Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức khi dạy bài phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám ( 1939 1945) nước việt nam dân chủ cộng hòa ra đời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.4 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC KHI DẠY BÀI "
PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG
KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI"

Người thực hiện : Vũ Thị Kim Hoa
Chức vụ : Giáo Viên
SKKN thuộc môn: Lịch Sử

THANH HÓA NĂM 2016

Mục lục


Phần
Phần I
1
2
3
4
Phần II
1
2
3
4
Phần III


1
2

Nội Dung
Mục lục
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghên cứu
Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận
Cơ sở thực tiễn
Biện pháp giải quyết
Hiệu quả của sáng kiến
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
1 đĩa CD kèm theo

Trang
1
3
3
3
3
4
4
5

17
18
19
20

Trang

2


SỬ DỤNG SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC KHI DẠY BÀI " PHONG TRÀO
GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM ( 1939 –
1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI "
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục thế hệ trẻ bao giờ cũng là mối qua tâm đặc biệt to lớn của mỗi dân
tộc, mọi thời đại để cho xã hội tồn tại và phát triển. Từ xưa, ông cha ta cũng rất chú
trọng đến công tác giáo dục.
Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc
"bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau". Nhà trường phổ thông chịu trách nhiệm
quan trọng cùng với xã hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ trong điều
kiện hiện nay. Môn Lịch sử với chức năng, nhiệm vụ của mình góp phần tích cực
vào công việc này. Tuy nhiên dạy học Lịch sử trong các trường phổ thông hiện nay
đang trở thành vấn đề đáng quan tâm của xã hội, khiến nhiều lo lắng và trăn trở.
Rất nhiều học sinh không thích học Sử và không biết gì về Lịch sử dân tộc, minh
chứng là trong các kỳ thi Cao đẳng – Đại học điểm thi môn Sử rất thấp, đây thực
sự là vấn đề đáng báo động. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như :
Do quan niện xã hội, do thi cử, chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng
dạy của một bộ phận giáo viên chưa thật sự hiệu quả....Là một giáo viên dạy Sử
hơn 15 năm nay, tôi cũng băn khoăn, và trăn trở về vấn đề này và luôn cố gắng tìm

tòi, ứng dụng những phương pháp mới nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn
Sử hiện nay.
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn Sử nói riêng trở thành vấn
đề cấp bách để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Dạy học là một hoạt động
sáng tạo, không có phương pháp, mô hình nào là vạn năng. Vậy thì giáo viên phải
là người biết tìm ra những phương pháp mới để tạo cho học sinh tính chủ động
nắm bắt, khai thác kiến thức, say mê học tập, biến những số liệu, những Chỉ thị,
Nghị quyết thành những nội dung sống động, lôgic.
Trong quá trình dạy học hiện đại việc rèn luyện năng lực tư duy, khả năng
tưởng tượng, sáng tạo, phát triển trí tuệ , trí thông minh, khả năng thực hành, vận
dụng... của học sinh nói chung , được xem là nhiệm vụ chủ yếu, quan trọng nhất.
Đối với bộ môn Lịch sử để thực hiện nhiệm vụ đó bản thân là một giáo viên đã trải
qua nhiều khóa dạy ,tôi đã rút ra rất nhiều bài học học kinh nghiệm, trong giảng
dạy ,dưới nhiều hình thức khác nhau chúng ta có thể làm phong phú thêm bài giảng
của mình: Như đưa những hình ảnh thước phim tư liệu trong giảng dạy, kể các câu
chuyện lịch sử, sử dụng sơ đồ trong khi giảng bài....qua đó để xóa bỏ quan niệm
của các em rằng học lịch sử chỉ là đọc – chép .Qua những biện pháp trên tôi thấy
đã phát huy được tính chủ động của học sinh, các em hăng hái tham gia, việc ghi
chép cũng được giảm bớt ,trên cơ sở đó các em tự tìm tòi, nghiên cứu.
Trang

3


Đối với chương trình lịch sử khối 12 hiện hành, chương trình lịch sử bao
gồm cả lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam thời hiện đại.Với lượng kiến thức rất
nhiều, ngày tháng, sự kiện nhiều luôn là nỗi ám ảnh của học sinh. Đặc biệt là bài :
"Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám ( 1939 -1945). Nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời". là bài có rất nhiều sự kiện, hội nghị, chủ
chương, chỉ thị của Đảng,..Để học sinh nắm bắt và hiểu được bản chất vấn đề là

một vấn đề rất khó khăn đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo vận dụng các
phương pháp mới một cách hiệu quả nhất.
Xuất phát từ thực tiễn dạy học bài "Phong trào giải phóng dân tộc và tổng
khởi nghĩa tháng Tám ( 1939 -1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời".
thuộc khoá trình lịch sử lớp 12 trong học kì 1 .Tôi đã rút ra một số phương pháp
dạy học Lịch Sử để học sinh có thể hiểu những kiến thức Lịch Sử một cách hiêụ
quả nhưng khắc sâu nhất ,có thể vận dụng các kiến thức lịch sử để phối hợp trong
học tập các môn học khác cũng như áp dụng những kiến thức lịch sử trong thực
tiễn cuộc sống.
Vì vậy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài : "Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức khi dạy
bài "Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám ( 1939 -1945).
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời". Nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy,
và mong muốn mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy.
2. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động
của học sinh.
- Giúp học sinh thích học môn lịch sử và nâng cao vị thế của môn lịch sử xứng
đáng với vai trò vị thế cảu nó trong xã hội.
- Giúp học sinh không cần tốn nhiều thời gian cho học thuộc mà vẫn nắm kiến thức
một cách có hệ thống nội dung của bài học.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là các lớp 12B1,12B2 trường
THPT Dương Đình Nghệ năm học 2015-2016 .
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài xoay quanh vấn đề sử dụng sơ đồ hóa kiến thức khi dạy bài "Phong trào giải
phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám ( 1939 -1945). Nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa ra đời". trong chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 12
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thông qua thao giảng, dự giờ đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm qua từng

tiết dạy.
- Tôi sử dụng phương pháp lịch sử, ngoài ra còn sử dụng phương pháp phân
tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp, tích hợp.

Trang

4


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận
Lịch sử là một môn khoa học xã hội, là những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra
trong quá khứ xã hội loài người, nó tồn tại độc lập, khách quan với ý muốn của con
người. Do đặc trưng của môn Lịch sử rất khác so với các môn học khác là: Học
sinh không được chứng kiến các sự kiện, hiện tượng lịch sử vì lịch sử không lập
lại, không biểu diễn được trong phòng thí nghiệm. Hơn nữa vấn đề nhận thức lịch
sử cũng khác so với các môn học khác. nó nhận thức chung quy luật của loài người
từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, đến thực tiễn. Đồng thời nhận thức
lịch sử cũng có sắc thái riêng, nhận thức sự kiện phải theo lôgic sự kiện, sự thật
khách quan chứ không phải theo trí tưởng tưởng của từng người. Vì vậy mỗi tác
động của giáo viên đều ảnh hưởng đến học sinh.
Theo tiến sĩ Trần Đình Châu với cách ghi chép thông thường, tức là bằng kí tự
và con số chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa bộ não – não trái mà chưa sử dụng
chức năng của não phải, nơi giúp chúng ta tiếp nhận thông tin qua hình vẽ, màu
sắc, sơ đồ... Vì vậy việc sử dụng các sơ đồ trực quan trong dạy học lịch sử có tác
dụng rất lớn trong việc tái hiện lại các sự kiện lịch sử. Sơ đồ hóa kiến thức là một
loại đồ dùng trực quan không có sẵn mà do giáo viên hoặc học sinh tự thiết kế dựa
trên nội dung của bài học. Quy luật nhận thức của bộ não đi từ các hoạt động nghe,
nhìn, thực hành, vận động. Phương pháp sử dụng sơ đồ phù hợp với quy luật nhận
thức của bộ não. Chính vì vậy nên tôi cho rằng đây là phương pháp hay trong dạy

học lịch sử, phù hợp với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm
trung tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Thực trạng của vấn đề
Việc giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT nói chung và trường THPT
Dương Đình Nghệ nói riêng hiện nay đang có nhiều bất cập. Vấn đề ở đây là khối
lượng kiến thức quá dài trong một năm học, đặc biệt đối với chương trình lịch sử
lớp 12 học kì I là 2 tiết trên một tuần, trong khi đó đây là năm cuối cấp, áp lực thi
cử từ các môn rất nhiều. Với quan niệm môn Sử là môn phụ lại là môn có quá
nhiều sự kiện, ngày tháng nhiều, khó học, khó nhớ nên đa số các em đều e ngại khi
chọn môn sử làm môn thi tốt nghiệp của mình. Thực tế mấy năm gần đây điểm thi
môn Sử trong các kì thi Cao đẳng, Đại học là vấn đề nhức nhối, đáng báo động.
Điều đó lại càng làm cho các em e ngại hơn khi lựa chọ môn Sử để thi tốt
nghiệp.Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh không thích học,
không lựa chọ môn Lịch sử . Trước hết phải kể đến chương trình sách giáo khoa
khá nặng nề, quá tải về kết cấu các nội dung, về thời lượng của chương trình.
Chương trình còn nặng về lý thuyết, ít số tiết thực hành, ôn tập. trong mỗi bài dạy
lại có quá nhiều sự kiện làm cho học sinh ít hứng thú học tập. Tiếp đến là do quan
niệm xã hội, thi cử, do một bộ phận giáo viên chưa thực sự tâm huyết , chưa chịu
tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học khiến chất lượng bộ môn chưa cao...
Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử là một vấn đề quan trọng hiện nay
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Trong dạy học nói chung và dạy học
Lịch sử nói riêng có rất nhiều đồ dùng trực quan với các cách sử dụng khác nhau
Trang

5


nhưng đều có tác dụng nâng cao hiệu quả bài học. Để nâng cao chất lượng môn
học mỗi giáo viên khi lên lớp cần tìm cho mình một phương pháp riêng phù hợp,
trong đó nhấn mạnh phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích

cực chủ động nắm bắt, lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Trong chương trình Lịch sử lớp 12, bài "Phong trào giải phóng dân tộc và
tổng khởi nghĩa tháng Tám ( 1939 -1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời". có rất nhiều sự kiện, chủ trương, chỉ thị, hội nghị của Đảng, nhất là các hội
nghị, chỉ thị... các em rất dễ nhầm lẫn nội dung của Hội nghị này sang hội nghị
khác và Hội nghị với chỉ thị . Như Hội nghị Trung ương 6 ( 11/1939), Hội nghị
Trung ương 8( 5/1941), chỉ thị " Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng
ta"...
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy của mình, tôi thấy khi giảng dạy theo phương
pháp cũ đối với bài này vấn đề đặt ra ở đây là kiến thức quá dài, nhiều nội dung,
được chuyển tải trong 3 tiết, nếu như chúng ta giảng truyền thống học sinh sẽ rất
khó nhớ hết các sự kiện, dễ nhầm lẫn, không hiểu rõ bản chất vấn đề một cách
nhanh nhất ...Vì vậy thay bằng việc cung cấp kiến thức truyền thụ một chiều tôi đã
nghiên cứu sử dụng hệ thống các sơ đồ khi dạy bài "Phong trào giải phóng dân tộc
và tổng khởi nghĩa tháng Tám ( 1939 -1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời".
Ưu điểm lớn nhất trong việc sử sơ đồ hóa kiến thức
- Là một trong những biện pháp đổi mới phương pháp giảng dạy
- Phát huy hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
- Hệ thống hóa khối lượng kiến thức lớn vào sơ đồ, với lời lẽ ngắn gọn súc tích, dễ
hiểu
- Thông qua đó có thể trình chiếu thêm những hình ảnh tài liệu có liên quan
- Tạo nên hứng thú cho người học, tránh việc cho các em ghi nhiều nhưng sau đó
lại không thể học được vì quá dài, quá khó.
3. Biện pháp giải quyết
Trong phạm vi bài 16 "Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng
Tám ( 1939 -1945) ,Chương trình lớp 12 ( cơ bản) Từ tiết 23đến tiết 25
Tôi sẽ thiết kế sơ đồ hóa kiến thức theo nội dung trong sgk từng mục cụ thể có
thể áp dụng cho bài học.
Trong dạy học lịch sử có rất nhiều loại hình sơ đồ như : Sơ đồ khuyết, sơ đồ câm,

sơ đồ thiết kế sẵn , hoặc sơ đồ học sinh tự thiết kế, sơ đồ tư duy...Tùy từng bài tôi
mà sử dụng sơ đồ theo cách thức khác nhau và các loại hình phù hợp, trong phạm
vi bài này tôi chủ yếu sử dụng hình thức sơ đồ khuyết và sơ đồ câm để phát huy
tính chủ động, sáng tạo khi lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Trong khi thiết kế sơ đồ tôi sẽ đưa lên máy chiếu và giảng trực tiếp bằng máy chiếu
hoặc chia nhóm yêu cầu học sinh hoàn thành và lên bảng trình bày kết quả.
Trong quá trình học, các câu hỏi luôn được đưa ra để cho học sinh có thể tìm tòi
nghiên cứu và cùng hợp tác với giáo viên. Hệ thống câu hỏi được đưa ra cùng với
hệ thống kiến thức,dưới nhiều dạng khác nhau.

Trang

6


Trên thực tế khi tôi làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã sử dụng máy
chiếu đến từng mục ,cả GV và HS đều cùng nhau giải quyết ,GV đưa câu hỏi, học
sinh theo dõi trả lời, học sinh làm việc theo nhóm, giáo viên nhận xét và chốt ý.
Còn khi làm đề tài này tôi đã chuyển toàn các bộ sơ đồ mà mình áp dụng vào một
phần riêng ( Sơ đồ đã hoàn thiện ), còn cách thức tổ chức, dẫn dắt ở phần sau của
sơ đồ.

Trang

7


Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám ( 1939- 1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời.
Người chủ trì: TBT

Nguyễn Văn Cừ

HỘI NGHỊ BCHTW ĐẢNG CS
ĐÔNG DƯƠNG THÁNG 11/1939

Địa điểm: Bà
Điểm-Hóc MônGia Định

Nội dung

Nhiệm vụ,
mục tiêu đấu
tranh

-Đánh đổ đế
quốc và tay
sai
->Giải
phóng các
dân tộc
Đông
Dương, làm

Khẩu hiệu đấu
tranh

Tạm gác
khẩu hiệu
cách mạng
tuộng đất


Thành lập
chính quyền
dân chủ cộng
hòa

Phương pháp
đấu tranh

Đấu tranh bí
mật, bất hợp
pháp

Hình thức mặt
trận

Mặt trận thống
nhất dân tộc
phản đế Đông
Dương

Trang

8


=>Ý nghĩa: Đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

HỘI NGHỊ BCHTW ĐẢNG CS
ĐÔNG DƯƠNG LẦN VIII (Từ 10

-19/5/1941)

Chủ trì: Nguyễn Ái
Quốc

Địa điểm: Pác Bó –
Cao Bằng

Nội dung

Nhiệm vụ

Giải phóng
dân tộc

Khẩu hiệu đấu
tranh

-Tạm khác
khẩu hiệu
cách mạng
ruộng đất
- Chỉ đưa
ra khẩu
hiệu Giảm

Thành
lập nước
VNDCC
H


Hình thức mặt
trận

Mặt trận Việt
Minh

Hình thái của cuộc
khởi nghĩa

Từ khởi
nghĩa từng
phần tiến lên
tổng khởi
nghĩa.

Trang

9


=>Ý nghĩa của Hội nghị : Hoàn chỉnh sự chuyển hướng chiến lược của Đảng, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

QUAN ĐIỂM CỦA QUỐC TẾ CỘNG SẢN VÀ HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC.
(Giải thích qua sơ đồ)
1. Quan điểm Quốc tế Cộng sản
Cùng nhảy

Việt Nam + Lào+ Campuchia
Hàng ngang

Thử thách

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh
Nước nào có thực lực thì nhảy trước
Trang 10


Việt Nam, Lào, Campuchia
Hàng ngang
Thử thách

NHẬT ĐẢO CHÍNH PHÁP VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG
1.Nhật đảo chính Pháp
Nguyên nhân sâu xa

Mâu thuẫn giữa
Nhật – Pháp về
Đông Dương

Tình thế trực tiếp

Nhật thất bại
nặng nề trên
các chiến
trường

Ở Đông
Dương, quân
Pháp chuẩn
bị chờ thời

cơ phản
công Nhật
Trang 11


Đêm 9/3/1945 Nhật đảo
chính Pháp. Pháp đầu hàng

2.Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương
HỘI NGHỊ BTVTW ĐẢNG
9/3/1945 (Đình Bảng – Từ Sơn- Bắc Ninh
Chỉ thị “ Nhật – Pháp bắn nhau và
hành động của chúng ta”
12/3/1945
Nội dung
Trang 12


Nhận định
thời cơ

Nhật đảo chính
Pháp tạo những
điều kiện làm
chín muồi nhanh
chóng thời cơ
cách mạng Đông
Dương, đặt ĐD

Xác định kẻ thù

chính

Khẩu hiệu đấu tranh

Phát xít Nhật

Đánh đổ phát xít
Nhật

Hình thức đấu tranh

+Từ bất hợp tác,
bãi công mít tinh,
biểu tình.. đến vũ
trang du kích, khởi
nghĩa từng phần
+ Phát động cao
trào kháng Nhật

=> Nhận xét.Thể hiện sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo, linh hoạt của Đảng.

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ

Trang 13


Thế giới

(1)

15/8/1945
Nhật đầu
hàng
Đồng
Minh

(2)
Ở ĐD
quân
Nhật rệu


Trong nước

(3)
Chính
phủ Trần
trọng
Kim
hoang
mang cực

(1)
13/8 /
1945
Ủy ban
khởi
nghĩa
toàn quốc
được


(2)
14-15/8
Hội nghị
toàn quốc
của Đảng
họp...

(3)
16- 17/8
Đại hội
quốc dân
họp...

= > Thời cơ Tổng khởi nghĩa đã đến
Chủ trương của Đảng phát lệnh
tổng khởi nghĩa

DIỄN BIẾN CỦA CÁCH
MẠNG THÁNG TÁM

Trang 14


(1 14/8
Nhiều địa
phương
đã phát
động khởi
nghĩa


16/8
Giải
phóng trị
xã Thái
Nguyên

18/8
Bắc Giang,
Hải Dương
HàTĩnh,
Quảng
Nam giành
chính
quyền sớm
nhất

19/8
Hà Nội
giành
chính
quyền

23/8
Huế
giành
chính
quyền

25/8

Sài Gòn
giành
chính
quyền

28/8
Đồng Nai
thượng,
Hà Tiên

Cho biết tính chất của CM tháng 8/1945............................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................

Trang 15


Trang 16


Với hệ thống các sơ đồ trên tôi đã tổ chức thực hiện như sau:
Bài "Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám (1939 -1945).
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa". được dạy trong 3 tiết ( PPCT : tiết 23,24,25) để
nâng cao hiệu quả bài học tôi đã phối hợp nhiều phương pháp, hình thức khác nhau
trong một tiết dạy như dùng hệ thống câu hỏi gợi mở, phát vấn, sử dụng lược đồ
,tranh ảnh...trong đó tôi đặc biệt nhấn mạnh việc áp dụng hình thức sơ đồ hóa kiến
thức. Tùy từng nội dung của bài mà tôi áp dụng sơ đồ hóa .
Ví dụ : Ở tiết 1 của bài ( tiết 23 PPCT) tôi đã áp dụng ( sơ đồ trang 7) khi dạy
phần II – mục 1: Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương ( 11/ 1939) Tôi tổ chức các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Trước hết giáo viên sử dụng sơ đồ trống đã chuẩn bị trước trình bày trên
máy chiếu cho học sinh quan sát .
Bước 2: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
Nhóm 1: Tìm hiểu thời gian, địa điểm và người chủ trì Hội nghị
Nhóm 2: Tìm hiểu mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng được trình bày trong
Hội nghị
Nhóm 3: Tìm hiểu khẩu hiệu đấu tranh
Nhóm 4: Tìm hiểu phương pháp đấu tranh và hình thức mặt trận.
Bước 3: Gv yêu cầu các nhóm hoàn thiện sơ đồ trên bảng với nội dung ngắn gọn cô
đọng nhất theo nhiệm vụ được giao . Học sinh các nhóm đọc kênh chữ ở sách giáo
khoa trang 104, 105 để tìm nội dung cơ bản nhất.
Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày bằng ngôn ngữ nói để hoàn thiện sơ đồ trống
cho trước trên máy chiếu. các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung.
Bước 5: Giáo viên kết luận, đánh giá hoạt động của học sinh và trình chiếu sơ đồ đã
hoàn thiện .
Bước 6: HS quan sát tự vẽ sơ đồ vào vở.
Giáo viên đặt câu hỏi chung cho cả lớp: Qua sơ đồ hãy tìm điểm khác cơ bản
của Hội nghị này với Hội nghị BCHTW Đảng tháng 7 năm 1936?.
Sau khi học sinh trả lời GV giải thích: Hội nghị tháng 7/1936, đề ra mục tiêu đấu
tranh trước mắt là đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình ( tạm gác độc lập dân tộc).
Còn đến Hội nghị này, mục tiêu đấu tranh là đòi độc lập dân tộc ( tạm gác nhiệm vụ
dân chủ)
Qua sơ đồ giáo viên nhận xét và làm rõ thêm một số nội dung: Trong bối cảnh tình
hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi, Đảng đã chủ trương đặt nhiệm vụ giải
phóng dân tộc lên hàng đầu. Sự chuyển hướng của Đảng được thể hiện ở nghị quyết
tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng tháng 11/1939. Nghị quyết này chứng tỏ sự
nhạy bén về chính trị của Đảng nên có những quyết định đúng đắn, kịp thời. " Bước
đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không có con đường nào khác hơn là
con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống lại ách ngoại xâm vô luận, da trắng hay
da vàng để giành lấy giải phóng dân tộc" ( Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng

11/1939)
Qua đó HS tự rút ra ý nghĩa của Hội nghị.

Trang 17


Với hình thức tổ chức hoạt động dạy đã nêu trên, giáo viên đã cho học sinh
hoạt động dưới hình thức nhóm, học sinh đã tự hoạt động dựa trên phần kiến thức
tiếp thu từ kênh chữ, các em trong nhóm có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Trên
cơ sở kênh chữ trong sách giáo khoa và sự hướng dẫn của giáo viên, các em có thể
vẽ sơ đồ về Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương( 11/1939) và hiểu được đây là Hội nghị mở đầu cho chủ trương chuyển
hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng, thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, kịp thời của
Đảng trước những thay đổi của tình hình mới.
Đối với mục 3. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.Hội
nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ( 5/1941). Tôi sử
dụng (sơ đồ trang 8) để giảng dạy.
Sau mục 1, giáo viên dẫn dắt vấn đề: Bước sang 1941 chiến tranh thế giới đã
lan rộng và ngày càng quyết liệt. Ở ĐD, Nhật – Pháp đã cấu kết với nhau đẩy nhân
dân ta vào cảnh một cổ hai tròng, mâu thuẫn dân tộc lên cao hơn bao giờ hết. Nhiều
cuộc đấu tranh vũ trang chống đế quốc, phát xít đã xuất hiện. Tình hình trong nước
rất khẩn trương, thời cơ giành chính quyền sớm muộn sẽ đến. Vì vậy Nguyễn Ái
Quốc đã trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Sau khi trở về nước Người đã triệu tập
hội nghị Trung ương lần 8.
Để tìm hiểu nội dung của Hội nghị giáo viên yêu cầu học sinh tự vẽ sơ đồ
kiến thức Hội Nghi Ban Chấp hành Trung ương lần 8. trên cơ sở sơ đồ Hội nghi
BCH Trung ương lần 6 ( 11/ 1939), học sinh tìm hiểu sách giao khoa để thực hành
vẽ sơ đồ . Để hỗ trợ, giáo viên dùng các câu hỏi gợi ý để giúp học sinh đưa ra những
nội dung kiến thức cơ bản vào sơ đồ của mình.
( Nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu trước mắt, khẩu hiệu đấu tranh, hình thức

mặt trận...)Với các câu hỏi gợi ý của giáo viên học sinh từng bước hình thành dần
sơ đồ .
Giáo yêu cầu học sinh lên bảng vẽ sơ đồ kết quả của mình, các bạn khác bổ
sung, nhận xét.
Gv đánh giá hoạt động của học sinh, có thể cho điểm khi học sinh vẽ sơ đồ
tốt, qua đó tạo không khí học tập sôi nổi trong giờ học, khích lệ các em tự tìm tòi và
sáng tạo hơn trong học tập.
Sau đó Gv nêu câu hỏi qua sơ đồ hãy nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc và
BCH Trung ương Đảng trong việc soạn thảo đường lối mới ?
Trên cơ sở câu trả lời của HS giáo viên nhận xét và chốt ý, làm cho học sinh hiểu rõ
vấn đề: Khi Nguyễn Ái Quốc còn ở nước ngoài, Trung ương Đảng đã kịp thời
chuyển hướng, đề ra chủ trương của thời kì mới- đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc
lên hàng đầu. Khi Nguyễn Ái Quốc về nước, Người đã chủ trì hội nghị Trung ương
lần VIII hoàn chỉnh đường lối chuyển hướng từ hội nghị VI, VII,Những nội dung
của hội nghị thể hiện sự sáng tạo, tài tình của Nguyễn Ái Quốc trong tình hình mới
và quay trở về đúng như những nội dung trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng .Vấn
đề dân tộc được thể hiện: Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh( Việt
Minh) thay Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Giáo viên sử dụng sơ đồ ( trang 9) về vấn quan điểm dân tộc của Nguyễn Ái
Quốc và quan điểm của quốc tế, để giải thích, nhấn mạnh cho học sinh nắm
Trang 18


được quan điểm đúng đắn và tầm nhìn của Nguyễn Ái Quốc về giải quyết vấn đề
dân tộc ở từng nước Đông Dương.
Phương pháp này có ưu điểm là phát huy được khả năng tự làm việc của học
sinh, tạo cho học sinh những tình huống có vấn đề thông qua các câu hỏi hoặc các
em suy nghĩ tìm tòi có thể vận dụng thực tiễn vào bài học, tạo cho các em cơ hội
xây dựng bài khơi gợi trí tò mò và sự hứng thú học tập, học sinh dễ dàng tiếp thu và
tiếp thu một cách tích cực, qua đó rèn khả năng thực hành của các em khi vẽ sơ đồ.

Tiết 2 của bài ( PPCT tiết 24)
Ở phần III. tôi áp dụng sơ đồ ( Trang 10 ) để dạy phần Nhật đảo chính Pháp
và chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Tôi tách thành 2 sơ đồ. Thứ nhất là : Nhật đảo chính Pháp ( Sơ đồ trang 10 )
Thứ 2: Chủ trương của Đảng cộng sản Đông dương ( Sơ đồ trang 11)
Để hỗ trợ hoàn thiện sơ đồ này giáo viên sử dụng câu hỏi nêu vấn đề :
- Đầu 1945, tình hình chiến trường Chiến tranh thế giới 2 có điểm gì thuận lợi
cho ta?
- Trước tình hình đó tình hình trong nước như thế nào?
- Chủ trương của Đảng ta trong hoàn cảnh mới như thế nào?
HS dựa vào sách giáo khoa trả lời để hoàn thiện sơ đồ khuyết cho trước trên máy
chiếu.
Qua sơ đồ Gv nhấn mạnh: Sự kiện Nhật đảo chính Pháp đã gây ra cuộc khủng
hoảng chính trị sâu sắc ở Đông Dương vì " hai quân cướp nước cấu xé nhau chí tử;
chính quyền Pháp tan rã; chính quyền Nhật chưa ổn định; các tầng lớp đứng giữa
hoang mang, quần chúng cách mạng muốn hành động". tuy nhiên những điều kiện
cho tổng khởi nghĩa chưa chín muồi.
Từ đó thấy được chủ trương của Đảng khi đưa ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau
và hành động của chúng ta " là đúng đắn, phù hợp. Cao trào kháng Nhật được
phát động sau đó, tạo tiền đề để tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Tiết 3 ( tiết 25 PPCT)
Sử dụng sơ đồ ( trang12) và sơ đồ ( trang 13) để dạy mục3: Tổng khởi nghĩa
tháng Tám năm 1945
Trước khi khai thác nội dung của mục này, giáo viên phát cho mỗi bàn một sơ đồ để
trống. Tiếp theo, gọi một học sinh đọc các nội dung trong SGK, sau đó giáo viên
hướng dẫn các em điền các thông tin vào sơ đồ: Các ô còn để trống và được mã hóa
bằng số (1), (2)...thể hiện hoàn cảnh trong nước và quốc tế dẫn tới tổng khởi nghĩa .
Cuối cùng, gọi đại diện các nhóm trả lời và nhận xét. Có thể, giáo viên trình chiếu
sơ đồ trên máy chiếu, rồi gọi học sinh trình bày kết quả của mình. Giáo viên bổ sung
và nhận xét. hoàn thiện sơ đồ trên máy chiếu.

Sau khi sơ đồ được điền đầy đủ thông tin gv nhấn mạnh: Thời cơ cho tổng khởi
nghĩa đã đến và đây là thời cơ "ngàn năm có một". Gv giải thích để học sinh hiểu tại
sao đây là thời cơ "ngàn năm có một" cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Sau
đó dẫn dắt để Hs nắm được chủ trương của Đảng trong việc chớp thời cơ, tiến hành
tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Trang 19


Ở phần diễn biến của cách mạng tháng Tám gv sử dụng sơ đồ câm và yêu cầu HS
điền thông tin vào các ô trống .Hs dựa vào SGK để hoàn thiện sơ đồ. Gv có thể sử
dụng lược đồ diễn biến của cách mạng Tháng tám để trình bày và Hs qua đó kiểm
tra lại sơ đồ thông tin của mình.
Gv: Nhận xét khắc sâu hơn không khí khởi nghĩa ở Hà Nội, Sài Gòn . Đồng thời
cho thấy sự quyết liệt và thắng lợi nhanh chóng của cuộc khởi nghĩa trong vòng 15
ngày nhưng có cả quá trình chuẩn bị trong 15 năm.
Sau khi học xong về cách mạng tháng Tám để khắc sâu kiến thức, khắc sâu
bản chất vấn đề , giáo viên đưa câu hỏi để học sinh suy nghĩ chứng minh:
? Một số học giả tư sản khi nghiên cứu về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở
Việt Nam cho rằng: Thắng lợi của Cách mạng tháng tám ở Việt nam năm 1945 là sự
“ ăn may”, “ hứng của ngọt trời cho, do thời cơ đem lại”, “ xô cánh cửa chính trị
khép hờ”. Trên quan điểm khách quan của lịch sử, anh (chị) có suy nghĩ gì về nhận
xét trên.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Mục đích của đề tài là phát huy tinh thần tự chủ của học sinh khi học lịch sử.
Đề tài nhằm khắc phục tình trạng “ thầy giảng, trò nghe”, “thầy đọc, trò chép”. Kiến
thức đã có trong sách giáo khoa. Điều quan trọng đề tài khai thác một khía cạnh
mới, một con đường để đưa các em tiếp cận một cách có hiệu quả, khắc phục tình
trạng chán học, ngại học lịch sử như hiện nay.
Từ cách làm trên tôi thấy rằng mình đã thành công bước đầu, phần nào đã khắc
phục được sự uể oải, nhàm chán trong giờ học Lịch sử đối với học sinh và ngay cả

bản thân giáo viên.
a. Đối với bản thân:
Khi vận dụng sơ đồ trong một số giờ dạy, bản thân cảm thấy giờ dạy trôi đi rất
thoải mái, rất nhẹ nhàng và thực hiện giờ dạy bảo đảm sư tương tác.
b. Đối với học sinh
Về mặt giáo dưỡng
Phát huy được tính tự chủ trong cách tiệp nhận và khai thác bài học. Tạo sự lôi
cuốn trong học sinh, các em rất hào hứng, tập trung , tinh thần xây dựng bài cao.
Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản của bài học, ghi nhớ sự kiện một
cách nhanh chóng và lo gic. Qua kiến thức được trình bày, giúp học sinh hình thành
và phát triển tư duy, so sánh, tổng hợp, đánh giá.
Về mặt giáo dục
Học sinh đã tránh được thói ỷ lại và phần nào đã khẳng định được cái tôi trong
quá trình học tập.
Kết quả thực tế sau khi áp dụng đề tài vào giảng dạy
Đối với phương pháp dạy bài này tôi đã thực hiện ở lớp 12B1 và lớp đối chứng là
12B2. Thông qua việc kiểm tra 15 phút kết quả như sau:
Trang 20


Lớp

Sỹ
Số

Giỏi

Tỷ lệ

Khá


12B1

45

13

29

20

45

12

26

0

0

12B2

43

5

12

15


38

20

46

3

0,4

%

Tỷ lệ

TB Tỷ lệ Yếu Tỷ lệ

%

%

Ghi chú

%

Như vậy qua việc kiểm tra so sánh giữa hai lớp khi tôi thực hiện 2 phương
pháp giảng dạy khác nhau thì kết quả thu được cho thấy. Khi tôi dạy bằng sơ đồ ở
lớp 12B1 thì các em rất chú ý, hăng hái học tập, lô gic của bài học được ngắn gọn
hơn,phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh, trong đó giáo viên chỉ là
người hướng dẫn, chất lượng khá, giỏi tăng lên, tỉ lệ yếu ,kém giảm. Còn đối với lớp

12B2 tôi dạy bằng phương pháp truyền thống, thì các em phải ghi chép nhiều, kiến
thức về nhà dài và học khó nhớ .Nên khi kiểm tra thì kết quả ngược lại so với lớp
12B1.
Qua đó tôi thấy rằng đề tài dạy bài "Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi
nghĩa tháng Tám( 1939 -1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời" bằng sơ
đồ hóa kiến thức có thể áp dụng được trong quá trình giảng dạy. Nhằm nâng cao
hiệu quả trong việc đổi mói phương pháp trong giảng dạy.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. KẾT LUẬN:
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài ,và qua thực tế giảng dạy nhiều
năm ở các khối lớp, tôi đã thấy rõ rằng trong khi các em đang coi bộ môn Lịch Sử là
một môn phụ không liên quan đến việc thi cử, một môn học dài ,khó học khó nhớ
,nên các em không chịu khó học.Vì vậy mỗi người giáo viên phải biết tìm tòi, sáng
tạo, đổi mới phương pháp sao cho phù hợp,nhằm khơi dậy tinh thần tự học tự sáng
tạo, phát huy vai trò” lấy học sinh làm trung tâm”, để từ đó không chỉ giúp các em
yêu bộ môn lịch sử, hiểu được tiến trình của Lịch sử dân tộc, qua những giai đoạn
nào, hiểu được sự phát triển của Lịch Sử dân tộc, hiểu được truyền thống yêu nước
của cha ông ta, để qua đó các em biết quí trọng hòa bình, biết bảo vệ hòa bình và
giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Vì vậy trách nhiệm thuộc về những
thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy ở các trường THPT
Sau khi nghiêm cứu và áp dụng đề tài này tôi rút ra một số bài học kinh
nghiệm sau để đồng nghiệp có thể tham khảo và góp ý:
Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể kết hợp hài hoà giữa nhiều phương
pháp, có thể sử dụng phương pháp sơ đồ hoá vào từng khâu, từng phần của tiết dạy
nhằm tạo cho học sinh dể ghi nhớ, dễ dàng móc xích các kiến thức cũ và mới tạo
thành một hệ thống kiến thức, đồng thời tạo cho học sinh sự hứng thú với môn học.
Giáo viên lịch sử phải luôn tìm tòi sáng tạo và đổi mới trong phương pháp
dạy học. Có kế hoạch cụ thể trong việc tìm kiếm và thiết kế các đồ dùng dạy học
đẹp chính xác phù hợp với nội dung bài dạy.
Trang 21



Giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, thường xuyên nghiên cứu thêm
tài liệu tham khảo để cung cấp thêm thông tin và kiến thức ở mỗi bài học. kết hợp
các phương tiện dạy học khác nhau như đồ dùng trực quan, hình ảnh, tranh vẽ, hệ
thống thao tác sư phạm khi lên lớp.. để góp phần phát huy tính tích cực chủ động
của học sinh trong mỗi tiết học, nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Giáo viên phải biết hướng dẫn tổ chức cho học sinh tự mình khám phá kiến
thức mới, dạy cho học sinh không chỉ có kiến thức mà cả phương pháp học trong
đó, cốt lõi là tự học. Chính trong các hoạt động tự lực được giao cho từng cá nhân
hoặc nhóm nhỏ tiềm năng sang tạo của mỗi học sinh được bộc lộ và phát huy, Giáo
viên phải biết luyện tập cho các em có thói quen nhìn nhận sự kiện dưới những góc
độ khác, biết đặt ra nhiều giả thuyết khi lí giải một hiện tượng.
Người giáo viên lịch sử cần bồi dưỡng năng khiếu vẽ bản đồ, lược đồ khoa
học chính xác, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm thu hút sự chú của
học sinh làm cho học sinh yêu thích môn học.
Về khả năng ứng dụng của đề tài :
Việc áp dụng đề tài vào thực tiễn rất dễ dàng. Bản thân tôi đã áp dụng rất thành
công ở trường THPT Dương Đình Nghệ . Khả năng ứng dụng , phổ biến, nhân rộng
đề tài giữa các giáo viên giảng dạy lịch sử rất nhanh chóng.
Đề tài có thể áp dụng vào tất cả các bài học lịch sử ở trường phổ thông, kể cả
các bài khai thác lược đồ. ngoài ra có thể thực hiện ở các tiết ôn tập, dạy và học
thêm. Đề tài không chỉ vận dụng trong chương trình lớp 12 mà còn cả lịch sử lớp 11,
lớp 10.
Đối với tôi khi viết đề tài này, không ngoài mục đích gì hơn, là nêu lên những
kinh nghiệm của bản thân mà tôi đã thực tế trong quá trình giảng dạy, để các đồng
nghiệp tham khảo.Vì vậy trong quá trình thực hiện cũng không tránh khỏi những
thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp của bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi
được hoàn thiện hơn .
2.KIẾN NGHỊ

Đối với sở giáo dục: Cần có nhiều hơn nữa những đợt học chuyên đề về đổi
mới phương pháp giảng dạy với phương châm " học sinh tích cực chủ động,sáng
tạo", để các giáo viên được tham gia học hỏi và thực hiện tốt vai trò của mình trong
việc đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả trong bài dạy của mình ,nhằm cống
hiến vai trò của mình trong “sự nghiệp trồng người”.
-Mở nhiều cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, về các nhân vật lịch sử ,đặc biệt là lịch sử
địa phương Thanh Hoá.
Đối với nhà trường. Cần tăng cường hệ thống cơ sở vật chất ,hệ thống máy
chiếu đạt chuẩn để chúng tôi được thuận lợi trong quá trình giảng dạy.
-Xây dựng phòng học lịch sử : Phòng học nghe –nhìn là một yêu cầu rất cần của bộ
môn này. Phòng học nghe -nhìn tạo điều kiện cho việc dạy và học lịch sử đạt hiệu
quả cao.
-Nhà trường tạo điều kiện có nhiều buổi ngoại khoá để giáo viên lịch sử trong
trường được nói chuyện lịch sử,về những ngày truyền thống, hoặc giới thiệu về một
Trang 22


số nhân vật lịch sử ở quê hương cho các em hiểu ,qua đó sẽ giáo dục được tinh thần
yêu nước ở các em ,và giúp các em thích học bộ môn này nhiều hơn.
Đối với tổ, nhóm. Tăng cường thao giảng dự giờ ,đổi mới phương pháp giảng
dạy để các giáo viên tham gia ,trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy nhằm tạo ra
nhiều phương pháp mới thu hút học sinh yêu thích môn học của mình.
-Nên lồng ghép việc thiết kế và xây dựng bài giảng trong các buổi sinh hoạt của
nhóm hàng tuần .
Trên đây là những kiến nghị của tôi rất mong các cấp, ngành có thể tạo điều kiện để
giáo viên chúng tôi hoàn thành tốt vai trò của mình.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến của tôi viết không sao chép nội dung của người
khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị


Thiệu Hóa ngày 18 tháng 5 năm 2016
Người viết
Vũ Thị Kim Hoa

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Lịch sử-NXB giáo dục
2.Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông. NXB Giáo dục
7/2007.
3.Lịch sử Việt Nam đại cương, tập III, NXB Giáo dục năm 1998.
4.Sách giáo khoa lịch sử lớp 12- NXB giáo dục
5.Sách giáo viên-Lịch sử lớp 12- NXB giáo dục
6.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Lịch sử (lớp 12)- NXB giáo dục 2007.

Trang 23


Trang 24



×