Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh yếu học tốt môn vật lí lớp 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 19 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2015-2016 – Môn Vật lý

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU HỌC TỐT
MÔN VẬT LÍ LỚP 10 - THPT
I- MỞ ĐẦU
Mở đầu trong SKKN này tôi dùng khái niệm học sinh yếu (HSY) để chỉ
các HS có điểm trung bình môn học dưới 5,0 hay nói cách khác là các HS không
phải là TB, khá giỏi, xuất sắc. Vì nếu chuyển biến được những HS này sẽ cải
thiện đáng kể tình hình học tập chung của lớp. Việc nâng cao kết quả học tập của
HSY là một nhiệm vụ quan trọng với phần lớn GV. Để xây dựng các biện pháp
giúp HSY học tốt môn Vật lí cần phải dựa vào lí luận và thực tiễn dạy học, trong
đó có chú ý đến đặc điểm tâm, sinh lí của HS. Sau đây tôi xin trình bày một số
biện pháp để các đồng nghiệp có thể tham khảo và vận dụng vào thực tế dạy học.
1. Lý do chọn đề tài
Dạy học là một quá trình phức tạp đòi hỏi phải có sự nỗ lực cố gắng của
GV và HS. Và với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, các nhà
giáo dục đang nhấn mạnh hoạt động học của người học với mục tiêu cụ thể là
“Dạy học hướng tập trung vào học sinh” nhằm nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ
học tập thụ động sang tự học chủ động, cuốn hút được người học vào các hoạt
động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những
điều mình chưa rõ, chứ không phải tiếp thu một cách thụ động những tri thức do
GV sắp đặt. Như vậy, người học mới tự giác, tích cực học tập, quan trọng hơn là
giúp người học hiểu bài sâu, nắm vững kiến thức và góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động dạy học. Tuy nhiên, thực tế đặt ra là: Trong quá trình
dạy học, GV sẽ phải làm việc cùng một lúc nhiều đối tượng HS khác nhau như
HS có lực học khá giỏi, HS có lực học TB hoặc yếu kém. Trong đó, với đối
tượng HSY thì việc dạy học của GV gặp phải nhiều thách thức, trở ngại hơn, đòi
hỏi người GV cần có sự quan tâm nhiều hơn dành cho các đối tượng HS này.
Nhưng có một thực tế chúng ta cần phải thừa nhận rằng: Từ trước đến nay, ở hầu
hết các trường học chỉ mới tập trung vào vấn đề bồi dưỡng HS khá giỏi mà chưa
thật quan tâm nhiều đến vấn đề bồi dưỡng đối tượng HSY; nếu có chỉ là tổ chức


các lớp phụ đạo cho HS vào năm học cuối cấp, chứ chúng ta chưa có sự đầu tư,
nỗ lực tìm ra những biện pháp dạy học thích hợp để lôi kéo, động viên và phát
huy tinh thần cố gắng vươn lên trong học tập của các em. Vậy nhiệm vụ cấp thiết
hiện nay mà nhà giáo dục nên coi trọng thêm là: Đòi hỏi người GV không những
có năng lực chuyên môn vững vàng mà còn phải có trình độ sư phạm lành nghề
để đưa ra những biện pháp dạy học hiệu quả cho đối tượng HSY để chúng ta có
thể lôi kéo tất cả các em HS trong cùng một lớp học tham gia tích cực các hoạt
động học tập, nhằm nâng cao 2 hiệu quả quá trình dạy và học mà không bỏ qua
hay xem nhẹ bất kì một đối tượng HS nào. Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài nghiên
1
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2015-2016 – Môn Vật lý

cứu: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU HỌC TỐT MÔN VẬT
LÍ LỚP 10 – THPT” để làm SKKN của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp giúp HSY học tốt
môn Vật lí lớp 10 – THPT.
- Nhằm nâng cao kết quả học tập của HSY môn Vật lí ở các lớp 10C6 (sĩ
số 37 HS), 10C8 (sĩ số 37 HS) và 10C9 (sĩ số 33 HS) mà tôi giảng dạy trong
năm học 2015-2016.
3. Đối tượng nghiên cứu
HSY môn Vật lí ở ba lớp 10C6, 10C8 và 10C9 nói trên.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các biện pháp nâng cao kết quả học tập của HSY môn Vật lí lớp
10 - THPT.
II- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Nhìn chung nhiều đề tài SKKN đã đưa ra rất nhiều biện pháp phong phú,
đa dạng để bồi dưỡng HS, nâng cao hiệu quả dạy học. Tuy nhiên, với mỗi đối
tượng HS khác nhau thì đòi hỏi cần có những phương pháp dạy học khác nhau,
phù hợp với trình độ nhận thức của HS để đạt hiệu quả giảng dạy cao nhất.
Nhưng nhìn một cách tổng quát thì hướng nghiên cứu về phương pháp dạy học
dành cho từng đối tượng HS là chưa nhiều và nếu có thì mới chỉ là tập trung cho
việc nâng cao chất lượng giảng dạy với đối tượng HS khá, giỏi. Điều đó cho
thấy, HSY chưa thật sự được quan tâm trong các đề tài nghiên cứu trước đây.
Tuy nhiên, có một chiều hướng tích cực, đáng mừng trong những năm gần đây là
có nhiều tác giả tập trung nghiên cứu về PPDH đối với đối tượng HS yếu kém
góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí một cách toàn diện hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng chung đối với tất cả HS:
Như chúng ta đã biết: Môn Vật lí là một môn khá khó học trong các môn
học tự nhiên vì lượng kiến thức lí thuyết và các dạng bài tập quá nhiều. HS
thường khó tiếp thu được nhiều kiến thức môn Vật lí vì:
- Các em chưa thuộc hết các công thức liên môn;
- Chưa nắm vững lí thuyết giải các bài tập định tính và định lượng;
- Nhiều em thuộc công thức nhưng chưa biết vận dụng ở các dạng bài tập;
- Bài tập vận dụng kiến thức liên môn tích hợp nhiều kiến thức;
- Bài tập sai số, thực hành các em chưa chú ý.
2.2.2. Thực trạng đối với HS học yếu môn Vật lí:
2
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2015-2016 – Môn Vật lý

- Tiếp thu chậm; hỏng kiến thức;
- Thiểu năng trí tuệ;

- Lười, chán học;
- Hoàn cảnh khó khăn;
- Cha mẹ ít quan tâm;
- Sức khoẻ, bệnh tật, dịch bệnh;
- Xa trường, đi lại khó khăn, không có phương tiện;
- Chưa xác định mục đích, động cơ học tập, chưa tập trung trong giờ học;
- Nguyên nhân khác,…
Công tác khảo sát chất lượng đầu năm học 2015-20l6 của nhà trường cho
thấy HSY môn Vật lí của nhà trường còn nhiều, cụ thể Khối 10 có 64 HSY.
- Riêng 3 lớp 10C6, 10C8 và 10C9 mà tôi giảng dạy, số HSY đầu năm học
là 30 em chiếm tỷ lệ 28 % số HS của 3 lớp này và chiếm tỷ lệ 47 % số HSY của
toàn khối 10.
Xuất phát từ thực trạng trên đối với HSY môn Vật lí ở các lớp 10 mà tôi
giảng dạy, tôi đã nghiên cứu khá kỹ về thực trạng của các HSY này và mạnh dạn
đưa ra các giải pháp khắc phục có hiệu quả như sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
- Thông qua kết quả khảo sát chất lượng đầu năm, tôi lập danh sách HSY riêng.
- Phân tích được các nguyên nhân chính dẫn đến việc các em bị điểm yếu. Xác
định được những kiến thức nào HS hỏng, thiếu để dạy lại.
- Trong quá trình giảng dạy, tôi đã sử dụng hệ thống những câu hỏi gợi mở nhỏ,
dẫn dắt logic cho phù hợp với từng đối tượng HS trong lớp, ưu tiên những câu
hỏi dễ cho đối tượng HSY, tránh các câu hỏi lan man dài dòng khó hiểu không
phù hợp với nội dung, cần xoáy sâu vào trọng tâm của bài học dựa vào chuẩn
kiến thức kĩ năng để khắc sâu kiến thức.
- Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, hướng dẫn HS cách
sử dụng SGK như thế nào cho hợp lí để khai thác hết các dự kiện mà sách mang
lại.
- Giúp HS định hướng đi tìm kết quả thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV để
khai thác hết tác dụng của đồ dùng dạy học.
- Động viên tuyên dương kịp thời những HSY có một bước tiến bộ trong quá

trình học tập, một biểu hiện tích cực hay sáng tạo dù là rất nhỏ.
- Cần xử lí nhẹ nhàng hết các tình huống trong tiết dạy mình gặp phải và phải
đảm bảo được nội dung tối thiểu của tiết học và không gây áp lực lên học sinh.
- Đồng thời huy động các cán sự lớp và những HS khá, giỏi trong lớp động viên
giúp đỡ HSY ôn tập, bổ sung những lỗ hổng về kiến thức, kỹ năng cho các em
dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Tạo phiếu điểm bộ môn dành cho đánh giá kết quả phụ đạo qua từng tháng
điểm.
3
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2015-2016 – Môn Vật lý

- Kết hợp với GVCN thông tin cho phụ huynh HS nắm tình hình học tập của con
em mình sau mỗi tháng. Thông báo lịch phụ đạo về cho phụ huynh nắm.
- Thời gian thực hiện các giải pháp trên: Sau khi có kết quả chất lượng khảo sát
đầu năm học đến cuối năm học.
2.4. Các biện pháp nâng cao kết quả học tập của HSY môn Vật lí
2.4.1. Biện pháp 1. Tìm hiểu thực trạng, làm rõ nguyên nhân, phân loại đối
tượng:
Đầu năm học 2015-2016, tôi đã thực hiện các công việc sau để tìm hiểu
thực trạng, làm rõ nguyên nhân, phân loại đối tượng HS ở các lớp 10C6, 10C8
và 10C9 như sau:
- Thứ nhất, nghiên cứu lí lịch để nắm hoàn cảnh gia đình; điều kiện kinh
tế; nghề nghiệp của phụ huynh; phụ huynh có quan tâm đến việc học tập của con
cái hay không;…
- Thứ hai, tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm để nắm thêm các thông
tin về HSY. Và tôi đã có một bộ hồ sơ để theo dõi từng em HS nói chung và
HSY nói riêng ở các lớp mình giảng dạy, các biện pháp thích hợp đã đề ra để

thực hiện và kết quả sự chuyển biến của HSY theo từng tháng. Kết quả thực hiện
biện pháp này được thống kê ở Bảng 1.
Bảng 1:
DANH SÁCH THEO DÕI HỌC SINH YẾU CÁC LỚP GIẢNG DẠY
Họ và tên

Lớp

STT

Hoàn cảnh
gia đình &

PH quan

Kinh tế

Nghề
nghiệp của
Phụ huynh

tâm việc
học của
con

Khảo
sát
CLđầu
năm


1

Đặng Hải Bình

10C6

Hộ nghèo

Làm ruộng

Mức khá

3.8

2

Nguyễn Thị Chung

10C6

Hộ nghèo

Công nhân

Mức khá

4.0

3


Nguyễn Thị Hạnh

10C6

Trung bình Làm ruộng

Mức tốt

4.8

4

Phạm Thị Hạnh

10C6

Trung bình Làm ruộng

Mức tốt

4.4

5

Nguyễn Thị Hiền

10C6

Trung bình Làm ruộng


Mức tốt

4.6

6

Trần Thị Huệ

10C6

Trung bình Làm ruộng

Mức tốt

4.4

7

Hoàng Thị Lan B

10C6

Khá

Mức tốt

4.6

8


Vũ Thùy Linh

10C6

Trung bình Thương
nhân

Mức tốt

4.8

Làm ruộng

4
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2015-2016 – Môn Vật lý

9

Hoàng Thị Bình

10C8

Trung bình Làm ruộng

Mức khá

4.2


10

Nguyễn Văn Cường

10C8

Trung bình Làm ruộng

Mức khá

4.4

11

Phạm Thị Hà

10C8

Hộ nghèo
+ Con mồ
côi

Mức khá

4.0

12

Phạm Thu Hiền


10C8

Trung bình Công nhân

Mức tốt

4.0

13

Trần Thu Huyền

10C8

Trung bình Làm ruộng

Mức tốt

4.6

14

Trần Văn Minh

10C8

Trung bình Làm ruộng

Mức tốt


4.0

15

Lê Đức Nhân

10C8

Trung bình Làm ruộng

Mức tốt

4.4

16

Vũ Thị Mai

10C8

Khá

Mức TB

4.0

17

Nguyễn Thị Mai


10C8

Trung bình Làm ruộng

Mức TB

4.2

18

Hán Thị Trang

10C8

Khá

Làm ruộng

Mức tốt

4.2

19

Ngô Anh Tú

10C9

Trung bình Công nhân


Mức TB

4.2

20

Vũ Văn Vũ

10C9

Trung bình Công nhân

Mức tốt

4.4

21

Bùi Lan Anh

10C9

Trung bình Làm ruộng

Mức khá

4.2

22


Lê Hoàng Anh

10C9

Trung bình Làm ruộng

Mức khá

4.6

23

Phạm Mai Chinh

10C9

Khá

Mức tốt

4.2

24

Lê Thị Chung

10C9

Trung bình Làm ruộng


Mức khá

4.6

25

Cao Thị Cúc

10C9

Trung bình

Công nhân Mức tốt

4.6

26

Nguyễn Bá Hoàn

10C9

Khá

Làm ruộng

Mức tốt

4.4


27

Nguyễn Xuân Huy

10C9

Trung bình Làm ruộng

Mức khá

4.2

28

Mai Thùy Linh

10C9

Khá

Mức khá

4.0

29

Phạm Văn Thắng

10C9


Trung bình Công nhân

Mức tốt

4.0

Làm ruộng

Thương
nhân

Làm ruộng

Làm ruộng

5
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2015-2016 – Môn Vật lý

30

Hoàng Thị Trang

10C9

Trung bình Làm ruộng


Mức tốt

4.2

2.4.2. Biện pháp 2. Có sự quan tâm đặc biệt với các em HSY
- Các em HSY cần được quan tâm hơn các em khá giỏi. Hãy tạo cơ hội
cho những HSY được thể hiện sự hiểu biết của mình, tạo điều kiện cho các em
được tham gia phát biểu, được thể hiện ý kiến của mình trước bạn bè và trước
lớp. Lắng nghe HS trình bày vấn đề với thái độ chăm chú nhất. Hướng dẫn chi
tiết hơn về những vấn đề mà các em chưa hiểu, luôn tỏ thái độ tôn trọng và động
viên các em.
- Cho các em làm bài tập theo khả năng của mình để HSY không nản chí
và bi quan.
- Giao việc cho HS yếu kém để các em có cảm nhận mình được thầy cô
tin tưởng, thương yêu, được làm việc có ích cho trường, lớp. GV thường xuyên
tìm những việc nhỏ, thích hợp hàng ngày ở lớp để giao cho các em làm. HSY
thường hay nhút nhát, rụt rè, nếu được quan tâm thì các em sẽ mạnh dạn, gần gũi
thầy cô hơn; các em sẽ rất vui, rất tự hào khi cảm thấy mình đã làm được việc có
ích và từ đó học tập tốt hơn.
2.4.3. Biện pháp 3. Có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, sát với từng đối tượng:
Quá trình giảng dạy trong năm học, tôi luôn quan sát và tìm hiểu kỹ các
đối tượng HS trong lớp, nắm rõ những em có lực học trung bình, yếu kém;
những em khá giỏi để giao nhiệm vụ học tập phù hợp cũng như giải các bài tập
theo chủ đề. Mỗi lớp dạy phân chia theo lực
học của HS thành hai loại đối tượng chủ yếu.
- Đối tượng đạt điểm (5 – 6) trở xuống: Những HS này tôi phải quan tâm
nhiều hơn như giúp các em phương pháp học, phương pháp làm bài tập.
- Đối tượng đạt điểm > 6 trở lên: Tôi phải chuẩn bị các dạng bài tập nâng
cao, bài tập tích hợp kiến thức để những đối tượng này làm việc nhiều hơn.
- Xác định các đơn vị kiến thức đầu ra của từng bài hoặc cả chủ đề. Sau

khi dạy xong một bài hoặc một chương, tôi thường nhấn mạnh
kiến thức trọng tâm để HS nói chung và HSY nói riêng nắm vững hơn.
2.4.4. Biện pháp 4. Phát huy vai trò của học sinh khá, giỏi; đôi bạn học tập
Tổ chức nhóm học tập để kèm HSY, phân công HS khá, giỏi giúp đỡ HSY
tiến bộ. Tôi đã tham mưu cho GVCN lớp ghép một HS yếu/kém ngồi gần với
một HS khá/giỏi và việc kèm cặp chủ yếu là dò bài cũ và kiểm tra việc làm bài
tập về nhà của nhau. HS khá giỏi cũng sẽ giúp bạn mình ôn tập kiến thức cũ và
giải quyết các bài tập về nhà.
Sau khảo sát chất lượng đầu năm kết hợp với việc nắm lực học môn Vật lí
của HS ở cấp THCS, tôi đã phân công HS khá, giỏi giúp đỡ HSY như sau:

6
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2015-2016 – Môn Vật lý

Bảng 2:
DANH SÁCH PHÂN CÔNG HS KHÁ, GIỎI GIÚP ĐỠ HSY
(Giúp đỡ trong danh sách theo hàng ngang)

STT

Họ và tên HS khá,
giỏi giúp đỡ HSY

Lớp

Khảo
sát CL

đầu
năm

Họ và tên HSY được
HS khá, giỏi giúp đỡ

Lớp

1

Đỗ Ngọc Ánh

10C6

2

Hoàng Thị Chi

3

Khảo
sát
CLđầu
năm

8.0

Đặng Hải Bình

10C6


3.8

10C6

7.2

Nguyễn Thị Chung

10C6

4.0

Lưu Thị Giang

10C6

7.0

Nguyễn Thị Hạnh

10C6

4.8

4

Hoàng Thị Huệ

10C6


6.6

Phạm Thị Hạnh

10C6

4.4

5

Đỗ Thu Huyền

10C6

8.0

Nguyễn Thị Hiền

10C6

4.6

6

Hoàng Thị Lan A

10C6

6.8


Trần Thị Huệ

10C6

4.4

7

Hoàng Thị Nga

10C6

7.0

Hoàng Thị Lan B

10C6

4.6

8

Hoàng Thị Nhiên

10C6

6.8

Vũ Thùy Linh


10C6

4.8

9

Trần Thị Đào

10C8

6.6

Hoàng Thị Bình

10C8

4.2

10

Trần Thị Hương

10C8

6.8

Nguyễn Văn Cường 10C8

4.4


11

Đoàn Thanh Nghệ

10C8

7.4

Phạm Thị Hà

10C8

4.0

12

Phạm Thị Nguyệt

10C8

7.0

Phạm Thu Hiền

10C8

4.0

13


Tạ Thị Thu

10C8

7.0

Trần Thu Huyền

10C8

4.6

14

Đỗ Thị Thương

10C8

6.8

Trần Văn Minh

10C8

4.0

15

Lê Hồng Nhung


10C8

6.8

Lê Đức Nhân

10C8

4.4

16

Cù Thị Xuân

10C8

7.0

Vũ Thị Mai

10C8

4.0

17

Phí Văn Tú

10C8


6.6

Nguyễn Thị Mai

10C8

4.2

18

Lê Thị Vân

10C8

6.8

Hán Thị Trang

10C8

4.2

7
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2015-2016 – Môn Vật lý

19


Lê Đức Anh

10C9

7.8

Ngô Anh Tú

10C9

4.2

20

Đặng Thị Thúy

10C9

7.0

Vũ Văn Vũ

10C9

4.4

21

Vũ Thị Lan Anh


10C9

7.2

Bùi Lan Anh

10C9

4.2

22

Dương Minh Chính

10C9

8.0

Lê Hoàng Anh

10C9

4.6

23

Vũ Hữu Đạt

10C9


8.2

Phạm Mai Chinh

10C9

4.2

24

Vũ Thị Giang

10C9

8.0

Lê Thị Chung

10C9

4.6

25

Đào Thị Trà My

10C9

8.0


Cao Thị Cúc

10C9

4.6

26

Lê Ngọc Nam

10C9

7.0

Nguyễn Bá Hoàn

10C9

4.4

27

Nguyễn Minh Quang

10C9

6.6

Nguyễn Xuân Huy


10C9

4.2

28

Hoàng Thị Liệu

10C9

6.8

Mai Thùy Linh

10C9

4.0

29

Phạm Văn Đông

10C9

6.6

Phạm Văn Thắng

10C9


4.0

30

Phạm Văn Thái

10C9

6.8

Hoàng Thị Trang

10C9

4.2

2.4.5. Biện pháp 5. Hệ thống kiến thức cơ bản của từng bài, từng chương
- Trong năm học bản thân tôi đã tổ chức dạy cho tất cả đối tượng HSY ở
các lớp tôi giảng dạy và đã hệ thống hóa kiến thức cơ bản của từng bài, từng
chương giúp các em HSY nắm vững hơn kiến thức của từng bài học và từng
chương. Tôi đơn cử một Ví dụ đã thực hiện tốt trong năm học như sau:
VD: Sau khi HS học xong chương VI - CHẤT KHÍ - Vật lí 10 NC, Tôi đã hệ
thống kiến thức cơ bản của chương này và các em HSY đã nắm được kiến thức
cơ bản như sau:
a) Về phương trình trạng thái của khí lí tưởng:
Đã hiểu được: Áp suất, nhiệt độ tuyệt đối và thể tích của một khối khí xác
định quan hệ với nhau theo hệ thức:

PV

= hằng số.
T

b) Về các định luật chất khí:
Nhiều HS đã nắm được:
* Quá trình đẳng nhiệt :
+ T = const (hay T1= T2). Định luật Bôi Lơ-Mariốt.
+ Định luật : Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp
suất tỉ lệ nghịch với thể tích.
+ Biểu thức : pV = const hay p1V1 = p2V2 ( p ~1/V )
8
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2015-2016 – Môn Vật lý

+ Đường đẳng nhiệt : đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích
khi nhiệt độ không đổi.
* Quá trình đẳng tích :
+ V = const (hay V1= V2). Định luật Sac-lơ.
+ Định luật : Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ
lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
+ Biểu thức :

P1 P2
P
= const hay T = T
T
1
2


( p ~T )

+ Đường đẳng tích : đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi
thể tích không đổi.
* Quá trình đẳng áp :
+ p = const (hay p1= p2).
+ Quá trình đẳng áp : Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định,
thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
+ Biểu thức :

V1 V2
V
= const hay T = T
T
1
2

( V ~T )

+ Đường đẳng áp : đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ khi
áp suất không đổi.
+ Chú ý: T = t + 273 (T là số đo nhiệt độ trong nhiệt giai Ken-vin, t là số đo
nhiệt độ trong nhiệt giai Cen-xi-út).
- Trong năm học, tôi đã tổ chức cho HS lớp 10 làm Bài kiểm tra 1 tiết (tiết
69 theo PPCT) như sau:
A. Đề kiểm tra 45 phút Chương: Cơ học chất lưu và chất khí
I. Phần trắc nghiệm (16 câu x 0.25 = 4,0 điểm):
Câu 1: Áp suất thuỷ tĩnh của chất lỏng ở độ sâu h được tính theo công thức nào
sau đây ? Biết áp suất khí quyển p0, khối lượng riêng của chất lỏng ρ .

1
2

A. p = p0 + ρv 2

B. p = p0 + ρgh

1
2

1
2

C. p = p0 + ρv 2 + ρgh D. p = p0 + ρgh

Câu 2: Tính áp suất tuyệt đối p ở độ sâu h = 2000mm dưới mực nước biển. Biết:
khối lượng riêng của nước biển là 103kg/m3, áp suất khí quyển là p0 = 105 pa,
g = 10m/s2.
A. 20100Kpa
B. 20000Kpa
C. 19700Kpa
D. 120Kpa
Câu 3: Một máy nâng thuỷ lực của trạm sửa chữa ôtô dùng không khí nén lên
một pittông có bán kính 10cm. Áp suất được truyền sang 1 pittông khác có bán
kính là 20cm. Tính lực nén nhỏ nhất để nâng được cái ôtô có trọng lượng
1000N.
A. 500N
B. 250N
C. 4000N
D. 2000N

Câu 4: Trong một ống nằm ngang áp suất toàn phần được tính theo công thức
nào sau đây. Biết pa: áp suất thuỷ tĩnh
1
1
2
A. ptp = p a + ρv B. ptp = p a + ρv 2 C. ptp = p a + ρgh D. ptp = p a + ρv 2 + ρgh
2

2

9
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2015-2016 – Môn Vật lý

Câu 5: Lưu lượng nước trong 1 ống nằm ngang là A = 0,02m3/s. Hãy xác định
vận tốc dòng chảy tại nơi có tiết diện S = 400cm2.
A. 0,5m/s
B. 8m/s
C. 0,05m/s
D. 0,08m/s
Câu 6: Công thức nào dưới đây không phù hợp với phương trình trạng thái của
khí lí tưởng ?
A.

pV
= const .
T


B. pV ~ T .

pV

pV

1 1
2 2
C. T = T .
1
2

D.

pT
= const .
V

Câu 7: Một bình kín chứa khí ôxi ở nhiệt độ 20 0C và áp suất 105Pa. Nếu đem
bình phơi nắng ở nhiệt độ 400C thì áp suất khí trong bình là bao nhiêu ?
A. 1,068.105Pa. B. 1,608.105Pa.
C. 0,5.105Pa.
D. 105Pa.
Câu 8: Một xilanh chứa khí có pittông đóng kín ở nhiệt độ 27 0C, áp suất
750mmHg. Nung nóng khối khí đến nhiệt độ 205 0C thì thể tích tăng gấp 1,5lần.
Tính áp suất của khối khí trong xilanh lúc đó ?
A. 796,66mmHg B. 750,4mmHg.
C. 630,5mmHg.
D. 820,1mmHg.
Câu 9: Một khối khí có thể tích 600cm 3 ở nhiệt độ -330C. Hỏi nhiệt độ nào khối

khí có thể tích 750cm3. Biết áp suất không đổi.
A. 230C.
B. 300C.
C. 350C.
D. 270C.
Câu 10: Trong một xilanh của động cơ đốt trong có 2dm 3 hỗn hợp khí dưới áp
suất 1atm và nhiệt độ 270C. Pittông nén xuống làm thể tích giảm 1,8dm 3 và áp
suất tăng thêm 14atm. Nhiệt độ lúc đó là bao nhiêu ?
A. 1600C.
B. 155,30C.
C. 1770C.
D. 1880C
Câu 11: Xét một mol khí ở điều kiện tiêu chuẩn (áp suất 1atm, nhiệt độ 0 0C). Nén
đẳng nhiệt để thể tích bằng 0,5 thể tích ban đầu thì áp suất khí là bao nhiêu ?

A. 2atm.
B. 1atm.
C. 0,5atm.
D. 4atm.
Câu 12: Phát biểu nào sai khi nói về các chất khí?
A. Các phân tử khí ở rất gần nhau
B. Chất khí không có thể tích và hình dạng riêng
C. Lực tương tác giữa các phân tử rất yếu
D. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa nó và nén được dễ dàng
Câu 13: Định luật Sác-lơ chỉ áp dụng được trong quá trình :
A. Khối khí đựng trong bình không đậy kín
B. Khối khí giãn nở tự do
C. Giữ nhiệt độ của khối khí không đổi.
D. Khối khí đựng trong bình kín và bình không dãn nở nhiệt
Câu 14: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí lý tưởng, khi thể tích

giảm đi một nửa thì :
A. áp suất tăng 2 lần
B. áp suất tăng 4 lần
C. áp suất giảm 4 lần
D. áp suất giảm 2 lần
10
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2015-2016 – Môn Vật lý

Câu 15: Tập hợp ba thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí
xác định:
A. thể tích, nhiệt độ, khối lượng
B. áp suất, thể tích, khối lượng
C. áp suất, khối lượng, nhiệt độ
D. áp suất, nhiệt độ, thể tích
Câu 16: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí lý tưởng, khi nhiệt độ
giảm đi một nửa thì :
A. áp suất tăng 2 lần
B. áp suất tăng 4 lần
C. áp suất giảm 4 lần
D. áp suất giảm 2 lần
II. Phần bài tập tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Một ống nằm ngang, tại vị trí 1 tiết diện là 10cm2, tại vị trí 2 là
5cm2. Vận tốc tại vị trí 1 là 5m/s, áp suất tại vị trí 2 là 2.105Pa. Hãy tính:
a) Vận tốc nước tại vị trí 2.
b) Áp suất của nước tại vị trí 1.
c) Lưu lượng A của dòng chảy qua 1 tiết diện của ống.
Câu 2: (3 điểm)

Đặt một ống thẳng, hai đầu hở, theo phương
thẳng đứng trên 1 dòng chảy. Áp suất khí quyển
là p0 = 105Pa. Mực nước trong ống dâng lên cao
20cm (so với miệng ống ở dưới nước). Điểm A’
nằm trên cùng mặt ngang với điểm A và có cùng
A
A’
vận tốc v của dòng chảy. Tính Áp suất tĩnh và áp
suất toàn phần tại A’, khi v = 5m/s.
Biết khối lượng riêng của nước là 103kg/m3, g =10m/s2.
------------------B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. Phần câu hỏi trắc nghiệm: (0,25 điểm / câu x 16 câu = 4 điểm)
1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

11

12

13

14

15

16

B

D

B

B

A

D

A

A


D

C

A

A

D

A

D

D

II. Phần bài tập tự luận: (6 điểm)
Câu 1: Hướng dẫn:
a) ta có: v1S1 = v2S2 suy ra v2 =10m/s………………………………………1.0 đ
b) Áp dụng định luật Becnuli cho ống nằm ngang taị vị trí 1 và 2 ta có:
p1 +

1
1
2
2
ρv1 = p 2 + ρv 2 ⇒ p1 = 2,38.10 5 Ρa …………………………………1.0 đ
2
2


c) A = v1S1 = 0,3 m3/min……………………………………………………..1.0 đ

11
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2015-2016 – Môn Vật lý

Câu 2: Hướng dẫn:
+ Tại A p A = p 0 + ρgh = 10 5 + 10 3.10.0,2 = 102.10 3 Ρa = 102 Kpa …………………1.0 đ
+ A’ ngang với A nên suy ra áp suất tĩnh tại A’ là: pA’ = pA = 102Kpa…………1.0đ
1
2

1
2

+ Áp suất toàn phần tại A’ : p = p A' + ρv 2 = 102.10 3 + .10 3.5 2 = 114,5 Kpa…1.0 đ

- Kết quả đạt được về chất lượng bài kiểm tra trên đối với 30 HSY mà tôi
giảng dạy là:
+ Có 08 HS đạt từ 8,0 điểm trở lên;
+ Có 16 HS đạt từ 6,5 điểm trở lên;
+ Có 06 HS đạt từ 5,0 điểm trở lên;
+ Không có HS nào có điểm dưới 5,0.
2.4.6. Biện pháp 6. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo
định hướng phát triển năng lực HSY
- Trong năm học, tôi đã tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong
giảng dạy với các đối tượng HS nói chung và HSY nói riêng. Chú trọng rèn
luyện năng lực tự học cho HSY.

- Các em đã được rèn luyện kiến thức, kỹ năng, năng lực HS theo 4 mức độ:
biết, hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
- Tạo hứng thú cho các em thông qua việc làm thực hành, những thí nghiệm thực
tế, thi làm những đồ dùng, thí nghiệm trong chương trình, hay các thí nghiệm ảo;
ứng dụng tốt CNTT trong nhiều tiết dạy.
- Thực hiện kiểm tra đánh giá thông qua ma trận đề.
- Tăng cường câu hỏi mở trong các bài học, đánh giá năng lực HSY; chú ý đến
việc đánh giá, giúp đỡ HSY tiến bộ dần dần.
- Tỷ lệ các mức độ câu hỏi trong các đề kiểm tra 45 phút thường: 30% biết, 30%
hiểu, 20% vận dụng, 20% vận dụng cao.
- Thực hiện tốt việc nhận xét, đánh giá kết quả bài kiểm tra của HSY; tự đánh giá
ưu, nhược điểm của từng đề kiểm tra để rút kinh nghiệm cho lần kiểm tra sau đạt
kết quả tốt hơn.
- KẾT QUẢ PHẤN ĐẤU NĂM HỌC 2015-2016 ĐỐI VỚI HSY MÔN VẬT
LÍ Ở CÁC LỚP 10C6, 10C8, 10C9 ĐƯỢC THỐNG KÊ NHƯ SAU:
Bảng 3:
STT

Họ và tên

Lớp

Môn

KSCL
đầu năm

TB

TB


HK I

HK II

Cả
năm

1

Đặng Hải Bình

10C6

Vật lí

3.8

5.7

5.9

5.8

2

Nguyễn Thị Chung

10C6


Vật lí

4.0

6.3

6.6

6.5

12
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2015-2016 – Môn Vật lý

3

Nguyễn Thị Hạnh

10C6

Vật lí

4.8

6.7

7.0


6.9

4

Phạm Thị Hạnh

10C6

Vật lí

4.4

6.4

6.8

6.7

5

Nguyễn Thị Hiền

10C6

Vật lí

4.6

6.7


7.3

7.1

6

Trần Thị Huệ

10C6

Vật lí

4.4

6.4

7.0

6.8

7

Hoàng Thị Lan B

10C6

Vật lí

4.6


6.0

7.5

7.0

8

Vũ Thùy Linh

10C6

Vật lí

4.8

6.8

7.5

7.3

9

Hoàng Thị Bình

10C8

Vật lí


4.2

6.0

6.5

6.3

10

Nguyễn Văn Cường

10C8

Vật lí

4.4

5.6

6.8

6.4

11

Phạm Thị Hà

10C8


Vật lí

4.0

6.1

7.2

6.8

12

Phạm Thu Hiền

10C8

Vật lí

4.0

6.4

7.6

7.2

13

Trần Thu Huyền


10C8

Vật lí

4.6

5.9

7.5

7.0

14

Trần Văn Minh

10C8

Vật lí

4.0

5.0

6.0

5.7

15


Lê Đức Nhân

10C8

Vật lí

3.6

4.8

5.2

5.1

16

Vũ Thị Mai

10C8

Vật lí

4.0

5.9

7.8

7.2


17

Nguyễn Thị Mai

10C8

Vật lí

3.6

6.1

6.5

6.4

18

Hán Thị Trang

10C8

Vật lí

4.2

6.3

7.5


7.1

19

Ngô Anh Tú

10C9

Vật lí

4.6

6.7

7.3

7.1

20

Vũ Văn Vũ

10C9

Vật lí

4.0

5.7


6.4

6.2

21

Bùi Lan Anh

10C9

Vật lí

4.2

5.8

6.5

6.3

22

Lê Hoàng Anh

10C9

Vật lí

4.6


6.4

6.8

6.7

23

Phạm Mai Chinh

10C9

Vật lí

4.2

6.4

6.9

6.7

24

Lê Thị Chung

10C9

Vật lí


4.6

6.5

7.3

7.0

25

Cao Thị Cúc

10C9

Vật lí

4.6

6.4

7.2

6.9

13
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2015-2016 – Môn Vật lý


26

Nguyễn Bá Hoàn

10C9

Vật lí

4.4

6.0

7.4

6.9

27

Nguyễn Xuân Huy

10C9

Vật lí

4.2

6.0

7.3


6.9

28

Mai Thùy Linh

10C9

Vật lí

4.0

6.9

7.2

7.1

29

Phạm Văn Thắng

10C9

Vật lí

4.0

6.3


7.3

7.0

30

Hoàng Thị Trang

10C9

Vật lí

4.2

6.3

7.3

7.0

2.5. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường
Trên đây là một số biện pháp trong năm học 2015-2016 mà tôi đã áp dụng
trong SKKN của mình để giúp các đối tượng HSY lớp 10 - THPT mà tôi trực
tiếp giảng dạy vượt qua được tình trạng yếu kém môn Vật lí. Qua quá trình thực
hiện tôi đã rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Để khắc phục tình trạng HS yếu kém, GV vừa phải cố gắng nâng cao
hiệu quả giảng dạy ở trên lớp vừa phải tăng cường giúp đỡ riêng các em bằng
nhiều biện pháp hữu hiệu khác.
- Để nâng cao kết quả học tập của HSY là một nhiệm vụ khó khăn mà GV

thường phải đối mặt. Để thực hiện những biện pháp giảng dạy với HSY một
cách hiệu quả ngoài năng lực chuyên môn, GV còn phải rèn luyện một số phẩm
chất ý chí nhất định, phải có tâm huyết, yêu người và yêu nghề.
- Bản thân tôi hy vọng SKKN này có khả năng phát triển mở rộng phạm vi
nghiên cứu và ứng dụng ra toàn trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung
nói riêng và Ngành giáo dục của tỉnh nhà trong thời gian của các năm học tiếp
theo.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
- So với cách làm cũ trước đây, sau khi đưa ra SKKN: “MỘT SỐ BIỆN
PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU HỌC TỐT MÔN VẬT LÍ LỚP 10 - THPT”,
bản thân tôi đã áp dụng có hiệu quả và đã đạt được những kết quả tốt trong quá
trình vận dụng SKKN của mình vào thực tiễn giảng dạy. Bản thân tôi đã giúp
cho nhiều đối tượng HSY môn học Vật lí chủ động hơn trong quá trình học tập,
tăng cường thêm tính độc lập và sáng tạo cho HS. Cũng nhờ SKKN này mà năng
lực học tập môn Vật lí của HSY (ở các lớp 10 tôi giảng dạy trong năm học 20152016) được nâng lên. Với bản thân tôi tự nhận thấy SKKN này đã mang lại: tính
thực tiễn; tính khoa học; tính ứng dụng và tính hiệu quả cao trong quá trình giáo
dục nâng cao chất lượng môn Vật lí lớp 10 - THPT với nhiều đối tượng HS yếu
14
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2015-2016 – Môn Vật lý

kém. Điều đó đã được chứng minh qua thực tế bằng chất lượng học tập của các
em, số lượng HS yếu kém ngày càng giảm. Đặc biệt có nhiều tấm gương điển
hình vươn lên trở thành những HS trung bình, khá, giỏi.
- Tóm lại, trong năm học 2015-2016 với SKKN: “Một số biện pháp giúp
học sinh yếu học tốt môn Vật lí lớp 10 - THPT”, bản thân tôi đã giúp được
nhiều đối tượng HSY của những lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy cũng như HSY

của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, được trang bị kiến thức bộ môn ngày một
tốt hơn trong quá trình học tập và đã đạt được nhiều kết quả tốt trong năm học
2015-2016.
3.2. Những kiến nghị, đề xuất
- Cần phối hợp tốt hơn giữa GVBM, GVCN, Nhà trường và cha mẹ HS để
kịp thời vận động và giúp đỡ các em HS yếu kém học tập ngày một thêm tiến bộ.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2016

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Mai Văn Hiển

15
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2015-2016 – Môn Vật lý

Trang
I. MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu

2
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2.1. Thực trạng chung đối với tất cả HS
2
2.2.2. Thực trạng đối với HS học yếu môn Vật lí
2
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3
2.4. Các biện pháp nâng cao kết quả học tập của HSY môn Vật lí
4
2.4.1. BP 1. Tìm hiểu thực trạng, làm rõ nguyên nhân, phân loại đối tượng
4
2.4.2. BP 2. Có sự quan tâm đặc biệt với các em HSY
6
2.4.3. BP 3. Có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, sát với từng đối tượng
6
2.4.4. BP 4. Phát huy vai trò của học sinh khá, giỏi; đôi bạn học tập
6
2.4.5. BP 5. Hệ thống kiến thức cơ bản của từng bài, từng chương
8
2.4.6. BP 6. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo

12
định hướng phát triển năng lực HSY
2.5. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
14
đồng nghiệp và nhà trường
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
14
3.1. Kết luận
14
3.2. Những kiến nghị, đề xuất
15

MỤC LỤC

MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
1. THPT : trung học phổ thông
2. THCS: trung học cơ sở
3. NC: nâng cao
4. PPCT: phân phối chương trình
5. CNTT: công nghệ thông tin
6. SKKN: sáng kiến kinh nghiệm
7. GV : giáo viên
8. HS : học sinh
9. GVCN : giáo viên chủ nhiệm
10. GVBM : giáo viên bộ môn
11. TB: trung bình
12. HSY: học sinh yếu
16
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha



Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2015-2016 – Môn Vật lý

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Kinh nghiệm giáo dục nâng cao chất lượng HS yếu kém của một
số trường THPT trong cả nước.
2/ Tài liệu tập huấn xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra,
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS của Bộ GD-ĐT năm
2014.
3/ Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK lớp 10
THPT môn Vật lí - NXB GD, năm 2006.
4/ SGK mới: Vật lí lớp 10 (chương trình cải cách).
5/ SGV mới: Vật lí lớp 10 (chương trình cải cách).
----------------------------

17
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2015-2016 – Môn Vật lý

18
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2015-2016 – Môn Vật lý

19
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha




×