Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phương pháp giải một số dạng bài toán về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật phục vụ giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.94 KB, 20 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Thế kỷ XXI là thế kỷ của sinh học, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học
vào nâng cao chất lượng đời sống của con người bằng cách tạo ra các sản phẩm
nông - lâm - ngư nghiệp có năng suất cao, phẩm chất tốt. Vì vậy việc học tập tốt
môn sinh học là một yêu cầu quan trọng đối với mỗi học sinh phổ thông.
Nội dung kiến thức sinh học lớp 11 trung học phổ thông cơ bản và nâng cao tập
trung đi sâu vào lĩnh vực tương đối khó nhưng lý thú của sinh học đó là sinh học cơ
thể thực vật và động vật. Hệ thống câu hỏi và bài tập trong mỗi bài học đều thể hiện
hướng phát huy tính chủ động trong học tập của học sinh.
Tuy nhiên học sinh lại rất ngại học lý thuyết. Thêm vào đó trong nội dung
bài học rất ít bài tập, ngay cả trong sách bài tập sinh học lớp 11 các dạng toán sinh
cũng không có nhiều hoặc thậm chí không có. Nội dung kiến thức về chuyển hóa
vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật tương đối khó, khá trừu tượng đòi
hỏi học sinh phải có khả năng tư duy tốt, phải tìm hiểu và vận dụng các khái niệm
mới, thậm chí phải liên hệ với các nội dung kiến thức đã biết trước đó.
Bên cạnh đó các em cũng không có tâm huyết với môn sinh học này như các
môn học tự nhiên khác. Vì vậy để làm rõ những điểm cần lưu ý trong quá trình giải
bài tập, giúp học sinh yên tâm, tự tin hơn trong quá trình làm bài, thay đổi cách
nhìn nhận của các em về môn học này nhằm giúp các em yêu thích môn này hơn tôi
mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp giải một số dạng bài
toán về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật phục vụ
giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học lớp 11”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Sáng kiến kinh nghiệm này được viết ra nhằm mục đích chia sẻ với đồng nghiệp
đang giảng dạy sinh học trung học phổ thông những kinh nghiệm trong công việc
vận dụng những bài tập sinh học 11 vào công tác giảng dạy của mình.
- Sáng kiến kinh nghiệm này được viết ra cũng nhằm mục đích góp phần thực hiện
hoạt động dạy học tích cực để nâng cao chất lượng dạy và học môn sinh học
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của tôi chỉ là dạng bài tập về sức hút nước ở tế bào và áp


suất thẩm thấu của tế bào thực vật, hô hấp và quang hợp ở thực vật, hàm lượng đạm
cần bón cho cây trồng, bài tập về thời gian chu kỳ và các pha trong chu kỳ tim của
người và động vật, bài tập về tính lưu lượng tim ở người và động vật
- Đề tài được áp dụng cho các học sinh lớp 11 và các học sinh thi học sinh giỏi cấp
tỉnh, cấp khu vực.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Tìm hiểu những khó khăn khi học sinh học làm bài tập về chuyển hóa vật chất và
năng lượng ở động vật và người.
- Trao đổi với đồng nghiệp.
1


- Áp dụng giảng dạy các lớp 11A1, 11A6 trường THPT Cầm Bá Thước.
1.5. Những điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm.
- Ứng dụng được phương pháp để giải một số bài tập liên quan đến các quá trình
trao đổi chất và năng lượng ở thực vật cũng như ở động vật và ở người đối với một
số bài tập thi học sinh giỏi.
- Những nội dung bài tập này đã có tuy nhiên học sinh chưa có phương pháp giải.
Vì vậy sáng kiến kinh nghiệm này ứng dụng được vào giải toán, sáng tạo được các
bài toán mới, nhanh chóng, hiệu quả và cho kết quả chính xác
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
- Căn cứ chuẩn kiến thức và kĩ năng chương trình phổ thông nói chung và của
chương I của sinh học 11 cơ bản và nâng cao. Học sinh phải hiểu và vận dụng kiến
thức lý thuyết sách giáo khoa để có thể làm những bài tập liên quan đến quá trình
chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật, động vật và cả ở người
- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tiếp tục khái quát công thức, chứng
minh và vận dụng công thức giải bài tập tính liên quan đến quá trình trao đổi vật
chất và năng lượng ở thực vật, động vật và cả ở người một cách nhanh và chính xác
hơn đáp ứng các hình thức kiểm tra và thi

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Trong quá trình giảng dạy đối tượng học sinh 11 cho thấy với thời lượng của
chương trình cho phép giáo viên mới chỉ bám chuẩn kiến thức và kĩ năng cơ bản,
học sinh chỉ hiểu được những phần lý thuyết cơ bản mà hầu hết không vận dụng
được những kiến thức đó vào giải được dạng bài tập liên quan đến quá trình chuyển
hóa vật chất và năng lượng ở thực vật, động vật và cả ở người
- Hầu hết các em học sinh còn không biết có những dạng bài tập nào thuộc nộidung
của chương I. Một số ít các em có khả năng tư duy tốt thì có thể giải được bài tập
về nội dung này nhưng mức độ đơn giản và cũng mất khá nhiều thời gian.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Một số công thức cơ bản để giải bài tập chuyển hóa vật chất và năng
lượng ở thực vật và động vật.
Để thiết lập được những công thức, giáo viên cần có thời gian bồi dưỡng thêm cho
học sinh, hướng dẫn để học sinh biết cách thiết lập, hiểu và chứng minh được công
thức tổng quát được thiết lập.
2.3.1.1. Một số công thức cơ bản để giải bài tập chuyển hóa vật chất và năng
lượng ở thực vật.
2.3.1.1.1. Hô hấp ở thực vật: Tùy vào điều kiện có oxy hay không có oxy
a. Hô hấp hiếu khí: C6H12O6 + 6 O2 = 6 CO2 + 6 H2O + 38 ATP
- Đường phân: C6H12O6 → 2 CH3COCOOH (axit piruvic) + 2 ATP + 2 NADH [2]
- Chu trình Crep: 2 CH3COCOOH → 2 axetyl CoA + 2 CO2 + 2 NADH
2 axetyl CoA → 4 CO2 + 2 ATP + 6 NADH + 2 FADH2 [8].
2


- Chuỗi chuyền e hô hấp và photphorin hóa oxi hóa:
10 NADH + 2 FADH2 + 6 O2 → (10.3 + 2.2) ATP + 6 H2O [9].
b. Hô hấp kị khí:
C6H12O6 = 2C2H5OH + 2CO2 +2 ATP(2CH3COHCOOH+2 ATP) [2]
- Đường phân: C6H12O6 → 2 CH3COCOOH (axit piruvic) + 2 ATP + 2 NADH [8].

- Lên men: 2CH3COCOOH (axit piruvic) + 4H+ → 2CH5OH(rượu etilic)+ 2CO2
Hoặc: 2CH3COCOOH (axit piruvic) + 2H+ → 2CH3COHCOOH(axit lactic)[9].
2.3.1.1.2. Cơ chế quang hợp:
- Pha sáng:
12 H2O + 18 ADP + 18 Pvc + 12 NADP+ → 18 ATP + 12 NADPH + 6 O2[2].
- Pha tối (chu trình Canvin):
6 CO2 + 18 ATP + 12 NADPH → C6H12O6 + 18 ADP + 12 NADP+ [8].
Lưu ý:
Ở thực vật C3 để tổng hợp nên 1 phân tử glucozo cần 18 ATP và 12 NADPH còn ở
thực vật C4 để tổng hợp nên 1 phân tử glucozo cần 24 ATP và 12 NADPH
2.3.1.1.3. Cường độ thoát hơi nước:
- Là lượng nước thoát qua lá tính trên một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện
tích = g H2O/m2 lá/giờ.
- Hệ số thoát hơi nước là số gam nước thoát ra để tạo một gam chất khô:
số g nước/ 1 gam chất khô.
- Hiệu suất thoát hơi nước biểu thị lượng chất khô hình thành khi thoát 1 lit nước
Đo cường độ thoát hơi nước bằng phương pháp cân nhanh được tính bằng
công thức
I = (P1 – P2).60/ (T .S). Đơn vị tính bằng g/dm2/giờ
I : Cường độ thoát hơi nước ; P1 , P2 lần lượt là khối lượng lá ở thời gian t1 và t2
T : thời gian thoát hơi nước (phút) = t1 - t2
S : là diện tích của lá được tính bằng cách : đặt chiếc lá lên tờ giấy 1dm 2 sau đó cắt
tờ giấy hình dạng kích thước bằng chiếc lá sau đó cân chiếc lá được A (g). Cắt 1
dm2 giấy đem cân được B (g). Diện tích lá là S = A(g)/B(g) dm2[7].
2.3.1.1.4. Cường độ quang hợp:
Được tính bằng số mg CO2 hấp thụ trên một đơn vị diện tích lá trong một đơn vị
thời gian (mgCO2/ dm2. giờ). Ở thực vật C4 có cường độ quang hợp gấp hai lần thực
vật C3 nên có thể áp dụng cách tính này cho thực vật C3 và C4
Dùng cành lá bỏ vào bình kín, trong suốt (bình TN) và một bình không bỏ cành lá
cùng đậy kín ( bình ĐC) khí chiếu sáng cành lá quang hợp hấp thụ CO 2 trong bình

và được tính bằng lượng CO2 bình ĐC – lượng CO2 còn lại bình TN . Lượng CO2
trong các bình được xác định bằng phương pháp sau :
Đưa dd Ba(OH)2 vào để hấp thụ CO2 : Ba(OH)2 + CO2 = BaCO3 + H2O
Lượng Ba(OH)2 dư được trung hòa bằng đ HCl : Ba(OH)2 + HCl = BaCl2 + H2O
Dựa vào khối lượng của HCl có thể tính được khối lượng của CO2.
3


Từ đó sẽ tính được cường độ quang hợp
2.3.1.1.5. Cơ sở của việc bón phân hợp lý:
Bón phân hợp lý nghĩa là phải xác định lượng phân bón hợp lý cho cây trồng, tỷ lệ
các loại phân bón thích hợp, xác định thời kỳ và phương pháp bón phân, biết độ phì
của đất (khả năng cung cấp của đất) và mức độ sử dụng phân bón của cây.
Lượng phân bón (LPB của) cần thiết có thể xác định theo công thức:

[8]
2.3.1.1.6. Hệ số hô hấp (RQ): Là tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2
hút vào trong chuỗi phản ứng hô hấp. RQ = [CO2]/[O2].
* Ý nghĩa của hệ số hô hấp:
Hệ số hô hấp cho biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì và trên cơ sở đó có
thể đánh giá tình trạng hô hấp và tình trạng của cây
RQ của nhóm hydrat cacbon bằng 1
RQ của nhóm lipit,protein thường < 1
RQ của nhiều acit hữu cơ thường > 1 [9].
2.3.1.1.7. Sức hút nước của tế bào thực vật (atm): Sức hút nước biểu thị tình
trạng thiếu nước trong tế bào. Áp suất thẩm thấu (P) tạo ra sức hút nước (S). Ở
trạng thái thiếu nước của tế bào thì P > T (sức căng trương nước) và ta có: S=P – T
P : Áp suất thẩm thấu (atm)
T : Áp suất trương nước của tế bào (atm)
* Các trạng thái nước của tế bào: Sức hút nước phụ thuộc vào trạng thái bão hòa

nước của tế bào
- Tế bào bão hòa nước: P = T
- Tế bào héo hoàn toàn: S = P
- Tế bào thiếu bão hòa nước: S > 0, P > T.
- Tế bào mất nước do sự bay hơi: S = P + T [7].
2.3.1.1.8. Áp suất thẩm thấu của tế bào (atm): Áp suất thẩm thấu là lực gây ra sự
chuyển dịch của dung môi vào dung dịch qua màng tế bào.
Theo Van – Hôp áp suất thẩm thấu phụ thuộc vào nồng độ phân tử, nhiệt độ, sự
điện ly của dung dịch và có thể tính theo công thức sau: P = RTCi [7].
P : Áp suất thẩm thấu (atm)
R : hăng số ≈ 0,082 amt/oK.mol
T : nhiệt độ tuyệt đối (oK) = to(C) + 273
C : nồng độ mol/l; C = n/V; n: số mol chất tan; V: thể tích dd
i: hệ số Van Hôp, lượng tiểu phân chất tan phân ly và tái hợp khi tan vào dung môi.
i = (n/n0)(ν-1) + 1 = a(ν-1) + 1
a = n/n0 , n: số mol chất đã điện li, n0: tổng số mol chất hòa tan
v: số ion tạo ra từ 1 phân tử chất điện li.

4


Áp suất thẩm thấu của dung dịch lỏng chứa chất tan không điện li thỏa mãn phương
trình: P = CRT
Thay C = n/V = m/MV là ta được: PV = (m/M)RT [9].
V: thể tích dung dịch (lít) chứa m gam chất tan.
M: Khối lượng phân tử của chất tan
2.3.1.2. Một số công thức cơ bản để giải bài tập chuyển hóa vật chất và năng
lượng ở động vật và người.
2.3.1.2.1. Chu kì tim: Là sự hoạt động của tim có chu kỳ qua các giai đoạn kế tiếp
nhau một cách đều đặn nhịp nhàng theo một thứ tự nhất định

Thời gian 1 chu kỳ tim: bằng thời gian 1 phút chia cho số nhịp tim trong 1 phút và
tính bằng đơn vị giây (s) và Thời gian 1 chu kỳ tim = thời gian của tâm nhĩ hoạt
động ( tâm nhĩ co) + thời gian tâm thất hoạt động ( tâm thất co) + thời gian dãn
chung của tim
Thời gian chu kỳ tâm nhĩ = thời gian tâm nhĩ co + thời gian tâm nhĩ nghỉ
Thời gian 1 chu kỳ tâm thất = thời gian tâm thất co + thời gian tâm thất nghỉ [2].
2.3.1.2.2. Lưu lượng tim (LLT):
Là lượng máu tim tống vào động mạch trong một phút mỗi thất (ml/phút)
LLT(ml/phút) = tần số tim (lần/ phút) x thể tích tống máu tâm thu (ml/ nhịp đập)
Gọi Qs: là thể tích tâm thu; Q: là lưu lượng tim
Qs = EDV – ESV
trong đó: EDV là thể tích máu cuối tâm trương; ESV là thể tích máu cuối tâm thu
f: là tần số tim. Vậy Q = Qs x f [1].
Có thể Đo lưu lượng tim theo phương pháp FICK : thiết lập trên sự tiêu thụ oxi mỗi
phút (Vo2) bằng lượng oxi mà máu lấy được khi qua phổi mỗi phút với công thức
Fick ( áp dụng tính lưu lượng máu ở người)
Vo2= Q ( CaO2 – CvO2) [6].
Vo2: thể tích và nồng độ oxi trong khí thở ra trong một đơn vị thời gian
CaO2: Nồng độ oxi trong tĩnh mạch phổiCvO2: Nồng độ oxi trong động mạch phổi
2.3.1.2.3. Tốc độ khuếch tán của chất khí qua màng hô hấp:
Tốc độ chất khí (D) qua màng hô hấp phụ thuộc vào độ dày của màng và khoảng
cách giữa hai nơi khuếch tán. Được tính theo công thức sau:
D = k. ∆P.A / d.[10].
Trong đó:k: là hệ số khuếch tán chất khí qua màng; A: là diện tích trao đổi khí
∆P: là sự chênh lệch áp suất hai bên màng ; d: khoảng cách khuếch tán
2.3.2. Vận dụng giải các bài tập về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực
vật, động vật và người.
Sau khi học sinh hiểu cách thiết lập công thức tổng quát, giáo viên cần rèn luyện
cho học sinh kĩ năng vận dụng công thức để giải bài tập và để củng cố, khắc sâu
công thức đã thiết lập.


5


Tùy thời gian và đối tượng học sinh mà giáo viên áp dụng từng dạng bài tập từ mức
độ dễ đến mức độ khó. Kết hợp làm bài tập trên lớp và giao bài tập về nhà.
Trong khi làm bài tập áp dụng giáo viên tiếp tục phát hiện lỗ hổng ở những nhóm
học sinh để có biện pháp điều chỉnh phương pháp dạy học để bồi dưỡng bù đắp lại
phần kiến thức khuyết của học sinh theo mục tiêu và yêu cầu của sáng kiến kinh
nghiệm.
2.3.2.1. Một số dạng bài tập về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật.
Dạng 1: Bài tập về sức hút nước và áp suất thẩm thấu của tế bào thực vật
Câu 1: Ở vùng ven biển người ta đo áp suất thẩm thấu trong đất là 9,5atm. Cây
sống ở vùng đất này phải duy trì nồng độ dịch bào của lông hút tối thiểu bằng bao
nhiêu để sống được trong mùa hè với nhiệt độ trung bình là 330 C và mùa đông với
nhiệt độ trung bình là 120 C (i =1, T = 273+ t0 C , R = 0,082)[1].
Bài giải
Dựa vào biểu thức P = RTCi với P = 9,5atm của đất thì cây phải duy trì P tế bào
lông hút > 9,5 atm . Suy ra C > 9,5/R.T.i. Với R = 0,082, T = 273 + t0 C ( nhiệt độ
mùa hè 330 C và mùa đông 120 C) ta có: Chè > 9,5/(273+33).0,082.1 = 0,3786M
Cđông > 9,5/(273+12).0,082.1 = 0,4065M
Câu 2: Một học sinh làm thí nghiệm xác định áp suất thẩm thấu của tế bào thực
vật. Em cho các tế bào của cùng một mô vào dãy dung dịch NaCl ở 280C và có
nồng độ từ 0,03M đến 0,07M. Quan sát sự co nguyên sinh của tế bào thí nghiệm
thu được kết quả như trong bảng sau:
CNaCl(M)
0,03
0,04
0,05
0,06

0,07
Kết quả
Không co
Không co
Chớm co
Co lõm
Co lõm
a. Hãy xác định áp suất thẩm thấu của tế bào nói trên. Biết R = 0,0826. Hệ số điện
li của NaCl = 1
b. Nếu tiến hành thí nghiệm ở nhiệt độ 100C thì với nồng độ NaCl bằng 0,05M có
quan sát thấy tế bào co nguyên sinh không? Giải thích[1].
Bài giải
a. Dựa vào kết quả thí nghiệm ta có dung dịch đảng trương đối với tế bào thực vật
là dung dịch NaCl có nồng độ C = (0,04 + 0,05)/2 = 0,045M; i = 1
Áp suất thẩm thấu của tế bào là:
Pdd = R.C.T.i = 0,0826.0,045.(273+28).1 = 1,1188 atm
b. ASTT của tế bào là 1,1188atm. Nếu thí nghiệm tiến hành ở 100C thì dung dịch
NaCl đẳng trương sẽ có nồng độ là C = P/ R.T.i = 1,1188: [ 0,0826.(273 +10).1] =
0,04785M ≈ 0,0479M. Do đó kết quả thí nghiệm sẽ thay đổi ở nồng độ 0,05M( trên
thực tế sẽ không sát thấy tế bào co nguyên sinh) vì 0,0479M < 0,05M nên tế bào
vẫn mất nước nhưng vì quá nhỏ nên không quan sát thấy.
Câu 3: Các tế bào của một mô thực vật có áp suất thảm thấu là 1,6 atm được đặt
vào dung dịch đường có áp suất thẩm thấu 0,9 atm. Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu áp
suất trương nước của tế bào trước khi đặt vào là 0,5 atm? [7].
6


Bài giải
Sức hút nước của tế bào trước khi đặt vào dung dịch là: S = P - T = 1,6 – 0,5 = 1,1
atm. Mà nồng độ dung dich đường là 0,9. Do đó tế bào hút nước

Câu 4: Ngâm tế bào thực vật vào dung dịch đường saccarôzơ có áp suất thẩm
thấu 0,8 atm và 1,5 atm. Cho biết áp suất trương nước của tế bào trước khi ngâm
vào dung dịch là 0,6 atm và áp suất thẩm thấu là 1,8 atm. Hãy giải thích hiện tượng
xảy ra ở tế bào thực vật [7].
Bài giải
. - Sức hút nước của tế bào: S = P – T = 1,8 – 0,6 = 1,2 atm.
- Đường saccarôzơ không thấm qua màng sinh chất.
- Khi dung dịch có áp suất thẩm thấu 0,8 atm < sức hút nước của tế bào  tế bào
hút nước và tăng thể tích nhưng không bị phá vỡ do có thành Xenlulôzơ.
- Khi dung dịch có áp suất thẩm thấu 1,5 atm > sức hút nước của tế bào  tế bào bị
mất nước và xảy ra hiện tượng co nguyên sinh.
Câu 5: Khi đưa một tế bào thực vật có áp suất thẩm thấu là 1,7 atm và phản lực
T(Turo) của vách tế bào là 0,6 atm vào dung dịch saccarozơ có áp suất thẩm thẩu
1,1 atm thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? [7].
Bài giải
Sức hút nước của tế bào lúc đầu: S = 1,7 - 0,6 = 1,1 atm. Lúc này sức hút nước cân
bằng với Ptt của dung dịch đường, nên tế bào không thay đổi.
Dạng 2: Bài tập về thoát hơi nước
Câu 1: Một nghiên cứu của Kixenbec ở cây ngô với tổng diện tích lá trung bình là
6100 cm2.người ta đã đo được lượng nước thoát ra trong một ngày là 15250g . Hãy
tính: a. Cường độ thoát hơi nước?
b. Lượng nước bình quân thoát ra qua mỗi khí khổng trong ngày bằng bao nhiêu?
Nếu số lượng khí khổng trên 1cm2 biểu bì mặt là dưới là 7684 khí khổng, mặt lá
trên 1cm2 biểu bì lá có 9 300 khí khổng và lượng nước thoát ra qua bề mặt trên của
lá nhiều gấp đôi so với mặt dưới.
c. Hiệu suất thoát hơi nước của cây? Biết rằng hệ số thoát hơi nước là 59,4 g nước/
1g chất khô [5].
Bài giải
a. Cường độ thoát hơi nước của cây là: 15250g/(2 .6100.10-2.24) = 5,2083g/dm2/h
b. Lượng hơi nước bình quân thoát ra qua mỗi khí khổng là:

Mặt trên lá: 15250g.2/(3.6100.9300) = 0.0002g
Mặt dưới lá: 15250g/(3.6100.9300) = 0.0001g
c. Hiệu suất thoát hơi nước của cây là: 1000g.1g/59,4g =16,8350g chất hữu cơ/1kg
nước
Câu 2: Một potometer lý thú thường được sử dụng để đo tốc độ thoát nước từ lá
hay cành. Thiết bị này được so sánh tốc độ mất nước từ bốn lá trên cùng một cây

7


(cùng độ tuổi) có diện tích tương tự (A, B, C và D). Lá các cây này được xử lý
bằng cách:
Lá A – Phủ mặt trên lá bằng một lớp vaseline dày, đặc
Lá B - Phủ mặt dưới lá bằng một lớp vaseline dày, đặc
Lá C - Phủ lớp vaseline dày, đặc lên cả hai mặt lá
Lá D – Không phủ vaseline lên mặt lá nào cả
Kết quả thu được như sau:
Thời gian/
Thoát hơi
Thoát hơi
Thoát hơi
Thoát hơi
phút
nước từ lá
nước từ lá
nước từ lá
nước từ lá
A (ml)
B(ml)
C(ml)

D(ml)
1
10
2
0
13
2
29
5
1
36
3
51
8
1
60
4
68
10
2
79
5
84
12
2
95
6
95
14
2

108
Hãy tính tốc độ thoát hơi nước mỗi lá. Giải thích tại sao khác nhau[1].
Bài giải
a. Tốc độ thoát hơi nước của mỗi lá là:
Tốc độ thoát hơi nước của lá A là: 95/6 = 15,8333ml/phút
Tốc độ thoát hơi nước của lá B là: 14/6 = 2,3333ml/phút
Tốc độ thoát hơi nước của lá C là: 2/6 = 0,3333ml/phút
Tốc độ thoát hơi nước của lá D là: 108/6 = 18ml/phút
b. Giải thích tại sao khác nhau
Lá A – Phủ mặt trên lá bằng một lớp vaseline dày, đặc. Như vậy thoát hơi nước qua
mặt dưới của lá ( có nhiều khí khổng) nên lượng nước thoát ra nhiều hơn
Lá B - Phủ mặt dưới lá bằng một lớp vaseline dày, đặc. Như vậy thoát hơi nước qua
mặt trên của lá ( có ít khí khổng) nên lượng nước thoát ra ít hơn
Lá C - Phủ lớp vaseline dày, đặc lên cả hai mặt lá. Như vậy thoát hơi nước hầu như
không xảy ra
Lá D – Không phủ vaseline lên mặt lá nào cả. Như vậy thoát hơi nước qua cả hai
mặt của lá nên lượng nước thoát ra nhiều nhất
Câu 3: Cắt một mảnh lá ngô diện tích 100cm 2, cân ngay sau khi cắt được 20g. Để
mảnh lá nơi thoáng 15 phút rồi cân lại, được 18,95g.
a. Tính tốc độ thoát nước của lá ngô trong một giờ.
b. Dung tích nước ước tính mà cây ngô trên thoát nước trong một ngày đêm
là bao nhiêu lít ? [3].
Bài giải
a. Tốc độ thoát hơi nước của lá ngô : (20 – 18,95).60/15.100 = 0.042g/cm2/giờ
b. Thoát hơi nước trong một ngày đêm: 0.042 . 24 = 1,008g/cm2/24h
8


Dạng 3: Bài tập về quang hợp
Câu 1: Hãy tính hiệu quả năng lượng của chu trình C3(Với 1ATP = 7,3 kcal,1

NADPH = 52,7 kcal). Cho biết khi ôxi hoá hoàn toàn 1 phân tử C 6H12O6 tạo ra 674
kcal[7].
Bài giải
Để tổng hợp 1 phân tử C6H12O6, chu trình phải sử dụng 12 NADPH và 18 ATP
tương đương với 12.52,7 + 18.7,3 = 764 kcal → 1 phân tử C6H12O6 dự trữ 764 kcal.
Hiệu quả năng lượng: 674/764 = 88%
Câu 2: Hãy so sánh hiệu quả sử dụng năng lượng trong quá trình tổng hợp chất
hữu cơ theo chu trình Canvin - Benson (thực vật C3) và chu trình Hatch - Slack
(thực vật C4) để tổng hợp được 1 phân tử gluco. Biết 1 phân tử gluco dự trữ năng
lượng là 674kcal và lực khử NADPH do pha sáng cung cấp tương đương với
52,7kcal[7].
Bài giải
- Để tạo ra 1 phân tử gluco với dự trữ năng lượng là 674 kcal/mol, chu trình
Canvin - Benson (thực vật C3) đã sử dụng 12 NADPH và 18 ATP → Hiệu quả sử
dụng năng lượng của C3 là 674 x100 : [(12 x 52,7) + (18 x 7,3)] = 88,2430%
- Để tạo ra 1 phân tử gluco với dự trữ năng lượng là 674kcal/mol, chu trình Hatch Slack (thực vật C4) đã sử dụng 12 NADPH và 24 ATP → Hiệu quả sử dụng năng
lượng của C4 là 674 x100 : [(12 x 52,7) + (24 x 7,3)] = 83,4572%
Như vậy, để tổng hợp được 1 phân tử gluco thì nhóm thực vật C3 sử dụng năng
lượng hiệu quả hơn nhóm thực vật C4.
Câu 3: Trong cả một ngày, mức độ đồng hóa thực (tinh) CO2 của một cây là 0,5
mol. Vào đêm, mức tiêu thụ thực O2 là 0,12 mol. Điều đó chứng tỏ trao đổi khí phụ
thuộc vào quang hợp và hô hấp sử dụng sinh khối (Có khối lượng phân tử tương
đương của 30). Năng suất thực hoặc tiêu thụ sinh khối tính bằng gam trong chu kỳ
thời gian 12 giờ ban ngày: 12 giờ ban đêm là bao nhiêu? [1].
Bài giải
Trong 1 chu kỳ 12 giờ ban ngày và 12 giờ ban đêm thì cây đồng hóa được 0,5mol
CO2. Như vậy có 0,5 mol C được đồng hóa sinh khối của cây.
Trong 1 chu kỳ 12 giờ ban ngày và 12 giờ ban đêm thì cây tiêu thụ được 0,12 mol
O2để dị hóa (hô hấp) lượng sinh khối của cây. Theo phương trình C + O2 → CO2.
Do đó lượng C còn lại tích lũy trong sinh khối là: (0,5 – 0,12) = 0,38 (mol)

Vậy năng suất thực của cây là: 0,38 x 30 = 11,4g
Câu 4: Để xác định khả năng quang hợp của một cành lá có diện tích lá 80cm2, một
học sinh đã đặt cành lá này vào trong bình kín và chiếu sáng 15 phút. Sau đó lấy
cành lá ra khỏi bình và cho vào bình 20ml dung dịch Ba(OH)2 lắc đều hòa tan hết
lượng CO2 trong bình. Sau đó đem bình này chuẩn độ vơi HCl thì hết 18ml HCl.
Cũng làm tương tự như vậy với 1 bình không chứa cành lá hết 14 ml HCl. Tính
cường độ quang hợp (mgCO2/dm2 lá/giờ) của cành lá nói trên.
9


Biết rằng 1ml HCl tương ứng với 0,6mg CO2[1].
Bài giải
2
2
Đổi 80cm = 0,8dm ; 15 phút = 15/60 = ¼ giờ. Theo bài ra ta có phương trình:
Ba(OH)2 + CO2 = BaCO3 + H2O.
Ba(OH)2 + 2HCl = BaCl2 + H2O
Lượng HCl cần phải trung hòa Ba(OH)2 dư là : 18 – 14 = 4 ml
Khối lượng CO2 đã hấp thụ nhờ quang hợp là : 4. 0,6 = 2,4 (mg)
Cường độ quang hợp của cành lá là : 2,4/0,8.0,25 = 12 (mgCO2/dm2 lá/giờ)
Dạng 4: Bài tập về hô hấp
Câu 1: Cho công thức cấu tạo của các axit sau: Axit panmitic: C15H31COOH;
Axit stearic: C17H35COOH; Axit sucxinic: HOOC - CH2 - CH2 – COOH;
Axit malic: HOOC - CH2 - CHOH – COOH. Tính hệ số hô hấp của các chất sau và
rút ra kết luận gì về những kết quả thu được[5].
Bài giải
Axit Malic
2 C4H6O5 + 6 O2 = 8 CO2 + 6 H2O
RQ = 8 : 6 = 4/3
Axit Stearic

C18H36O2 + 26 O2 = 18 CO2 + 18 H2O RQ = 18 : 26 = 0,69
Axit panmitic
C16H32O2 + 48 O2 = 16 CO2 + 16 H2O RQ = 16 : 48 = 1/3
Axit sucxinic
C4H6O4 + 5 O2 = 4 CO2 + 6 H2O
RQ = 4 : 5 = 0,8
Kết luận: + RQ = 1=> Cacbon hidrat
+ RQ < 1 => Là lipit hoặc protein
+ Cùng nguyên liệu là axit:
- Nếu axit giàu hydro và nghèo oxi => RQ < 1.
- Nếu axit bậc thấp ditricacboxylic giàu oxi => RQ >1
Câu 2: Đường và axit béo là các hợp chất sinh học cung cấp năng lượng cho phần
lớn các hệ thống sống. Giả sử người ta sử dụng axit Palmitic (A) và glucozo(B) là
các chất sinh học cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hãy viết phương trình phân giải
axit Palmitic (A) và glucozo(B) để trả lời câu hỏi sau
a. Hiệu suất ATP (tính theo mol) tương ứng với một mol oxy trong phản ứng phân
giải chất A là bao nhiêu?
b. Hiệu suất ATP (tính theo mol) tương ứng với một mol oxy trong phản ứng phân
giải chất B là bao nhiêu?
c. Hiệu suất ATP (tính theo mol) tương ứng với một gam chất cho năng lượng trong
phản ứng phân giải chất A là bao nhiêu?
c. Hiệu suất ATP (tính theo mol) tương ứng với một gam chất cho năng lượng trong
phản ứng phân giải chất B là bao nhiêu? Biết H = 1; C = 12; O = 16[1].
Bài giải
Phương trình phản ứng
(A) C15H31COOH + 16O2 + 129Pi +129 ADP
16CO2 +16H2O+129ATP
(B) C6H12O6 + 6O2 + 38Pi + 38 ATP
6 CO2 + 6H2O + 38 ATP


10


Hiệu suất ATP (tính theo mol) tương ứng với một mol oxy trong phản ứng phân giải
chất A là:
129: 23 = 5,6087
Hiệu suất ATP (tính theo mol) tương ứng với một mol oxy trong phản ứng phân giải
chất B là:
38: 6 = 6,3333
Hiệu suất ATP (tính theo mol) tương ứng với một gam chất cho năng lượng trong
phản ứng phân giải chất A là: 129 : (12x16 + 32 + 16x2) = 0,5039
Hiệu suất ATP (tính theo mol) tương ứng với một gam chất cho năng lượng trong
phản ứng phân giải chất B là:
38: (12x6 + 12 + 16x6) = 0,2111
(Lưu ý: Có thể viết PTPU chất A tạo ra 130 ATP và chất B tạo ra 36 ATP và tính
theo số liệu này cũng được)
Câu 3: Sau đây là phản ứng tổng quát của quá trình ôxi hoá một loại thức ăn hữu
cơ (được kí hiệu là X) trong cơ thể: X + 80 O 2 → 57 CO2 + 52 H2O + Năng lượng
. Hª số hô hấp bằng bao nhiêu? X thuộc loại chất gì? Nêu ý nghĩa của hệ số hô
hấp[7].
Bài giải
Hệ số hô hấp: RQ = 57 80 = 0,7125. RQ < 1 => Là lipit hoặc protein
Ý nghĩa: - Cho biết nguyên liệu hô hấp là loại chất gì.
- Đánh giá tình trạng hô hấp của cây, và quyết định biện pháp bảo quản nông
sản và chăm sóc cây trồng
Câu 4: Hệ số hô hấp (RQ) là tỉ số giữa các phân tử CO 2 thải ra và số phân tử O2 hút
vào khi cơ thể hô hấp và trong quá trình hô hấp cứ 1phân tử NADH qua chuỗi
truyền eletron thì tế bào thu được 3 ATP; 1phân tử FADH 2 qua chuỗi truyền
electron tế bào thu được 2 ATP.
a) Hãy tính (RQ) khi nguyên liệu hô hấp là C6H12O6 (Glucozơ).

b) Tính số phân tử ATP mà tế bào thu được trong các giai đoạn của quá
trình hô hấp và tổng số phân tử ATP mà tế bào thu được sau khi phân giải
hoàn toàn 1 phân tử glucozơ? [5].
Bài giải
a) Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp mà nguyên liệu là glucôzơ:
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O => Chỉ số hô hấp (RQ) = 6/6 = 1
b) Quá trình hô hấp được chia làm 3 giai đoạn:
+ Đường phân: Tạo ra 2 ATP và 2 NADH
+ Chu trình crep:Tạo ra 2 ATP và 8 NADH, 2FADH2
+ Chuỗi chuyền electron hô hấp:
(Qua chuỗi chuyền electron: 1NADH tạo 3 ATP; 1FADH2 tạo 2 ATP)
=> Số phân tử ATP được tạo ra qua chuỗi chuyền điện tử = 34 ATP
- Như vậy, tổng số phân tử ATP mà tế bào thu được sau khi phân giải hoàn toàn 1
phân tử glucôzơ là 38 ATP.
Câu 5: a. Tính tỉ lệ % số phân tử ATP thu được khi phân giải 1 phân tử Glucozo
11


qua mỗi giai đoạn hô hấp hiếu khí.
b. Tính hiệu quả năng lượng ATP thu được khi phân giải 1 phân tử Glucozo qua
đoạn hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí[10].
Bài giải
Giai đoạn đường phân tạo 2 ATP  Hiệu suất = (7,3 . 2):674 .100 =2,16%
Chu trình crep tạo
2 ATP  Hiệu suất = (7,3 . 2):674 .100 =2,16%
Chuỗi truyền e hô hấp 34 ATP  Hiệu suất = (7,3 . 34):674 .100 =36,82%
Hiệu quả năng lượng của hô hấp hiếu khí 38 ATP
 Hiệu suất = (7,3 . 38):674 .100 = 41,15%
Hiệu quả năng lượng của hô hấp kị khí 2 ATP
 Hiệu suất = (7,3 . 2):674 .100 =2,16%

Dạng 5: Tính hàm lượng đạm cần bón cho cây
Câu 1. Tính lượng phân đạm cần bón cho lúa để đạt năng suất trung bình 65 tạ/ha
trong các trường hợp:
a. Dùng phân đạm urê chứa 46% N;
b. Phân đạm kali nitrat KNO3 chứa 13 % N;
c. Phân đạm amon nitrat NH4NO3 loại trung bình chứa 27,5% N.
Biết rằng để thu 100kg thóc cần 1,6 kg N. Hệ số sử dụng trung bình N ở cây lúa chỉ
đạt 75%. Trong đất trồng lúa vẫn tồn tại trên mỗi ha 18kg N/ha[10].
Bài giải
Đầu bài cho biết 100kg thóc cần 1,6 kg N, với hệ số sử dụng N đạt 75% vậy để lúa
đạt năng suất 65 ta/ha cần cung cấp số N là 65 x 1,6 x 100 : 75 ≈ 139 kg
Trong đất còn một lượng N là 18kg/ha vậy cần cung cấp thêm lượng N là
139 – 18 = 121 kg
- Nếu bón urê với tỉ lệ N là 46% thì cần 121 x 100/46 ≈ 263 kg
- Nếu bón KNO3 với tỉ lệ N là 13% thì cần 121 x 100/13 ≈ 930,8 kg
- Nếu bón NH4NO3 với tỉ lệ N là 27,5% thì cần 121 x 100/27,5 = 440kg
Câu 2. Tính lượng phân đạm cần bón cho lúa để đạt năng suất 50 tạ/1ha. Biết rằng
để thu được 100 kg thóc cần bón 1,4kgN. Hệ số sử dụng N trong đất là 60%. N
còn tồn dư trong đất là 0 kg/1ha
a. Nếu dùng phân đạm NH4NO3 thì cần bao nhiêu?
b. Nếu dùng phân đạm KNO3 thì cần bao nhiêu? Cho: N=14, O=16, K=39,
H=1[10].
Bài giải
Lượng N cần bón cho lúa là : 1,4.50.100 : 60 ≈ 116,67 kg N/ha.
Nếu là phân NH4NO3 : 116,67.100: 35 ≈ 333,4 kg phân đạm/ha.
Nếu là phân KNO3 : 116,67.100:13,8614 ≈ 841,69 kg phân đạm /ha.

12



Câu 3: Tính lượng phân đạm cần bón cho lúa để đạt năng suất trung bình 60 tạ/ha
trong các trường hợp:
Dùng phân đạm urê chứa 46% N;
Phân đạm kali nitrat KNO3 chứa 13 % N;
Phân đạm amon nitrat NH4NO3 loại trung bình chứa 27,5% N.
Biết rằng để thu 100kg thóc cần 1,5 kg N. Hệ số sử dụng trung bình N ở cây lúa chỉ
đạt 75%. Trong đất trồng lúa vẫn tồn tại trên mỗi ha 20kg N/ha[5].
- Bài giải
Đầu bài cho biết 100kg thóc cần 1,5 kg N, với hệ số sử dụng N đạt 75% vậy để lúa
đạt năng suất 60 ta/ha cần cung cấp số N là 60 x 1,5 x 100 : 75 = 120 kg
Trong đất còn một lượng N là 20kg/ha vậy cần cung cấp thêm lượng N là
120 - 20 = 100 kg
- Nếu bón urê với tỉ lệ N là 46% thì cần 100 x 100/46 = 217,4 kg
- Nếu bón KNO3 với tỉ lệ N là 13% thì cần 100 x 100/13 = 769,2 kg
Nếu bón NH4NO3 với tỉ lệ N là 27,5% thì cần 100 x 100/27,5 = 363,6 kg
Câu 4: Tính lượng phân đạm cần bón 15 ha cây trồng để đạt năng suất 17 tấn chất
khô/1ha .Biết rằng nhu cầu nitơ 17g/1kg chất khô mà đất chỉ cung cấp được 3% so
với nhu cầu của cây. Biết hệ số sử dụng phân bón là 60%[7].
- Bài giải
- Lượng nitơ (đạm) đất cung cấp: 17x3%=0,51 g/1kg chất khô
- Lượng nitơ cần bón thêm: 17-0,51=16,49 g/1kg chất khô
- Để đạt năng suất 17 tấn chất khô/1ha cần bón lượng nitơ là:
16,49x17x1000=280,33 kg
 15 ha cây trồng cần bón lượng N: 15x280,33= 420,95 kg
- Vì hệ số sử dụng phân bón là 60%, nên lượng N cần bón là:
420,95x100:60=1008,5kg
Câu 5: Tính lượng phân bón cho lúa mùa để đạt năng suất 65 tạ/1ha. Biết rằng để
thu được 1 tạ thóc cần bón 1,6kgN. Hệ số sử dụng N trong đất là 67%. N còn tồn
dư trong đất là 29 kg/1ha. Nếu dùng phân đạm NH4NO3 thì cần bao nhiêu? Nếu
dùng phân đạm KNO3 thì cần bao nhiêu? Cho: N=14, O=16, K=39, H=1[8].

Bài giải
- Lượng N cần bón cho 65 ha: 65x1,6x100:67= 155,2239 kgN
- Lượng N cần bón thêm: 155,2239 -29 =126,2239 kgN
- Dùng phân đạm NH4NO3 thì cần: 126,2239x80:28 =360,6397 kg
(phân tử lượng NH4NO3 là 80 trong đó N chiếm 28)
- Dùng phân đạm NH4NO3 thì cần: 126,2239x101:14=910,614 kg
(phân tử lượng KNO3 là 101 trong đó N chiếm 14)
2.3.2.2. Một số dạng bài tập về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật
và ở người.
Dạng 1: Bài tập về chu kỳ tim
13


Cõu 1: Bỡnh thng ngi ln, mt chu kỡ tim bao gm pha nh co, pha tht co
v pha dón chung, cú thi gian l 0,8 giõy. D oỏn ca em v s nhp tim trong
mt phỳt ca ngi ny l bao nhiờu?
Mt a tr cú nhp tim l 120 nhp/phỳt. Thi gian mt chu kỡ tim ca a tr
ny tng hay gim so vi ngi ln? Nu gi nguyờn thi gian ca pha nh co thỡ
thi gian mi pha trong mt chu kỡ tim ca a tr ny bng bao nhiờu? [10].
Bi gii
- S nhp tim ca ngi ln trong 1 phỳt l 60/0,8 = 75 nhp.
- Mt a tr cú nhp tim l 120 nhp/phỳt. Thỡ thi gian mt chu kỡ tim ca a
tr ny l 60/120=0,5gim so vi ngi ln.
- Nu gi nguyờn thi gian pha nh co, tc l thi gian pha nh co = 0,1 giõy; thỡ
thi gia hai pha cũn li (pha tht co v pha dón chung) l 0,5 - 0,1 = 0,4 giõy.
Cõu 2 : mt loi ng vt, nhp tim trung bỡnh 50 ln/phỳt. Trong mt chu k
hot ng ca tim, t l ca cỏc pha tng ng l 1: 3: 4. Xỏc nh thi gian tõm nh
v tõm tht c ngh ngi[7].
Bi gii
- Thi gian ca mt chu k tim ca ch : 60/ 50 = 1,2 giõy.

T l cỏc pha ca chu k tim tng ng l 1: 3: 4
- Thi gian tõm nh lm vic (nh co) l : (1,2 x 1) : 8 = 0,15 giõy
- Thi gian tõm nh c ngh ngi: 1,2 0,15 = 1,05 giõy
- Thi gian tõm tht lm vic (tht co) l : (1,2 x 3) : 8 = 0, 45 giõy
- Thi gian tõm tht c ngh ngi: 1,2 0, 45 = 0,75 giõy
Cõu 3: Nhp tim ca voi l 25 nhp/phỳt. Gi s thi gian ngh ca tõm nh l
2,1giõy v ca tõm tht l 1,5 giõy. Hóy tớnh t l v thi gian ca cỏc pha trong chu
kỡ tim voi[7].
Bi gii
- Thi gian ca 1 chu kỡ tim voi l: 60/25 = 2,4 giõy
- Pha nh co l: 2,4 2,1 = 0,3 giõy
- Pha tht co l: 2,4 1,5 = 0,9 giõy
- Pha gión chung l: 2,4 (0,3+ 0,9) = 1,2 giõy
=> T l v thi gian cỏc pha trong chu kỡ tim voi l: 0,3: 0,9 : 1,2 = 1 : 3: 4
Cõu 4: Nhịp tim của chuột là 720 lần/phút, giả sử thời gian các pha
của chu kì tim lần lợt là 1:3:9. Tính thời gian tâm nhĩ và tâm
thất đợc nghỉ ngơi[7].
Bi gii
Theo gt, nhịp tim của chuột = 720 lần/phút 1 chu kì tim =
60/720 0,08333 s
Tỉ lệ thời gian các pha: co tâm nhĩ : co tâm thất : giãn chung =
1:3:9
Thời gian từng pha là: 0,00641 : 0,01923 : 0,05769
14


VËy: Thêi gian tam nhÜ nghØ ng¬i = 0,08333 - 0,00641 =
0,07692 (s)
Thêi gian tam thÊt nghØ ng¬i = 0,08333 - 0,01923 = 0,06410 (s)
Câu 5: Nhịp tim của ếch trung bình 53 lần/ phút. Trong 1 chu kỳ tim, tỉ lệ của các

pha tương ứng là 1: 3: 4. Xác định thời gian tâm nhĩ và tâm thất được nghỉ
ngơi[10].
Bài giải
Thời gian của một chu kỳ tim của ếch : 60/ 53 = 1,1321 giây.
Tỉ lệ các pha của chu kỳ tim tương ứng là 1: 3: 4
Thời gian tâm nhĩ làm việc (nhĩ co) là : (1,1321 x 1) : 8 = 0,1415 giây
Thời gian tâm nhĩ được nghỉ ngơi: 1,1321 – 0,1415 = 0,9906 giây
Thời gian tâm thất làm việc (thất co) là : (1,1321 x 3) : 8 = 0, 4245 giây
Thời gian tâm thất được nghỉ ngơi: 1,1321 – 0, 4245 = 0,7076 giây
Dạng 2: Bài tập về lưu lượng tim
Câu 1: Theo dõi chu kỳ hoạt động của tim ở một động vật thấy tỉ lệ thời gian của 3
pha (tâm nhĩ co: tâm thất co: dãn chung) là 1 : 2 : 3. Biết thời gian tim nghỉ là 0,6
giây. Lượng máu trong tim là 120 ml đầu tâm trương và 290 ml cuối tâm trương.
Hãy tính lưu lượng tim? [1].
Bài giải
Vì thời gian tim nghỉ là 0,6s tương ứng với thời gian dãn chung, theo bài ra ta có:
- Thời gian của một chu kỳ tim là: 0,6 × 6/3 = 1,2 (giây)
- Tần số của tim là: 60/1,2 = 50 (nhịp/phút)
Theo bài ra mỗi lần tim đập đẩy được lượng máu vào động mạch chủ là:
290 - 120 = 170 (ml)
Lưu lượng tim là: Q = 170 × 50 = 8500 ml/phút = 8,5 lít/phút
Câu 2: Một chu kỳ tim ở người gồm 3 pha: pha co tâm nhĩ, pha co tâm thất và pha
dãn chung. Thời gian trung bình của một chu kỳ tim ở người bình thường là 0,8s.
Một người phụ nữ X có nhịp tim đo được là 84 nhịp/phút. Khối lượng máu trong
tim của cô ta là 132,252ml vào cuối tâm
trương và 77,433ml vào cuối tâm thu.
a. Xác định thời gian mỗi pha của một chu kỳ tim ở người phụ nữ X?
b. Tính lượng máu bơm/phút của người phụ nữ đó? [1].
Bài giải
a. Thời gian mỗi pha của một chu kỳ tim ở người phụ nữ X

- Pha tâm nhĩ co: 60 x 0,1 / 84 x 0,8 = 0,0893s
- Pha tâm thất co: 60 x 0,3 / 84 x 0,8 = 0,2679s
- Pha dãn chung: 60 x 0,4 / 84 x 0,8 = 0,3571s
b. Lượng máu bơm/phút của người phụ nữ
84 x ( 132,252 - 77, 433) = 4 604,796ml/phút.

15


Câu 3: Ở một loài động vật có thể tích co tim là 500 ml, lưu lượng tim là 35 lít.
Vậy nhịp tim của loài này là bao nhiêu ? Thể tích co tim là gì ? Ở người lớn bình
thường thể tích co tim bằng khoảng bao nhiêu ? [10].
Bài giải
- Nhịp tim của loài này là : 35lit : 0,5lit = 70ml/tâm thất.
- Thể tích co tim là lượng máu mà tim (tâm thất) dồn vào động mạch trong mỗi
lần co (thu tâm thất).
- Ở người lớn thể tích co tim bằng khoảng 70ml/tâm thất.
Câu 4: Một chu kỳ tim ở người gồm 3 pha: pha co tâm nhĩ, pha co tâm thất và pha
dãn chung. Thời gian trung bình của một chu kỳ tim ở người bình thường là 0,8s.
Một người phụ nữ có nhịp tim đo được là 56 nhịp/phút. Khối lượng máu trong tim
của cô ta là 120 ml vào cuối tâm trương và 76 ml vào cuối tâm thu.
a. Xác định thời gian mỗi pha của một chu kỳ tim ở người phụ nữ đó?
b. Tính lượng máu bơm/phút của người phụ nữ đó? [1].
Bài giải
a. Thời gian mỗi pha của một chu kỳ tim ở người phụ nữ X
- Pha tâm nhĩ co: 60 x 0,1 / 56 x 0,8 = 0,134 s
- Pha tâm thất co: 60 x 0,3 / 56 x 0,8 = 0,402 s
- Pha dãn chung: 60 x 0,4 / 56 x 0,8 = 0,536 s
b. Lượng máu bơm/phút của người phụ nữ:
56 x ( 120 - 76) = 2464ml/phút.

Câu 5: Một người có nhịp tim là 70 nhịp/ phút, hàm lượng oxy ở tĩnh mạch phổi
chứa 0,24ml/ml. Hàm lượng oxy động mạch phổi là 0,16ml/ml. Lượng oxy tiêu thụ
toàn bộ cơ thể là 500ml/phút. Hãy tính lưu lượng tim[10].
Bài giải
Lưu lượng tim của người này là: V = 500/ (0,24 – 0,16) = 6250ml = 6,25lit
Dạng 3: Bài tập về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở người
Câu 1: Cho bảng số liệu về quan hệ giữa thương số hô hấp, giá trị nhiệt lượng của
ôxi.
Thương số hô Giá trị nhiệt lượng của ôxi (nhiệt lượng được tỏa ra khi ôxi
hấp
hóa hoàn toàn một chất hữu cơ nào đó thành CO2 và H2O với
sự tiêu hao 1 lít khí ôxi) (kcal)
0,70
4,686
0,75
4,739
0,80
4,801
0,85
4,862
0,90
4,954
0,95
4,985
1,00
5,047
Giả sử một người bình thường mỗi giờ hấp thu trung bình 15 lít khí oxy để ôxi hóa
hoàn toàn chất hữu cơ, thải ra 13,5 lít khí CO2.
16



a. Dựa vào bảng số liệu trên, tính lượng năng lượng mà cơ thể đã sử dụng trong
một giờ?
b. Trong số năng lượng mà cơ thể đã sử dụng trong một giờ thì năng lượng do phân
giải carbohydrate tạo ra là bao nhiêu? (Biết rằng người đó đã sử dụng 67,5%
carbohydrate trong tổng lượng chất hữu cơ để tạo năng lượng) [10].
Bài giải
a. Ta có thương số hô hấp = 13,5/15 = 0,90 . Tra bảng số liệu, ta biết giá trị nhiệt
lượng của ôxi là 4,954 kcal → Trong một giờ cơ thể này đã sử dụng năng lượng
tương ứng là: 4,954 kcal x 15 = 74,31 kcal.
b. Trong số năng lượng mà cơ thể đã sử dụng trong một giờ thì năng lượng do phân
giải carbohydrate tạo ra là: 74,31 x 67,5/100 = 50,16 Kcal.
Câu 2: Ở một người, không khí trong phế nang có phân áp oxi là 100mmHg, phân
áp CO2 là 40mmHg. Các chỉ số này có trong các tĩnh mạchđến các phể nang lần
lượt là 40mmHg và 45mmHg. Biết hệ số khuếch tán của CO 2 cao gấp 20 lần hệ số
khuếch tán của Oxi. Hãy xác định tỷ lệ giữa cường độ khuếch tán của Oxi so với
CO2 qua màng phế nang của người này[5].
Bài giải
Gọi hệ số khuếch tán của O2 là a. Hệ số khuếch tán của CO2 là 20a.
Cường độ khuếch tán của CO2 là D1. Vậy D1 = 20a.(45-40).A/d= 100a.A/d
Cường độ khuếch tán của O2 là D2. Vậy D1 = a.(100-40).A/d = 60a.A/d
Tỷ lệ giữa cường độ khuếch tán của oxi so với CO2 qua màng phế nang là:
D2/D1 = 60.a.A/d: 100.a.A/d = 3/5
Câu 3: Tim người có pha dãn chung 0,4 giây chiếm 0,5 chu kỳ tim. Mỗi lần tim
đập đẩy được lượng máu vào động mạch chủ là 66ml. Tổng lượng máu ở người là
5lit. Lượng máu đi qua thận mỗi phút chiếm 20% lượng máu tim đẩy vào động
mạch mỗi phút, nhưng chỉ có 15% máu qua thận được lọc. Giả sử một người tiêm
5mg thuốc có thời gian bán thải qua thận là 4giờ , sau một thời gian x giờ, người ta
thấy nồng độ thuốc trong máu người này là 0,0006mg/ml.
a. Tính lượng máu đẩy vào động mạch trong thời gian x giờ

b. Tính thời gian để thận lọc được 70 lít máu[1].
Bài giải
a. Lượng máu tim đẩy vào động mạch trong thời gian x là
Lượng thuốc thải loại sau x giờ là: 5 – (0,0006. 5000) = 2 (mg)
Lượng thuốc loại thải = 2/5 = 0,4 lượng thuốc ban đầu
Thời gian x để loại thải 0,4 lượng thuốc ban đầu là: 0,4 .4/0,4 = 3,2 giờ
Số nhịp tim trong một phút là: 60: (0,4 . 2) = 75 nhịp/ phút
Mỗi phút tim đẩy được lượng máu vào động mạch (lưu lượng tim) là:
75 . 66 = 4950 ml/phút
Lượng máu tim đẩy vào động mạch trong thời gian 3,2 giờ là:
3,2 .60. 4950 = 950400ml
17


b. Thời gian để thận lọc được 70 lít máu là:
Một phút thận lọc được lượng máu là: 4950 . 20% . 15% = 148,5ml = 0,1485lít
Thời gian để thận lọc được 70 ml máu là: 70 : 0,1485 ≈ 471,3805 phút ≈ 7,8563
giờ
Câu 4. Một tài xế taxi cân nặng 55 kg uống 100g rượu thì hàm lượng rượu trong
máu anh ta là 2 0/00 . Có khoảng 1,5g rượu được bài tiết ra khỏi cơ thể trong 1 giờ
cho mỗi 10 kg khối lượng cơ thể. Ngay sau khi uống rượu, người đó lái xe và gây
ra tai nạn giao thông rồi bỏ chạy. Cảnh sát bắt được anh ta sau đó 3 giờ. Mẫu máu
thử của anh ta lúc đó có hàm lượng rượu là 1 0/00 . Hỏi lúc người tài xế gây tai nạn
thì hàm lượng rượu trong máu của anh ta là bao nhiêu? [1].
Bài giải
Lúc người tài xế gây tai nạn thì hàm lượng rượu trong máu của anh ta là:
- Sau mỗi giờ thì người nặng 55 Kg thải số rượu ra ngoài là.
(1,5g x 55kg): 10 = 8,25g
- Số rượu người đó thải ra trong 3 giờ là: 8,25 x 3 = 24,75g
- Số rượu còn lại trong máu lúc bắt được anh ta là: 100 : 2 = 50g

- Số rượu có trong máu vào thời điểm anh ta gây tai nạn là:
50g + 24,75g = 74,75g
- Hàm lượng rượu trong máu anh ta lúc đó là: (74,75 : 50 ) x 1 0/00 = 1,49 0/00
Câu 5. Một người cân nặng 61,25 kg uống 100gam rượu thì hàm lượng rượu trong
máu anh ta là 2,013 0/00 . Ngay sau khi uống rượu, người đó lái xe và gây ra tai nạn
giao thông rồi bỏ chạy. Cảnh sát bắt được anh ta sau đó 1 giờ 45 phút. Mẫu máu
thử của anh ta lúc đó có hàm lượng rượu là 0,88 0/00 . Hỏi lúc người tài xế gây tai
nạn thì hàm lượng rượu trong máu của anh ta là bao nhiêu? Biết có khoảng
1,51gam rượu được bài tiết ra khỏi cơ thể trong 1 giờ cho mỗi 10 kg khối lượng cơ
thể[1].
Bài giải
Lúc người tài xế gây tai nạn thì hàm lượng rượu trong máu của anh ta là:
- Sau mỗi giờ thì người nặng 61,25 kg thải số rượu ra ngoài là.
(1,51g x 61,25kg): 10 = 9,24875g
- Số rượu người đó thảy ra trong 1 giờ 45 phút là: 9,24875 . 1,75 ≈ 16,1853 (g)
- Số rượu còn lại trong máu lúc bắt được anh ta là:
100 : 2,0130/00. 0,880/00 ≈ 43,7158 (g)
- Số rượu có trong máu vào thời điểm anh ta gây tai nạn là:
43,7158 (g)+ 16,1853 (g) ≈ 59,9011 (g)
- Hàm lượng rượu trong máu anh ta lúc gây tai nạn là:
(59,9011. 2.013 0/00 ) / 100 ≈ 1,2058 0/00
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.

18


Qua thực tế giảng dạy phương pháp giải một số bài tập về chuyển hóa vật chất và
năng lượng ở thực vật và động vật được học sinh tiếp thu khá tốt, các em đã vận
dụng ngày càng linh hoạt, sáng tạo để giải quyết một lớp các bài toán khó hơn

trong các kì thi học sinh giỏi
Trong quá trình giảng dạy, tôi tiến hành thử nghiệm với hai lớp: 11A1, 11A6
trong đó sử dụng các dạng bài tập này để hướng dẫn đối với lớp 11A 6. Kết quả
kiểm tra thử như sau:
Lớp
Tổng số
Điểm 8 trở lên
Điểm 5 trở lên và < 8
Điểm dưới 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
11A6
42
15
35,7% 27
64,3%
0
0%
11A1
42
3
7,1%
34
81%
5
11,9%

Sau một thời gian áp dụng đề tài này trong giảng dạy tôi thấy số lượng giỏi, khá,
trung bình đã có tăng lên mặc dù chưa nhiều, số lượng yếu, kém vẫn còn. Nhưng
đối với tôi, điều quan trọng hơn cả là đã giúp các em thấy bớt khó khăn trong việc
học tập bộ môn sinh, tạo niềm vui và hưng phấn mỗi khi bước vào tiết học
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
- Sáng kiến kinh nghiệm góp thêm một phần thiết thực vào kho các công cụ giải
các bài tập về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật, động vật và ở người
của học sinh . Giúp học sinh thấy được cách giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu
quả.
- Triển khai nội dung sáng kiến kinh nghiệm này trong dạy học đã rèn luyện được ở
học sinh kĩ năng khái quát công thức và vận dụng thành thạo công thức giải bài tập
về chuyển hóa năng lượng và vật chất ở thực vật, động vật và ở người
- Vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào dạy học đã nâng cao hiệu quả dạy học
chương trình sinh học 11. Đặc biệt phù hợp với công tác bồi dưỡng học sinh khá,
giỏi và ôn thi học sinh giỏi các cấp
3.2. Kiến nghị:
- Triển khai sáng kiến kinh nghiệm phục vụ cho công tác giảng dạy và ôn luyện thi học
sinh giỏi môn sinh học các cấp.
Thanh Hóa, ngày 26 tháng 05 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan trên đây là bản báo
cáo sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Tôi
không sao chép của người khác.
Người thực hiện
Lê Thị Là
19


20




×