Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Phương pháp giải một số dạng bài tập thuộc quy luật hoán vị gen trong chuong trinh sinh học 12 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.12 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................1
1- MỞ ĐẦU...............................................................................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài:................................................................................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu:.........................................................................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu:.......................................................................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................................................................3
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:..............................................................................3
1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:..................................................................3
Để nắm được thực trạng vấn đề nghiên cứu, tôi đã sử dụng những biện pháp sau:........................................3
1.4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:.................................................................................................... 3

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.........................................................4
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:..........................................................................................................4
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................................................7
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:................................................................................................8
2.3.1. Giúp học sinh nắm vững cơ sở tế bào học của quy luật hoán vị gen......................................................8
2.3.2. Hướng dẫn học sinh nhận dạng bài toán thuộc quy luật hoán vị gen.....................................................8
2.3.3. Phân loại và xây dựng cách giải một số dạng bài tập thường gặp..........................................................8
Dạng 2. Xác định kiểu gen của bố, mẹ, tính tần số hoán vị gen......................................................................11
Dạng 3. Tính số loại giao tử tối đa có thể được tạo ra...................................................................................12
Dạng 4. Xác định vị trí và tính khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể.................................................14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm................................................................................................................16
- Đối với đồng nghiệp;.................................................................................................................................. 17

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................17

1


1- MỞ ĐẦU


1.1. Lý do chọn đề tài:
Công cuộc đổi mới hoàn toàn về giáo dục ở các cấp học mà Đảng và Nhà
nước đặt ra đã và đang đạt được những thành công nhất định. Công cuộc đổi mới
này liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như: đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo
khoa, đổi mới thiết bị dạy học, đổi mới phương pháp dạy học...Tuy nhiên, những
đổi mới này có đem lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào người giáo
viên, những người trực tiếp thể hiện tinh thần đổi mới trên từng môn học, từng bài
học.
Môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, nghiên cứu sự sống của các cơ
thể sinh vật ở nhiều cấp độ khác nhau. Chương trình Sinh học 12 hiện nay kiến
thức vừa nhiều, vừa khó, lại rất trừu tượng trong khi thời lượng cho chương trình
lại không nhiều. Học sinh tuy nắm được lí thuyết nhưng việc vận dụng lí thuyết
vào giải các bài tập còn nhiều hạn chế. Vậy nên người giáo viên luôn phải nghiên
cứu, tìm tòi tìm ra cách dạy học hiệu quả giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ hơn,
yêu thích môn học hơn.
Khi dạy về quy luật hoán vị gen trong chương trình Sinh học 12, tôi nhận
thấy học sinh rất lúng túng trong việc nhận dạng và giải các bài tập. Đây là dạng
bài tập khó, nhưng thường xuyên gặp trong các đề thi: thi tốt nghiệp, thi đại học,
thi học sinh giỏi, thi giải toán sinh học bằng máy tính casio. Đặc biệt với hình thức
thi trắc nghiệm hiện nay như đề thi đại học, đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng nhận
dạng bài tập và giải nhanh, chính xác. Vì vậy, học sinh không chỉ phải nắm vững
kiến thức, thành thạo về phương pháp giải bài tập mà còn đòi hỏi sự linh hoạt, sáng
tạo trong cách giải sao cho nhanh nhất và chính xác nhất. Do đó, trong quá trình
dạy học, giáo viên cần giúp học sinh đưa ra được những cách giải ngắn gọn, dễ
hiểu phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm. Là một giáo viên, với tâm niệm vừa
dạy, vừa học vừa đúc rút kinh nghiệm tôi đã có một sáng kiến nhỏ: “ Phương pháp
giải một số dạng bài tập thường gặp thuộc quy luật hoán vị gen trong chương trình
Sinh học 12- THPT”. Với sáng kiến này tôi hy vọng sẽ giúp học sinh vận dụng lí
thuyết vào giải các bài tập thuộc quy luật hoán vị gen nhanh và thành thạo hơn,
giúp giáo viên đạt hiệu quả cao hơn khi dạy về quy luật này.

1.2. Mục đích nghiên cứu:
Qua việc phân loại bài tập thuộc hai quy luật liên kết gen và hoán vị gen
đồng thời đề xuất phương pháp ngắn gọn, hiện đại nhất để giải các dạng bài tập tôi
hy vọng đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích giúp cho giáo viên biên soạn
các chuyên đề dạy ôn thi THPT và giúp học sinh biết cách vận dụng lý thuyết để
giải các bài tập vận dụng tốt hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Cơ sở tế bào học của quy luật liên kết gen và hoán vị gen.
- Kiến thức bổ trợ liên môn: toán xác suất thống kê.
- Phân loại bài tập thuộc quy luật và phương pháp giải chung.
- Đưa ra hệ thống bài tập vận dụng tương ứng cho từng dạng.

2


1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
Để xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài, tôi đã sử dụng kết hợp những biện
pháp sau:
- Sưu tầm tài liệu liên quan đến quy luật liên kết gen và hoán vị gen.
- Nghiên cứu các tài liệu và tóm tắt các vấn đề cơ bản liên quan đến chương
trình THPT.
- Nghiên cứu về lý thuyết xác suất thống kê.
- Nghiên cứu các đề kiểm tra, đề thi, đặc biệt là đề THPT trong những năm
gần đây.
- Hệ thống hóa kiến thức, phân dạng các dạng bài tập điển hình, đưa ra cách
nhận dạng và cách giải tương ứng, cho ví dụ cụ thể.
- Chỉ rõ các vấn đề khó, học sinh thường lúng túng hoặc nhầm lẫn khi làm bài
tập.
1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:

Để nắm được thực trạng vấn đề nghiên cứu, tôi đã sử dụng những biện pháp
sau:
- Trao đổi trực tiếp với học sinh và giáo viên về chủ đề nghiên cứu để biết được
những vướng mắc mà học sinh hoặc giáo viên gặp phải khi nghiên cứu về quy luật.
- Sử dụng phiếu điều tra đối với học sinh về chủ đề nghiên cứu để nắm được mức
độ hứng thú với chủ đề.
Việc lập phiếu điều tra dựa trên những thắc mắc cần làm rõ: Khi học về quy
luật hoán vị gen, học sinh gặp khó khăn gì? Các em vận dụng được ở mức độ nào
vào thực tiễn? Các em có đề xuất gì về cách dạy và cách học về vấn đề này để đạt
hiệu quả học tập cao nhất?
- Quan sát thái độ của học sinh đối với chủ đề nghiên cứu.
- Kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm để đánh giá khách quan chính xác khả năng
vận dụng của học sinh ở mức độ nào.
1.4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
- Phương pháp tính tỷ lệ %.
- Phương pháp tính hệ số tương quan thứ bậc.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Trên cơ sở đề tài: “ Cách giải nhanh một số dạng bài tập thuộc quy luật hoán
vị gen trong chương trình sinh học 12 - THPT” đã được xếp loại C cấp tỉnh năm
học 2012 – 2013, qua góp ý của đồng nghiệp và học sinh tôi đã bổ sung hoàn chỉnh
thành đề tài: “Phương pháp giải một số dạng bài tập thuộc quy luật hoán vị gen
trong chương trình sinh học 12 - THPT” với những điểm mới sau:
- Chỉ rõ cơ sở lý luận của đề tài.
- Chỉ rõ những lúng túng và sai lầm mà học sinh thường gặp khi giải bài tập thuộc
quy luật hoán vị gen.
- Bổ sung những phương pháp giải nhanh nhất, dễ hiểu nhất.
- Bổ sung các dạng bài tập nằm trong các đề thi THPT quốc gia và thi học sinh giỏi
cấp tỉnh trong những năm gần đây.
- Bổ sung thêm dạng bài tập số 5: “tương tác gen và hoán vị”.
3



2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1. Gen liên kết:
Moocgan đã chứng minh được rằng, các gen liên kết với nhau trên cùng 1
NST. Trong quá trình truyền thông tin từ thế hệ nay sang thế hệ khác các gen liên
kết được di truyền cùng nhau.
Mỗi NST là 1 nhóm gen liên kết. Trong mỗi tế bào có bao nhiêu NST thì có
bấy nhiêu nhóm gen liên kết. Khi nào các gen liên kết được truyền qua nhiều thế hệ
vẫn không đổi thì người ta gọi đó là hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn. Mặt
khác, các gen nằm trong những phần khác nhau của NST cùng nguồn cũng có thể
được phân ly và tổ hợp lại với nhau bằng cách đứt và nối lại giữa các NST cùng
nguồn trong quá trình giảm phân. Qua thụ tinh, các dạng ấy sẽ tạo thành hợp tử có
kiểu hình biến đổi ứng với các giao tử có biến đổi ấy. Hiện tượng này người ta gọi
là liên kết không hoàn toàn.(Trích Di truyền học tập 1 – GS.PTS. Phan Cự Nhân
(chủ biên)).
2.1.1.1. Liên kết hoàn toàn:
Xét thí nghiệm của Morgan:

Nhận xét tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2:
- Phép lai xét sự di truyền của các cặp tính trạng : màu thân và độ dài cánh
=> phép lai hai cặp tính trạng
- Số loại kiêu hình xuất hiện ở F 2 : 2 kiểu hình
- Xét tỉ lệ phân li kiểu hình tính trạng màu thân : Thân xám : Thân đen = 1 : 1
- Xét tỉ lệ phân li kiểu hình tính trạng kích thước cánh : 1 cánh dài : 1 cánh cụt
- Tỉ lệ phân li kiểu hình chung : 1 xám, dài : 1 đen, cụt

4



- => Kết quả phân tích F2 cho thấy màu sắc thân và chiều dài cánh không tuân
theo quy luật phân li động lập của Men den
- => Kết quả lai phân tích của Mooc gan giống với kết quả lai phân tích một
cặp tính trạng
Giải thích kết quả
- Đời F1 cho kết quả 100% ruồi thân xám, cánh dài => thân xám là trội so với thân
đen, cánh dài là trội hơn so với cánh ngắn.
- P thuần chủng, khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản
=> F1 dị hợp về 2 cặp gen, nếu lai phân tích thì sẽ cho tỉ lệ: 1 : 1 : 1 : 1
nhưng F2 cho tỉ lệ 1 : 1 => F1 chỉ tạo 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau
=> Hai cặp gen cùng nằm trên 1 NST
Cơ sở tế bào học của hiện tượng này:
Do các gen nằm trên cùng 1 NST luôn di truyền cùng nhau nên chúng tạo
thành 1 nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết bằng bộ NST đơn bội (n) của loài.

2.1.1.2. Liên kết không hoàn toàn (Hoán vị gen):
Hiện tượng hoán vị gen xảy ra do hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa
các cromatit không “chị em” của cặp NST kép tương đồng tại kỳ đầu của giảm
phân 1 (Theo “Di truyền học tập 2 của PGS.TS Phan Cự Nhân – 1999). Kết quả tạo
ra các giao tử hoán vị với sự đổi chỗ của các alen trong cặp tương đồng. Các gen
có xu hướng liên kết là chủ yếu nên hoán vị gen xảy ra với tỷ lệ rất thấp.
Mức độ xảy ra hoán vị gen phụ thuộc vào khoảng cách giữa các gen nằm trên
NST. Các gen có khoảng cách càng xa nhau càng dễ xảy ra hoán vị do lực liên kết
của chúng yếu.
Tỷ lệ giữa các giao tử hoán vị với tổng số giao tử được tạo thành được gọi là
tần số hoán vị (f). TSHV (f) đặc trưng cho khoảng cách giữa các gen.
5



f(%) = (Số giao tử hoán vị/ tổng số giao tử được tạo thành).100% (f ≤ 50%)
Trong trường hợp xảy ra hoán vị gen, kết quả phép lai không còn giống quy
luật Menđen.
Thí nghiệm của Morgan
P tc:

♀ thân xám, cánh dài
F1:

Pa:

100% thân xám, cánh dài
♀ thân xám, cánh dài

F2:

x ♂ thân đen, cánh ngắn

x ♂ thân đen, cánh ngắn

965 con xám, dài (41,5 %) : 944 con đen, ngắn (41,5 %)

206 con xám, ngắn (8,5 %)
Nhận xét tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2:

: 185 con đen, dài (8,5 %)

Phương pháp thi nghiệm 2 giống với thí nghiệm 1
Tuy nhiên có môt số điểm khác đãn đến kết quả thí nghiệm 1 và 2 khác nhau
Đặc điểm so sánh

Các thể đem lai phân tích
Số loại kiểu hình phép lai
phân tích Fa
Tỉ lệ phân li kiểu hình

Thí nghiệm 1

Thí nghiệm 2

Đực F 1

Cái F 1

2 kiểu hình

4 kiểu hình

1 :1

41,5 : 41,5 : 8,5 : 8,5

=> Kết quả phân tích các thể cái F1 cho thấy cho thấy gen quy định màu sắc thân
và chiều dài cánh cùng nằm trên 1 NST nhưng ở giải cái đã xảy ra hoán vị gen,
giới đực không xảy ra hiện tương hóa vị gen
Cơ sở tế bào học:
Trong quá trình phân bào, ở kỳ trước 1 của quá trình giảm phân đã xảy ra hiện
tượng bắt chéo giữa 2 crômatit khác nguồn trong 4 crômatit của cặp NST kép
tương đồng. Sau đó ở một vài tế bào đôi khi xảy ra hiện tượng trao đổi đoạn làm
cho các gen trên 2 đoạn NST cũng trao đổi chỗ cho nhau => hoán vị gen.


6


2.1.1.3. Bản đồ di truyền.
- Là sơ đồ sắp xếp vị trí tương đối của các gen trong nhóm liên kết.
- Khi lập bản đồ di truyền, cần phải xác định số nhóm gen liên kết, trình tự và
khoảng cách của các gen trong nhóm gen liên kết trên nhiễm sắc thể.
- Khoảng cách giữa các gen trên NST được tính bằng đơn vị cM (centiMorgan).
- Dựa vào việc xác định tần số hoán vị gen, người ta xác lập trình tự và khoảng
cách của các gen trên nhiễm sắc thể: 1% HVG xấp xĩ 1cM.

Ý nghĩa:
- Dự đoán trước tính chất di truyền của các tính trạng mà gen được sắp xếp trên
bản đồ.
- Giúp nhà tạo giống rút ngắn thời gian tạo giống mới.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong quá trình dạy môn Sinh học khối 12 tôi nhận thấy theo phân phối
chương trình thời lượng dành cho quy luật này chỉ có 1 tiết lí thuyết (gồm cả liên
kết gen và hoán vị gen) và 1 tiết bài tập chung cho tất cả các quy luật di truyền
khác. Các sách tham khảo chưa đề cập nhiều đến cách giải bài tập thuộc quy luật

7


này hoặc cách giải còn khó hiểu.Trong khi đó trong các đề thi đại học, kiến thức về
các quy luật di truyền nói chung và quy luật hoán vị gen nói riêng chủ yếu được ra
dưới dạng các bài tập vận dụng. Các bài tập thuộc quy luật di truyền hoán vị gen
thường khó, đa dạng và phức tạp. Với các cách giải truyền thống thường không còn
phù hợp với dạng đề thi trắc nghiệm như hiện nay. Nhiều học sinh không định hình
được cách giải. Có những em định hình được cách giải nhưng còn lúng túng. Có

em biết cách giải nhưng cách giải còn máy móc dài dòng, chưa biết vận dụng linh
hoạt, chưa trọng tâm thường tốn nhiều thời gian và dễ nhầm lẫn.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Giúp học sinh nắm vững cơ sở tế bào học của quy luật hoán vị gen.
- Vì số lượng gen trong tế bào bao giờ cũng nhiều hơn số cặp nhiễm sắc thể
tương đồng, nên trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng bao giờ cũng có nhiều cặp
gen alen phân bố, mỗi cặp gen phân bố trên nhiễm sắc thể tại một vị trí nhất định
gọi là lôcút
- Trong quá trình giảm phân tạo giao tử tại kỳ trước của lần giảm phân I có hiện
tượng tiếp hợp giữa hai nhiễm sắc thể kép của cặp tương đồng nên có thể xảy ra
hiện tượng trao đổi đoạn tương ứng giữa hai crômatit không cùng nguồn, gây nên
hiện tượng hoán vị gen.
- Tần số hoán vị gen (f) thể hiện lực liên kết giữa các gen trên nhiễm sắc thể, nói
chung các gen trên nhiễm sắc thể có xu hướng liên kết chặt chẽ nên tần số hoán vị
gen không vượt quá 50%.
- Tần số hoán vị gen thể hiện khoảng cách tương đối giữa các gen trên nhiễm sắc
thể: các gen nằm càng xa nhau thì tần số hoán vị gen càng lớn và ngược lại các gen
nằm gần nhau thì tần số hoán vị gen càng nhỏ.
- Công thức tính tần số hoán vị gen (f): Tần số hoán vị có thể được tính theo
công thức sau:
f = (số giao tử hoán vị / tổng số giao tử tạo thành) × 100%
2.3.2. Hướng dẫn học sinh nhận dạng bài toán thuộc quy luật hoán vị gen.
Để giải bài tập thuộc quy luật di truyền nói chung và quy luật hoán vị gen nói
riêng, học sinh phải thành thạo kỹ năng nhận dạng bài toán. Một bài toán thuộc quy
luật hoán vị gen thường có những dấu hiệu nhận biết sau:
- Do hoán vị gen làm tăng sự xuất hiện các biến dị tổ hợp nên số kiểu hình ở đời
con lai bằng số loại kiểu hình của quy luật phân li độc lập (với số gen tương ứng)
nhưng tỷ lệ khác quy luật phân li độc lập.
Số kiểu hình = 2n.
Tỷ lệ kiểu hình khác (3:1)n

- Nếu là phép tạp giao 2 cơ thể dị hợp 2 cặp gen (nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể)
thì kết quả cho 4 loại kiểu hình bằng nhau từng đôi một và khác tỷ lệ 9:3:3:1.
- Nếu là phép lai phân tích cơ thể dị hợp 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng thì
kết quả cho 4 loại kiểu hình bằng nhau từng đôi một nhưng khác tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
2.3.3. Phân loại và xây dựng cách giải một số dạng bài tập thường gặp.
Dạng 1 . Tính tỷ lệ của từng loại kiểu hình ở đời con lai.

8


(Xét bài toán liên quan đến 2 cặp gen nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường,
trội lặn hoàn toàn. Nếu bài toán liên quan đến nhiều cặp nhiễm sắc thể thì ta xét
từng cặp sau đó nhân kết quả của từng trường hợp riêng được kết quả cần tìm)
Thông thường, phương pháp truyền thống để tìm tỷ lệ kiểu hình ở đời con là
xác định tần số hoán vị gen và viết sơ đồ lai. Tuy nhiên cách này thường dài và mất
thời gian, không phù hợp với các đề thi trắc nghiệm. Có thể giải bằng các cách
khác nhanh hơn như sau:
a. Đề bài chưa cho biết tần số hoán vị:
Các phép tạp giao có xảy ra hoán vị một bên hoặc hai bên luôn cho tối đa 4
loại kiểu hình: 1 loại kiểu hình mang hai tính trạng trội, 2 loại kiểu hình mang một
tính trội một tính trạng lặn và 1 loại kiểu hình mang hai tính trạng lặn.
- Gọi x là tỷ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội (Kí hiệu: A-B-)
- y là tỷ lệ kiểu hình mang tính trạng trội thứ nhất.(aaB-)
- z là tỷ lệ kiểu hình mang tính trạng trội thứ hai.(A-bb)
- t là tỷ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng lặn.(aabb)
Ta có : %A-B- + %A-bb = x + z = %A-(B- + bb) = %(A-) × 1 (1)
%A-bb- + %aabb = = z +t = %bb(A- + aa) = %bb × 1 (2).
(1) – (2) = %(A-B-) – %(aabb) = x – t = %(A-) - %bb.
→ Xét tỷ lệ từng cặp tính trạng riêng rẽ ở đời con:
* Nếu: %(A-):%aa = 3:1; %(B-): %bb = 3:1

⇒ x – t =75% - 25% = 50%. ⇒ x = 50% + t.
* Nếu %(A-):%aa = 3:1; %(B-): %bb = 1:1.
⇒ x – t =75% - 50% = 25%. ⇒ x = 25% + t.
Thông thường học sinh hay gặp bài toán lai F 1 dị hợp hai cặp gen tự thụ hoặc
giao phối gần. Vậy trong trường hợp này ta có công thức chung như sau.
- Tỷ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng lặn = t.
- Tỷ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội = 50% +t.
- Tỷ lệ kiểu hình mang 1 tính trạng trội = 25% - t.
Ta xét một số ví dụ :
Ví dụ 1:
Ở một loài thực vật, hai cặp gen Aa và Bb qui định 2 cặp tính trạng tương phản,
giá trị thích nghi của các alen đều như nhau, tính trội là trội hoàn toàn. Khi cho các
cây P thuần chủng khác nhau giao phấn thu được F 1. Cho F1 giao phấn, được F2 có
tỉ lệ kiểu hình lặn về cả 2 tính trạng chiếm 4%. Quá trình phát sinh giao tử đực và
cái diễn ra như nhau. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình trội về cả 2 tính trạng là:
A. 38%.
B. 54%.
C.42%.
D. 19%.
Giải:
Học sinh có thể áp dụng ngay công thức tính nhanh:
Tỷ lệ kiểu hình trội về cả 2 tính trạng = 50% + 4% = 54%.
⇒ Chọn đáp án: B.
(Bài tập này có thể giải bằng cách phân tích tỷ lệ giao tử của cơ thể mang 2 tính
trạng lặn, tìm ra kiểu liên kết và tần số hoán vị ở cơ thể bố, mẹ sau đó viết sơ đồ
lai, tìm tỉ lệ kiểu hình đề bài yêu cầu. Tuy nhiên cách này mất nhiều thời gian, học
sinh dễ bị nhầm, không phù hợp với dạng bài tập trắc nghiệm.)
9



Ví dụ 2:
Ở một loài thực vật: A - lá quăn trội hoàn toàn so với a – lá thẳng; B- hạt đỏ
trội hoàn toàn so với b – hạt trắng. Khi lai hai thứ thuần chủng của loài là lá quăn,
hạt trắng với lá thẳng, hạt đỏ với nhau được F1. Cho F1 giao phấn với nhau thu
được 20 000 cây, trong đó có 4800 cây lá quăn, hạt trắng. Số lượng cây lá thẳng,
hạt trắng là
A. 1250.
B. 400.
C. 240
D. 200
Giải
Từ giả thiết, ta tính tỉ lệ cây lá quăn, hạt trắng:
%(A-bb) = 4800/20000 = 0,24= 24%.
⇒ Tỉ lệ kiểu hình của cơ thể mang 2 tính trạng lặn (lá thẳng, hạt trắng)
%(aabb) = 25% - 24% = 1%.
⇒ Số lượng cây lá thẳng hạt trắng là: 1% × 20 000 = 200 (cây)
⇒ Đáp án D
b. Đề bài cho biết tần số hoán vị:f.
Phương pháp quen thuộc để giải bài tập này là từ tần số hoán vị học sinh viết
được sơ đồ lai. Từ sơ đồ lai xác định được tất cả tỷ lệ kiểu hình ở đời con. Tuy
nhiên cách làm này sẽ lãng phí thời gian và dễ nhầm lẫn.
Thay vì phải viết sơ đồ lai, học sinh có thể làm theo những bước sau đơn giản
hơn rất nhiều.
- Tính tỷ lệ giao tử hoán vị, giao tử liên kết.
Tỷ lệ giao tử hoán vị = f/2.
Tỷ lệ giao tử liên kết = 50% – f/2
- Nhân các tỷ lệ giao tử hình thành nên kiểu gen với nhau.
Ví dụ 1:
Ở một loài thực vật A: quy định thân cao; a: quy định thân thấp. B: quy định
hoa đỏ; b: quy định hoa trắng. Hai gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể. Cho cây

thân cao hoa đỏ (AB/ab) lai với cây thân cao, hoa đỏ (Ab/aB). Hoán vị gen xảy ra
ở cả hai giới với tần số f = 20%. Xác định tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ sau.
Giải:
Từ tần số hoán vị ta tính tỉ lệ các giao tử rồi tính tỉ lệ cơ thể mang kiểu hình
lặn, sau đó áp dụng cách làm ở mục 1:
- Tỉ lệ giảo tử hoán vị = f/2 = 20%/2 = 10%
- Tỉ lệ giao tử liên kết = 50% - f/2 = 50% - 10% = 40%.
- Tỉ lệ cây thân thấp, hoa đỏ (ab/ab) ở F1 = 10%.40% = 4%.
- Tỉ lệ cây cao, hoa đỏ = 50% + 4% = 54%.
- Tỉ lệ cây cao hoa trắng = cây thấp, hoa đỏ = 25% - 4% = 21%.
Ví dụ 2. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy
định thân thấp. B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. D
quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với d quy định hoa vàng. E quy định quả tròn
trội hoàn toàn so với e quy định quả dài. Tính theo lí thuyết, phép lai:
AB DE AB DE
×
trong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình tạo giao tử đều
ab de ab de

10


xảy ra hoán vị gen ở 2 cơ thể bố, mẹ giữa B và b với tần số 20%; E và e với tần số
40% cho F1 có kiểu hình thân cao, hoa tím, quả đỏ, tròn chiếm tỷ lệ:
A.18,75%
B. 38,94%
C. 30,25%
D.56,25%.
Giải :
Bài tập liên quan đến 4 cặp tính trạng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể nên ta

tách riêng từng cặp nhiễm sắc thể để tính cho đơn giản.
- Cặp 1: AB/ab × AB/ab; f1 = 20%
% Thân cao, hoa tím = %(A-B-) = 50% + %aabb = 50% + 40%.40% = 66%.
- Cặp 2: DE/de × DE/de; f2 = 40%.
% Quả đỏ, tròn = %(D-E-) = 50% + %ddee = 50% + 30%.30% = 59%.
⇒ Tỷ lệ F1 cần tìm: 66%.59% = 38,94% ⇒ Đáp án B.
Dạng 2. Xác định kiểu gen của bố, mẹ, tính tần số hoán vị gen
Dạng bài toán này thường liên quan đến 2 cặp gen nằm trên 1 cặp nhiễm sắc
thể thường, F1 dị hợp, F2 thu được 4 loại kiểu hình khác tỉ lệ 9: 3: 3: 1.
Có nhiều cách tính tần số hoán vị gen:
- Nếu từ dữ kiện bài toán có thể tính được tỷ lệ các loại giao tử thì
f = tỉ lệ giao tử sinh ra do trao đổi chéo
- Nếu đề bài cho phép lai phân tích thì:
f = tỉ lệ của cơ thể mang kiểu hình thấp.
- Trong trường hợp bài toán phức tạp, không thể tính tần số hoán vị bằng cách
trên thì thông thường các em thường lập phương trình từ dữ kiện của bài toán. Tuy
nhiên cách này thường dài, có những bước thừa, lãng phí thời gian. Ở đây tôi xin
đưa ra cách tính tần số hoán vị dựa việc phân tích tỷ lệ giao tử từ cơ thể có kiểu
hình mang 2 tính trạng lặn.
- Gọi t là tỉ lệ cơ thể mang 2 tính trạng lặn (ab/ab), ta có thể phân tích t thành
tích của 2 thừa số khác: t = m.n.
+ Nếu m và n > 25% ⇒ giao tử ab ở cả hai bên bố mẹ đều là giao tử liên kết.
P liên kết thuận. Hoán vị xảy ra ở cả hai bên cơ thể bố, mẹ.
f1 = 2 × (50% - m); f2 =2 × (50% - n) (m có thể bằng n)
+ Nếu m = 50%, n <25% (hoặc ngược lại) ⇒ hoán vị xảy ra một bên bố hoặc
mẹ. Bên xảy ra hoán vị liên kết đối, cơ thể còn lại liên kết thuận.
f = 2 × n.
+ Nếu m = 50%, n >25% (hoặc ngược lại) ⇒ hoán vị xảy ra một bên bố hoặc
mẹ. Cả 2 bên đều liên kết thuận.
f = 2 × (50% - n).

+ Nếu m và n < 25% ⇒ Hoán vị xảy ra ở 2 bên. P liên kết đối.
f1 = 2 × m; f2 = 2 × n (m có thể bằng n).
+ Nếu m>25%; n<25% ( Hoặc ngược lại) ⇒ Hoán vị xảy ra 2 bên. Một bên
liên kết đối, một bên liên kết thuận. f1 = 2 × m; f2 = (50% - n) × 2.
Ví dụ 1:
Cho biết: A quy định hạt tròn, alen lặn a quy định hạt dài; B quy định hạt chín
sớm, alen lặn b quy định hạt chín muộn. Hai gen này thuộc cùng một nhóm gen
liên kết. Tiến hành cho các cây hạt tròn, chín sớm tự thụ phấn, thu được 1000 cây
đời con với 4 kiểu hình khác nhau, trong đó có 240 cây hạt tròn-chín muộn. Biết
11


rằng mọi diễn biến trong quá trình sinh hạt phấn và sinh noãn là như nhau. Kiểu
gen và tần số hoán vị gen (f) ở các cây đem lai là:
A.

AB
, f = 20%
ab

B.

Ab
, f = 20%
aB

C.

AB
, f = 40%

ab

D.

Ab
, f = 40%
aB

Giải:
Tỉ lệ cây hạt tròn - chín muộn là: 240/1000 = 0,24 = 24%
⇒ Tỉ lệ cây hạt dài, chín muộn = 25% - 24% = 1% = 10% ab × 10% ab
(giao tử ab được sinh ra do hoán vị. F1 có liên kết đối)
⇒ F1 có kiểu gen Ab/aB
⇒ f = 20%. ⇒ Đáp án B.
Ví dụ 2:
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy
định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả
dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp
gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ: 310
cây thân cao, quả tròn : 190 cây thân cao, quả dài : 440 cây thân thấp, quả tròn :
60 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tần số hoán vị giữa
hai gen nói trên là
A. 12%.
B. 6%.
C. 24%.
D. 36%.
Giải:
Do con lai xuất hiện cây thấp quả dài (ab/ab). Chứng tỏ cây thấp quả tròn đem
lai phải có kiểu gen aB/ab. Cây này cho 2 loại giao tử aB = ab = 50%.
Tỉ lệ cây thân thấp, quả dài đời con = 60/(310 + 190 + 440 + 60) = 0,06 =

6% = 12% ab × 50% ab ⇒ Hoán vị gen xảy ra ở 1 bên với tần số f =12% × 2 =
24%. ⇒ Đáp án C
Dạng 3. Tính số loại giao tử tối đa có thể được tạo ra.
Trong tế bào có n cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Sự bắt cặp và trao đổi chéo
giữa các gen tương ứng có thể xảy ra ở nhiều cặp nhiễm sắc thể tương đồng cùng
một lúc. Có thể là trao đổi chéo đơn, trao đổi chéo kép. Vậy làm thế nào để xác
định được liệu có bao nhiêu giao tử có thể được tạo ra nếu có m trong số n cặp
nhiễm sắc thể xảy ra trao đổi chéo?
Để hướng dẫn học sinh giải các bài tập thuộc dạng này, trước hết tôi chỉ cho
các em thấy được các trường hợp trao đổi chéo và kết quả của mỗi trường hợp có
thể xảy ra đối với một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, từ đó nâng lên dạng tổng
quát:
Các trường hợp xảy ra
Không xảy ra trao đổi
chéo
Nếu là trao đổi chéo
đơn tại một điểm

Đối với một cặp
nhiễm sắc thể:

Đối với m cặp nhiễm
sắc thể

Cho tối đa 2 loại giao Cho tối đa 2m loại giao
tử.
tử.
Cho tối đa 4 loại giao Cho tối đa: 4m giao tử.
tử.


12


Nếu là trao đổi chéo
đơn tại 2 điểm
Nếu đồng thời xảy ra 2
trao đổi chéo đơn, trao
đổi chéo kép
Nếu chỉ xảy ra trao đổi
chéo kép

Cho tối đa 6 loại giao Cho tối đa 6m loại giao
tử.
tử.
Cho tối đa 8 loại giao Cho tối đa 8m loại giao
tử.
tử.
Cho tối đa 4 loại giao Cho tối đa 4m loại giao
tử.
tử.

Tùy thuộc vào giả thiết bài toán mà ta tính riêng từng trường hợp sau đó nhân
các trường hợp lại với nhau được kết quả cần tìm.
Lưu ý:
- Đối với 1 tế bào mỗi lần giảm phân trong mọi trường hợp đều chỉ cho tối
đa 2 loại giao tử.
- Đối với 1 cơ thể hoặc 1 quần thể, Trường hợp các cặp NST đều xảy ra
cùng 1 loại TĐC, ta có thể áp dụng công thức: nếu trong số n cặp NST có
- m cặp xảy ra TĐC tại 1 điểm, hoặc trao đổi chéo kép:
→Số loại giao tử tối đa: 2n + m.

- m cặp xảy ra trao đổi chéo tại 2 điểm k đồng thời:
→Số loại giao tử tối đa: 2n.3m.
- m cặp xảy ra 2 TĐC đơn và 1 TĐC kép:
→Số loại giao tử tối đa: 2n + 2m.
Ta xét một số ví dụ :
Ví dụ 1:
Ở một loài thực vật 2n = 20 nhiễm sắc thể, trong quá trình giảm phân có 6 cặp
nhiễm sắc thể tương đồng, mỗi cặp xảy ra trao đổi chéo một chỗ thì số loại giao tử
được tạo ra là:
A. 210 loại.
B. 216 loại.
C. 213 loại.
D. 214 loại.
Giải:
- 6 cặp xảy ra trao đổi chéo đơn tại một điểm, cho tối đa 46 loại giao tử.
- Còn lại 4 cặp không xảy ra trao đổi chéo, cho tối đa 24
⇒ Số loại giao tử được tạo ra là: 24.46 = 216 ⇒ Đáp án B.
Ví dụ 2:
Giả sử trong quá trình giảm phân ở ruồi giấm xảy ra trao đổi chéo ở một số
cặp mà mỗi cặp xảy ra 2 trao đổi chéo đơn, 1 trao đổi chéo kép đã tạo ra 256 loại
giao tử khác nhau. Số cặp xảy ra trao đổi chéo ở ruồi cái là:
A. 2.
B. 1
C. 3
D.4
Giải:
Ruồi giấm có 2n = 8.
Gọi x là số cặp xảy ra trao đổi chéo.
Số cặp không xaỷ ra trao đổi chéo là (4 – x).
Ta có: 8x.2(4 – x) = 256 ⇔ 2(4 + 2x) = 28 ⇔ x = 2 ⇒ Đáp án A.


13


Dạng 4. Xác định vị trí và tính khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể.
Dạng bài tập này thường liên quan đến 3 cặp gen trở lên cùng nằm trên một
nhiễm sắc thể, F1 dị hợp ba cặp gen lai phân tích được kết quả F b. Yêu cầu phải
xác định được trật tự và khoảng cách giữa các gen.
Cơ sở lí luận để giải bài tập dạng này là:
- Phép lai phân tích cơ thể dị hợp 3 cặp gen nếu cho F b 6 loại kiểu hình bằng
nhau từng đôi một thì xảy ra 2 trao đổi chéo đơn. Nếu cho 8 loại kiểu hình bằng
nhau từng đôi một là có trao đổi chéo kép. Nhóm kiểu hình có tỷ lê thấp nhất được
sinh ra do trao đổi chéo kép. Nhóm cơ thể có kiểu hình cao nhất được sinh ra do
giao tử liên kết. Nhóm kiểu hình còn lại là do trao đổi chéo đơn.
- Khoảng cách giữa các gen được tính bằng tần số hoán vị giữa chúng.
- Các gen càng xa nhau thì tần số hoán vị càng lớn.
- Nếu 3 gen trên 1 nhiễm sắc thể có xảy ra trao đổi chéo đơn và trao đổi chéo
kép thì: fA /B = fđơn A/ B + fképA/B
- Quy tắc xác định gen nằm giữa: Nếu có 3 alen A, B, C nằm trên 1 nhiễm sắc
thể. Nếu : fA/B + fB/C = fA/C ⇒ alen B nằm giữa alen A và alen C.
Như vậy muốn xác định khoảng cách giữa các gen phải xác định được tần số
hoán vị giữa chúng.
Ví dụ 1:
Cho 1000 tế bào đều có kiểu gen ABD/abd tiến hành giảm phân, trong đó
có100 tế bào xảy ra trao đổi chéo 1 điểm giữa A và B, 500 tế bào xảy ra trao đổi
cheo 1 điểm giữa B và D, 100 tế bào xảy ra trao đổi chéo kép tại 2 điểm. Khoảng
cách giữa A và B, giữa B và D lần lượt là:
A. 10 cM, 30cM B. 20 cM, 60 cM
C. 5 cM, 25 cM
D. 10cM, 50cM.

Giải:
- Mỗi tế bào khi gảm phân sẽ cho 4 giao tử
- Mỗi tế bào xảy ra trao đổi chéo cho 2 giao tử bình thường và 2 giao tử
hoán vị.
- f đơn A/B = 200/4000 = 0,05 = 5%.
- f đơn B/D = 1000/4000 = 0,25 = 25%.
- f kép = 200/4000 = 0,05 = 5%.
- Khoảng cách giữa A và B = f A/B = 5% + 5% = 10%. = 10cM
- Khoảng cách giữa B và D = f B/D = 25% + 5% = 30% = 30cM
⇒ Chọn đáp án A
Ví dụ 2:
Ở ngô gen A – mầm xanh, a – mầm vàng; B – mầm mờ, b – mầm b óng; D –
lá bình thường, d – lá bị cứa. Khi lai phân tích cây ngô dị hợp về cả 3 cặp gen thì
thu được kết quả: 235 mầm xanh, mờ, lá bình thường: 270 cây mầm vàng, bóng, lá
bị cứa: 62 cây mầm xanh, bóng, lá bị cứa: 60 cây mầm vàng, mờ, lá bình thường:
40 cây mầm xanh, mờ, lá bị cứa: 48 cây mầm vàng, bóng, lá bình thường: 7 cây
mầm xanh, bóng, lá bình thường: 4 cây mầm vàng, mờ lá bị cứa.
Khoảng cách giữa a-b và b-d lần lượt là
A. 17,55 & 12,85
B. 16,05 & 11,35
C. 15,6 & 10,06
D. 18,3 & 13,6.
14


Giải:
Ta có thể thống kê kết quả của phép lai theo bảng sau:
Giao tử của P (Bên cơ thể Kiểu gen của Fb Số cá thể
% số cá thể
dị hợp)

Không trao đổi ABD
ABD
235
69,6
chéo (TĐC)
abd
505
abd
abd
270
abd
TĐC đơn ở Abd
Abd
62
16,8
đoạn I
abd
122
aBD
aBD
60
abd
TĐC đơn ở ABd
Abd
40
12,1
đoạn II
abd
88
abD

abD
48
abd
TĐC kép ở AbD
AbD
7
1,5
đoạn I và II
abd
11
aBd
aBd
4
abd
Tổng cộng
726
100
Vậy khoảng cách giữa a và b = 16,8 + 1,5 = 18,3.
Khoảng cách giữa b và d = 12,1 + 1,5 = 13,6 ⇒ Chọn đáp án D.
Dạng 5. Dạng bài toán tích hợp tương tác gen và hoán vị gen.
a. Phương pháp nhận biết:
- Đề bài xét sự di truyền của 2 tính trạng.
- Tỉ lệ phân li kiểu hình chung của 2 tính trạng khác tỉ lệ của trường hợp tương tácliên kết; xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
b. Phương pháp giải:
- Bước 1: Xác định quy luật chi phối.
Tách riêng từng tính trạng để xét: có 1 tính trạng di truyền tương tác, 1 tính
trạng do 1 cặp gen quy định.
Xét chung : Tỉ lệ kiểu hình chung cho cả hai tính trạng không bằng tích của hai
nhóm tỉ lệ khi xét riêng và thấy tăng xuất hiện biến dị tổ hợp → gen quy định tính
trạng di truyền theo quy luật của Menđen đã liên kết không hoàn toàn với 1 trong 2

gen quy định tính trạng do tương tác.
- Bước 2: Xác định kiểu gen:
+ Xác định gen liên kết đồng hay đối: dựa vào sự xuất hiện tỉ lệ lớn hay bé của loại
kiểu hình có kiểu gen duy nhất. Vd: đời sau xuất hiện kiểu hình có kiểu gen
aa lớn hơn aa
liên kết đồng.

→ đời trước tạo giao tử abd lớn hơn loại giao tử abD



15


+ Xác định gen nào liên kết: nếu là kiểu tương tác vai trò của 2 gen A, B không
như nhau ta phải dựa vào thế hệ sau loại kiểu hình có tổ hợp gen (aaB-dd) có tỉ lệ
lớn hay nhỏ để suy ra gen nào liên kết.
+ Tính tần số hoán vị: dựa vào kiểu hình có kiểu gen duy nhất hoặc đơn giản nhất ở
thế hệ sau để lập phương trình, giải chọn nghiệm.
- Bước 3: Viết sơ đồ lai.
Ví dụ : Ở một loài thực vật, người ta cho thụ phấn F 1 nhận được F2 phân li kiểu
hình: 7804 cây quả dẹt, vị ngọt; 1377 cây quả tròn, vị ngọt; 1222 cây quả dài, vị
ngọt; 3668 cây quả dẹt, vị chua
; 6271 cây quả tròn, vị ngọt; 51 cây quả dài, vị chua.
Biết vị quả ở một cặp gen quy định. Xác định kiểu gen và tính tỉ lệ giao tử của F1.
Giải:
- Bước 1: Xét riêng từng tính trạng.
+ Tính trạng hình dạng quả phân li theo tỉ lệ 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài → đây là tương
tác bổ trợ.
Quy ước: A-B-: quả dẹt; aabb : quả dài ; A-bb; aaB- : quả tròn

F1: AaBb (quả dẹt) x AaBb (quả dẹt).
+ Xét sự di truyền tính trạng vị quả:
F2 phân li quả ngọt : quả chua = 3 : 1 → tính trạng vị quả di truyền theo quy luật
phân li.
Quy ước: D : quả ngọt, d : quả chua
F1 : Dd (quả ngọt) x Dd (quả ngọt)
+ Xét chung:
(9 : 6 : 1)(3 : 1) = 27: 18 : 3 : 9 : 6 : 1 khác đề bài (38,25: 18: 30,75: 6,75 : 0,25)
→ 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng và xảy ra hoán vị gen.
- Bước 2: Xác định kiểu gen:
+ F2 xuất hiện kiểu hình quả dài, vị ngọt (aabbD-) = 6% lớn hơn loại kiểu hình
quả dài vị chua (aabbdd = 0,25%) → F 1 tạo loại giao tử abD hoặc baD lớn hơn
loại giao tử abd hoặc bad → các gen liên kết theo vị trí đối. Vì vai trò của gen A
và B như nhau nên kiểu gen của F1 là
Aa
hoặc Bb
+ Gọi f là tần số hoán vị ( 0< f < 50%). Vì F 2 xuất hiện kiểu hình quả dài vị chua
aa

( hoặc bb

) = 0,25% nên f là nghiệm của phương trình:

= 0,0025 → f = 20%
- F1 x F1 : Aa
x Aa
Tỉ lệ giao tử của F1: ABD = Abd = aBD = abd = 5%
AbD = ABd = abD = aBd = 20%
(kết quả tương tự với trường hợp F1 có kiểu gen Bb )
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

- Đối với bản thân:
16


Qua nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm giúp tôi mở rộng vốn kiến thức
chuyên môn cũng như kiến thức liên môn hữu ích cho việc dạy học. Đồng thời
cũng qua đó giúp tôi có điều kiện tìm hiểu, nắm bắt tốt hơn mức độ yêu thích môn
học, mức độ nhận thức của từng đối tượng học sinh để từ đó có hướng điều chỉnh
phương pháp dạy học hiệu quả hơn.
- Đối với học sinh:
Qua việc áp dụng sáng kiến của mình vào dạy ở các lớp 12 trong những năm
học vừa qua, tôi đã thu được kết quả khả quan. Nhìn chung 95% các em nắm được
phương pháp nhận dạng bài toán và giải được các bài tập cơ bản. 70% có thể vận
dụng giải các bài tập nâng cao ở các mức độ khác nhau. Ngoài ra có những học
sinh có thể sáng tạo ra những cách làm mới, hay, độc đáo hơn trên cơ sở những
kiến thức đã được cung cấp sẵn. (Kết quả cụ thể qua bài kiểm tra được trình bày ở
phần phụ lục)
- Đối với đồng nghiệp;
Sáng kiến kinh nghiệm được các thầy cô giáo trong tổ sinh – CN trường THPT
Hậu Lộc 4 đánh giá cao và vận dụng hiệu quả trong dạy bồi dưỡng học sinh giỏi và
ôn thi THPT trong năm học vừa qua.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận:
Với sáng kiến này tôi không chỉ giúp các em học sinh hệ thống hóa lại các
dạng bài tập thường gặp thuộc quy luật hoán vị gen, tìm ra cách giải phù hợp cho
mỗi dạng mà còn rèn luyện cho các em kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tế một cách linh hoạt. Qua đó học sinh không những không cảm
thấy chán nản ngại học mà còn rất có hứng thú với các bài tập thuộc quy luật hoán
vị gen nói riêng và quy luật di truyền nói chung.
3.2. Kiến nghị.

Sáng kiến áp dụng phù hợp trong các tiết bài tập, ôn tập về quy luật di truyền,
dạy bồi dưỡng, ôn thi học sinh giỏi, ôn thi THPT quốc gia.
Phân phối chương trình sinh học 12 chỉ có một tiết dành cho quy luật liên kết
gen và hoán vị gen, nhưng trong các đề thi lại gặp chủ yếu là các bài tập vận dụng.
Tôi thiết nghĩ nên tăng thời lượng cho tiết bài tập phần quy luật hoán vị gen.
Đây là phần kiến thức khó và trừu tượng nên giáo viên cần kết hợp tranh hình
và sơ đồ hóa các kiến thức giúp các em dễ hiểu hơn.
Trên đây là những kinh nghiệm trong dạy học phần quy luật di truyền hoán vị
gen còn mang màu sắc của cá nhân tôi nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót và
hạn chế, rất mong nhận được những góp ý qúy báu từ các đồng nghiệp và các nhà
quản lí giáo dục để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 12 năm 2016.

17


Xác nhận của thủ trưởng
đơn vị:

Tôi xin cam đoan sáng kiến này là do tôi viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Trần Thị Hường

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thành Đạt, 2008. Sách giáo khoa sinh học 12.Nxb Giáo dục.
2. Lê Đình Trung, 2010. Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng sinh học 12. Nxb
đại học Sư phạm.

3. Phạm Thành Hổ,2002. Di truyền học. Nxb Giáo dục.
4. Phan Cự Nhân, 1999. Di truyền học tập 2. Nxb Giáo dục.
5. Nguyễn Hồng Minh, 1999. Giáo trình di truyền học.Nxb Nông nghiệp.
6. Phan Khắc Nghệ, 2010. Phương pháp giải nhanh bài tập di truyền. Nxb Giáo
dục.
7. Ngô Văn Hưng, 2015. Hướng dẫn ôn tập kì thi trung học phổ thông quốc gia
năm học 2014 – 2015, Nxb Giáo dục.
8. Huỳnh Quốc Thành, 2012. Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 12. Nxb
đại học Sư phạm

18


19



×