Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích công tác tuyển dụng lao động tại trường đại học điện lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.1 KB, 11 trang )

Phân tích công tác tuyển dụng lao động tại Trường Đại học Điện Lực
BÀI LÀM
Nội dung 1:
Trường Đại học Điện lực (ĐHĐL) được thành lập năm 2006, trên cơ sở
nâng cấp Trường Cao đẳng Điện lực; cơ sở chính của trường 235 Hoàng Quốc
Việt – TP.Hà Nội, cơ sở 2: Tân Minh, Sóc Sơn , TP.Hà Nội. Trường ĐHĐL là
một trường đại học công lập đa cấp, đa ngành có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo
nguồn nhân lực có chất lượng cao ở các bậc đào tạo cho Tập đoàn Điện lực Việt
Nam (EVN) và xã hội, nhà trường là một trung tâm nghiên cứu khoa học – công
nghệ hàng đầu của EVN. Hiện tại trường có 10 khoa chuyên môn, 02 bộ môn,
01 xưởng thực hành; 03 trung tâm; tổ chức đào tạo 12 ngành đại học, 09 chuyên
ngành cao đẳng, 5 chuyên ngành trung cấp chuyên nghiệp.
Với mục đích tuyển dụng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao
đáp ứng, phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của trường;
đồng thời thực hiện qui định của nhà nước về công tác tuyển dụng và quản lý
cán bộ, công chức. Nhà trường đã xây dựng và ban hành Quy chế tuyển dụng
lao động. Với vai trò là người làm công tác về công tác tổ chức nhân sự, sau đây
học viên xin trình bày công tác tuyển dụng lao động của Trường được thực hiện
theo trình tự như sau:
Bước 1. Xác định nhu cầu, duyệt chỉ tiêu, thông báo tuyển dụng
- Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ được giao, các đơn vị lập kế hoạch về
nhân sự đưa ra nhu cầu và các tiêu chuẩn mà các ứng viên phải đạt được.
- Trên cơ sở các đề xuất, Hội đồng tuyển dụng duyệt chỉ tiêu cho từng đơn
vị.
1


- Nhà trường ra thông báo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại
chúng hoặc tại các bảng thông báo của Trường. Nội dung thông báo bao gồm
các nội dung: tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng, chức danh cần tuyển và nội dung
của hồ sơ dự tuyển.


Bước 2. Thu hồ sơ và sơ tuyển
- Người dự tuyển có trách nhiệm nghiên cứu đầy đủ các điều kiện, tiêu
chuẩn, chỉ tiêu, quyền lợi và trách nhiệm, các chế độ chính sách và các quy định
có liên quan trong quá trình làm việc
- Nhà trường nhận hồ sơ cả năm. Những hồ sơ nhận được sau thông báo
tuyển dụng 1 tháng được chuyển sang đợt sau. Hồ sơ đăng ký dự tuyển nộp trực
tiếp tại phòng Tổ chức cán bộ (TCCB) của Trường.
- Hội đồng sơ tuyển gồm Trưởng (phó) phòng TCCB, Trưởng đơn vị tuyển
người và chuyên viên TCCB tổ chức chấm hồ sơ.
- Những ứng viên có hồ sơ đạt chuẩn được thông báo để thi tuyển. Trong
trường hợp số dự tuyển đông có thể chỉ chọn những ứng viên có hồ sơ đạt trên
chuẩn để dự thi tuyển.
-

Những ứng viên là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, thạc sỹ trở lên tốt

nghiệp tại các trường đại học hàng đầu ở các nước tiên tiến, ứng viên có đầu
vào là nghiên cứu sinh, nhà trường sẽ ký hợp đồng làm việc tạm thời trong thời
gian chờ tuyển dụng.
Bước 3. Thi tuyển
a. Các môn thi
-

Ngạch giảng viên

+ Các quy định của Nhà nước về giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học
(thời gian không quá 120 phút).
2



+ Môn Ngoại ngữ: (1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung) trình
độ B (thời gian không quá 60 phút); ứng viên thi vào làm giảng viên ngoại ngữ
phải thi ngoại ngữ thứ 2.
+ Môn Tin học trình độ B (thời gian thi không quá 60 phút).
+ Môn chuyên môn: soạn 3 tiết sau đó giảng 1 tiết (45 phút) trong 3 tiết đã
chuẩn bị. Ứng viên trình bày trực tiếp, viết lên bảng bằng phấn và được dùng
các thiết bị bổ trợ như: Overhead, Projecter... Ứng viên có thể đăng ký thêm bài
giảng bằng tiếng Anh.
-

Ngạch Chuyên viên, Cán sự hoặc tương đương

+ Môn Hành chính Nhà nước và Luật giáo dục (thời gian thi không quá 60
phút);
+ Môn Ngoại ngữ: thi 1 trong 5 thứ tiếng như ngạch giảng viên.
Ngạch Chuyên viên và tương đương thi trình độ B (thời gian thi không quá
60 phút);
Ngạch Cán sự và tương đương thi trình độ A (thời gian thi không quá 60
phút);
+ Tin học văn phòng (thời gian thi không quá 30 phút);
+ Môn chuyên môn: phỏng vấn trực tiếp.
Các trường hợp miễn thi:
+ Môn Ngoại ngữ: đối với ứng viên đã học và viết luận văn, luận án bằng 1
trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung; hoặc có chứng chỉ TOEFL Quốc
tế từ 450 điểm hoặc IELTS từ 5.0 trở lên còn thời hạn tính đến thời gian thi
tuyển.
+ Môn Tin học: những ứng viên tốt nghiệp Đại học khối ngành tin học.

3



Ghi chú: Cán bộ, viên chức đang làm việc tại Trường có nhu cầu chuyển
sang làm việc cùng ngạch ở đơn vị khác trong Trường, được đơn vị đang công
tác chấp nhận, được Hiệu trưởng đồng ý, phải kiểm tra chuyên môn theo yêu
cầu của đơn vị tiếp nhận. (Trường hợp do Hiệu trưởng điều động, không áp
dụng quy định này)
b. Cách tính điểm
-

Các môn thi được tính theo thang điểm 10. Môn thi giảng, cho

điểm theo phiếu dự giờ giảng viên của Trường, thang điểm 20 sau đó quy về
thang điểm 10 để tính điểm cuối cùng.
-

Điểm đạt yêu cầu của mỗi môn 5/10.

-

Môn Tin học và môn Ngoại ngữ là hai môn xét điều kiện.

-

Môn hành chính Nhà nước tính hệ số 1. Môn chuyên môn tính hệ

số 2
-

Đăng ký thêm bài giảng bằng tiếng Anh được cộng thêm 2


điểm/môn;
-

Điểm bình quân các môn thi: (Môn hành chính Nhà nước x 1 + Môn

chuyên môn x 2)/3
-

Điểm kết luận = Điểm bình quân + điểm ưu tiên.

Bước 4. Thông báo kết quả
-

Người được xét trúng tuyển phải là người thi đủ các môn thi và có

số điểm của mỗi môn thi từ 5 điểm trở lên, không kể điểm ưu tiên.
-

Người trúng tuyển là người có điểm kết luận cao nhất, cho đến hết

chỉ tiêu được tuyển và điểm môn chuyên môn phải đạt từ 7 điểm trở lên (áp
dụng cho ngạch giảng viên).
-

Trường hợp có nhiều người thi có số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu

cuối cùng: Với vị trí giảng viên, nếu ứng viên đăng ký thêm bài giảng bằng
4



tiếng Anh sẽ được ưu tiên tuyển chọn. Các trường hợp còn lại do Hội đồng
tuyển dụng quyết định.
-

Người được trúng tuyển phải hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Nhà

trường và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và Nhà trường về nội dung,
tính chính xác của hồ sơ lao động.
-

Trong thời gian chậm nhất 30 ngày kể từ khi kết thúc kỳ thi tuyển,

Hội đồng tuyển dụng phải thông báo kết quả thi và kết quả trúng tuyển tại trụ sở
của đơn vị tổ chức thi tuyển và gửi thông báo tới người dự thi biết.
-

Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi công bố kết quả thi, nếu người dự

thi có đơn xin phúc tra, Hội đồng thi có trách nhiệm tổ chức phúc tra bài thi và
trả lời cho đương sự biết. Sau thời gian quy định trên, mọi đơn xin phúc tra,
khiếu nại sẽ không giải quyết.
Bước 5. Ký hợp đồng làm việc
- Chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi có thông báo của Hội đồng tuyển dụng
Trường, người trúng tuyển phải đến Trường ký hợp đồng làm việc.Trường hợp
có lý do chính đáng mà không đến được thì người trúng tuyển phải làm đơn xin
gia hạn và được sự đồng ý của Nhà trường. Quá thời hạn trên Nhà trường ra
quyết định huỷ bỏ kết quả tuyển dụng.
- Đối với những người trúng tuyển vào vị trí giảng viên phải làm đơn cam
kết làm việc cho Trường ít nhất 5 năm trở lên.
- Các hình thức ký hợp đồng:

+ Hợp đồng lần đầu: thời gian thử việc đối với viên chức loại A là 12 tháng,
viên chức loại B là 6 tháng và viên chức loại C là 3 tháng.
+ Sau khi hết thời gian thực hiện hợp đồng làm việc lần đầu, người đạt yêu cầu
được tiếp tục ký hợp đồng làm việc, cụ thể như sau: Hợp đồng làm việc có thời hạn
từ đủ 12 tháng đến 36 tháng được ký kết tiếp. Đối với các trường hợp đã có từ hai
5


lần liên tiếp trở lên ký hợp đồng làm việc có thời hạn thì lần ký hợp đồng tiếp theo là
Hợp đồng làm việc không có thời hạn.
Bước 6. Tập sự
+ Trong thời gian thử việc, người tốt nghiệp đạt trình độ chuẩn theo quy
định được hưởng 85% bậc lương khởi điểm của ngạch tuyển dụng, nếu có học
vị Thạc sỹ được hưởng 85% lương bậc 2 và có học vị Tiến sĩ được hưởng 85%
lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng. Người trúng tuyển đã hoàn thành nghĩa vụ
quân sự, Thanh niên xung phong được hưởng 100% lương của ngạch tuyển
dụng, người được tuyển dụng còn được hưởng các khoản thu nhập khác theo
quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường.
(Các trường hợp xếp bậc lương theo trình độ phải sử dụng văn bằng, không sử
dụng giấy chứng nhận tạm thời)
+ Thời gian hợp đồng làm việc lần đầu không được tính vào thời gian xét
nâng bậc lương, chưa được đi đào tạo dài hạn trong và ngoài nước, chưa được
bổ nhiệm chức vụ.
+ Đối với những hợp đồng chờ thi tuyển chỉ được hưởng mức lương tương
đương với 85% lương của ngạch tuyển dụng ứng với bậc đào tạo (có quy định
về mức lương ký hợp đồng cụ thể cho từng năm)
Theo tôi trong quá trình thực hiện tôi thấy rằng: nên cải tiến ở các môn thi
của giảng viên, ứng viên phải soạn 3 tiết sau đó giảng 1 tiết (45 phút) trong 3
tiết đã chuẩn bị. Ứng viên trình bày trực tiếp, viết lên bảng bằng phấn và được
dùng các thiết bị bổ trợ như: Overhead, Projecter... Ứng viên có thể đăng ký

thêm bài giảng bằng tiếng Anh. Thay vào đó ứng viên trình bày một chuyên đề
liên quan đến nội dung thi tuyển với thời gian là 30 phút; bởi vì trong thực tiễn,
phần lớn ứng viên trước khi tuyển dụng chưa được được đào tạo bồi dưỡng về
nghiệp vụ sư phạn, để trình bày trước Hội đồng tuyển dụng sẽ là một khó khăn,
6


đồng thời ứng viên sẽ phải đầu tư công sức, luyện tập về phần phương pháp
trình bày. Một sự mất thời gian nữa là đa phần thí sinh trình bày tiếp giảng trên
45 phút, chưa kể hội đồng đưa ra các câu hỏi; như vậy có thể lượng tính thời
gian cho mỗi ứng viên là 60 phút.
Hàng năm Trường Đại học Điện lực định kỳ có rà soát, sửa đổi bổ sung cho
các quy chế cho phù hợp với thực tiễn; tôi kiến nghị với lãnh đạo trường xem
xét sửa đổi và cải tiến nội dung các môn thi của giảng viên theo đề xuất trên.

7


Nội dung 2: về công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Đối với các viên chức mới tuyển dụng: trong thời gian tập sự, nhà trường
quyết định cử một viên chức có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm công
tác để hướng dẫn, bồi dưỡng, kèm cặp giáo viên chức mới tuyển dụng; đồng
thời trong thời gian tập sự, viên chức nếu là giảng viên được học tập bồi dưỡng
về phương pháp giảng dạy bậc đại học, làm công tác trợ giảng, dự giờ…
Hàng năm, nhà trường lập kế hoạch mở các lớp đào tạo bồi dưỡng cho giảng
viên, CBCNV về nâng cao ứng dụng tin học, ngoại ngữ nâng cao, kỹ năng quản
lý do trường tổ chức; cử viên chức tham gia hội thảo, báo cáo chuyên đề tại các
hội nghị khoa học trong và ngoài nước; để cập nhật các kiến thức khoa học kỹ
thuật mới nhà trường định kỳ cử viên chức đi tham quan thực tế các nhà máy,
công ty, đơn vị sản xuất kinh doanh trong và ngoài ngành điện để phục vụ cho

công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường;
Thực hiện công tác chuẩn hoá giảng viên và CBCNV theo quy định của Bộ
GD&ĐT, Trường Đại học Điện lực hàng năm cử viên chức đi đào tạo thạc sỹ,
tiến sỹ trong và ngoài nước theo dự án của Bộ GD&ĐT, Tập đoàn Điện lực Việt
Nam bằng nguồn kinh phí của Bộ, ngành điện và của Trường;
Về công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nhà trường có sự quan tâm
sát sao; có cơ chế khuyến khích về kinh phí, giảm khối lượng công việc trong
thời gian học tập đối với viên chức tham gia các khoá đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ;
tuy nhiên ở khối bồi dưỡng ngắn hạn và huấn luyện ngắn hạn, lượng viên viên
chức số lượt người được bồi dưỡng, huấn luyện còn khiêm tốn; công tác kèm
cặp huấn luyện tại đơn vị đối với viên chức mới được tuyển dụng chưa được
quan tâm đúng mức; một số viên chức còn chưa đầu tư thời gian cho học tập và
nghiên cứu khoa học;
8


Để khắc phục tồn tại trên, tôi đã đề xuất với nhà trường hàng năm cấp một
khoản kinh phí phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ và tham gia các khoá học về bồi dưỡng quản lý về giáo dục, kinh tế,
lý luận chính trị; đồng thời nhà trường có chế tài đối với công tác đào tạo bồi
dưỡng; việc học tập nâng cao, nghiên cứu khoa học vừa là quyền lợi cũng đồng
thời là nhiệm vụ bắt buộc đôí với viên chức trong việc chuẩn hoá viên chức của
nhà trường.

Đối với công tác tổ chức nhân sự, chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò
hết sức quan trọng. Nhiệm vụ đào tạo nhân viên về cơ bản vẫn là của các khoa
hay các đơn vị phòng ban quản lý trực tiếp các nhân viên, tuy nhiên chất lượng
nguồn nhân lực đầu vào cũng hết sức quan trọng. Các nhân viên tốt sẽ dễ tiếp
thu các kiến thức mới và có khả năng làm việc tốt. Do vậy ở vị trí phòng tổ
chức nhân sự sẽ phải đề ra được các qui trình kiểm tra trình độ và tuyển người

tốt để có thể tuyển dụng được các nhân viên tốt nhất. Đồng thời phòng tổ chức
nhân sự có thể kết hợp với các đơn vị liên quan đưa ra các yêu cầu nâng cao
trình độ với các cán bộ, cũng như đưa ra được các kế hoạch đánh giá chất lượng
nguồn nhân lực.
Công tác quản lý nhân lực là công tác cơ bản không thể thiếu tại mọi doanh
nghiệp. Các trường đại học cũng không phải là một ngoại lệ. Đối với một cán
bộ tổ chức nhân sự thì công việc quản lý nguồn nhân lực lại càng có vai trò
quan trọng. Các công việc về nhân lực gồm các công việc chủ yếu như lập kế
hoạch nhân lực và thiết kế công việc.
Công tác tuyển dụng lao động, đào tạo phát triển nguồn nhân lực rất cần
thiết và quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo cũng như phát triển
Trường, bộ phận Phòng nhân sự cần dựa trên nhu cầu nhân lực cụ thể của các
9


đơn vị, chính vì vậy để thực hiện được việc này phòng tổ chức nhân sự cần phải
thực hiện việc khảo sát chi tiết về nhu cầu về nguồn nhân lực của tất cả các đơn
vị trong trường để từ đó đưa ra các kế hoạch về nhân lực, kế hoạch đào tạo bồi
dưỡng để tổ chức đào tạo trong và ngoài trường nhằm xây dựng nguồn nhân lực
của nhà trường có đủ năng lực phục vụ đáp ứng công tác đào tạo, nghiên cứu
khoa học phát triển trường cho hiện tại và tương lai.

10


Tài liệu tham khảo:
-

Tài liệu SGK: Quản trị nguồn nhân lực


-

Nghị định 116/2003/NĐ-CP của CP ngày 10/10/2003 về tuyển dụng, sử dụng
và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

-

QĐ số 737/QĐ-EVN ngày 24/12/2008 của EVN về tuyển dụng lao động;

-

Quy chế tổ chức hoạt động Trường Đại học Điện lực

-

Quy chế tuyển dụng lao động Trường Đại học Điện lực.

-

Quy chế đào tạo của Trường Đại học Điện lực.

11



×