Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.51 KB, 5 trang )

. Di Sản Văn Hóa Việt Nam
1. Di sản văn hóa Việt Nam nằm gọn trong chữ Việt với ý nghĩa siêu việt, là nhảy từ hai thái cực
vào một: từ Trời cao Ðất thấp nhảy vào Người. Các nhà nghiên cứu về Ðông Nam Á thấy nét đặc
trưng của miền này là lưỡng hợp tính (dual-unit) thì chính là nó: nét đó là kết quả của cái nhìn riêng
biệt không xem hai đối cực như hai thực thể chống đối nhau, tiêu diệt nhau mà như là hai chiều bổ
túc hỗ tương của một thực thể. Và đó cũng chính là Minh Triết, vì Minh Triết là gì nếu không là khả
năng hội nhập hai thái cực.
Nói theo thực hành thì Minh Triết là nghệ thuật tối cao xếp đặt việc nhà việc nước thế nào để đem
lại hạnh phúc cho mọi người. Vậy văn hóa Việt Nam đã làm được như thế xuyên qua gần năm ngàn
năm lịch sử. Trong quãng dài lâu vô địch đó nó đã không hề mắc một mâu thuẫn nào: không đẳng
cấp, không giai cấp; không có chủ nô, vì toàn dân đều được tham dự vào tài sản quốc gia, cũng như
mọi người được tự do tư tưởng, tự do tôn giáo. Cả đến hơn 50 sắc dân thiểu số với những tin tưởng
rất khác nhau mà không hề xảy ra xích mích về đàng tôn giáo. Ðó là di sản văn hóa Việt Nam, có thể
gọi di sản đó là nền triết lý Thái Hòa.
2. Di sản nọ đã được thăng hoa vào trang huyền sử diễm lệ của Âu Cơ tổ mẫu. Mẹ Âu Cơ lấy Bố
Lạc Long đẻ ra cái bọc trăm trứng, nở ra trăm con. Ðến lúc chia tay thì 50 con theo mẹ lên núi, 50
con theo cha xuống biển. Bọc trứng trăm con chia ra 2 đoàn con đã được thăng hoa thành hình tròn O
chia đôi bằng nét cong chữ S như ở sau. Ðây là cái vòng tuyệt diệu trên đời không thể vẽ đẹp hơn,
sâu xa hơn, bao trùm hơn được nữa. Chữ S cong lượn hai đầu để chỉ trong âm có chút dương, trong
dương có chút âm: tránh mọi tuyệt đối: tuyệt âm hay tuyệt dương.
Người ta quen nói có hai loại văn hóa: một nghiêng về khoa học của Tây Âu, một nghiêng về
huyền niệm của Ấn Ðộ, vậy là quên mất loại thứ ba nghiêng về thẩm mỹ của Ðông Á thuộc Việt tộc
mà Việt Nam có thể gọi là miêu duệ thừa tự. Nếu ta biểu thị óc khoa học bằng hình vuông màu trắng
chỉ sự phân chia rõ rệt phân minh: có hay không dứt khoát. Còn óc huyền niệm bằng vòng tròn màu
đen chỉ cái không, cái vô thể âm u, thì người ta sẽ biểu thị óc thẩm mỹ bằng vòng tròn gồm cả đen
lẫn trắng, cả có lẫn không, yes and no... vì tính chất của thẩm mỹ là Hòa hợp là mềm giẻo. Bởi vậy
cái lằn chia đôi vòng tròn ra bên đen bên trắng không chạy thẳng chữ I mà cong lượn theo hình chữ
S. Chữ S này đã xuất hiện lu bù trong trống Ðông Sơn như sau: ~= ~ được các các học giả gọi là dấu
Ðông Sơn, nó chỉ trỏ tính cách hòa hợp mềm dịu của thẩm mỹ và cũng là đức tính nổi vượt của văn
hóa Việt tộc.
3. Nếu Ấn Ðộ nghiêng về Thiên Viên, Âu Tây thiên về địa phương thì Việt theo cả hai: thiên 3 địa


2 (tam thiên lưỡng địa nhi ỷ số) và cả hai vuông tròn hợp lại làm nên nét cong. Vì nét cong là dấu
định tính văn hóa nên tiền nhân đã hiện thực vào các vật dụng nhất là nhà ở và thuyền, cả hai đều
mang nét cong lớn để nhắc nhở con cháu phải lấy sự hòa dịu làm lối sống ở đời. Ðời sống không
được điều động bằng pháp luật cứng đơ như sự vật mà phải bằng lễ bằng nhạc mềm giẻo nho nhã.
Nhờ sự mềm dịu nho nhã đó mà nó hòa được cả hai bên đen trắng, bên tròn bên vuông. Về sau nho
giáo gọi vòng tròn chia đôi nọ là vòng tròn thái cực viên đồ. Ðó chính là vòng tròn chu tri hay vòng
tròn Thái Hòa. Chữ Hòa đây phải gọi là Thái Hòa vì nó là nguồn gốc mọi cái hòa lẻ tẻ khác:
- Trong con người là hòa tình với lý, hòa tâm với vật...
- Trong gia đình là hòa vợ với chồng hoặc cha với mẹ, hoặc chị anh với các em...
- Trong xã hội là hòa nhân dân với chính quyền, nên không có hai nền văn hóa: một cho chính
quyền một cho dân như ở các nơi.
- Trong nhân loại là hòa giữa các nước để làm nên cuộc Thái Bình đưa đến mối tình huynh đệ phổ
biến.
- Trên cấp siêu hình là hòa có với không, Vô với Hữu, chứ không duy hữu kiểu Hữu thể học
ontology của Tây Âu, hay duy vô kiểu Vô Nhị advaita của Ấn Ðộ. Những biểu hiệu đợt uyên nguyên
này đã kết tinh vào quyển Kinh Dịch thành bởi hai nét âm dương, khôn càn, Mẹ cha.
4. Những biểu hiệu trên luôn luôn hòa hợp với nhau để sinh ra rất nhiều biểu hiệu kép để chỉ việc
làm theo sau lời nói, hay là Hành đối với đợt trước là Học để hai chữ Học Hành đi đôi. Hai biểu hiệu
âm dương cũng được diễn bằng số chẵn số lẻ. Chẵn chỉ âm, lẻ chỉ dương, rồi các số lại được đặt vào
khung chữ tỉnh # để làm ra cơ cấu Ngũ Hành, và các đồ án kép khác như Hồng Phạm, Cửu Trù, Hà
Ðồ, Lạc Thư sẽ được quảng diễn trong tập sách nhỏ kèm theo. Mới coi tưởng rất phiền toái nhưng
tựu trung cũng chỉ là diễn tả sự hội nhập hai mảnh đen trắng lại một cách rất tài tình, nên đó chẳng
qua là những phát triển từ cái bọc Âu Cơ tổ mẫu. Tất cả đều chứng minh rằng văn hóa Việt đã đạt
Ðạo, hay đạt Minh Triết tức là nó đã thực sự hội nhập được hai đầu thái cực để tạo ra nếp sống hạnh
phúc cho dân Việt như được ghi lại trong sử ký suốt nhiều ngàn năm qua: cả của Tàu hay Việt Nam
hoặc các chi khác của Việt tộc từ Hàn, Nhật, Ðài Loan xuống đến Phi, Mã, Ấn Nê, Miến, Lào, v.v...
II. Ðời Sống Hiện Tại
5. Ðời sống hiện tại là cuộc sống vô hướng vô hồn, ví được như con tàu giữa biển khơi mà thiếu
bàn la kinh để hướng dẫn, thiếu bến bờ để tới lui. Nói khác là thiếu Minh Triết. Sự thiếu đó được
biểu lộ bằng sự thiếu vắng các đồ án chỉ tỏ nền thống nhất cách bao trùm như nét lưỡng hợp mà chỉ

có những triết lý duy lý bất lực nên cuộc sống phải nhờ đến sự hướng dẫn của tôn giáo, của pháp
hình và luân lý. Trên cấp siêu hình thì vẫn không sao hàn gắn được nhát chẻ đôi luôn luôn dỉ máu
(bleeding dichotomy). Trong thực tế không sao xóa bỏ nổi giai cấp đấu tranh. Như vậy thì đời sống
nay cần một số điểm như sau:
6. a. Trước hết một nền triết lý Thái Hòa để làm nền tảng cho cuộc thống nhất hòa âm giữa đông
tây, giữa kim cổ, thống nhất cả về đạo lý lẫn chính trị và kinh tế...
b. Cần một nền chu tri toàn diện gồm cả Hữu cả Vô thay cho cái học nay một chiều hoặc duy Hữu
hoặc duy Vô không đủ rộng để hội nhập được cả hai bên thành một. Thành thử giáo dục toàn sản ra
những con người tản mát fragmentary, split personality. Nước chỉ có đến Hiến Pháp trên không có
Ðạo nào hết.
c. Một nền triết lý thiết thực cụ thể, dẫn tới tác hành thay cho những triết lý trừu tượng: nói nhiều
làm ít.
Một hướng sống hay một Chủ Ðạo để đem lại ý nghĩa cho đời đặng có được một cuộc sống tươi
vui thay cho triết học khắc nghị buồn thảm từ trước tới nay.
e. Một tình huynh đệ phổ biến để con người xử với nhau như anh em cùng một nhà: yêu thương
tương trợ thay vì tranh đấu căm hờn.
Tất cả mấy điều vừa kể trên đây đều tìm được sự đóng góp trong di sản văn hóa Việt Nam. Tây
phương quá khoa học nên mất nội tâm. Ðông phương duy huyền niệm nên quá nghèo. Ðã đến lúc
phải cộng vuông khoa học với tròn huyền niệm lại một. Và con đường hội nhập phải chăng là nét
cong thẩm mỹ trong nghệ thuật sống?

(TT&VH) - GS-TSKH Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam vừa thay mặt cho hơn
1.000 hội viên cả nước và BCH hội gửi tới Quốc hội bản góp ý của hội về Dự án luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Di sản văn hóa. Để hiểu rõ hơn các góp ý của hội, TT&VH đã có cuộc trò chuyện
với GS-TSKH Tô Ngọc Thanh.
Không chỉ “kiểm kê” mà cần xếp hạng
* Thưa ông, ý kiến nổi bật của ông là đối với Di sản văn hóa phi vật thể phải tiến hành xếp hạng cấp
quốc gia và cấp tỉnh chứ không chỉ “kiểm kê”? Tại sao vậy, thưa ông?
- Phải có sự bình đẳng giữa Di sản văn hóa vật thể và Di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT). Nếu đọc lại
Luật Di sản văn hóa 2001, sẽ thấy là trong 74 điều có 63 điều về di sản văn hóa (DSVH) vật thể, chỉ có 11

điều dành cho DSVHPVT, mà trong đó dường như chỉ toàn những “khẩu hiệu” cho DSVHPVT chứ hầu như
không có những quy định và chế tài cụ thể.
Luật ghi nào là khuyến khích, động viên, tôn
vinh... nhưng phải cụ thể là ai tôn vinh, tôn vinh
cái gì, lúc nào, như thế nào với chuẩn thế nào
chứ?! Đấy là (mang tính) chủ trương, đường lối
hơn là luật... Trong Nghị định 92 hướng dẫn thi
hành Luật Di sản văn hóa cũng chỉ dừng lại ở
mức nêu đầu việc, còn ai, cơ quan nào có trách
nhiệm và phải làm những gì để thực hiện những
đầu việc đó thì cả Nghị định lẫn Luật (hầu như)
đều không cho biết. DSVHPVT chỉ được nhắc
đến một dòng trong trách nhiệm của UBND tỉnh
và huyện trong việc: “Xây dựng quy hoạch, kế
hoạch bảo vệ và phát huy DSVH vật thể và
DSVHPVT ở địa phương mình”. Và, cũng chỉ
chung chung vậy thôi. Như thế là một cách làm
cho có, chứ không phải làm cho được.
Năm 2001, khi chuẩn bị dự thảo luật, Ủy ban
Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên Nhi đồng
của Quốc hội cũng mở hội thảo như lần này. Trong hội thảo đó, tôi cũng đã đề nghị việc xếp hạng và công
nhận các DSVH PVT, thậm chí còn dự thảo sẵn 22 điều để thực hiện chủ trương này nhưng không được
chấp nhận. Người ta trả lời tôi rằng việc này quá phức tạp, không khả thi nên bỏ. Nhưng nếu phức tạp đến
nỗi không xét được thì sao UNESCO lại có thể xét DSVHPVT toàn thế giới để chọn ra được những kiệt tác
của nhân loại, trong đó có Nhã nhạc cung đình Huế và Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của Việt
Nam?
* Luật hiện hành quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo việc tổ chức việc lập hồ sơ khoa học cho
các DSVHPVT ở địa phương, nhưng theo quan điểm của cơ quan quản lý thì việc này quá phức tạp,
cho nên dự thảo luật chỉ đề xuất việc “kiểm kê DSVHPVT ở địa phương” thôi. Ông đề nghị phải đưa
ngay vào luật việc xếp hạng và cấp bằng công nhận DSVHPVT (như đối với văn hóa vật thể), như

vậy thì lại càng quá sức?
- Tôi cho rằng xếp hạng DSVHPVT, không khó gì cả. Cứ đưa ra tiêu chí là có thể tiến hành lập hồ sơ xếp
hạng. DSVH vật thể xếp hạng được thì tại sao DSVHPVT lại khó khăn? Tôi cũng sẵn sàng đóng góp cho việc
xây dựng tiêu chí xếp hạng DSVHPVT, nhưng bây giờ chưa phải là lúc để đưa ra.
GS-TSKH Tô Ngọc Thanh
Theo ông Thanh, các DSVHPVT như hát Dô cũng cần được xếp hạng
như đối với các di tích vật thể
* Thật ra mục tiêu lớn nhất của chúng ta là bảo tồn các DSVHPVT. Theo ông việc xếp hạng sẽ có ý
nghĩa như thế nào với việc bảo tồn?
- Xếp hạng và cấp bằng công nhận là cấp cho DSVHPVT một cơ sở lý luận và pháp lý để trên cơ sở đó nhân
dân và lãnh đạo địa phương chọn lọc và có kế hoạch bảo vệ và phát huy; là cơ sở pháp lý để ngăn chặn
những xâm hại, làm méo mó bản chất và hình thức của di sản.
* Qua theo dõi Liên hoan dân ca VN trên truyền hình, nhiều người mới bất ngờ nhận ra rằng, chỉ
riêng đối với loại hình dân ca thì khối lượng các DSVHPVT đã rất lớn. Ông có nghĩ rằng nếu xếp
hạng thì số lượng DSVHPVT sẽ rất lớn, không kém gì các DSVH vật thể?
- Hiện nay số lượng di sản vật thể được xếp hạng đã mấy nghìn di tích, vậy tại sao DSVHPVT lại không được
đến mấy nghìn? Mỗi một dân tộc trong 54 dân tộc anh em, ít nhất cũng có thể kể đến một hai DSVHPVT tiêu
biểu, xứng đáng ở cấp quốc gia. Như thế đã có cả trăm rồi. Chưa kể đến sự phong phú đa dạng của
DSVHPVT ở từng địa phương... Số lượng cụ thể không phải là tôi không ước đoán được, nhưng chưa tiện
nói ra (cười).
Chúng tôi đã “tổng kiểm kê” di sản phi vật thể rồi!
* Trở lại với việc kiểm kê và lập hồ sơ khoa học DSVHPVT. Cơ quan chức năng cho rằng việc tổ
chức lập hồ sơ khoa học DSVHPVT là công việc phức tạp, đòi hỏi cán bộ có chuyên môn cao và
phải cần chi phí tương đối lớn, nên đến nay chưa có địa phương nào triển khai được việc này...
- Có thể là vì người ta chỉ quen làm bảo tồn bảo tàng (liên quan đến DSVH vật thể) cho nên mới thấy việc này
là khó. Tại sao họ không phối hợp với Hội tôi (Hội Văn nghệ Dân gian VN), Hội VHNT các Dân tộc thiểu số và
Hội KH Lịch sử VN? Không nói đến việc tổng kiểm kê, ngay cả việc lập hồ sơ DSVH PVT cũng không có gì
khó cả, nếu cần, tôi huy động hơn 1.000 hội viên của tôi ở các tỉnh cùng làm là xong ngay, nhanh hơn và kỹ
hơn. Nói thật là chúng tôi đã tổng kiểm kê xong rồi với hơn 4.000 trang bản thảo về tất cả các loại hình
DSVHPVT của tất cả các dân tộc anh em trên khắp mọi miền đất nước và sắp sửa in ra thành sách.

* Việc kiểm kê di sản phải theo những tiêu chí khoa học và đầy đủ. Xin ông cho biết hội đã “tổng
kiểm kê” như thế nào, bắt đầu từ bao giờ và bao giờ kết thúc?
- Chương trình của chúng tôi khởi động từ 2002, với tên gọi “Tầm nhìn 2010”, mục đích là tổng kiểm kê các
DSVHPVT bởi vì ngay từ lúc đó, chúng tôi đã nhận định rằng, đến 2010 nếu không kịp kiểm kê, thì những
người lưu giữ các DSVHPVT có thể đã ra đi hết. Không làm ngay thì chúng ta sẽ không biết xưa kia chúng ta
có những cái gì. Chúng tôi cũng đặt ra mục tiêu, trong quá kiểm kê, nếu thấy di sản nào nguy cấp thì sẽ chi
tiền khôi phục lập tức. Kết quả “tổng kiểm kê” của hội có các thông tin sau: Tên loại hình di sản, nơi tồn tại,
thời điểm diễn ra, người lưu giữ (nghệ nhân), tình trạng (nghệ nhân còn sống hay đã chết? Di sản đã mai một
hay đã mất? Việc khôi phục đã làm, đang làm, hay chưa làm? (vì sao); và cuối cùng là kiến nghị phương
pháp phục hồi. Sách đang biên tập, có thể ra tập đầu tiên khoảng 500 trang, sau đó sẽ ra 7-8 tập. Bộ sách
này sẽ là danh mục về DSVHPVT để phục vụ tra cứu. Việc tổng kiểm kê được tiến hành do các hội viên của
hội và làm một cách hoàn toàn... tự nguyện. Hội viên trước khi vào hội là đã được tập huấn về DSVH PVT
nên làm rất chuẩn và hiệu quả.
* Ông nói không chỉ tổng kiểm kê mà còn tiến hành phục hồi các di sản nguy cấp. Xin hỏi các ông
đã “cứu” được bao nhiêu DSVHPVT rồi?
- Đã cứu được 118 di sản. Chúng tôi khôi phục và truyền dạy để di sản trở thành một bộ phận trong đời sống
của dân chứ không phải là cứu bằng cách quay băng hình rồi cất vào tủ. Ví dụ, làng Teng (Ba Tơ, Quảng
Ngãi) đã mất nghề thổ cẩm từ lâu lắm, đồng bào không còn mặc trang phục truyền thống nữa. Chúng tôi tìm
các nghệ nhân còn lại, cấp cho họ khung cửi, các vật liệu cần thiết, và cấp kinh phí để họ để mở lớp truyền
dạy; đồng thời mời các cô gái đến học, mỗi buổi học mỗi học viên được bồi dưỡng 20 ngàn để ăn trưa. (Kinh
phí của Quỹ Ford cấp thông qua Trung tâm Trao đổi Giáo dục với Việt Nam). Tới nay, làng Teng đã trở thành
trung tâm dệt thổ cẩm của vùng, và những người được truyền dạy khóa đầu tiên trở thành “thầy” để đi dạy
nghề dệt cho các làng xung quanh. Bây giờ dệt làng Teng làm không đủ để bán, và toàn dân đều mặc áo dân
tộc do chính họ dệt ra.
Có thể kể thêm đến những DSVHPVT được phục hồi như hát Dô (Liệp Tuyết, Quốc Oai, Hà Nội), hò Cửa
đình và múa hát Bài bông ở Phú Nhiêu... Bây giờ đang chuẩn bị khôi phục Rò Băm của người Khmer (Nam
Bộ) - một hình thức sân khấu cổ truyền về sử thi Ramayana của Ấn Độ, diễn trong 30 đêm.
* Xin cám ơn ông.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×