Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn kích thích hứng thú học tập của học sinh đối với phần quang học dựa trên các hiện tượng quang học phổ biến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.69 KB, 21 trang )

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài.
Thực tế việc giảng dạy Vật lý hiện nay, chủ yếu dành nhiều thời gian dạy học
sinh nhận diện các kiểu, loại bài toán khác nhau và cách thức vận dụng các công
thức Vật lý cho từng kiểu, loại toán đó, mà ít chú trọng giúp học sinh giải thích các
hiện tượng Vật lý xảy ra trong tự nhiên.
Vật lý học không phải chỉ là các phương trình và con số. Vật lý học là những
điều đang xảy ra trong thế giới xung quanh ta. Nó nói về các màu sắc trong một cầu
vồng, về ánh sáng lóng lánh và tính cứng rắn của viên kim cương. Nó có liên quan
đến việc đi bộ, đi xe đạp, lái ô tô và cả việc điều khiển một con tàu vũ trụ Việc
học môn Vật lý không chỉ dừng lại ở sự tìm cách vận dụng các công thức Vật lý để
giải cho xong các phương trình và đi đến những đáp số, mà còn phải giải thích
được các hiện tượng Vật lý đang xảy ra trong thiên nhiên quanh ta, trong các đối
tượng công nghệ của nền văn minh mà ta đang sử dụng.
Xuất phát từ ý nghĩa và thực tế đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài
“Kích thích hứng thú học tập của học sinh đối với phần quang học dựa trên các
hiện tượng quang học phổ biến.”, nhằm giúp học sinh hứng thú, yêu thích và hiểu
hơn bản chất Vật lý của các hiện tượng Quang học.
Với trình độ còn hạn chế , kiến thức thì mênh mông nên bài viết này chắc
còn có nhiều sai sót . Kính mong được sự góp ý và trao đổi chân tình của quý thầy
cô đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn và có tác dụng hữu ích hơn . Xin
chân thành cảm ơn.
1.2. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
Để hoàn thành đề tài này tôi chọn phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
+ Đọc các sách giáo khoa phổ thông, các sách đại học, sách tham khảo phần
Quang học.
- Phương pháp thống kê:
+ Chọn các hiện tượng có trong chương trình phổ thông và gần gũi với đời
sống hằng ngày.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy


và thực tế đời sống.
Phạm vi nghiên cứu đề tài này là trong phần Quang học của chương trình lớp
11 ,phần sóng ánh sáng, lượng tử ánh sáng của chương trình lớp 12 hiện hành.
1
I
S
i
i’
R
N
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lý thuyết cơ bản của quang học .
2.1.1. Định luật truyền thẳng ánh sáng
- Trong một môi trường trong suốt, đồng tính và đẳng hướng ánh sáng truyền theo
đường thẳng.
2.1.2. Nguyên lí về tính thuận nghịch của chiều truyền ánh sáng
- Đường đi của ánh sáng không đổi khi đảo ngược chiều truyền ánh
sáng.
2.1.3. Định luật phản xạ ánh sáng
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp
tuyến so với tia tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới (i

= i)
2.1.4. Định luật khúc xạ ánh sáng
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới
- Đối với một cặp môi trường trong suốt nhất định thì tỉ số giữa sin của góc tới
(sin i) với sin của góc khúc xạ (sin r) luôn luôn là mọt số không đổi.
Số không đổi này phụ thuộc vào bản chất của hai môi trường và được gọi là chiết
suất tỉ đối của môi trường chứa tia khúc xạ (môi trường 2) đối với

môi trường chứa tia tới (môi trường 1).
Kí hiệu n
21
= n
21
2.1.5. Hiện tượng phản xạ toàn phần
- Khi ánh sáng truyền từ mặt phân cách của môi trường chiết quang hơn
(n
1
) sang môi trường chiết quang kém (n
2
) thì góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i.
- Góc khúc xạ lớn nhất bằng 90
0
; tia khúc xạ nằm là là mặt phân cách hai môi
trường thì góc tới tương ứng gọi là góc giới hạn i
gh
- Với các góc tới có giá trị lớn hơn i
gh
, thì không còn xảy ra khúc xạ, toàn bộ áng
sáng đều trở lại môi trường chiết quang hơn. Khi đó có hiện tượng phản xạ toàn
phần.
2.1.6. Máy ảnh
- Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ (hoặc một hệ thấu kính tương đương
với thấu kính hội tụ) cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ trên phim (ảnh).
2.1.7. Mắt
- Thủy tinh thể của mắt có vai trò như vật kính của máy ảnh, còn võng mạc có vai
trò như phim.
- Khi nhìn vật đặt ở điểm cực viễn C
V

, mắt không cần điều tiết. Còn khi nhìn vật
đặt ở điểm cực cận C
C
mắt phải điều tiết tối đa rất chóng mỏi mắt. Giới hạn nhìn rõ
của mắt là khoảng C
V
C
C
. Khoảng cách thấy rõ ngắn nhất là Đ = OC
C
(O là quang
2
r
K
N
S
I
i
tâm của mắt). Thường lấy Đ = 25cm. Mắt bình thường có điểm cực viễn ở xa vô
cùng, còn điểm cực cận cách mắt 10cm đến 20cm.
- Mắt cận thị có độ tụ lớn hơn mắt bình thường không có tật, điểm cực viễn của mắt
cận thị ở tương đối gần mắt. Thường sửa tật cận thị bằng cách đeo kính phân kỳ.
- Mắt viễn thị có độ tụ nhỏ hơn mắt bình thường; điểm cực cận của mắt viễn thị ở
tương đối xa mắt. Sửa tật viễn thị bằng cách đeo kính hội tụ.
- Góc trông α của một vật (hoặc ảnh) AB đặt thẳng góc với trục nhìn của mắt O là
α = góc AOB với tgα = .
- Năng suất phân li của mắt bình thường: α ≈ 1’ = rad
2.1.8. Các dụng cụ quang học: Kính lúp, hiển vi, thiên văn.
-Độ bội giác G của một số dụng cụ quang học: G = ≈
Trong đó: α là góc trông ảnh của một vật qua dụng cụ, α

0
là góc trông vật đặt ở
điểm cực cận của mắt.
2.1.9. Tính chất sóng của ánh sáng
- Ánh sáng là sóng điện từ. Ánh sáng đơn sắc nhìn thấy có một bước sóng λ xác
định và có một màu nhất định. Một chùm ánh sáng trắng song song, gồm các ánh
sáng đơn sắc có bước sóng từ 0,4 μm (tia tím) đến 0,76 μm (tia đỏ), đến lăng kính
khi ló ra khỏi lăng kính, bị phân tích thành dãy nhiều màu, từ đỏ đến tím, gọi là
quang phổ của ánh sáng trắng. Tia đỏ bị lệch (về phía dáy lăng kính) ít nhất, tia tím
bị lệch nhiều nhất. Nguyên nhân của sự tán sắc đó là do chiếc suất của thuỷ tinh
(môi trường) phụ thuộc vào bước sóng (tần số) ánh sáng.
- Hai sóng ánh sáng kết hợp, do hai nguồn sáng kết hợp phát ra, giao thoa với nhau
khi gặp nhau, tạo nên vân sáng (cực đại giao thoa) và vân tối (cực tiểu giao thoa)
trên màn quan sát.
2.1.10. Lượng tử ánh sáng
- Chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ được coi như dòng các phôtôn (lượng tử
ánh sáng), mỗi phôtôn mang năng lượng xác định ε = h f = h (f là tần số ánh sáng,
h là hằng số Plăng; h = 6,625.10
-34

J.s; c = 3. 10
8
m/s). Cường độ ánh sáng tỉ lệ với
số phôtôn.
- Hiện tượng quang điện là hiện tượng các electrôn bị bật ra (gọi là electrôn quang
điện) khi chiếu vào mặt kim loại chùm ánh sáng có bước sóng λ thích hợp.
2.2. Một vài hiện tượng quang học trong đời sống.
Có khi nào ta ngồi suy nghĩ: Tại sao trần nhà lại sơn màu trắng? còn bốn
vách tường lại không sơn màu trắng? hay mỗi lần đi trên đường phải dừng lại khi
gặp: “Đèn đỏ”, và tại sao lại phải “Đèn đỏ”? v.v Những hiện tượng rất thực tế, rất

gần gũi với chúng ta, nhiều lúc chúng ta xem đó là hiển nhiên, ta vô tình không cần
biết. Nhưng khi hiểu được “chúng” thì đúng là thú vị thật.
2.2.1. Thủy triều xanh
3
Hiện tượng phát quang sinh học bên trong những con sóng là do các thực vật phù
du gây nên.
Trên thế giới có rất nhiều loài thực vật phù du có khả năng phát quang sinh học.
Loài có khả năng phát quang phổ biến nhất, sinh sống trên các đại dương là tảo
“dinoflagellate”, loài tảo gây ra hiện tượng thủy triều đỏ. Tảo dinoflagellate thuộc
lớp sinh vật đơn bào.
Tảo dinoflagellate nổi trên bề mặt biển và di chuyển quanh các luồng nước, tạo ra
các xung điện quanh hạt proton, ngăn không cho nước thấm vào bên trong các vi
sinh vật. Sau đó chính những xung điện này tạo ra các kênh proton nhạy điện áp,
kích hoạt hàng loạt phản ứng hóa học, trong đó có protein luciferase – chịu trách
nhiệm hình thành ánh sáng xanh neon bên trong cơ thể loài tảo.
Trong đợt thủy triều xanh tại bãi biển Leucadia, California vào tháng 9/2011, các
nhà khoa học còn phát hiện một số loài tảo dinoflagellate chứa độc tố nguy hiểm có
hại cho sức khỏe con người, quá trình sinh sôi phát triển của các loài cá và nhiều
sinh vật biển khác. Bên cạnh đó, loài tảo còn sử dụng khả năng phát quang như một
thứ vũ khí lợi hại ngăn chặn mối đe dọa từ các sinh vật khác.
2.2.2. Nấm phát sáng ban đêm
4
Nấm phát quang là một loài thực vật độc, còn có tên khác là “nấm ma”.
Các nhà nghiên cứu cho rằng nấm cũng tỏa sáng theo phương thức của một con
đom đóm, nhờ hỗn hợp chất hóa học luxiferin và luciferase. Luciferase là một loại
enzym giúp hỗ trợ phản ứng giữa chất luciferin, ôxy và nước để tạo ra dung dịch
phát quang.
Thế nhưng, cho tới hiện tại, chưa có bằng chứng xác thực việc xuất hiện của
luciferin và luciferase trên nấm phát quang. Lý do vì sao nấm hiện tượng phát sáng
cho đến nay vẫn là điều bí ẩn chưa có lời giải thích. Đối với loài nấm, các nhà khoa

học đưa ra giải thuyết, chúng phát quang để thu hút côn trùng giúp chúng phân tán
mầm mống để hình thành cây nấm con mới.
2.2.3 . Cầu vồng lửa
5
Thực chất, hiện tượng cầu vồng lửa không hề liên quan đến cầu vồng hay lửa. Cầu
vồng lửa là hiện tượng quang học đặc biệt, có dạng dải nhiều màu song song với
đường chân trời (còn gọi là mây ngũ sắc). Hiện tượng này xảy ra khi các đám mây
mang nhiều nước có kích thước gần như đồng nhất. Những đám mây này làm nhiễu
xạ hoặc bẻ cong ánh sáng, khiến ánh sáng chiếu theo các bước sóng, hoặc màu sắc
khác nhau
2.2.4. Vì sao trần nhà trong buồng sơn màu trắng, còn bốn bức vách tốt nhất
không sơn màu trắng?
Vách tường trong buồng quét vôi thành màu gì hoặc hoa văn ra sao chẳng
những vì mỹ quang, mà còn phải cân nhắc đến vấn đề ánh sáng nữa.
Vật thể màu trắng phản quang rất mạnh. Sơn trần nhà thành màu trắng, ban
ngày nó sẽ phản quang ánh Mặt Trời xuống dưới, còn ban đêm có thể phản xạ ánh
đèn xuống, làm cho gian buồng thêm sáng sủa, mà không ảnh hưởng gì tới mắt
người cả, vì người chẳng mấy khi ngửa cổ nhìn lâu trên trần nhà. Thế thì tại sao
bốn mặt vách tường tốt nhất không sơn thành màu trắng nhỉ? Đó là vì bốn bức
tường nằm trong trường nhìn của chúng ta.
Bất cứ bạn ngồi hay đứng, nhìn trái, nhìn phải hoặc nhìn trước nhìn ra sau,
mắt đều gặp phải bức tường. Nếu bốn bức tường cũng lại sơn thành màu trắng, thế
thì ánh Mặt Trời hoặc ánh đèn chiếu lên vách tường trắng sẽ sinh ra phản quang rất
mạnh, và trực tiếp rọi vào mắt người, làm cho mắt cảm thấy rất khó chịu. Điều đó
không có lợi đối với con mắt.
Mọi người đều có thể nghiệm này: Đọc sách báo dưới ánh Mặt Trời tương
đối chói chang thì mắt sẽ cảm thấy rất mệt mỏi chính là vì lẽ đó. Vì vậy, vách
6
tường xung quanh phòng tốt nhất là sơn thành màu xanh nhạt, màu vàng lúa hoặc
màu lam nhạt. Ánh sáng phản xạ của chúng tương đối dịu, sẽ không làm cho mắt bị

kích thích.
2.2.5. Tại sao trong giao thông , người ta dùng đèn đỏ để báo hiệu nguy hiểm ,
mà không dùng đèn khác?
Có hai lý do. Lý do thứ nhất, lý do khách quan, là trong bảy màu quang
phổ, màu đỏ ứng với bước sóng lớn nhất, nên ánh sáng đỏ truyền trong không
khí được xa hơn. Khi một chùm ánh sáng truyền trong không khí, nhất là không
khí có nhiều bụi hoặc hạt nước nhỏ (tức là sương mù), thì một phần năng lượng ánh
sáng bị các phân tử không khí và các hạt đó tán xạ ra mọi phía, nên năng lượng
chùm sáng càng giảm, khi truyền đi càng xa. Phần ánh sáng mất do tán xạ tăng rất
nhanh khi bước sóng giảm, nên ánh sáng có bước sóng dài bị mất mát ít hơn và
truyền được xa hơn ánh sáng các màu khác.
Lý do thứ hai, lý do chủ quan là như sau: Khi đứng rất xa một đèn màu, ta
trông thấy đèn nhưng không nhận ra màu của nó. Phải lại gần thêm, mới phân biệt
màu của ánh sáng đèn. Nghĩa là đối với các màu lục, lam, vàng, tím ngưỡng sáng
(là lượng ánh sáng nhỏ nhất mà mắt phát hiện được) không trùng với ngưỡng
màu (lượng ánh sáng nhỏ nhất để nhận ra màu ánh sáng). Chỉ riêng với màu đỏ, là
hai ngưỡng đó trùng nhau: ban đêm nếu đặt một chiếc đèn đỏ trên đường, thì từ xa
đi lại, lúc bắt đầu trông thấy đèn ta cũng đồng thời nhận ra màu đỏ của nó. Như vậy
dùng đèn đỏ để báo hiệu nguy hiểm thì không sợ nhầm lẫn và lại có thể nhận thấy
được từ xa.
2.2.6. Chậu thau đựng đầy nước , vì sao khi nhìn nghiêng thấy nước trở thành
nông hơn?
Khi chậu thau đựng đầy nước, nhìn nghiêng từ bên cạnh, độ sâu từ mặt nước
tới đáy chậu có vẻ như trở thành nông hơn. Hiện tượng kì lạ này, rốt cuộc đã xảy ra
như thế nào?
Muốn làm sáng tỏ chân tướng của một cách triệt để thì cần phải hiểu rõ một
số tính khí của ánh sáng trước đã. Thì ra trong cùng một loại môi trường, ánh sáng
bao giờ cũng truyền theo đường thẳng-đường ngắn nhất. Song nó từ một loại môi
trường đi vào một môi trường khác, ví dụ như từ không khí vào nước, hoặc từ nước
vào không khí, do tốc độ truyền của ánh sáng trong hai loại môi trường đó khác

nhau, trên mặt phân cách của hai môi trường, ánh sáng sẽ bị cong lại, đi theo một
đường gấp khúc. Loại hiện tượng này của ánh sáng gọi là khúc xạ ánh sáng. Chậu
nước của bạn trông thấy biến thành nông đi chính là do khúc xạ của ánh sáng gây
nên.
Bạn xem kìa, dưới khe suối có con cá nhỏ, tia sáng từ thân cá phản xạ ra, đến
mặt phân cách giữa nước và không khí liền đổi hướng truyền theo đường thẳng, nó
7
gấp nghiêng với mặt nước một góc. Cái đập vào mắt chúng ta chính là tia sáng đã
gấp khúc đổi hướng. Song con mắt không cảm nhận được, vẫn cứ tưởng rằng tia
sáng đó theo đường thẳng chiếu tới, và ngộ nhận ảnh ảo do tia sáng đã bị đổi hướng
đó tạo ra con cá thật. Như vậy vị trí của cá trong nước nhìn có vẻ nông hơn. Lí lẽ
khiến cho chậu nước trở thành nông hơn cũng như thế đấy.
Trò đùa nghịch của tia sáng cũng giống như cách biến hoá của nhà ảo thuật
thế thôi. Khi chúng ta nhận biết rõ đủ loại tính khí của tia sáng, thì sẽ không bị nó
“lừa gạt” nữa. Người đánh cá có kinh nghiệm khi dùng cái xiên để xỉa cá, người ấy
quyết không xỉa thẳng vào con cá, vì rằng đó chẳng qua chỉ là ảo ảnh của cá. Chắc
chắn anh ta nhằm vào chỗ hơi xa và sâu hơn một chút dùng sức đâm tới. Như vậy,
một con cá giãy giụa tứ tung đã bị xiên chặt. Đó đúng là kinh nghiệm phong phú
mà người đánh bắt cá tích luỹ được qua thực tiễn lâu dài của mình.
3.2. Các hiện tượng quang học phổ biến trong tự nhiên.
3.2.1. Có thể dẫn ánh sáng đi theo những ống cong , như dẫn nước, được
không?
Ánh sáng truyền theo đường thẳng, nhưng khi gặp một tấm gương, thì tia
sáng bị hắt theo hướng khác. Nếu ta đặt một dãy nhiều gương phẳng, sao cho cái nọ
nối tiếp cái kia (hình a) thì khi rọi một tia sáng vào gương thứ nhất tia sáng sẽ lần
lượt phản xạ trên các gương của dãy và đi theo một đường gấp khúc. Muốn cho
đường gấp khúc trở thành một đường cong, thì các gương phải nhỏ, nhiều vô hạn,
và đặt nối tiếp nhau thành đường cong mà ta muốn tia sáng đi theo. Có thể thực
hiện được điều đó bằng cách dùng một mặt kim loại,
nhẵn bóng, uốn thành một mặt trụ. Nhưng biện pháp tốt

nhất là dựa vào sự phản xạ toàn phần.
Ta xét thanh trong suốt bằng thuỷ tinh, hoặc chất
dẻo, uống cong (hình b) và rọi một chùm tia sáng hẹp
vào một đầu ống.
Chiết suất và độ cong của thanh đã được lựa
chọn để cho các tia sáng tới thành bên của thanh dưới
những góc lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần. Do
đó, tới chỗ cong, tia sáng liên tiếp bị phản xạ toàn phần
và cuối cùng, đi theo thanh mà ló ra ở đầu kia. Thanh
như thế đã hướng chùm sáng đi theo nó, và được gọi là
ống dẫn sáng.
Trong thực tế, ống dẫn sáng được làm bằng một
bó sợi chất dẻo, để cho mềm và dễ uốn theo ý muốn.
Nó được dùng trong y học để rọi sáng vào miệng khi
8
chẩn đoán các bệnh về răng, miệng, họng, để soi sáng các phần trong cơ thể, chẳng
hạn các bộ phận của cơ quan tiêu hoá.
3.2.2. Bảng đo thị lực được cấu tạo như thế nào? Đo thị lực thế nào cho đúng?
Thị lực là con số đánh giá khả năng phân ly của mắt. Võng mạc của mắt
được cấu tạo bởi hai loại tế bào: tế bào nón và tế bào que. Giữa võng mạc có một
vòng tròn đường kính chừng 1mm gọi là điểm vàng, tâm hơi trũng xuống. Trong
điểm vàng chỉ có toàn tế bào hình nón, nên điểm vàng là điểm nhạy sáng nhất của
võng mạc. Mỗi tế bào nón được nối với đầu một dây thần kinh thị giác. Khi nhìn
một vật bao giờ ta cũng hướng trục nhìn của mắt vào vật, để ảnh của vật vào đúng
điểm vàng. Nếu ảnh của hai điểm khác nhau A và B rơi vào hai tế bào nón khác
nhau trên điểm vàng, thì hai dây thần kinh ghi được hai cảm giác khác nhau, và mắt
nhận biết được rằng đấy là hai điểm khác nhau. Nhưng nếu vì vật ở xa, hoặc vì A
và B quá gần nhau đến mức ảnh của hai điểm rơi vào cùng một tế bào nhạy sáng
của võng mạc thì mắt chỉ ghi được một cảm giác độc nhất, tức là mắt sẽ thấy hai
điểm đó trùng nhau.

Vậy, muốn phân biệt hai điểm A và B thì góc trông đoạn AB phải lớn hơn
hay ít nhất là bằng một trị số giới hạn α, gọi là năng suất phân ly của mắt. Đối với
người bình thường trong phòng sáng vừa phải, α có trị số chừng 1 phút, tức là
chừng 3/10000rad. Mắt có α đúng bằng 1 phút, thì có thị lực 10, thị lực 9 ứng với α
= 2’, thị lực 8 ứng với α = 3’v.v
Bảng đo thị lực gồm hơn một chục hàng chữ. Chữ ở hàng số 10 thì nét rộng
2mm, để khi đứng bảng 5m ta nhìn các chữ số của hàng ấy dưới góc 1’. Chữ hàng
số 9 thì lớn gấp đôi, ở hàng số 8 thì lớn gấp 3 hàng số 10. Hàng chữ trên cùng, số
1, có nét rộng 22m, hàng số 11, 12 nhỏ hơn hàng số 10.
Muốn đo thị lực phải đứng cách bảng 5m và bảng phải có độ rọi tiêu chuẩn
50lux, và thử đọc chữ ở các hàng, bắt đầu từ hàng số 1, bằng từng mắt một. Nếu
đọc được đến hàng số 9, nhưng không đọc được hàng số 10, thì ghi thị lực của mắt
là 9. Để phép đo được đúng, ngoài việc đảm bảo cho bảng có độ rọi chuẩn, nên
đứng một lát cho quen mắt rồi thử và thử đi thử lại một vài lần.
3.2.3. Tại sao các vì sao lấp lánh?
Những đêm hè quang mây không Trăng ngồi hóng mát ngoài sân, chúng ta
thường say mê ngắm bầu trời, với muôn vàng ngôi sao lấp lánh. Nếu qua sát kỹ,
chúng ta sẽ thấy rằng, những ngôi sao ở thấp gần chân trời lấp lánh mạnh hơn, còn
những ngôi sao ở cao, giữa vòm trời, thì không lấp lánh.
Hẳn bạn đã nhiều lần nhìn thấy rằng, khi nhìn qua phía trên đầu máy xe lửa,
vào một vật ở xa, thí dụ như vào cửa sổ của một ngôi nhà, thì thấy đường nét của
ngôi nhà thành ngoằn ngoèo, lung linh. Đó là vì lớp không khí gần đầu máy nóng
lên và chuyển động lên phía trên (tạo thành dòng đối lưu trong không khí). Dòng
9
khí nóng có tỉ trọng nhỏ hơn, do đó có chiếc suất nhỏ hơn không khí xung quanh.
Tia sáng từ vật tới mắt bạn khi đi qua dòng khí đó bị khúc xạ trở thành hơi cong
nên nhìn thấy vật ở một vị trí hơi khác so với khi tia sáng không bị cong. Vì dòng
khí không đều và không ổ định nên những điểm khác nhau của vật bị dich chuyển
không đều nhau và vật bị “biến dạng”, mép cửa trở thành ngoằn ngoèo. Và những
chổ ngoằn ngoèo lại thay đổi liên tục, nên ta thấy vật như lay động nhẹ. Sao trên

trời lấp lánh cũng do cùng một nguyên nhân. Các tia sáng từ sao đến mắt ta cũng
qua một lớp khí quyển dày. Ban ngày mặt đất bị Mặt Trời nung nóng nên trong khí
quyển luôn luôn có dòng khí đối lưu nhỏ, chiếc suất khác nhau. Tia sáng từ vì sao
tới mắt ta, khi đi qua những dòng khí ấy, bị khúc xạ thành hơi cong, lúc cong về
phía này, lúc cong về phía khác. Do đó một mặt vị trí của ngôi sao hình như bị
thay đổi liên tục, mặt khác số tia sáng rọi vào mắt cũng không đều, lúc nhiều, lúc ít
khiến ta thấy sao có lúc sáng hơn, có lúc tối hơn, tức là thấy nó lấp lánh.
Sao càng ở gần chân trời, lớp không khí mà tia sáng phải đi qua càng dày,
sao càng lấp lánh mạnh. Khi sao ở giữa đỉnh đầu, lớp không khí mà ánh sáng đi qua
mỏng hơn, tia sáng lại đi cùng phương với dòng khí, nên tia sáng không bị cong và
hầu như không lấp lánh.
Nếu bạn qua sát kỹ, thì thấy rằng sao Hôm (hay Sao Mai), và nói chung hành
tinh thì không lấp lánh. Đó là vì góc trông của hành tinh tương đối lớn (góc trông
của các sao đều bằng không), chùm sáng từ hành tinh rọi vào mắt tương đối rộng
nên thăng giáng trong chùm không rõ rệt.
3.2.4. Nhìn bằng hai mắt có lợi gì hơn nhìn một mắt?
Người ta có hai con mắt không phải do tạo hoá muốn người ta trông nhìn
nhiều hơn ăn, nói. Tác dụng của sự nhìn bằng hai mắt, là cho ta cảm giác về độ sâu,
về hình nổi.
Hai mắt cách nhau một khoảng 5-6cm. Khi nhìn một vật bằng cả hai mắt, hai
ảnh phối cảnh của vật trên võng mạc của hai mắt hơi khác nhau một chút. Khi thần
kinh thị giác của hai mắt “chập” hai cảm giác thu được với mỗi mắt, thành cảm
giác chung về hình ảnh của vật, thì hai cảm giác không “chập” hoàn toàn, và do đó
cho ta cảm giác về độ sâu về hình nổi.
3.2.5. Tại sao xảy ra hiện tượng ảo ảnh?
Chắc là mọi người đều biết nguyên nhân vật lý của hiện tượng ảo ảnh thông
thường. Lớp không khí nông ở kề sát mặt cát bị hun nóng trên sa mạc có những
tính chất của gương phẳng, đó là do lớp không khí này có mật độ nhỏ hơn lớp
không khí nằm trên. Tia sáng từ một vật ở xa rọi nghiêng, khi tới lớp không khí này
sẽ uống cong đường đi, rồi lại rời khỏi mặt đất và đạp vào mắt người quan sát, tựa

hồ như được phản xạ từ gương dưới một góc tới rất lớn. Và đối với người quan sát,
10
dường như trước mặt mình có một mặt nước phẳng lặng trải ra trong sa mạc (hình
vẽ).

Chú thích: Trên hình vẽ đường đi của tia sáng nghiêng so với mặt đất được
phóng đại, vì đường của tia sáng chếch xuống mặt đất không dốc đến thế.
Tuy vậy, đúng hơn phải nói rằng, lớp không khí bị hun nóng ở gần mặt đất
nóng phản xạ các tia sáng không giống như các gương phẳng, mà giống như một
mặt nước, được khảo sát từ độ sâu của nước. Ở đây đã xảy xa hiện tượng phản xạ
toàn phần.
Các hiện tượng tương tự đặt biệt xảy ra vào mùa hè tên các đường nhựa. Các
đường này có màu thẫm, nên bị hun nóng dưới ánh nắng Mặt Trời. Mặt đường mờ
đục từ xa trông tựa như một mặt nước đánh bóng và phản chiếu các vật ở xa.
Đường đi của tia sáng đó được trình bày trên hình vẽ bên.
Chỉ cần quan sát một chút, bạn có thể thấy các hiện tượng tương tự không
đến nỗi hiếm xảy ra như bạn vẫn thường nghĩ đâu.
3.2.6. Mặt trăng , mặt trời lúc mới mọc , hoặc sắp lặn có đúng là to hơn lúc ở
đỉnh đầu không?
Khi nói Mặt Trăng, Mặt Trời to, nhỏ ta phải hiểu là góc trông của các thiên
thể ấy to, hay nhỏ. Và hiểu như thế, thì góc trông Mặt Trời, từ sáng đến trưa, và từ
trưa đến chiều không thay đổi hay nói cho đúng hơn chỉ thay đổi một trị số cực
nhỏ, không đáng kể so với góc ấy. Và như thế có nghĩa là Mặt Trăng, Mặt Trời lúc
mới mọc cũng chỉ to như lúc ở trên đỉnh đầu thôi. Và thực sự thì chụp ảnh hoặc đo
góc trông hai thiên thể ấy, người ta thấy đúng là chúng không thay đổi.
Thế thì tại sao khi Trăng mới mọc ta thấy nó “to như cái mâm” để khi lên
cao chỉ còn “ nhỏ bằng cái đĩa”? Đó là vì mắt bị lừa chỉ là một ảo giác mà thôi. Khi
trăng lên cao giữa Mặt Trăng và mắt không có vật gì khác để so, nên ta thấy Mặt
Trăng có vẻ như gần. Nhìn một vật ở gần, dưới một góc nhỏ ta cho nó là bé. Khi
trăng ở gần chân trời, giữa Trăng và mắt có xen nhiều vật: nhà, cây cối, nước,

sông , ta có cảm giác là mặt trăng ở rất xa. Cho là trăng ở xa mà góc trông lại
không giảm, nên ta tưởng như nó to ra. Để rứt khỏi ảo giác này, ta nên làm thí
nghiệm nhỏ sau đây: Lấy một tấm kính hơ lên ngọn đèn dầu hoả cho muội bám vào
11
thành một lớp đều. Và nhìn Mặt Trời lúc mọc qua tấm kính đó. Qua tấm kính đen
bạn không trông thấy vật gì khác ngoài Mặt Trời, và sẻ thấy nó cũng nhỏ như lúc ở
đỉnh đầu.
3.2.7. Có phải muốn nhìn thấy những con vi trùng cực nhỏ chỉ cần chế tạo
kính hiển vi phóng đại nhiều lần là được không ?
Khi mới sản suất được kính hiển vi, người ta cũng đã nghĩ rằng, cứ tăng độ
phóng đại lên càng nhiều lần, thì vật nhỏ đến mấy, cuối cùng cũng bị “ lôi ra ngoài
ánh sáng”.
Chẳng hạn, cho kính phóng đại lên mười vạn lần, thì sẽ trông thấy con vi
trùng dài một phần vạn milimet to thành 1cm. Thực sự thì, do ánh sáng có tính chất
sóng, nên dự định trên không thực hiện được.
Hãy quan sát mặt nước hồ, khi có những gợn sóng nhấp nhô: ngọn sóng nọ
cách ngọn sóng tiếp theo một khoảng không thay đổi chừng vài chục centimet. Khi
sóng gặp cái thuyền, thì nó bị thuyền cản không cho truyền đi tiếp. Nhưng cái sào
cắm dưới nước lại không gây ảnh hưởng gì: sóng nước lướt qua cái sào, mà khôn
ghề bị suy yếu chút nào. Ta gọi khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp là bước
sóng. Kích thước cái thuyền lớn hơn bước sóng, nên thuyền chắn được sóng, và sau
thuyền không có sóng truyền tới. Còn kích thước cái sào nhỏ hơn bước sóng, nên
sào không cản được sóng.
Ánh sáng mà mắt ta nhìn thấy cũng là một loại sóng, nhưng bước sóng rất
nhỏ, từ 0,4 đến 0,8 phần nghìn milimet. Khi cho một chùm ánh sáng chiếu qua tiêu
bản đặt trên kính hiển vi, thì chỉ chi tiết nào trên tiêu bản lớn hơn hay bằng bước
sóng ánh sáng, mới cản được ánh sáng và sinh ra một bóng tối. Khi nhìn trong kính
hiển vi, ta trông thấy bóng tối ấy và nhận ra hình dáng của chi tiết. Nhưng nếu chi
tiết ấy nhỏ hơn một nữa bước sóng, thì nó không cản được ánh sáng, không sinh ra
được bóng tối, và ta sẽ không nhìn thấy nó, dù kính phóng đại bao nhiêu lần. Vì

vậy kính hiển vi, nhìn bằng mắt, chỉ giúp ta trông thấy những vi trùng lớn hơn 0,2
phần nghìn milimet mà thôi. Những sinh vật có kích thước nhỏ hơn không trông
thấy được trên kính hiển vi thường được gọi là siêu vi trùng. Với kính hiển vi điện
tử, người ta đã chụp được nhiều siêu vi trùng.
3.2.8.Chụp ảnh ngoài trời nắng , những người chơi ảnh giàu kinh nghiệm
thường lắp thêm kính lọc màu vàng hoặc màu đỏ nhằm mục đích gì?
Phim ảnh dù đã được nhạy hoá, vẫn có độ nhạy lớn đối với ánh sáng màu
tím, màu lam, và nhỏ đối với màu vàng, màu đỏ.Vì thế nên độ tương phản của các
phần trên phim không hoàn toàn phù hợp với độ tương phản trên vật, đặt biệt là khi
chụp ngoài nắng. Chẳng hạn, một lá cờ đỏ đang tung bay với mắt thì nổi hẳn trên
nền trời xanh, nhưng khi chụp trên phim rồi in trên ảnh, ta thấy lá cờ bị tối, và nền
trời sáng hơn nhiều. Để loại trừ ảnh hưởng này, người ta làm yếu bớt các tia sáng
12
màu lam, màu tím, bằng cách bắt chùm sáng đi qua một kính lọc, trước khi rọi vào
máy.
Kính lọc màu vàng nhạt để các tia đỏ, vàng và da cam qua được gần hoàn
toàn, và hấp thụ một phần các tia lam và tím, nên làm cho ảnh chụp giống như thật.
Kính lọc màu vàng sẫm vẫn cho các tia đỏ và vàng qua gần hết, nhưng hấp thụ các
tia lam và tím mạnh hơn, làm cho ảnh tương phản hơn vật, chẳng hạn làm cho nền
trời tối bớt, và các đám mây hiện rõ hơn. Kính lọc màu da cam, và nhất là kính màu
đỏ hấp thụ hết ánh sáng màu lam, màu tím, nên cho những ảnh thật tương phản,
khác hẳn thật, chẳng hạn, vật màu đỏ hiện rất sáng, vật màu lam, tím trở thành tối,
trời mây bình thường mà hiện trên ảnh như sắp có giông. Người sử thành thạo kính
lọc có thể gây được nhiều hiệu quả đặc sắc. Khi chụp ảnh với kính lọc màu, phải
chú ý lấy tăng ánh sáng một cách thích hợp.
3.2.9. Vì sao dưới ánh sáng ban ngày , nhìn bong bóng xà phòng hay vết dầu
loang trên vũng nước , ta thấy có nhiều màu sặc sỡ?
Những vân màu sặc sỡ trên bong bóng xà phòng hoặc trên vết dầu loang trên
mặt nước là kết quả của sự giao thoa ánh sáng.
Màng bong bóng xà phòng là một lớp nước mỏng-cỡ phần nghìn milimet-

trong suốt, vết dầu loang cũng là một màng như vậy. Hai mặt của màng cùng phản
xạ ánh sáng như hai mặt của tấm cửa.
Ta xét một điểm I trên màng mỏng M mà độ dày được vẽ to gấp nghìn lần độ
dày thật. Tia sáng SIR
1
phát đi từ một điểm S của nguồn, phản xạ ở mặt trên của
màng và rọi vào mắt. Trong số rất nhiều tia sáng phát đi từ S, có một tia SKR
2
phản
xạ ở mặt dưới của màng và cũng rọi vào mắt. Vì màng rất mỏng, nên đối với mắt,
hai tia IR
1
và KR
2
như là được phát đi từ cùng một điểm I. Khi hai tia này được
thuỷ tinh thể của mắt hội tụ lên võng mạc, chúng gặp nhau và giao thoa với nhau.
Hai tia sáng đi từ điểm I, mà gặp nhau trên võng mạc của mắt, thì mắt nhìn rõ điểm
I: ta nói là mắt điều tiết để nhìn vào mặt bản. Hai tia sáng giao thoa với nhau, có thể
hoặc tăng cường lẫn nhau, hoặc triệt tiêu nhau, tuỳ theo độ dày của màng và tuỳ
theo bước sóng ánh sáng. Chùm ánh sáng rọi vào màng là ánh sáng trắng, có đủ các
màu, ứng với nhiều bước sóng khác nhau, nên cùng một lúc, ở cùng một điểm I,
sóng ánh sáng màu này bị triệt tiêu, sóng ánh sáng màu khác lại được tăng cường,
và ánh sáng phản xạ thành có màu sắc, và màu sắc đó thay đổi theo chổ dày, chỗ
mỏng trên màng.

13
Chú thích: Tia SIR
1
phản xạ ở mặt trên, tia SKR
2

phản xạ ở mặt dưới của màng
gặp nhau ở điểm I’ trên võng mạc và giao thoa với nhau
Chùm sáng rọi vào điểm I rất rộng, nhưng con ngươi của mắt lại nhỏ, nên
chùm tia lọt vào mắt vẫn chỉ là một chùm hẹp, nên có thể quan sát được vân giao
thoa, mà không cần dùng khe hẹp, như trong thí nghiệm Y-âng.
3.2.10. Vì sao soi mình xuống giếng nước lại thấy bóng mình rõ hơn khi soi
mình xuống chậu nước?
Khi soi mình xuống chậu nước thì ngoài ánh sáng phản xạ cho ảnh mình, mắt
cò nhận được ánh sáng tán xạ từ bên ngoài nhất là từ đáy chậu. Ánh sáng này lại
mạnh hơn ánh sáng phản xạ, nên lấn át ánh sáng phản xạ.
Trường hợp giếng nước lại khác. Do mặt nước ở dưới sâu, thành giếng che
hầu hết ánh sáng tán xạ từ bên ngoài. Nước lại sâu, hầu như không có ánh sáng tán
xạ từ đáy giếng lên (nước càng sâu càng hấp thụ nhiều ánh sáng truyền qua). Vì
vậy khi soi xuống giếng nước mắt không bị loá vì ánh sáng tán xạ từ ngoài, chỉ còn
nhận được áng sáng phản xạ, nên nhìn thấy bóng mình rõ hơn.
3.2.11. Vì sao thủy tinh vỡ vụn thành hạt nhỏ thì những hạt nhỏ này có màu
trắng?
Thuỷ tinh màu là thuỷ tinh pha thêm hoá chất hấp thụ một số màu và chỉ cho
một số ánh sáng đơn sắc đi qua. Chẳng hạn thuỷ tinh màu đỏ hấp thụ các tia lục,
lam, tím và hầu như chỉ cho tia đỏ truyền qua.
Nhìn ánh sáng truyền qua thuỷ tinh ta sẽ thấy màu của nó. Nhưng nếu nhìn
ánh sáng phản xạ và tán xạ trên mặt thuỷ tinh thì rất khó phân biệt được thủy tinh
màu gì.
Sự hấp thụ những tia đơn sắc của thuỷ tinh màu còn phụ thuộc vào khoảng
cách truyền qua môi trường tức là vào bề dày của thuỷ tinh. Nếu thuỷ tinh càng
dày, ánh sáng càng bị hấp thụ nhiều, thì màu thủy tinh càng sẫm.
Khi thủy tinh màu bị vỡ vụn thành hạt nhỏ, ánh sáng truyền qua một số hạt
nhưng không bị hấp thụ bao nhiêu, sau đó phản xạ và tán xạ từ các hạt khác và mắt
ta nhìn thuỷ tinh vỡ vụn do ánh sáng phản xạ và tán xạ ấy. Đó là lý do tại sao dưới
ánh sáng trắng ta thấy thủy tinh dù có màu gì, khi vỡ vụn vẫn trở thành màu trắng.

Đối với các chất lỏng có màu, hiện tượng xảy ra cũng tương tự. Nếu ta làm
chất lỏng đó thành bọt thì bọt gì cũng có màu trắng chẳng hạn bia màu vàng, bọt
bia lại có màu trắng.
3.2.12. có tàng hình được không ? muốn tàng hình phải thực hiện những điều
kiện gì?
Ngụy trang trong chiến tranh cũng có thể coi là hình thức đơn giản của tàng
hình. Ta đội mũ cài lá, mặc áo đốm xanh để màu sắc của ta không khác biệt với
14
rừng cây. Một số sinh vật vì lý do sinh tồn cũng có màu sắc giống môi trường sống
để ngụy trang.
Ta cũng đã biết chỉ cần thay đổi màu ánh sáng của đèn chiếu cũng có thể làm
cho diễn viên trên sân khấu”biến mất”.
Nhưng tất cả các kiểu “tàng hình” nói trên đều chưa phải là tàng hình thực
sự. Ở đây ta muốn nói đến tàng hình thực sự, nghĩa là dưới ánh sáng ban ngày
người tàng hình đứng tại bất cứ chỗ nào cũng không ai có thể nhìn thấy. Muốn thế
người định tàng hình phải làm thế nào khử được tất cả những điều kiện để người
khác nhìn thấy mình.
Ta nhìn thấy một vật nhờ sự tương phản về độ sáng hoặc màu sắc của
vật đối với nền. Nếu vật trong suốt ta có thể nhìn thấy được nhờ ánh sáng
phản xạ và tán xạ từ vật do chiếc suất của vật khác của môi trường xung
quanh.
Như vậy, muốn trở thành vô hình thực sự, điều kiện duy nhất phải thực hiện
là làm cho cơ thể hoàn toàn trong suốt và có chiết suất bằng chiết suất của môi
trường (không khí). Lúc đó ánh sáng chiếu tới và ánh sáng truyền qua không cho
một dấu hiệu nào về cơ thể đó. Để làm được như vậy, chỉ có một cách là làm cho
mọi bộ phận cơ thể cũng loãng và nhẹ như không khí. Nói một cách khác là
không thể nào tàng hình trong không khí được.
Nhưng đối với môi trường có chiếc suất lớn-nướcchẳng hạn-thì điều kiện
trên có thể thực hiện được. Nếu chưa thực hiện được với cơ thể con người, thì ít
nhất người ta cũng đã thực hiện được đối với một số vi sinh vật. Nhưng giả sử có

người nắm được bí quyết tàng hình, thì anh ta cũng không gây được náo động bất
ngờ, như trong một vài truyện hoặc phim khoa học viễn tưởng, vì các lý do sau
đây:
1. Người tàng hình vẫn bị lộ nguyên hình khi người ta dùng các phương tiện
quan sát khác như dùng ống nhòm hồng ngoại. Cơ thể người tàn hình có nhiệt đọ
37
0
C, đó là nguồn phát ra hồng ngoại.
2. Người tàng hình sẽ trở thành người mù, vì thuỷ tinh thể của mắt không còn có
tác dụng hội tụ ánh sáng như một thấu kính nữa.
3. Người tàn hình không được ăn uống gì ở chỗ có người, vì thức ăn chưa tiêu
hoá, chưa tàng hình được với người.
4. Người tàng hình mà gặp trời mưa, chân giẫm phải bùn, bùn bám vào chân, thì
cũng bị lộ-trong một cuốn phim truyện về người tàng hình anh ta vì để dấu chân
trên tuyết mà bị lộ.
Vậy dù có người tàng hình thật đi nữa, cũng chẳng sợ anh ta “đột nhập” vào
phòng bạn.
3.2.13. Vì sao mặt trời , mặt trăng lúc mọc và lặn có màu đỏ?
15
Ánh sáng từ Mặt Trời, Mặt Trăng tới chúng ta phải đi qua khí quyển Trái
Đất. Gặp các phân tử không khí, và nhất là các bụi bậm lơ lửng trong không khí,
ánh sáng đó bị tán xạ, và phần ánh sáng tán xạ đó không tới mắt chúng ta.
Ta đã biết, các thành phần màu (đỏ, vàng, lục, lam, tím) trong ánh sáng trắng
bị tán xạ không đều: ánh sáng đỏ ít nhất, xong đến ánh sáng vàng; ánh sáng lam và
tím bị tán xạ nhiều hơn cả. Do đó, sau khi qua khí quyển, tới mắt ta, thì ánh sáng
lam và tím bị mất do tán xạ nhiều hơn ánh sáng đỏ, vàng và trong ánh sáng nhận
được, các thành phần đỏ, vàng thành trội hơn, so với ánh sáng tới.
Lúc giữa trưa (hay nữa đêm) Mặt Trời (hay Mặt Trăng)-chiếu sáng vuông
góc với mặt đất, các tia sáng đi qua một lớp không khí tương đối mỏng, nên phần
ánh sáng mất do tán xạ là nhỏ, và ánh sáng vẫn có đủ các thành phần của ánh sáng

trắng: ta thấy Mặt Trời, Mặt Trăng vẫn có màu trắng. Nhưng lúc Mặt Trời mới mọc
hoặc sắp lặn các tia sáng đi là mặt đất nên phải qua một lớp không khí dày gấp
hàng chục lần, lớp không khí ở gần mặt đất này lại đầy bụi nên tán xạ ánh sáng rất
mạnh. Trong ánh sáng tới mắt ta các thành phần lam, tím bị yếu đi rất nhiều, các
thành phần đỏ và vàng trở thành trội, và làm cho ánh sáng ngả sang màu vàng, màu
đỏ. Vì vậy ta thấy, khi Mặt trời ở sát chân trời, thì có màu đỏ, lên cao một chút thì
chuyển sang màu hồng, rồi màu vàng, vì lớp không khí mà ánh sáng đi qua càng
mỏng dần và cuối cùng có màu trắng.
Màu sắc vàng, hồng của các đám mây chiều cũng xuất hiện do nguyên nhân
này. Ánh sáng Măt Trời khi tới đám mây đã phải qua một lớp không khí dày nhiều
bụi, rồi từ đám mây tới mắt ta lại qua lớp không khí ấy lần nữa, nên càng bị tán xạ
nhiều hơn. Vì vậy mây có thể có màu vàng, ngay cả khi Mặt Trời còn khá cao.
3.2.14. Tại sao cầu vồng có bảy màu cầu vồng?
Bí mật của bảy màu cầu vồng đã được Niutơn, nhà bác học vĩ đại khám phá
bằng thí nghiệm sau đây:
Ông dùng một cái lăng kính, tức là một khối thuỷ tinh trong suốt, đã mài
thành hình một lăng trụ tam giác. Trong buồng đóng kín cửa, ông cho một chùm
ánh sáng trắng Mặt Trời qua một lỗ tròn nhỏ F (đục ở cánh cửa) rọi xiên vào một
mặt của tấm kính và ló ra khỏi mặt thứ hai (hình vẽ).


16
Chú thích: Thí nghiệm về tán sắc ánh sáng
Đặt một tờ giấy trắng T để hứng chùm tia ló, ông thấy một vệt sáng dài, có
các màu sắc sắp xếp theo thứ tự sau đây: Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím
đúng như bảy màu của cầu vòng. Niutơn gọi dãy sáng có màu sắc ấy là quang phổ
Mặt Trời, và đã giải thích đúng đắn sự xuất hiện của nó.
Theo ông, ánh sáng Mặt Trời, ánh sáng đèn điện, có màu trắng, lại do nhiều
chùm ánh sáng có dạng khác nhau, hỗn hợp với nhau sinh ra. Chùm ánh sáng chỉ có
một màu-chẳng hạn như chùm ánh sáng đỏ-gọi là ánh sáng đơn sắc.

Mọi chùm ánh sáng đơn sắc đi từ không khí vào thuỷ tinh đều bị khúc xạ và
lệch về gần pháp tuyến. Nhưng các tia đơn sắc có màu khác nhau bị khúc xạ khác
nhau: tia đỏ lệch ít nhất, rồi đến tia da cam, tia vàng v.v Cho một chùm ánh sáng
trắng qua lăng kính, thì khi qua mặt thứ nhất của lăng kính, các chùm tia màu sắc
khác nhau bị khúc xạ khác nhau, nên không trùng nhau nữa, mà tách rời nhau; lúc
tới mặt thứ hai, các tia đơn sắc đi từ thuỷ tinh ra không khí lại rời xa nhau thêm.
Thành thử khi rọi vào tờ giấy, mỗi chùm tia đơn sắc tạo nên một vệt sáng có màu
nhất định, và các vẹt sáng này sắp xếp liền nhau tạo thành quang phổ.
Hiện tượng này gọi là sự tán sắc ánh sáng, bao giờ cũng xuất hiện khi ánh
sáng đi từ một môi trường sang môi trường khác, chẳng hạn từ không khí sang thuỷ
tinh, hoặc từ không khí vào nước. Lăng kính nhờ có hai mặt khúc xạ nên làm cho
các tia đơn sắc rời xa nhau nhiều thêm, khiến ta dễ thấy hơn, chứ thật ra, ngay khi ở
trong thuỷ tinh, ánh sáng đã bị phân tích thành quang phổ rồi.
Bảy màu của cầu vồng chính là do ánh sáng Mặt Trời bị tán sắc khi truyền
trong các hạt mưa nhỏ sinh ra. Vì vậy cầu vồng thường xuất hiện trước hoặc sau
các trận mưa rào nhẹ mùa hè, lúc mà trong không khí có một số lượng hạt mưa đủ
để khúc xạ được nhiều ánh sáng, nhưng không quá nhiều để vẫn còn ánh nắng.
Ta có thể dung bơm nước cứu hoả có thể tạo được cầu vồng nhân tạo một
cách dễ dàng. Buổi sáng, hoặc buổi chiều nắng, đứng quay lưng về Mặt Trời, dùng
cái bơm phun những hạt nước nhỏ lên trời, và hướng mắt về phía các hạt nước ấy,
ta sẽ thấy một cầu vồng thực sự.
3.2.15. Cầu vồng là ảnh thật hay ảnh ảo? có chụp được ảnh cầu vồng không?
Ta biết rằng, khi các tia sáng từ giọt nước rọi vào mắt, thì mắt trông thấy cầu
vồng tựa như các tia sáng ấy được phát đi từ các điểm trên nền trời. Do đó ta thấy
hình như cầu vồng được vẽ trên nền trời. Vậy các tia sáng tạo nên hình ảnh cầu
vồng không hội tụ vào một mặt phẳng nào cả, nghĩa là ta không thể hứng ảnh của
cầu vồng lên một màn, và cầu vồng là ảnh ảo. Ta trông thấy cầu vồng, nhờ có thuỷ
tinh thể của mắt hội tụ các tia sáng nói trên lên võng mạc. Vì vậy, người ta mới nói
rằng hai người không trông thấy cùng một cầu vồng. Vật kính máy ảnh cũng có tác
dụng hội tụ ánh sáng lên phim ảnh, như thuỷ tinh thể của mắt, nên cũng thu được

17
ảnh của cầu vồng lên phim, tức là, dùng máy ảnh, ta vẫn chụp được ảnh của cầu
vồng.
3.2.16. Vì sao ban ngày nhìn ngọn đèn điện ngoài phố ( còn thắp sáng) ta
không bị lóa mắt như về ban đêm , mặc dầu cường độ sáng của đèn không
thay đổi?
Hiện tượng lóa mắt thường gặp, khi điều kiện chiếu sáng thường thay đổi đột
ngột, khiến mắt không kịp thích nghi. Chẳng hạn, trong rạp chiếu bóng, khi hết
phim, nếu đèn điện nhất loạt bật sáng, thì mắt bị lóa; mùa hè đang đi ngoài đường
nắng, vén mành mành bước vào nhà, ta cũng bị lóa mắt, và phải đứng định thần vài
phútmới trông rõ mọi vật trong buồng.
Nguyên nhân sự lóa mắt, là do các tế bào nhạy sáng của mắt thay đổi độ
nhạy chậm hơn điều kiện chiếu sáng. Mắt được cấu tạo để nhìn trong những điều
kiện chiếu sáng rất khác nhau, từ những chỗ rất sáng, như đường phố lúc trưa hè,
đến những chỗ tối như “đêm ba mươi”: võng mạc của mắt có hai loại tế bào; tế bào
nón hoạt động khi đủ ánh sáng, (ban ngày) tế bào que chỉ hoạt động khi thiếu ánh
sáng (chiều, tối).
Cả hai loại tế bào này lại có độ nhạy tăng dần, khi lượng ánh sáng rọi vào
mắt giảm. Trước thuỷ tinh thể của mắt, lại còn có con ngươi, tự động mở rộng khi
thiếu ánh sáng, và tự động thu hẹp khi ánh sáng bên ngoài quá mạnh. Nhờ phối hợp
khéo léo ba quá trình trên, mắt có thể hoạt động ở chỗ tối cũng tốt gần như ở chỗ
sáng.
Nhưng, nếu con ngươi của mắt mở rộng hay thu hẹp một cách tự động và
nhanh chóng, thì các tế bào nhạy sáng của mắt chỉ thay đổi từ từ. Khi ta đi ngoài
đường sáng, con ngươi khép nhỏ hết sức, và tế bào nón hoạt động với độ nhạy thấp,
còn tế bào que không hoạt động. Nếu ta đột ngột bước vào căn nhà tối, thì con
ngươi lập tức mở ra rộng, để lượng ánh sáng rọi vào mắt được nhiều hơn, nhưng tế
bào nhạy sáng của mắt chưa kịp tăng độ nhạy. Do đó, ta chưa nhìn rõ các vật trong
nhà. Phải một, hai phút sau, độ nhạy của các tế bào nón mới tăng đến mức đủ giúp
cho mắt nhìn rõ mọi vật. Trong một, hai phút chờ đợi ấy, mắt ta bị loá. Ngược lại

cũng vậy, từ trong hnà bước ra ngoài sân nắng, độ nhạy của các tế bào nhạy sáng
chưa kịp giảm, ta cũng bị lóa.
Ban ngày mọi vật đều sáng, sáng gần ngang với bóng đèn điện đang thắp,
mắt hoạt động với độ nhạy thấp, nên khi nhìn bóng đèn cũng như nhìn mọi vật
khác, không cần thay đổi độ nhạy, mắt không bị lóa. Buổi tối, mọi vật đều tối, trừ
các bóng đèn trên cao. Nhìn mọi vật mắt phải tăng độ nhạy lên nhiều lần. Nếu
đang lúc ấy, mắt chợt nhìn vào bóng đèn, sáng như các vật ban ngày , mắt sẽ bị
lóa, vì độ nhạy của mắt chưa giảm kịp.
18
3.2.17. Vì sao công nhân hàn điện phải che mặt bằng một cái mặt nạ có tấm
kính tím?
Ánh lửa hàn phát ra rất nhiều tia tử ngoại, một loại “ánh sáng đen” có bước
sóng ngắn hơn 3800A
0
. Trong quang phổ vị trí của những tia này ngoài vùng tím,
vì thế gọi là tia tử ngoại (tử là tím). Tia náy có tác dụng hoá học rất mạnh, có thể
phân huỷ tế bào. Phải làm thế nào để ngăn cản những tia tử ngoại tác dụng tới mắt
công nhân trong quá trình làm việc. Tấm kính tím có công dụng như vậy. Mặt khác
nó còn có tác dụng làm giảm độ chói của nguồn sáng để công nhân có thể nhìn rõ
vật phải hàn, không bị lóa mắt.
3.2.18. Trong bệnh viện viện người ta vẫn phải chiếu điện . “chiếu điện” là thế
nào và nhằm mục đích gì?
Ngoài những tia tử ngoại có bước sóng ngắn, còn có những tia không nhìn
thấy có bước sóng ngắn hơn. Đó là những tia Rơnghen (tia X).
Người ta tạo ra tia Rơnghen bằng ống Rơnghen. Trong ống là chân không.
Khi nối âm cực K và dương cực A với nguồn điện có hiệu điện thế cao, từ âm cực
phát ra một chùm điện tử chuyển động nhanh. Đập vào đối âm cực AK làm bằng
kim loại có nguyên tử lượng lớn (bạch kim hoặc vonfram) chùm điện tử bị hãm lại
đột ngột; và AK phát ra tia Rơnghen.
Tia Rơnghen có khả năng xuyên qua màn chắn sáng thông thường, làm

huỳnh quang nhiều chất, có tác dụng làm đen phim ảnh v.v
Đối với cơ thể sinh vật tia Rơnghen xuyên qua thịt dễ hơn xương, xuyên qua
những chỗ thương tổn cũng khác chỗ lành lặn. Đặt phía sau bộ phận bị chiếu tia
Rơnghen một nàm chắn có phủ chất hùynh quang như kẽm sunfua, ta sẽ phát hiện
được những chỗ tổn thương của bộ phận này. Công việc như vậy gọi là “chiếu
điện”. Nếu thay màn chắn huỳnh quang bằng một phim ảnh, ta sẽ chụp được vết
thương trên cơ thể đó (chụp điện). Chiếu điện, chụp điện nhằm mục đích chuẩn
đoán bệnh, xác định vị trí những vật lạ chui vào cơ thể (mảnh bom, đạn v.v ), hoặc
vị trí tổn thương vì những nguyên nhân khác. Chiếu điện còn có thể phát hiện
những chỗ rạn nứt trong các chi tiết máy.
Nhìn chung, tia Rơnghen sử dụng rất nhiều trong y học và công nghiệp.
3.2.19. Người ta làm thế nào để kim và chữ số ở mặt đồng hồ có thể phát sáng
trong đêm tối?
Một số tinh thể như tinh thể kẽm sunfua, kẽm silicat hoặc kẽm catmi có tính
chất phát quang rất mạnh khi bị kích thích bằng ánh sáng có bước sóng ngắn như
tia tử ngoại, tia X (tia rơnghen) v.v
Áp dụng hiện tượng trên, người ta phủ lên mặt kim và chữ số của đồng hồ
một lớp kẽm sunfua hoặc kẽm catmi trộn lẫn một lượng rất nhỏ chất phóng xạ như
muối rađi hoặc muối mêsôtôri. Nhờ tia phóng xạ (trong đó có tia γ bước sóng rất
19
ngắn) kẽm sunfua bị kích thích và phát ánh sáng lục rất rõ trong đêm tối. Sau một
thời gian chất phóng xạ rã hết, tia phóng xạ tắt, kim và chữ số đồng hồ cũng hết
sáng.
Lượng chất phóng xạ pha thêm phải rất nhỏ, dưới mức gây nguy hiểm.
4.2. Kết quả của đề tài.
Qua khảo sát mức độ hứng thú của học sinh đối với phần quang học ở một số
lớp 11 mà tôi trực tiếp giảng dạy thu được kết quả như sau.
Mức độ
Lớp
Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng

thú
Số
lượng
Tỷ lệ Số
lượng
Tỷ lệ Số
lượng
Tỷ lệ Số
lượng
Tỷ lệ
11A2
SỐ
HS
37
Trước 0 0 0 0 10 27,02% 27 72,98%
Sau 5 13,5% 20 54,1% 7 18,9% 5 13,5%
11A6
SỐ
HS
51
Trước 0 0 7 13,7% 30 58,8% 14 27,5%
Sau 15 29,4% 20 39,2% 16 31,4% 0 0
3. KẾT LUẬN
Với một số các hiện tượng quang học phổ biến trên đây nhằm tạo ra sự hứng
thú học tập của học sinh đối với phần quang học .
Trong điều kiện lịch sử mới, nếu lạc hậu, thiếu những tri thức văn hoá khoa
học tối thiểu, thì có thể bị bưng bít bởi các thứ khoa học giả dối, ngụy tạo, rơi vào
con đường mê tín, mù quáng. Một số hiện tượng Quang học trong đề tài đã được
khoa học giải thích chính xác, giúp ta có thể hiểu đúng bản chất các hiện tượng xảy
ra trong tự nhiên và ứng dụng để giải thích các hiện tượng Quang học tương tự.

Với những kiến thức vốn có và tiếp thu được trong quá trình giảng dạy tôi đã
cố gắng trình bày tương đối hoàn chỉnh cơ sở lý thuyết đề tài.
Do còn thiếu kinh nghiệm và khả năng có hạn, nên chắc chắn đề tài không
tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy,
cô giáo. Và hy vọng rằng, đề tài này sẽ là tài liệu giúp các em học sinh yêu thích
môn Vật lý nói chung và phần Quang học nói riêng.
20
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh hóa, ngày 17 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết
không sao chép nôi dung của người khác
Hà Sỹ Phương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hỏi đáp về những hiện tượng Vật lý, tập IV (phần quang học) - NXB Khoa học
và kỹ thuật. Tác giả : Ngô Quốc Quýnh, Nguyễn Đức Minh.
2. Vật lý vui, quyển 1,2. NXB-GD. Tác giả : IA.I. PÊ-REN-MAN.
3. Vật lý thật lý thú, tập 1,2 . NXB THANH NIÊN. Tác giả: Vũ Bội Tuyền.
4. Bộ sách tri thức tuổi hoa niên. NXB VĂN HOÁ THÔNG TIN.
21

×