Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tích hợp các hiện tượng quang học thực tiễn trong dạy học một số bài vật lí 11 và 12 cơ bản THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.02 KB, 18 trang )

Mục Lục
I. MỞ ĐẦU:...............................................................................................
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................
II. NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận ..........................................................................................
1.1. Cơ sở lí thuyết cơ bản của quang học và lượng tử ánh sáng............
1.2. Lựa chọn Phương pháp dạy học tích hợp.........................................
2. Thực trạng............................................................................................
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện...........................................................
3.1. Tích hợp một số hiện tượng quang học thực tiễn khi dạy các bài
quang học vật lí 11 cơ bản................................................ .......................
3.2. Tích hợp một số hiện tượng quang học thực tiễn khi dạy các bài
quang học vật lí 12 cơ bản........................................................................
4. Kết quả ..................................................................................................
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận..................................................................................................
2. Kiến nghị..............................................................................................
Tài liệu tham khảo:..................................................................................

Trang
1
1
2
2
2
2
3
3


3
4
5
6
6
11
16
17
17
17
19


I.MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vật lí là ngành khoa học nghiên cứu sự vân động của vật chất trong thế
giới hiện thực khách quan, từ đó tìm ra những qui luật chi phối sự vận động của
chúng. Những thành tựu của vật lí đã góp phần giúp con người thoát khỏi cuộc
sống nguyên thủy, làm cho đời sống vật chất, tinh thần thêm phong phú đa dạng
để tiến nhanh đến những nền văn minh mới.
Vật lý học không phải chỉ là các phương trình và con số. Vật lý học là những
điều đang xảy ra trong thế giới xung quanh ta. Nó nói về các màu sắc trong một
cầu vòng, về ánh sáng lóng lánh và tính cứng rắn của viên kim cương. Nó có
liên quan đến việc đi bộ, đi xe đạp, lái ô tô và cả việc điều khiển một con tàu vũ
trụ... Việc học môn Vật lý không chỉ dừng lại ở sự tìm cách vận dụng các công
thức Vật lý để giải cho xong các phương trình và đi đến những đáp số, mà còn
phải giải thích được các hiện tượng Vật lý đang xảy ra trong thiên nhiên quanh
ta, trong các đối tượng công nghệ của nền văn minh mà ta đang sử dụng.
Mặt khác, thực tế việc giảng dạy Vật lý hiện nay, chủ yếu dành nhiều thời
gian dạy học sinh nhận diện các kiểu, loại bài toàn khác nhau và cách thức vận

dụng các công thức Vật lý cho từng kiểu, loại toán đó, mà ít chú trọng giúp học
sinh giải thích các hiện tượng Vật lý xảy ra trong tự nhiên.
Xuất phát từ ý nghĩa và thực tế đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài
“Tích hợp các hiện tượng Quang học thực tiễn trong dạy học một số bài vật lý
11 và 12 cơ bản THPT”, nhằm giúp học sinh yêu thích và hiểu hơn bản chất Vật
lý của các hiện tượng Quang học.
2. Mục đích nghiên cứu
Để thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa mới môn vật lý 11 và 12 và
dạy - học theo phương pháp đổi mới đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi giáo viên phải
nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra được những phương pháp giảng dạy có hiệu quả
nhằm tích hợp các hiện tượng quang học chương trình sách giáo khoa và liên hệ
thực tế hằng ngày đồng thời phát triển thêm tư duy lôgíc để vận dụng trong cuộc
sống hàng ngày và tương lai.
Trên cơ sở đó xây dụng hệ thống một số các hiện tượng quang học trong
chương trình vật lí 11,12 cơ bản THPT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số hiện tượng quang học thực tiễn của chương trình Vật lý 11, 12 cơ
bản THPT
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 11C2, 11C3, 12B4, 12B5 Trường THPT Hoằng Hóa 3
4. Phương pháp
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
+ Đọc các sách giáo khoa phổ thông, các sách đại học, sách tham khảo
phần Quang học.
- Phương pháp thống kê:
2


+ Chọn các hiện tượng quang học thực tiễn có trong chương trình phổ

thông và gần gũi với đời sống hằng ngày.
II.NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1 Cơ sở lý thuyết cơ bản của quang học và lượng tử ánh sáng:
+ Định luật truyền thẳng ánh sáng
- Trong một môi trường trong suốt, đồng tính và đẳng hướng ánh sáng truyền
theo đường thẳng.
+ Nguyên lí về tính thuận nghịch của chiều truyền ánh sáng
- Đường đi của ánh sáng không đổi khi đảo ngược chiều truyền ánh
N
sáng.
S
R
+ Định luật phản xạ ánh sáng
i i
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp

tuyến so với tia tới.
I
- Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i)
+ Định luật khúc xạ ánh sáng
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới
- Đối với một cặp môi trường trong suốt nhất định thì tỉ số giữa sin của góc tới
(sin i) với sin của góc khúc xạ (sin r) luôn luôn là mọt số không đổi.
N
Số không đổi này phụ thuộc vào bản chất của hai môi trường và S
i
được gọi là chiếc suất tỉ đối của môi trường chứa tia khúc xạ (môi
trường 2) đối với môi trường chứa tia tới (môi trường 1).
I

r
Kí hiệu n 21
K
= n 21
+ Hiện tượng phản xạ toàn phần
- Khi ánh sáng truyền từ mặt phân cách của môi trường chiếc quang hơn (n 1)
sang môi trường chiếc quang kém (n2) thì góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i.
- Góc khúc xạ lớn nhất bằng 900; tia khúc xạ nằm là là mặt phân cách hai môi
trường thì góc tới tương ứng gọi là góc giới hạn i gh
- Với các góc tới có giá trị lớn hơn i gh, thì không còn xảy ra khúc xạ, toàn bộ áng
sáng đều trở lại môi trường chiếc quang hơn. Khi đó có hiện tượng phản xạ toàn
phần.
+ Máy ảnh
- Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ (hoặc một hệ thấu kính tương
đương với thấu kính hội tụ) cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ trên phim (ảnh).
+ Mắt
- Thủy tinh thể của mắt có vai trò như vật kính của máy ảnh, còn võng mạc có
vai trò như phim.
- Khi nhìn vật đặt ở điểm cực viễn CV, mắt không cần điều tiết. Còn khi nhìn vật đặt
ở điểm cực cận CC mắt phải điều tiết tối đa rất chóng mỏi mắt. Giới hạn nhìn rõ của
mắt là khoảng CVCC. Khoảng cách thấy rõ ngắn nhất là Đ = OCC (O là quang
tâm của mắt). Thường lấy Đ = 25cm. Mắt bình thường có điểm cực viễn ở xa vô
cùng, còn điểm cực cận cách mắt 10cm đến 20cm.
3


- Mắt cận thị có độ tụ lớn hơn mắt bình thường không có tật, điểm cực viễn của
mắt cận thị ở tương đối gần mắt. Thường sửa tật cận thị bằng cách đeo kính
phân kỳ.
- Mắt viễn thị có độ tụ nhỏ hơn mắt bình thường; điểm cực cận của mắt viễn thị

ở tương đối xa mắt. Sửa tật viễn thị bằng cách đeo kính hội tụ.
- Góc trông α của một vật (hoặc ảnh) AB đặt thẳng góc với trục nhìn của mắt O
là α = góc AOB với tgα = .
- Năng suất phân li của mắt bình thường: α ≈ 1’ = rad
+ Các dụng cụ quang học: Kính lúp, hiển vi, thiên văn.
-Độ bội giác G của một số dụng cụ quang học: G = ≈
Trong đó: α là góc trông ảnh của một vật qua dụng cụ, α0 là góc trông vật đặt ở
điểm cực cận của mắt.
+ Tính chất sóng của ánh sáng
- Ánh sáng là sóng điện từ. Ánh sáng đơn sắc nhìn thấy có một bước sóng λ xác
định và có một màu nhất định. Một chùm ánh sáng trắng song song, gồm các
ánh sáng đơn sắc có bước sóng từ 0,38 μm (tia tím) đến 0,76 μm (tia đỏ), đến
lăng kính khi ló ra khỏi lăng kính, bị phân tích thành dãy nhiều màu, từ đỏ đến
tím, gọi là quang phổ của ánh sáng trắng. Tia đỏ bị lệch (về phía dáy lăng kính)
ít nhất, tia tím bị lệch nhiều nhất. Nguyên nhân của sự tán sắc đó là do chiếc suất
của thuỷ tinh (môi trường) phụ thuộc vào bước sóng (tần số) ánh sáng.
- Hai sóng ánh sáng kết hợp, do hai nguồn sáng kết hợp phát ra, giao thoa với
nhau khi gặp nhau, tạo nên vân sáng (cực đại giao thoa) và vân tối (cực tiểu giao
thoa) trên màn quan sát.
+ Lượng tử ánh sáng
- Chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ được coi như dòng các phôtôn (lượng
tử ánh sáng), mỗi phôtôn mang năng lượng xác định ε = h f = h (f là tần số ánh
sáng, h là hằng số Plăng; h = 6,625.10-34 J.s; c = 3. 108m/s). Cường độ ánh sáng tỉ
lệ với số phôtôn.
- Hiện tượng quang điện là hiện tượng các electrôn bị bật ra (gọi là electrôn quang
điện) khi chiếu vào mặt kim loại chùm ánh sáng có bước sóng λ thích hợp.
1.2 Lựa chọn phương pháp dạy học tích hợp
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm
bất cứ tư liệu nào trên mạng internet cũng trở nên dễ dàng. Đây là một điều kiện
thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc tích hợp các

hiên tượng quang học nói rêng. Sau khi xây dựng được nội dung tích hợp giáo
viên tìm và lựa chọn những hình ảnh, clip sinh động, ấn tượng phù hợp với yêu
cầu, nội dung kiến thức để đưa vào bài giảng. Khi chọn được hình ảnh thích hợp
nên lưu lại trong một tập tin với định dạng cỡ ảnh to nhất .Việc sử dụng máy vi
tính kết hợp với máy chiếu để dạy học sẽ phát huy cao tính trực quan của bài
dạy. Đặc biệt phần tích hợp các hiện tượng quang học đòi hỏi không chỉ cung
cấp kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình thành ở học sinh thái độ tích cực ,
hứng thú các hiện tượng quang học liên quang đến tự nhiện, thực tế cuộc sống ,
4


điều này sẽ đạt được hiệu quả cao khi các em được chứng kiến những hình ảnh,
clip cụ thể sinh động qua đó hiểu rõ về bản chất vật lí giúp học sinh thêm yêu
thích học môn vật lí.
2.Thực trạng
Qua thực tế khi dạy học phần quang học đa phần là các giáo viên truyền
tải những kiến thức trong sách giáo khoa và học sinh tiếp thu lại một các thụ
động thông qua việc ghi nhận kiến thức mà ít liên hệ với đời sống hang ngày,
dẫn đến các em thấy rất nhàm chán và không hứng thú học tập, khó ghi nhớ,
không phù hợp với xu thế như hiện nay, do đó dẫn đến kết quả dạy – học là
không cao. Từ những thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài
“Tích hợp các hiện tượng Quang học thực tiễn trong dạy học một số bài vật lý 11 và
12 cơ bản THPT”
Trước khi đưa vào vận dụng và so sánh thì tôi đã vận dụng vào năm học
2014-2015 và 2015 -2016 thì thấy có hiệu quả vì vậy để kiểm chứng, năm học
2015-2016 tôi tiến hành khảo sát ở hai khối theo bảng sau:
Bảng số liệu khảo sát trước khi vận dụng
Lớp

Giỏi


khá

T.bình

Yếu

Kém

Số
lượng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

11B4

45

7

15,6

14

31,1

20

44,4

4

8,9

0

0

12A4

46


7

15,2

15

32,6

22

47,8

2

4,4

0

0

11B5

47

6

12,8

16


34,0

22

46,8

3

6,4

0

0

12A5

46

5

10,9

15

32,6

22

47,8


4

8,7

0

0

- Đối với lớp 11C2 và 12B5 thì tôi dự định sử dụng phương pháp nêu và giải
quyết vấn đề.
- Đối với lớp 11C3 và 12B4 thi tôi đã sử dụng phương pháp tích hợp các hiện
tượng quang học vào các bài dạy.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Có khi nào ta ngồi suy nghĩ: Tại sao trần nhà lại sơn màu trắng? còn bốn
vách tường lại không sơn màu trắng? hay mỗi lần đi trên đường phải dừng lại
khi gặp: “Đèn đỏ”, và tại sao lại phải “Đèn đỏ”? v.v... Những hiện tượng rất thực
tế, rất gần gũi với chúng ta, nhiều lúc chúng ta xem đó là hiển nhiên, ta vô tình
không cần biết. Nhưng khi hiểu được “chúng” thì đúng là thú vị thật.
5


3.1. Tích hợp một số hiện tượng quang học thực tiễn khi dạy các bài quang học
vật lí 11 cơ bản.
TẠI SAO XẢY RA HIỆN TƯỢNG ẢO ẢNH?
Chắc là mọi người đều biết nguyên nhân vật lý của hiện tượng ảo ảnh thông
thường. Lớp không khí nông ở kề sát mặt cát bị hun nóng trên sa mạc có những
tính chất của gương phẳng, đó là do lớp không khí này có mật độ nhỏ hơn lớp
không khí nằm trên. Tia sáng từ một vật ở xa rọi nghiêng, khi tới lớp không khí
này sẽ uống cong đường đi, rồi lại rời khỏi mặt đất và đạp vào mắt người quan
sát, tựa hồ như được phản xạ từ gương dưới một góc tới rất lớn. Và đối với

người quan sát, dường như trước mặt mình có một mặt nước phẳng lặng trải ra
trong sa mạc (hình vẽ).

Chú thích: Trên hình vẽ đường đi của tia sáng nghiêng so với mặt đất được
phóng đại, vì đường của tia sáng chếch xuống mặt đất không dốc đến thế.
Tuy vậy, đúng hơn phải nói rằng, lớp không khí bị hun nóng ở gần mặt đất
nóng phản xạ các tia sáng không giống như các gương phẳng, mà giống như một
mặt nước, được khảo sát từ độ sâu của nước. Ở đây đã xảy xa hiện tượng phản
xạ toàn phần.
Các hiện tượng tương tự đặt biệt xảy ra vào mùa hè tên các đường nhựa.
Các đường này có màu thẫm, nên bị hun nóng dưới ánh nắng Mặt Trời. Mặt
đường mờ đục từ xa trông tựa như một mặt nước đánh bóng và phản chiếu các
vật ở xa. Đường đi của tia sáng đó được trình bày trên hình vẽ bên.
Chỉ cần quan sát một chút, bạn có thể thấy các hiện tượng tương tự không
đến nỗi hiếm xảy ra như bạn vẫn thường nghĩ đâu.
CÓ THỂ DẪN ÁNH SÁNG ĐI THEO NHỮNG ỐNG CONG, NHƯ DẪN
NƯỚC, ĐƯỢC KHÔNG?

6


Ánh sáng truyền theo đường thẳng, nhưng khi gặp một tấm gương, thì tia
sáng bị hắt theo hướng khác. Nếu ta đặt một dãy nhiều gương phẳng, sao cho cái
nọ nối tiếp cái kia thì khi rọi một tia sáng vào gương thứ nhất tia sáng sẽ lần lượt
phản xạ trên các gương của dãy và đi theo một đường gấp khúc. Muốn cho
đường gấp khúc trở thành một đường cong, thì các gương phải nhỏ, nhiều vô
hạn, và đặt nối tiếp nhau thành đường cong mà ta muốn tia sáng đi theo. Có thể
thực hiện được điều đó bằng cách dùng một mặt kim loại, nhẵn bóng, uốn thành
một mặt trụ. Nhưng biện pháp tốt nhất là dựa vào sự phản xạ toàn phần.
Ta xét thanh trong suốt bằng thuỷ tinh, hoặc chất dẻo, uống cong (hình b)

và rọi một chùm tia sáng hẹp vào một đầu ống.
Chiếc suất và độ cong của thanh đã được
TẠI SAO CÁC VÌ SAO LÁP LÁNH?
Những đêm hè quang mây không
Trăng ngồi hóng mát ngoài sân, chúng ta
thường say mê ngắm bầu trời, với muôn
vàng ngôi sao lấp lánh. Nếu qua sát kỹ,
chúng ta sẽ thấy rằng, những ngôi sao ở
thấp gần chân trời lấp lánh mạnh hơn, còn
những ngôi sao ở cao, giữa vòm trời, thì
không lấp lánh.
Hẳn bạn đã nhiều lần nhìn thấy
rằng, khi nhìn qua phía trên đầu máy xe
lửa, vào một vật ở xa, thí dụ như vào
cửa sổ của một ngôi nhà, thì thấy đường nét của ngôi nhà thành ngoằn ngoèo,
lung linh. Đó là vì lớp không khí gần đầu máy nóng lên và chuyển động lên phía
trên (tạo thành dòng đối lưu trong không khí). Dòng khí nóng có tỉ trọng nhỏ
hơn, do đó có chiếc suất nhỏ hơn không khí xung quanh. Tia sáng từ vật tới mắt
bạn khi đi qua dòng khí đó bị khúc xạ trở thành hơi cong nên nhìn thấy vật ở
một vị trí hơi khác so với khi tia sáng không bị cong. Vì dòng khí không đều và
không ổ định nên những điểm khác nhau của vật bị dich chuyển không đều nhau
và vật bị “biến dạng”, mép cửa trở thành ngoằn ngoè. Và những chổ ngoằn
ngoèo lại thay đổi liên tục, nên ta thấy vật như lay động nhẹ. Sao trên trời lấp
lánh cũng do cùng một nguyên nhân. Các tia sáng từ sao đến mắt ta cũng qua
một lớp khí quyển dày. Ban ngày mặt đất bị Mặt Trời nung nóng nên trong khí
quyển luôn luôn có dòng khí đối lưu nhỏ, chiếc suất khác nhau. Tia sáng từ vì
sao tới mắt ta, khi đi qua những dòng khí ấy, bị khúc xạ thành hơi cong, lúc cong
về phía này, lúc cong về phía khác. Do đó một mặt vị trí của ngôi sao hình như
bị thay đổi liên tục, mặt khác số tia sáng rọi vào mắt cũng không đều, lúc nhiều,
lúc ít khiến ta thấy sao có lúc sáng hơn, có lúc tối hơn, tức là thấy nó lấp lánh.

Sao càng ở gần chân trời, lớp không khí mà tia sáng phải đi qua càng dày,
sao càng lấp lánh mạnh. Khi sao ở giữa đỉnh đầu, lớp không khí mà ánh sáng đi
qua mỏng hơn, tia sáng lại đi cùng phương với dòng khí, nên tia sáng không bị
cong và hầu như không lấp lánh.
7


Nếu bạn qua sát kỹ, thì thấy rằng sao Hôm (hay Sao Mai), và nói chung
hành tinh thì không lấp lánh. Đó là vì góc trông của hành tinh tương đối lớn (góc
trông của các sao đều bằng không), chùm sáng từ hành tinh rọi vào mắt tương
đối rộng nên thăng giáng trong chùm không rõ rệt.
HAI BÓNG ĐIỆN CÙNG MỘT CÔNG SUẤT CÓ CƯỜNG ĐỘ SÁNG BẰNG
NHAU HAY KHÔNG ?
Đèn ống huỳnh quang có hiệu suất lớn gấp vài lần (3-5lần) đèn dây tóc,
nghĩa là khi tiêu thụ cùng một công suất điện như đèn dây tóc, thì phát ánh sáng
nhiều gấp bấy nhiêu lần. Đèn điện dây than có cường độ sáng chỉ bằng 1/3
cường độ sáng của đèn dây tóc kim loại cùng một công suất. Đèn dây tóc
vonfram chứa khí trơ có cường độ sáng gần gấp đôi đèn không chứa khí, cùng
công suất.
Nhưng hai đèn cùng dùng dây tóc vonfram, chứa cùng một khí trơ, dưới
cùng một áp suất, cũng có cường độ sáng khác nhau khi tiêu thụ cùng một công
suất điện, dưới hai hiệu điện thế khác nhau.
Khi hiệu điện thế tăng gấp đôi, chẳng hạn từ 110 vôn lên 220 vôn, muốn giữ
nguyên công suất của đèn phải tăng điện trở của đèn lên gấp bốn lần, đồng thời
giảm một nửa cường độ của đèn. Tăng điện trở của dây, phải làm cho dây nhỏ đi.
Nhưng nếu dây nhỏ mà nhiệt độ của dây vẫn như cũ, thì dây chóng đứt. Để cho đèn
vẫn bền như cũ, phải cho nhiệt độ dây thấp hơn, tức là làm cho cường độ sáng của
đèn nhỏ hơn. Vậy đứng về phương diện thắp sáng, đèn hoạt động dưới hiệu điện
thế thấp lại có hiệu suất cao hơn (tức là phát được nhiều ánh sáng, và ánh sáng
trắng hơn) đèn hoạt động dưới hiệu điện thế cao. Điều này thấy đặc biệt rõ, đối với

đèn công suất nhỏ (dưới 50oát). Vì vậy trong các dụng cụ quang học, như kính hiển
vi, đèn chiếu v.v... người ta thường dùng đèn 6 vôn, 12 vôn.
DÙNG BÓNG ĐIỆN MỜ CÓ LỢI GÌ HƠN BÓNG TRONG SUỐT ?
Dùng đèn điện có bóng thuỷ tinh trong suốt có hai điều bất tiện :
1. Dây tóc bóng đèn có độ chói lớn, khi sử dụng phải treo cao hoặc phải dùng
chao đèn che khuất dây tóc.
2. Nếu ta nhìn vào mặt được rọi sáng, chẳng hạn trang sách, trong ánh sáng tán
xạ từ trang sách có một phần ánh sáng tán xạ cho ảnh biến dạng của dây tóc và
làm lóa mắt, khó đọc sách.
Ngược lại đối với bóng đèn mờ, ánh sáng như toả ra từ khắp mặt ngoài
của bóng, độ chói của nguồn giảm đi rất nhiều, nhìn thẳng vào bóng đèn ít bị
lóa. Mặc khác dưới ánh sáng tán xạ của bóng điện mờ các vật phản xạ ít hơn,
đọc sách dễ chịu hơn.
Tuy nhiên trong phòng khách ở các khách sạn, phòng đợi ở các nhà ga,
sân bay, ngoài các bóng đèn mờ, hoặc đèn ống huỳnh quang, người ta vẫn
thường thắp thêm một số bóng đèn dây tóc, vì, chỉ dưới ánh sáng đèn điện dây
tóc, kim cương, hột xoàn, mặt đá... trên nữ trang của các bà, các chị mới lấp
lánh mạnh.
VÌ SAO GIẦY DA BÔI XI VÀO CÀNG LAU CÀNG BÓNG?

8


Một đôi giầy da vừa cũ vừa bẩn, chỉ cần lau sạch bụi bặm, bôi xi đánh
giầy vào cẩn thận xát nhẹ một lượt thì đã biến thành vừa bóng vừa đẹp mắt rồi.
Đó là lý do gì vậy?
Thì ra, ánh sáng chiếu tới bất cứ trên bề mặt nào cũng đều có thể xảy ra
phản xạ. Giả dụ mặt bằng đó trơn bóng, thế thì có thể sinh ra phản quang rất
mạnh, nhìn vào rất sáng. Có lẽ bạn sẽ hỏi: Vì sao trên bề mặt của các vật thể như
tường nhà, bàn v.v... không nhìn thấy phản quang rất mạnh nhỉ?


Bề mặt các vật thể như tường, bàn v.v... không thực sự trơn bóng đâu. Bạn
cầm một kính lúp quan sát tỉ mỉ một lúc, thì sẽ phát hiện bề mặt của các vật thể
đó đều xù xì, thô ráp, cao thấp không đều. Bề mặt thô ráp cũng có thể phản xạ
ánh sáng. Có điều phản xạ về bốn phương, tám hướng, chứ không phải tập trung
vào một hướng nhất định.
Cái đó trong vật lý gọi là sự phản xạ khuếch tán v.v... Vì vậy chúng ta
không trông thấy ánh sáng phản xạ mạnh.
Bề mặt của giầy da cũng không phải rất trơn bóng. Nếu chiếc giầy bẩn thì
cố nhiên trở thành thô ráp hơn. Như vậy nó không thể làm cho tia sáng tập trung
về một hướng nhất định. Cho nên nhìn vào không thấy bóng lộn. Mục đích của
việc bôi xi đánh giầy là để những hạt li ti trong xi lấp vào những chỗ trũng thấp
trên bề mặt giầy da, làm cho nó trở nên bằng phẳng, và xi đánh giầy có một loại
năng lực thẩm thấu. Nó có thể lấp kín mọi lỗ nhỏ, sau đó dùng vải xát lên để xi
được phủ đầy khắp, tình trạng thô ráp của bề mặt giầy da được cải thiện lên
nhiều, ánh sáng phản xạ về một hướng nào đó, chiếc giầy liền bóng lộn lên
nhiều. Cho nên sau khi bôi xi lên giầy, càng xát nó càng bóng lên.
CÓ TÀNG HÌNH ĐƯỢC KHÔNG? MUỐN TÀNG HÌNH PHẢI THỰC
HIỆN NHỮNG ĐIỀU KIỆN GÌ?
Ngụy trang trong chiến tranh cũng có thể coi là hình thức đơn giản của
tàng hình. Ta đội mũ cài lá, mặc áo đốm xanh để màu sắc của ta không khác biệt
với rừng cây. Một số sinh vật vì lý do sinh tồn cũng có màu sắc giống môi
trường sống để ngụy trang.
Ta cũng đã biết chỉ cần thay đổi màu ánh sáng của đèn chiếu cũng có thể làm
cho diễn viên trên sân khấu”biến mất”.
9


Nhưng tất cả các kiểu “tàng hình” nói trên đều chưa phải là tàng hình thực
sự. Ở đây ta muốn nói đến tàng hình thực sự, nghĩa là dưới ánh sáng ban ngày

người tàng hình đứng tại bất cứ chỗ nào cũng không ai có thể nhìn thấy. Muốn
thế người định tàng hình phải làm thế nào khử được tất cả những điều kiện để
người khác nhìn thấy mình.
Ta nhìn thấy một vật nhờ
sự tương phản về độ sáng hoặc
màu sắc của vật đối với nền.
Nếu vật trong suốt ta có thể
nhìn thấy được nhờ ánh sáng
phản xạ và tán xạ từ vật do
chiếc suất của vật khác của môi
trường xung quanh.
Như vậy, muốn trở thành
vô hình thực sự, điều kiện duy
nhất phải thực hiện là làm cho cơ
thể hoàn toàn trong suốt và có
chiết suất bằng chiết suất của môi
trường (không khí). Lúc đó ánh sáng chiếu tới và ánh sáng truyền qua không cho
một dấu hiệu nào về cơ thể đó. Để làm được như vậy, chỉ có một cách là làm cho
mọi bộ phận cơ thể cũng loãng và nhẹ như... không khí. Nói một cách khác là
không thể nào tàng hình trong không khí được.
Nhưng đối với môi trường có chiếc suất lớn-nướcchẳng hạn-thì điều kiện
trên có thể thực hiện được. Nếu chưa thực hiện được với cơ thể con người, thì ít
nhất người ta cũng đã thực hiện được đối với một số vi sinh vật. Nhưng giả sử
có người nắm được bí quyết tàng hình, thì anh ta cũng không gây được náo động
bất ngờ, như trong một vài truyện hoặc phim khoa học viễn tưởng, vì các lý do
sau đây:
1. Người tàng hình vẫn bị lộ nguyên hình khi người ta dùng các phương tiện
quan sát khác như dùng ống nhòm hồng ngoại. Cơ thể người tàn hình có nhiệt
đọ 370C, đó là nguồn phát ra hồng ngoại.
2. Người tàng hình sẽ trở thành người mù, vì thuỷ tinh thể của mắt không còn có

tác dụng hội tụ ánh sáng như một thấu kính nữa.
3. Người tàn hình không được ăn uống gì ở chỗ có người, vì thức ăn chưa tiêu
hoá, chưa tàng hình được với người.
4. Người tàng hình mà gặp trời mưa, chân giẫm phải bùn, bùn bám vào chân, thì
cũng bị lộ-trong một cuốn phim truyện về người tàng hình anh ta vì để dấu chân
trên tuyết mà bị lộ.
Vậy dù có người tàng hình thật đi nữa, cũng chẳng sợ anh ta “đột nhập” vào
phòng bạn.
3.2.Tích hợp một số hiện tượng quang học thực tiễn khi dạy các bài quang học vật
lí 12 cơ bản .

10


TRONG BỆNH VIỆN NGƯỜI TA VẪN PHẢI CHIẾU ĐIỆN. “CHIẾU
ĐIỆN” LÀ THẾ NÀO VÀ NHẰM MỤC ĐÍCH GÌ?
Ngoài những tia tử ngoại có bước
sóng ngắn, còn có những tia không nhìn
thấy có bước sóng ngắn hơn. Đó là những
tia Rơnghen (tia X).
Người ta tạo ra tia Rơnghen bằng
ống Rơnghen. Trong ống là chân không.
Khi nối âm cực K và dương cực A với
nguồn điện có hiệu điện thế cao, từ âm cực
phát ra một chùm điện tử chuyển động
nhanh. Đập vào đối âm cực AK làm bằng
kim loại có nguyên tử lượng lớn (bạch kim
hoặc vonfram) chùm điện tử bị hãm lại đột
ngột; và AK phát ra tia Rơnghen.
Tia Rơnghen có khả năng xuyên qua màn chắn sáng thông thường, làm

huỳnh quang nhiều chất, có tác dụng làm đen phim ảnh v.v...
Đối với cơ thể sinh vật tia Rơnghen xuyên qua thịt dễ hơn xương, xuyên
qua những chỗ thương tổn cũng khác chỗ lành lặn. Đặt phía sau bộ phận bị
chiếu tia Rơnghen một nàm chắn có phủ chất hùynh quang như kẽm sunfua, ta
sẽ phát hiện được những chỗ tổn thương của bộ phận này. Công việc như vậy
gọi là “chiếu điện”. Nếu thay màn chắn huỳnh quang bằng một phim ảnh, ta sẽ
chụp được vết thương trên cơ thể đó (chụp điện). Chiếu điện, chụp điện nhằm
mục đích chuẩn đoán bệnh, xác định vị trí những vật lạ chui vào cơ thể (mảnh
bom, đạn v.v...), hoặc vị trí tổn thương vì những nguyên nhân khác. Chiếu điện
còn có thể phát hiện những chỗ rạn nứt trong các chi tiết máy.
Nhìn chung, tia Rơnghen sử dụng rất nhiều trong y học và công nghiệp.
VÌ SAO DƯỚI ÁNH SÁNG BAN NGÀY, NHÌN BONG BÓNG XÀ PHÒNG HAY
VẾT DẦU LOANG TRÊN VŨNG NƯỚC, TA THẤY CÓ NHIỀU MÀU SẶC SỠ?
Những vân màu sặc sỡ trên bong bóng xà phòng hoặc trên vết dầu loang trên
mặt nước là kết quả của sự giao thoa ánh sáng. Màng bong bóng xà phòng là một lớp
nước mỏng-cỡ phần nghìn milimet-trong suốt, vết dầu loang cũng là một màng như
vậy. Hai mặt của màng cùng phản xạ ánh sáng như hai mặt của tấm cửa.
Ta xét một điểm I trên màng mỏng M mà độ dày được vẽ to gấp nghìn lần
độ dày thật. Tia sáng SIR1 phát đi từ một điểm S của nguồn, phản xạ ở mặt trên
của màng và rọi vào mắt. Trong số rất nhiều tia sáng phát đi từ S, có một tia
SKR2 phản xạ ở mặt dưới của màng và cũng rọi vào mắt. Vì màng rất mỏng, nên
đối với mắt, hai tia IR1 và KR2 như là được phát đi từ cùng một điểm I. Khi hai
tia này được thuỷ tinh thể của mắt hội tụ lên võng mạc, chúng gặp nhau và giao
thoa với nhau. Hai tia sáng đi từ điểm I, mà gặp nhau trên võng mạc của mắt, thì
mắt nhìn rõ điểm I, ta nói là mắt điều tiết để nhìn vào mặt bản. Hai tia sáng giao
thoa với nhau, có thể hoặc tăng cường lẫn nhau, hoặc triệt tiêu nhau, tuỳ theo độ
dày của màng và tuỳ theo bước sóng ánh sáng. Chùm ánh sáng rọi vào màng là
11



ánh sáng trắng, có đủ các màu, ứng với nhiều bước sóng khác nhau, nên cùng
một lúc, ở cùng một điểm I, sóng ánh sáng màu này bị triệt tiêu, sóng ánh sáng
màu khác lại được tăng cường, và ánh sáng phản xạ thành có màu sắc, và màu
sắc đó thay đổi theo chổ dày, chỗ mỏng trên màng.
Chùm sáng rọi vào điểm I rất rộng, nhưng con ngươi của mắt lại nhỏ, nên
chùm tia lọt vào mắt vẫn chỉ là một chùm hẹp, nên có thể quan sát được vân
giao thoa, mà không cần dùng khe hẹp, như trong thí nghiệm Y-âng.

Chú thích: Tia SIR1 phản xạ ở mặt trên, tia SKR 2 phản xạ ở mặt dưới của màng
gặp nhau ở điểm I’ trên võng mạc và giao thoa với nhau
TẠI SAO CẦU VỒNG CÓ BẢY MÀU CẦU VỒNG?
Bí mật của bảy màu cầu vồng đã được Niutơn, nhà bác học vĩ đại khám
phá bằng thí nghiệm sau đây:
Ông dùng một cái lăng kính, tức là một khối thuỷ tinh trong suốt, đã mài
thành hình một lăng trụ tam giác. Trong buồng đóng kín cửa, ông cho một chùm
ánh sáng trắng Mặt Trời qua một lỗ tròn nhỏ F (đục ở cánh cửa) rọi xiên vào một
mặt của tấm kính và ló ra khỏi mặt thứ hai (hình vẽ).

12


Chú thích: Thí nghiệm về tán sắc ánh sáng
Đặt một tờ giấy trắng T để hứng chùm tia ló, ông thấy một vệt sáng dài,
có các màu sắc sắp xếp theo thứ tự sau đây: Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm,
tím đúng như bảy màu của cầu vòng. Niutơn gọi dãy sáng có màu sắc ấy là
quang phổ Mặt Trời, và đã giải thích đúng đắn sự xuất hiện của nó.
Theo ông, ánh sáng Mặt Trời, ánh sáng đèn điện, có màu trắng, lại do
nhiều chùm ánh sáng có dạng khác nhau, hỗn hợp với nhau sinh ra. Chùm ánh
sáng chỉ có một màu-chẳng hạn như chùm ánh sáng đỏ-gọi là ánh sáng đơn sắc.
Mọi chùm ánh sáng đơn sắc đi từ không khí vào thuỷ tinh đều bị khúc xạ và

lệch về gần pháp tuyến. Nhưng các tia đơn sắc có màu khác nhau bị khúc xạ khác
nhau: tia đỏ lệch ít nhất, rồi đến tia da cam, tia vàng v.v... Cho một chùm ánh sáng
trắng qua lăng kính, thì khi qua mặt thứ nhất của lăng kính, các chùm tia màu sắc
khác nhau bị khúc xạ khác nhau, nên không trùng nhau nữa, mà tách rời nhau; lúc tới
mặt thứ hai, các tia đơn sắc đi từ thuỷ tinh ra không khí lại rời xa nhau thêm. Thành
thử khi rọi vào tờ giấy, mỗi chùm tia đơn sắc tạo nên một vệt sáng có màu nhất định,
và các vẹt sáng này sắp xếp liền nhau tạo thành quang phổ.
Hiện tượng này gọi là sự tán sắc ánh sáng, bao giờ cũng xuất hiện khi ánh
sáng đi từ một môi trường sang môi trường khác, chẳng hạn từ không khí sang
thuỷ tinh, hoặc từ không khí vào nước. Lăng kính nhờ có hai mặt khúc xạ nên
làm cho các tia đơn sắc rời xa nhau nhiều thêm, khiến ta dễ thấy hơn, chứ thật
ra, ngay khi ở trong thuỷ tinh, ánh sáng đã bị phân tích thành quang phổ rồi.
Bảy màu của cầu vồng chính là do ánh sáng Mặt Trời bị tán sắc khi
truyền trong các hạt mưa nhỏ sinh ra. Vì vậy cầu vồng thường xuất hiện
trước hoặc sau các trận mưa rào nhẹ mùa hè, lúc mà trong không khí có một
số lượng hạt mưa đủ để khúc xạ được nhiều ánh sáng, nhưng không quá
nhiều để vẫn còn ánh nắng.
Ta có thể dung bơm nước cứu hoả có thể tạo được cầu vồng nhân tạo một
cách dễ dàng. Buổi sáng, hoặc buổi chiều nắng, đứng quay lưng về Mặt Trời,
dùng cái bơm phun những hạt nước nhỏ lên trời, và hướng mắt về phía các hạt
nước ấy, ta sẽ thấy một cầu vồng thực sự.
CẦU VỒNG LÀ ẢNH THẬT HAY ẢNH ẢO? CÓ CHỤP ĐƯỢC ẢNH CẦU
VỒNG KHÔNG?
Ta biết rằng, khi các tia sáng từ giọt nước rọi vào mắt, thì mắt trông thấy
cầu vồng tựa như các tia sáng ấy được phát đi từ các điểm trên nền trời. Do đó ta
thấy hình như cầu vồng được vẽ trên nền trời. Vậy các tia sáng tạo nên hình ảnh
cầu vồng không hội tụ vào một mặt phẳng nào cả, nghĩa là ta không thể hứng
ảnh của cầu vồng lên một màn, và cầu vồng là ảnh ảo. Ta trông thấy cầu vồng,
nhờ có thuỷ tinh thể của mắt hội tụ các tia sáng nói trên lên võng mạc. Vì vậy,
người ta mới nói rằng hai người không trông thấy cùng một cầu vồng. Vật kính

máy ảnh cũng có tác dụng hội tụ ánh sáng lên phim ảnh, như thuỷ tinh thể của
mắt, nên cũng thu được ảnh của cầu vồng lên phim, tức là, dùng máy ảnh, ta vẫn
chụp được ảnh của cầu vồng.

13


TẠI SAO TRONG GIAO THÔNG, NGƯỜI TA DÙNG ĐÈN ĐỎ ĐỂ BÁO
HIỆU NGUY HIỂM, MÀ KHÔNG DÙNG ĐÈN MÀU KHÁC?
Có hai lý do. Lý do thứ nhất, lý do
khách quan, là trong bảy màu quang phổ,
màu đỏ ứng với bước sóng lớn nhất, nên
ánh sáng đỏ truyền trong không khí được
xa hơn. Khi một chùm ánh sáng truyền
trong không khí, nhất là không khí có
nhiều bụi hoặc hạt nước nhỏ (tức là sương
mù), thì một phần năng lượng ánh sáng bị
các phân tử không khí và các hạt đó tán xạ
ra mọi phía, nên năng lượng chùm sáng
càng giảm, khi truyền đi càng xa. Phần ánh
sáng mất do tán xạ tăng rất nhanh khi bước
sóng giảm, nên ánh sáng có bước sóng dài
bị mất mát ít hơn và truyền được xa hơn
ánh sáng các màu khác.
Lý do thứ hai, lý do chủ quan là như sau: Khi đứng rất xa một đèn màu, ta
trông thấy đèn nhưng không nhận ra màu của nó. Phải lại gần thêm, mới phân
biệt màu của ánh sáng đèn. Nghĩa là đối với các màu lục, lam, vàng, tím ngưỡng
sáng (là lượng ánh sáng nhỏ nhất mà mắt phát hiện được) không trùng với
ngưỡng màu (lượng ánh sáng nhỏ nhất để nhận ra màu ánh sáng). Chỉ riêng với
màu đỏ, là hai ngưỡng đó trùng nhau: ban đêm nếu đặt một chiếc đèn đỏ trên

đường, thì từ xa đi lại, lúc bắt đầu trông thấy đèn ta cũng đồng thời nhận ra màu
đỏ của nó. Như vậy dùng đèn đỏ để báo hiệu nguy hiểm thì không sợ nhầm lẫn
và lại có thể nhận thấy được từ xa.
VÌ SAO CÁC VẬT CÓ MÀU SẮC?
Màu sắc của một vật không trong suốt là màu của ánh sáng mà vật phản
xạ và tán xạ. Màu của vật trong suốt là màu của ánh sáng mà vật cho truyền qua.
Vì vậy, màu sắc của một vật vừa phụ thuộc vật, vừa phụ thuộc nguồn sáng chiếu
sáng vật. Ở đây, chúng ta nói về màu sắc các vật được chiều bằng ánh sáng
14


trắng. Nếu phản xạ và tán xạ đồng đều và mạnh tất cả các màu trong quang phổ
của ánh sáng trắng, thì vật có màu trắng.
Nếu hấp thụ hầu hết và đồng đều các màu của ánh sáng trắng, thì vật có
màu đen.
Vật trong suốt cho tất cả ánh sáng truyền qua là vật không màu. Thí dụ:
nước, không khí, cồn. Vật phản xạ và tán xạ màu đỏ và hấp thụ hết tất cả các
màu khác sẽ có màu đỏ.
Thủy tinh hấp thụ tất cả các màu trừ màu lam sẽ có màu lam.
Cũng có vật phản xạ, tán xạ một số màu và cho truyền qua một số màu
khác. Khi nhìn vật đó qua ánh sáng phản xạ và tán xạ, thì nó có một màu nào đó;
nhưng nhìn trong ánh sáng truyền qua lại thấy nó có màu khác. Chẳng hạn một
lá vàng rất mỏng, có màu vàng khi nhìn trong ánh sáng phản xạ, nhưng soi lên
lại thấy nó có màu lục.
Màu sắc của vật trong suốt cũng phụ thuộc vào bề dày của nó. Ta thường
thấy nước dưới ao, hồ sâu có màu lục, nhưng để một cốc nước hồ riêng biệt thì
thấy nó trong suốt. Ánh sáng ban ngày truyền qua nước tới một độ sâu nào đó
mới phản xạ lại. Nước lại hấp thụ ánh sáng có bước sóng dài nhiều hơn ánh sáng
có bước sóng ngắn, truyền càng sâu xuống nước ánh sáng trắng càng mất nhiều
màu đỏ và vàng. Do đó, nhìn xuống hồ ta thấy nước có màu lục.

VÌ SAO MẶT TRỜI, MẶT TRĂNG LÚC MỌC VÀ LẶN CÓ MÀU ĐỎ?
Ánh sáng từ Mặt Trời, Mặt Trăng tới chúng ta phải đi qua khí quyển Trái Đất.
Gặp các phân tử không khí, và nhất là các bụi bậm lơ lửng trong không khí, ánh
sáng đó bị tán xạ, và phần ánh sáng tán xạ đó không tới mắt chúng ta.Ta đã biết,
các thành phần màu (đỏ, vàng, lục, lam, tím) trong ánh sáng trắng bị tán xạ
không đều: ánh sáng đỏ ít nhất, xong đến ánh sáng vàng; ánh sáng lam và tím bị
tán xạ nhiều hơn cả. Do đó, sau khi qua khí quyển, tới mắt ta, thì ánh sáng lam
và tím bị mất do tán xạ nhiều hơn ánh sáng đỏ, vàng và trong ánh sáng nhận
được, các thành phần đỏ, vàng thành trội hơn, so với ánh sáng tới.

Lúc giữa trưa (hay nữa đêm) Mặt Trời (hay Mặt Trăng)-chiếu sáng vuông góc
với mặt đất, các tia sáng đi qua một lớp không khí tương đối mỏng, nên phần
ánh sáng mất do tán xạ là nhỏ, và ánh sáng vẫn có đủ các thành phần của ánh
15


sáng trắng: ta thấy Mặt Trời, Mặt Trăng vẫn có màu trắng. Nhưng lúc Mặt Trời
mới mọc hoặc sắp lặn các tia sáng đi là mặt đất nên phải qua một lớp không khí
dày gấp hàng chục lần, lớp không khí ở gần mặt đất này lại đầy bụi nên tán xạ
ánh sáng rất mạnh. Trong ánh sáng tới mắt ta các thành phần lam, tím bị yếu đi
rất nhiều, các thành phần đỏ và vàng trở thành trội, và làm cho ánh sáng ngả
sang màu vàng, màu đỏ. Vì vậy ta thấy, khi Mặt trời ở sát chân trời, thì có màu
đỏ, lên cao một chút thì chuyển sang màu hồng, rồi màu vàng, vì lớp không khí
mà ánh sáng đi qua càng mỏng dần và cuối cùng có màu trắng.
Màu sắc vàng, hồng của các đám mây chiều cũng xuất hiện do nguyên nhân này.
Ánh sáng Măt Trời khi tới đám mây đã phải qua một lớp không khí dày nhiều bụi,
rồi từ đám mây tới mắt ta lại qua lớp không khí ấy lần nữa, nên càng bị tán xạ
nhiều hơn. Vì vậy mây có thể có màu vàng, ngay cả khi Mặt Trời còn khá cao.
4. Kết quả
Thông qua tiến hành nghiên cứu và thực hiện trên bốn lớp với đề tài

trên tôi đã thu được kết quả theo bảng số liệu sau:
Bảng số liệu so sánh sau khi tiến hành vận dụng đề tài
Lớp

Giỏi

khá

T.bình

Yếu

Số
lượng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


Kém
SL %

TN

12B4

45

20

44,4

19

42,3

6

13,3

0

0

0

0


ĐC

12B5

48

8

16,7

15

31,2

20

41,7

5

10,4

0

0

ĐC

11C2


47

9

19,1

16

43,1

19

40,4

3

6,4

0

0

TN

11C3

46

17


36,9

20

43,5

9

19,6

0

0

0

0

Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy sau khi đưa vào vận dụng đề tài “Tích hợp các
hiện tượng Quang học thực tiễn trong dạy học một số bài vật lý 11 và 12 cơ bản
THPT”, thì kết quả thật khã quan, cụ thể là không những học sinh yếu trung bình sẽ
giảm đi rõ rệt mà số học sinh khá, giỏi còn tăng lên rất nhều, còn đối với lớp không áp
dụng thì số lượng học sinh khá, giỏi giảm, trung bình giảm, yếu và kém thì lại tăng
lên.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận.
Đề tài này giúp cho việc liên hệ với thực tế một số bài trong chương trình
vật lý phổ thông và hướng dẫn cho học sinh giải thích các hiện tượng vật lí khi
gặp trong cuộc sống, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn vật lý theo phương
pháp đổi mới.

Qua việc nghiên cứu, giúp học sinh liên hệ, biết cách suy luận lôgíc, tự tin vào
bản thân khi đứng trước một hiện tượng vật lý, có cách suy nghĩ để giải thích
một cách đúng đắn nhất.
Từ kết quả nghiên cứu trên tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

16


- Việc này có thể hướng dẫn học sinh giải thích them các hiện tượng vật lí khác
mà có thể găp thường ngày, giúp cho các em tự tin vào kiến thức vật lý của minh
đã giúp cho giáo viên nắm vững mục tiêu, chương trình từ đó nâng cao chất
lượng giảng dạy môn vật lý.
- Giúp giáo viên không ngừng tìm tòi, để giải thích các hiện tượng vật lí vào
giảng dạy, từ đó nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của người
giáo viên.
2. Một số kiến nghị:
Đối với bản thân tôi kinh nghiệm nghiên cưu khoa học chưa nhiều, điều
kiện nghiên cứu còn hạn chế nên trong đề tài này cũng chưa được tối ưu, mong
các thầy cô và các bạn đồng nghiệp khi vận dụng, nếu thấy chỗ nào còn khiếm
khuyết và tối ưu hơn thì bổ sung và trao đổi cùng tôi để đề tài được hoàn thiện
hơn, nhằm khi vận dụng, giúp cho các em học sinh chiếm lĩnh được kiến thức
một cách tốt nhất đáp ứng yêu cầu tất cả vì sự nghiệp giáo dục nước nhà .
Trong đề tài này tôi mới áp dụng một trường, thời gian vận dụng mới hai năm,
lượng kiến thức tích hợp chưa nhiều, đối tượng áp dụng chưa đa dạng, sắp tới
tôi dự định tích hợp nhiều hiện tượng vật lí vào bài giảng hơn nữa ở các khối 10,
11 và 12 và mang đến vận dụng ở một số trường bạn để có được kết quả khách
quan hơn. Rất mong được sự ủng hộ của các quý thầy cô giáo, bạn đồng nghiệp
và các em học sinh và mong các thầy cô và các em học sinh vận dụng phương
pháp này.
Xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Nguyễn Văn Tình

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hỏi đáp về những hiện tượng Vật lý, tập IV (phần quang học) - NXB Khoa
học và kỹ thuật. Tác giả : Ngô Quốc Quýnh, Nguyễn Đức Minh.
2. Vật lý vui, quyển 1,2. NXB-GD. Tác giả : IA.I. PÊ-REN-MAN.
3. Vật lý thật lý thú, tập 1,2 . NXB THANH NIÊN. Tác giả: Vũ Bội Tuyền.
4. Bộ sách tri thức tuổi hoa niên. NXB VĂN HOÁ THÔNG TIN.
5. Mạng Internet
6. Sách giáo khoa vật lý 10 và 11 Cơ bản-NC NXBGD năm 2010
7. Tài liệu chuẩn kiến thức 11 và 12 NXBGD năm 2011
8.
9. www.tailieu.vn

18




×