Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại Cty cổ phần đầu tư và xây dựng 573

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.1 KB, 66 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế việt nam hiện nay đang có những bước phát triển hết sức tự hào
nó thể hiện qua các chỉ tiêu như GDP luôn tăng trưởng ở mức cao, thu nhập bình
quân theo đầu người của Việt Nam năm 2010 có thể đạt 1200 USD/ng/n. Để có được
nhừng thành tựu to lớn này có sự đóng góp rất lớn của các Doanh nghiệp kinh tế.
Xong cũng có một số doanh nghiệp còn thờ ơ chậm đổi mới cải tiến lên đóng góp của
nó còn kiêm tốn có khi còn là gánh nặng cho nền kinh tế. Có nhiều yếu tố tạo nên sự
thành công cũng như thất bại của doanh nghiệp, các nguồn lực thúc đẩy sự phát triển
của doanh nghiệp đó là: Nguồn lực tài chính, nguồn lực nhân sự… Nguồn lực nào
cũng vô cùng quan trọng và cùng hỗ trợ cho nhau tạo nên sự thành công của doanh
nghiệp . Một doanh nghiệp cho dù có nguồn tài chính phong phú lớn mạnh cũng chỉ
là vô nghĩa khi thiếu yếu tố con người. Con người sẽ biến những máy móc thiết bị
hiện đại phát huy có hiệu quả hoạt động của nó trong việc tạo ra sản phẩm. Nói đến
con người trong một tổ chức không phải là một con người chung chung mà là nói tới
số lượng và chất lượng hay chính là năng lực phẩm chất, công suất, hiệu quả làm việc
của người lao động. Tất cả các hoạt động trong một doanh nghiệp đều có sự tham gia
trực tiếp hay gián tiếp của con người, nếu doanh nghiệp tạo lập, sử dụng tốt nguồn
này thì đó là một lợi thế rất lớn so với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Việc tìm kiếm đội ngũ lao động có cả chất lượng và số lượng đòi hỏi Công ty
luôn phải chú trọng tới. Công việc đầu tiên trước hết để có một đội ngũ lao động chất
lượng là việc tuyển dụng, công việc tuyển dụng có hiệu quả thì đó mới là cơ sở để có
đội ngũ lao động giỏi.
Là một sinh viên của chuyên nghành quản trị kinh doanh công nghiệp và xây
dựng, đặc biệt là lại được thực tập ở một Công ty xây dựng cho lên em chọn tên đề
tài: " Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại Công ty cổ phần đầu tư và xây
dựng 573". Việc nghiên cứu này, vừa là để đánh giá thực tiễn quá trình tuyển dụng
của Công ty và vừa để đưa ra một số biện pháp có thể hoàn thiện công tác tuyển dụng
của Công ty sao cho có hiệu quả nhất.
Nguyễn Xuân Diệu Lớp: Công nghiệp 48A
1


Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung
Nội dung đề tài bao gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 573
Chương II: Thực trạng công tác tuyển dụng lao động tại Công ty cổ phần
đầu tư và xây dựng 573
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện Công tác tuyển dụng tại
công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 573
Để tìm hiểm được đề tài này, Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận
tình của Thạc Sĩ Nguyễn Thị Hoài Dung và các phòng ban của Công ty cổ phần
đầu tư và xây dựng 573
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ XÂY DỰNG 573
Nguyễn Xuân Diệu Lớp: Công nghiệp 48A
2
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung
I. Thông tin chung về công ty.
1. Tên công ty.
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 573
Tên giao dịch quốc tế: Civil Engineering Construction Corporation No573
Tên viết tắt: CIENCO 573
2. Hình thức pháp lý.
Là Công ty cổ phần, số cổ đông là: 4
Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Bạch Ngọc Du
Ban kiểm soát: Ông Trịnh Xuân Khôi
Giám đốc: Ông Bạch Ngọc Du
Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng (năm mươi tỷ đồng)
3. Địa chỉ giao dịch.
Địa chỉ: Số 63 Phố Vũ Thạnh - Đống Đa - Hà Nội.
Điện thoại/fax: 04.5121346 - 04.5120523 - 04.5120524
Website: (Công ty mới chỉ đăng ký tên

website chưa hoạt động chính thức)
4. Ngành nghề kinh doanh.
Nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp, công trình giao
thông trong nước nhưng chủ yếu là ở miền bắc.
+ Cung ứng, xuất nhập khẩu vật tư, vật liệu và thiết bị phục vụ cho các ngành
xây dựng và giao thông vận tải cùng với các công trình xây dựng khác (thủy lợi, thủy
điện…)
Nguyễn Xuân Diệu Lớp: Công nghiệp 48A
3
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung
+ Đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp cụm dân cư và
đô thị.
+ Sản xuất vật liệu xây dựng (đất, đá, cát sỏi…), cấu kiện bê tông đúc sẵn, sữa
chữa phương tiện, thiết bị thi công và gia công dầm cầu thép, sản phẩm cơ khí khác.
+ Tư vấn, khảo sát, thiết kế công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện, dân
dụng và công nghiêp.
+ Đầu tư xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT) các công trình, cơ sở hạ
tầng giao thông trong nước.
+ Đầu tư khai thác, sản xuất chế biến các sản phẩm từ quặng kim loại các loại.
+ Đầu tư kinh doanh các sản phẩm dịch vụ thuộc lĩnh vực tin học, công nghệ
thông tin, viễn thông, đại lý kinh doanh dịch vụ thông tin liên lạc, bưu chính viễn
thông.
II. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
1. Quá trình hình thành.
Ngày 05 tháng 12 năm 2000, chi nhánh miền bắc-Tổng Công ty xây xựng
công trình giao thông 5 (CIENCO5) ra đời nhằm phắt huy tiềm lực và mở rộng thị
trường tại khu vực phía bắc, đồng thời khuếch trương thương hiệu của CIENCO5.
Qua một thời gian thực hiện xây dựng, khôi phục các tuyến đường và mở
rộng phất triển các khu đô thị phục vụ công cuộc phát triển kinh tế đất nước, chi
nhánh miền bắc-Tổng Công ty xây xựng công trình giao thông 5 luôn hoàn thành

xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Ngày 08/01/2004, chi nhánh miền bắc-Công ty đầu
tư và xây dựng 573-Tổng Công ty xây xựng công trình giao thông 5 theo Quyết Định
số 080/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT.
Nhịp độ tăng trưởng của Công ty liên tục tăng hàng năm. Dựa trên những kết
quả đat được và thực hiện theo kế hoạch số 2241/BĐM-DNNN ngày 25/05/2004 của
Tổng Công ty xây xựng công trình giao thông 5 về việc chuyển đổi một số đơn vị
Nguyễn Xuân Diệu Lớp: Công nghiệp 48A
4
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung
trực thuộc Tổng Công ty cổ phần, Công ty Đầu tư và Xây dựng 573 là một trong
những đơn vị đầu tiên trong danh sách các đơn vị được tiến hành cổ phần hóa theo kế
hoạch năm 2004. Ngày 24 tháng 12 năm 2004, Bộ trưởng Bộ GTVT có quyết định số
3995/QĐ-BGTVT phê duyệt phương án chuyển đổi công ty Đầu tư và Xây dựng 573
–Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 thành Công ty cổ phần Đầu tư và
Xây dựng 573.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 573 chính thức đi vào hoạt động ngày
04/05/2005
2. Quá trình phát triển.
- Công ty đang hoạt động trong một số lĩnh vực chính như sau:
+ Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi.
+ Sản xuất, kinh doanh sản phẩm vật liệu xây dựng.
+ Sản xuất, kinh doanh nước uống tinh khiết.
- Hiện nay Công ty sắp mở rộng một số lĩnh vực khác như:
+ Đầu tư kinh doanh nhà ở và văn phòng cho thuê.
- Từ sau khi cổ phần hoá đến nay, Công ty đã có những bước phát triển mạnh,
cụ thể:
+ Vốn điều lệ tăng hơn 5 lần so với thời điểm ban đầu.
+ Giá trị tài sản của Công ty tăng thêm 1,4 lần (so với thời điểm 31/12/2006).
+ Doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng ở mức cao.
+ Luôn hoàn thành kế hoạch năm đề ra, và vượt kế hoạch.

- Hiện Công ty đã và đang tham dự một số dự án đầu tư có triển vọng
và có thể mang lại lợi nhuận cao góp phần ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty. Một điều đáng quan tâm nữa là, do đặc thù là Công ty đầu tư và xây
Nguyễn Xuân Diệu Lớp: Công nghiệp 48A
5
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung
dựng lên công ty đã tạo ra được một lợi thế cạnh tranh đáng kể. Ngành xây dựng ở
nước ta đang rất thiếu, chính vì thế đó là một lợi thế không nhỏ.
III. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và xây
dựng 573 .
1. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 1: Các chỉ tiêu tài chính của Công ty giai đoạn 2005-2009
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Tổng tài sản Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế
Năm 2005 98,678 52,619 3,436
Năm 2006 100,451 61,470 5,690
Năm 2007 123,370 75,067 8,512
Năm 2008 132,439 89,438 12,308
Năm 2009 140,378 101,451 15,347
Nguồn phòng tài chính –kế toán
Nhìn vào các số liệu ở bảng trên ta nhận thấy tổng tài sản của Công ty không
ngừng tăng qua các năm, tổng tài sản tăng qua các năm thể hiện quy mô của doanh
nghiệp không ngừng tăng, đó là việc tăng vào máy móc, thiết bị nhà xưởng, hoặc đầu
tư vào nguồn nhân lực, và do Công ty thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm
nên quy mô của doanh nghiệp ngày càng tăng. Cụ thể năm 2007 so với năm 2005 đã
tăng 1,25 lần năm 2008 tài sản cố định đã tăng gấp 1,342 lần so với năm 2005, năm
2009 tăng gấp 1,422 lần so với năm 2005.
Nhìn vào bảng ta nhận thấy doanh thu thuần của Công ty các năm đều tăng so
với năm 2005. Năm 2006 tăng 8,851 tỷ đồng so với năm 2005, năm 2007 tăng 22,488
tỷ đồng so với năm 2005, năm 2009 tăng 48,832 tỷ đồng so với năm 2005.

Nguyễn Xuân Diệu Lớp: Công nghiệp 48A
6
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung
Bảng 2: Các chỉ tiêu về lợi nhuận giai đoạn 2005-2009.
Đơn vị tính: %
Lợi nhuận
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/
doanh thu thuần
6,53 9,26 11,34 13,76 15,13
- Hệ số lợi nhuận sau thuế/
vốn chủ sở hữu
13,74 18,86 24,32 26,75 30,69
- Hệ số lợi nhuận sau thuế/
tổng tài sản
3,5 5,66 6,90 9,29 10,99
- Hệ số lợi nhuận
từ hoạt động kinh doanh/
doanh thu thuần
2,75 1,47 4,95 5,32 5,71
Nguồn phòng tài chính –kế toán

Nhận xét về lợi nhuận sau thuế của Công ty ta nhận thấy, lợi nhuận sau thuế
của Công ty tăng qua các năm đều tăng lên ví dụ như năm 2008 đạt 12,308 tỷ đồng
so với năm 2005 là 3,436 tỷ đồng. Nguyên nhân là do doanh thu chủ yếu của Công ty
là từ hoạt động xây lắp tăng lên đáng kể do một số công trình đấu thầu trọn gói không
điều chỉnh giá trong khi đó giá nguyên vật liệu tăng làm giảm lãi so với năm trước.
Lợi nhuận sau thuế > 0 điều đó cho biết Công ty đang kinh doanh có lãi, điều
đó không những có lơị cho Công ty trong việc khẳng định vị thế của mình trên thị
trường, mà còn đóng góp một khoản không nhỏ vào ngân sách của nhà nước.
Các chỉ số về lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh/doanh thu thuần của
Công ty đêu có xu hướng tăng, riêng năm 2006 chỉ tiêu lợi nhuận giảm là do năm
2006 Công ty có nhiều Công trình chuyển tiếp và được nghiệm thu, quyết toán năm
2006 dẫn đến tỷ suất lợi nhuận của Công ty giảm. Còn lại các năm 2007, 2008, 2009
thì các chỉ tiêu là tốt, tăng đều. Điều đó chứng tỏ việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận
Nguyễn Xuân Diệu Lớp: Công nghiệp 48A
7
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung
của Công ty từ hoạt động đầu tư vào tài sản đã được cải thiện.Như vậy, qua phân tích
chỉ số tài chính thì nhìn thấy các hệ số của Công ty là khá an toàn, trong những năm
qua Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc giảm chị phí, đổi mới công nghệ... Nếu
không có những biến động lớn của nền kinh tế tác động xấu đến hoạt động kinh
doanh, kế hoạch của Công ty là có tính khả thi. Công ty có nhiều tiềm lực, lợi thế để
thực hiện được kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra.
Bảng 3: Tình hình nộp ngân sách của Công ty giai đoạn 2005-2009.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
NNSNN 761,014 1026,780 1470,053 1646,882 1907,916
Nguồn phòng tài chính –kế toán
Thông qua các khoản nộp ngân sách giai đoạn 2005-2009 ta nhận thấy được
Công ty chấp hành khá tốt nhiệm vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước cụ thể năm
2009 đã nộp tăng 2,507 lần so với năm 2005, như vậy chỉ trong có 4 năm mà Công ty

đã nộp ngân sách tăng đáng kể. Một điều đáng lưu tâm nữa trong năm 2009 khủng
hoảng tài chính toàn cầu đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xây dựng
nhưng Công ty vẫn chấp hành tốt quy định nộp ngân sách nhà nước.
2. Nhận xét.
Kết quả hoạt động sản xuát kinh doanh của Công ty thông qua 3 chỉ tiêu trên:
Chỉ tiêu tài chính như vậy là khá tốt: Tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận sau
thuế tăng qua các năm.
Chỉ tiêu lợi nhuận qua các năm cũng tương đối tốt: Trong đó tỷ suất lợi nhuận
sau thuế/ doanh thu qua các tăng khá nhanh.
Nguyễn Xuân Diệu Lớp: Công nghiệp 48A
8
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung
Chỉ tiêu về nộp ngân sách nhà nước qua các năm cũng đã tăng đáng kể, nó
phản ánh việc chấp hành chủ trương về pháp lệnh thuế và thu nhập doanh nghiệp của
nhà nước là tốt.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 573
I. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng nhân sự
của công ty.
1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy.
Tổ chức bộ máy của Công ty bao gồm:
Nguyễn Xuân Diệu Lớp: Công nghiệp 48A
9
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung
- 06 phòng ban: phòng tổ chức hành chính nhân sự, phòng kế hoạch-kỹ thuật,
phòng dự án-đầu tư, phòng tài chính-kế toán, phòng kinh doanh, ban điều hành dự án.
- 04 xí nghiệp xây dựng công trình
- 01 Chi nhánh tại Hải Phòng
-01 Ban quản lý Lào Cai
-01 Ban điều hành tại Hải Phòng

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty như ở sơ đồ 1
Toàn bộ cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 573
được thể hiện ở sơ đồ trên. Theo sơ đồ này có thể thấy, bộ máy tổ chức quản lý của
Công ty được thiết lập theo kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng.
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý của Công ty như sau:
Nguyễn Xuân Diệu Lớp: Công nghiệp 48A
10
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung
Sơ đồ 1: Mô hình bộ máy quản lý của Công ty.
Nguyễn Xuân Diệu Lớp: Công nghiệp 48A
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Ban giám đốc điều hành
P. HC - NC P. KH - KT P. KD P. TC - KT P. DA - ĐT P. TN LAS
Công ty
liên kết
Xí nghiệp
XCCT 1
Xí nghiệp
XCCT 2
Xí nghiệp
XCCT 3
Xí nghiệp
XCCT 4
Chi nhánh tại
HP
BDA Lao
Cai
BĐH

tại Hải Phòng
Nguồn : Phòng hành chính – nhân sự
11
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung
- Đại hội đồng cổ đồng: bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết là cơ
quan có quyết định cao nhất trong Công ty, Đại hội đồng cổ đông thông qua định
hướng phát triển của Công ty, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản
trị, thành viên ban kiểm soát. Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ Công ty, thông qua
báo cáo tài chính hàng năm, xem xét và xử lý các vi phạm của hội đồng quản trị, ban
kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty, quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền giải quyết thực
hiện và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đaị hội đồng cổ đông.
Quyết định chiến lược kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng
năm của Công ty. Quyết định phương án đầu tư của Công ty trong thẩm quyền giới
hạn do điều lệ Công ty quy định. Bổ nhiệm, miễn nhiêm, cách chức, ký hợp đồng,
chấm dứt hợp đồng với giám đốc và thành viên trong Công ty.
- Ban kiểm soát thực hiện giám soát hội đồng quản trị, giám đốc trong việc
quản lý và điều hành Công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đồng trong
việc thực hiện các nhiệm vụ đề ra, thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo
tài chính hàng năm, xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty. Kiến nghị
Hội Đồng Quản trị và Đại Hội Đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ xung, cải tiến
cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Phòng hành chính-nhân sự: Có nhiệm vụ nghiên cứu cải tiến tổ chức quản
lý, xây dựng các chức năng và nhiệm vụ cho các bộ phận, thực hiện tuyển chọn, đề
bạt sử dụng cán bộ, lập kế hoạch về nhu cầu lao động, đào tạo, phục vụ kịp thời cho
nhu cầu thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
- Phòng kinh doanh: Lập các kế hoạch Kinh doanh và triển khai thực hiện,
thiết lập, giao dich trực tiếp với hệ thống Khách hàng, hệ thống nhà phân phối, thực
hiện hoạt động bán hàng tới các khách hàng nhằm mang lại doanh thu cho Công ty,
phối hợp với các bộ phận liên quan như kế toán, sản xuất, phân phối, nhằm mang đến

các dịch vụ đầy đủ nhất cho khách hàng.
Nguyễn Xuân Diệu Lớp: Công nghiệp 48A
12
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung
- Phòng tài chính-kế toán: Có nhiệm vụ quản lý về mặt tài chính, cung cấp tài
chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như các xí nghiệp XDCT
và các đội sản xuất trực thuộc. Lập báo cáo tài chính hàng kỳ, theo dõi sự biến động
về tài chính, đảm bảo thực hiện tiết kiệm trong chi phí và kinh doanh có lãi.
- Phòng kế hoạch-kỹ thuật: Có nhiệm vụ thu thập thông tin về các công trình
cần đấu thầu trên các phương tiện thông tin đaị chúng sau đó phân tích để lập hồ sơ
dự thầu. Phòng này có nhiệm vụ chuyên trách về vấn đề đấu thầu.
- Phòng dự án-đầu tư : Lập dự án đầu tư các công trình phù hợp với chức
năng hoạt động của Công ty, bao gồm các loại hình công việc sau lập báo cáo đầu tư,
lập báo cáo lựa chọn địa điểm, lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình, lập dự án đầu
tư xây dựng công trình. Thiết kế quy hoạch chuyên ngành phù hợp với chức năng
hoạt động của Công ty, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng, tư vấn đấu thầu và quản lý
các dự án đầu tư xây dựng, thực hiện các công việc tư vấn khác theo yêu cầu của
Công ty.
Qua sơ đồ ta thấy cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty được thiết lập theo kiểu
trực tuyến chức năng, việc sắp xếp này giúp Công ty quản lý tổ chức công việc một
cách khoa học hơn. Do đặc thù là Công ty xây dựng lên việc sắp xếp này còn giúp
Công ty nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là các công trình giao
thông thủy lợi có vốn đầu tư của nhà nước.
2 . Đặc điểm về sản phẩm và thị trường.
2.1. Sản phẩm.
Đặc thù của ngành xây dựng các sản phẩm là các dự án các công trình xây
dựng cụ thể, Công ty hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực như xây dựng công trình giao
thông thủy lợi các khu công nghiệp dân cư… Các sản phẩm của Công ty ở một số xí
nghiệp XDCT còn sản xuất ra một số các sản phẩm phục vụ công tác xây dựng vật
liệu nhẹ, cách nhiệt, cách điện, bê tông nhựa phục vụ cho công tác xây dựng đường

giao thông.
Nguyễn Xuân Diệu Lớp: Công nghiệp 48A
13
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung
- Sản phẩm là các dự án đầu tư: Ở đây chủ yếu là các dự án đầu tư về xây
dựng công trình giao thông, thủy lợi. Đặc thù chung là công cụ quản lý việc sử dụng
vốn vật tư lao động để tạo ra kết quả tài chính kinh tế xã hội trong một thời gian.
-Sản phẩm là các công trình xây dựng: Nó là các công trình đã được Công ty
bỏ một phần vốn, lao động, phương tiện kỹ thật ra để xây dựng hoàn thiện chúng.
Sau khi xây dựng xong Công ty bàn giao lại cho chủ đầu tư để tiến hành đi vào sử
dụng.
- Sản phẩm là các vật liệu xây dựng do các xí nghiệp xây dựng công trình sản
xuất ra phục vụ cho công tác thi công. Việc sản xuất này chỉ đáp ứng nhu cầu tại chỗ
của Công ty. Chủ yếu ở đây là sản xuất bê tông nhựa là sản phẩm đặc thù trong xây
dựng đương giao thông với những tính năng ưu việt so với nhựa đường đơn thuần.
2.2. Thị trường.
Thị trường chủ yếu của Công ty là ở khu vực phía bắc, ở trong nước, tiền thân
của công ty là chi nhánh miền bắc của CIENCO 5 lên Công ty chủ yếu phát triển ở
thị trường này. Đây là một thị trường đang khá phát triển đặc biệt là ở trong lĩnh vực
xây dựng cở bản như các khu công nghiệp, đường giao thông thủy lợi. Đặc biệt ở khu
vực Hà Nội và các tỉnh lân cận như: Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam, Vĩnh Phúc…,
một số tỉnh ở khu vực miền núi phía bắc như: Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn…
- Khu vực đồng bằng sông hồng: Công ty đã và đang đảm nhận nhiều công
trình xây dựng quan trọng ở khu vực này trong đó dáng kể nhất là các khu công
nghiệp, đây là một thị trường đang hoạt động rất sôi động, có rất nhiều các khu công
nghiệp dân cư được các công trình giao thông thủy lợi đang được cấp phép xây dựng.
Đây sẽ là thị trường hoạt động chính của Công ty trong thời gian tới.
- Khu vực tây bắc: Đây là một thị trường tiềm năng đang được Công ty chú
trọng, ở đây có một số công trình xây dựng quan trọng của nhà nước mà Công ty đảm
nhận xây dựng. Công ty đang tiến hành xây dựng một số nhà máy thủy điện vừa và

nhỏ ở Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, đặc biệt là đảm nhận 1 phần công việc xây dựng
Nguyễn Xuân Diệu Lớp: Công nghiệp 48A
14
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung
nhà máy thủy điện Sơn La công trình có vốn đầu tư rất lớn của nhà nước. Một số
công trình giao thông như đường tỉnh lộ cững được Công ty xây dựng nhưng chưa
đáng kể.
- Khu vực đông bắc: Công ty cũng đã sác lập được vị thế ở khu vực này, một
số công trình giao thông quan trọng của tỉnh và nhà nước được Công ty tiến hành xây
dựng. Thị trường ở khu vực này khá phát triển đặc biệt là ở tỉnh Quảng Ninh, Lạng
Sơn, Lào Cai… đây là những trọng điểm kinh tế của khu vực.
CIENCO 573 được thành lập mới chỉ tròn 10 tuổi nhưng Công ty đã xây dựng
cho mình một vị thế vững trắc của mình ở khu vực phía bắc. Cũng cần phải lưu ý
rằng thị trường của các Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đang dần dần
được mở rộng, CIENCO 573 cũng vậy. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do Công ty đã
mở rộng thêm thị phần ở lĩnh vực đầu tư tức là tự bỏ vốn ra để xây dựng chứ không
chỉ tham giam đấu thầu xây dựng như trước đây.
Công ty là một thành viên của CIENCO 5 nhưng lại hạch toán tài chính độc
lập, dẫu vậy cũng ít nhiều phụ thuộc vào CIENCO 5 cho nên Công ty cũng tham gia
xây dựng những dự án mà Tổng Công ty có yêu cầu.
3. Đặc điểm về công nghệ.
Xây dựng là một ngành sản xuất vật chất đặc thù, chu kỳ sản xuất thường kéo
dài, khối lượng công việc lớn đòi hỏi phải sử dụng nhiều máy móc thiết bị khác nhau,
sử dụng nhiều loại công nghệ khác nhau. Vì vậy, tham gia thi công xây lắp Công ty
phải có nhiều máy móc thiết bị khác nhau và đủ lớn để tương xứng với yêu cầu công
việc.
Bảng 4: Thực trạng máy móc thiết bị của Công ty.
ST
T
Tên thiết bị Số

lượng
Tên hãng Nướcsản
xuất
Năm sản
xuất
1 Máy làm đất 12 Hitachi- Kobelco Nhật Bản 1993-2005
Nguyễn Xuân Diệu Lớp: Công nghiệp 48A
15
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung
2 Máyxúc bánh xích 7 Komatsu-Kato Nhật Bản 1996-2006
3 Máy làm đường 2 Caterpillar Pháp 2001
4 Máy xúc bánh lốp 5 Doosan-Deawoo Hàn Quốc 1997-2005
5 Thiết bị gia cố nền móng 3 Putzmeister Đức 2004
6 Máy sản xuất vật liệu 2 Volvo Mỹ 2001
7 Thiết bị bê tong 2 Sullair Hà Lan 2005
8 Xe cẩu-thiết bị cẩu 6 Toyota- Hyundai Nhật-Hàn 2004
9 Máy nâng vẩn chuyển 2 Kawasaki Nhật Bản 2003
10 Máy thiết bị khoan 2 Liebherr Pháp 2004
11 Xe tải vẩn chuyển 8 Hyundai Hàn Quốc 2003
12 Máy phát điện 2 LiuGong -Honda Trung Quốc 2005
13 Máy hàn 2 Sumitomo Nhật Bản 2004
14 Kích thủy lực 1 Kobelco Nhật Bản 2005
Nguồn: phòng kế hoạch-kỹ thuật
Máy móc thiết bị đã được Công ty trang bị khá là đầy đủ, và thường nhập
những máy móc thiết bị từ nước ngoài về, chủ yếu là của: Nhật Bản, Trung Quốc
và một số ít là của Hàn Quốc, Pháp, trong đó máy móc nhập từ Việt Nam cũng khá
nhiều nhưng chủ yếu là các máy móc thủ công thô sơ nên không được đề cập ở bảng
trên. Với năng lực hiện có về máy móc thiết bị, Công ty hoàn toàn có khả năng tự chủ
cao trong sản xuất, đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra một cách liên tục, độc lập
đáp ứng được yêu cầu về máy móc thiết bị thi công. Ngoài ra, Công ty còn rất quan

tâm đến việc bảo hành bảo trì máy móc thiết bị, cụ thể là qua các công văn, quyết
định của ban giám đốc về việc bảo trì, bảo hành các loại maý móc.
Như vậy, nhìn chung là Công ty cũng đã quan tâm đến việc đầu tư cho máy
móc thiết bị để phục vụ cho các công trường, công tác bảo quản máy móc thiết bị
được duy trì, và thực hiện khá tốt, tăng tính sử dụng của maý móc thiết bị, và tuổi thọ
của chúng. Tuy nhiên, thì khi đến mùa xây dựng, thì tình trạng thiếu máy móc, thiết
bị ở các công trường vẫn còn, gây ra việc công nhân ngồi chơi không có việc làm
(đây cũng vẫn là tình trạng phổ biến trong các công trường xây dựng). Do vậy, việc
đầu tư vào máy móc thiết bị cần phải được chú trọng hơn nữa để tránh tình trạng trên,
và nó sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty.
4. Đặc điểm về tài chính .
Nguyễn Xuân Diệu Lớp: Công nghiệp 48A
16
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung
Một đặc điểm của đặc điểm tài chính đó chính là vốn, vốn là phần không
thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Khi xem xét
đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp các chủ đầu tư cũng như những khách
hàng rất quan tâm đến tình hình tài chính nói chung và đặc biệt là tình hình sử dụng
khả năng vốn lưu động để thi công công trình.
+ Đối với vốn cố định nó được sử dụng chủ yếu để mua sắm thiết bị xe máy
thi công.
+ Đối với vốn lưu động thì do giá trị sử dụng sản phẩm xây dựng lớn, chu kỳ
xây dựng dài, phần dở dang có giá trị lớn nên nó tác động đến hoạt động của Công ty.
Thêm vào đó còn có một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công
ty, nó được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
+Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
+ Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
+ Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Nhờ có các qua các chỉ tiêu này mà Công ty đánh giá được hiệu quả hoạt
động của mình một cách chính xác nhất.

Bảng 5: Cơ cấu vốn cố định và lưu động của Công ty.
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm Tổng số
Vốn cố định Vốn lưu động
Số tiền Tỷ lệ %
Số tiền Tỷ lệ %
2005 25 12 48 13 52
2006 30 14 46,7 16 53,3
2007 35 15 42,8 20 57,2
2008 46 18 39,1 28 60,9
Nguyễn Xuân Diệu Lớp: Công nghiệp 48A
17
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung
2009 50 24 48 26 52
Nguồn: phòng tài chính –kế toán
Nhìn vào bảng biểu trên ta thấy tổng số vốn kinh doanh của Công ty tăng đều
qua các năm. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty rất khả
quan. Hàng năm tỷ trọng vốn lưu động luôn luôn cao hơn tỷ trọng vốn cố định. Điều
này hoàn toàn hợp lý vì bản thân ngành xây dựng luôn đòi hỏi phải huy động được
một lượng vốn lớn. Vì vậy, qua đó có thể thấy Công ty có khả năng huy động vốn
khá tốt. Từ năm 2005 đến năm 2009 lượng vốn cố định có xu hướng tăng dần qua các
năm, đó là vì trong thời gian đó Công ty tăng cường hợp tác liên doanh để đầu tư
phát triển các dự án liên quan đến nhà ở, đầu tư kinh doanh bất động sản, phát triển
hạ tầng, thương mại dịch vụ. Đó là do Công ty đã đầu tư thêm thiết bị, nhà xưởng để
mở rộng quy mô sản xuất, tuyển thêm lao động, mua thêm một số tài sản cố định
phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Điều đó chứng tỏ rằng Công ty đã có một
chiến lược kinh doanh hợp lý phù hợp với từng giai đoạn phát triển riêng biệt, phù
hợp với tình hình tài chính của Công ty và phù hợp với những sự thay đổi của môi
trường kinh doanh.
Bảng 6: Khả năng thanh toán của Công ty.

Khả năng thanh toán
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Hệ số thanh toán ngắn hạn:
TSLĐ/Nợ ngắn hạn
0,76 0,92 0,94 1,55 1,52
Hệ số thanh toán nhanh:
(TSLĐ–Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn
0,88 0,79 0,84 1,45 1,24
Nguồn: phòng tài chính –kế toán
Nguyễn Xuân Diệu Lớp: Công nghiệp 48A
18
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung
Nhìn vào bảng trên ta có thể nhận thấy hệ số thanh toán hiện thời và khả năng
thanh toán nhanh của Công ty có thể nói là ở mức cao, bắt đầu từ năm 2008 cả hệ số
thanh toán ngắn hạn và nhanh của Công ty đều >1, điều đó thể hiện việc Công ty
ngày càng cái thiện tốt tình hình thanh toán hơn.
Bảng 7: Hệ số nợ của Công ty.
Chỉ tiêu và cơ cấu vốn
Năm
2005
Năm

2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Hệ số nợ/ tổng tài sản 0,9 0,91 0,90 0,57 0,9
Hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu 9,72 10,06 9,51 1,34 2,62
Nguồn: phòng tài chính –kế toán
Cơ cấu tài sản, vốn: Nợ/ tổng tài sản của Công ty trừ năm 2008, thì các chỉ số
đều ≥ 0,9, đó là những chỉ số khá cao. Điều đó chứng tỏ Công ty đang sử dụng chính
sách đòn bẩy tài chính để tạo sự đột biến trong doanh thu và kết quả năm 2009 lợi
nhuận và doanh thu của Công ty cũng là đều rất cao. Bên cạnh đó, ta có thể thấy với
đặc thù là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, Công ty luôn phải huy
động thêm vốn từ nhiều nguồn khác (như vốn vay, nợ...) nhằm đảm bảo khả năng
đầu tư và hoàn thiện dự án dài hạn nên tỷ lệ các khoản nợ thường chiếm tỷ trọng lớn.
Tuy nhiên, hệ số nợ của Công ty có xu hướng giảm dần qua các năm, đặc biệt là năm
2007 giảm xuống đến 1, 34. điều này chứng tỏ Công ty đã chủ động về vốn tốt hơn,
các khoản nợ đã được cải thiện.
Bảng 8:Năng lực hoạt động
Năng lực hoạt động
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008

Năm
2009
- vòng quay hàng tồn kho =
giá vốn hàng bán/ hàng tồn kho
12,5 6,56 7,75 11,07 4,25
Nguyễn Xuân Diệu Lớp: Công nghiệp 48A
19
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung
bình quân
- doanh thu thuần/ tổng tài sản
0,94 0.69 0,86 0,74 0,906
Nguồn: phòng tài chính –kế toán
Nói chung là vòng quay hàng tồn kho và vòng quay các khoản thu qua các
năm của Công ty là tương đối cao. Điều đó thể hiện năng lực hoạt động của Công ty
tốt dần., thực vậy năm 2008 tuy vòng quay hàng tồn kho có tăng lên đáng kể nhưng
chỉ số của nó chưa thể bằng năm 2005, nhưng nó vẫn là một chỉ số cao do năm đó
nền kinh tế đang vào giai đoạn khủng hoảng, tình hình tài chính vô cùng bất ổn,
nhưng Công ty vẫn hoạt động khá ổn, nhưng đến năm 2009 thì đã khá hơn chứng tỏ
công ty đã chú trọng hơn đến vấn đề này.Nhìn vào vòng quay các khoản thu qua các
năm của Công ty ta có thể nhận thấy doanh thu của Công ty tăng mà vòng quay hàng
tồn kho vẫn tăng, chứng tỏ Công ty đã có sự chuẩn bị khá tốt nguyên liệu để phục vụ
cho việc xây dựng, do vậy sự biến động giá cả cũng không ảnh hưởng nhiều đến lợi
nhuận của Công ty.
5. Đặc điểm về Nhân sự.
5.1. Cơ cấu lao động.
Về đội ngũ CBCNV, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 573 có ban lãnh
đạo bao gồm các kỹ sư chuyên ngành, có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt,
năng động và nhiệt huyết với công việc. Ban lãnh đạo chủ chốt đều đã có thời gian và
kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư kinh doanh. Nhiều người trong số đó
trước đây đã đảm nhiệm vị trí lãnh đạo tại các Công ty thuộc ngành xây dựng. Xét

trên nhiều khía cạnh thì vấn đề về nhân sự của một Công ty là rất lớn nó bao gồm rất
nhiều các mối quan hệ chồng chéo nhưng lại có mối quan hệ khăng khít liên hệ mật
thiết với nhau. Trong quá trình tuyển dụng nhân sự của CIENCO 573 không chỉ là
nhiệm vụ của phòng hành chinh-nhân sự mà nó còn là nhiệm vụ của các phòng ban
Nguyễn Xuân Diệu Lớp: Công nghiệp 48A
20
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung
khác. Vì việc sử dụng lao động của các phòng ban là khác nhau cho nên khi các
phòng ban cần người thì phải nêu rõ yêu cầu cần tuyển như thế nào, từ đó phòng
nhân sự ra yêu cầu tuyển dụng với các ứng viên. Chính từ đây mà Công ty có thể
tuyển dụng được những người thích hợp.
Đặc biệt từ tháng 10/2006 Công ty có phó giám đốc mới, Kỹ sư Nguyễn
Trọng Tuấn, đã từng giữ nhiều vị trí quan trọng trong nhiều Công ty, là một người
dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản. Do đặc điểm
của ngành xây dựng là: hoạt động kinh doanh theo mùa vụ là chủ yếu, nhưng nay do
công nghệ tiên tiến cho nên việc thi công các công trình là dễ dàng hơn, nhưng Công
ty vẫn phải thuê thêm lao động trong những lúc cần thiết. Do đó số lượng người trong
công ty được bao gồm 2 nhóm: Những cán bộ CNV trong ngân sách và những cán bộ
CNV thuê ngoài. Cho đến năm 2009 số lượng của cán bộ công nhân viên trong công
ty tăng lên đáng kể cụ thể ta có thể thấy ở bảng số liệu sau:
Nguyễn Xuân Diệu Lớp: Công nghiệp 48A
21
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung
Bảng 9: Cơ cấu lao động của Công ty giai đoạn 2005-2009.
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số lượng
1351 1356 1457 1549 1989
Trong đó
Trên ĐH

0 0 0 0 0
ĐH, CĐ
111 108 110 113 120
THCN
24 14 19 21 20
CNKT
1047 1146 1230 1289 1569
LĐCĐT
169 88 98 126 180
Cơ cấu LĐ
LĐ trực tiếp
1216 1234 1348 1415 1749
LĐ gián tiếp
150 126 132 145 151
% LĐ trực tiếp
88,89 90,77 90,95 90,64 92,41
% LĐ gián tiếp
11,11 9,23 9,05 9,36 7,59
Nguồn: phòng hành chính-nhân sự
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy số lượng lao động tăng qua các năm,
đặc biệt là năm 2009 thì lượng lao động tăng nhiều hơn hẳn so với các năm trước cả
về trình độ cũng như tay nghề. Từ bảng số liệu ta còn thấy được tỷ lệ lao động trực
tiếp là lớn hơn rất nhiều so với lao động gián tiếp điều này là do CIENCO 573 hoạt
động trong lĩnh vực xây dựng.
Nguyễn Xuân Diệu Lớp: Công nghiệp 48A
22
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung
Bảng 10: Cơ cấu lao động theo trình độ
ĐVT: Người
Chỉ tiêu

Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Số lượng 1351 1356 1457 1549 1989
Trong đó
Trên ĐH 0 0 0 0 0
ĐH, CĐ 111 108 110 113 120
THCN 24 14 19 21 20
CNKT 1047 1146 1230 1289 1569
LĐCĐT 169 88 98 126 180
Nguồn: phòng hành chính-nhân sự
Qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy được một cái nhìn tổng quát về cơ cấu
lao động của Công ty. Số lượng lao động tăng nhanh qua các năm chứng tỏ Công ty
luôn chú trọng quan tâm đến đội ngũ lao đông, việc tuyển dụng lao đông luôn được
chú ý tới như là một chiến lược phát triển của Công ty. Công ty luôn quan tâm tới đội
ngũ này không chỉ ở số lượng mà chất lượng đôi ngũ lao động càng ngày được nâng
cao. Số lượng cụ thể được thể hiện qua các năm trên năm 2009 tăng thêm 638 người
so với năm 2005 đây là một con số rất đáng nói với Công ty.
Trong thời buổi mà nền kinh tế của thế giới bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới các Công ty thường tiến hành cắt giảm đội ngũ lao động để
giảm thiểu chi phí chung nhưng Công ty lại đi ngược với xu thế đó. Chính vì thế mà
đội ngũ lao động của Công ty không nhưng tăng về số lượng mà còn cả chất lượng
Nguyễn Xuân Diệu Lớp: Công nghiệp 48A

23
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung
năm 2009 tăng thêm 440 người so với năm 2008 cụ thể độ ngũ lao động có trình độ
đại học và cao đẳng tăng 7 người, trung học chuyên nghiệp giảm 1 người, nhưng đội
ngũ công nhân kỹ thuật lai tăng 280 người, Công ty cũng tuyển thêm loại hình công
nhân chưa qua đào tạo là 54 người.
Do đặc thù của Công ty là hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng nên lao
động là nam giới chiếm một tỷ trọng rất cao.
Bảng 11: Cơ cấu lao động theo giới tính.
ĐVT: người
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm 2009
Số lượng 1351 1356 1457 1549 1989
Nam giới 1053 1057 1149 1129 1558
Nữ giới 298 299 308 320 340
Nguồn: phòng hành chính-nhân sự
Căn cứ theo bảng số liệu trên cho chúng ta thấy được một cái nhìn tổng quan
của các Công ty xây dựng thì nam giới chiếm một tỷ trọng rất cao đội ngũ lao động.
Trong Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 573 cũng vậy, nguồn lao động chủ yếu là
nam giới, nữ giới chiểm một tỷ trọng nhỏ và khiêm tốn. Căn cứ vào bảng số liệu trên
số lượng lao động là nữ giới tuy có tăng nhưng so với lao động là nam giới thì tỷ lệ
tăng này là không đáng kể.

Nguyễn Xuân Diệu Lớp: Công nghiệp 48A
24
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung
5.2. Đánh giá hiệu quả lao động tại công ty.
Bảng 12: Kết quả sử dụng lao động của Công ty
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Doanh thu Triệu
đồng
52.619 61.470 75.067 89.438 101.451
Lợi nhuận Triệu
đồng
4.398,08 7.383,2 10.895,36 15.754,24 19.644,16
Tổng số lao động Người 1351 1356 1457 1549 1989
NSLĐ bình quân Tr/ng/n 38,948 45,332 51,522 57,739 51,006
LN bình quân Tr/ng/n 3,255 5,445 7,478 10,170 9,876
Nguồn: phòng tài chính –kế toán
Muốn đánh giá được hiệu quả lao động tại Công ty như ở bảng trên ta cần
dùng hai chỉ tiêu sau:

- Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của công ty theo năng suất lao động:
Ta có công thức tính: W = M/T
Trong đó:
+ W: Là năng suất lao động trong 1 năm
+ M: Là doanh thu của doanh nghiệp trong 1 năm
+ T: Là tổng số lao động của công ty trong 1 năm
- Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của công ty theo lợi nhuận:
Ta có công thức tính: H = L/T
+ H: là lợi nhuận bình quân/1 lao động
+ L: là lợi nhuận thu được trong 1 năm
+ T: là tổng số lao động của công ty trong 1 năm
Nguyễn Xuân Diệu Lớp: Công nghiệp 48A
25

×