Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Văn hoá mặc việt nam truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.07 KB, 1 trang )

Văn hoá mặc Việt Nam truyền thống
Thời xa xưa, người Việt cũng bắt đầu văn hóa mặc bằng một quan niệm rất thô sơ:
mặc là để che thân, ứng phó với những biến đổi của thời tiết, khi nóng khi lạnh,
khi gió rét, khi mưa to, thậm chí cả khi lụt lội, giông bão...
Trong mọi sinh hoạt của văn hóa nông nghiệp, cư dân nông nghiệp trồng lúa nước
Việt cổ trước nhất chú ý đến văn hóa ăn. Có ăn thì mới có sống. Là quốc gia nằm trong
khu vực Đông Nam á (vốn được coi là một trong 5 trung tâm cây trồng lúa nhất thế giới và
do đó Đông Nam á là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp lớn nhất thế giới),
Việt Nam đã biết trồng lúa nước vài nghìn năm trước công nguyên. Cây lúa và kỹ thuật trồng
lúa ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia Đông Nam á đã là một thành tựu văn hóa cơ bản và
rực rỡ nhất trong phong cách sinh hoạt văn hóa dân tộc. Sau cái ăn, người Việt Nam cổ
truyền đã nghĩ ngay đến cái mặc. Nền văn hóa thực vật - sông nước của người Việt cổ, với
nhân vật chủ chốt là cây lúa, đã xuất hiện và lên ngôi một thứ cây thứ hai, nhằm giải quyết
vấn đề mặc, đó là cây dâu. Vậy là cây dâu đã được trồng trọt, chăm bón để làm thức ăn cho
con tằm, con tằm ăn lá dâu rồi nhả tơ cho người Việt cổ quay tơ, dệt lụa và trở thành cái
mặc, để từ đó thành văn hóa mặc của người Việt qua các thời kỳ lịch sử. Sinh hoạt nông
nghiệp cổ truyền phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thiên nhiên. Người nông dân đi làm
đồng, nghe ngóng từng động tĩnh thời tiết, vừa để cày bừa cấy hái, vừa để làm lụng một
nắng hai sương... Việc ăn, mặc cũng vì vậy mà phải giản dị, thiết thực "ăn lấy chắc, mặc lấy
bền". Nếu đủ cơm, đủ áo thì chẳng sợ thế lực nào nữa: Cơm ba bát, áo ba manh, đói không
xanh, rét không chết. Người Việt cổ chính vì đã có một quan niệm về mặc rất thông minh và
thiết thực như vậy nên đã phân biệt rất rõ, hai cử chỉ văn hóa khác nhau trong việc mặc, ấy
là khi đi làm đồng vất vả thì mặc trang phục khác và khi đi trẩy hội, lúc Tết lễ hội hè, cách
mặc phải phù hợp.
Đi tìm nét riêng, nét văn hóa của người Việt cổ trong cách ăn mặc phù hợp với sinh hoạt văn
hóa nông nghiệp trước hết phải lưu ý đến chất liệu may mặc. Không hề là một ngẫu nhiên
lịch sử khi người Việt chọn tơ tằm làm đồ mặc đầu tiên trong lịch sử thời trang của mình. Như
trên đã nói, cách đây hàng dăm nghìn năm, người Việt cùng với cấy lúa đã biết trồng dâu
(gọi theo ngôn ngữ nghề nghiệp, đó là hai nghề nông và tang). Tơ tằm được người Việt dệt
ra nhiều "biến tấu" rất phong phú, đó là: tơ, lụa, lượt, là, gấm, vóc, đũi, nái, thao the, vân,
sồi, nhiễu, đoạn, lĩnh... Về sau người Việt còn sử dụng các chất liệu khác như tơ chuối, tơ


đay, tơ gai, sợi bông... nhưng chất liệu đầu tiên cho may mặc cổ truyền vẫn là tơ tằm. Theo
cách phân chia của người Việt cổ tùy theo chủng loại, chức năng, trang phục gồm có đồ mặc
phía trên, phía dưới, đồ đội đầu, đồ đi chân và đồ trang sức. Cách phục sức của người Việt
thường bị chi phối bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa dầm, gió bấc, đặc biệt là sự nóng bức.
Tuy nhiên, trong cách phục sức người Việt có sự phân biệt giới tính nam và nữ. Trang phục
tiêu biểu cho con gái Việt là váy yếm và người nam là chiếc khố - để trần phía trên, hoặc
quần lá tọa (thứ quần ống rộng, thẳng, đũng sâu, cạp quần to bản). Khi đi hội, phụ nữ
thường mặc áo dài tứ thân, năm thân, còn khi lao động thì họ mặc áo ngắn và váy ngắn. Vào
dịp hội hè, đàn ông cũng mặc áo dài the đen.
Về màu sắc, toàn bộ các trang phục nam nữ người Việt cổ truyền đều dùng màu trầm với hai
màu chủ yếu là nâu, đen. Riêng yếm rất nhiều màu sắc với chủ yếu là đen và đỏ thắm. "
Yếm trắng mà vã nước hồ, vã đi vã lại anh đồ yêu thương". Cùng với thắt lưng, khăn,
nón, mũ và đồ trang sức, trang phục người Việt cổ truyền đã tỏ ra linh hoạt, thích ứng với
hoàn cảnh sống nông nghiệp.
Trong văn hóa mặc, người Việt đã thể hiện cách ứng xứ tế nhị với tự nhiên, luôn hướng tới cái
đẹp một cách kín đáo, tran



×