Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU TIẾN BỘ TRONG HỌC TẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.02 KB, 5 trang )

1. Tên đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU TIẾN BỘ
TRONG HỌC TẬP
2. Đặt vấn đề:
“Làm thế nào để giúp học sinh yếu tiến bộ trong học tập?”
Đó là một câu hỏi, mà tất cả giáo viên chủ nhiệm lớp đều đặt ra ngay từ
đầu năm học khi nhận công tác chủ nhiệm.
Để trả lời được câu hỏi này, mỗi giáo viên tất nhiên sẽ đề ra nhiều biện
pháp khác nhau để giúp học sinh lớp mình – nhưng ai cũng nhận thấy một điểm
chung nhất đó là học sinh yếu thường có những biểu hiện :
- Ít tập trung trong giờ học.
- Thụ động, ít phát biểu.
- Đi học, hay vắng trễ
- Ít tham gia vào các hoạt động chung của lớp
- Ít quan hệ giao tiếp, mặc cảm.
Vậy làm thế nào để giúp các em khắc phục được những hạn chế nói trên
để vươn lên trong học tập - Từ những trăn trở nêu trên tôi đã đề ra “Một số biện
pháp giúp đỡ học sinh yếu trong học tập”
3. Cơ sở lý luận:
Căn cứ hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2010-2011của Phòng GD-ĐT TP
Tam Kỳ
Căn cứ hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2010-2011 của trường TH Trần
Quốc Toản trong công tác chuyên môn có chỉ đạo là: Việc dạy bồi dưỡng học
sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu để nâng cao chất lượng học tập của học sinh là
nhiệm vụ của mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp.
4. Cơ sở thực tiễn:
Lớp 3/3 có : 41 học sinh
Trong đó Nam: 20
Nữ: 21
Một số ít học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn thu nhập thấp,
cha mẹ ít có điều kiện quan tâm đến việc học tập của con cái. Đặc biệt những em


học sinh yếu ở lớp đều có biểu hiện đọc chậm, dễ quên, lâu nhớ, một em bị bệnh
chậm phát triển trí tuệ.
Trước tình hình thực tế đó, tôi nghĩ rằng làm thế nào để giúp các em tiến
bộ trong học tập, đạt chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 và tiếp tục học các lớp trên.
Vì thế tôi đề ra một số biện pháp để giúp học sinh yếu tiến bộ.
5. Nội dung nghiên cứu:
A. Xác định mục đích :
Trong Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 của trường.
Hiệu trưởng nhà trường đã khẳng định : “Uy tín của nhà trường là chất lượng
giáo dục”. Điều đó, đội ngũ giáo viên và bản thân tôi rất tâm đắc vì đó cũng
1
chính là điều trăn trở của mỗi giáo viên chủ nhiệm. Vì qua mỗi đợt kiểm tra đánh
giá chính chất lượng học tập của từng em là thước đo năng lực của mỗi người
thầy. Tính chất của giáo dục là : “ Có thầy giỏi mới có trò hay” nên để từng bước
nâng cao chất lượng cho đối tượng học sinh yếu người giáo viên phải đề ra một
kế hoạch, biện pháp thật chặt chẽ và công việc này phải được thực hiện qua từng
tiết học, môn học một cách cụ thể, thường xuyên. Chính vì lẽ đó tôi đã định
hướng cách tổ chức thực hiện như sau:
B. Tổ chức thực hiện:
5.1 Biện pháp 1: Khảo sát chất lượng đầu năm ( GVCN tự khảo sát lớp
mình phụ trách)
Môn S. lượng Giỏi Khá Trung bình Yếu
T. Việt 41
SL TL SL TL SL TL SL TL
13 31.7 14 34.1 7 17.1 7 17.1
Toán 41
SL TL SL TL SL TL SL TL
9 21.9 10 24.3 13 31.9 9 21.9
5.2 Biện pháp 2 : Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình
Hoàn cảnh gia đình và hoàn cảnh kinh tế là những yếu tố quyết định lớn

đến việc học tập của các em . Vì vậy, việc tìm hiểu hoàn cảnh gia đình , hoàn
cảnh kinh tế giúp giáo viên hiểu rõ HS mình hơn . Từ đó , mới có biện pháp giúp
đỡ.
Qua kết quả tìm hiểu số liệu như sau:
Lớp Số lượng Hoàn cảnh gia đình
Cha mẹ ly dị
Hoàn cảnh kinh tế
khó khăn thu nhập thấp
3/3 9 2 7
5.3 Biện pháp 3: Kiểm tra sách vở, dụng cụ
Tôi thiết nghĩ đây là biện pháp hết sức cần thiết vì nếu các em có đầy đủ
sách vở dụng cụ học tập sẽ giúp các em yên tâm học tập ngay từ đầu năm. Nếu
trường hợp học sinh quá khó khăn về kinh tế thì tôi đi liên hệ các nhà hảo tâm
giúp các em kịp thời hơn.
Vì vậy tôi đã phát phiếu điều tra sách vở, dụng cụ học tập ngay từ đầu
năm học để nắm số lượng
5.4 Biện pháp 4 : Tạo vị trí thuận lợi chỗ ngồi trong lớp
Đối với những em yếu, tôi bố trí ngồi ở hai dãy bàn đầu để giáo viên theo
dõi nhắc nhở, dễ kiểm tra.
5.5 Biện pháp 5: Tổ chức vòng tay nhân ái
2
Giao cho học sinh khá giỏi – 2em giỏi kèm 1 em yếu, mỗi giờ ra chơi sáng
chiều học chung để giúp bạn trong 5 phút đều đặn thường xuyên những kiến thức
đã học được .
5.6 Biện pháp 6: Vận dụng giờ tự học 2 buổi một cách có hiệu quả
+ Đối với môn Toán
Đối với những bài ôn luyện, tôi lại ra những bài đơn giản hơn để các em nắm
chắc lại những kiến thức đã học được. Đối với biện pháp này tôi thực hiện như
sau:
Học sinh học đến bài: “Phép cộng một số có 3 chữ số” thì riêng đối với

những em yếu tôi ra bài phép cộng có hai chữ số, và giảng giải thật kỹ cho các
em dễ hiểu, sau đó giúp các em thực hiện bảng con và bảng lớp và theo dõi thật
kỹ những kỹ năng tính toán của các em để sửa sai kịp thời.
Đối với những em dễ quên, lâu nhớ như khi dạy bài: “ Tìm thành phần
chưa biết của phép tính”. Khi yêu cầu các em nêu các thành phần của phép cộng
thì tôi lại đặt câu hỏi: “ Gia đình của phép cộng gồm có những ai?” để các em dễ
hiểu và vận dụng giải bài tập một cách dễ hơn. Hoặc giải các bài toán có 2 phép
tính – tôi chỉ ôn cho các em giải lại 1 phép tính để các em hiểu kỹ hơn và cho các
em thực hành lại nhiều lần trên bảng lớp để phát hiện sai sót kịp thời sửa chữa.
Sau khi các em đã hiểu và thực hành thành thạo tôi chuyển qua giải bài toán có
hai phép tính thật đơn giản để các em dễ nắm bắt kiến thức.
+ Đối với môn Tiếng Việt:
Tôi cho các em ôn luyện lại phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2 cho thật
chắc và phân môn Chính tả viết riêng 1 quyển Chính tả ở nhà để luyện viết đúng
chính tả và kiểm tra vở viết riêng ở nhà của em 2 lần/ 1 tuần.
5.7 Biện pháp 7: Soạn kiến thức riêng cho các em
Đối với mỗi em học sinh yếu, tôi lập đề cương ôn tập kiểm tra từng kỳ
trong năm với những kiến thức phù hợp soạn riêng cho các em , mỗi em một tập
để tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập.
5.8 Biện pháp 8: Vận dụng truy bài đầu buổi
Tổ chức cho 2 em ngồi học với nhau học nhóm đôi, tổ chức “đôi bạn học
tập” một em giỏi theo dõi kiểm tra một em yếu , trao đổi kiến thức và kiểm tra
bài tập bạn làm ở nhà để giúp bạn.
5.9 Biện pháp 9: Tổ chức ngọai khoá:
Một tuần học, có 3 tiết các em tự học - giờ đó tôi tổ chức ngoại khóa cho các em
cụ thể là:
Tuần 1, 3 môn Tiếng Việt
Tuần 2,4 môn Toán
Hình thức ngọai khoá thường tổ chức dưới dạng Rung chuông vàng, Ô chữ kỳ
diệu - Đố vui có thưởng.

Đặc biệt trong các giờ học này chú ý đến các em học sinh yếu - gợi ý để
các em trả lời – giúp các em học một cách tự giác, chủ động, vui vẻ.
3
6. Kết quả nghiên cứu:
Qua chất lượng 2 kỳ kiểm tra giữa kỳ 1 và cuối kỳ 1 tôi nhận thấy với vài
biện pháp giúp HS yếu tiến bộ trong học tập – HS đã có nhiều tiến bộ trong học
tập – HS đã có nhiều chuyển biến rõ rệt – xoá được tỉ lệ HS trung bình, yếu giúp
các em tự tin trong học tập .
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG HỌC SINH
* Giữa kỳ 1
Môn S. lượng Giỏi Khá Trung bình Yếu
T. Việt 41
SL TL SL TL SL TL Không còn
học sinh yếu
40 97,6 1 2,4
Toán 40 40 97,6 1 2,4
Không còn
học sinh yếu
*Cuối kỳ 1
Môn S. lượng Giỏi Khá Trung bình Yếu
T. Việt 41
SL TL SL TL SL TL Không còn
học sinh yếu
39 95,2 1 2,4 1 2,4
Toán 41 37 90,4 3 7,2 1 2,4
Không còn
học sinh yếu
7. Kết luận :
Qua thực tế, một vài biện pháp cải tiến trên được áp dụng trong năm học
đã có kết quả tốt hơn trước đây, học sinh đi vào nề nếp học tập – các em đã xoá

dần đi những mặc cảm tự ti- gần gũi với bạn bè và mạnh dạn hơn trong học tập.
Tuy các biện pháp trên của bản thân tôi chưa được đầy đủ nhưng đã áp
dụng vào thực tế lớp chủ nhiệm hạn chế được số lượng học sinh yếu trong lớp,
tạo được tình cảm giữa thầy và trò gần gũi nhau hơn góp phần tiếp tục hưởng
ứng cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực” của Bộ
GD&ĐT phát động.
8. Đề nghị:
Nhà trường có kế hoạch tổ chức phụ đạo học sinh yếu mỗi tuần một buổi
ngay từ đầu năm học.
Tam Kỳ, ngày 26 tháng 4 năm 2009
Người viết
Bùi Thị Hòa

4
5

×