SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Bài 21
“Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam
trong những năm cuối thế kỷ XIX”
Lớp 11 - Chương trình chuẩn.
Người thực hiện: Vũ Thành Long
Chức vụ: TTCM
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Lịch sử
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
MỤC LỤC
1
MỞ ĐẦU
3
1.1.
Lí do chọn đề tài
3
1.2.
Mục đích nghiên cứu
3
1.3.
Đối tượng nghiên cứu
4
1.4.
Phương pháp nghiên cứu
4
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
6
2.1.
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
6
2.2.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
7
2.3.
Các giải pháp đã sửa dụng để giải quyết vấn đề
9
2.4.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
11
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
3.1.
Kết luận
19
3.2.
Kiến nghị
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
PHỤ LỤC
21
2
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Việc vận dụng kiến thức liên môn với môn Văn học, Địa lý và ứng dụng
Công nghệ thông tin làm cho hiệu quả của bài học Lịch sử nói riêng, môn học Lịch
sử nói chung được nâng cao. Giúp cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú.
Đồng thời làm cho các em hình dung được một cách chân thực, sinh động về những
cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong lịch sử gắn liền với truyền thống dựng nước
và giữ nước của cha ông ta từ xa xưa. Qua đó giúp hình thành ở các em thái độ biết
ơn, biết quý trọng những con người, những vị anh hùng dân tộc có công dựng nước
và giữ nước; đồng thời tự hào hơn về truyền thống vẻ vang, hào hùng của dân tộc
một thời. Có kỹ năng vận dụng tốt kiến tức liên môn một cách linh hoạt, tiếp thu
tốt.
Dùng tài liệu văn học để khắc sâu kiến thức: giáo viên khi dạy hoc lịch sử
biết khắc sâu những kiến thức cơ bản bằng các phương pháp phù hợp sẽ giúp học
sinh hiểu bài sâu sắc trên cơ sở nhận thức của các em được nâng lên ở mức khái
quát lý luận, việc khắc sâu kiến thức cũng là một yếu tố quan trong trong việc giáo
dục tư tưởng chính trị để hình thành thế giới quan và phát huy năng lực tư duy của
học sinh. Tài liệu văn học trong nhiều trường hợp là nguồn sử liệu đáng tin cậy
khắc hoạ một sự kiện hay khái quát một thời kì lịch sử.
Dùng tài liệu địa lý: Sự kiện lịch sử gắn liền với vị trí không gian nhất định.
Nhiều sự kiện lịch sử xảy ra bắt nguồn từ đặc điểm địa lý hoặc do điều kiện địa lý,
tác động và chi phối. Do vậy kiến thức địa lý có nghĩa đặc biệt quan trọng trong
dạy học lịch sử. Bài học lịch sử gắn liền với bản đồ và kiến thức địa lý luôn tạo ra
sự hấp dẫn, giúp học sinh nắm chắc sự kiện, biết lý giải bản chất của sự kiện qua sự
chi phối của yếu tố địa lý.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động
hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào
quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.
- Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học
sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một
vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề
một cách thấu đáo.
- Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học.
- Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp.
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa.
Bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình
huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới
cuộc sống.
3
- Dạy cho học sinh sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể
Thay vì tham nhồi nhét cho học sinh nhiều kiến thức lí thuyết đủ loại, dạy
học tích hợp chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học
được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm
người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập.
- Xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học
Trong quá trình học tập, học sinh có thể lần lượt học những môn học khác
nhau, những phần khác nhau trong mỗi môn học nhưng học sinh phải biết đặt các
khái niệm đã học trong những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học
cũng như giữa các môn học khác nhau. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính
hệ thống phải càng cao, có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức
và mới vận dụng được kiến thức đã học khi phải đương đầu với một tình huống
thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp.
- Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn
Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lí
những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho
quá trình học tập tiếp theo.
Mục đích là để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong
trường phổ thông, tập trung vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm
tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; đồng thời giúp cho cán
bộ quản lý, giáo viên bước đầu chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề
dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn.
Mặt khác xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề theo hình thức,
phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực
học sinh, tạo tiền đề tích cực cho việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình và
SGK giáo dục phổ thông sau năm 2016.
Nghiên cứu đề tài tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử nhằm
gây hứng thú học tập cho học sinh khắc sâu kiến thức và hiểu biết
1. 3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh khối 11 trường THPT Nguyễn Thị Lợi – Sầm Sơn.
- Trên cơ sở vận dụng quan điểm tích hợp tìm hiểu kiến thức các môn văn
học, địa lý, công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
- Các em nắm vững kiến thức bộ môn trên cơ sở vận dụng tích hợp giải
quyết tình huống cụ thể.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp
vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như
liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần,( Phần nội dung bài học, phần bài tập
4
hay là tổng kết toàn bài...) Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao
cho lô gic và hài hòa....từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học
sinh.
- Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, giáo viên có thể sử dụng một số
phương pháp để dạy học tích hợp như sau:
+ Dạy học theo dự án.
+ Phương pháp trực quan.
+ Phương pháp thực địa.
+ Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp khăn trải bàn . . . . . .
Trong các phương pháp trên, chúng ta thường sử dụng phương pháp thứ tư
đó là: Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học đặt và
giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó GV tạo ra những tình huống có
vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng
tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và
đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học
đặt và giải quyết vấn là “tình huống gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất
hiện tình huống có vấn đề”.
- Ứng dụng công nghệ thông tin để nắm rõ vị trí địa lý của các cuộc khởi
nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần Vương.
- Vận dụng kiến thức văn học, địa lý, tin học để hiểu sâu sắc và cụ thể chân
thực hơn về bài học.
Với việc kết hợp kiến thức liên môn sẽ làm cho bài học lịch sử sống động
hơn, cụ thể và chân thực hơn, giúp gia tăng sự hứng thú với môn học Lịch sử. Đồng
thời cũng từ đó giúp chúng ta thêm ý thức và tự hào về truyền thống của dân tộc, tự
hào về những trang sử vẻ vang hào hùng của cha ông trong quá khứ. Qua đó cũng ý
thức hơn về việc vận dụng một cách linh hoạt kiến thức các môn học khác nhau để
giải quyết những tình huống được đặt ra trong học tập cũng như trong cuộc sống.
- Bảng thông minh, máy chiếu màn hình CLD.
- Sử dụng tài liệu Văn học.
- Sử dụng tài liệu Địa lý.
- Sử dựng phần mềm dạy học.
Việc sử dụng kiến thức liên môn với các môn học khác đóng vai trò quan
trọng. Trong đó không thể không kể đến môn lịch sử. Việc xác định điều kiện tự
nhiên, khí hậu địa hình của một khu vực đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với
lịch sử khu vực đó.
Học sinh tiếp thu được kiến thức địa lý qua tranh ảnh đò dùng trực quan kết
hợp với bài viết sách giáo khoa và tài liệu tham khảo sẽ nhớ lâu và hứng thú hơn.
Để khai thác tranh ảnh có hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên
cần nghiên cứu kỷ mục tiêu và nội dung của hình ảnh trong bài học, tư liệu thuyết
5
minh hình ảnh. Ngày nay với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên trình
chiếu kênh hình sẽ có lợi thế vì học sinh được trực quan hình ảnh rõ, kích thước
lớn, màu sắc sinh động và ấn tượng hơn.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Vận dung kiến thức liên môn giữa môn Văn học, địa lý, công nghệ thông
tin trong dạy bài 21: “Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt
Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX” lớp 11 chương trình chuẩn.
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Tuy nhiên giữa ba môn có sự khác biệt đáng kể: Môn Văn Môn Địa lý trong
trường học Việt nam ngoài những khiến thức khu vực trong nước và thế giới,
những kiến thức này liên quan đến nhiều kiến thức khoa học tự nhiên, trong việc
xem xét mối quan hệ giữa không gian và thời gian, môn Lịch sử chủ yếu sử dụng
phương pháp phân tích các sự kiện trong quá khứ, trong đó môn địa lý lại tập trung
vào các sự kiện hiện tượng của hiện tại. Đối tượng nghiên cứu của địa lý là các
không gian khác nhau. Trong khi đó, đối với môn lịch sử, không gian chỉ là điều
kiện để giải thích, tìm hiểu các sự kiện lịch sử. Trong việc khôi phục và tiếp cận các
kiến thức địa lý, lịch sử, văn học, nhiều hiện tượng địa lý có thể khôi phục đầy đủ
trong phòng thí nghiệm, hoặc quan sát thực địa, các hiện tượng, sự kiện lịch sử phải
sử dụng các biện pháp hồi tưởng để khôi phục lại, khó có thể tạo dựng khung cảnh
lịch sử cụ thể ở trên lớp học. Do đó buộc giáo viên phải dùng lời, dùng tranh ảnh
bản đồ để minh hoạ và tạo biểu tượng lịch sử.
Cơ sở lý luận để xây dựng chủ đề tích hợp liên môn giữa lịch sử địa lý, văn
học. Căn cứ vào nội hàm khái niệm tích hợp, các mức độ tích hợp đã được trình
bày. Dạy học liên môn là một trong nhữmg nguyên tắc quan trọng trong dạy học
nói chung và dạy học lịch sử nói riêng ở trường phổ thông. Dạy học liên môn là sự
vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các môn học có liên quan
để làm tăng thêm hiệu quả của dạy học lịch sử. Dạy học liên môn là làm cho học
sinh nhận thức được sự phát triển của xã hội một cách liên tực, thống nhất, thấy
được mối quan hệ hữu cơ giữ các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn
diện của lịch sử khắc phục được tính tản mạn của kiến thức.
Qua dạy học, tôi nhận thấy tài liệu tham khảo từ các lĩnh vực khác nhau có
vai trò quan trọng trong việc khôi phục, tái hiện lại hình ảnh quá khứ. Tài liệu tham
khảo giúp cho người học tránh được “ hiện đại hoá” lịch sử hoặc hư cấu sai sự kiện.
Ngoài ra việc sử dụng tài liệu liên môn còn giúp người đọc có thêm cớ sở nắm bắt
bản chất của sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ quy luật, bài học lịch sử, rnà rèn
luyện cho người học có thói quen nghiên cứu lịch sử.
6
Việc xây dựng chủ đề tích hợp được thực hiện theo một số nguyên tắc sau:
Đảm bảo mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo mục tiêu giáo dục môn học, bảo
đảm tích hợp nội dung và phương pháp.Nội dung chủ đề học sinh khai thác vận
dụng kiến thức của bộ môn lịch sử, địa lý văn học để phát hiện và giải quyết vấn đề
chủ động, sáng tạo hợp tác…Gắn với thực tiến, tác động tới tình cảm, đem lại niềm
vui hứng thú học tập cho học sinh. Phù hợp với năng lực của học sinh, phù hợp với
điều kiện khách quan của nhà trường. Các chủ đề tích hợp liên môn đảm bảo để tổ
chức cho học sinh học tập tích cực, giúp học sinh khai thác kiến thức liên môn, phát
hiện một số kỹ năng và năng lực chuyên môn chung.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Khó khăn:
- Đối với giáo viên:
+ Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác.
+ Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo
chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội
dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ,
lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội dung
của phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại nội
dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học
sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi.
+ Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin ,truyền thông) phục vụ cho việc
dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông thôn.
- Đối với học sinh:
+ Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn đầu
này, đặc biệt là thế hệ HS hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới học
sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.
+ Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc
quy định các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ
huynh kém mặn mà (coi nhẹ) với các môn không thi, ít thi (môn phụ).
2.2.3 Thuận lợi:
- Đối với giáo viên:
+Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên
phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am
hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên chúng ta
đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa có khái
niệm tên gọi cụ thể mà thôi .
+ Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên
không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng
hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ
7
môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong
dạy học.
+ Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến
thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay
nặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án ……..
+ Môi trường " Trường học kết nối rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong
dạy tích hợp, liên môn.
+ Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một
phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
+ Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà
trường là cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn.
- Đối với học sinh:
Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ môn tự
nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “ mở ”nên
cũng tạo điều kiên, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy tư
duy sáng tạo.
Kiến thức văn học. Để tạo biểu tưởng lịch sử sinh động, chân xác trong dạy
học lịch sử cần sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau trong đó tài liệu văn học là
nguồn tài liệu phong phú có nhiều lợi thế.
Với chức năng phản ánh cuộc sống, tư liệu văn học đã góp phần dựng lại bức
tranh quá khứ lịch sử, trình bày các đặc trưng của các hiện tượng kinh tế, chính trị,
văn hoá xã hội những quy luật của đời sống ở từng thời đại một cách sinh động hấp
dẫn bằng ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật. Giữa văn học và lịch sử có mối quan
hệ khăng khích, khoa học lịch sử dựa vào nhân vật, sự kiện hiện tượng lịch sử có
thật trong một giai đoạn nhất định để khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách
chân xác, khách quan, còn văn học lại dựa trên chất liệu cuộc sống để xây dựng
hình tượng cốt chuyện mỗi tác phẩm đều mang trong mình dấu ấn của thời đại.
Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử sẽ giúp học sinh tránh
được việc “hiện đại hoá” lịch sử. Ngoài ra việc sử dụng tài liệu văn học giúp học
sinh cũng cố và phát triển kiến thức lịch sử, phát huy tính tích cực năng động của
học sinh gây hứng thú học tập. Do đó chất lượng dạy học lịch sử được nâng lên.
Kiến thức địa lý:
Sự kiện lịch sử thường gắn liền với vị trí không gian nhất định. Nhiều sự
kiện lịch sử sảy ra bắt nguồn từ đặc điểm địa lý hoặc do điều kiện địa lý tác động
chi phối. Do đó kiến thức địa lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong dạy học lịch
sử. Bài học lịch sử gắn liền với bản đồ và kiến thức địa lý luôn tạo ra sự hấp dẫn,
giúp học sinh nắm chắc các sự kiện, biết lý giải bản chất cuả sự kiện qua sự chi
phối của yếu tố địa lý.
Vận dụng để xác định, lược đồ, biểu đồ về các trận quyết chiến chiến lược,
hướng tấn công của ta của địch. Việc so sánh, phân tích để rút ra những kết luận
8
khái quát giải đáp những vấn đề phức tạp của lịch sử phải dựa trên nền tảng tư liệu
phong phú, logic đủ sức thuyết phục.
Sử dụng kiến thức địa lý giúp học sinh khắc sâu được kiến thức bài học lịch
sử. Kiến thức lịch sử, bản đồ địa lý có ưu thế trong việc khắc sâu kiến thức lịch sử
cho học sinh, còn giúp học sinh hiểu rõ về quan điểm lịch sử.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Các bước xây dựng chủ đề tích hợp.
Về mặt phương pháp trong quá trình dạy học Lịch sử địa lý đã vận dung
phương pháp dạy học theo phương pháp quy nạp, đi từ phân tích các sự kiện, hiện
tượng đơn lẽ cụ thể, dẫn tới những nhận xét, đánh giá mang tính khái quát. Không
chỉ môn Địa lý, lịch sử cũng sử dụng bản đồ như một nguồn tri thức quan trọng,
một phương tiện dạy học cần thiết để thể hiện không gian diễn biến của những sự
kiện biến cố lịch sử. Vì vậy học sinh phải biết sử dung bản đồ trong học tập Lịch sử
và địa lý.
Trải qua một thế kỷ vươn lên xây dựng đất nước, nhân dân ta phải tiến hành
hàng loạt các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Sự nghiệp dữ nước vĩ đại đó không chỉ làm nên những trang sử hào hùng của dân
tộc mà còn phát huy to lớn truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc. Đầu thế kỷ
X nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ, lật đổ hoàn toàn ách thống trị của phong
kiến phương bắc tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử.
Bước 1: Phân tích nội dung của chương trình của môn học để tìm ra những nội
dung chung có liên quan, bổ sung, hỗ trợ nhau nhưng lại được trình bày riêng biệt ở
từng môn.
Bước 2: Lựa chon nội dung gắn với thực tiễn đời sống và phù hợp với năng lực học
sinh
Bước 3: đề xuất và xây dựng một số chủ đề cụ thể cho lớp khối 11.
Bước 4: Điều chỉnh các chủ đề sau khi thực nghiệm
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nôi dung chương trình môn Lịch sử, địa lý
văn học các nguyên tắc đã đề ra theo quy trình 4 bước đề tài đã lựa chon chủ đề
tích hợp môn Lịch sử, địa lý, văn học ở khối 11.
Kết quả thực nghiêm cho thấy: Học sinh vận dụng kiến thức liên môn Lịch sử địa
lý, văn học thấy hứng thú khi giải quyết tình huống theo dự án.
Bước 5. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Thực hiện dự án để giáo viên quan sát và học sinh tìm hiểu, học tập.
- Trao đổi, thảo luận, thăm dò ý kiến với giáo viên và học sinh tham gia dự án.
- Kiểm tra chất lượng dự án thông qua các bài kiểm tra sau mỗi tiết học (câu hỏi và
đáp án kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là giống nhau).
2.3.2. Những yêu cầu về giáo án và tổ chức giờ dạy khi dạy học tích hợp liên
môn.
9
Thiết kế giáo án vận dụng kiến thức liên môn
- Các bước để soạn một giáo án theo chủ đề tích hợp liên môn…….
- Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn không phải là một bản đề
cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà
là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện trong
giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo
dục và giáo dưỡng của bộ môn. Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ:
Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của
bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh. Hai là, một hệ
thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do giáo viên sắp
xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài học một
cách tích cực và sáng tạo.
- Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bám chặt vào
những kiến thức các bộ môn có liên quan.
- Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội
dung và cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần
tạo ra những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận
của học sinh, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học.
- Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên
môn phải làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho HS qua
phân tích, chiếm lĩnh kiến thức; mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri
thức bộ môn mình dạy với các bộ môn khác.
- Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn theo quan điểm tích hợp phải
chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp
để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí
các tình huống đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng
riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích
hợp.
2.3.4. Tổ chức giờ dạy vận dụng kiến thức liên môn.
- Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu
cơ hoạt động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa học,
trong đó giáo viên giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ
không phải truyền thụ áp đặt một chiều. học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của
quá trình tiếp nhận, đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến
hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức.
- Tổ chức hoạt động đọc hiểu vận dụng kiến thức liên môn trên lớp, giáo
viên phải chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi đây là
mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Muốn vậy, giáo
viên phải từ bỏ vai trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho
10
hc sinh, cũn hc sinh khụng th duy trỡ thúi quen nghe ging, ghi chộp, hc thuc,
ri lm bi theo li tỏi hin, sao chộp, lm thui cht dn nng lc t duy sỏng to,
kh nng t c, t tỡm tũi, x lớ thụng tin, t chc cỏc kin thc mt cỏch sỏng to.
- T chc ch tớch hp liờn mụn tuyt i khụng cho hc sinh bit trc
h thng cõu hi v ni dung kin thc m chỳng ta ch thụng bỏo ch dy hc
cỏc em t tỡm tũi, khỏm phỏ ni dung liờn quan.
2.4 . Hiu qu ca sỏng kin kinh nghim i vi hot ng giỏo dc, vi bn
than, ng nghip v nh trng
ỏnh giỏ tớnh hiu qu, tớnh kh thi ca ti, tỏc gi ó tin hnh thc
nghim s phm ti trng s ti.
* Mô tả thực nghiệm:
- Mục đích thực nghiệm: Thực nghiệm nhằm kiểm chứng các
biện pháp s phạm nâng cao hiệu quả việc phát huy tính tích cực
của học sinh khi dạy bài:
21: Phong tro yờu nc chng Phỏp ca
nhõn dõn Vit Nam trong nhng nm cui th k XIX lp 11 chng trỡnh
chun. ở trờng THPT.
- Đối tợng thực nghiệm: Học sinh lớp 11A3, trờng THPT Nguyn
Th Li -Thanh Hoá năm học 2014-2015. Số lợng học sinh ở lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng bằng nhau, trình độ nhận thức nh nhau
và cùng một giáo viên thực hiện.
- Nội dung và phơng pháp tiến hành thực nghiệm: Trong quá
trình thực nghiệm, đề tài đã triệt để khai thác nội dung sách
giáo khoa và tổng hợp tất cả các biện pháp dạy học thích hợp nh
đã nêu ở trên để tiến hành.
Đề tài đã tiến hành một bản trng cầu ý kiến với nội dung tập
trung vào bi 21: Phong tro yờu nc chng Phỏp ca nhõn dõn Vit
Nam trong nhng nm cui th k XIX lp 11 chng trỡnh chun.
để xem hoạt động tiếp thu kiến thức nh thế nào, học sinh có
nắm vững đợc kiến thức cơ bản của bài học không. Tác giả đề
tài cũng đã tiến hành giảng dạy theo phơng pháp tích cực ở lớp
11A3 (lớp thực nghiệm) và lấy lớp 11A1 làm lớp đối chứng.
* Kết quả thực nghiệm s phạm:
Sau khi tiến hành thực nghiệm, thu đợc kết quả nh sau:
Lớp
Thực
Số
học Số lợng học sinh đạt điểm tại giá trị
sinh kiểm X và Y
tra
1 2 3 4 5 6 7 8 9 1
0
nghiệm 50
0 0 1 1 2 3 1 1 4 4
11
(X)
Đối chứng (Y)
50
2
0
3
3
5
6
9
1
2
0
8
4
1
* Để kiểm định tính khả thi của đề tài, tôi tiến hành
xử lí số liệu thu đợc ở trên theo ba bớc:
- Bớc 1: Tính giá trị t = ( X - Y n
)
S2x + S2y
Từ kết qủa thu đợc ở bảng trên ta tính đợc:
Điểm trung bình lớp thực nghiệm: X = 7,5
Điểm trung bình lớp đối chứng:
Y = 6,3
Số học sinh kiểm tra: 100
Phơng sai lớp thực nghiệm: S2x = 0,98
Phơng sai lớp đối chứng: S2y = 2,5
Từ đó suy ra: t = ( 7,5 6,3)
88
0,98 + 2,5
=> t = 5,5
- Bớc 2: Tìm t
Cho sai số là 0,05 và k = 2n - 2 = 2 . 100 - 2 = 174
Tra bảng Student ta có t = 1,96
- Bớc 3: So sánh
So sánh t và t ta thấy t > t . Vậy đề tài có tính khả thi.
GIO N TCH HP
Bi 21
PHONG TRO YấU NC CHNG PHP CA
NHN DN VIT NAM, TRONG NHNG NM CUI TH K XIX
Tit 2: Cỏc cuc khi ngha tiờu biu ca phong tro Cn Vng
( PPCT: tit )
1. MC TIấU BI HC
1.1. Kin thc : Sau khi hc xong bi hc, yờu cu HS cn:
- Hiu rừ hon cnh phong tro u tranh v trang chng Phỏp cui th k
XIX, trong ú cú cuc khi ngha Cn Vng v cỏc cuc khi ngha t v (t
phỏt).
- Nm c din bin c bn ca mt s khi ngha tiờu biu: Ba ỡnh, Bói
Sy, Hng Khờ, Yờn Th.
12
- Biết rút ra nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần Vương
và phong trào nông dân tự phát.
1.2. Kỹ năng.
- Củng cố kỹ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, kỹ năng sử
dụng kiến thức bổ trợ để nắm được bài.
- Kỷ năng khai thác và sử dụng tài liệu kênh hình và tài liệu văn học trong
dạy học lịch sử.
1.3 Tư tưởng
- Giáo dục cho HS lòng yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc, bước
đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa cuộc đấu tranh chống
ngoại xâm đến thắng lợi.
2. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
2.1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Lược đồ phong trào Cần Vương.
- Lược đồ các căn cứ khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy…
- Tài liệu văn học, địa lý.
2.2. Chuẩn bị của học sinh.
- Phiếu học tập.
- Siêu tầm thơ ca.
3. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
3.1. Kiểm tra bài cũ:
- Hoàn cảnh, nội dung cơ bản của Hiệp ước 1883-1884.
- Tại sao cuối cùng Việt Nam bị rơi vào tay Pháp.
3.2. Dẫn dắt vào bài mới
- Năm 1884 sau Hiệp ước Patơnốt thực dân Pháp đã đặt được ách thống trị
trên toàn cõi Việt Nam. Tuy vậy trên thực tế chúng chỉ mới khuất phục được bộ
phận phong kiến đầu hàng, còn đông đảo quần chúng nhân dân vẫn nuôi trí chờ
thời, sẵn sàng đứng lên chống xâm lược. Để hiểu được phong trào yêu nước chống
Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX diễn ra như thế nào chúng ta cùng học bài 21.
3.3. Tổ chức các cuộc hoạt động dạy và học trên lớp
* Hoạt động 1: . Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần
Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỷ XIX.
- Thời gian: 6 phút
- Phương pháp:
- Hình thức tổ chức dạy học: Nhóm, cá nhân, tập thể
Hoạt động của Thầy và trò
Kiến thức học sinh cần nắm
- Bước 1: GV sử dụng máy chiếu II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu
trình chiếu trên power point
biểu trong phong trào Cần Vương
13
và phong trào đấu tranh tự vệ cuối
- GV chia lớp làm 2 nhóm: sau đó thế kỷ XIX.
giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Thống kê về cuộc khởi
nghĩa Bãi Sậy và trả lời câu hỏi:
Cách tổ chức và chiến đấu của nghĩa
quân bãi Sậy có gì khác biệt với
nghĩa quân Ba Đình?
Tên
Lãnh
Hoạt
k. quả
k/nghĩa
đạo
động
ý nghĩa
+ Nhóm 2: Thống kê về khởi nghĩa
Hương Khê và trả lời câu hỏi: Tại
sao khởi nghĩa Hương Khê là cuộc
khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong
trào Cần vương?
* Hoạt động 2. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892)
- Thời gian: 8 phút
- Phương pháp:
- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, tập thể
Hoạt động của Thầy và trò
Kiến thức học sinh cần nắm
Bước 1:
1. Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy
Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm 1 lên
trình bày nội dung đã chuẩn bị
- Lãnh đạo
- Địa bàn
- Hoạt động
- Kết quả, ý nghĩa:
14
Bước 2:
Yêu cầu học sinh nhận xét.
Bước 3: Tích hợp kiến thức địa lý, văn
học bằng câu hỏi thảo luận.
1. Em có nhận xét gì về địa bàn
hoạt của của Khởi nghĩa Bãi Sậy?
( phụ lục 1)
2. Em hãy trích đọc 1 bài thơ, vè ca
ngợi về nghĩa quân Bãi Sậy hoặc về lãnh
tụ Nguyễn Thiện Thuật?
( Phụ lục 2)
Bước 4:
Giáo viên giới thiệu đại diện nhóm 2
trình bày nội dung đã chuẩn bị.
- Lãnh tụ: Nguyễn Thiện
Thuât
- Địa bàn:
+ Căn cứ chính: Bãi Sậy ( Hưng
Yên)
+ Địa bàn hoạt động: Hải Dương,
Bắc Ninh.
- Hoạt động:
+ Giai đoan: 1885 – 1887, nghĩa
quân đẩy lùi được nhiều cuộc càn
quét, gây cho địch nhiều thiệt hại.
+ Giai đoạn từ 1888, bước vào
giai đoạn chiến đấu quyết liệt,
nghĩa quân di chuyển linh hoạt,
đánh thắng một số trận lớn ở đồng
bằng.
- Kết quả, ý nghĩa
+ Căn cứ Bãi Sậy và căn cứ Hai
Sông bị Pháp bao vây, Nguyễn
Thiện Thuật sang Trung Quốc,
Đốc Tít ra hàng giặc.
+ Để lại những kinh nghiệm cho
tác chiến ở đồng bằng
2. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê
15
- Lãnh tụ : Phan Đình Phùng
- Căn cứ :
+ Hương Khê ( Hà Tĩnh)
+ Địa bàn : 4 tỉnh Trung kì
Bước 5: Tích hợp kiến thức địa lý, văn
học bằng câu hỏi thảo luận.
1. Em có nhận xét gì về địa bàn
hoạt của của Khởi nghĩa Hương Khê?
( phụ lục 3 )
2. Em hãy trích độc 1 bài thơ, vè ca
ngợi về nghĩa quân Hương Khê hoặc về
lãnh tụ Phan Đình Phùng và các quân sỹ
của ông?
( phụ lục 4)
Vè Quan đình ca ngợi:
“ Khen thay Cao Thắng tài to
Lấy ngay súng giặc về cho lò rèn
Đêm ngày tỉ mỉ dở xem
Lại thêm có cả đội Quyên cùng tài
Xưởng trong cho trí trại ngoài
Thợ rèn các tỉnh đều mời hội công
Súng ta chế được vừa xong
Đem ra mà bắn nức lòng lắm thay
- Diễn biến :
+ Từ năm 1885 – 1888 là giai
đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng
căn cứ, chế tạo vũ khí, tích trữ
lương thực
+ Từ năm 1888 – 1896, nghĩa
quân bước vào cuộc chiến đấu
quyết liệt,liên tục các cuộc tập
kích đẩy lùi các cuộc hành quan
càn quét của địch. Chủ động tấn
công thắng nhiều trận lớn nổi
tiếng.
- Kết quả - ý nghĩa :
+ Phan Đình Phùng hy sinh 1895
đến 1896 khởi nghĩa thất bại
+ Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
nhất của phong trào Cần Vương
16
Bắn cho tiệt giống quân Tây
Cậy nhiều sống ống phen này hết khoe.”
* Hoạt động 3. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)
- Thời gian: 10 phút
- Phương pháp:
- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, tập thể
Hoạt động của Thầy và trò
Kiến thức học sinh cần nắm
Bước 1 :
3. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế
GV hỏi : Nguyên nhân dẫn đến cuộc - Nguyên nhân:
khởi nghĩa Yên Thế ?
+ Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời
- Học sinh trả lời
sống nhân dân Bắc Kì khổ cực..
- Giáo viên chốt
+ Khi Pháp thi hành chính sách bình
định, cuộc sống của nhân dân bị xâm
phạm
Bước 2 :
-Gv hỏi : Sự khác nhau giữa phong
trào Cần Vương và cuộc khởi nghĩa
Yên Thế ?
- Học sinh trả lời
- Giáo viên chốt.
Bước 3 :
- GV hỏi : Diễn biến của cuộc khởi
- Diễn biến:
+ Giai đoạn 1884 -1892: dưới sự chỉ
huy của thủ lĩnh Đề Nắm nghĩa quân
đã xây dựng hệ thống phòng thủ ở
Bắc Giang, Yên Thế đẩy lùi được
nhiều cuộc càn quét của địch
+ Giai đoạn 1893 – 1897: do Đề
17
nghĩa ?
Thám lãnh đạo hoà giải với Pháp lần
Bước 4: Tích hợp kiến thức địa lý, 2, nghĩa quân làm chủ 4 tổng ở Bắc
văn học bằng câu hỏi thảo luận.
Giang.
1. Em có nhận xét gì về địa + Giai đoạn 1893 – 1908: trong 10
bàn hoạt của của Khởi nghĩa Yên năm hoà hoãn, căn cứ Yên Thế trở
Thế?
thành nơi hội tụ của nghĩa sỹ yêu
( phụ lục 5 )
nước
2. Em hãy trích độc 1 bài thơ, + Giai đoạn 1909 – 1913 Pháp mở
vè ca ngợi về nghĩa quân Hương cuộc tấn công, nghĩa quân di chuyên
Khê hoặc về lãnh tụ Hoàng Hoa liên tục, từ nơi này sang nơi khác.
Thám và các quân sỹ của ông?
Tháng 2/1913 Đề Thám bị sát hại,
( phụ lục6)
khởi nghĩa tan rã.
- Bước 5 :
GV hỏi : Nguyên nhân thất bại và ý - Ý nghĩa: thể hiện tiềm năng, ý chí,
nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa sức mạnh to lớn của nông dân trong
Yên Thế ?
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
- Học sinh trả lời
- Giáo viên chốt
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập
4.1. Tổng kết: Khái quát lại bài
+ Các phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
+ Ý nghĩa của các phong trào đó: Phản ánh tính chất yêu nước chống
+ Pháp nổi bật và có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
4.2. Hướng dẫn học tập
- Dặn dò: HS học bài, đọc trước bài mới.
18
3. Kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận
- Đối với học sinh :Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn
nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng
thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng
cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải
ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp,
liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến
thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự
hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực
tiễn.
- Đối với giáo viên
Dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên
trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng
bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát
triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy
học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy
học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư
phạm.
3.2. Kiến nghị
- Nhà trường cần tăng cường đưa chủ đề dạy học vào các dịp hội giảng
- Đưa hoạt động trên trường học kết nối vào hoạt động bắt buộc với các tổ
bộ môn và giáo viên hằng năm.
- Giáo viên cần chủ động trong việc tiếp cận chủ đề dạy học tích hợp liên
môn.
- Tích cực cho học sinh tham gia các cuộc thi liên quan đến chủ đề tích hợp,
liên môn mà bộ đã phát động.
- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được giao lưu với các đơn vị trên địa
bàn thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hoá, ngày 5 tháng 6 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác
Người viết
Vũ Thành Long
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Ngọc Liên. Sách giáo khoa Lịch Sử lớp 11 (chương trình chuẩn) NXB
GD, năm 2007.
2. Phan Ngọc Liên. Sách giáo viên Lịch sử lớp 11 (chương trình chuẩn) NXB
GD, năm 2007.
3. Chuẩn kiến thức kỷ năng Lịch Sử lớp 11
4. Đỗ Hồng Thái, Tài liệu tích hợp trong dạy học lịch sử ở trường THPT- NXB
GD, năm 2011.
5. Phan Ngọc Liên, Trương Hữu Quýnh. Giáo trình phương pháp luận sử học,
ĐHSP Hà Nội 1,1994.
6.
20
PHỤ LỤC 1
NGUYỄN THIỆN THUẬT VÀ KHỞI NGHĨA BÃI SẬY
Nguyễn Thiện Thuật, thủ lĩnh của khởi nghĩa Bãi Sậy, quê ở làng Xuân Đào, xã
Xuân Dục, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Ông là con cả của một gia đình nhà nho
nghèo, là hậu duệ đời thứ 30 của Nguyễn Trãi.
Cha ông là tú tài Nguyễn Tuy làm nghề dạy học, các em trai ông là Nguyễn Thiện
Dương và Nguyễn Thiện Kế sau này cũng đều tham gia khởi nghĩa Bãi Sậy.
Nguyễn Thiện Thuật
Năm 1874, khi đã đỗ Tú tài, Nguyễn Thiện Thuật được triều đình nhà Nguyễn cử
làm Bang biện do có công đánh giặc ở Kinh Môn tỉnh Hải Dương. Năm (Bính Tý)
1876 ông tiếp tục dự kỳ thi nho học và đậu Cử nhân - cùng khoa thi này có Phan
Đình Phùng - vào năm sau đỗ Đình nguyên Tiến sĩ. Sau đó Nguyễn Thiện Thuật
được thăng chức Tri phủ Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. Rồi ông được bổ nhiệm giữ chức
Tán tương quân vụ tỉnh Hải Dương (Vì thế nhân dân thường gọi ông là Tán Thuật)
….
21
Căn cứ Bãi Sậy là khu rừng sậy ở giữa các huyện Văn Giang, Khoái Châu,
Yên Mỹ và Mỹ Hào. Vị trí Bãi Sậy hiểm yếu và có nhiều đường thông ra ngoài.
Chính nhờ vậy, mà nghĩa quân đã bung ra hoạt động khắp nơi, lan sang các tỉnh lân
cận khác như Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Yên...
Căn cứ Bãi Sậy ngoài ở vị trí hiểm yếu, tiện phòng thủ, thuận lợi trong tiến công,
nơi đây còn làm cho giặc Pháp và quân lính tay sai khiếp sợ vì có rất nhiều hầm
hào luồn dưới những thân sậy, lớp nọ chồng lên lớp kia. Rắn độc cũng rất nhiều,
nhiều tên lính bò vào căn cứ để trinh sát bị rắn cắn chết. Đã có rất nhiều toán quân
Pháp liều chết thọc sâu vào căn cứ thì cả toán không một tên nào sống sót trở về mà
không hề có một tiếng súng nổ.
Tương truyền để lọt vào được căn cứ, phải vượt qua những đám sậy cao tới 3 mét
cùng những gai mỏ quạ, cả gai leo, gai dứa cùng những cây lá han đụng vào là
sưng tấy nhức buốt đến tận xương. Nếu vượt qua được cây lau sậy và đầm lầy, thì
còn vô vàn những con đỉa đói bám lấy giặc Pháp mà hút máu. Quân giặc dò dẫm
như đi vào mê hồn trận, đang lúc bàng hoàng chưa biết đi về hướng nào thì cờ đỏ
phất lên, lập tức nghĩa quân nấp trong các hầm hào, địa đạo bí mật nổ súng. Ban
ngày nghĩa quân ở trong căn cứ, sản xuất lương thực, ban đêm đi tập kích các đồn
địch. Nhân dân tự động làm công tác trinh sát, phát hiện các cuộc càn quét của giặc
báo cho nghĩa quân, nên nghĩa quân đã kịp thời đón đánh chúng.
Nghĩa quân không chỉ đánh giặc khi chúng xâm phạm vào căn cứ, mà còn tấn công
các đồn binh như: Bình Phú, Lực Điền, Thuỵ Lân (Yên Mỹ), đồn Bần, đồn Thứa
(Mỹ Hào), đồn Phủ Ân Thi, đồn Ứng Lôi (Phù Cừ), các đồn ở huyện Văn Giang và
phục kích quân Pháp trên đường số 5, đường 39. Bọn cầm đầu quân sự Pháp ở
Trung - Bắc Kỳ phải thú nhận:Nhờ căn cứ Bãi Sậy “Nghĩa quân vẫn thật sự cai trị
các làng, còn bọn quan cai trị Pháp đặt ở các phủ huyện để cai trị dân thì tỏ ra bất
22
lực và hoảng sợ trước sự phát triển của nghĩa quân, chúng bỏ trốn vào các tỉnh lỵ.
Phần đông các tổng lý lại có cảm tình hoặc ủng hộ quân khởi nghĩa”…
( Nguồn: QĐNDVN)
PHỤ LỤC 2
Vè Tán Thuật kể về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật ở Hải Hưng
(1885). Ðây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất ở đồng bằng Bác Bộ bấy giờ. Với chiến
thuật du kích, nghĩa quân Tán Thuật đã làm giặc Pháp nhiều phen khốn đốn, khiếp
sợ:
Pháp kia đã chiếm Nam Kỳ,
Hỏi rằng Trung Bắc dễ gì được yên.
Quân Tán Thuật tài kiêm văn võ,
Vốn xưa kia cùng Ðốc bộ Hoàng.
Kinh thiên nhất trụ chi gian,
Sơn Tây một dải ngang tàng lưỡi gươm.
Ðau nỗi nước gặp cơn binh hỏa,
Giận triều đình, thương cả lê dân.
Ðường đường trút bỏ đai cân,
Hội binh phát thệ trừ quân bạo cường.
Ðất Bãi Sậy lừng danh quan Tán,
Huyện Văn Giang tỏ rạng hào quang.
Một vùng sậy mọc lau lan,
Nơi bùn sâu có rồng vàng ở trong.
Ðường trăm nẻo giao thông thủy bộ,
Hưng Yên nay cũng thuở Lương Sơn,
Anh hùng mài một lưỡi gươm,
Những loài giá áo túi cơm sá gì.
Khắp mười tỉnh Bắc kỳ sĩ thứ,
Bất đế Tần mấy chữ không nao,
Một lòng theo ngọn cờ đào,
Thề cùng bạch quỷ có tao không mày !
23
( Nguồn: TTXVN)
PHỤ LỤC 3
PHAN ĐÌNH PHÙNG VÀ KHỞI NGHĨA HƯƠNG KHÊ
Phan Đình Phùng(1847-1895). Hiệu là Châu Phong. Quê ở Đông Thái, nay xã
Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ. Đỗ cử nhân 1876, đỗ Đình nguyên tién sỹ năm 1877.
Được bổ làm tri phủ Yên Khánh (nay thuộc tỉnh Ninh Bình). Năm 1778 về kinh
sung chức Ngự Sử Đô Sát viện. Khi vua Tự Đức mất, phản đối hai quan phụ chính
Nguyễn Vân Tường và Tôn Thất thuyết phế Dục Đức lập Hiệp Hoà làm vua,
không theo di chiếu của Tự Đức, bị cách chức lưu hồi nguyên quán. Hàm Nghi ra
dụ Cần Vương, ông là người hưởng ứng tích cực nhất, tìm đến bái kiến và được
phong làm Tán Lý Quân Vụ lãnh trọng trách thống lĩnh các đạo quân Cần Vương,
rồi tổ chức lực
Vụ Quang - Ngàn Trươi là hai dãy núi cao, nằm xen giữa các khu đầm lầy,
sông suối và những cánh rừng rậm rạp ở phía tây bắc huyện Hương Khê, tỉnh Hà
Tĩnh. Từ đây có ba đường bộ: Một đường chạy xuống phía nam, nối liền với
Thượng Bồng - Hạ Bồng, Trùng Khê - Trí Khê và tiếp tục xuôi về tỉnh lỵ Hà Tĩnh;
24
một đường ngược lên phía bắc, nối với dãy núi Đại Hàm và một đường chạy sang
phía đông, thông sang Lào.
Khi hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi lập căn cứ chống Pháp,
Phan Đình Phùng với tầm nhìn xa trông rộng của một lãnh tụ trong cuộc khởi nghĩa
Hương Khê kéo dài hơn 10 năm (1885 - 1896), đã nhận thấy rõ địa thế hiểm yếu
của vùng Vụ Quang - Ngàn Trươi, nên đã tập trung nghĩa quân xây dựng nơi đây
thành trung tâm căn cứ đầu não kháng chiến chống Pháp. Sau này, chính Phan Đình
Phùng trong một bài thơ cảm tác khi thắng trận đã viết về vùng núi Vụ Quang Ngàn Trươi như sau:
“Non rất cao, mà núi rất xanh,
Núi xanh linh hiểm giúp cho mình.
Nếu không, bên ít bên nhiều thế.
Sao đến đầu khe đã hoảng kinh”.
Tại Vụ Quang - Ngàn Trươi, nghĩa quân của Phan Đình Phùng đã xây dựng
một hệ thống đồn lũy mang tính chất dã chiến. Các đồn thường được xây dựng gần
sông, suối, vừa thuận tiện trong vận chuyển lương thực, vũ khí, lại vừa dễ cơ động
chiến đấu. Trên đỉnh núi Vụ Quang, tục gọi là Thanh Lù, cao hơn hẳn các ngọn núi
trong vùng, nghĩa quân xây dựng một đồn lũy khá kiên cố gọi là thành Vụ Quang.
Đại bản doanh của Phan Đình Phùng đóng ở Vụ Quang với khoảng 500 nghĩa quân
trấn giữ. Bên ngoài có các đội nghĩa quân đóng ở làng Trong, Khe Công, Cồn Bội,
sẵn sàng chiến đấu theo lệnh của Phan Đình Phùng. Ngoài ra, ông còn cử một đội
nghĩa quân tới Trùng Khê - Trí Khê xây dựng thêm đồn trại để hỗ trợ chiến đấu.
Cùng với việc xây dựng hệ thống đồn lũy, bố trí nghĩa quân đóng giữ và tác
chiến, Phan Đình Phùng còn xây dựng chính quyền bí mật bên cạnh chính quyền
địch. Chính quyền bí mật của Phan Đình Phùng có nhiệm vụ chiêu mộ nghĩa quân,
huy động lương thực và vân chuyển về căn cứ. Ngoài ra, nghĩa quân dưới sự chỉ
huy của viên tướng trẻ tài năng và dũng cảm Cao Thắng còn tự nghiên cứu chế tạo
vũ khí, trong đó đã chế được hàng trăm súng trường kiểu 1874 của Pháp.
Dựa vào núi rừng hiểm trở, vào hệ thống công sự kiên cố ở căn cứ Vụ Quang Ngàn Trươi và sử dụng chiến thuật đánh du kích, nghĩa quân của Phan Đình Phùng
đã phát động nhiều đợt tác chiến nhằm gây thanh thế, mở rộng khu căn cứ và tiêu
hao sinh lực địch, trong đó có nhiều cuộc tập kích táo bạo, đánh hạ nhiều đồn bốt,
diệt nhiều toán viện binh, giải thoát nhiều nghĩa quân bị địch giam giữ, giành nhiều
thắng lợi giòn giã, khiến cho quân giặc phải nhiều phen kinh hồn bạt vía.
( Nguồn: Vietnamnet)
25