Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sử dụng câu hỏi định hướng giải bài tập phần mắt đối với học sinh có học lực trung bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.97 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Stt
1.
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
2.
2.1.
2.2.
2.3.
2.3.1.

Nội dung
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
Nội dung đề tài
Nội dung kiến thức phần Mắt trong SGK Vật lý 11 THPT.
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Bài tập phần Mắt và phương pháp giải.
Phương pháp giải chung.

Trang
2
2
2
2
2


2
2
3
4
4

2.3.2.

Các dạng bài tập về Mắt và các tật của mắt.

5

Dạng 1: Sửa tật cho mắt cận thị.

5

Dạng 2: Sửa tật cho mắt viễn thị.

8

Dạng 3: Mắt khi về già.

10

2.3.3.

Bài tập luyện tập

13


3.

Kết luận

15

3.1.

Kết quả

15

3.2.

Các kết luận chung

15

TÀI LIỆU THAM KHẢO

16

1


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong dạy học Vật lí, hệ thống bài tập có vai trò rất quan trọng trong việc
khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng và vận dụng kiến thức đã học. Nó vừa có
tác dụng làm cho học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng, vừa làm cho học sinh

phát triển năng lực tư duy độc lập. Trong quá trình dạy bài tập Vật lí lớp 11 phần
Mắt và các dụng cụ quang tôi nhận thấy học sinh còn mắc một số sai lầm khi
làm bài tập phần này đặc biệt là những học sinh có học lực trung bình và yếu do
đó tôi chọn đề tài “Sử dụng câu hỏi định hướng giải bài tập phần mắt đối với
học sinh có học lực trung bình” để giúp học sinh hiểu và làm tốt bài tập phần
này.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng một số câu hỏi đi kèm bài tập để giúp học sinh có học lực trung
bình định hướng và hiểu được hiện tượng khi làm bài tập. Từ đó có thể làm tốt
hơn bài tập ở phần này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Là học sinh lớp 11A5 năm học 2015 – 2016 trường THPT Triệu Sơn 5, học
sinh của lớp đa phần là học sinh có học lực trung bình và yếu nên khi làm bài
tập phần mắt và các tật của mắt thường mắc một số sai lầm do các em chưa nhận
thức đúng bản chất hiện tượng trong bài toán.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng hệ thống câu hỏi định hướng khi làm bài tập phần mắt và các tật
của mắt đối với học sinh lớp 11A5 sau đó thống kê kết quả học tập và so sánh
với kết quả học tập của lớp 11A4 năm học 2015 – 2016 khi dạy phần bài tập mà
không có sử dụng phần câu hỏi định hướng. Từ đó rút ra những ưu điểm của
việc sử dụng hệ thống câu hỏi định hướng khi dạy bài tập phần này với đối
tượng học sinh có học lực trung bình.
2. Nội dung đề tài
2.1. Nội dung kiến thức phần Mắt trong SGK Vật lý 11 THPT.
2.1.1. Cấu tạo của mắt: Về phương diện quang hình học, mắt giống như máy
ảnh.
- Thủy tinh thể: Là một thấu kính hội tụ có độ tụ hay tiêu cự thay đổi được.
- Võng mạc coi như một màn ảnh.
- Khoảng cách từ quang tâm của thủy tinh thể đến võng mạc là không đổi.
2.1.2. Sự điều tiết của mắt:

a) Định nghĩa: Là sự thay đổi độ cong của thủy tinh thể (do đó thay đổi độ tụ
hay tiêu cự của nó) để làm cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ nét trên võng mạc.

2


b) Điểm cực cận, điểm cực viễn.
- Điểm cực cận C : Là điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn rõ được, mắt điều
c

tiết tối đa.
- Điểm cực viễn C : Là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ được, mắt không
v

điều tiết.
c) Giới hạn nhìn rõ của mắt: Là khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực
viễn của mắt.
2.1.3. Mắt bình thường:
- Điểm cực cận cách mắt từ 10cm đến 20cm.
- Điểm cực viễn ở vô cực.
- Khi không điều tiết tiêu điểm của mắt nằm ngay trên võng mạc.
2.1.4. Mắt cận thị: Là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trước võng
mạc.
- Đặc điểm: Điểm cực cận và điểm cực viễn gần hơn so với mắt bình
thường.
- Cách sửa: Đeo thấu kính phân kì sao cho ảnh của các vật ở vô cực qua kính
hiện lên ở điểm cực viễn của mắt.
2.1.5. Mắt viễn thị: Là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm nằm sau võng
mạc.
- Đặc điểm: Điểm cực cận ở xa hơn so với mắt thường và điểm cực viễn là

điểm ảo (sau mắt).
- Cách sửa: Đeo thấu kính hội tụ sao cho mắt nhìn rõ vật ở vô cực mà không
phải điều tiết, hoặc nhìn được các vật ở gần như mắt thường.
2.1.6. Năng suất phân li của mắt: Là góc trông nhỏ nhất α

giữa hai điểm A

min

và B mà mắt còn có thể phân biệt được hai điểm đó.
1
rad
α ≈ 1' ≈ 3500
Mắt thường:
min

2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

3


Với đối tượng học sinh có học lực trung bình khi giải bài tập phần mắt và
đặc biệt là trường hợp mắt có tật thường mắc phải sai lầm là không xác định
được đâu là khoảng cách từ vật tới thấu kính d và khoảng cách từ ảnh tới thấu
kính d’ trong bài toán cho các khoảng cách cực cận và cực viễn của mắt. Do đó
tôi đã chọn cách xây dựng các câu hỏi định hướng giúp học sinh hình dung ra
hiện tượng trong bài toán để từ đó xác định đúng giá trị d và d’ để xác định các
đại lượng cần tìm.
2.3. Bài tập phần Mắt và phương pháp giải.
2.3.1. Phương pháp giải chung:

1. Để giải tốt các bài tập về mắt yêu cầu học sinh phải nắm vững các khái
niệm: Sự điều tiết của mắt, điểm cực cận (C ), điểm cực viễn (C ), giới hạn nhìn
c

v

rõ của mắt, thế nào là mắt thường, mắt cận thị, viễn thị và cách sửa.
2. Để giải bài
các tật của mắt AB d

OK

d’

A'B'

O

toán về mắt và
A''B'' (ở V)

trước hết viết

sơ đồ tạo ảnh:
sau đó áp dụng công thức thấu kính
1 1 1
= +
f d d'
với d, d’ là khoảng cách từ vật và ảnh đến kính nếu kính không sát mắt và d, d’
là khoảng cách từ vật và ảnh đến mắt nếu kính đeo sát mắt.

3. Tuỳ theo câu hỏi của đề bài có thể phân ra các vấn đề như sau:
a) Xác định tiêu cự (độ tụ) của kính cần đeo: Muốn vậy cần dựa vào dữ kiện
của đề bài để có d, d’ (chú ý d’< 0). Cụ thể là: cần quan sát vật đặt ở đâu (d)
trong điều kiện ảnh ảo của nó (d’) phải nằm ở đâu (ở điểm cực cận hay ở điểm
cực viễn, mắt nhìn không mỏi hay mắt điều tiết tối đa...). Sau đó áp dụng công
thức để tính f hay tính ngay D với:
D=

1 1 1
= +
f d d'
4


Nếu tính f rồi suy ra D thì cần chú ý tính f ra mét.
b) Xác định khoảng thấy rõ ngắn nhất, hoặc khoảng thấy rõ dài nhất khi đeo
kính: Muốn vậy cần dựa vào dữ kiện của đề bài để có f và d’. Với f thì đề bài có
thể cho cụ thể hoặc thông qua D. Còn d’: khi tìm khoảng thấy rõ ngắn nhất thì d’
ứng với điểm cực cận của mắt, còn khi tìm khoảng thấy rõ dài nhất thì d’ ứng
với điểm cực viễn của mắt. Lưu ý giá trị tìm được của d phải dương và d’ thì âm
vì vật thật đặt trước kính còn ảnh quan sát được là ảnh ảo.
c) Xác định điểm cực cận, điểm cực viễn của mắt có tật.
Muốn vậy cần dựa vào dữ kiện của đề bài để có f và d. Khi tìm điểm cực cận
thì d là khoảng thấy rõ ngắn nhất khi đeo kính; còn khi tìm điểm cực viễn thì d
là khoảng thấy rõ dài nhất khi đeo kính. Biết f và d tìm được d’. Vị trí điểm cực
cận, điểm cực viễn ứng với d’.
Thường một bài toán có thể đề cập đến nhiều vấn đề thuộc loại nói trên. Điều
cơ bản là hình dung cho được tình huống cụ thể của bài toán (có thể vẽ trên giấy
nháp trục nhìn trên đó có vị trí của mắt, của kính, của điểm cực viễn, cực cận),
từ đó hình dung được cần phải xác định cái gì?

2.3.2. Các dạng bài tập về Mắt và các tật của mắt
Dạng 1: Sửa tật cho mắt cận thị.
Mắt cận thị không nhìn được các vật ở rất xa. Sửa tật cận thị là làm cho mắt
cận có thể nhìn được các vật ở rất xa. Muốn vậy, mắt cận thị phải đeo một thấu
kính phân kỳ (coi như đặt sát mắt) sao cho ảnh của các vật ở vô cực qua kính
hiện lên ở điểm cực viễn của mắt.
Sơ đồ tạo ảnh của
việc sửa tật cận thị:
OK
O
S ở vô cực
S2 (ở V)
S ở Cv
d
d’ 1
d = ∞ → d' = fk
f k = - OC v
d' = - OkS1 = - OkCv ≈ - OCv
Bài tập 1:
Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm và điểm cực cận cách
mắt 15cm.

5


a. Nếu người ấy muốn nhìn rõ một vật ở xa vô cực mà không phải điều tiết
thì phải đeo sát mắt một thấu kính có độ tụ là bao nhiêu? Khi đeo kính người ấy
nhìn rõ điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu?
b. Nếu người ấy muốn cho điểm nhìn rõ gần nhất cách mắt 20cm thì phải
đeo sát mắt một thấu kính có độ tụ bao nhiêu? Khi đó thì điểm xa nhất mà

người ấy có thể nhìn rõ được cách mắt bao nhiêu?
Câu hỏi định hướng:
1. Để sửa tật cận thị ta làm thế nào?
2. Tính độ tụ của kính phải đeo?
3. Vật gần mắt nhất để nhìn được qua kính phải cho ảnh gì? ở đâu?
4. Khi vật đặt gần nhất cách mắt 20cm thì ảnh sẽ nằm ở đâu?
5. Tính tiêu cự và độ tụ của kính cần đeo
6. Điểm xa nhất mà người ấy nhìn rõ thì ảnh sẽ nằm ở đâu?
Hướng dẫn giải:
a. Muốn nhìn rõ vật AB ở vô cực mà mắt không điều tiết phải đeo kính phân
kì có độ tụ sao
cho ảnh A’B’

AB (ở vô cực)

d

OK

d’

O

A'B' (ở Cv)

A''B'' (ở V)

của AB qua kính phải nằm ở C .
v


Sơ đồ tạo ảnh:
Ta có: d = ∞ , d’ = - OC = - 50cm
v

Suy ra: f = d’ = - 0,5m
Nên: D = 1/f = - 2 dp.
Vật gần nhất qua kính phải cho ảnh ảo nằm ở điểm cực cận của mắt.
Khi đó: d’ = - OC = - 15cm. Khoảng cách từ vật đến kính
c

c

d 'c .f
−15.(−50)
d c= '
=
≈ 21,4cm
d c − f −15 − (−50)
b. Người ấy muốn nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 20cm thì ảnh của vật này
phải nằm ở điểm cực cận của mắt. Do đó ta có d = 20 cm, d ’ = -15cm
c

từ công thức thấu kính ta thu được

6


d.d 'c
20.(-15)
f=

=
= −60cm
'
d + dc
20 -15
Độ tụ của kính phải đeo D = 1/f ≈ -1,6 dp
Điểm xa nhất mà người ấy nhìn rõ khi ảnh của nó ở điểm cực viễn của mắt C do
v

đó d’ = -50cm nên khoảng cách từ vật đến mắt cũng là đến kính
d '.f
−50.( −60)
=
= 300cm
d '− f −50 − (−60)
Vậy khi đeo kính người đó nhìn được vật xa nhất cách mắt 300 cm
d=

Bài tập 2:
Một người cận thị thử kính và nhìn rõ vật ở vô cùng đã quyết định mua kính
đó:
a. Người đó đã chọn kính phân kỳ hay hội tụ? Vì sao?
b. Có thể khẳng định cách chọn kính như trên là chuẩn xác hay không? Vì
sao?
Hướng dẫn trả lời:
a. Người đó đã chọn kính phân kì. Vì người cận thị nhìn vật ở xa vô cực sẽ
cho ảnh ở trước võng mạc do độ tụ của thuỷ tinh thể lớn hơn so với mắt bình
thường. Nếu đeo thêm thấu kính hội tụ, độ tụ lại tăng hơn nữa nên ảnh càng ra
xa võng mạc hơn về phía trước. Vậy không thể nhìn rõ vật ở vô cực được.
b. Không. Kính được chọn chuẩn xác là kính đeo vào nhìn rõ vật ở vô cùng

mà mắt không phải điều tiết. ở đây theo đầu bài, người đó đeo kính nhìn rõ vật ở
xa vô cực, điều này chưa đảm bảo mắt người đó không phải điều tiết.
Bài tập 3:
Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 10cm và điểm cực viễn cách mắt
1m.
a. Tính độ tụ của kính phải đeo.
b. Khi đeo kính đó thì người ấy sẽ nhìn được vật gần nhất cách mắt bao
nhiêu? Kính đeo sát mắt.
c. Muốn đọc sách rõ nhất như mắt bình thường phải thay kính có độ tụ bằng
bao nhiêu? Nếu không muốn thay kính thì người ấy phải dán thêm vào phần

7


dưới kính cũ một thấu kính loại nào và có tiêu cự bằng bao nhiêu? Kính đeo sát
mắt.
Câu hỏi định hướng:
1. Để sửa tật cận thị ta làm thế nào?
2. Tính độ tụ của kính phải đeo?
3. Vật gần mắt nhất để nhìn được qua kính phải cho ảnh gì? ở đâu?
4. Mắt thường điểm cực cận cách mắt bao nhiêu?
5. Kính cần đeo để vật ở đâu cho ảnh ở đâu?
6. Tìm độ tụ của kính phải đeo?
7. Tìm độ tụ của kính dán thêm? Kính đó là kính gì? Tại sao?
Hướng dẫn giải:
a. Muốn nhìn rõ vật AB ở vô cực mà mắt không điều tiết phải đeo kính phân
kì có độ tụ sao
cho ảnh A’B’

AB (ở vô cực)


d

OK

d’

A'B' (ở Cv)

O

A''B'' (ở V)

của AB qua kính phải nằm ở C .
v

Sơ đồ tạo ảnh:
Ta có: d = ∞ , d’ = - OC = - 100cm
v

Suy ra: f = d’ = - 1m
Nên: D = 1/f = - 1 dp.
b. Vật gần nhất qua kính phải cho ảnh ảo nằm ở điểm cực cận của mắt.
Khi đó: d’ = - OC = - 10cm.
c

c
'
c


d .f
100
=
≈ 11,1cm
'
dc − f
9
c. Muốn đọc sách rõ như mắt bình thường thì sách phải đặt cách mắt một

Suy ra:

dc =

khoảng 25cm và cũng là cách kính một khoảng d = 25cm để kính tạo một ảnh ảo
nằm ở điểm cực cận của mắt, nghĩa là d’ = -10cm.
Tiêu cự của kính phải đeo là:
d.d'
0,5
=−
m
d + d'
3
Suy ra độ tụ của kính là: D’ = 1/f’ = - 6 dp
Kính cũ có độ tụ D = -1 dp, kính thay có độ tụ D’ = - 6 dp nên phải dán thêm
một kính có độ tụ D” sao cho:
f '=

8



D’ = D + D”

D” = D’ - D = - 5 dp < 0 (kính phân kì)

9


Dạng 2: Sửa tật cho mắt viễn thị.
Mắt viễn thị do không nhìn được gần như mắt người bình thường, hơn nữa
mắt viễn thị khi nhìn vật ở vô cực đã phải điều tiết. Nên sửa tật viễn thị là làm
cho mắt viễn thị có thể nhìn rõ vật ở vô cực mà không phải điều tiết, hoặc là làm
cho mắt viễn thị nhìn được gần như mắt bình thường. Thông thường người ta
cho mắt viễn thị đeo thấu kính hội tụ sao cho vật gần nhất cách mắt 25cm qua
kính cho ảnh hiện lên ở điểm cực cận của mắt .
Sơ đồ tạo ảnh của việc sửa
tật viễn thị:
OK
O
S1 ở Cc
S cách mắt 25cm
S2 (ở V)
d
d’
1 = - OCc . Đ
d = 25cm = Đ
fk =
d' = - OkS1 = - OkCc ≈ - OCc
Đ - OC c
Dk
Bài tập 4:

Mắt một người có tiêu cự của thuỷ tinh thể là 16 mm khi không điều tiết.
a. Khoảng cách từ quang tâm mắt đến võng mạc là 15 mm. Mắt bị tật gì?
b. Xác định tiêu cự và độ tụ của thấu kính phải đeo để mắt thấy vật ở vô cực
mà không phải điều tiết (kính đeo sát mắt).
Câu hỏi định hướng:
1. Mắt không điều tiết thì tiêu cự của thủy tinh thể có đặc điểm gì?
2. Điểm cực viễn của mắt được xác như thế nào?
3. Khi đeo kính nhìn vật ở xa vô cực mà không điều tiết thì ảnh sẽ nằm ở
đâu?
4. Khi đó d và d’ bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
a) Khi mắt không điều tiết tiêu cự của thủy tinh thể lớn nhất
f

= 16 mm > OV = 15 mm. Mắt bị tật viễn thị
max

b) Điểm cực viễn là điểm đặt vật mà khi mắt không điều tiết ảnh của vật
nằm trên võng mạc của mắt.
f = f , d’ = OV
max

d '.f
= −240mm = −24cm
d '− f
Cực viễn ảo cách quang tâm của mắt 24 cm
d Cv =

10



Khi đeo kính: vật ở xa vô cực, kính cho ảnh thật ở điểm cực viễn
d = ∞ , d’ = 24 cm => f = d’ = 24 cm = 0,24 m
k

Vậy phải đeo thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 0,24 m, độ tụ D = 4,16 dp
k

Bài tập 5:
Một người viễn thị nhìn rõ được những vật gần nhất cách mắt 40cm.
a. Tính độ tụ của kính phải đeo để có thể nhìn rõ vật gần nhất cách mắt
25cm. Kính đeo sát mắt.
b. Nếu người ấy đeo sát mắt một kính có độ tụ +1 điốp thì sẽ nhìn được vật
gần nhất cách mắt bao nhiêu?
Câu hỏi định hướng:
1. Khi nhìn vật gần nhất thì ảnh qua kính phải là ảnh gì? Nằm ở đâu?
2. Tính tiêu cự của kính, suy ra độ tụ?
3. Tiêu cự của kính được thay bằng bao nhiêu?
4. Khi mắt nhìn vật gần nhất thì ảnh sẽ nằm ở đâu?
5. Mắt nhìn được vật gần nhất bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
a. Khi nhìn vật gần nhất cách mắt d = 25cm thì ảnh phải hiện ở điểm C c của
mắt.
OK
O
S1 ở C c
S2 (ở V)
Sơ đồ tạo ảnh: S cách mắt 25cm
d
d’

Vì ảnh ảo nên: d’ = - OCc = - 40cm
d.d '
− 40.25 200
2
Suy ra: f =
=
=
cm = m
'
d + d − 40 + 25
3
3
Do đó: D = 1/f = 1,5 dp
b. Ta có: f’ = 1/D’ = 1m = 100cm
d 'f '
− 40.100
Suy ra: d = '
=
≈ 29cm
d − f ' − 40 − 100
Vậy: d’ = 29cm
Bài tập 6:
Một người viễn thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 1,2m, muốn đọc một
quyển sách đặt cách mắt 30cm.
a. Tính độ tụ của kính phải đeo (mắt sát kính).

11


b. Nếu người đó chỉ có kính mà tiêu cự bằng 36cm thì phải đặt kính cách

mắt bao nhiêu để thấy được rõ nhất? Quyển sách vẫn đặt cách mắt 30cm.
Câu hỏi định hướng:
1. Kính phải đeo thỏa mãn yêu cầu gì?
2. Xác định d, d’? Từ đó tính f và D của kính?
3. Muốn đọc được sách thì kính phải đặt như thế nào?
4. Xác định d và d’ theo x?
5. Suy ra phương trình bậc hai?
6. Giải phương trình bậc hai? Rút ra kết luận?
Hướng dẫn giải:
1. Đối với kính phải đeo thì sách là vật (d = 30cm) cho ảnh ảo ở điểm cực
cận, nghĩa là: d’ = - OCc = -1,2m = - 120cm.
d.d '
30.(−120)
=
= 40cm
Tiêu cự của kính: f =
'
d+d
30 − 120
1
Độ tụ của kính: D = = 2,5 dp > 0
f
Vậy phải đeo kính hội tụ có độ tụ 2,5 dp.
2. Muốn đọc được sách thì phải đeo kính thế nào để kính cho trang sách một
ảnh ảo tại điểm cực cận của mắt.
Gọi khoảng cách từ kính đến mắt là x
Khoảng cách từ sách đến kính là: d = 30 - x
Khoảng cách từ điểm Cc đến kính là: d’ = - (120 - x)
d.d '
Ta có: f = 36cm =

thay d và d’ ở trên ta thu được phương trình
d + d'
Suy ra: x2 - 150x + 360 = 0
x1 = 2,4cm
x2 = 147,6cm > 30cm (loại)
Vậy: Kính đặt cách mắt 2,4cm.
Dạng 3: Mắt khi về già.
Khi về già do khả năng co bóp của cơ vòng đỡ thủy tinh thể giảm đi, nên khả
năng điều tiết giảm. Vì vậy điểm cực cận lùi ra xa mắt. Do đó để nhìn được gần
như mắt bình thường thì phải đeo kính hội tụ (kính lão).
Sơ đồ tạo ảnh khi đeo kính lão:
OK
O
S2 (ở V)
S cách mắt 25cm
S1 ở Cc
d
d’
1 = - OC c . Đ
d = 25cm = Đ
fk =
d' = - OkS1 = - OkCc ≈ - OCc
Dk
Đ - OC c
Bài tập 7:

12


Một người đứng tuổi có khả năng nhìn những vật ở xa, nhưng để nhìn rõ

những vật gần nhất cách mắt 27cm thì phải đeo kính có độ tụ +2,5 điốp. Kính
cách mắt 2cm.
a. Nếu đưa kính vào sát mắt thì người ấy sẽ nhìn rõ những vật nằm trong
khoảng nào trước mắt.
b. Kính vẫn được đeo cách mắt 2cm. Tính độ bội giác ảnh khi người ấy nhìn
vật ở gần mắt nhất và khi người ấy nhìn vật ở xa mắt nhất.
Câu hỏi định hướng:
Tìm tiêu cự của kính?
Tìm khoảng cách từ vật gần nhất đến kính?
2.
Tìm khoảng cách từ ảnh gần nhất đến kính?
3.
Tìm OCc?
4.
Kính sát mắt. Ngắm chừng ở Cc. Tìm dc?
5.
Kính sát mắt. Ngắm chừng ở Cv. Tìm dv?
6.
Mắt nhìn thấy vật trong khoảng nào?
7.
Tìm Gc? Tìm Gv
8.
Hướng dẫn giải:
1.

1. Sơ đồ tạo ảnh:

AB

d


OK

d’

A'B'

O

A''B'' (ở V)

Do mắt nhìn được xa nên: OCv = ∞
Tiêu cự của kính: fk = 1/Dk = 0,4m = 40cm
dc = SOk = OS - OOk = 27 - 2 = 25cm
d .f
200
d 'c = c k = −
cm ≈ −66,7cm
dc − fk
3
Suy ra: OCc = OOk + OkCc = 2 + | d’c| = 2+ 66,7 = 68,7cm
Khi đưa kính vào sát mắt thì Ok ≡ O. Khi đó:
+ Nếu người ấy ngắm chừng ở điểm cực viễn:
d’ = - OCv = ∞ và d = f = 40cm
+ Nếu người ấy ngắm chừng ở điểm cực cận:
d’ = - OCc = - 68,7cm
d ' .f
− 68,7.40
=
= 25,3cm

Suy ra: d = '
d − f − 68,7 − 40
Vậy khi đưa kính vào sát mắt thì người ấy sẽ nhìn thấy các vật nằm cách mắt
trong khoảng: 25,3cm ≤ d ≤ 40cm
2. Kính cách mắt 2cm.
Khi ngắm chừng ở điểm cực cận:

13


Gc = kc = −

d'
= 2,67
d

Khi ngắm chừng ở điểm cực viễn:
AB
d 'v AB AB
A ' B'
AB
tgα 0 =
= kv .
=− .
=
; tgα =
OC c
OC v
OC v
d v OC v

f
Do điểm cực viễn ở vô cực nên: OC v = Ok Cv = | d’v| . Khi đó vật phải nằm ở
tiêu điểm của kính: d = f = 40cm
tgα OC c
=
≈ 1,71
Suy ra: G v =
tgα 0
f
Bài tập 8:
Một người cận thị về già chỉ còn nhìn rõ những vật nằm trong khoảng cách
mắt từ 0,4m đến 1m.
a. Để nhìn rõ vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết, người đó phải đeo
kính có độ tụ bằng bao nhiêu? Khi đeo kính này thì điểm cực cận mới cách mắt
bao nhiêu?
b. Để nhìn rõ vật ở gần nhất cách mắt 25cm, người đó phải đeo kính có độ tụ
bằng bao nhiêu? Khi đeo kính này thì điểm cực viễn mới cách mắt bao nhiêu?
Câu hỏi định hướng:
1. Khi mắt không điều tiết vật ở rất xa qua kính thì ảnh nằm ở đâu?
2. Tìm tiêu cự suy ra độ tụ của kính?
3. Khi đeo kính này điểm cực cận có thay đổi không? Tìm vị trí đó?
4. Khi nhìn vật gần nhất cách mắt 25 cm thì ảnh nằm ở đâu?
5. Khi đeo kính trên điểm cực viễn mới là khi vật đặt ở đâu?
Hướng dẫn giải:
a. Để nhìn những vật ở xa mà mắt không điều tiết thì phải đeo kính có tiêu cự
fk = - OCv = - 1m, độ tụ của kính D = - 1 dp
khi đeo kính thì ảnh của nó phải nằm ở điểm cực cận d’ = - 40 cm
d 'f k
200
d=

=
cm = 66,6cm
d '− f k
3
Điểm cực cận mới cách mắt 66,6 cm
b. Khi nhìn vật gần nhất cách mắt 25 cm ta có d = 25 cm, d’ = -40 cm
d.d ' 200
=
= 66,6cm , độ tụ của kính D = 1,5 dp
tiêu cự của kính f k =
d + d'
3
Điểm cực viễn mới ứng với d’ = - 100 cm

14


d 'f k
= 40 cm
d '− f k
Khi đeo kính này điểm cực viễn mới cách mắt 40 cm
Bài tập 9:
dC v =

Một người cận thị về già chỉ nhìn rõ những vật nằm trong khoảng cách mắt từ
0,4m đến 0,8m.
a. Để nhìn rõ những vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết, người đó phải
đeo kính L có độ tụ bằng bao nhiêu (kính đeo sát mắt)? Xác định giới hạn nhìn
1


rõ của mắt người đó khi đeo kính L .
1

b. Để nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm, người đó dán thêm vào L một
1

kính L . Tính độ tụ của kính L .
2

2

Câu hỏi định hướng:
1. Khi mắt không điều tiết vật ở rất xa qua kính thì ảnh nằm ở đâu?
2. Tìm tiêu cự suy ra độ tụ của kính?
3. Khi đeo L1 điểm cực cận có thay đổi không? Tìm vị trí đó?
4. Xác định giới hạn nhìn rõ của mắt khi đeo L1?
5. Tìm độ tụ của hệ hai thấu kính L1 và L2?
6. Tìm độ tụ của kính dán thêm L2?
Hướng dẫn giải:
a. dv = ∞ nên: f1 = d’v = - OCv = - 0,8m
Độ tụ của kính: D1 = 1/f1 = - 1,25 dp.
1 1
1
+ ' (Với: d 'c = - OCc = - 0,4m)
Vị trí của điểm cực cận mới C 'c : =
f1 d c d c
d 'c .f1
= 0,8m
Suy ra: OC = d c = '
d c − f1

Giới hạn nhìn rõ của mắt từ 0,8m đến vô cực.
1
1
1 d 'c + d c
D
=
=
+
=
b. Ta có: k
f k d c d 'c
d c .d 'c
'
c

Với: dc = 0,25m, d 'c = - 0,4m. Suy ra: Dk = 1,5 dp
Độ tụ của kính L2: Dk = D1 + D2
Suy ra: D2 = Dk - D1 = 2,75 dp
2.3.3. Bài tập luyện tập
Bài 1: Một người chỉ nhìn rõ các vật cách mắt từ 10cm đến 40cm. Mắt
người đó mắc tật gì? Khi đeo sát mắt một kính có độ tụ D = -2,5dp thì người đó
có thể nhìn rõ những vật nằm trong khoảng nào trước mắt?
ĐS: 13,3cm đến vô cùng.
15


Bài 2: Một người có điểm cực cận cách mắt 40cm.
a. Mắt người này mắc tật gì?
b. Tính độ tụ của kính mà người ấy phải đeo để có thể nhìn rõ vật gần nhất cách
mắt 25cm.

c. Nếu người ấy đeo kính có độ tụ D’ = +1dp thì sẽ nhìn rõ vật gần nhất cách
mắt bao nhiêu? Biết kính đeo sát mắt.
ĐS: b. D = 1,5dp; c. d = 28,5cm.
Bài 3: Một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 10cm đến 25cm.
a. Tính độ biến thiên độ tụ của thuỷ tinh thể khi người này quan sát các vật
trong khoảng nhìn rõ của mắt.
b. Người này phải đeo kính hội tụ hay phân kì, có độ tụ bao nhiêu để có thể
nhìn rõ các vật ở xa vô cùng mà mắt không phải điều tiết? Khi đeo kính đó,
người đó có thể nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu? (Kính đeo sát
mắt).
ĐS: a. ∆D = 6dp; b. Vật gần nhất cách mắt 16,7cm.
Bài 4: Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ từ 20cm đến 50cm. Có thể sửa
tật cận thị của người đó bằng hai cách:
- Đeo kính cận L1 để có thể nhìn vật ở xa vô cực mà không phải điều tiết.
- Đeo kính cận L2 để khoảng thấy rõ ngắn nhất là 25cm (bằng khoảng thấy rõ
ngắn nhất của mắt thường).
a. Hãy xác định độ tụ của L1 và L2.
b. Tìm khoảng thấy rõ ngắn nhất khi đeo kính L 1 và khoảng thấy rõ dài nhất khi
đeo kính L2.
ĐS: a. D1 = - 2,5dp; D2 = - 1dp;
b. Khoảng thấy rõ ngắn nhất là 33,3cm, khoảng thấy rõ dài nhất là 100cm.
Bài 5: Một người có điểm cực viễn cách mắt 100cm.
a. Muốn nhìn rõ vật ở vô cực mà không điều tiết người này phải mang kính gì?
Độ tụ bao nhiêu? Biết kính đặt sát mắt.
b. Sau khi mang kính này người có thể đọc sách gần nhất cách mắt 15cm. Tính
khoảng cực cận của mắt?
300
ĐS: a. D = − 1dp; b. −
cm
23

Bài 6: Một mắt cận thị về già có các điểm cực cận C c và cực viễn Cv cách
mắt lần lượt là 40cm và 100cm.
a. Tính độ tụ của thấu kính phải đeo để mắt có thể nhìn thấy vật ở vô cực mà
không phải điều tiết. Biết kính đặt sát mắt.
b. Để có thể dùng kính L1 ở trên khi đọc sách người ta ghép sát vào phần dưới
của L1 thấu kính L2 sao cho khi mắt nhìn qua hệ thấu kính ghép này có điểm cực
cận cách mắt 20cm. Tính tiêu cự của L2.
ĐS: a. -1dp; b. f2 ≈ 28,6cm.

16


3. Kết luận
3.1. Kết quả
Tác giả đã tiến hành thực nghiệm tại lớp 11A5 trường THPT Triệu Sơn 5.
Kết quả kiểm tra sau khi học phần này có sử dụng câu hỏi định hướng khi làm
bài tập và so sánh với kết quả kiểm tra lớp 11A4 khi làm bài tập phần này mà
không có câu hỏi định hướng.
Lớp

Sĩ số

11A5
11A4

42
46

GIỎI
%

4,7
0

KHÁ
%
45,2
21,7

TB
%
47,8
56,6

YẾU
%
2,3
21,7

KÉM
%
0
0

Như vậy chứng tỏ mức độ hiểu bài và làm tốt bài tập của học sinh khi sử
dụng câu hỏi định hướng trong làm bài tập là cao hơn, mức độ hứng thú học tập
của học sinh cũng cao hơn.
3.1. Các kết luận chung
- Đề tài đã hệ thống lại một số dạng bài tập phần mắt và các tật của mắt giúp
học sinh rèn luyện bài tập ở phần này từ đó hiểu hơn bản chất của các hiện
tượng.

- Với mỗi bài tập tác giả cố gắng đưa ra những câu hỏi phù hợp với đối
tượng học sinh giúp học sinh tiếp cận bài toán dựa trên những kiến thức về lí
thuyết đã được trang bị để các em có được định hướng cách làm cho bài toán.
- Sau khi thực hiện đề tài với các kết quả thống kê ở trên cho thấy với việc
sử dụng câu hỏi định hướng đã giúp học sinh xác định được đâu là khoảng cách
từ vật tới kính d và khoảng cách từ ảnh tới kính d’ từ dữ kiện đề bài cho.
- Tuy nhiên với đối tượng đã xác định ngay từ đầu là học sinh trung bình và
yếu nên các dạng bài tập trong phần này chưa được hệ thống một cách toàn diện
để học sinh khá khi đọc tài liệu có thể hình dung ra các dạng toán trong phần
này.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 05 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Phạm Văn Hải

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Trọng Bái. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý trung học phổ
thông. NXB Giáo dục 2002.
2. Trần Hữu Cát. Phương pháp nghiên cứu khoa học vật lý . ĐH Vinh 2004.
3. Nguyễn Thanh Hải. Bài tập định tính và câu hỏi thực tế Vật lý 12. NXB Giáo
dục 2001.
4. Bùi Quang Hân, Đào Văn Cư, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Thành Tương. Giải

toán vật lý 11. NXB Giáo dục 2000.
5. Nguyễn Quang Hậu. Đề thi tuyển sinh năm học 2000 - 2001. NXB Giáo dục
2001.
6. Vũ Thanh Khiết. Một số phương pháp chọn lọc để giải các bài toán vật lý sơ
cấp, Tập 2 - NXB Giáo dục 1999.
7. Phạm Hữu Tòng. Bài toán vật lý trong dạy học. ĐHQG Hà Nội 1996

18



×