A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vật lý là một bộ môn khoa học gắn liền với đời sống thực tiễn. Do vậy,
học vật lý ngoài hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện, học sinh còn
có được những kỹ năng lao động nghề nghiệp, giải quyết được những vẫn đề mà
thực tiễn đặt ra. Một trong những vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu hiện nay
là vấn đề bảo vệ môi trường. Môi trường chúng ta đang bị huỷ hoại nghiêm
trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống con người.
Nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường là do tiến
trình công nghiệp hoá, sự yếu kém trong việc xử lý chất thải, đặc biệt là sự thiếu
ý thức, thiếu hiểu biết và thiếu trách nhiệm của con người đối với môi trường
sống. Để việc bảo vệ môi trường thực sự có hiệu quả thì bên cạnh những chính
sách của Đảng và Nhà nước thì ý thức của mỗi người dân trong việc bảo vệ môi
trường đóng vai trò hết sức quan trọng. Do đó việc giáo dục cho học sinh ý thức
bảo vệ môi trường từ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường là yêu cầu cấp thiết
của ngành giáo dục nói riêng và của toàn xã hội nói chung.
Là một giáo viên vật lý tôi nhận thấy trong quá trình giảng dạy ngoài việc
truyền đạt cho các em những kiến thức khoa học bộ môn thì việc tích hợp giáo
dục bảo vệ môi trường vào trong quá trình dạy học là rất cần thiết. Vì vậy tôi
muốn trình bày một phương pháp để cùng trao đổi và nhận được sự góp ý của
quý thầy cô thông qua sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp tích hợp giáo dục
bảo vệ môi trường trong dạy học một số bài phần cơ học môn vật lý 10
2. Mục đích nghiên cứu
Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lý nhằm mục đích
để các em hiểu được bản chất của vấn đề về môi trường cũng như tính phức tạp,
1
quan hệ nhiều mặt, tính hữu hạn của tài nguyên, thiên nhiên và khả năng chịu tải
của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển. Bên cạnh đó
nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các vấn đề về môi trường như
một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển. Từ đó có thái độ, có ý thức
trách nhiệm, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung đề tài “Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong
dạy học một số bài phần cơ học môn vật lý 10” được nghiên cứu và thực hiện
dựa vào đặc điểm tâm sinh lý cũng như hiểu biết và nhận thức về các vấn đề xã
hội của học sinh lớp 10 tại Trường THPT Trần Phú. Bên cạnh đó còn dựa vào
quá trình dạy và học.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin từ: Sách báo, thông tin đại chúng, chương trình truyền
hình, internet… Xử lý thông tin thông qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu, dự
giờ, trao đổi thông tin cùng đồng nghiệp… Điều tra, khảo sát thông qua tình
hình thực tế tại địa phương. Để từ đó đưa ra các giải pháp trong quá trình giáo
dục bảo vệ môi trường trong quá trình dạy học, cũng như tham gia các hoạt
động thực tế để bảo vệ môi trường tại địa phương.
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Tích hợp nói chung và tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường nói riêng
ngoài việc cung cấp thêm cho các em học sinh có kiến thức thực tiễn, nhận thức
đúng đắn, ý thức về hành vi của mình đối với xã hội và môi trường. Ngoài ra
việc giáo dục tích hợp còn giúp cho các em có hứng thú hơn đối với môn học, để
từ đó các em có thể tìm hiểu sâu hơn về các lĩnh vực môn học nhằm phát huy
năng lực và trí tuệ của học sinh.
Sau kết quả đạt được của năm 2015, tôi tiếp tục hoàn thiện và xây dựng các
2
nội dung tích hợp mới, đa dạng và phong phú hơn về tài liệu, về các dẫn chứng
thực tiễn... Bên cạnh đó tôi đánh giá mức độ hứng thú của các em học sinh khi
học môn vật lý trong quá trình trước và sau khi lồng ghép nội dung tích hợp vào
trong từng bài học với các nội dung phù hợp.
3
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường sử dụng hình
thức liên hệ là hình thức tích hợp các kiến thức giáo dục môi trường không được
nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức của bài học, giáo viên có
thể bổ sung các kiến thức về môi trường(như các hiện tượng, số liệu về tình
trạng môi trường, tình trạng sử dụng các nguồn tài nguyên...) vào bài giảng trên
lớp dưới hình thức các ví dụ, các tình huống học tập, ở đó học sinh vận dụng các
kiến thức vào thực tế, có liên quan tới vấn đề môi trường.
Để hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ và phát huy năng lực tự lực, tích
cực của học sinh trong giảng dạy giáo viên có nhiều phương pháp dạy học khác
nhau và có nhiều biện pháp thực hiện. Một trong những biện pháp có hiệu quả là
giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự học của
học sinh. Khi soạn giáo án, việc xây dựng hệ thống câu hỏi giáo dục bảo vệ môi
trường được giáo viên thường xuyên tiến hành hầu hết ở các bài có tích hợp môi
trường mang lại kết quả cao trong việc thực hiện mục tiêu của mỗi phần, mỗi
bài, mỗi chương. Việc thường xuyên xây dựng các câu hỏi liên quan đến vấn đề
bảo vệ môi trường sẽ đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề cần giải
quyết, mà muốn giải quyết được những vấn đề đó học sinh phải tích cực vận
động linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã có để hoàn thành nội dung giáo viên
đưa ra. Vì vậy tăng cường tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường là việc làm cần
thiết và cấp bách đối với mỗi giáo viên hiện nay.
2. Thực trạng vấn đề
Thực tế hiện nay hầu hết các em học sinh đã có những nhận biết nhất định
về sự ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển của xã hội loài người thông
qua các môn học, việc xem truyền hình, các hoạt động thực tế ở nhà trường và
địa phương…Tuy nhiên các em học sinh còn thiếu kiến thức về phương pháp
4
bảo vệ môi trường, chưa có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường
một cách có hiệu quả.
Hiện nay trong các tiết học, bài học phần lớn giáo viên thường không đề
cập đến phần liên hệ thực tế sau mỗi bài học vì một số nguyên nhân sau: Thời
gian tiết học không đủ, phần liên hệ không có hoặc có thì chỉ là phần phụ, nhiều
thầy cô ít có kĩ năng thực tế và cũng chưa thực quan tâm tới việc phải giáo dục
cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường. Đại đa phần học sinh lại chưa có kỹ
năng thu nhận thông tin về vấn đề ô nhiễm môi trường từ mọi phương tiện để
làm vốn kiến thức. Vì vậy học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước chưa
có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường hay đã quên mất trách nhiệm bảo vệ
môi trường của bản thân. Minh chứng điều này là hiện nay các em vẫn còn là
nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường như xả rác bừa bãi, sử dụng
nguồn nước lãng phí, thờ ơ với những hành động gây ô nhiễm môi trường của
người khác…
Trường THPT Trần Phú – huyện Nga Sơn với sự chỉ đạo quyết liệt của
Ban Giám Hiệu, sự đồng lòng, nỗ lực quyết tâm của các thầy cô giáo, sự phấn
đấu không ngừng của học sinh trong nhà trường đã tạo ra một môi trường học
tập với cảnh quan xanh-sạch-đẹp. Các em tích cực tham gia các hoạt động của
đoàn trường như nạo vét kênh mương, vớt bèo khơi thông dòng chảy...Với mục
tiêu giáo dục toàn diện để cho các em có kiến thức, kĩ năng về môi trường và
phương pháp bảo vệ môi trường thật sự có hiệu quả, từ đó có những hành động
thiết thực để bảo vệ môi trường.
3. Giải pháp để giải quyết vấn đề
Hiện nay chúng ta đang đứng trước tình trạng môi trường bị suy thoái
nghiêm trọng. Tuy nhiên việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở
các cấp học, bậc học chưa mang lại hiệu quả, học sinh những chủ nhân tương lai
của đất nước chưa nhận thức được tầm quan trọng của bản thân trong việc bảo
vệ môi trường, như thế môi trường ngày càng mất cân bằng sinh thái đe doạ
nghiêm trọng tới cuộc sống con người.
5
Đối với bộ môn Vật lí, việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh cần
thông qua các nội dung của từng bài học cụ thể trong chương trình. Hiện nay với
sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm những tư liệu
những hình ảnh sinh động, những đoạn video ấn tượng phù hợp với yêu cầu của
quá trình tích hợp để đưa vào bài giảng. Kết hợp với việc dùng máy tính và máy
projecter có thể đưa ra những hình ảnh, video... về các vấn đề của môi trường,
giúp các em có một tư duy trực quan, sinh động về tình trạng ô nhiễm môi
trường hiện nay.
Trong chương trình vật lý 10 cơ bản. Trong các năm giảng dạy, tôi đã chủ
động sử dụng phương pháp tích hợp giáo dục kiến thức bảo vệ môi trường vào
trong các bài dạy cụ thể. Tôi xin trình bày một số bài có nội dung tích hợp giáo
dục bảo vệ môi trường, mong các thầy cô đồng nghiệp chia sẻ và góp ý.
Bài 13: Lực ma sát
Địa chỉ tích hợp:
- Lực ma sát sinh ra khi một vật chịu tác dụng của lực có xu hướng làm vật
chuyển động hoặc làm vật chuyển động trên bề mặt của vật khác.
- Vai trò của lực ma sát với đời sống.
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường:
- Kiến thức môi trường:
+ Trong quá trình lưu thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa
các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh và vành bánh xe làm phát sinh
các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi khí này gây ra tác hại to lớn đối
với môi trường, ảnh hưởng đến sự hô hấp của cơ thể người, sự sống của sinh vật
và sự quang hợp của cây xanh.
+ Nếu đường nhiều bùn đất, xe đi trên đường có thể bị trượt dễ gây ra tai nạn,
đặc biệt khi trời mưa và lốp xe bị mòn.
- Biện pháp:
6
+ Để giảm thiểu tác hại này cần giảm số phương tiện giao thông trên đường và
cấm các loại phương tiện đã hết hạn đăng kiểm, không đảm bảo chất lượng. Các
phương tiện tham gia giao thông cần đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải và an
toàn đối với môi trường.
+ Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng xe và vệ sinh mặt đường sạch sẽ.
- Bài học rút ra cho học sinh:
+ Giúp học sinh hiểu được vai trò của lực ma sát trong đời sống để từ đó tận
dụng được những mặt lợi và khắc phục những mặt tác hại.
+ Khi tham gia giao thông ngoài việc chấp hành nghiêm chỉnh qui định luật giao
thông, thì chúng ta cần phải chú ý đến điều kiện ma sát của mặt đường nhằm hạn
chế tai nạn.
Tư liệu giáo dục bảo vệ môi trường:
Lực ma sát đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển động của các
vật. Nếu lực ma sát giữa mặt đường và vật mà lớn việc chuyển động khó khăn
hơn và tốn nhiều nhiên liệu hơn. Tuy nhiên, khi lực ma sát nhỏ là một trong
những nguyên nhân dễ xảy ra các vụ tai nạn. Những vụ tai nạn giao thông không
những thiệt hại về người, tài sản mà có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng
đến môi trường sinh thái. Có nhiều tàu chở dầu bị tai nạn làm dầu loang rộng
trên mặt biển chẳng hạn như: Tàu Prestige chở hơn 77000 tấn dầu chìm ngoài
khơi vùng biển Tây Ban Nha làm tràn dầu trên biển trở thành sự cố tràn dầu
nguy hại nhất từ trước đến nay; Vụ tai nạn xảy ra trên vịnh Colombia, khi tàu
dầu Crccow Esmerald (Singapore) và một tàu kéo đâm vào nhau ở gần cửa sông
Leon, thuộc vùng Uraba, Antioquia đã làm hơn 3.700 lít dầu tràn xuống biển
Caribbean; Tàu chở cần trục đâm phải tàu chở dầu ngoài khơi phía Tây Hàn
Quốc khiến 66000 thùng dầu thô bị tràn ra biển... công việc khắc phục hậu quả
gặp nhiều khó khăn, làm cho không khí không thể khuếch tán vào nước làm chết
rất nhiều sinh vật sống trong lòng đại dương, đồng thời cũng ảnh hưởng đến
nhiều loài sinh vật biển khác nữa.
7
Vụ tai nạn tàu chở dầu xảy ra trên vịnh Colombia
Vệt dầu loang để lại trên biển sau vụ va chạm của tàu chở dầu ở Hàn Quốc
8
Bài 24: Công và Công suất
Địa chỉ tích hợp: Công cơ học phụ thuộc hai yếu tố: Lực tác dụng và
quãng đường di chuyển.
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường:
- Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật không di chuyển thì không có công cơ
học, nhưng con người và máy móc vẫn tiêu tốn năng lượng. Trong giao thông
vận tải, các đường gồ ghề làm các phương tiện di chuyển khó khăn, máy móc
cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Tại các đô thị lớn, mật độ giao thông đông,
nạn tắc đường thường xuyên xảy ra. Khi đó các phương tiện tiêu tốn một lượng
nhiên liệu nhiều hơn để đạt được mục đích của mình trong quá trình di chuyển,
vì vậy làm cho lượng khí thải tăng lên.
- Giải pháp: Cải thiện chất lượng đường giao thông và thực hiện các giải pháp
đồng bộ nhằm giảm ách tắc giao thông, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng
lượng.
- Bài học rút ra cho học sinh:
+ Tích cực tham các hoạt động thiết thực để giảm lược khí thải của các động cơ:
tham gia giao thông bằng các phương tiện công cộng, sử dụng xe đạp, xe thân
thiện với môi trường.
+ Tham gia ngày tết, ngày hội trồng cây. Có ý thức và tuyên truyền việc bảo vệ
Rừng
Tư liệu giáo dục bảo vệ môi trường:
- Sự ra đời của động cơ đốt trong đánh dấu bước ngoạt lịch sử trong sự phát
triển của con người, ngoài việc giúp cho năng suất lao động của con người được
tăng lên vượt bậc thì nó còn giúp ích cho khoảng cách giữa các nơi trên thế giới
được thu hẹp lại theo không gian, thời gian.
- Một vấn đề đặt ra với nhân loại là phần lớn các loại động cơ đốt trong hiện nay
đang sử dụng các loại nhiên liệu như: dầu Điêzen, xăng nên lượng khí thải tạo ra
khi đốt cháy các loại nhiên liệu này là rất lớn và nó là nguyên nhân chính để gây
ra hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng lên, huỷ hoại các hệ sinh thái...
9
Ùn tắc giao thông trên đường cao tốc Apapa-Oshodi, vùng ngoại ô Lagos –
thành phố đông dân nhất Châu Phi tại Nigeria.
Khói bụi của động cơ và máy móc công nghiệp
10
Khí thải từ máy bay làm ô nhiễm khu vực nhạy cảm nhất của khí quyển.
Dưới mặt đất, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Trên cao, các
khí độc hại như nitơ ôxit, sulfur ôxit, hydrocarbon… gây ô nhiễm tầng ozone và
góp phần làm tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng dần
lên. Mỗi ngày, trên thế giới có khoảng 20.000 máy bay hoạt động trên không.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế tối đa lượng khí thải gây ô nhiễm của
máy bay
Giải pháp giải cứu hành tinh: Cấm sử dụng các loại phương tiện đã hết hạn đăng
kiểm vì các loại phương tiện này không những gây mất an toàn trong quá trình
tham gia giao thông mà còn tạo ra lượng khí thải vượt quá mức quy định. Tuyên
truyền, khuyến khích việc sử dụng và nâng cao chất lượng các phương tiện công
cộng, hạn chế sử dụng các phương tiện cá nhân. Ngoài ra một giải pháp khác
cho vấn đề hạn chế khí thải gây ô nhiễm của máy bay nói riêng và các loại động
cơ Điêzen nói chung là sử dụng các loại nhiên liệu sinh học để thay thế hoàn
toàn cho nhiên liệu xăng, dầu đang được sử dụng hiện nay.
11
Ngày hội không có khói xe.
Sử dụng các nguồn năng lượng sạch là biện pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường
Bài 26: Thế năng
Địa chỉ tích hợp: Khi các vật ở độ cao h so với mặt đất(mốc thế năng) thì
vật có khả năng sinh công
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường:
- Trong quá trình phát triển con người luôn biết cách sử dụng hiệu quả các
nguồn năng lượng tự nhiên hay nguồn năng lượng nhân tạo. Việc sử dụng các
12
nguồn năng lượng này có thể bằng cách chúng ta tích trữ cho các vật nguồn
năng lượng dưới dạng thế năng của chúng như:
+ Đưa các quả nặng trong Búa Máy lên độ cao h để sử dụng đóng các cọc Bê
Tông trong các công trình xây dựng.
+ Tích trữ nước trong các đập để lợi dụng sức nước làm quay tuabin trong các tổ
máy của nhà máy thuỷ điện.
- vấn đề đặt ra là khi chúng ta sử dụng đập thuỷ điện nhằm lợi dụng sức nước để
tạo ra nguồn điện chúng ta được gì và chúng ta mất gì trong sự phát triển bền
vững mà vấn đề bảo vệ môi trường luôn được ưu tiên
- Bài học rút ra cho học sinh:
+Tiết kiệm điện bằng mọi cách và mọi biện pháp có thể. Tắt khi không sử dụng,
khuyến khích sử dụng các thiết bị nhằm tiết kiệm điện năng
+Tích cực tuyên truyền về việc tiết kiệm điện
Tư liệu giáo dục bảo vệ môi trường:
- Nguồn năng lượng thuỷ điện có rất nhiều điều hấp dẫn với các quốc gia hàng
trăm năm nay. Đó là thuỷ điện có giá thành rẻ, tuổi thọ của các công trình thuỷ
điện cao. Công trình thuỷ điện đa dụng, không chỉ có thể phát ra điện năng mà
còn có khả năng kiểm soát lũ lụt vào mùa mưa, tưới tiêu vào mùa khô. Ngoài ra
các đập và hồ thuỷ điện còn là địa điểm du lịch.
- Tuy nhiên mặt trái của các nhà máy thuỷ điện đó là: Phá vỡ cân bằng sinh thái
ở cả thượng lưu và hạ lưu của con sông. Thuỷ điện có thể làm mất đi cả một nền
văn hoá. Khi xây dựng thuỷ điện sẽ phải tái định cư điều này làm tổn hại tới vật
chất và tinh thần cho nhân dân. Lượng khí Methanol do các công trình thuỷ điện
sinh ra là rất lớn góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính. Đặc biệt đã có một số đập
thuỷ điện từng gây ra những thảm hoạ kinh khủng, như sự cố tràn đập Vajont ở
Italia năm 1063, thảm hoạ vỡ Đập Bản Kiều ở Trung Quốc năm 1975... ở Việt
Nam sự cố dò nước ở thân đập Sông Tranh 2 đang là vấn đề các nhà chức trách
và nhân dân đặc biệt quan tâm.
13
Lũ lụt ở miền Trung có nguyên nhân xả lũ của các đập thủy điện
Sự cố thuỷ điện Sông Tranh 2
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường trong dạy học một số bài phần cơ học môn vật lý 10” mà tôi đã trình
bày trên đây được phát triển và hoàn thiện từ sáng kiến kinh nghiệm năm 2015
14
đã được Hội Đồng Khoa Học Ngành xếp loại B cấp ngành. Sau thời gian hai
năm tôi áp dụng phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các bài
giảng trong quá trình giảng dạy một số bài phần cơ học vật lý 10 nói riêng và
môn vật lý nói chung, tôi đã thu được những thành công nhất định. Thứ nhất,
các em có hứng thú hơn về môn học. Có nhiều nội dung, hình ảnh thực tế đã tạo
ra cho các em sự tranh luận sôi nổi, qua đó thể hiện về sự hiểu biết, nhiều em đã
tỏ ra có những am hiểu rất sâu sắc về các vấn đề môi trường hiện nay ở việt nam
cũng như trên thế giới. Thứ hai, các em đã có những hành động thiết thực để bảo
vệ môi trường như hàng tuần các em làm tổng vệ sinh phòng học, nhà để xe; tự
giác trong việc làm sạch các khu vực trong khuôn viên nhà trường do ban lao
động nhà trường quy định cho mỗi đơn vị lớp. Tích cực tham gia vào công việc
của phong trào đoàn như: Nạo vét kênh mương, vớt bèo khơi thông dòng chảy,
dọn vệ sinh con đường tự quản của đoàn thanh niên Trường THPT Trần Phú.
Trên cương vị là tổ trưởng chuyên môn, khi xây dựng kế hoạch hoạt động
của chuyên môn về việc soạn giảng thì nội dung liên hệ kiến thức bài học với
đời sống thực tiễn đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường đã được các đồng chí tổ
viên thống nhất cao. Từ đó chúng tôi bắt đầu có kế hoạch tổ chức xây dựng các
địa chỉ, nội dung, tài kiệu tích hợp... với quy mô cho toàn bộ chương trình vật lý
phổ thông.
Thông qua việc giáo dục bảo vệ môi trường còn tạo cho các em có hứng
thú học tập đối với bộ môn vật lý. Qua quá trình triển khai, mức độ hứng thú
được đánh giá qua kết quả học tập của các em học sinh tại các lớp mà tôi trực
tiếp giảng dạy qua một số năm:
TT
Lớp
Năm học
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
10A
2013-2014
43
6
13,95
15
34,9
22
51,15
0
0
0
0
2
10A
2015-2016
44
5
11,36
18
40,9
21
47,74
0
0
0
0
3
10A
2016-2017
37
18
48,65
17
45,9
2
5,45
0
0
0
0
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
15
1. Kết luận
Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các môn học nói chung và bộ môn
vật lý nói riêng, là một việc làm thiết thực và có ý nghĩa. Nó không chỉ giúp giáo
dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên ở xung quanh mà còn
chỉ giúp cho các em xác lập được mối quan hệ giữa tự nhiên với con người và sự
phát triển kinh tế.
Muốn đạt được hiệu quả cao trong quá trình giáo dục bảo vệ môi trường
thông qua các tiết học, bài học bằng phương pháp tích hợp, thì mỗi thầy cô phải
có ý thức tìm hiểu các kiến thức về môi trường, nắm vững các phương pháp và
đặc biệt là có tâm huyết, lòng say mê và tình yêu với vấn đề mà mình đưa ra.
2. Kiến nghị
Nhà trường cần trang bị thêm các máy chiếu projecter tại các phòng học, để
cho các thầy cô có điều kiện đưa các hình ảnh, các đoạn video... trong các tiết
học có nội dung tích hợp bảo vệ môi trường được thuận lợi hơn.
Đoàn trường cần kết hợp cùng với nhà trường tổ chức các cuộc thi như:
Đường lên đỉnh Olympia, âm vang xứ thanh, rung chuông vàng... tại cơ sở.
Trong đó có những câu hỏi về môi trường, để từ đó giáo dục cho các em về ý
thức bảo vệ môi trường.
Vấn đề bảo vệ môi trường từ lâu không còn là vấn đề mới mẻ, nhưng thực
sự để nó có hiệu quả hay không thì phải có sự chung tay, góp sức của tất cả các
thành viên trong xã hội. Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi trong
quá trình giảng dạy lồng ghép các vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường vào trong
các giờ học môn Vật Lý. Tôi rất mong được sự góp ý, chia sẻ của các đồng
nghiệp, để sáng kiến kinh nghiệm của tôi đạt kết quả cao hơn trong thực tiễn
giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm
16
2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết:
Nguyễn Văn Quang
17
Mục lục:
Nội dung
Trang
A. MỞ ĐẦU.………………………………………………………...
1
1. Lý do chọn đề tài…………….……………………………………
1
2. Mục đích nghiên cứu…..……….…………………………………
1
3. Đối tượng nghiên cứu…………..…………………………………
2
4. Phương pháp nghiên cứu ………..……………………………….
2
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm ……………………
2
B. NỘI DUNG…………………..…………………………………..
4
1. Cơ sở lí luận………….…………………………………………...
4
2. Thực trạng vấn đề….……………………………………………..
4
3. Giải pháp để giải quyết vấn đề …………………………………..
5
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm……..………………………
14
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………...
16
1. Kết luận…………………………………………………………...
16
2. Kiến nghị……………...…………………………………………..
16
18