Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Quan hệ quốc tế (19452000) và chương VI: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa, phần lịch sử thế giới sách giáo khoa lịch sử 12 THPT (chương trình chuẩn)”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.72 KB, 32 trang )

Hệ thống PPDH LS và BĐGK LS

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Phạm vi nghiên cứu
III. Mục đích nghiên cứu
IV. Đóng góp của tiểu luận
V. Cấu trúc của tiểu luận
Chương I: Cơ sở lý luận của việc sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch
sử ở trường THPT.
Chương II: Hệ thống tài liệu thành văn có thể khai thác sử dụng khi dạy học
chương V: Quan hệ quốc tế (1945-2000) và chương VI: Cách mạng khoa học-công
nghệ và xu thế toàn cầu hóa, phần lịch sử thế giới, sách giáo khoa lịch sử 12
THPT( Chương trình chuẩn).
Chương III: Sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử ở THPT khi dạy
học chương V: Quan hệ quốc tế (1945-2000) và chương VI: Cách mạng khoa họccông nghệ và xu thế toàn cầu hóa, phần lịch sử thế giới, sách giáo khoa lịch sử 12
(Chương trình chuẩn).
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÌ LIỆU THÀNH VĂN
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT.
I. Thế nào là tài liệu thành văn
II. Phân loại tài liệu thành văn
III. Ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử ở tường
THPT

Huỳnh Thị Điểm

Trang 1



Hệ thống PPDH LS và BĐGK LS
CHƯƠNG II: HỆ THỐNG TÀI LIỆU THÀNH VĂN CÓ THỂ KHAI THÁC
SỬ DỤNG KHI DẠY HỌC CHƯƠNG V: QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945-2000) VÀ
CHƯƠNG VI: CÁCH MẠNG KHOA- HỌC CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN
CẦU HÓA, PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI, SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ 12
THPT( CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
CHƯƠNG III: SỬ DỤNG TÀI LIỆU THÀNH VĂN TRONG DẠY HỌC LỊCH
SỬ Ở THPT KHI DẠY HỌC CHƯƠNG V: QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945-2000)
VÀ CHƯƠNG VI: CÁCH MẠNG KHOA- HỌC CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ
TOÀN CẦU HÓA, PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI, SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ
12 ( CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
I. Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử ở THPT
khi dạy học chương V và chương VI, phần lịch sử thế giới, sách giáo khoa lịch sử
12 (Chương trình chuẩn).
I.1. Đảm bảo mục tiêu bài học
I.2. Đảm bảo tính Đảng, tính khoa học
I.3. Đảm bảo tính vừa sức
I.4. Đảm bảo phát huy tính tích cực học tập cho học sinh
I.5. Đảm bảo sự hứng thú học tập
II. Phương pháp sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử ở THPT khi
dạy học chương V và chương VI, phần lịch sử thế giới, sách giáo khoa lịch sử 12
(Chương trình chuẩn).
II.1. Sử dụng để cụ thể hóa các sự kiện lịch sử
II.2. Sử dụng để đi sâu hiểu bản chất các sự kiện lịch sử
II.3. Sử dụng để giải thích các “ khái niệm, thuật ngữ” khó
II.4. Sử dụng để dạy học nêu vấn đề
II.5. Sử dụng để ôn tập, tổng kết
KẾT LUẬN
Huỳnh Thị Điểm


Trang 2


Hệ thống PPDH LS và BĐGK LS
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Huỳnh Thị Điểm

Trang 3


Hệ thống PPDH LS và BĐGK LS

MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Giáo dục – Đào
tạo được đặt ở vị trí là “Quốc sách hàng đầu”. Hiện nay nước ta đang thực hiện
công cuộc đổi mới trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực phát triển giáo dục toàn
diện, nhất là giáo dục phổ thông. Việc cải tiến đổi mới nội dung, phương pháp dạy
học trở thành một yêu cầu có tính cấp bách và phải tiến hành thường xuyên, đồng
bộ.
Thực tế cho thấy trong những năm gần đây ở các trường THPT chất lượng
bộ môn lịch sử có phần giảm sút, các em ít ham thích học tập, ít tìm hiểu lịch sử,
cũng như môn lịch sử ít được coi trọng và gần đây được xem như là một môn phụ.
Bộ môn lịch sử là một môn học mang nét đặc thù riêng, đối tượng nghiên
cứu của bộ môn lịch sử rất đặc biệt, nó không giống với các môn học của các khoa
học tự nhiên. Bởi vì chúng ta không thể trực tiếp quan sát các sự kiện đã diễn ra
trong quá khứ cũng như không thể thực hiện lại sự kiện thông qua thí nghiệm.
Chính vì những đặc thù đó, học sinh không thể trực quan sinh động các sự kiện đã

xảy ra mà nhận thức lịch sử bắt đầu từ tài liệu, sự kiện. Tài liệu thành văn là nguồn
tài liệu cơ bản giúp học sinh tạo được biểu tượng lịch sử một cách chân thực, hình
thành khái niệm, nêu quy luật, rút ra bài học lịch sử, rèn luyện cho các em thói
quen làm việc với tài liệu, với nghiên cứu khoa học và phát triển tư duy lịch sử.
Trong dạy học ở trường THPT, ngoài sách giáo khoa, tài liệu thành văn với
vai trò là tài liệu tham khảo giữ một vị trí trọng yếu. Tài liệu thành văn không chỉ
giúp cho học sinh khôi phục lại hình ảnh một cách khách quan, trung thực, sinh
động mà còn giúp cho các em phát triển trí tưởng tượng, tích cực hóa quá trình
nhận thức và tạo điều kiện cho học sinh phát huy được tính tích cực và hứng thú
trong giờ học.
Mặc dù tài liệu thành văn đóng một vai trò quan trọng trong việc dạy học,
đặc biệt đối với môn lịch sử. Nhưng hiện nay trong dạy học lịch sử ở các trường
THPT, việc sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử còn hạn chế, nhiều
giáo viên chỉ dựa chủ yếu vào sách giáo khoa, ít sử dụng tài liệu thành văn, dẫn

Huỳnh Thị Điểm

Trang 4


Hệ thống PPDH LS và BĐGK LS
đến tiết dạy và học nhàm chán, chưa nâng cao hiệu quả chất lượng cũng như học
sinh chưa hứng thú học tập bộ môn.
Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài “Sử dụng tài liệu thành văn trong dạy
học lịch sử chương V: Quan hệ quốc tế (1945-2000) và chương VI: Cách mạng
khoa học-công nghệ và xu thế toàn cầu hóa, phần lịch sử thế giới sách giáo khoa
lịch sử 12 THPT (chương trình chuẩn)” để nghiên cứu góp phần nâng cao bài giảng
lịch sử ở trường phổ thông.
II.Phạm vi nghiên cứu.
Từ việc xác định đối tượng nghiên cứu nêu trên, tiểu luận chỉ tập trung

nghiên cứu và vận dụng những thành tựu của lý luận dạy học hiện đại về vấn đề sử
dụng tài liệu lịch sử thành văn trong dạy học lịch sử thế giới ở chương V: Quan hệ
quốc tế (1945-2000) và chương VI: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu thế toàn
cầu hóa, phần lịch sử thế giới, sách giáo khoa lịch sử 12 THPT (chương trình
chuẩn).
III. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu nội dung và phương pháp sử dụng tài liệu thành văn trong
dạy học lịch sử phần lịch sử thế giới ở chương V: Quan hệ quốc tế (1945-2000) và
chương VI: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu thế toàn cầu hóa, phần lịch sử
thế giới, sách giáo khoa lịch sử 12 THPT (chương trình chuẩn). Nhằm phát huy
tính tích cực của học sinh, làm cho học sinh yêu thích môn lịch sử và có hứng thú
hơn trong giờ học lịch sử.
IV. Đóng góp của tiểu luận
Trên cơ sở kế thừa thành quả của các nhà nghiên cứu lý luận về phương pháp
dạy học và việc sử dụng tài liệu lịch sử thành văn trong dạy học lịch sử, cùng với
việc tham khảo các tài liệu liên quan, tiểu luận có những đóng góp như sau:

Huỳnh Thị Điểm

Trang 5


Hệ thống PPDH LS và BĐGK LS
- Về lý luận: Góp phần cụ thể hóa lý luận việc sử dụng tài liệu lịch sử thành
văn trong dạy học lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở
một giai đoạn lịch sử, cụ thể ở chương V: Quan hệ quốc tế (1945-2000) và chương
VI: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu thế toàn cầu hóa, phần lịch sử thế giới,
sách giáo khoa lớp 12 ở trường THPT (chương trình chuẩn).
- Về thực tiễn:
+ Đề tài xác định được hệ thống tài liệu lịch sử thành văn, đảm bảo tính

chính xác, khoa học phù hợp với chương trình, nội dung sách giáo khoa Lịch sử
thế giới chương V: Quan hệ quốc tế (1945-2000) và chương VI: Cách mạng khoa
học-công nghệ và xu thế toàn cầu hóa, sách giáo khoa lịch sử lớp 12 ở trường
THPT (Chương trình Chuẩn).
+ Đề xuất một số nguyên tắc và biện pháp khả thi để sử dụng tài liệu lịch sử
thành văn theo hướng phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh một cách hợp
lý, hiệu quả trong dạy học lịch sử thế giới chương V: Quan hệ quốc tế (1945-2000)
và chương VI: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu thế toàn cầu hóa, phần lịch
sử thế giới, sách giáo khoa lịch sử lớp 12 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn),
để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử.
V. Cấu trúc của tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, tiểu luận gồm 3
chương:
Chương I: Cơ sở lý luận của việc sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học
lịch sử ở trường THPT.
Chương II: Hệ thống tài liệu thành văn có thể khai thác sử dụng khi dạy
học chương V: Quan hệ quốc tế (1945-2000) và chương VI: Cách mạng khoa họccông nghệ và xu thế toàn cầu hóa, phần lịch sử thế giới, sách giáo khoa lịch sử 12
THPT( Chương trình chuẩn).
Huỳnh Thị Điểm

Trang 6


Hệ thống PPDH LS và BĐGK LS
Chương III: Sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử ở THPT khi
dạy học chương V: Quan hệ quốc tế (1945-2000) và chương VI: Cách mạng khoa
học-công nghệ và xu thế toàn cầu hóa, phần lịch sử thế giới,sách giáo khoa lịch sử
12 (Chương trình chuẩn).

Huỳnh Thị Điểm


Trang 7


Hệ thống PPDH LS và BĐGK LS

NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÀI LIỆU THÀNH VĂN TRONG
DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT.
I. Thế nào là tài liệu thành văn.
Ta có thể hiểu định nghĩa về tài liệu thành văn như sau:
“Tài liệu thành văn là những tư liệu cho ta những thông tin về các sự kiện đã
xảy ra được ghi lại bằng chữ viết qua các kênh thông tin khác nhau. Nguồn tài liệu
này chiếm khối lượng lớn và đặc biệt quan trọng đôi khi chiếm vị trí chủ yếu trong
các nguồn sử liệu”[ 12, trang 14 ].
Cũng như việc học tập các bộ môn khác ở trường phổ thông, học tập lịch sử là
một quá trình nhận thức, một quá trình thu nhận thông tin và sử dụng thông tin mà
mỗi học sinh cần phải thực hiện cùng với sự hướng dẫn, điều chỉnh của giáo viên,
sự giúp đỡ của các loại tài liệu và các phương tiện dạy học khác. Khi học tập lịch
sử học sinh không thể trực tiếp quan sát các sự kiện, hiện tượng lịch sử đã xảy ra
trong quá khứ, không thể tái hiện lịch sử trong phòng thí nghiệm, cho nên không
có biểu tượng nảy sinh từ trực giác. Vì vậy tài liệu là chỗ dựa cho việc tái tạo lại
lịch sử.
II. Phân loại tài liệu thành văn.
Tài liệu thành văn là tài liệu hết sức phong phú và có vị trí quan trọng đối với
các công trình nghiên cứu. Thông qua loại tài liệu này nhà sử học biết được toàn
diện về đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của quá khứ. Các nhà sử học đã từng
quan niệm rằng chỉ có những tài liệu thành văn mới có thể được dùng làm tư liệu,
còn những tài liệu khác điều không đáng tin cậy.

Trên thực tế, tài liệu thành văn ra đời cùng với chữ viết. Sự xuất hiện chữ viết
cùng với ra đời của nghề in đã làm cho tài liệu thành văn ngày càng đa dạng,
phong phú. Chữ viết cũng được sang tạo trên cơ sở những yêu cầu ghi nhớ bức
thiết của con người mà các hình thức ghi nhớ khác không thỏa mãn được. Tuy
nhiên ở những thời kì đầu của lịch sử ghi nhớ được ghi chép, tư liệu thành văn chỉ
Huỳnh Thị Điểm

Trang 8


Hệ thống PPDH LS và BĐGK LS
được phản ánh một mặt hoạt động nhất định của một bộ phận xã hội – chủ yếu của
giai cấp thống trị và bộ phận tăng lữ. Sử liệu viết về nhân dân ra đời muộn hơn
nhưng đa dạng hơn và phản ánh đầy đủ những hoạt động của nhân dân. Việc phân
loại tài liệu thành văn tùy thuộc vào cơ sở nhận thức vị trí tài liệu, cụ thể là các căn
cứ sau:
* Giáo sư Trương Hữu Quýnh trong “Nhập môn sử học” đã phân thành
các loại tài liệu thành văn sau:
-Tài liệu kinh điển: Trong tài liệu kinh điển gồm hai loại:
+ Các tác phẩm của C.Mác và Ăng-ghen, Lê-Nin và các tác phẩm chung của MácĂngghen.
+ Các văn kiện của quốc tế cộng sản, các hiệp ước, điều ước, tuyên ngôn, các tác
phẩm báo chí, bài viết, sách của các lãnh tụ ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các
văn kiện của Đảng ta, các bài viết , các báo cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh…
-Nguồn tài liệu chính thống: Bao gồm những tài liệu liên quan đến nhà nước ,
chính trị, pháp luật, tài chính kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự, ngoại giao…
-Nguồn tài liệu tư nhân: Nhật kí, hồi kí, kí sự, di chúc…Các lão thành cách mạng.
* Trong cuốn “rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm” do Nguyễn Thị Côi
chủ biên, tài liệu thành văn được phân chia như sau:
-Tài liệu giáo khoa : Là tài liệu cơ bản dành cho học sinh và cả cho giáo viên trong
nhà trường. Đây là loại tài liệu đã được biên soạn, chỉnh lí và qua nhiều lần cả cách

giáo dục. Do vậy, ngoài tài liệu giáo khoa hiện hành, giáo viên còn có thể sử dụng
các tài liệu giáo khoa trước đó.
-Tài liệu tham khảo: Gồm nhiều loại tư liệu khác nhau, trước hết là tài liệu lịch sử
như trích dẫn tài liệu gốc, sách báo, bài viết chuyên khảo về một sự kiện lịch sử
trong nước và thế giới. Đây là loại tài liệu quý giúp học sinh có thể hiểu được các
hiện tượng lịch sử một cách sinh động, chính xác. Tài liệu tham khảo gồm các tác
phẩm văn học, các văn bản văn nghệ dân gian, các trích đoạn từ tác phẩm khoa học
khác có liên quan đến sự kiện, hiện tượng lịch sử như tác phẩm của Mác, Ăngghen,
Lênin, Hồ Chí Minh.

Huỳnh Thị Điểm

Trang 9


Hệ thống PPDH LS và BĐGK LS
-Các loại tài liệu thực tế sưu tầm trong đời sống xã hội thuộc các lĩnh vực tư
tưởng, triết học, nghệ thuật, đạo đức, tâm lý xã hội, xã hội học. Ngoài ra, còn có
các loại sách hướng dẫn giảng dạy, các sách lý giải hoặc một số giáo án mẫu của
một số Sở giáo dục biên soạn. Bên cạnh đó, còn phải kể đến các bài viết trao đổi
kinh nghiệm về giảng dạy, được đăng tải trên các sách, báo.
* Một số tác giả khác lại chia tài liệu thành văn thành hai loại:
-Tài liệu gốc, là loại tài liệu do người đương thời ghi lại khi sự kiện lịch sử đang
diễn ra.
-Tài liệu trung gian, là loại tài liệu phản ánh lịch sử qua thời gian của một tài liệu
khác.
Tóm lại, tùy theo góc độ nhìn nhận khác nhau mà tài liệu thành văn được phân loại
như sau:
-


Xét ở góc độ xuất xứ tài liệu:

+ Tài liệu gốc
+ Tài liệu trung gian
-

Xét ở góc độ nội dung phản ánh:

+ Tài liệu chính trị quân sự.
+ Tài liệu kinh tế
+ Tài liệu văn hóa, xã hội
-

Xét ở góc độ ý nghĩa sự kiện:

+ Tài liệu cơ bản
+ Tài liệu không cơ bản
-

Xét ở góc độ tầm quan trọng của nguồn tài liệu:

+ Tài liệu của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo Đảng và
Nhà nước ta.

Huỳnh Thị Điểm

Trang 10


Hệ thống PPDH LS và BĐGK LS

+ Các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta.
+ Các bài nói, bài viết của các Đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta.
+ Các công trình nghiên cứu đã xuất bản như giáo trình, sách chuyên khảo về
các vấn đề kinh tế, chính trị - xã hội, các tác phẩm sử học…
+ Tài liệu báo chí viết về những vấn đề lịch sử.
+ Tài liệu nguồn internet như từ google, vi.wikipedia…
III. Ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử ở THPT.
-Sử dụng tài liệu thành văn góp phần tạo biểu tượng lịch sử, giúp các em hình
dung quá khứ lịch sử phong phú, đa dạng, chính xác…
Trong học tập lịch sử, việc tạo biểu tượng có ý nghĩa rất quan trọng. Xuất phát
từ đặc điểm của nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử không bắt đầu từ trực quan
sinh động. Muốn học sinh khôi phục được bức tranh lịch sử quá khứ với đầy đủ
tính cụ thể và sinh động của nó, cần thiết phải sử dụng tài liệu thành văn.
- Sử dụng tài liệu thành văn để làm sáng tỏ bản chất của sự kiện lịch sử
Nhận thức lịch sử bao giờ cũng phức tạp, vì con người là một bộ phận không
thể tách rời của đối tượng nghiên cứu. Tài liệu thành văn sử dụng trong dạy học
lịch sử không chỉ dừng ở việc tạo biểu tượng, mà còn giúp làm sáng tỏ bản chất
của sự kiện lịch sử. Qua đó, giúp học sinh hình thành khái niệm, nêu quy luật, rút
bài học lịch sử.
- Sử dụng tài liệu thành văn góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm,
đạo đức và giá trị thẩm mỹ cho học sinh.
Dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng, đó là một quá trình nhận thức
đặc thù, trong đó giáo viên tổ chức, dẫn dắt học sinh một cách có mục đích, có kế

Huỳnh Thị Điểm

Trang 11


Hệ thống PPDH LS và BĐGK LS

hoạch để các em nắm vững tri thức văn hóa, kỹ năng cơ bản, hình thành cơ sở thế
giới quan, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh.
Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, tình
cảm, đạo đức và giá trị thẩm mỹ cho học sinh. Bởi vì, khi biết nhận thức về hiện
thực quá khứ, các em không chỉ tri giác mà còn “rung động”, “xao xuyến”. Những
dấu hiệu tâm lý đó thể hiện sự “nhập thân” vào lịch sử, biểu thị thái độ của học
sinh đối với những gì mà các em nhận thức được. Trong học tập lịch sử học sinh sẽ
được học những câu chuyện bi thảm, những tình thế bất ngờ, những số phận khác
thường.
- Sử dụng tài liệu thành văn góp phần phát triển tư duy cho học sinh.
Lý luận dạy học đã chỉ ra rằng, tài liệu tham khảo nói chung, tài liệu thành
văn nói riêng nếu được sử dụng hợp lí trong dạy học góp phần rèn luyện kỹ năng,
phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của các em.
Cũng như việc học các bộ môn khác ở nhà trường phổ thông, học tập lịch sử
là một quá trình nhận thức, mỗi cá nhân phải chủ động thực hiện cùng với sự giúp
đõ, hướng dẫn, điều chỉnh của thầy giáo. Học tập lịch sử, học sinh không chỉ dừng
ở việc ghi nhớ các sự kiện, điều quan trọng là phải hiểu bản chất sự kiện, quá trình
lịch sử, rút ra quy luật, tìm kiếm bài học từ quá khứ phục vụ cho hiện tại. Vì vậy,
dạy học lịch sử cần phát huy tính tích cực, sáng tạo từ phía học sinh. Phát triển tư
duy độc lập, sáng tạo, phát huy tính tích cực học tập cho học sinh là điều cần thiết,
song vấn đề đặt ra là làm sao để có thể bồi dưỡng lòng say mê, sự hứng thú học tập
đối với bộ môn.
Để có được những đoạn tư liệu hay, góp phần đắc lực trong việc thực hiện
mục tiêu dạy học, đòi hỏi giáo viên phải có sự lựa chọn chính xác, cơ bản, có tác
dụng giáo dưỡng, giáo dục, phát triển đối với học sinh. Khi sử dụng, giáo viên
Huỳnh Thị Điểm

Trang 12



Hệ thống PPDH LS và BĐGK LS
tránh việc chất đống tài liệu làm giờ học nặng nề, đôi khi còn làm loãng trọng tâm
của bài. Muốn giờ học đạt hiệu quả cao, thầy giáo phải tạo cho học sinh sự hứng
thú.
Trong dạy học lịch sử phát triển tư duy của học sinh là một trong những
nhiệm vụ quan trọng. Tư duy bao giờ cũng tiến hành trên những cơ sở nội dung cụ
thể tức là phải nắm bắt được những sự kiện, giải thích minh họa bằng dẫn chứng,
phải phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các sự kiện theo quy luật chung của lịch sử.
Bằng những đoạn tư liệu thành văn, thông qua quá trình điều khiển các hoạt động
nhận thức, giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc và rút ra nhận xét, kết luận hay ý
nghĩa của đoạn tư liệu đó. Hoặc giáo viên đọc tư liệu và đặt ra những câu hỏi, đòi
hỏi hoc sinh phải phát huy trí tuệ, tư duy để suy nghĩ và tìm cách trả lời.
Chính vì thế, sử dụng tài liệu lịch sử thành văn nhằm góp phần khôi phục lại
hình ảnh quá khứ một cách khách quan, chân thực. Trên cơ sở đó để phân tích khái
quát, giải thích các hiện tượng lịch sử, là cơ sở để học sinh lĩnh hội tri thức lý luận
khác, hiểu sâu sắc hơn bản chất sự kiện, nêu quy luật, rút ra bài học lịch sử, góp
phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, hoàn thiện nhân cách và phát triển tư duy lịch sử
cho học sinh.
Tóm lại, sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
là cần thiết, là một biện pháp có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả
bài học lịch sử ở trường THPT, góp phần vào việc bồi dưỡng thế hệ trẻ thành
những công dân có tri thức, có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu
cầu mà xã hội đòi hỏi.

Huỳnh Thị Điểm

Trang 13


Hệ thống PPDH LS và BĐGK LS

CHƯƠNG II:
HỆ THỐNG TÀI LIỆU THÀNH VĂN CÓ THỂ KHAI THÁC SỬ DỤNG
KHI DẠY HỌC CHƯƠNG V: QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945-2000) VÀ
CHƯƠNG VI: CÁCH MẠNG KHOA- HỌC CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ
TOÀN CẦU HÓA, PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI, SÁCH GIÁO KHOA LỊCH
SỬ 12 THPT( CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN).
* Tài liệu thành văn được sử dụng trong dạy học bài 9: Quan hệ quốc tế
trong và sau thời kì chiến tranh lạnh.
Chương /
bài
Chương
V:
Quan hệ
quốc tế
(1945 –
2000).
Bài
9:
Quan hệ
quốc tế
trong và
sau thời
kì chiến
tranh
lạnh.

Mục
I Mâu
thuẫn
Đông

– Tây
và sự
khởi
đầu
của
chiến
tranh
lạnh

Nội dung cơ bản

* Nguồn gốc
- Hai cường quốc Mĩ và Liên “Trước hết, đó là sự phân
Xô nhanh chóng chuyển sang chia khu vực ảnh hưởng…
đối đầu và đi tới tình trạng Các trật tự quốc tế lại phân
chiến tranh lạnh.
đôi với hai siêu cường hùng
mạnh như thế”
phụ lục 1
* Biểu hiện
-Về phía Mĩ
“Ngày 12.3.1947, Truman
+ Tháng 3 / 1947 Học thuyết phát biểu tại một cuộc họp
Truman được công bố.
chung hai viện của Quốc hội
Mỹ,…và sự viện trợ đó có
một ý nghĩa chính trị sâu
sắc”
Phụ lục 2
+ Tháng 6 / 1947 thông qua kế

hoạch Mácsan Mĩ giúp các
nước Tây Âu khôi phục kinh
tế nhằm tập hợp các nước này
vào liên minh quân sự chống
Liên Xô và các nước Đông

Huỳnh Thị Điểm

Nguồn tài liệu thành văn

Trang 14

“Kế hoạch Mácsan thực
chất chỉ là một kế hoạch bổ
sung… Và chạy đua vũ trang
chuẩn bị cho chiến tranh thế
giới”


Hệ thống PPDH LS và BĐGK LS
Âu.

Phụ lục 3

+ Tháng 4 / 1949 thành lập tổ
chức Hiệp ước Bắc Đại Tây “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại
Dương (NATO).
Tây Dương (NATO)-Liên
minh quân sự chính trị…Trụ
sở Hội đồng NATO đặt ở

Bruc-xen (Bỉ)
Phụ lục 4
-Về phía Liên Xô
+ Tháng 1 / 1949 Liên Xô và “Tiếp theo, sau khi các nước
Đông Âu thành lập hội đồng Đông Âu đã hoàn thành cách
tương trợ kinh tế (SEV).
mạng dân chủ nhân dân…Với
thị trường riêng của nó và
khối kinh tế tư bản chủ
nghĩa”
Phụ lục 5
+ Tháng 5 / 1955 thành lập Tổ
chức Hiệp ước Vác sa va, một
liên minh chính trị - quân sự
mang tính chất phòng thủ của
các nước xã hội chủ nghĩa
Châu Âu.


Huỳnh Thị Điểm

Như vậy, sự ra đời của
NATO và Vác sa va
đánh dấu sự xác lập của
cục diện hai cực, hai
phe do hai siêu cường
Mĩ và Liên Xô đứng
đầu mỗi cực, mỗi phe,
chiến tranh lạnh đã bao
trùm cả thế giới.


Trang 15

“Trước tình hình đó, các
nước
Anbani,
Bungari,
Hunggari,…Điều đó nói lên
tính chất phòng thủ của hiệp
ước này”
Phụ lục 6
“Sau khi ra đời, cả hai khối
quân sự ra sức chạy đua vũ
trang…Từ đó, cả hai siêu
cường mỗi năm đã chi hàng
tỉ USD cho quốc phòng”
Phụ lục 7


Hệ thống PPDH LS và BĐGK LS
III Xu
thế
hòa
hoãn
Đông
– Tây

chiến
tranh
lạnh

chấm
dứt.

+11/1972 hai miền nước Đức
đã kí tại Bon Hiệp định về
những cơ sở của quan hệ giữa
Đông Đức và Tây Đức.

Phụ lục 8
+1972 , hai siêu cường Liên
Xô và Mĩ đã thỏa thuận về
việc hạn chế vũ khí chiến lược
và kí Hiệp ước về việc hạn
chế hệ thống phòng chống tên
lửa (ABM), sau đó ngày 26/5
là Hiệp định hạn chế vũ khí
tiến công chiến lược (SALT –
1).
+8/1975 Định ước Henxinki
khẳng định những nguyên tắc
trong quan hệ giữa các quốc
gia và tạo nên một cơ chế giải
quyết các vấn đề liên quan đến
hòa bình, an ninh ở Châu Âu.

+ 12/1989 tại đảo Manta (Địa
Trung Hải) hai nhà lãnh đạo là
M.Goócbachốp (Liên xô) và
G.Busơ (Mĩ) đã chính thức
tuyên bố chấm dứt Chiến

tranh lạnh.

Huỳnh Thị Điểm

“Hiệp định gồm có chương
mở đầu và 10 điều khoản…đại
diện thường trực đặt ở nơi có
Chính phủ Trung ương”

Trang 16

“Trong bối cảnh đó, ngày
26-5-1972, Liên Xô và Mỹ kí
hiệp ước… đặt trên tàu ngầm
(SLBM): Liên Xô: 905; Mỹ:
710”
Phụ lục 9

“Ngày 1/8/1975, tại Hội nghị
an ninh và hợp tác châu Âu…
là nhân tố quyết định đối với
hòa bình và hợp tác trên thế
giới”
Phụ lục 10
“Thứ nhất, trải qua hơn 40
năm, với gánh nặng…Bước
sang một thời kì mới, thời kì
sau chiến tranh lạnh”
Phụ lục 11



Hệ thống PPDH LS và BĐGK LS
IV.Thế
giới
sau
chiến
tranh
lạnh.

+ Trật tự thế giới hai cực tan
rã. Trật tự thế giới mới đang
hình thành theo xu hướng “đa
cực”với sự vươn lên của các
cường quốc Mỹ, Liên minh
châu Âu, Nhật Bản, Liên
Bang Nga, Trung Quốc.

“Thứ nhất, xu thế đối thoại,
hợp tác trên cơ sở hai bên
cùng có lợi,..trong tương lai
là tiến tới một hệ thống đa
cực”
Phụ lục 12

+ Các quốc gia hầu như đều
điều chỉnh chiến lược phát
triển, tập trung vào phát triển
kinh tế.

“Thứ ba,tất cả mọi quốc gia

đều đang điều chỉnh lại chiến
lược đối ngoại…nhằm bảo vệ
quốc gia một cách hiệu quả
nhất”
Phụ luc 13

+ Lợi dụng lợi thế tạm thời do
Liên xô tan rã, Mĩ ra sức thiết
lập trật tự thế giới “đơn cực”
để làm bá chủ thế giới. Nhưng
so sánh lực lượng giữa các
cường quốc, Mĩ không dễ
dàng có thể thực hiện được
tham vọng đó.

“Hai cực tức hai siêu cường
Mĩ và Liên Xô…tất cả các
nước tư bản cộng lại về kinh
tế và quân sự)”.
Phụ lục 14

* Tài liệu thành văn được sử dụng trong dạy học bài 10: Cách mạng
khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX.
Chương/
bài
Chương
VI:
Cách
mạng
khoa học

– công

Mục

Nội dung cơ bản

I.Cuộc
cách
mạng
khoa
học

công

Huỳnh Thị Điểm

Trang 17

Nguồn tài liệu thành văn


Hệ thống PPDH LS và BĐGK LS
nghệ và
xu
thế
toàn cầu
hóa.
Bài:10
Cách
mạng

khoa học
– công
nghệ và
xu
thế
toàn cầu
hóa nửa
sau thế
kỉ XX

nghệ.
1.Nguồ
n gốc và
đặc
điểm.

a.Nguồn gốc
-Do những đòi hỏi của cuộc
sống, của sản xuất nhằm đáp
“Trong thực tiễn cuộc sống
ứng nhu cầu vật chất và tinh
thần ngày càng cao của con của mình...Đòi hỏi cách
mạng khoa học giải quyết”
người.
Phụ lục 15
-Diễn ra trong bối cảnh đặc
biệt: Sự bùng nổ dân số, sự
cạn kiệt của tài nguyên thiên “Trong những nguồn năng
nhiên, chiến tranh…
lượng, thì than, dầu lửa, khí

đốt…khả năng chống lại
những tác động bên ngoài”
b.Đặc điểm
Phụ lục 16
Khoa học trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp.
Khoa học đi trước mở, đường
II.Xu
cho kĩ thuật và kĩ thuật lại mở “Những phát minh khoa
thế toàn đường cho sản xuất, trở thành
học-kỹ thuật chủ yếu dựa
cầu hóa nguồn gốc của mọi tiến bộ kĩ
trên cơ sở…thì không thể có
và ảnh thuật và công nghệ.
cuộc cách mạng khoa học-kỹ
hưởng
thuật sau Chiến tranh thế
của nó. a.Bản chất
Từ những năm 80 của thế kỉ giới thứ hai”
XX, trên thế giới đã diễn ra
Phụ lục 17
xu thế toàn cầu hóa. Đó là
quá trình tăng lên mạnh mẽ
những mối liên hệ, những ảnh
hưởng tác động, phụ thuộc “Cuối thập niên 80 thế kỷ
lẫn nhau của tất cả các khu XX, xu thế toàn cầu hóa lại
vực, các quốc gia, dân tộc bùng lên mạnh mẽ…Nếu kỷ
trên thế giới.
nguyên đầu tiên thu nhỏ thế
giới từ cỡ “trung” thành cỡ

b.Biểu hiện chủ yếu của xu
“nhỏ”.
thế toàn cầu hóa
Phụ lục 18
+Sự phát triển nhanh chóng
của quan hệ thương mại quốc
tế.

Huỳnh Thị Điểm

Trang 18


Hệ thống PPDH LS và BĐGK LS
“Sự biến đổi và tăng trưởng
không ngừng của thương
+Sự phát triển và những tác mại quốc tế…các thế kỷ
động to lớn của các công ty
trước và tăng 2 lần so với
xuyên quốc gia.
năm 1970”
Phụ lục 19

c.Ảnh hưởng của xu thế toàn “Thứ tư, sự phát triển mạnh
cầu hóa
mẽ của các công ty xuyên
quốc gia…thúc đẩy quá
trình toàn cầu hóa kinh tế”
Phụ lục 20


“Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX của Đảng Cộng
sản Việt Nam…vừa có mặt
tích cực vừa có mặt tiêu cực,
vừa có hợp tác, vừa có đấu
tranh”
Phụ lục 21

Huỳnh Thị Điểm

Trang 19


Hệ thống PPDH LS và BĐGK LS

CHƯƠNG III:
SỬ DỤNG TÀI LIỆU THÀNH VĂN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở THPT
KHI DẠY HỌC CHƯƠNG V: QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945-2000) VÀ
CHƯƠNG VI: CÁCH MẠNG KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ
TOÀN CẦU HÓA, PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI, SÁCH GIÁO KHOA LỊCH
SỬ 12 ( CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN).
I. Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử ở
THPT khi dạy học chương V và chương VI, phần lịch sử thế giới sách giáo
khoa lịch sử 12 (Chương trình chuẩn).
I.1. Đảm bảo mục tiêu bài học.
Xác định rõ ràng mục tiêu của bài học trong sự thống nhất giữa các nhiệm
vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ chung của
toàn bộ chương trình. Khi sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử cần phải
kết hợp một cách hợp lí, vận dụng sáng tạo để đảm bảo được mục tiêu của bài học.
Sau khi học xong Chương V: Quan hệ quốc tế (1945-2000), bài 9: “Quan hệ

quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh” học sinh sẽ nắm được mâu thuẫn
Đông-Tây và sự khởi đầu chiến tranh lạnh, nắm được xu thế hòa hoãn và tình hình
thế giới sau chiến tranh lạnh. Trong phần I “mâu thuẫn Đông-Tây và khởi đầu
chiến tranh lạnh” cần phải sử dụng tài liệu thành văn để làm rõ hơn về nội dung
của học thuyết Truman (phụ lục 2), kế hoạch Mácsan (phụ lục 3), Tổ chức Hiệp
ước Bắc Đại Tây Dương (phụ lục 4), Tổ chức Hiệp ước Vácsava (phụ lục 6).
Huỳnh Thị Điểm

Trang 20


Hệ thống PPDH LS và BĐGK LS
I.2. Đảm bảo tính Đảng, tính khoa học.
-Tính khoa học được thể hiện ở việc lựa chọn các sự kiện phải là cơ bản,
chính xác nhất, rõ ràng nhất và tạo điều kiện hình thành cơ sở cho học sinh hiểu
biết lịch sử. Sự kiện cơ bản là sự kiện quan trọng nhất của quá trình lịch sử đó, nếu
giáo viên không hình thành được sự kiện, học sinh sẽ không hiểu bài. Việc lựa
chọn đúng sự kiện cơ bản có ý nghĩa lớn về giáo dục và phát triển tư duy học sinh.
Sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử một cách thích hợp, trước hết
cần phải đảm bảo tính khoa học. Tính khoa học sẽ quyết định chất lượng của việc
dạy học. Tính khoa học thể hiện ở những điểm sau:
+ Phải cung cấp cho học sinh những sự kiện cơ bản, chính xác, rõ ràng nhất.
Phải xác định đúng không gian, thời gian của các sự kiện lịch sử.
+ Trên cơ sở những sự kiện cụ thể, rút ra kết luận khái quát, tìm ra bản chất,
mối quan hệ nhân quả, sự phát triển có tính quy luật của sự kiện, hiện tượng lịch
sử.
+ Đảm bảo những nguyên tắc của phương pháp luận sử học, quan điểm lịch
sử trong việc đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử, tránh “hiện đại hóa” lịch sử
đi đến xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử.
Tính khoa học còn phải gắn liền với tính Đảng, đảm bảo tính Đảng khi sử

dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử thể hiện ở chỗ giáo viên đứng vững
trên lập trường của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm chỉ đạo của Đảng để hướng dẫn học sinh khai thác tri thức lịch
sử.
Tính Đảng của việc dạy học lịch sử vừa bảo đảm cung cấp cho học sinh tri
thức thực sự khoa học, vừa phải đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản để đánh
giá ý nghĩa sự kiện, vai trò của nhân vật để góp phần giáo dục tư tưởng cộng sản
chủ nghĩa cho các em.
Huỳnh Thị Điểm

Trang 21


Hệ thống PPDH LS và BĐGK LS
Đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng chính là cơ sở giúp chúng ta nhận
thức đúng đắn những vấn đề của quá khứ và hiện tại, giúp chúng ta xây dựng nội
dung bài giảng vừa bảo đảm tính khoa học, tính hiện đại, vừa có tác dụng giáo dục
sâu sắc.
Tính khoa học và tính Đảng có sự thống nhất biện chứng với nhau: “Không
thể tách tính khoa học khỏi tính Đảng vô sản và ngược lại, vì làm như vậy, bản
thân khoa học sẽ mất hiệu lực và không thể giải thích nhiều vấn đề lịch sử quan
trọng. Trái lại, gắn liền tính khoa học và tính Đảng vô sản sẽ làm cho hiệu quả của
việc nghiên cứu lịch sử tăng lên”. [ Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2006), Nhập
môn sử học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, trang 141].
I.3. Đảm bảo tính vừa sức.
Khi sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử thế giới chương V:
Quan hệ quốc tế (1945-2000) và chương VI: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu
thế toàn cầu hóa, ở trường THPT phải đảm bảo tính vừa sức đối với việc lĩnh hội
của học sinh về khối lượng kiến thức, giúp học sinh có thể độc lập và hứng thú, tự
mình lĩnh hội kiến thức, tránh trường hợp nêu lên các vấn đề quá khó hoặc quá đơn

giản đối với học sinh.
Ví dụ: Đối với học sinh lớp 12 khi học bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau
thời kì chiến tranh lạnh, mục III sách giáo khoa lớp 12, không chỉ dừng lại ở việc
nắm, hiểu các sự kiện riêng lẻ về các hiệp định được kí kết giữa Liên Xô và Mĩ mà
theo yêu cầu mức độ chương trình cần phải liên kết các sự kiện để đi đến nhận biết
được nguyên nhân cả hai nước phải chấm dứt chiến tranh lạnh qua từng hiệp ước
được kí kết và rút ra được nhận xét.
I.4. Đảm bảo phát huy tính tích cực học tập cho học sinh.
Trong dạy học lịch sử đòi hỏi người giáo viên phải lựa chọn những tư liệu
chính xác, cơ bản, phù hợp với sự kiện cơ bản. Sử dụng tài liệu thành văn trong
dạy học lịch sử ở trường phổ thông không chỉ dừng ở việc minh họa, mà phải cụ

Huỳnh Thị Điểm

Trang 22


Hệ thống PPDH LS và BĐGK LS
thể hóa kiến thức, phải xem nó là nguồn nhận thức. Có như vậy mới khắc phục
được tình trạng quá tải và giúp các em hiểu sâu hơn về lịch sử.
Khi sử dụng tài liệu thành văn phải gây được sự chú ý, hứng thú học tập,
muốn vậy thì tài liệu sử dụng , ngoài tính khoa học còn phải chú ý đến tính gợi
cảm, có tác dụng trong việc bồi dưỡng tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ cho
các em.
Ví dụ: Khi dạy bài bài 10 “cách mạng khoa học-công nghệ và xu thế toàn cầu
hóa nửa sau thế kỉ XX” mục I, phần 1: ”Nguồn gốc và đặc điểm”(Sách giáo khoa
Lịch sử 12, Chương trình Chuẩn), giáo viên tiến hành cho học sinh thảo luận
nhóm. Giáo viên chia học sinh làm 2 nhóm, sau đó yêu cầu mỗi nhóm thảo luận
các nội dung sau:
Nhóm 1: Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật hiện đại?

Nhóm 2: Vì sao người ta gọi cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật hiện đại là
cuộc cách mạng khoa học-công nghệ?
Sau khi lớp làm việc nhóm và giáo viên gọi các nhóm lần lượt trả lời, trình
bày. Sau đó, giáo viên sẽ nhận xét và sử dụng tài liệu thành văn (phụ lục 15) để
giảng và giải thích thêm cho học sinh.
Trong bài học lịch sử, giáo viên sử dụng tài liệu lịch sử thành văn không phải
chỉ đơn thuần là đọc cho học sinh nghe, thuyết giảng cho học sinh nghe về các sự
kiện, nhân vật mà còn biết tổ chức cho học sinh tiếp nhận, phát huy tính tích cực
của học sinh. Khi sử dụng tài liệu lịch sử thành văn kết hợp đa dạng các dạng tổ
chức hoạt động học tập trên lớp, không chỉ phát huy tính tích cực, chủ động trong
lĩnh hội kiến thức lịch sử, rèn luyện cho học sinh tinh thần tập thể, tạo không khí sôi
nổi, làm tăng hứng thú học tập, nâng cao hiệu quả bài học.
I.5. Đảm bảo sự hứng thú học tập.
Huỳnh Thị Điểm

Trang 23


Hệ thống PPDH LS và BĐGK LS
Trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng cần chú ý đến đặc trưng
lứa tuổi, trình độ của học sinh để sử dụng tài liệu phù hợp gây hứng thú học tập và
hiệu quả giáo dục. Đối tượng ở đây là học sinh lớp 12, trình độ tư duy của các em
đã phát triển, có thế giới quan rõ ràng, do đó tài liệu sử dụng phải mang tính chất
nghiên cứu, khái quát để tăng cường tính tự lập trong hoạt động.
Về mặt tình cảm, các em đã có những rung động sâu sắc với các quan hệ
trong xã hội, gia đình. Nhất là sự cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống, trong văn hóa,
nghệ thuật, lịch sử… Do vậy cần lựa chọn những tài liệu có sức gợi cảm, có tác
dụng giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ.
II. Phương pháp sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử ở THPT khi
dạy học chương V và chương VI, phần lịch sử thế giới, sách giáo khoa lịch sử

12 (Chương trình chuẩn).
II.1. Sử dụng để cụ thể hóa các sự kiện lịch sử.
Lịch sử là những sự kiện đã qua, chúng ta muốn biết và hiểu lịch sử một cách
chính xác, thì không còn cách nào hơn là tái hiện lại quá khứ một cách hoàn chỉnh.
Nguồn tài liệu lịch sử thành văn sẽ giúp cho chúng ta dựng lại toàn cảnh bức tranh
quá khứ một cách sinh động và chân thật hơn. Nói ngắn gọn lại, tài liệu thành văn
sẽ giúp cho các học sinh tiếp cận vấn đề một cách cụ thể, từ đó học sinh có thể từ
việc “biết” lịch sử đến “hiểu” lịch sử.
Trong bài học chứa đựng nhiều nội dung, các sự kiện lịch sử. Học sinh không
thể biết và hiểu các sự kiện đó trong một thời gian nhất định. Vì vậy, giáo viên phải
giúp chohọc sinh nắm được đâu là kiến thức cơ bản. Làm được điều này hiệu quả
và chất lượng dạy học lịch sử sẽ đạt kết quả cao. Vấn đề đặt ra là không phải lúc
nào học sinh cũng nắm hay nhớ được sự kiện cơ bản nên trong quá trình giảng dạy
giáo viên có thể kết hợp, sử dụng các đoạn chuyện kể lịch sử, đoạn miêu tả, giải
thích về sự kiện lịch sử để giúp học sinh cụ thể hóa các sự kiện lịch sử. Bởi các tài
liệu tham khảo này góp phần nhất định vào việc khôi phục các tài liệu hình ảnh quá
khứ. Là căn cứ khoa học, bằng chứng về tính chính xác, tính cụ thể, phong phú của
Huỳnh Thị Điểm

Trang 24


Hệ thống PPDH LS và BĐGK LS
sự kiện lịch sử mà học sinh cần thu nhận, nó giúp các em khắc phục việc “hiện đại
hóa” lịch sử, hoặc “hư cấu sai sự thực”. Bên cạnh đó, nguồn tài liệu này giúp học
sinh có thêm cơ sở nắm vững bản chất các sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ
những quy luật bài học của lịch sử và từ đó tư duy lịch sử phát triển.
Như vậy, việc sử dụng tài liệu lịch sử thành văn để cụ thể hóa các sự kiện lịch
sử đang học, nhằm tạo cho học sinh có biểu tượng rõ ràng, cụ thể, tăng thêm tính
chất sinh động, gợi cảm của bài giảng và gây hứng thú cho việc học tập của các

em.
Ví dụ: Dạy bài 10: “Cách mạng khoa học-công nghệ và xu thế toàn cầu hóa
nửa sau thế kỉ XX” (SGK Lịch sử 12, Chương trình Chuẩn), khi nói đến tác động
của toàn cầu hóa, giáo viên sử dụng đoạn tài liệu sau:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận
định: “Thế kỉ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công nghệ sẽ có bước
tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát
triển lực lượng sản xuất toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn
ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước và các tập đoàn
kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt
tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh (phụ lục 21).
Sử dụng đoạn tư liệu trên sẽ tạo cho các em có hứng thú học tập tốt, tìm hiểu
sâu hơn nội dung của mục này.
II.2. Sử dụng để đi sâu hiểu bản chất các sự kiện lịch sử.
Để giúp học sinh hiểu bản chất của sự kiện, nguyên nhân vì sao có sự kiện đó,
chúng ta có thể sử dụng tài liệu lịch sử thành văn để giải thích tạo thêm sự hứng
thú trong học tập của học sinh.
Ví dụ: Khi giảng bài 9 “Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh”,
trong phần I “Mâu thuẫn Đông-Tây và sự khởi đầu của chiến tranh lạnh”. Để giúp
Huỳnh Thị Điểm

Trang 25


×