Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

SKKN Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV sinh sản, sinh học11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.75 KB, 40 trang )

Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh học 11, THPT.

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ tính cấp thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của người học
Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và
phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên,
cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trong
những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục.
Chất lượng dạy học phụ thuộc vào nhiều thành tố trong hệ thống bao gồm:
mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học,
thầy, trò....Trong đó phương pháp dạy học là thành tố trung tâm quyết định nhiều
đến chất lượng dạy học. Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết được đặt ra là phải đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, nhằm phát huy tính chủ động của
người học trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng; rèn luyện và phát triển các
kĩ năng tư duy cần thiết cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Đổi mới phương pháp dạy học không phải là vấn đề mới với giáo dục Việt
Nam. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị
quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12
- 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong
các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999). Luật
Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh".[9, tr.20]. Tuy nhiên, hiện tại đây vẫn là vấn đề thu hút sự
quan tâm của toàn xã hội, khi ngày càng có nhiều yêu cầu cao hơn trong đào tạo
con người thích ứng với thời đại mới.
1




Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh học 11, THPT.

1.2. Xuất phát từ tiềm năng ưu việt của câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn có thể được áp dụng có hiệu quả vào các khâu của quá trình dạy học Sinh học
Phương pháp trắc nghiệm khách quan là một trong những dạng trắc
nghiệm viết, kỹ thuật trắc nghiệm này được dùng phổ biến để đo lường năng lực
của con người trong nhận thức, hoạt động và cảm xúc. Trong dạy học, với sự
phối hợp của nhiều phương án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi, người dạy có thể
dùng loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan với các mục đích khác nhau như: định
nghĩa khái niệm, xác định mối tương quan nhân quả, so sánh điểm giống và khác
nhau giữa hai hay nhiều vấn đề....
Dạy học kiến thức mới sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan có độ tin
cậy cao hơn, khả năng đoán mò hay may rủi ít hơn so với các loại câu hỏi trắc
nghiệm khách quan khác. Đặc biệt là khi số phương án trả lời tăng lên, học sinh
buộc phải xét đoán, nắm vững kiến thức, phân biệt rõ ràng trước khi trả lời câu
hỏi. Qua đó, học sinh sẽ phải nắm được rõ bản chất của kiến thức.
Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học kiến thức mới bảo
đảm thông tin hai chiều giữa người dạy và người học, làm cơ sở cho việc uốn
nắn, chỉnh sửa những sai lệch trong nhận thức của học sinh, là công cụ để kiểm
tra, đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh.
1.3. Xuất phát từ đặc trưng của chương trình Sinh học phổ thông, kiến thức
có thể được hình thành qua lý thuyết và thực nghiệm
Ở nhà trường trung học phổ thông hiện nay, Sinh học đề cập đến các hiện
tượng, quy luật, khái niệm mới rất phức tạp ở các cấp tổ chức khác nhau. Đây là
những kiến thức khó, vì vậy để học sinh thu nhận được kiến thức một cách chủ
động, tích cực thì phương pháp dạy học cần được đổi mởi một cách toàn diện.
Với những lí do trên đây, chúng tôi xin đề ra phương pháp: Sử dụng câu

hỏi trắc nghiệm khách quan là phương tiện tổ chức hoạt động nhận thức cho học
sinh. Phương pháp này được nghiên cứu thực nghiệm trong đề tài: “Tạo hứng
thú học tập cho học sinh bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm
2


Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh học 11, THPT.

khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh
học 11, trung học phổ thông”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
đạt chuẩn để dạy bài mới ở chương Sinh sản, Sinh học 11, nhằm góp phần nâng
cao chất lượng dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học chương Sinh sản, Sinh học 11 trên
đối tượng học sinh trường THPT Hoàng Văn Thụ - Hoàng Mai, Hà Nội.
- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn vào dạy học bài mới ở chương Sinh sản, Sinh học 11.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới ở chương Sinh sản, Sinh học 11.
5. Kế hoạch nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu: 02/2014 – 04/2014
6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1. Nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu những tài liệu liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài: tài liệu triết
học, lôgic học, giáo dục học, các tài liệu phát triển giáo dục, phương pháp giáo
dục có cùng hướng nghiên cứu.

- Nghiên cứu chương trình, SGK Sinh học lớp 11, các tài liệu tham khảo khác để
làm rõ hơn kiến thức liên quan tới cơ thể sống.
6.2. Thực nghiệm sư phạm
Để kiểm định tính khả thi của giả thuyết đã nêu ra.
3


Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh học 11, THPT.

B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm về câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Theo Vũ Đình Luận và nhiều tác giả khác, TNKQ là phương pháp đánh
giá kết quả của học sinh trong đó, các câu hỏi đã kèm theo câu trả lời sẵn hoặc
các phương án tiến hành đòi hỏi học sinh phải chọn một câu trả lời hay một
phương án hoặc phải điền những thông tin nhất định vào câu trả lời. [11, tr. 19]
1.2. Ưu và nhược điểm của câu hỏi TNKQ
- Ưu điểm
+ Thí sinh dành nhiều thời gian để đọc và suy nghĩ, lựa chọn câu trả lời đúng
nhất trong số những câu trả lời gợi ý.
+ Số lượng câu hỏi nhiều, bao quát được kiến thức của chương trình. Học
viên trả lời ngắn gọn.
+ Người soạn có điều kiện tự do bộc lộ kiến thức và các giá trị của mình
thông qua việc đặt câu hỏi.
+ Người chấm ít tốn công và kết quả chấm là khách quan vì không bị ảnh
hưởng tâm lý khi chấm.
- Nhược điểm:
+ Chất lượng của bài trắc nghiệm được xác định phần lớn dựa vào kỹ năng
của người soạn thảo.

+ Người ra đề tốn nhiều công sức và thời gian.
+ Cho phép và đôi khi khuyến khích sự phỏng đoán của học viên.
1.3. Các loại câu hỏi TNKQ
+ Loại trắc nghiệm ghép đôi: Cho 2 cột nhóm từ, đòi hỏi thí sinh phải ghép
đúng từng cặp nhóm từ ở hai cột với nhau sao cho phù hợp về nội dung.
4


Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh học 11, THPT.

+ Loại trắc nghiệm điền khuyết: Nêu một mệnh đề bị khuyết một bộ phận (chỗ
trống), thí sinh phải nghĩ ra nội dung thích hợp để điền vào chỗ trống.
+ Loại trắc nghiệm đúng/sai: Đưa ra một nhận định, thí sinh phải lựa chọn một
trong hai phương án trả lời để khẳng định nhận định đó là đúng hay sai.
+ Loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn (multiple choise questions - MCQ): Đưa ra
một nhận định và 4-5 phương án trả lời, thí sinh phải chọn để đánh dấu vào một
phương án đúng duy nhất hoặc phương án đúng nhất. Câu hỏi dạng này có hai
phần: Phần gốc (còn gọi là phần dẫn) và phần lựa chọn. Phần gốc là câu hỏi hay
câu bỏ lửng (chưa hoàn tất) phải đặt ra vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng
giúp cho thí sinh hiểu rõ câu hỏi trắc nghiệm để chọn câu trả lời thích hợp. Phần
lựa chọn gồm nhiều cách giải đáp trong đó có một phương án đúng nhất, những
phương án còn lại là "mồi nhử" hay "câu nhiễu". Điều quan trọng là làm sao cho
các "câu nhiễu" hấp dẫn như nhau đối với HS chưa nắm rõ vấn đề. Kiểu câu hỏi
MCQ được sử dụng rộng rãi hơn cả vì nhiều ưu điểm:
- Độ tin cậy cao. Yếu tố đoán mò may rủi của HS giảm đi nhiều so với
dạng TNKQ khác khi số phương án tăng lên.
- HS phải xét đoán và phân tích kĩ càng khi trả lời câu hỏi.
- Với một bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời cho sẵn để chọn, người ta có
thể đo được các khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, suy diễn, tổng quát

hóa hữu hiệu.
- Có thể phân tích được tính chất mỗi câu hỏi.
1.4. Quan hệ giữa câu hỏi tự luận và câu hỏi trăc nghiệm khách quan
Câu hỏi tự luận dạng khái quát tổng hợp thực chất là tập hợp của nhiều câu
hỏi - trả lời ngắn. Câu hỏi - trả lời ngắn tương đương với câu dẫn của câu MCQ
nhưng khác phần hỏi, còn câu trả lời đúng là phương án chọn, ác câu nhiễu là
câu trả lời chưa chính xác hoặc sai. Do đó, ta có thể viết câu hỏi TNKQ bằng
cách lấy chính câu hỏi trả lời ngắn đó sửa chữa thành những câu dẫn, các câu trả
5


Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh học 11, THPT.

lời chưa thật chính xác của học sinh. Như vậy thực chất của việc phân tích tri
thức cũng có liên quan với logic này, từ một tri thức khó mang tính bao quát có
thể là khó với người đọc, người giáo viên biết chia nhỏ thành những tri thức nhỏ
hơn, thì độ khó đã được giảm đáng kể, cuối cùng là những tri thức không thể
chia được nữa mà có tác giả gọi là đơn vị tri thức, chính là vận dụng phương
pháp ơrixtic (Heuristic) trong thực nghiệm và chia nhỏ câu hỏi. Trong thực
nghiệm người ta chia thực nghiệm thành nhiều bước, mỗi bước chỉ đưa ra một
mục tiêu thực nghiệm làm cho thực nghiệm ban đầu trở nên ít mục tiêu hơn. Phát
hiện thêm các điều kiện bổ sung cho mỗi bước thực nghiệm làm cho công việc
trở nên sáng tỏ ít mò mẫm. Mà "trắc nghiệm là một phương pháp bán thực
nghiệm".[1, tr. 93]
Như vậy: 1 câu hỏi tự luận = n (câu trả lời ngắn) = m (câu hỏi MCQ)
Chính từ mối quan hệ này, trong quá trình dạy học, giáo viên biết sử dụng kết
hợp câu hỏi tự luận và câu hỏi TNKQ để tích cực hóa hoạt động nhận thức cho
học sinh. Câu hỏi tự luận, thí sinh có thể trả lời tự do theo ý mình (câu hỏi mở:
open ended questions) song nếu trong điều kiện tự học một mình thì mỗi người

học thường chỉ có một vài phương án trả lời do suy nghĩ chủ quan, người viết
câu hỏi TNKQ dạng MCQ nếu viết được nhiều lựa chọn hay (tuy chỉ là câu hỏi
đúng: closed questions), thì khả năng gợi mở cho người tự học nhiều hướng trả
lời khác ngoài suy nghĩ riêng của mình, do đó khả năng hiểu vấn đề trở nên thấu
đáo hơn. Người học có thể tự đặt câu hỏi cho mình là một biến thể khác của câu
hỏi tự luận của GV về chủ đề đang học. Chính vì lẽ đó việc kết hợp câu hỏi tự
luận với câu hỏi trắc nghiệm có lợi thế trong tự học có hướng dẫn hay không có
hướng dẫn.
Trước đây trong dạy học người ta thường dùng loại câu hỏi trắc nghiệm tự
luận hay còn gọi là câu hỏi mở. Trong nghiên cứu của mình, tôi sử dụng câu hỏi
TNKQ hay còn gọi là câu hỏi đóng dạng MCQ trong mọi khâu của quá trình dạy
học: hình thành khái niệm, hoàn thiện khái niệm mới (củng cố, ôn tập) và kiểm
6


Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh học 11, THPT.

tra đánh giá. Nếu sử dụng hợp lí, thì câu hỏi đóng dạng MCQ còn có khả năng
tiết kiệm thời gian trong dạy học và còn có khả năng rèn cho người học khả năng
suy nghĩ nhiều hướng, rèn luyện khả năng diễn đạt lý giải phương án chọn mà
nhiều người khi sử dụng TNKQ cho rằng nó không có khả năng này, song phải
được sử dụng hợp lý.
1.5. Tiêu chuẩn của câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để dạy
học
1.5.1. Các tiêu chuẩn của câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để
dạy học
* Tiêu chuẩn định lượng: [5, tr. 23]
+ Phải chọn các câu hỏi khó: Độ khó trong khoảng 25% đến 75%, độ khó
trung bình với bốn phương án chọn là 62,5%, độ phân biệt từ 0,2 trở lên.

+ Mỗi câu hỏi phải có độ nhiễu thích hợp để đảm bảo độ khó và độ phân
biệt. Tiêu chuẩn cho các câu hỏi nhiễu tối thiểu có 3% đến 5% tổng số thí sinh
phải chọn một trong các câu nhiễu của câu trắc nghiệm, mà đối với họ tỏ ra là có
vẻ là hợp lí, số lượng này càng sớm càng tốt.
* Tiêu chuẩn định tính:
- Tiêu chuẩn chung:
+ Phần câu dẫn phải thể hiện được: Tính hoàn chỉnh, tính tập trung, tính
ngắn gọn, súc tích của câu hỏi.
+ Phần phương án chọn phải thể hiện được: Tính chính xác, tính hấp dẫn
của các câu nhiễu, tính phù hợp, tính tương tự trong cấu trúc câu trả lời.
+ Không được có những từ đầu mối, gợi ý dẫn đến trả lời như: "luôn
luôn", " không bao giờ", " chỉ có", " tất cả".....
- Tiêu chuẩn riêng đối với câu hỏi MCQ để dạy học kiến thức mới
+ Nội dung của câu hỏi được dùng trong bài giảng mang đầy đủ thông tin
7


Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh học 11, THPT.

của bài học, cấu trúc nội dung trong câu hỏi phù hợp với cấu trúc bài học để dễ
phân tích, hiểu, nhớ, vận dụng kiến thức của bài học.
+ Câu hỏi MCQ để dạy học kiến thức mới không chỉ mang những thông
tin liên quan đến nội dung bài học mà còn chứa đựng kiến thức liên quan đến các
phần đã học và gợi mở những kiến thức sắp học ở các bài sau.
+ Câu hỏi MCQ phải huy động được tích cực học tập của nhiều học sinh.
+ Câu hỏi MCQ phải phù hợp với thời gian lên lớp, các hoạt động học tập
trong mỗi bài học.
1.5.2. Tiêu chuẩn của một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dùng để
kiểm tra kết quả học tập của học sinh sau khi sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách

quan dạy học
* Tiêu chuẩn về nội dung khoa học :
- Tính giá trị : Đo lường và đánh giá được điều cần đo, cần đánh giá
- Tính khả thi: Nghĩa là có thể thực thi trong dạy và học ở trường học
- Tính định lượng: Kết quả phải đo lường được, thể hiện bằng các số đo
- Tính lí giải : Phải thích kết quả thu được bằng các nhận định
- Tính công bằng: Toàn bộ thí sinh có cơ hội như nhau để tiếp cận các kiến thức
được trắc nghiệm
- Tính kinh tế: Triển khai ít tốn kém
- Tính chính xác: Các kiến thức được trắc nghiệm phải có tính chính xác và
đúng đắn
* Tiêu chuẩn về mặt sư phạm
- Tính giáo dục: Bồi dưỡng năng lực trí tuệ cho học sinh, gây được sự hào hứng
trong học tập, tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu tự kiểm tra đánh giá.
- Tính phù hợp: Phải có sự phù hợp về mặt tâm lí, trình độ nhận thức của đối
8


Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh học 11, THPT.

tượng được kiểm tra đánh giá.
- Tính đơn giản, đễ hiểu: Ngôn ngữ thuật ngữ, khái niệm trình bày phải đảm bảo
rõ ràng, minh bạch, chỉ có một lối hiểu duy nhất đúng .
- Tính hệ thống logic: Nội dung các câu hỏi phải nằm trong một hệ thống kiến
thức nhất định.
- Tính linh hoạt, mềm dẻo: Bài trắc nghiệm có thể được gia công sư phạm để
dùng vào các mục đích khác nhau trong quá trình dạy học.
Trong một đề trắc nghiệm, để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau một
thời gian học tập theo phương pháp thực nghiệm của đề tài nghiên cứu, thì số các

câu hỏi trong đề và các loại tri thức như sau: khoảng 60-70% là kiến thức cơ bản;
khoảng 20-30% là kiến thức tổng hợp ở mức trung bình, khoảng 10% kiến thức ở
mức độ nâng cao để phân loại học sinh khá giỏi.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Tôi tiến hành điều tra khảo sát đối với một số giáo viên dạy môn Sinh học
tại trường THPT Hoàng Văn Thụ. Kết quả cho thấy: Việc sử dụng câu hỏi MCQ
trong dạy học Sinh học là tương đối phổ biến. Tuy nhiên, đa số GV được điều tra
đều sử dụng câu hỏi tự luận trong các khâu của quá trình dạy học, đặc biệt là khâu
dạy học kiến thức, khái niệm mới. Câu hỏi TNKQ dạng MCQ chủ yếu được sử
dụng và dừng lại ở khâu củng cố, ôn tập và kiểm tra đánh giá.
3. Ứng dụng xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn vào dạy học bài mới ở chương Sinh sản, Sinh học 11, trung học phổ
thông.
3..1. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương Sinh
sản, Sinh học 11, trung học phổ thông
Tôi đã dựa vào mục tiêu dạy học của từng bài trong chương Sinh sản để
xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn gồm 65 câu.
Cụ thể như sau:
9


Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh học 11, THPT.

Câu 1: Sinh sản bào tử có ở những ngành thực vật nào?
A. Rêu, hạt trần. B. Rêu, quyết. C. Quyết, hạt kín.

D. Quyết, hạt trần.

Câu 2: Sinh sản vô tính là:

A. Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
B. Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
C. Tạo ra cây con giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
D. Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết
hợp giữa giao tử đực và cái.
Câu 3: Những cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành là vì:
A. Dễ trồng và ít công chăm sóc.
B. Dễ nhân giống nhanh và nhiều.
C. Để tránh sâu bệnh gây hại.
D. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Câu 4: Trong thiên nhiên cây tre sinh sản bằng:
A. Rễ phụ.

B. Lóng.

C. Thân rễ.

D. Thân bò.

Câu 5: Sinh sản bào tử là:
A. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ
thể bào tử và giao tử thể.
B. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do nguyên phân ở những thực vật
có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.
C. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do giảm phân ở pha giao tử thể
của những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và thể giao tử.
D. Tạo ra thế hệ mới từ hợp tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ
thể bào tử và giao tử thể.
10



Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh học 11, THPT.

Câu 6: Đặc điểm của bào tử là:
A. Mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây đơn bội.
B. Mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội và hình thành cây lưỡng bội.
C. Mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội và hình thành cây đơn bội.
D. Mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội.
Câu 7: Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì:
A. Để tránh gió, mưa làm lay cành ghép.
B. Để tập trung nước nuôi các cành ghép.
C. Để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá.
D. Loại bỏ sâu bệnh trên lá cây.
Câu 8: Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?
A. Phục chế những cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất.
B. Nhân nhanh với số lượnglớn cây giống và sạch bệnh.
C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.
D. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống.
Câu 9: Sinh sản sinh dưỡng là:
A. Tạo ra cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây.
B. Tạo ra cây mới chỉ từ rễ của cây.
C. Tạo ra cây mới chỉ từ một phần thân của cây.
D. Tạo ra cây mới chỉ từ lá của cây.
Câu 10: Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy tế bào, mô thực vật là tính
A. Chuyên hoá.

B.Cảm ứng.

C. Phân hóa.


D.Toàn năng.

Câu 11: Sự hình thành giao tử đực ở cây có hoa diễn ra như thế nào?
11


Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh học 11, THPT.

A. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử  1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần
cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn Tế bào sinh sản
giảm phân tạo 4 giao tử đực.
B. Tế bào mẹ nguyên phân hai lần cho 4 tiểu bào tử  1 tiểu bào tử nguyên
phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn  Tế bào
sinh sản nguyên phân1 lần tạo 2 giao tử đực.
C. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử  1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần
cho 2 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn Tế bào sinh sản
nguyen phân 1 lần tạo 2 giao tử đực.
D. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử  Mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần
cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn Tế bào sinh sản
nguyên phân một lần tạo 2 giao tử đực.
Câu 12: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh
sản vô tính ở thực vật?
A. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
B. Tạo được nhiều biế dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
D. Là hình thức sinh sản phổ biến.
Câu 13: Sinh sản hữu tính ở thực vật là:
A. Sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát

triển thành cơ thể mới.
B. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát
triển thành cơ thể mới.
C. Sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử
phát triển thành cơ thể mới.

12


Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh học 11, THPT.

D. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển
thành cơ thể mới.
Câu 14: Thụ tinh ở thực vật có hoa là:
A. Sự kết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai giao tử đực và cái (trứng)
trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
B. Sự kết nhân của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
C. Sự kết hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo
thành hợp tử.
D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng trong túi phôi.
Câu 15: Trong quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa có mấy lần
phân bào?
A.1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.
B. 2 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.
C. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.
D. 2 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.
Câu 16: Bộ nhiễm sắc thể có mặt trong sự hình thành túi phôi ở thực vật có
hoa như thế nào?
A. Tế bào mẹ, đại bào tử mang 2n; tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng,

nhân cực đều mang n.
B. Tế bào mẹ, đại bào tử mang, tế bào đối cực đều mang 2n; tế bào kèm, tế bào
trứng, nhân cực đều mang n.
C. Tế bào mẹ mang 2n; đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng,
nhân cực đều mang n.
D. Tế bào mẹ, đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm đều mang 2n; tế bào trứng,
nhân cực đều mang n.
13


Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh học 11, THPT.

Câu 17: Sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa diễn ra như thế nào?
A. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử  1 đại bào tử sống sót nguyên
phân cho túi phôi chứa 3 tế bào đối cực, 3 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 1 nhân cực.
B. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử  mỗi đại bào tử t nguyên phân
cho túi phôi chứa 3 tế bào đối cực, 2 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực.
C. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử  1 đại bào tử sống sót nguyên
phân cho túi phôi chứa 2 tế bào đối cực, 3 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực.
D. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử  1 đại bào tử sống sót nguyên
phân cho túi phôi chứa 3 tế bào đối cực, 3 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực.
Câu 18: Trong quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa có mấy lần
phân bào?
A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân. B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.
C. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân. D. 1 lần giảm phân, 4 lần nguyên phân.
Câu 19: Tự thụ phấn là:
A. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác cùng loài.
B. Sự thụ phấn của hạt phấn với nhuỵ của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây.
C. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với cây khác loài.

D. Sự kết hợp của tinh tử của cây này với trứng của cây khác.
Câu 20: Ý nào không đúng khi nói về quả?
A. Quả là do bầu nhuỵ dày sinh trưởng lên chuyển hoá thành.
B. Quả không hạt đều là quả đơn tính.
C. Quả có vai trò bảo vệ hạt.
D. Quả có thể là phương tiện phát tán hạt.
Câu 21: Thụ tinh kép ở thực vật có hoa là:
14


Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh học 11, THPT.

A. Sự kết hợp của nhân hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
B. Sự kết hợp của hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi
phôi tạo thành hợp tử và nhân nội nhũ.
C. Sự kết hợp của hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của giao tử đực và cái (trứng)
trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi.
Câu 22: Thụ phấn chéo là:
A. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác loài.
B. Sự thụ phấn của hạt phấn với nhuỵ của cùng một hoa hay khác hoa của cùng
một cây.
C. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác cùng loài.
D. Sự kết hợp giữa tinh tử và trứng của cùng hoa.
Câu 23: Ý nào không đúng khi nói về hạt?
A. Hạt là noãn đã được thụ tinh phát triển thành.
B. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi.
C. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ.
D. Mọi hạt của thực vật có hoa đều có nội nhũ.

Câu 24: Bộ nhiễm sắc thể ở tế bào có mặt trong sự hình thành giao tử đực ở
thực vật có hoa như thế nào?
A. Tế bào mẹ 2n; các tiểu bào tử, tế bào sinh sản, tế bào ống phấn, các giao tử
đều mang n.
B. Tế bào mẹ, các tiểu bào tử, tế bào sinh sản, tế bào ống phấn đều mang 2n, các
giao tử mang n.
C. Tế bào mẹ, các tiểu bào tử 2n; tế bào sinh sản, tế bào ống phấn, các giao tử
đều mang n.
15


Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh học 11, THPT.

D. Tế bào mẹ, các tiểu bào tử, tế bào sinh sản2n; tế bào ống phấn, các giao tử
đều mang n.
Câu 25: Bộ nhiễm sắc thể của các nhân ở trong quá trình thụ tinh của thực
vật có hoa như thế nào?
A. Nhân của giao tử n, của nhân cực 2n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nôi nhũ 2n.
B. Nhân của giao tử n, của nhân cực 2n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nôi nhũ 4n.
C. Nhân của giao tử n, của nhân cực n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nôi nhũ 3n.
D. Nhân của giao tử n, của nhân cực 2n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nôi nhũ 3n.
Câu 26: Thụ tinh chéo tiến hoá hơn tự thụ tinh vì:
A. Tự thụ tinh diễn ra đơn giản, còn thụ tinh chéo diễn ra phức tạp.
B. Tự thụ tinh chỉ có cá thể gốc, còn thụ tinh chéo có sự tham gia của giới đực
và giới cái.
C. Ở thụ tinh chéo, cá thể con nhận đợc vật chất di truyền từ 2 nguồn bố mẹ
khác nhau, còn tự thụ tinh chỉ nhận đợc vật chất di truyền từ một nguồn.
D. Tự thụ tinh diễn ra trong môi trờng nớc, còn thụ tinh chéo không cần nớc.
Câu 27 : Đặc điểm nào không thuộc những đặc trưng của sinh sản hữu tính

A. Tạo ra hậu thế luôn thích nghi với môi trờng sống ổn định.
B. Trong sinh sản hữu tính luôn có quá trình hình thành và hợp nhất của các tế
bào sinh dục (các giao tử).
C. Sinh sản hữu tính luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử.
D. Luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen.
Câu 28: Quả được hình thành từ
A. Bầu nhuỵ.

B. Noãn không được thụ tinh.

C. Bầu nhị.

D. Noãn đã được thụ tinh.
16


Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh học 11, THPT.

Câu 29: Hạt được hình thành từ
A. Bầu nhuỵ.

B. Noãn không được thụ tinh.

C. Bầu nhị.

D. Noãn đã được thụ tinh.

Câu 30: Đặc trưng chỉ có ở sinh sản hữu tính là
A. Nguyên phân và giảm phân.

B. Giảm phân và thụ tinh.
C. Kiểu gen của hậu thế không thay đổi trong quá trình sinh sản.
D. Bộ nhiễm sắc thể của loài không thay đổi.
Câu 31: Đặc điểm nào không đúng với sinh sản vô tính ở động vật?
A. Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường.
B. Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể.
C. Tạo ra số luợng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
D. Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường.
Câu 32: Sinh sản vô tính ở động vật là:
A. Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống và khác mình, không có sự kết
hợp giữa tinh trùng và trứng.
B. Một cá thể luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa
tinh trùng và trứng.
C. Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp
giữa tinh trùng và trứng.
D. Một cá thể luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa
tinh trùng và trứng.
Câu 33: Sinh sản vô tính ở động vật dựa trên những hình thức phân bào nào?
A. Trực phân và giảm phân.

B. Giảm phân và nguyên phân.
17


Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh học 11, THPT.

C. Trực phân và nguyên phân.

D.Trực phân, giảm phân và nguyên phân.


Câu 34: Các hình thức sinh sản nào chỉ có ở động vật không xương sống?
A. Phân mảng, nảy chồi.

B. Phân đôi, nảy chồi.

C. Trinh sinh, phân mảnh.

D. Nảy chồi, phân mảnh.

Câu 35: Hạn chế của sinh sản vô tính là:
A. Tạo ra các thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích nghi
khác nhau trước điều kiện môi trường thay đổi.
B. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng
nhất trước điều kiện môi trường thay đổi.
C. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém
trước điều kiện môi trường thay đổi.
D. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng chậm
chạp trước điều kiện môi trường thay đổi.
Câu 36: Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật diễn ra đơn gian nhất?
A. Nảy chồi.

B. Trinh sinh.

C. Phân mảnh.

D. Phân đôi.

Câu 37: Hình thức sinh sản vô tính nào có ở động vật không xương sống và
có xương sống?

A. Phân đôi.

B. Nảy chồi.

C. Trinh sinh.

D.Phân mảnh.

Câu 38: Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật sinh ra được nhiều cá thể
nhất từ một cá thể mẹ?
A. Phân đôi.

B. Nảy chồi.

C. Trinh sinh. D.Phân mảnh.

Câu 39: Trong tổ ong, cá thể đơn bội là
A. ong thợ.

B. ong cái.

C. ong chúa.

Câu 40: Nguyên tắc của nhân bản vô tính là:

18

D. ong đực.



Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh học 11, THPT.

A. Chuyển nhân của tế bào xô ma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi
kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.
B. Chuyển nhân của tế bào xô ma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi
kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.
C. Chuyển nhân của tế bào xô ma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế
bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.
D. Chuyển nhân của tế bào trứng vào tế bào xô ma, kích thích tế bào trứng phát
triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.
Câu 41: Điều nào không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật?
A. Thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái diến ra bên ngoài cơ
thể con cái.
B. Thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái diến ra bên trong cơ
thể con cái.
C. Thụ tinh trong làm tăng tỷ lệ sống sót của con non.
D. Thụ tinh ngoài làm tăng hiệu quả thụ tinh.
Câu 42: Sinh sản hữu tính ở động vật là:
A. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát
triển thành cơ thể mới.
B. Sự kết hợp ngẫu nhiên của hai giao tử đực và cái tạo nên hợp tử phát triển
thành cơ thể mới.
C. Sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và một giao tử cái tạo nên hợp tử
phát triển thành cơ thể mới.
D. Sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực và một tạo nên
hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
Câu 43: Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là:
19



Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh học 11, THPT.

A. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
B. Từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ
con.
C. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con.
D. Từ vô tính đến hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng.
Câu 44: Bản chất của quá trình thụ tinh ở động vật là:
A. Sự kết hợp của hai giao tử đực và cái.
B. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái.
C. Sự kết hợp các nhân của nhiều giao tử đực với một nhân cảu giao tử cái.
D. Sự klết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái tạp
thànhbộ nhiễm sắc thể lưỡng bộ (2n) ở hợp tử.
Câu 45: Điều nào không đúng khi nói về sinh sản của động vật?
A. Động vật đơn tính chỉ sinh ra một loại giao tử đực hoặc cái.
B. Động vật đơn tính hay lưỡng tính chỉ có hình thức sinh sản hữu tính.
C. Động vật lưỡng tính sinh ra cả hai loại giao tử đực và cái.
D. Có động vật có cả hai hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.
Câu 46: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản giao phối so với
sinh sản tự phối ở động vật?
A. Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và
chọn giống.
B. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
C. Là hình thức sinh sản phổ biến.
D. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
Câu 47: Sinh sản theo kiểu giao phối tiến hoá hơn sinh sản vô tính là vì:
20



Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh học 11, THPT.

A. Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự
đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng
thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
B. Thế hệ sau có sự đồng nhất về mặt di truyền tạo ra khả năng thích nghi đồng
loạt trước sự thay đổi ủa điều kiện môi trường.
C. Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự
đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có hại và tăng
cường khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
D. Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự
đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có lợi thích nghi
với sự thay đổi của môi trường.
Câu 48: Sự điều hoà sinh tinh và sinh trứng chịu sự chi phối bởi:
A. Hệ thần kinh.

B. Các nhân tố bên trong cơ thể.

C. Các nhân tố bên ngoài cơ thể.

D. Hệ nội tiết.

Câu 49: Những yếu tố nào sau đây gây rối loạn quá trình sinh trứng và làm
giảm khả năng sinh tinh trùng?
A. Căng thẳn thần kinh (Stress), sợ hải, lo âu, buồn phiền kéo dài và nghiện
thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma tuý.
B. Căng thẳn thần kinh (Stress), sợ hải, lo âu, buồn phiền kéo dài và thiếu ăn,
suy dinh dưỡng.

C. Căng thẳn thần kinh (Stress), sợ hải, lo âu, buồn phiền kéo dài và chế độ ăn
không hợp lý gây rối loạn trao đổi chất của cơ thể.
D. Chế độ ăn không hợp lý gây rối loạn trao đổi chất của cơ thể nghiện thuốc lá,
nghiện rượu, nghiện ma tuý.
Câu 50: Khi nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu tăng cao có tác dụng:

21


Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh học 11, THPT.

A. Gây ức chế ngược lên tuyến yênvà vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH
và LH.
B. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH.
C. Kích thích tuyến yênvà vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH.
D. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm hai bộ phận này không tiết
GnRH, FSH và LH.
Câu 51: GnRH có vai trò:
A. Kích thích phát triển nang trứng.
B. Kích thích tuyến yên tiết hoocmôn.
C. Kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì thể vàng hoạt động.
D. Kích thích dạ con phát triển chuẩn bị cho hợp tử làm tổ.
Câu 52: Điều hoà ngược âm tính diễn ra trong quá trình trinh sinh trứng khi:
A. Nồng độ GnRH giảm.

B. Nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen giảm.

C. Nồng độ FSH và LH cao.


D. Nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen cao.

Câu 53: Kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng là hoocmôn
A. ICSH

B. LH.

C. testostêrôn.

D. GnRH.

Câu 54: Trong cơ chế điều hoà sinh sản tinh trùng, testosteron tiết ra từ tuyến
A. ống sinh tinh.

B. tuyến yên.

C. vùng dới đồi.

D. tế bào kẽ trong tinh hoàn.

Câu 55: Kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng là hoocmôn
A. FSH.

B. ICSH

C. LH.

Câu 56: LH có vai trò:
A. Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.
B. Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra testôstêrôn

22

D. GnRH.


Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh học 11, THPT.

C. Kích thích phát triển ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.
D. Kích thích tuyến yên tiết FSH.
Câu 57: Thể vàng tiết ra những chất nào?
A. Prôgestêron và Ơstrôgen.

B. FSH, Ơstrôgen.

C. LH, FSH.

D. Prôgestêron, GnRH

Câu 58: FSH có vai trò:
A. Kích thích phát triển nang trứng.
B. Kích thích tuyến yên tiết hoocmôn.
C. Kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì thể vàng hoạt động.
D. Kích thích dạ con phát triển chuẩn bị cho hợp tử làm tổ.
Câu 59: Khi nồng độ testôstêron trong máu cao có tác dụng:
A. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH.
B. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm làm hai bộ phận này không
tiết GnRH, FSH và LH.
C. Kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH.
D. Gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và

LH.
Câu 60: Testôstêron có vai trò:
A. Kích thích tuyến yên sản sinh LH.
B. Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra FSH.
C. Kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng.
D. Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.
Câu 61: Tế bào kẽ tiết ra chất nào?
A. LH.

B. FSH.

C. Testôstêron.
23

D. GnRH.


Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh học 11, THPT.

Câu 62: Biện pháp cho thụ tinh nhân tạo đạt sinh sản cao và dễ đạt được mục
đích chọn lọc những đặc điểm mong muốn ở con đực giống?
A. Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp. B. Nuôi cấy phôi.
C. Thụ tinh nhân tạo bên trong cơ thể. D. Thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể.
Câu 63: Những biện pháp nào thúc đẩy trứng chín nhanh và rụng hàng loạt?
A. Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp, thay đổi yếu tố môi trường.
B. Nuôi cấy phôi, thụ tinh nhân tạo.
C. Nuôi cấy phôi, thay đổi các yếu tố môi trường.
D. Nuôi cấy phôi, sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp.
Câu 64: Tại sao cấm xác định giới tính ở thai nhi người?

A. Vì sợ ảnh hưởng đến tâm lí của người mẹ.
B. Vì tâm lí của người thân muốn biết trước con trai hay con gái.
C. Vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
D. Vì định kiến trọng nam khinh nữ, dẫn đến hành vi làm thay đổi tỷ lệ trai và gái.
Câu 65: Cơ sở khoa học của uống thuốc tránh thai là:
A. Làm tăng nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên
tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không
chín và không rụng.
B. Làm tăng nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên
tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không
chín và không rụng.
C. Làm tăng nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên
tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không
chín và không rụng.

24


Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới chương IV Sinh sản, Sinh học 11, THPT.

D. Làm giảm nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên
tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không
chín và không rụng.
3.2. Ứng dụng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn vào dạy
học một số bài mới ở chương Sinh sản, Sinh học 11, trung học phổ thông.
* Qui trình sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học
Bước 1: Nêu nhiệm vụ nhận thức
Bước 2: Phát MCQ cho HS kèm câu hỏi gợi mở để HS đọc và nghiên cứu tài liệu
SGK tìm ra phương án đúng và lập luận cách trả lời

Bước 3: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, thống nhất, chính xác hóa câu trả
lời và lí giải các phương án của MCQ
Bước 4: Vận dụng tri thức mới dựa trên cơ sở hệ thống hóa kiến thức vừa lĩnh hội được
* Bố trí thí nghiệm:
Tôi tiến hành thực nghiệm trên đối tượng học sinh lớp 11, trường THPT
Hoàng Văn Thụ.
+ Lớp thực nghiệm: giáo án sử dụng câu hỏi MCQ.
+ Lớp đối chứng: giáo án thiết kế dạy theo hướng dẫn của sách giáo viên.
Các lớp đối chứng và thực nghiệm ở mỗi trường được đảm bảo đồng đều
về chất lượng học tập, cùng một số giáo viên dạy. Số giáo viên tham gia thực
nghiệm ở các trường trên đều được tập huấn để thống nhất cách dạy.
Tôi sẽ không thực hiện hết tất cả các bài học trong chương Sinh sản, Sinh
học 11 mà chỉ thực hiện một số bài của khối lớp này để chứng minh cho việc sử
dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn vào dạy học bài mới. Tôi
sẽ xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khác quan nhiều lựa chọn và thực hiện dạy
trên lớp hai bài : Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật và bài 45: Sinh sản hữu
tính ở động vật.
25


×