tần số của alen A trong quần thể nhận sau 1 thế hệ là:
∆ p = M (p’ -p)
+ nếu ∆ p âm tức là tần số alen đang tính giảm sau di nhập và ngược lại
Ví dụ 1: Tần số alen A ở quần thể I là 0,8, ở quần thể II là 0,3. Tỷ lệ số cá thể
nhập cư từ quần thể II vào quần thể I là 0,2. Sau 1 thế hệ nhập cư lượng biến
thiên tần số A trong quần thể I là bao nhiêu.
Giải:
Áp dụng công thức ta có:
∆ p= 0,2 (0,3 – 0,8) = - 0,1
Như vậy tần số alen A trong quần thể I giảm xuống còn = 0,8 – 0,1 = 0,7
Ví dụ 2: Một con sông có hai quần thể ốc sên: quần thể lớn (quần thể chính) ở
phía trên và quần thể nhỏ nằm ở cuối dòng trên một hòn đảo (quần thể đảo). Do
nước chảy xuôi nên ốc chỉ di chuyển từ quần thể chính đến quần thể đảo mà
không di chuyển ngược lại: Xét một gen gồm 2 alen: A và a. Ở quần thể chính
có pA = 1, quần thể đảo có pA = 0,6
Do di cư, quần thể đảo trở thành quần thể mới, có 12% số cá thể của quần thể
chính.
a, Tính tần số tương đối của alen trong quần thể mới sau di cư.
B, Quần thể mới sinh sản. Vì lý do nào đó xảy ra quá trình đột biến:

14



A -> a, với tốc độ là 0,3%. Không có đột biến ngược. Tính tần số alen của thế
hệ tiếp theo ở quần thể mới.
Giải:
a, Ta có: Quần thể chính có pA = 1, quần thể đảo pA = 0,6
Quần thể chính di cư đến quần thể đảo và chiếm 12% quần thể mới.
- Quần thể mới ở đảo (sau di cư) có tần số các alen là:
Lượng biến thiên tần số alen của quần thể nhận:
∆ p = 0,12(1-0,6)=0,048
pA sau di cư = 0,6 + 0,048 = 0,648
qa sau di cư = 1 – 0,648 = 0,352
b, Tần số đột biến A -> a là 0,3%
Tần số alen sau đột biến là:
pA = 0,648 – (0,3% x 0,648) ≈ 0,646
qa = 1 – 0.646 ≈ 0,354
Dạng 7.3: Sự thay đổi cấu trúc di truyền quần thể khi chịu áp lực của nhân
tố chọn lọc tự nhiên.
Phương pháp:
Một quần thể ngẫu phối ở thế hệ xuất phát I0 với 2 alen A, a có cấu trúc di
truyền: p0 2AA + 2p0 q0Aa + q02 aa = 1
p0 là tần số alen A ở thế hệ I0
q0 là tần số alen a ở thế hệ I0
Kiểu gen aa không có khả năng sinh sản hoặc vì một lý do nào đó những cá thể
không tha gia sinh sản nên trong quần thể chỉ có 2 loại kiểu gen AA và Aa giảm
phân tạo giao tử và tham gia sinh sản
=> tần số tương đối của alen a =

2p 0 q 0
p q
:2 = 2 0 0
p 0 + 2p 0 q 0

p0 + 2p 0 q

=

2

0

q0
1 + q0

q0

=> Tần số alen A = 1 - 1 + q0 (do p0 + q0 = 1)
Tính tương tự ta xác định tần số tương đối của alen ở thế hệ In
q0

Tần số alen a = 1 + nq
0
q0

Tần số alen A = 1 - 1 + nq
0
Trong thực tế quần thể luôn chịu áp lực của quá trình chọn lọc tự nhiên.
Để xác định làm bài tập phần này, các em nên xác định quần thể đang xét ở
trạng thái cân bằng hay chưa
7.3.1: Nếu quần thể chưa cân bằng mà xảy ra chọn lọc
- Phương pháp:
+ Xác định lại cấu trúc di truyền quần thể sau khi xảy ra chọn lọc
+ Tính tần số alen A, a sau chọn lọc

+ Tiến hành ngẫu phối thì ở thế hệ sau quần thể đạt trạng thái cân bằng
+ xác định tần số alen ở thế hệ n theo công thức trên
15


Ví dụ: Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phốicó 0,5 AA : 0,4Aa: 0,1aa.
Hãy xác định tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ F 6 trong trường hợp các cá thể có kiểu hình
lặn không có khả năng sinh sản.
Giải: Vì aa không có khả năng sinh sản nên tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ ban đầu là:
0,5

0, 4

5

4

0,5AA và 0,4Aa = 0,5 + 0, 4 AA : 0,5 + 0, 4 Aa = AA : Aa
9
9
Tần số alen a sau chọn lọc là q =

2
;
9
q

2
9


2

17

Ở thế hệ thứ F5 , tần số alen a = 1 + 5q =
2 = 19 ; tần số alen A = 19
1+ 5
9
17 2
17 2
2 2
Tỷ lệ kiểu gen ở F6 = ( ) AA : 2. . Aa : ( ) aa
19
19 19
19

7.3.2: Nếu quần thể đã cân bằng ở thế hệ ban đầu
- Phương pháp: - Xác định tần số alen A,a ở thế hệ ban đầu
- Áp dụng công thức để tính tần số alen ở thê hệ n
Ví dụ 1: Một quần thể ở thế hệ xuất phát có cấu trúc di truyền ở trạng thái cân
bằng: 0,49AA: 0,42Aa: 0,09aa. Biết kiểu gen aa không có khả năng sinh sản,
Tính tần số alen A,a của quần thể sau 5 thế hệ ngẫu phối.
Giải: Do các cá thể aa không tham gia sinh sản nên
q0

0,3

Tần số alen a ở thế hệ thứ 5 qa = 1 + nq = 1 + 5.0,3 = 0,12
0
pA = 1 – 0,12 = 0,88

Ví dụ 2: (Trích đề thi Casio tỉnh Thanh hóa năm 2014- 2015)
Một quần thể sinh vật lưỡng bội có tần số các kiểu gen ở 2 giới như sau:
Giới cái: 0,0256AA: 0,2658Aa : 0,7086aa
Giới đực: 0,2916AA: 0,4968Aa: 0,2116aa
a, Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền
b, Biết rằng sau khi đạt trạng thái cân bằng; do điều kiện sống thay đổi nên
những cá thể có kiểu gen aa không sống được đến khi sinh sản (giá trị thích nghi
là 0), các kiểu gen còn lại có giá trị thích nghi là 1,0. hãy tính tần số alen sau 5
thế hệ ngẫu phối.
Giải:
a, Cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền:
- Tần số alen của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền:
pA =

1
( 0,1585 + 0,54 ) ≈ 0,3493 → qa = 1-0,3493 ≈ 0,6507
2

- Cấu trúc di truyền quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền
(0,3493)2 AA :2.0,3493.0,6507Aa : (0,6507)2aa
↔ 0,1220AA: 0,4546Aa: 0,4234aa
b, Tần số alen sau 5 thế hệ ngẫu phối

16


Vì quần thể trước khi chọn lọc đã ở trạng thái cân bằng nên sau 5 thế hệ các cá
thể aa không đóng góp gen vào quần thể ở thế hệ sau:
Áp dụng công thức:
q0


0, 6507

qa = 1 + nq = 1 + 5.0, 6507 ≈ 0,8470
0
pA = 1 − 0,8470 ≈ 0,1530
DẠNG 8: BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ TRỊ THÍCH NGHI (W) VÀ
HỆ SỐ CHỌN LỌC (S)
- Phương pháp:
Giá trị thích nghi (w) phản ánh mức độ sống sót và truyền lại cho thế hệ sau một
kiểu gen hoặc một alen
W=
Tỷ lệ sống sót của kiểu gen đó
Tỷ lệ ban đầu của kiểu gen đó
Giả sử quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền: dAA + hAa + raa = 1
Sau khi xảy ra chọn lọc có cấu trúc di truyền: DAA + Haa + Raa = 1
Giá trị thích nghi của mỗi kiểu gen là:
AA ( W1) =

D
H
R
; Aa (W2)= ; aa (W3)= ; Giá trị nào nhỏ nhất thì chọn lọc
d
h
r

chống lại kiểu gen đó mạnh nhất
Giá trị thích nghi của từng kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là: W1, W2, W3
Tần số từng loại kiểu gen sau khi xảy ra chọn lọc là:

d. W1 AA + h W2Aa + r. W3 aa = 1
d .w

r.w

h.w

 d .w + h.w 1 + r.w AA + d .w + h.w 2 + r.w Aa + d .w + h.w3 + r.w aa =1
1
2
3
1
2
3
1
2
3
Hệ số chọn lọc s = 1 – W
Ví dụ: (Trích đề thi học sinh giỏi quốc gia năm 2013)
Một quần thể có tỷ lệ các kiểu gen trước và sau một thời gian bị chọn lọc như
sau:
Tần số kiểu gen
AA
Aa
aa
Trước chọn lọc
0,36
0,48
0,16
Sau chọn lọc

0,36
0,60
0,04
a, Xác định hệ số chọn lọc S của các kiểu gen .
b, Quần thể bị chi phối bởi hình thức chọn lọc nào?
Giải:
0,36

0, 6

0, 04

a, Tỷ lệ sống sót các kiểu gen: AA = 0,36 = 1 ; Aa = 0, 48 = 1, 25 ; aa = 0,16
1

1, 25

0, 25

Giá trị thích nghi các kiểu gen: AA = 1, 25 = 0,8 ; Aa = 1, 25 = 1 ; aa = 1, 25 = 0, 2
Hệ số chọn lọc các kiểu gen = 1 –W
Hệ số chọn lọc kiểu gen AA = 1-0,8 =0,2
Hệ số chọn lọc kiểu gen Aa = 1-1 =0
Hệ số chọn lọc kiểu gen AA = 1-0,2 =0,8

17


b, Ta thấy giá trị thích nghi của AA = 0,8; Aa = 1; aa = 0,2 điều đó chứng tỏ
chọn lọc đang ưu tiên cho kiểu gen dị hợp, quần thể chịu tác động của chọn lọc

ổn định.

IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Sau khi áp dụng đề tài nghiên cứu của mình vào thực tế giảng dạy ở 2 lớp
12A4 và 12A7 trường THPT Tĩnh Gia 3, tôi đã tiến hành 1 bài kiểm tra 15 phút
với 10 câu bài tập di truyền quần thể ngẫu phối dạng trắc nghiệm, kết quả thu
được như sau:
Dưới 5 điểm
Lớp

Sĩ số

Số
lượng

%

Từ 5 điểm – 7
điểm
Số
%
lượng

Từ 8 điểm đến
10điểm
Số
%
lượng

12A4

(Đối chứng)

40

10

25%

30

75%

0

0

12A7
(Thí nghiệm)

38

5

13%

23

60,5%

10


26,5%

Ở lớp 12 A7 là lớp học khối B được học phân dạng bài toán, khi làm bài
các em định dạng nhanh và cho kết quả chính xác, từ đó các em chắc chắn với
kiến thức của mình khi giải quyết bài tập, từ đó có hứng thú khi làm bài và ngày
càng yêu thích môn Sinh học hơn.

18


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
Qua thực tế áp dụng đề tài vào giảng dạy, tôi nhận thấy khả năng tiếp thu
và vận dụng của học sinh vào giải các bài tập liên quan đến di truyền học quần
thể ngày càng nhanh và có hệ thống tốt.
Học sinh hiểu bài và tự tin khi giải quyết các bài tập này trong các đề thi,
vì vậy kết quả sẽ đạt cao hơn.
Đối với giáo viên khi đã phân dạng và xây dựng phương pháp giải cho
từng dạng thì sẽ thuận lợi khi dạy tiết bài tập cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi
và ôn thi trung học phổ thông quốc gia.
II.KIẾN NGHỊ:
Đây là phần kiến thức tương đối khó trong khi đó phân phối chương trình
Sinh học 12 chỉ dành 2 tiết lý thuyết và 1 tiết bài tập, trong khi đó lại gặp nhiều
trong các đề thi phần bài tập vận dụng. Tôi thiết nghĩ nên tăng thời lượng cho
phần di truyền học quần thể.
Đề tài này tôi đã hệ thống và phân dạng thành các dạng bài cụ thể nhưng
chưa phải là đầy đủ và không thể tránh khỏi những thiếu sót đồng thời còn
nhiều dạng bài tập di truyền học quần thể rất phức tạp nữa. Vì vậy kính mong
được sự đóng góp và bổ sung của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp để đề tài

này ngày càng hoàn thiện hơn nữa.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Lê Thị Hà

19


20


MỤC LỤC
A. Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
B. Nội dung
I. Cơ sở lý luận
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
III. Nội dung thực hiện
Dạng 1: Tính tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể ngẫu phối
1.1 Đối với quần thể chưa cân bằng
1.2 Đối với quần thể ở trạng thái cân bằng, biết tỷ lệ kiểu hình đồng trội (AA) hoặc

đồng hợp lặn (aa)
Dạng 2: Xác định số kiểu gen trong quần thể
2.1: Đối với quần thể đơn bội
2.2: Đối với quần thể lưỡng bội
2.2.1: Gen nằm trên NST thường
2.2.2: Gen nằm trên NST X (Vùng không tương đồng của X)
2.2.3: Gen nằm trên NST Y (Vùng không tương đồng của Y)
2.2.4: Gen nằm trên vùng tương đồng của X và Y
2.2.5: Gen nằm trên vùng không tương đồng của X và Y
2.3: Đối với quần thể tam bội
2.4: Đối với quần thể tứ bội
2.5: Tính số kiểu giao phối
Dạng 3: Bài tập về gen đa alen (hiện tượng đồng trội)
Dạng 4: Bài tập về cấu trúc di truyền quần thể với gen nằm trên NST giới tính
4.1: Gen nằm trên NST X (Vùng không tương đồng của X)
4.2: Gen nằm trên NST Y (Vùng không tương đồng của Y)
4.3: Gen nằm trên vùng tương đồng của X và Y
Dạng 5: Xác định cấu trúc di truyền quần thể ngẫu phối mà tần số alen ở giới đực
khác giới cái
Dạng 6: Cấu trúc di truyền quần thể khi có hai hay nhiều gen phân li độc lập
Dạng 7: Cấu trúc di truyền quần thể ngẫu phối khi chịu áp lực của nhân tố tiến hóa
7.1: Quần thể chịu tác động của nhân tố đột biến
7.2: Quần thể chịu tác động của nhân tố di nhập gen
7.3: Quần thể chịu tác động của nhân tố chọn lọc tự nhiên
7.3.1: Nếu quần thể chưa cân bằng
7.3.2: Nếu quần thể đã cân bằng ở thế hệ ban đầu

21

1

1
1
1
1
3
3
3
3
3
3
3
4
4
4
4
4
5
5
5
5
6
6
7
8
8
9
9
10
11
12

12
14
1
5
1
5
16


Dạng 8: Bài tập liên quan đến giá trị thích nghi (W) và hệ số chọn lọc (S)
IV. Kết quả thực hiện
C. Kết luận và kiến nghị
I. Kết luận
II.Kiến nghị

17
18
19
19
19

22



×