Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

tieu luan quan tri xuat nhap khau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.19 KB, 48 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
˜˜˜

TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU

ĐỀ TÀI:

NỘI DUNG CỦA MỘT HỢP ĐỒNG
NGOẠI THƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn :
Nhóm thực hiên

:

Lớp

:

Tp Hồ Chí Minh, tháng năm


Tiểu luận: Quản trị xuất - nhập khẩu
Đề tài: Nội dung của một hợp đồng ngoại thương

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế của nền kinh tế, việc mua và bán đã trở nên quen thuộc với các doanh
nghiệp trong nước lẫn ngoài nước. Mua bán giúp cho các doanh nghiệp có được lợi nhuận
và phát triển sản xuất.


Với tốc độ phát triển ngày càng cao của các nước trên thế giơí, các hợp đồng mua bán
ngày càng được chú trọng và kí kết nhiều hơn. Ngày nay việc kí kết các hợp đồng ngoại
thương giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng nhiều và phát triển.
Để biết rõ hơn về các vấn đề có lien quan đến một hợp đồng ngoại thương chúng ta sẽ
cùng nhau tìm hiểu các vấn đề đó thông qua bài tiểu luận “Nội dung của một hợp đồng
ngoại thương”.
Bài tiểu luận cung cấp các khái niệm, các điều khoản trong một hơp đồng ngoại thương
và phân tích các điều khoản đó. Ngoài ra bài tiểu luận còn đưa ra các giải pháp để hạn chế
các điểm yếu của hợp dồng ngoại thương ở Việt Nam
Bài tiểu luận gồm có 3 chương
Chương 1: Khái quát về hợp đồng ngoại thương
Chương 2: Nội dung của một hợp đồng ngoại thương
Chương 3: Ứng dung hợp đồng ngoại thương trong thực tế và nhận xét

2


Tiểu luận: Quản trị xuất - nhập khẩu
Đề tài: Nội dung của một hợp đồng ngoại thương

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 2
MỤC LỤC.......................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG......................................5
1.1. KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG..............................................................5
1.1.1. Khái niệm hợp đồng.......................................................................................................5
1.1.2. Khái niệm hợp đồng ngoại thương.................................................................................5
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG.............................................................6
1.3. KẾT CẤU CỦA HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG................................................................7

1.3.1. Tên hoặc số hiệu của hợp đồng......................................................................................7
1.3.2. Ngày tháng năm..........................................................................................................7
1.3.3. Mở đầu............................................................................................................................7
1.3.4. Các điều khoản và điều kiện.(nội dung).........................................................................8
1.3.5. Chữ ký của người có đủ thẩm quyền ký hoặc dấu nếu có (dấu cơ quan xác nhận tư
cách người ký)..........................................................................................................................8

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CỦA MỘT HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG...........................9
2.1. CÁC ĐIỀU KHOẢN CHỦ YẾU CỦA HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG............................9
2.1.1. Điều khoản Tên hàng (Article 1: Commodity)...............................................................9
2.1.2. Số lượng/ Khối lượng (Article 2: Quantity/ weight)....................................................10
2.1.2.1. Ðơn vị tính số lượng .............................................................................................10
2.1.2.2. Phương pháp quy định số lượng............................................................................11
2.1.2.3. Phương pháp qui định trọng lượng........................................................................11
2.1.3. Chất lượng/ Phẩm chất hàng hoá (Article 3: Quality/ Specification)...........................12
2.1.3.1. Xác định phẩm chất dựa vào mẫu hàng.................................................................12
2.1.3.2. Xác định phẩm chất dựa vào tiêu chuẩn................................................................13
2.1.3.4. Phương pháp xác định phẩm chất dựa vào nhãn hiệu hàng hóa............................13
2.1.3.5. Xác định phẩm chất dựa vào tài liệu kỹ thuật.......................................................14
2.1.3.6. Xác định phẩm chất dựa vào hàm lượng của một chất nào đó trong sản phẩm....14
2.1.3.7. Dựa vào xem hàng trước.......................................................................................14
2.1.4. Giá cả ( Article 4: Price)...............................................................................................14
2.1.4.1. Đồng tiền tính giá:.................................................................................................14
2.1.4.2. Phương pháp tính giá.............................................................................................15
2.1.5. Giao hàng (Article 5 – Shipment/ Delivery).................................................................18
2.1.5.1. Thời gian giao hàng...............................................................................................19
2.1.5.2. Thời hạn giao hàng không định kỳ........................................................................19
2.1.5.3. Thời hạn giao hàng ngay.......................................................................................19
2.1.5.4. Ðịa điểm giao hàng................................................................................................19
2.1.5.5. Phương thức giao hàng..........................................................................................20

2.1.5.6. Thông báo giao hàng.............................................................................................20

3


Tiểu luận: Quản trị xuất - nhập khẩu
Đề tài: Nội dung của một hợp đồng ngoại thương
2.1.5.7. Một số qui định khác về việc giao hàng................................................................21
2.1.6. Thanh toán ( Article 6: Settlement/payment)................................................................21
2.1.6.1. Đồng tiền thanh toán..............................................................................................22
2.1.6.2. Phương thức thanh toán.........................................................................................22
2.1.6.3. Ngân hàng phục vụ xuất nhập khẩu (Seller’s bank/ Collecting bank/advising
bank)...................................................................................................................................29
2.1.6.4. Thời hạn thanh toán (Time of payment)................................................................29
2.1.7. Bao bì và ký mã hiệu (Article 7: Packing and marking)..............................................31
2.1.7.1. Packing (bao bì).....................................................................................................31
2.1.7.2. Marking.................................................................................................................32
2.1.8. Bảo hành ( Article 8: Warranty)....................................................................................32
2.1.9. Phạt và bồi thường thiệt hại (Article 9 – Penalty)........................................................33
2.1.10. Bảo hiểm (Article 10 – Insurance)..............................................................................34
2.1.11. Khiếu nại (Article 11 – Claim):..................................................................................34
2.1.12. Trọng tài (Article 12 – Arbitration)............................................................................35
2.1.13. Bất khả kháng (Article 13 – Force Majeures)............................................................36
2.2. CÁC ĐIỀU KHOẢN TĂNG THÊM CỦA HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG....................36
2.2.1. Kiểm tra (Article 1 – Inspection)..................................................................................36
2.2.2. Điều khoản chung/Điều khoản khác (Article 2 – Other Claus/Generalities)...............37
2.2.3. Bảo đảm/Bảo hành/Bảo trì (Article 3 – Guarantee).....................................................37
2.2.4. Đào tạo (Article 4 – Tranning).....................................................................................38
2.2.5. Lắp đặt – Chạy thử – Nghiệm thu (Article 5 – Installation – Test run –
Commissioning)......................................................................................................................38

2.2.6. Bảo mật (Article 6 – Confidentiality)...........................................................................38
2.2.7. Vi phạm bản quyền (Article 7 – Patent right)...............................................................38
2.2.8. Chấm dứt hợp đồng (Article 8 – Termination of the contract )....................................39

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG TRONG THỰC TẾ VÀ
NHẬN XÉT......................................................................................................................39
3.1. ỨNG DỤNG........................................................................................................................39
3.2. NHẬN XÉT.........................................................................................................................46
3.2.1. Điểm yếu của hợp đồng ngoại thương..........................................................................46
3.2.2. Đề xuất giải pháp..........................................................................................................46

KẾT LUẬN....................................................................................................................... 47

4


Tiểu luận: Quản trị xuất - nhập khẩu
Đề tài: Nội dung của một hợp đồng ngoại thương

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
1.1. KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
1.1.1. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thoả thuận của các bên đương sự nhằm làm thay đổi, phát sinh hoặc đình
chỉ một quan hệ pháp lý nào đó.
Đặc trưng cơ bản của hợp đồng: ý chí tự nguyện, không gượng ép nhau.
1.1.2. Khái niệm hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng mua bán: Là một loại hợp đồng trong đó một bên được gọi là bên bán, chuyển
quyền sở hữu cho bên mua một loại hàng hoá hoặc dịch vụ và được nhận một số tiền
tương đương với giá trị của hàng hoá hoặc dịch vụ đó.
Đặc trưng của hợp đồng mua bán: Chuyển quyền sở hữu.


5


Tiểu luận: Quản trị xuất - nhập khẩu
Đề tài: Nội dung của một hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng mua bán ngoại thương: Là hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài,
Theo Công ước Viên năm 1980: Hợp đồng ngoại thương là hợp đồng ký kết giữa các bên
có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau.( Đây chính là
yếu tố quan trọng nhất của của hợp đồng ngoại thương).
Theo luật Việt Nam: Hợp đồng ký với thương nhân nước ngoài có nghĩa là một bên là
thương nhân Việt Nam một bên là thương nhân nước ngoài
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
Chủ thể là các bên có quốc tịch khác nhau có trụ sở ở các nước khác nhau
Hàng hoá được di chuyển qua biên giới quốc gia
Tiền tính giá và tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một trong hai bên và có thể là ngoại tệ
đối với cả hai
Nguồn luật điều chỉnh
- Điều ước quốc tế, công ước, các hiệp định do các nguyên thủ quốc gia của các bên tham
gia hợp đồng ký và được quốc hội phê chuẩn. Tuy nhiên vẫn có những hiệp ước không
cần sự phê chuẩn của quốc hội mà có hiệu lực đó là những hiệp định được các nguyên
thủ quốc gia ký trên cơ sở các điều ước mậu dịch đã được ký trước đó. Những hiệp định
này có hiệu lực ngay sau khi ký, do vậy những điều ước hoặc hiệp định này có thể điều
chỉnh hay huỷ bỏ hợp đồng và trong hợp đồng có thể không cần dẫn chiếu thì các điều
ước, hiệp định này vẫn có hiệu lực điều chỉnh các hợp đồng ký kết giữa các bên.
- Luật quốc gia: Các đạo luật cơ bản hoặc các văn kiện dưới luật. Khi luật quốc gia và các
điều ước quốc tế mà quốc hội và nhà nước của các bên tham gia giao dịch đã ký và phê
chuẩn trái nhau thì áp dụng điều ước quốc tế .
Để điều chỉnh hợp đồng có thể áp dụng luật nước người bán, luật nước người mua hoặc

luật của một nước thứ 3 do hai bên tham gia hợp đông quy định hoặc do toà quyết định.
6


Tiểu luận: Quản trị xuất - nhập khẩu
Đề tài: Nội dung của một hợp đồng ngoại thương

- Tập quán thương mại: Là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương
mại trên một vùng miền hoăch một lĩnh vực thươg mại, có nội dung rõ ràng được các bên
thừa nhận.
Trong hợp đồng thường ghi giá FOB, CIF đó chính là các tập quán thương mại.
- Tập quán thương mại được chia làm 2 loại:
* Tập quán chung
* Tập quán riêng.
- Án lệ ( tiền lệ pháp): Tuỳ theo luật từng nước quy định
+ Giải quyết tranh chấp: Khi phát sinh tranh chấp, khiếu nại. Trước hết các bên phải gặp
gỡ cùng nhau thương lượng để giải quyết, nếu không giải quyết được thì phải kiện ra
trọng tài hoặc toà án.
1.3. KẾT CẤU CỦA HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
Bố cục của bản hợp đồng thường được trình bày như sau:
1.3.1. Tên hoặc số hiệu của hợp đồng.
Ví dụ: Hợp đồng mua bán lạc nhân.
Hoặc: Hợp đồng số… …( trường hợp không muốn ghi rõ tên hàng hoá).
1.3.2. Ngày tháng năm
Địa điểm ký hợp đồng ( có trường hợp ghi mục này ở cuối hợp đồng)
1.3.3. Mở đầu.
Cơ sở ký kết hợp đồng (có thể căn cứ hiệp định, điều ước, …)
7



Tiểu luận: Quản trị xuất - nhập khẩu
Đề tài: Nội dung của một hợp đồng ngoại thương

Tên và địa chỉ của các bên tham gia ký hợp đồng ( tên đày đủ và tên giao dịch)
Tên và chức vụ người đại diện.
Ngân hàng và tài khoản ( mục này có trường hợp không nên ghi, nếu khả năng về tài
chính kém thì sẽ bất lợi vì làm giảm độ tin cậy của phía đối tác).
Những định nghĩa dùng trong hợp đồng.
1.3.4. Các điều khoản và điều kiện.(nội dung).
Điều khoản chủ yếu của hợp đồng là những điều khoản không thể thiếu được, nếu thiếu
có thể dẫn đến những tranh chấp khó giải quyết trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Các điều khoản tăng thêm sự ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng: Đây
là những điều khoản các bên tham gia hợp đồng có thể đưa vào có thể không đưa vào hợp
đồng cũng không ảnh hưởng tới hiệu lực hợp đồng. Những điều khoản này tuy không bắt
buộc nhưng cũng không được trái với luật, và có thể vân dụng theo luật hoặc theo các hợp
đồng đã ký trước nếu trước đó các bên đối tác đã có quan hệ giao dịch hợp đồng với nhau.
1.3.5. Chữ ký của người có đủ thẩm quyền ký hoặc dấu nếu có (dấu cơ quan xác
nhận tư cách người ký)
Trường hợp hợp đồng fax thì cơ quan phải đóng dấu treo và ký ở góc thì hợp đồng mới có
giá trị làm thủ tục hải quan

8


Tiểu luận: Quản trị xuất - nhập khẩu
Đề tài: Nội dung của một hợp đồng ngoại thương

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CỦA MỘT HỢP ĐỒNG NGOẠI
THƯƠNG
2.1. CÁC ĐIỀU KHOẢN CHỦ YẾU CỦA HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

2.1.1. Điều khoản Tên hàng (Article 1: Commodity)
Tên hàng là đối tượng mua bán của hợp đồng, có tác dụng hướng dẫn các bên dựa vào đó
để xác định các mặt hàng cần mua bán – trao đổi. Vì vậy đây là điều khoản quan trọng
không thể thiếu giúp cho các bên tránh được những hiểu lầm có thể dẫn đến tranh chấp
sau này, đồng thời dễ dàng phân biệt những sản phẩm khác cùng loại. Nhằm mục đích các
bên xác định được loại hàng cần mua bán, do đó phải diễn tả thật chính xác. Trong hợp
đồng ngoại thương điều khoản tên hàng thường được ghi như sau:
- Tên hàng kèm theo tên thương mại
VD: Cooking oil Sailing Boat ( do tập đoàn Lamsoon sản xuất), Cooking oil Marvela ( do
tập đoàn Golden Hope sản xuất), Cooking oil Neptune (do Kouk sản xuất)
- Tên hàng kèm tên khoa học. Áp dụng cho các loại hóa chất, giống cây
VD: Urea fertilizer đạm u – rê Weave Fabrric ( vải dệt thoi), Knitting fabrric (Vải dệt
kim)
- Tên hàng kèm theo công dụng của nó. Theo cách này người ta ghi thêm công dụng chủ
yếu của sản phẩm, theo tập quán nếu hợp đồng ghi kèm theo công dụng thì người bán
phải giao hàng đáp ứng được công dụng đó mặc dù giá cả nó cao
9


Tiểu luận: Quản trị xuất - nhập khẩu
Đề tài: Nội dung của một hợp đồng ngoại thương

VD: Rice paste (base element for preparation of spring roll) Bánh đa nem
- Ghi tên hàng kèm theo mô tả tổng hợp
VD: Honda super cub custom C70 CMR – IC, Colour: Candy rasberry red
- Tên hàng kèm theo chất lượng hàng hoá.
VD: Skinless whole dried squid.(Mực lột da), Frozen polypus (octopus). Bạch tuộc đông
lạnh.
- Tên hàng kèm theo tiêu chuẩn kỹ thuật định trước
VD: Tiger Brand Home appliances made in Japan( 220v- 50hz)( Đồ gia dụng hiệu Tiger

chế tạo tại Nhật bản nguồn điện sử dụng là 220v 50 hz)
2.1.2. Số lượng/ Khối lượng (Article 2: Quantity/ weight)
Nhằm nói lên mặt "lượng" của hàng hóa được giao dịch, điều khoản này bao gồm các vấn
đề về đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng hóa, phương pháp qui định số
lượng và phương pháp xác định trọng lượng.
2.1.2.1. Ðơn vị tính số lượng .
Ở đây cần lưu ý về hệ thống đo lường, vì bên cạnh hệ mét, nhiều nước còn sử dụng hệ
thống đo lường khác. Ví dụ: Hệ thống đo lường của Anh, Mỹ . . . do đó để tránh hiểu lầm
nên thống nhất dùng hệ mét hoặc qui định lượng tương đương của chúng tính bằng mét.
Một số đơn vị đo lường thông dụng:
1 tấn (T) = 1 Mectric Ton (MT) = 1.000 kg
1 tấn = 2.204,6 pound (Lb)
1 pound (Lb) = 0,454 kg
1 gallon (dầu mỏ) Anh = 4,546 lít
1 gallon (dầu mỏ) Mỹ = 3,785 lít
1 thùng (barrel) dầu mỏ = 159 lít
1 thùng (Bushel) ngũ cốc = 36 lít
1 ounce = lạng = 28,35 gram
10


Tiểu luận: Quản trị xuất - nhập khẩu
Đề tài: Nội dung của một hợp đồng ngoại thương

1 troy ounce = 31,1 gram
1 Inch = 2,54 cm (1m = 39,37 inch)
1 foot = 12 inches = 0,3048 m: (1m = 3,281 ft.)
1 mile = 1,609 km.
1 yard = 0,9144m ; (1m = 1,0936 yard)
2.1.2.2. Phương pháp quy định số lượng

Trong các hợp đồng ngoại thương, người ta sử dụng hai phương pháp qui định số lượng
hàng hóa:
- Phương pháp qui định dứt khoát số lượng:
Ví dụ: 1.000 cái máy kéo; 10.000 xe máy. Thường dùng trong buôn bán hàng công
nghiệp, hàng bách hóa.
- Phương pháp qui định phỏng chừng:
Ví dụ: Khoảng 1.000.000 tấn than, xấp xỉ 5.000 tấn quặng thiếc.
Phương pháp này thường được dùng khi mua bán hàng hóa có khối lượng lớn như: phân
bón, quặng, ngũ cốc ...
Các từ sử dụng:
Khoảng (about)
Xấp xỉ (Approximately)
Trên dưới (More or less)
Từ ... đến ... (From . . . to . . .)
Ví dụ: 1.000 MT more or less 5%. Hoặc from 950 MT to 1.050 MT about 1.000 MT.
Lưu ý: Khi dùng about hoặc approximately thì trong phương thức thanh toán bằng L/C
thường dung sai cho phép là 10%.
2.1.2.3. Phương pháp qui định trọng lượng
- Trọng lượng cả bì (Gross weight): trọng lượng của bản thân hàng hóa cộng trọng lượng
mọi thứ bao bì
Gross weight = Net weight + tare
- Trọng lượng tịnh (Net Weight) chỉ tính trọng lượng của bản thân hàng hóa
11


Tiểu luận: Quản trị xuất - nhập khẩu
Đề tài: Nội dung của một hợp đồng ngoại thương

- Trọng lượng thương mại (Commercial weight) là trọng lượng của hàng hóa có độ ẩm
tiêu chuẩn.

Qui đổi trọng lượng thực tế của hàng hóa sang trọng lượng thương mại nhờ công thức:
GTM = Gtt x (100 + Wtc) / (100 + Wtt)
Trong đó:
GTM - trọng lượng thương mại của hàng hóa
Gtt - Trọng lượng thực tế của hàng hóa
Wtc - độ ẩm tiêu chuẩn của hàng hóa (tính bằng %)
Wtt - độ ẩm thực tế của hàng hóa (tính bằng %)
2.1.3. Chất lượng/ Phẩm chất hàng hoá (Article 3: Quality/ Specification)
"Phẩm chất" là điều khoản nói lên mặt "chất" của hàng hóa mua bán như tính năng, tác
dụng, công suất, hiệu suất . . . của hàng hóa đó. Xác định cụ thể phẩm chất của sản phẩm,
là cơ sở để xác định giá cả. Do vậy: xác định điều kiện phẩm chất tốt, dẫn đến xác định
giá cả tốt, đúng, và mua được hàng hóa đúng yêu cầu của mình.
Có nhiều phương pháp để xác định phẩm chất hàng hóa, dưới đây là một số phương pháp
chủ yếu:
2.1.3.1. Xác định phẩm chất dựa vào mẫu hàng
Là phương pháp đánh giá phẩm chất của lô hàng dựa vào phẩm chất của một số ít hàng
hóa lấy ra làm đại diện cho lô hàng đó. Phương pháp này có nhược điểm là tính chính xác
không cao nên chỉ áp dụng cho hàng hóa chưa có tiêu chuẩn hoặc khó xác định tiêu
chuẩn.
Cách thức tiến hành: người bán giao mẫu cho người mua để kiểm tra, nếu người mua
đồng ý thì người bán lập ba mẫu: một mẫu giao cho người mua, một cho trung gian, một
người bán giữ để đối chiếu, giải quyết tranh chấp (nếu có) sau này.
Cũng có thể mẫu do người mua đưa cho người bán, trên cơ sở đó người bán sản xuất một
mẫu đối và ký kết hợp đồng sẽ dựa trên mẫu đối vì có khả năng mẫu đối khác xa với mẫu
do người mua đưa.
Lưu ý:
12


Tiểu luận: Quản trị xuất - nhập khẩu

Đề tài: Nội dung của một hợp đồng ngoại thương

- Mẫu thông thường không tính tiền, chỉ tính trong trường hợp giá trị mẫu quá cao hoặc số
lượng mẫu quá lớn.
- Làm cho hợp đồng và mẫu gắn với nhau:
+ Trên mẫu ghi: Mẫu thuộc hợp đồng số . . . và ngược lại trên hợp đồng ghi mẫu theo mẫu
số . . . đã được giao bên mua hoặc do người bán gửi ngày ... Mẫu là một phụ kiện không
tách rời của hợp đồng.
+ Trên hợp đồng người ta quy định:
- Tương ứng với mẫu hàng (correspond to sample)
- Tương tự như mẫu (according to sample)
- Thời gian giữ mẫu: mẫu được giữ kể từ khi đàm phán để ký hợp đồng cho đến khi hết
hạn khiếu nại về phẩm chất thì có thể hủy mẫu (nếu không tranh chấp). Còn nếu có tranh
chấp, thì chỉ hủy khi tranh chấp được giải quyết xong.
2.1.3.2. Xác định phẩm chất dựa vào tiêu chuẩn
Ðối với những sản phẩm đã có tiêu chuẩn thì dựa vào tiêu chuẩn để xác định phẩm chất
của sản phẩm.
Lưu ý:
- Trước khi đưa vào hợp đồng cần hiểu rõ về nội dung của tiêu chuẩn (tiêu chuẩn có thể
do nhà nước, ngành hoặc cơ quan sản xuất ban hành nên phải ghi rõ người, nơi, năm ban
hành tiêu chuẩn).
- Có thể sửa đổi một số chỉ tiêu trong tiêu chuẩn nếu cần thiết.
- Ðã theo tiêu chuẩn nào thì cần ghi rõ không nên mập mờ.
2.1.3.4. Phương pháp xác định phẩm chất dựa vào nhãn hiệu hàng hóa
Nhãn hiệu là những ký hiệu, hình chữ . . . để phân biệt hàng hóa của nơi sản xuất này với
nơi sản xuất khác.
Lưu ý:
- Nhãn hiệu đã đăng ký chưa ?
- Ðược đăng ký ở thị trường nào ? Hãng sản xuất đó có đăng ký tại thị trường mua sản
phẩm chưa?

13


Tiểu luận: Quản trị xuất - nhập khẩu
Đề tài: Nội dung của một hợp đồng ngoại thương

- Cần ghi năm sản xuất, đợt sản xuất của sản phẩm vì những sản phẩm được sản xuất ở
những thời điểm khác nhau có thể có chất lượng khác nhau nên giá cả cũng khác nhau.
- Cần chú ý đến những nhãn hiệu tương tự.
2.1.3.5. Xác định phẩm chất dựa vào tài liệu kỹ thuật
Bảng thuyết minh, hướng dẫn vận hành, lắp ráp, catalog . . .
Phải biến các tài liệu kỹ thuật thành một phụ kiện của hợp đồng tức gắn nó với hợp đồng.
2.1.3.6. Xác định phẩm chất dựa vào hàm lượng của một chất nào đó trong sản phẩm
Chia làm hai loại hàm lượng của chất trong hàng hóa:
Hàm lượng chất có ích: qui định hàm lượng (%)min.
Hàm lượng chất không có ích: qui định hàm lượng (%)max.
2.1.3.7. Dựa vào xem hàng trước
Nếu áp dụng phương pháp này thì tùy hợp đồng đã ký nhưng phải có người mua xem
hàng hóa và đồng ý, lúc đó hợp đồng mới có hiệu lực. Nếu người mua không đến xem
trong thời gian qui định thì quá thời gian đó coi như đồng ý.
2.1.4. Giá cả ( Article 4: Price)
Đây có thể nói là điều khoản quan trọng nhất của hợp đồng ngoại thương mọi điều khoản
khác có thể dễ ràng nhượng bộ hoặc bị thuyết phục nhưng với điều khoản này hầu hết các
bên đối tác đều không muốn nhượng bộ. Chính vì vậy khi thương thảo hợp đồng các bên
thường rất thận trọng đối với điều khoản này. Thông thường các bên phải thống nhất
những nội dung sau đây.
2.1.4.1. Đồng tiền tính giá:
Trong hợp đồng ngoại thương giá cả hàng hoá có thể được tính bằng tiền của nước người
bán, có thể được tính bằng tiền của nước người mua hoặc có thể được tính bằng tiền của
nước thứ ba. Đối với người bán luôn chọn đồng tiền có xu hướng tăng giá trị trên thị

trường hói đoái, với người mua thì ngược lại. Do vậy người ta thường thống nhất chọn
14


Tiểu luận: Quản trị xuất - nhập khẩu
Đề tài: Nội dung của một hợp đồng ngoại thương

đồng tiền nào có giá ổn định trên thị trường hối đoái, đó là những đồng tiền có khả năng
chuyển đổi cao, hay gọi là đồng tiền mạnh, hiện nay nếu sắp xếp theo mức độ chuyển đổi
thì những đồng tiền sau đây được sử dụng phổ biến hơn cả: USD, JPY, EUR, GBP.
2.1.4.2. Phương pháp tính giá
Có rất nhiều cách xác định giá cả hàng hoá. Các bên cần phải thống nhất phương pháp
tính giá ngay khi đàm phán để không xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp
đồng và không để xảy ra tình trạng bên có lợi nhiều và bên bị thiệt hại lớn, như vậy, ảnh
hưởng đến sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Tuỳ theo từng thương vụ, từng
đối tượng của hợp đồng mà người ta có thể chọn một trong các phương pháp tính giá sau
đây:
- Giá cố định (fixed Price): Là giá được xác định ngay trong khi đàm phán ký kết hợp
đồng và không thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng. Phương pháp này chỉ nên
dùng với các hợp đồng có giá trị nhỏ, thời gian thực hiện ngắn giá cả trên thị trường ổn
định. Không nên dùng phương pháp này với những thương vụ mua bán hàng chiến lược
thời gian thực hiện dài giá cả lại biến động mạnh trên thị trường dễ gây thiệt hại cho một
trong hai bên, không hài hoà quyền lọi.
- Giá quy định sau: Là giá chưa được quyết định trong lúc đàm phán và ký kết hợp đồng.
Trong lúc đàm phán các bên thoả thuận các điều kiện và thời gian xác định giá. Ví dụ:
“Giá sẽ được xác định vào thời điểm giao hàng” hoặc “ Giá sẽ được tính tại thời điểm
thanh toán theo giá quốc tế tại sở giao dịch hàng hoá……..” Phương pháp này được sử
dụng với những hợp đồng mua bán hàng hoá có sự biến động mạnh về giá trên thị trường
và trong thời kỳ lạm phát với tốc độ cao.
- Giá xét lại: các bên thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng điều kiện ‘Đơn giá được xác

định tại thời điểm ký hợp đồng; nhưng sẽ được xét lại nếu tại thời điểm giao hàng hoặc
thời điểm thanh toán, giá cả biến động trong khoảng (….)%.

15


Tiểu luận: Quản trị xuất - nhập khẩu
Đề tài: Nội dung của một hợp đồng ngoại thương

VD: trường hợp XK gạo:Unit price: USD 220/MT FOB Saigon Port- 2000.
It will vary by mutual agreement, if when shipment the price be changed about ~ 10%.
Giá xét lại cũng được áp dụng để phòng chống rủi ro về giá cả cho các bên tham gia hợp
đồng khi thời gian thực hiện hợp đồng dài, giá trị lô hàng lớn, hoặc trong trường hợp
mua/bán các mặt hàng nhạy cảm về giá.
Ngoài việc xác định giá cả, các bên còn phải thoả thuận về đơn giá và điều kiện cơ sở
giao hàng tương ứng. Chẳng hạn giá tôm càng thịt được ghi trong hợp đồng:
• Unit Price: USD 14/kg CFR Singapore – Incoterms 2000
• Total Amount: USD 14,000.00
Trong hợp đồng NK bình Gas lạnh FREON 22, dung tích nhỏ hơn 25 lit từ Mỹ có đơn giá
và tổng giá trị hợp đồng là:
• Unit Price: USD 2.4/Kg CIF HCM – 2000
• Total Amount: USD 26,128.50
Tổng giá trị hợp đồng được ghi vào điều khoản này:
Tổng giá trị hợp đồng = Đơn giá x Số lượng/Khối lượng hàng hoá
- Giảm giá: Trong thực tế, khi thoả thuận – ký kết hợp đồng mua, bán, các bên thường
dành cho nhau những ưu đãi như Người Bán (NB) thưởng khuyến khích cho Người Mua
(NM), hoặc NM ứng tiền trước cho NB…Thông thường NB hay dành nhiều ưu đãi cho
NM hơn. Một trong những ưu đãi là việc giảm giá bán. Có nhiều nguyên nhân có thể áp
dụng để giảm giá:
+ Giảm giá do trả tiền sớm: NB nhằm mục đích khuyến khích NM thu xếp việc thanh

toán sớm và được hưởng tỷ lệ giảm giá theo thời gian thanh toán sớm.

16


Tiểu luận: Quản trị xuất - nhập khẩu
Đề tài: Nội dung của một hợp đồng ngoại thương

+ Giảm giá do mua thử hoặc mua hàng với số lượng lớn: có thể coi đây là một hình thức
khuyến mãi của NB.
+ Giảm giá nếu trên thị trường đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ: NB nhằm
mục đích lôi kéo khách hàng về phía mình.
Lưu ý: Có 2 phương pháp tính giảm giá thường được áp dụng:
- Giảm giá đơn (Simple discount rate): giảm giá 1 lần cho toàn bộ các nguyên nhân; xác
định giá bán theo công thức:
P1 = P0 x(1-d)
Trong đó:
+ P1: là số tiền NM phải thanh toán
+ P0 là trị giá toàn bộ lô hàng
+ d là tỷ lệ giảm giá có thể áp dụng
- Giảm giá kép (Chain discount rate): nếu cùng một lúc NM được hưởng ưu đãi giảm giá
do nhiều nguyên nhân, mỗi nguyên nhân được áp dụng một tỷ lệ giảm giá nhất định thì
công thức tính giá bán là:
P1 =P0 x (1-d1) x (1-d2) x (1- d3) x……..x(1 – dn)
Trong đó:
+ P1 là số tiền NM phải thanh toán
+ P 0 là trị giá toàn bộ lô hàng
+ d1 là tỷ lệ giảm giá do nguyên nhân thứ nhất
17



Tiểu luận: Quản trị xuất - nhập khẩu
Đề tài: Nội dung của một hợp đồng ngoại thương

+ d2 là tỷ lệ giảm giá do nguyên nhân thứ hai…..
+ dn là tỷ lệ giảm giá do nguyên nhân thứ n
VD: Trị giá lô hàng là 100 triệu USD, NM được giảm giá 20% do mua hàng trong đợt
khuyến mãi của NB; đồng thời do mua số lượng nhiều nên được chiết khấu thêm 5%;
ngoài ra vì là bạn hàng quen thuộc nên lại được thêm một lần ưu đãi giảm giá 2% nữa. Vì
vậy thực tế số tiền NM phải thanh toán chỉ còn: P1 = 100 x (1- 0,2) x (1- 0,05) x (1- 0,02)
(triệu USD) = 74,48 triệu USD.
Ghi nhớ: muốn thoả thuận với đối tác để xác định giá hàng XK nên tham khảo các thông
tin về giá trên các tạp chí chuyên ngành để xác định được mức giá hợp lý, không quá cao
(sẽ khó nhận được sự đồng tình từ phía đối tác) và cũng không quá thấp (gây thiệt hại cho
chính mình).
VD: Giá cà phê trên thị trường thế giới (tháng 4/1999) được công bố trên một số tạp chí
chuyên ngành:
- Tại thị trường London cà phê Robusta: 1.489 USD/MT
- Tại thị trường singapore cà phê Robusta: 1.516 USD/MT
- Tại thị trường New York cà phê Arabica: 2.847 USD/MT
- Tại thị trường Tokyo cà phê Robusta: 20.530 JPY/Lb (20.530 Yên/tạ)
- Tại thị trường Tokyo cà phê Arabica: 18.700 Yên/bao (69 kg/bao) (18.700 JPY/Bushel)
2.1.5. Giao hàng (Article 5 – Shipment/ Delivery)
Đây là điều khoản rất quan trọng của hợp đồng, vì nó sẽ quy định nghĩa vụ cụ thể của
người bán (NB), đồng thời cũng là ràng buộc các bên hoàn thành trách nhiệm của mình
đối với đối phương. Chỉ khi nào NB giao hàng xong mới có thể nhận được tiền và người
18


Tiểu luận: Quản trị xuất - nhập khẩu

Đề tài: Nội dung của một hợp đồng ngoại thương

mua (NM ) mới có cơ sở để nhận hàng như mong muốn. Nếu không có điều khoản này,
hợp đồng mua bán coi như không có hiệu lực.
Nội dung cơ bản của điều khoản giao hàng là sự xác định thời hạn, địa điểm giao hàng,
phương thức giao hàng và thông báo giao hàng.
2.1.5.1. Thời gian giao hàng
Là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
Trong buôn bán quốc tế, có 3 kiểu qui định thời hạn giao hàng
- Thời hạn giao hàng có định kỳ: Xác định thời hạn giao hàng
- Hoặc vào một ngày cố định: ví dụ: 31/12/1996.
- Hoặc một ngày được coi là ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng: không chậm quá
ngày 31/12/1996.
- Hoặc bằng một khoảng thời gian: quý 3/ 1996.
- Hoặc bằng một khoảng thời gian nhất định tùy theo sự lựa chọn của người mua. Ví dụ:
Tháng 1 ký hợp đồng, thời hạn giao hàng quy định từ tháng 2 đến tháng 7 tùy người mua
chọn.
2.1.5.2. Thời hạn giao hàng không định kỳ
Ðây là qui định chung chung, ít được dùng. Theo cách này có thể thỏa thuận như sau:
- Giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên (Shipment by first available steamer).
- Giao hàng khi nào có khoang tàu (Subject to shipping space available).
- Giao hàng khi nhận được L/C (Subject to the openning of L/C)
- Giao hàng khi nào nhận được giấy phép xuất khẩu (Subject to export licence).
2.1.5.3. Thời hạn giao hàng ngay
+ Giao nhanh (prompt)
+ Giao ngay lập tức (Immediately).
+ Giao càng sớm càng tốt (as soon as possible)
2.1.5.4. Ðịa điểm giao hàng
- Các phương pháp qui định địa điểm giao hàng trong buôn bán quốc tế.
19



Tiểu luận: Quản trị xuất - nhập khẩu
Đề tài: Nội dung của một hợp đồng ngoại thương

+ Qui định rõ cảng (ga) giao hàng , cảng (ga) đến và cảng (ga) thông qua.
+ Qui định một cảng (ga) và nhiều cảng (ga).
- Các bên phải thống nhất quy định địa điểm giao hàng cho người vận tải, cho người mua
theo một trong những cách sau:
+ Địa điểm giao hàng được ghi rõ trong hợp đồng. Cách này ít dùng
+ Địa điểm giao hàng theo Incoterms kèm theo điều kiện giá cả.
Ví dụ: Giá lạc nhân xuất khẩu: USD 540/MT FOB Sài gòn 2000
Giá phụ liệu may áo sơ mi nhập khẩu: USD 0.75 / Yard CFR HCMC port- 2000.
2.1.5.5. Phương thức giao hàng
Quy định việc giao nhận được tiến hành ở một nơi nào đó là giao nhận sơ bộ hoặc là giao
nhận cuối cùng.
- Giao nhận sơ bộ: bước đầu xem xét hàng hóa xác định sự phù hợp về số lượng, chất
lượng hàng so với hợp đồng. Thường được tiến hành ở ngay địa điểm sản xuất hàng hóa
hoặc ở nơi gửi hàng. Trong giao nhận sơ bộ, nếu có điều gì thì người mua yêu cầu khắc
phục ngay.
- Giao nhận cuối cùng: xác nhận việc người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Quy định
việc giao nhận về số lượng và chất lượng.
- Giao nhận về số lượng: xác định số lượng thực tế hàng hóa được giao, bằng các phương
pháp cân, đo, đong, đếm.
- Giao nhận về chất lượng: là việc kiểm tra hàng hóa về tính năng, công dụng, hiệu suất,
kích thước, hình dáng ... Tiến hành bằng phương pháp cảm quan hoặc phương pháp phân
tích. Có thể tiến hành kiểm tra trên toàn bộ hàng hóa hoặc chỉ kiểm tra điển hình.
2.1.5.6. Thông báo giao hàng
Tùy điều kiện cơ sở giao hàng đã qui định, nhưng trong hợp đồng người ta vẫn quy định
rõ thêm về lần thông báo giao hàng và những nội dung cần được thông báo.

- Thông thường trước khi giao hàng:

20


Tiểu luận: Quản trị xuất - nhập khẩu
Đề tài: Nội dung của một hợp đồng ngoại thương

+ Người bán thông báo cho người mua: Tên tàu, số hiệu của tàu, tên người vận tải, địa
điểm giao hàng, thời gian giao hàng…(nếu mua hàng theo điều kiện nhóm F), hàng sẳn
sàng để giao hoặc ngày đem hàng ra cảng để giao
+ Người mua thông báo cho người bán những điều cần thiết để gửi hàng hoặc về chi tiết
của tàu đến nhận hàng, như:
Kết quả giao hàng
Số lượng và chất lượng hàng thực giao
Ngày xếp hàng lên tàu
Ngày được cấp B/L và số của B/L
Ngày tàu khởi hành từ cảng đi và dự kiến ngày tàu đến cảng dỡ hàng
Tên tàu, số hiệu và quốc tịch tàu (nếu giành quyền vận tải)…
- Sau khi giao hàng:
Người bán phải thông báo tình hình hàng đã giao, kết quả giao hàng. Nội dung thông báo
do mục đích của chúng quyết định.
2.1.5.7. Một số qui định khác về việc giao hàng
- Ðối với hàng hóa có khối lượng lớn có thể qui định: cho phép giao từng đợt – partial
shipment allowed, hoặc giao một lần - total shipment.
- Nếu dọc đường cần thay đổi phương tiện vận chuyển, có thể qui định: cho phép chuyển
tải - transhipment allowed.
- Nếu hàng hóa có thể đến trước giấy tờ, thì qui định "vận đơn đến chậm được chấp nhận"
- Stale bill of lading acceptable.
2.1.6. Thanh toán ( Article 6: Settlement/payment)

Incoterms quy định nghĩa vụ người bán phải giao hàng đúng như hợp đồng và được thanh
toán, nghĩa vụ của người mua là phải nhận hàng và thanh toán cho người bán. Vì vậy
cũng như điều khoản giao hàng, điều khoản thanh toán giữ vị trí rất quan trong trong hợp
đồng ngoại thương, vì nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của cả hai bên. Do vậy khi

21


Tiểu luận: Quản trị xuất - nhập khẩu
Đề tài: Nội dung của một hợp đồng ngoại thương

đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương về điều khoản thanh toán các bên cần phải thống
nhất những nội dung chính dưới đây.
2.1.6.1. Đồng tiền thanh toán
Có thể trùng với đồng tiền tính giá, có thể khác với đồng tiền tính giá. Nếu có sự khác biệt
thì phải quy đổi trên cơ sở tỉ giá được công bố ở ngân hàng ngoại thương và phải được
ghi rõ trong hợp đồng. Thông thường thì đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính giá trùng
với nhau và là các đồng tiền mạnh.
2.1.6.2. Phương thức thanh toán
Trên thị trường thế giới hiện nay người ta thường áp dụng một số phương thức thanh toán
sau đây.
- Thanh toán tiền mặt.
- Thanh toán chuyển tiền ( bằng thư hay bằng điện):
+ Định nghĩa: Là phương thức mà trong đó khách hàng yêu cầu ngân hàng của mình
chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ở một địa điểm nhất định bằng phương
tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
+ Trình tự tiến hành:
1. Giao dịch thương mại
2. Viết đơn yêu cầu chuyển tiền cùng với uỷ nhiệm chi
3. Chuyển tiền ra nước ngoài qua ngân hàng

4. Ngân hàng chuyển tiền cho người hưởng lợi

22


Tiểu luận: Quản trị xuất - nhập khẩu
Đề tài: Nội dung của một hợp đồng ngoại thương

+ Các yêu cầu về chuyển tiền: Muốn chuyển tiền phải có giấy phép của Bộ chủ quản hoặc
Bộ tài chính. Phải có :
Quyết định thành lập doanh nghiệp (Doanh nghiệp giao dịch lần đầu
Ðăng ký kinh doanh (Doanh nghiệp giao dịch lần đầu)
Ðăng ký mã số XNK(Doanh nghiệp giao dịch lần đầu)
Hợp đồng ngoại thương gốc
Hoá đơn thương mại bản gốc
Tờ khai hải quan nếu hàng đến cửa khẩu
Giấy phép nhập khẩu (nếu có)
Hợp đồng vay vón ngân hàng (nếu có)
Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu phải mua ngoại tệ)
Giấy nộp ngoại tệ tiền mặt (nếu có)
Lệnh chi của khách hàng.
- Thanh toán nhờ thu:
+ Khái niệm: Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người xuất
khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng uỷ thác
cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu của người
xuất khẩu lập ra.
+ Nguồn pháp lý điều chỉnh: Quy tắc thống nhất nhờ thu, bản sửa đổi 1995, số 522 của
ICC(Uniform Rules for Collection, 522, 1995,ICC-URC522,ICC)
23



Tiểu luận: Quản trị xuất - nhập khẩu
Đề tài: Nội dung của một hợp đồng ngoại thương

+ Các loại nhờ thu:
• Nhờ thu phiếu trơn: là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu
hộ tiền ở người nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ gửi hàng thì
gửi thẳng cho người nhập khẩu không qua ngân hàng.
Trình tự tiến hành:
1. Giao hàng và chứng từ gửi hàng
2. Ký phát hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ tiền
3. Uỷ thác thu đối ngoại
4. Xuất trình hối phiếu đòi tiền
5. Thanh toán
• Nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân
hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu không những căn cứ vào hối phếu mà còn căn cứ vào
bộ chứng từ gửi hàng gửi kèm theo với điều kiện là nếu người nhập khẩu trả tiền hoặc
chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người nhập
khẩu để nhận hàng.
Trình tự tiến hành: giống như nhờ thu phiếu trơn, chỉ khác là ở khâu 1 là lập một bộ
chứng từ nhờ ngân hàng thu hộ tiền.
Trường hợp áp dụng:
a) Nhờ thu hàng xuất khẩu: Người xuất khẩu phải xuất trình các chứng từ:
Hối phiếu
Các chứng từ gửi hàng
24


Tiểu luận: Quản trị xuất - nhập khẩu
Đề tài: Nội dung của một hợp đồng ngoại thương


Giấy yêu cầu nhờ thu của người xuất khẩu
b) Thanh toán nhờ thu hàng nhập khẩu:
Kiểm tra lệnh nhờ thu của ngân hàng nước xuất khẩu gửi đến
Kiểm tra chứng từ gửi hàng nhờ thu
Kiểm tra hối phiếu
Thực hiện điều kiện nhờ thu D/A, D/P, D/TC
- Thanh toán tín dụng chứng từ.
+ Khái niệm: Là một sự thoả thuận trong đó ngân hàng(ngân hàng mở thư tín dụng) theo
yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác hoặc chấp nhận
hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho
ngân hàng một bộ chứng từ phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
+ Nguồn pháp lý điều chỉnh: Quy tắc và các thực hàng thống nhất về tín dụng chứng từ,
bản sửa đổi năm 1993, số 500 và bản phụ trương số 100, ICC(Uniform Customs and
Practice for Ducumentary Credit, Revision 1993, No500- For electronic presentation 1.0,
ICC- Viết tắt là UCP 500-eUCP1.0, ICC)
+ Trình tự tiến hành:
1. Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu
mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng
2. Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập một thư tín
dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ỏ nước người xuất khẩu thông báo việc mở
thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu

25


×