Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn nâng cao chất lượng môn lịch sử bằng việc sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử ở trường THPT phần lịch sử thế giới lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.23 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG PTTH QUẢNG XƯƠNG IV

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN LỊCH SỬ BẰNG VIỆC SƯU
TẦM VÀ ỨNG DỤNG CÁC TRÒ CHƠI VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở
TRƯỜNG THPT – PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 10

Người thực hiện : ĐÀM MAI PHƯƠNG
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử

THANH HÓA, NĂM 2016

1


MỤC LỤC

Trang

1 MỞ ĐẦU……………………………………………….……………….………………….……………….3
1.1 Lý do chọn đề tài…………………………………………………………….………….…………..3
1.2 Mục đích nghiên cứu vấn đề…………………………...……………….………….………..4
1.3 Đối tượng nghiên cứu vấn đề…………………………………………….…………..……..5
1.4 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………….……………..5
2/. NỘI DUNG ……………….………………………..…………………………...……………………..5
2.1. Cơ sở lí luận…………………………………………………………………………………………..5
2.1.1. Nhận thức lịch sử của học sinh………………………………………………………..5
2.1.2. Dạy học lịch sử dựa vào đặc trưng tâm lí lứa tuổi học sinh


THPT………………………………………………………………………………………….…………………..6
2.2 Thực trạng vấn đề…………………………………………………………………………...……..7
2.2. 1. Tình hình dạy học môn Lịch sử ở trường THPT Việt Nam hiện
nay……………………………………………………………………………………………………………...…..7
2.3. Đề xuất một số phương pháp, trò chơi ứng dụng trong dạy học sử
ở trường THPT nhằm nâng cao hiệu quả………………………………………………..8
2.3.1. Ý nghĩa của việc sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học
lịch sử……………………………………………………………………………………………………………..8
2.3. 2. Sưu tầm và ứng dụng một số trò chơi đã được tổ chức……………..9
3/ KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ……………………………...……………………....…………….18
3.1. Kết luận………………………………………………………………………………….……………..18
3.2. Kiến nghị……………………………………………………………………………...………….…..19

2


1/ MỞ ĐẦU

Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Lịch sử không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội mà
trong chừng mực không nhỏ còn là công cụ giáo dục tình cảm, đạo đức,
phẩm chất. Đó là giáo dục lòng yêu nước, trung thành với dân tộc, với
cách mạng, với Đảng... là việc noi gương người xưa để hành động trong
ngày hôm này.
1.1 Lí do chọn đề tài.
Xuất phát từ thực tế đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành liên
quan đã có những biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy sử và học sử trong
trường phổ thông. Có rất nhiều cá nhân và tổ chức quan tâm đến vấn đề
này, đặc biệt là những giáo viên trực tiếp dạy sử hiện nay cũng có những

nỗ lực để tìm ra con đường , biện pháp nâng cao hiệu quả việc dạy và học
lịch sử hiện nay.
Và trên thực tế đã xuất hiện nhiều quan niệm, phương pháp dạy và
học đáp ứng phần nào những đòi hỏi đó. Tuy vậy khoa học luôn đòi hỏi
tìm ra những biện pháp, con đường mới để áp dụng vào thực tiễn cho hiệu
quả. Vì thế việc tìm ra con đường nhằm nâng cao việc dạy và học lịch sử
là điều hết sức quan trong cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Là một giáo viên trực tiếp dạy học lịch sử, trong tôi cũng đang có
những suy nghĩ về việc dạy học lịch sử hiện nay. Tôi cũng mong tìm ra
con đường biện pháp tích cực để áp dụng trong công việc của mình đang
làm và tìm ra nhiều hướng đi hơn cho tư duy của bản thân trong quá trình
dạy lịch sử.
Qua quá trình tìm tòi, suy nghĩ tôi đã chọn một hướng mới góp phần
nâng cao hiêu quả dạy học bộ môn là việc tổ chức và ứng dụng các trò
chơi vào việc dạy học lịch sử. Đó có thể coi là một biện pháp góp phần «
tích cực hóa » các hoạt động dạy và học sử. Việc tổ chức các trò chơi phù
hợp với học sinh sẽ gây hứng thú hơn trong việc học lịch sử. Như vậy việc
tổ chức các trò chơi lịch sử trong dạy học lịch sử là một hướng đi nhằm
nâng cao và góp phần thu hút đông đảo sự quan tâm của học sinh vào môn
học.

3


Đặc biệt được công tác tại ngôi trường có thế mạnh về cộng nghệ
thông tin đã giúp chúng tôi có quyết tâm hơn với việc đẩy mạmh ứng
dụng cộng nghệ thông tin vào dạy và học lịch sử từ đó tôi quyết định lựa
chọn đề tài « Nâng cao chất lượng môn lịch sử bằng việc sưu tầm và
ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử ở trường THPT- Phần Lịch
sử thế giới lớp 10 » tạo hứng khởi trong hoạt động dạy và học lịch sử.

1.2 Mục đích nghiên cứu vấn đề :
Mong muốn tìm ra con đường biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là vấn đề chung của những
nhà giáo và nhiều tổ chức ban ngành có liên quan.Giáo trình “phương
pháp dạy học lịch sử” – GS Phan Ngọc Liên (chủ biên) cũng đã trình bày
nhiều vấn đề về lí luận, quan niệm tư tưởng, tri thức nghiệp vụ….Ở đó
cũng trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả dạy
học bộ môn. Cuốn sách phản ánh tình hình thực tế của công tác giảng dạy
lịch sử ở trường phổ thông và việc rèn luyện nghiệp vụ. Đây là nguồn tư
liệu phong phú cho những giáo viên giảng viên bộ môn lịch sử, giúp
người tiếp cận nó đúc rút được về mặt lí luận và kinh nghiệm dạy học để
tác nghiệp.
Cuốn sách “Con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học
lịch sử ở trường phổ thông” – PGS.TS Ngô Minh Oanh (chủ biên) và các
tác giả thuộc tổ lí luận và phương pháp dạy học lịch sử, khoa lịch sử
trường Đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh xuất bản tháng 1/2006
đã trình bày một số con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy và học
lịch sử ở trường THPT như: dạy học lịch sử theo hướng tích cức hóa hoạt
động nhận thức của học sinh; vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn để
nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử; sử dụng kiến thức lịch sử thế giới
để dạy tốt lịch sử Việt Nam ở trường THPT, sử dụng công nghệ thông tin
trong dạy học lịch sử…
Với mong muốn tiếp tục tìm ra con đướng, biện pháp những hứng
đi mới nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ớ trường phổ thông, biện
pháp :« Nâng cao chất lượng môn lịch sử bằng việc sưu tầm và ứng dụng
các trò chơi vào dạy học lịch sử ở trường THPT- Phần Lịch sử thế giới
lớp 10 ». Cũng nhằm vào mục đích đó :

4



Các trò chơi ngày càng phong phú và không còn xa lạ với nhiều
người. Nhưng việc áp dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử ở trường
THPT vẫn còn rất ít nếu như không muốn nói là chưa có.
Nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT qua
việc sưu tầm và ứng dụng các trò chơi lịch sử là một vấn đề mới mẻ, ít có
tài liệu đề cập tới. Đề tài hướng vào việc tìm hiểu thực trạng của việc dạy
học lịch sử ở trường THPT, nêu ra nguyên nhân và từ đó hướng tới 1 biện
pháp mới là « Sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử ở
trường THPT » với việc đi sâu tìm hiểu các bước tiến hành tổ chức các
trò chơi và những thực nghiệm minh họa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu vấn đề :
Sử dụng các trò chơi trên truyền hình vào một số bài thuộc Lịch sử
thế giới lớp 10 hệ THPT
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
Sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục là nghiên cứu
lí luận thông qua bài học của sách giáo khoa và các tài liệu
2/ NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Nhận thức lịch sử của học sinh.
Mỗi môn học trong nhà trường đều có vai trò và vị trí đặc biệt
nhưng tựu chung đều hướng vào mục tiêu “giáo dưỡng, giáo dục” và phát
triển học sinh.
Thời đại ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật
và xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa giáo dục vào “4 trụ cột” cơ bản. Đó là
“học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để khẳng định
mình”. Đây là những nguyên tắc chung được nêu cho các dân tộc, các môn
học. Nhưng để làm được điều đó ngoài sự phát huy tính năng động sáng
tạo của người làm công tác giáo dục thì cần phải phát huy vai trò chủ thể
của học sinh trong học tập, nắm bắt được đặc điểm về nhận thức lịch sử

của học sinh. Bởi có nắm bắt được đặc điểm về nhận thức lịch sử của học
sinh thì mới có thể định hướng cho học sinh suy nghĩ, hiểu sâu hơn những
kiến thức đã học, tự khám phá kiến thức mới, vận dụng những hiểu biết
vào cuộc sống.

5


Trong học tập lịch sử ở trường THPT học sinh không chỉ biết mà
còn phải hiểu lịch sử để rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động thực
tiễn. Cũng như việc học tập các môn học khác ở trường phổ thông, học
tập lịch sử là một quá trình nhận thức, một quá trình thu nhận thông tin và
sử dụng thông tin, mà mỗi học sinh phải tự thực hiện cùng với sự giúp đỡ,
hướng dẫn, sửa chữa, bổ sung của thầy cô và việc tìm hiểu các loại tài liệu
và những phương tiện học tập khác.
2.1.2. Dạy học lịch sử dựa vào đặc trưng tâm lí lứa tuổi học sinh
THPT
Như đã trình bày ở trên, hiệu quả cao nhất cho dạy học lịch sử cần
có sự tác động của rất nhiều nhân tố. Ngoài việc đi sâu tìm hiểu nhận thức
lịch sử của học sinh, chúng ta còn phải quan tâm tới nhiều yếu tố khác
như: vai trò của người giáo viên, tính năng động sáng tạo của họ ở từng
bài, từng tiết dạy, sự tham gia của công nghệ thông tin, tài liệu kham khảo,
điều kiện cơ sở vật chất, môi trường học tập ..còn có môn học: Đó là đặc
trưng tâm lí lứa tuổi học sinh THPT.
Nghề giáo - một nghề thật đặc biệt – nghề mà đối tượng quan hệ
trực tiếp là con người, công cụ chủ yếu là nhân cách của chính mình và
đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo cao. Do vậy, người
thầy (cô) giáo phải là người hiểu rõ nhất về đối tượng học sinh của mình.
Lứa tuổi học sinh THPT, đây là lứa tuổi quyết định sự hình thành
thế giới quan – hệ thống quan điểm về xã hội, tự nhiên và các nguyên tắc

và quy tắc cư xử. ..trong đó, quá trình tự ý thức diễn ra sôi nổi mạnh mẽ
và có tính đặc thù riêng.
Nhận thức vấn đề này, người giáo viên THPT ý thức được rằng
mình đang giảng dạy một lứa tuổi đầy biến động, giai đoạn bước ngoặt,
quyết định cuộc đời một con người.
Người giáo viên THPT đặc biệt giáo viên lịch sử phải làm sao qua
các bài dạy của mình hình thành hứng thú học tập, thái độ học tập đúng
đắn cho học sinh. Bởi môn lịch sử vốn là môn học đặc thù – như đã nói đó
là một môn học mà học sinh phải đứng từ hiện tại để nhìn về quá khứ.
Qua đó người học tư duy để tìm ra bản chất của sự vật hiện tượng.
Tuy nhiên, để phát huy tốt nhất của phương pháp này, người giáo
viên lịch sử ngoài sự nỗ lực sáng tạo của bản thân cần sự ủng hộ động viên

6


rất lớn từ lớn từ phía nhà trường, đồng nghiệp, gia đình và đặc biệt là “học
sinh” – những đối tượng của hoạt động dạy học. Chính sự tham gia tích
cực của các em sẽ là một phần đóng góp quan trọng cho thành công của để
tài của bài dạy.
2.2 Thực trạng vấn đề
2.2. 1. Tình hình dạy học môn Lịch sử ở trường THPT Việt Nam
hiện nay.
Đoàn kết và nâng cao tinh thần tự hào dân tộc nhằm tập hợp sức
mạnh của lực lượng toàn dân để tiến hành cách mạng đã được Đảng ta và
đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra và vận dụng tốt trong cuộc đấu
tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Để khơi gợi lòng tự hào dân tộc, ngay từ năm 1942 Bác Hồ kính
yêu đã viết bài kêu gọi “ Nên biết sử ta” và bài diễn ca “ Lịch sử nước ta”.
Bài diễn ca gồm 104 câu thơ lục bát, dễ thuộc, dễ hiểu, phù hợp với dân ta

lúc đó với trên 90% dân số mù chữ, đã góp phần tạo nên sức mạnh thần kì:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã phát huy tinh thần tự hào dân
tộc, đoàn kết đấu tranh giành độc lập tự do cho tổ quốc; thực hiện thắng
lợi 2 cuộc kháng chiến trường kì và giành thắng lợi vĩ đại sau hơn 20 năm
đổi mới. “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
– Câu thơ đầu trong bài diễn ca của Bác Hồ là lời kêu gọi, lời răn dạy cho
muôn thế hệ con cháu nước nhà. Thế nhưng như nhận định của Đại tướng
Võ Nguyên Giáp trong một diễn đàn về sử học: “…Lớp trẻ chúng ta đa
không còn quan tâm tới lịch sử dân tộc…”. Và kết quả thi tuyển sinh đại
học môn Lịch sử trong những năm gần đây đã chứng minh nhận định của
Đại tướng và thực sự gây “sốc” đối với toàn xã hội.
Có thể chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
Một là, chúng ta chưa đặt đúng vị trí, chức năng của môn lịch sử
trong hệ thống các môn học ở phổ thông, hầu như chỉ tập trung vào các
môn Toán, Lý, Hóa, Văn…khiến học sinh có xu hướng coi nhẹ môn Lịch
sử
Hai là, trong ngành giáo dục còn tồn tại quan niệm quy kết trách
nhiệm chán ghét môn sử tại học sinh, do vậy mà tìm cách áp đặt, bắt buộc
các em học lịch sử mà không biết rằng làm như thế là duy ý chí

7


Ba là, do sự kết hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội còn chưa
tốt. Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, phần lớn nhiều gia đình đều
hướng cho con em mình chú ý đầu tư vào các môn học tự nhiên để chọn ra
một ngành nghề mang lại nguồn thu nhập cao…Đó cũng là một nguyên
nhân dẫn đến các môn học thuộc khối ngành xã hội bị đánh giá thấp; trong
đó có môn lịch sử
Bốn là, việc dạy học môn lịch sử ở nước ta chưa tận dụng được hệ

thống bảo tàng là những bộ sử bằng hiện vật rất phong phú và mang tính
cảm thụ trực tiếp rất phù hợp với tuổi trẻ.
Năm là, còn nhiều vấn đề về chương trình, sách giáo khoa lịch sử,
đội ngũ giáo viên và phương pháp giảng dạy. Nền giáo dục của chúng ta
đã trải qua nhiều lần cải cách, sách giáo khoa có khá hơn sau mỗi lần cải
cách nhưng vẫn chưa tương xứng với vai trò, vị trí, chức năng của môn
lịch sử trong trường phổ thông.
Việc đổi mới nội dung phương pháp gần đây có nêu lên và một số
thầy cô cố gắng thực hiện, nhưng vẫn chưa thay đổi được bao nhiêu lối
truyền thụ một chiều vẫn nặng đọc chép.
2.3. Đề xuất một số phương pháp, trò chơi ứng dụng trong dạy
học sử ở trường THPT nhằm nâng cao hiệu quả.
2.3.1. Ý nghĩa của việc sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào
dạy học lịch sử.
Việc giáo dục trong nhà trường là một giai đoạn học, đây là một giai
đoạn hết sức quan trọng. Nhà trường phổ thông không đặt mục tiêu cung
cấp đủ kiến thức cho người học để sống và làm việc cả cuộc đời, mà phải
trang bị cho người học một vốn tri thức cơ bản cộng với năng lực tự mình
chủ động tìm kiếm những tri thức cần thiết trong suốt cuộc đời. Vốn tri
thức ấy học sinh tiếp nhận những gì? Tiếp nhận như thế nào? Những
phương pháp dạy học nào có thể bồi dưỡng năng lực tìm kiếm và sáng tạo
cho người học? Đó là những câu hỏi đã và đang tiếp tục được trả lời.
Trong đó, việc khơi gợi ở học sinh khả năng tự tìm tòi, khám phá, bộc lộ
và phát huy khả năng của bản thân là một yếu tố vô cùng quan trọng. Với
bộ môn Lịch sử nói chung và nhiều môn học ở trường phổ thông thì việc
sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử sẽ góp phần thúc
đẩy những khả năng đó của học sinh.

8



Trên thực tế, hoạt động tổ chức các trò chơi vào dạy học lịch sử ở
các trường THPT Việt Nam vẫn chưa được tổ chức một cách quy mô và
đáp ứng nhu cầu của học sinh. Khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến điều đó
là do khung thời gian quy định trong khóa trình đào tạo của từng bộ môn ở
trường THPT. Nhất là đối với bộ môn lịch sử, khung thời gian giành cho
bộ môn là rất ít. Các bộ môn thuộc khối ngành tự nhiên và ngoại ngữ được
ưu tiên đặc biệt. Nhưng trong quãng thời gian tới, khi không còn tổ chức
kỳ thi đại học thì việc sắp xếp lại khung thời gian sẽ được điều chỉnh phù
hợp với yêu cầu. Bộ môn Lịch sử ở nước phát triển luôn được coi là bộ
môn chính, có tầm ảnh hưởng đặc biệt trong xã hội và rất được học sinh
yêu thích. Như vậy, chúng ta thấy bộ môn lịch sử giữ một vai trò hết sức
quan trọng trong quá trình giáo dục. Trong đời sống xã hội, lịch sử vừa là
công cụ của công tác sư phạm, lại có tác dụng giáo dục trí tuệ và tình
cảm. “ Tri thức lịch sử là một trong những bộ phận quan trọng nhất của
nền văn hóa chung của nhân loại và không có bộ phận quan trọng này thì
không thể coi việc giáo dục con người đã hoàn thành đầy đủ”
2.3. 2. Sưu tầm và ứng dụng một số trò chơi đã được tổ chức.
*Trò chơi “Ai là ai?”
- Trò chơi thăm dò mức độ đọc sách giáo khoa, tham khảo các tài
liệu lịch sử, bộc lộ sự yêu thích của học sinh về các danh nhân văn hóa
hay nhân vật lịch sử. Trò chơi làm cho những sự kiện lịch sử học sinh cần
phải nắm trong bài học trở nên cụ thể hơn, kiến thức học sinh sâu sắc hơn,
phong phú hơn và tạo biểu tượng chân thực về nhân vật đó. Trên cơ sở đó
học sinh xem xét đánh giá vai trò của nhân vật trong tiến trình lịch sử nâng
cao trình độ nhận thức chung của học sinh.
Khi dạy bài 5: Trung Quốc thời phong kiến. Ở các phần 1 (Trung
Quốc thời Tần Hán); 2 (Sự phát triển của chế độ phong kiến dưới thời
Đường); 3 (Trung Quốc thời Minh Thanh) có rất nhiều sự kiện và nhân
vật. Trong đó nhiều nhân vật học sinh đã được biết đến qua việc học lịch

sử cấp dưới, qua phim ảnh, báo chí….Giáo viên sử dụng những tư liệu về
sự nghiệp, cuộc đời của các nhân vật này đưa ra các câu hỏi cho học sinh.
Một mặt thực hiện mục tiêu nâng cao vai trò của người học, Giáo viên từ
vai trò trung tâm chuyển sang là người điều khiển, hướng dẫn cho học
sinh học tập và tự tìm hiểu kiến thức; Mặt khác không khí của tiết học lịch

9


sử trở nên sinh động hấp dẫn hơn bởi Giáo viên có thể đặt ra nhiều dạng
câu hỏi ở các cấp độ gợi ý khác nhau, chia ra tổ chức nhiều vòng thi hoặc
thi đồng loạt một lượt.
Ở phần 2 (Sự phát triển chế độ phong kiến Trung Quốc dưới
thời Đường) Giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi như:
Câu 1:
Gợi ý 1: Người mở ra thời kì mới trong lịch sử phong kiến Trung
Quốc từ thế kỉ VII đến đầu thế kỉ IX?
Gợi ý 2: Tên của ông có 2 chữ cái?
Gợi ý 3: Ông là người lập ra triều đại nhà Đường (618 - 907)?
Câu 2:
Gợi ý 1: Đây là vị vua Trung Quốc người Mông Cổ?
Gợi ý 2: Ông lên ngôi Hoàng đế năm 1271?
Gợi ý 3: Ông là người thiết lập triều Nguyên ở Trung Quốc (1271 1368)?
Câu 3:
Gợi ý 1: Ông là một trong những lãnh tụ khởi nghĩa nông dân vào
cuối triều Nguyên?
Gợi ý 2: Ông lên ngôi đặt kinh đô ở Nam Kinh – Trung Quốc?
Gợi ý 3: Ông lập ra triều Minh – Trung Quốc từ 1368 đến 1644?
Phần 3 (Trung Quốc thời Minh Thanh) có rất nhiều nhân vật và
sự kiện mà Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi. Ví dụ:

Câu 1:
Gợi ý 1: Người đã tiêu diệt các thế lực phong kiến cát cứ vào thời kì
Ngũ Đại Thập Quốc. Ông là ai?
Gợi ý 2: Tên của Ông có 3 chữ?
Gợi ý 3: Ông là người lập ra nhà Tống vào năm 960?
Câu 2:
Gợi ý 1: Đây là một vị tướng giỏi của Trung Quốc người Mông Cổ?
Gợi ý 2: Đầu thế kỉ XIII ông lên làm vua thiết lập nhà nước phong
kiến chuyên chế ở Mông Cổ?
Gợi ý 3: Ông còn có tên gọi khác là Thành Cát Tư Hãn?
Câu 3:
Gợi ý 1: Đây là bộ tộc sống ở vùng Đông Bắc Trung Quốc?

10


Gợi ý 2: Bộ tộc này đã đánh bại Lý Tự Thành giành quyền bá chủ
Trung Quốc?
Gợi ý 3: Bộ tộc này lập ra triều đại phong kiến cuối cùng ở Trung
Quốc?
Hay khi dạy bài 11 “Tây Âu Thời Hậu Kì Trung Đại” phần 1
“Những cuộc phát kiến địa lí” Giáo viên cũng có thể áp dụng trò chơi
“Ai là ai?” vào bài dạy với nội dung như:
Câu 1:
Gợi ý 1: Một hiệp sĩ “Hoàng gia” đã dẫn đầu đoàn thám hiểm qua
cực nam Châu Phi?
Gợi ý 2: Ông đã tiến hành cuộc thám hiểm vào năm 1487?
Gợi ý 3: Nơi Ông đến được đặt tên là mũi bão tố?
Câu 2:
Gợi ý 1: Người tưởng châu Mĩ là Đông Ấn Độ?

Gợi ý 2: Cuộc thám hiểm của đoàn thủy thủ Tây Ban Nha do ông dẫn
đầu vào tháng 8 năm 1492?
Gợi ý 3: Nơi ông đến là một số đảo thuộc vùng biển Caribê ngày nay?
Câu 3:
Gợi ý 1: Đại diện đầu tiên của Bồ Đào Nha thực hiện cuộc thám hiểm
đến phương Đông?
Gợi ý 2: Tháng 7 năm 1497 đoàn thuyền do ông chỉ huy bắt đầu rời
cảng Lixbon?
Gợi ý 3: Ông đã đến Ca – li – cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ và được
phong làm phó vương Ấn Độ?
Sau đó Giáo viên kết luận, giảng giải. Trong quá trình nhận xét kết
luận giáo viên vẫn có thể phát vấn với những học sinh - khán giả cỗ vũ
dưới lớp nhằm hướng đến mục tiêu bài học. Bên cạnh đó Giáo viên nên sử
dụng tranh ảnh nghệ thuật, tranh biếm họa, ảnh chân dung kết hợp với các
đoạn lược thuật trình bày miệng sinh động nhằm miêu tả hay giải thích,
giới thiệu về nhân vật cho học sinh hiểu rõ hơn về nhân vật đó. Hình thành
ở các em tình cảm, sự xúc động về vai trò cá nhân trong lịch sử, rèn luyện
cho các em lòng say mê học tập, nghiên cứu.
* Trò chơi “Đối mặt”.
“Đối mặt” được đài truyền hình Việt Nam mua bản quyền từ
gameshow nổi tiếng “Face off” của hãng 20th Century Fox. “Đối mặt”

11


mang tính đối kháng mạnh mẽ, đặt nặng trí tuệ, căng thẳng bởi sự đấu loại
trực tiếp giữa những người chơi. Cách thức chơi của gameshow khá đơn
giản: Ban tổ chức chọn ra 12 người chơi từ số người đăng kí tham gia.
Những người được lựa chọn sẽ đứng xung quanh vòng tròn giữa sân khấu
để trả lời các câu hỏi của người dẫn chương trình. Có một camera quay

vòng tròn và dừng lại để chỉ định bất cứ người chơi nào trả lời. Người
chơi chỉ có 3 giây để trả lời.
Mỗi câu hỏi của chương trình đều có rất nhiều đáp án. Nếu trả lời sai
hoặc trùng lặp với câu trả lời trước, người chơi sẽ bị loại ngay khỏi cuộc
chơi. Hai người chơi cuối cùng sẽ “đối mặt” để chọn ra nhà vô địch. Ở
vòng cuối cùng này, hai người chơi sẽ thi đấu trực tiếp bằng cách lần lượt
đưa ra các câu trả lời cho đến khi có một người trả lời sai. Người thua
cuộc là có tới 2 lần trả lời sai.
“Đối mặt” - là một trò chơi năng động đòi hỏi học sinh phải đưa ra
câu trả lời nhanh, dứt khoát qua đó nâng dần kiến thức cũng như sự trưởng
thành về ứng phó giao tiếp nhanh, đưa ra những quyết đinh quan trọng của
học sinh lên rất nhiều
Tiết 2: Văn hóa cổ đại phương đông và phương tây
Giáo viên dẫn dắt: Ở tiết trước Cô - trò chúng ta đã cùng tìm hiểu về
điều kiện tự nhiên cũng như sự thành lập của các nhà nước cổ đại phương
đông và phương tây. Ngoài những đặc điểm nổi bật về chính trị - xã hội,
nhà nước cổ đại phương đông và phương tây có những thành tựu gì về văn
hóa? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó! Nhưng có một
điều đặc biệt chúng ta sẽ học bài dưới một hình thức khác học mà chơi,
chơi mà học. Trò chơi mà cô muốn cùng các em trải nghiệm là trò chơi
“Đối mặt”. Để tìm hiểu những thành tựu văn hóa của nhà nước cổ đại
phương đông và phương tây Cô sẽ chia bài học ra làm 4 lĩnh vực:
1. Lịch pháp - thiên văn học
2. Chữ viết - văn học
3. Khoa học kĩ thuật
4. Kiến trúc - mĩ thuật
Luật chơi: Cô sẽ mời 6 bạn tham gia trò chơi. Tất cả đứng tạo thành
vòng tròn để trả lời câu hỏi. Mỗi người có 15 giây để trả lời. Nếu trả lời
sai quyền trả lời thuộc về người chơi kế tiếp. Sau vòng 2 hai người có số
câu trả lời sai nhiều nhất sẽ bị loại, chọn ra 4 người chơi vào vòng 3. Sau


12


vòng 3 tiếp tục loại hai người chơi để hai người xuất sắc nhất vào vòng
thi chung kết.
Vòng 1: Lịch pháp - thiên văn học
1. Cơ sở xuất phát của lịch và thiên văn học phương đông?
2. Lịch của phương đông cổ đại ban đầu có tên gọi là gì?
3. Lịch của phương đông cổ đại chia một năm ra bao nhiêu ngày?
4. Cư dân Hy Lạp - Rôma xác định trái đất hình gì?
5. Lịch của phương tây cổ đại chia một năm ra bao nhiêu ngày?
6. Lịch của phương đông cổ đại chia một năm ra bao nhiêu tháng?
7. Một năm lịch của Hy Lạp - Rôma có bao nhiêu tháng?
8. Người phương đông chia một ngày thành mấy giờ?
9. Một tháng trong lịch của người Rôma có bao nhiêu ngày?
10. Tháng 2 trong lịch Rôma cổ đại có bao nhiêu ngày?
11. Cơ sở xuất phát của lịch Hy Lạp - Rôma cổ đại là gì?
12. Người phương đông cổ đại đã biết dựa vào yếu tố tự nhiên nào để
đo thời gian?
- Tiểu kết của giáo viên: Lịch và thiên văn của các quốc gia cổ đại
phương đông ra đời gần như sớm nhất trong nền văn minh nhân loại. Do
nhu cầu của sản xuất nông nghiệp cày cấy đúng thời vụ, người nông dân
luôn phải theo dõi thời tiết, sự chuyển động của mặt trời và mặt trăng. Từ
đó người phương đông có những tri thức đầu tiên về thiên văn và nông
lịch. Người phương đông chia một năm ra 365 ngày và 12 tháng. Mỗi
ngày có 24 giờ. Đó là cơ sở để tính mùa vụ để gieo trồng hợp thời vụ. Ban
đầu lịch chỉ nhằm phục vụ nông nghiệp do đó mặc dù đã có lịch nhưng
con người vẫn có thói quen dựa vào thiên nhiên để quan sát và tồn tại.
Người Hy Lạp và Rôma có nhiều hiểu biết chính xác hơn về trái đất và

mặt trời. Nhờ đi biển học xác định trái đất hình cầu. Một năm có 365 ngày
và 1/4 ngày, 12 tháng lần lượt 30, 31 ngày nhưng riêng tháng 2 có 28
ngày. Như vậy cách tính lịch của người Hy Lạp - Rôma cổ đại rất gần với
lịch của chúng ta ngày nay.
Vòng 2: Chữ viết
1. Nguồn gốc ra đời của chữ viết ở phương đông cổ đại?
2. Chữ viết của phương tây Hy Lạp - Rôma ra đời từ đâu?
3. Chữ viết ra đời đem đến cho con người điều kì diệu gì?
4. Chữ viết ở Ai Cập và Lưỡng Hà xuất hiện trong thời gian nào?

13


5. Ban đầu hệ thống chữ cái của người phương đông có bao nhiêu
chữ?
6. Loại chữ nào xuất hiện sớm nhất ở phương đông cổ đại?
7. Hệ thống chữ cái Hy Lạp - Rôma hoàn chỉnh gồm bao nhiêu chữ?
8. Cư dân cổ đại nào đã sáng tạo ra chữ tượng hình?
9. Nguyên liệu dùng để viết của người Ai Cập là gì?
10. Người Trung Quốc viết lên mai rùa, xương thú, thẻ tre và…..?
11. Cây sậy vót nhọn và đất sét là nguyên liệu viết của cư dân cổ đại
nào?
12. Người Trung Quốc vẽ hình chữ nhật bên trong có một dấu cộng để
chỉ điều gì?
13. Cư dân Trung Quốc cổ đại vẽ biểu tượng gì để chỉ người?
14. So với chữ cái Việt Nam, chữ cái phương tây có thêm những chữ
gì?
15. Hai tác phẩm anh hùng ca nổi tiếng của Home là gì?
16. Người Rôma tự nhiên mình là gì của người Hy Lạp?
- Tiểu kết giáo viên: Do sản xuất đời sống con người ngày càng phong

phú và đầy đủ hơn cho nên họ cần ghi chép và lưu giữ. Từ dó, chữ viết ra
đời. Lúc đầu là chữ tượng hình sau là chữ tượng ý, tượng thanh. Chữ Ai
Cập lúc đầu rất giống hình các sự vật thật muốn mô tả, các bản chữ tượng
hình được khắc trên đá, nhìn về hình dạng giống như một bức họa tổng
hợp, nhiều hình vẽ được sắp xếp theo một thứ tự nhất định. Ví dụ: người
Sume (Lưỡng Hà) phát minh ra chữ viết sớm nhất, đầu tiên học dùng hình
vẽ về sau là những nét vạch hợp lại thành ý, các nhà khảo cổ đã tìm thấy
một thư viện lớn trong cung điện của vua Átxuabanipan lưu trữ 2200 cuốn
sách viết bằng đất sét, được ghi bằng loại chữ “hình đinh” Sume…
Cũng xuất phát từ nhu cầu sản xuất người Hy Lạp - Rôma đã sáng
tạo ra hệ thống chữ cái (lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ) làm thành hệ
thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay. Cùng với đó cư dân phương tây
cổ đại đã sáng tạo ra hệ số La mã để đánh các đề mục. Đó là những cống
hiến lớn lao cho văn minh nhân loại của người Hy Lạp - La Mã cổ đại. Hệ
thống mẫu tự Hy Lạp - La Mã đạt tới trình độ cao, có khả năng hoàn thiện,
khái quát hệ thống các kí hiệu biểu đạt tư duy. Đó chính là nguồn gốc của
hệ thống chữ Xlavơ hiện nay, là cơ sở để người Rô Ma sáng tạo ra mẫu tự
Rô Ma được truyền bá và sử dụng hầu khắp các dân tộc trên thế giới.

14


Cư dân Địa Trung Hải còn có những thành tựu nổi bật về văn học.
Hy Lạp nổi tiếng với hai bản anh hùng ca Iđiát và Ôđixê của nhà thơ
Hôme. Iđiát gồm 15783 câu thơ, chia thành 24 khúc ca. Ôđixê dài 12110
câu thơ, chia thành 24 khúc ca. Hy Lạp xuất hiện nhiều nhà soạn kịch nổi
tiếng: Ét - sin (525 - 426 TCN) ông sáng tạo ra 90 vở kịch, hiện nay chỉ
còn giữ được 7 vở, trong đó giá trị nhất là “Orextơ” và “Prômêtê bị
xiềng”. Xô-phốc-lơ (497 - 406TCN) là tác giả kịch thơ (cả bi kịch và hài
kịch) ông đã sáng tác 123 vở bi hài kịch nổi tiếng là “Ơđíp làm vua”,

“Ơđíp ở Colon”. Viếcgiliuxơ (70-19TCN) ông được coi là nhà thơ lớn
nhất Rôma cổ đại với những tập thơ nổi tiếng “Những bài ca của người
chăn nuôi”, “Khuyến nông” đặc biệt là tập thơ có tính chất thần thoại gồm
12 bài, lấy tiêu đề là “Ênêít” phỏng theo Ơ-đi-xê của Home, ca ngợi sự
dũng cảm quyết liệt của người Rooma, sự phồn vinh của Rôma…
Vòng 3: Khoa học kĩ thuật
1. Cơ sở xuất phát của toán học phương đông là gì?
2. Người Ai Cập giỏi về lĩnh vực toán học nào?
3. Người Ai Cập đã tính được số pi bằng bao nhiêu?
4. Người Lưỡng Hà giỏi về lĩnh vực toán học nào?
5. Thành tựu nổi bật về toán học của người Ấn Độ cổ đại là gì?
6. Nhà toán học Py-ta-go phát minh ra định lí nổi tiếng nào?
7. Câu nói nổi tiếng: “Cứ cho ta một chỗ đứng chân cho vững thì ta có
thể cất lên cả quả địa cầu” là của ai?
8. Người Trung Quốc cổ đại đã có đóng góp lớn lao nào về mặt kĩ
thuật?
- Tiểu kết của giáo viên: Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp phát triển,
nhu cầu tính toán lại ruộng đất sau khi ngập nước và tính toán trong xây
dựng cho nên toán học phương đông ra đời sớm. Người Ai Cập giỏi về
hình học. Người Lưỡng Hà giỏi về số học. Người Ấn Độ đã phát minh ra
chữ số Ảrập.
Người ta nói “những hiểu biết khoa học của người Hy Lạp thực sự là
khoa học” vì: Họ đã vượt lên trên sự ghi chép và giải những bài toán cụ
thể. Họ dã để lại nhiều định lí và định đề có giá trị khái quát cao. Nhiều
nhà toán học nổi tiếng với những định lí toán học xuất sắc xuất hiện:
- Ta-lét (thế kỉ VI TCN) ông là người đầu tiên đo được chiều cao của
Kim Tự Tháp nhờ phương pháp đo và tính bóng của nó trên mặt đất.

15



- Pitago (580-500TCN) ông là nhà số học nổi tiếng với định lí nổi
tiếng về tam giác vuông.
- Ơ-clít (nửa đầu thế kỉ III TCN), ông người đầu tiên biên soạn sách
giáo khoa hình học.
Vòng 4 (chung kết) Kiến trúc - Mĩ thuật
1. Kim tự tháp được xây dựng ở đâu?
2. Trung Quốc nổi tiếng với công trình vạn dặm nào?
3. Tòa thành nổi tiếng ở Lưỡng Hà?
4. Khu vườn có một không hai trong thời cổ đại có tên gọi là gì?
5. Người Ấn Độ tự hào với công trình nghệ thuật cổ đại nào?
6. Tên gọi cổng thành Babilon Lưỡng Hà là gì?
7. Các công trình đồ sộ thời cổ đại là biểu tượng cho quyền lực của
ai?
8. Những công trình kiến trúc là những minh chứng cho điều gì ở con
người?
9. Công trình kiến trúc để đời của người Hy Lạp ở Aten có tên gọi là
gì?
10. Công trình đền thờ nổi tiếng nào do người Aten - Hy Lạp xây
dựng?
11. Hãy kể tên những công trình nghệ thuật đặc sắc của người Rôma
cổ đại?
- Tiểu kết của giáo viên: Nghệ thuật kiến trúc mĩ thuật của cư dân cổ
đại rất phát triển:
Ở phương đông cổ đại nổi tiếng với các Kim tự tháp (Ai Cập), Vạn
Lí Trường Thành (Trung Quốc), Vườn treo Babilon, thành Babilon
(Lưỡng Hà), Khu đền tháp của người Ấn Độ….
Người Hy Lạp cổ đại để lại nhiều tượng và đền đài tuyệt mĩ:
+ Đền Pác-tơ-nông.
+ Tượng thần vệ sĩ A-tê-na đội mũ chiến binh

+ Tượng lực sĩ ném đĩa
+ Đền thờ thần Dớt…
Người Rôma có nhiều công trình kiến trúc như đền đài, cầu máng dẫn
nước, trường đấu oai ngiêm đồ sộ, hoành tráng và thiết thực….Nếu thời
gian cho phép Giáo viên có thể dùng tư liệu lịch sử, tư liệu văn học để

16


minh họa về các công trình kiến trúc cổ đại mở rộng kiến thức cho học
sinh.
Qua đó học sinh nhận thức được sự xuất hiện xã hội có giai cấp và
nhà nước là một quá trình tự nhiên không chỉ dẫn đến áp bức, bóc lột đấu
tranh …mà còn là một biểu hiện của thời đại văn minh, trong đó con
người sản xuất được của cải dồi dào hơn trước và sáng tạo trong đời sống
văn hóa tinh thần. Xuất hiện sớm trong lịch sử loài người, các quốc gia cổ
đại phương đông đã cống hiến cho nhân loại nhiều thành tựu văn hóa có
giá trị.
Học sinh cũng thấy được nền văn hóa Hy Lạp - Rô Ma phát triển huy
hoàng, đa dạng và phong phú đạt tới đỉnh cao của nhân loại. Những thành
tựu ấy cho đền nay vẫn giữ một vị trí hết sức to lớn trong cuộc cách mạng
khoa học kĩ thuật. u so với việc dạy và học truyền thống.
Hay khi dạy bài 8 “Sự hình thành và phát triển các vương quốc
chính ở Đông Nam Á” phần 2 “Sự hình thành và phát triển của các quốc
gia phong kiến Đông Nam Á” Giáo viên cũng có thể áp dụng trò chơi
“Đối mặt” vào giảng dạy.
Gv mời 4 học trò tham gia trò chơi. 4 học trò lần lượt trả lời theo
thứ tự các câu hỏi được nêu ra, trả lời sai sẽ quyền trả lời thuộc về người
kế tiếp. Người chơi xuất sắc nhất sẽ là người thắng cuộc.
Gv dẫn dắt: Trên nền tảng sự sụp đổ của các quốc gia nhỏ, các quốc

gia phong kiến hình thành và phát triển.
Câu hỏi: Dựa vào lược đồ “Các quốc gia Đông Nam Á cổ đại và
phong kiến” các em hãy:
- Nêu tên các vương quốc cổ
- Nêu tên các quốc gia phong kiến
- Nêu tên các quốc gia hiện nay ở khu vực Đông Nam Á
Tiểu kết của giáo viên:
Khoảng từ thế kỉ VII đến thế kỉ X là thời kì hình thành hàng loạt các
quốc gia phong kiến “dân tộc”.
Từ đầu thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển của
các quốc gia Đông Nam Á. Ở Inđônêxia cuối thế kỉ XIII dòng Giava mạnh
lên, đã chinh phục Xu-ma-tơ-ra thống nhất Inđônêxia. Ở Đông Dương
ngoài các Đại Việt, Chăm-Pa, vương quốc Campuchia từ thế kỉ IX cũng
bước vào thời kì Ăngco huy hoàng. Quốc gia Pa-gan thống nhất lãnh thổ

17


mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Mianma.
Cuối thế kỉ XIII một bộ phận người Thái sinh sống ở thượng nguồn sông
Mê Công di cư xuống phía nam định cư ở sông Mê Nam hình thành vương
quốc Su-khô-thay (tiền thân của nước Thái Lan).
Ở mỗi vòng thi giáo viên cần kết hợp với tranh ảnh, sử dụng các tài
liệu sử học văn học minh họa, giải thích chứng minh cho bài giảng sẽ làm
cho không khi tiết học sinh động, học sinh có hứng thú học tập và tiếp thu
bài giảng dễ dàng hơn.
Hay khi dạy chương II “Xã hội cổ đại” Giáo viên có thể dạy gộp hai
bài 3, 4 ở phần điều kiện tự nhiên, sự hình thành các quốc gia cổ đại, xã
hội phương đông và phương tây với nhau. Dạy phần văn hóa vào một giờ
để áp dụng trò chơi “Đối mặt” vào dạy học. Qua đó học sinh có thể dễ

dàng so sánh về điều kiện tự nhiên, xã hội phương đông và phương tây cổ
đại cũng như thấy rõ được nét khác biệt, độc đáo riêng của hai nền văn
minh phương đông và phương tây.
Từ những kết luận trên Giáo viên hình thành cho học sinh khái niệm
văn hóa và giá trị vật chất, giá trị tinh thần. Giáo dục cho học sinh lòng
say mê học tập, yêu nghệ thuật và ý thức giữ gìn bảo vệ những giá trị văn
hóa mà con người đã tạo ra.
3/ KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1

Kết luận

Dù giảng dạy ở bộ môn nào, người giáo viên cũng đạt được những
yêu cầu chung lí luận dạy học theo đúng quan điểm của Đảng và Nhà
nước qui định. Bất cứ giáo viên bộ môn nào cũng đều phải có tư tưởng,
tình cảm đúng đắn, lành mạnh, trong sáng, có tấm lòng nhiệt thành đối với
nghề nghiệp, góp phần giáo dục, giảng dạy cho thế hệ trẻ theo mục tiêu
đào tạo của Đảng và Nhà nước. Bất cứ người giáo viên bộ môn nào cũng
phải không ngừng nâng cao sự hiểu biết kiến thức của bộ môn, mở rộng sự
hiểu biết kiến thức chung có liên quan đến bài giảng, có phương pháp dạy
tốt, không ngừng hoàn thiện, cải tiến phương pháp dạy và nghiệp vụ sự
phạm để đảm bảo cho vai trò người thầy giáo được nâng cao.
Qua kinh nghiệm nhỏ về “Nâng cao chất lượng môn lịch sử bằng
việc sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử ở trường
THPT- Phần Lịch sử thế giới lớp 10” theo đặc thù bộ môn, kinh nghiệm

18


này dù nhỏ, khá đơn giản, nhưng có thể hình thành được những hiểu biết

ban đầu giúp cho học sinh nhận thức và hứng thú hơn với bộ môn Lịch sử.
Kinh nghiệm nhỏ trên góp phần cho bản thân tôi tích lũy kinh
nghiệm, vốn kiến thức phục vụ trong quá trình giảng, học tập để nâng cao
trình độ kiến thức, chuyên môn nghiệm vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ
chính trị mà Đảng, Nhà nước và đơn vị giao phó, đồng thời góp phần nhỏ
cùng với đồng nghiệp làm cho bộ môn Lịch sử ở nhà trường ngày càng có
chất lượng.
Với thời gian hạn hẹp và khả năng còn nhiều hạn chế cùng với kinh
nghiệm giảng dạy còn ít, chắc chắn chuyên đề còn nhiều thiếu sót, vì vậy
tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý Thầy cô, các bạn
đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.
3.2. Kiến nghị
- Câu hỏi cần chú trọng phát huy được tính gợi mở, phát huy sự chủ
động của Học sinh.
- Nội dung thi không nên quá chú trong đến các sự kiện lịch sử xa rời
với thực tế, lịch sử thời đại.
- Đáp án cần có những phần điểm cho sự sáng tạo của học sinh trong
cách thể hiện
- Khi thực hiện, Giáo viên cũng cần phê bình, chỉnh sửa cho học sinh
cách diễn đạt, lời văn và suy nghĩ cá nhân về vấn đề được nêu trong mỗi
trò chơi.

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.


Đàm Mai Phương

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 hiện hành.
2- Nhập môn sử học của NXB Giáo dục 2001.
3- Lý luận dạy học của Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị - NXB Giáo dục
2004.
4- Lịch sử thế giới cổ đại của Lương Ninh- NXB Giáo dục năm1998.
5- Tạp chí nghiên cứu lịch sử.
6- Con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường
phổ thông” của Ngô Minh oanh NXB Giáo dục năm 2008.

20



×