Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tìm hiểu về các lục địa nam mĩ, đặc điểm tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 24 trang )

Chương 2
LỤC ĐỊA NAM MĨ
(Lý thuyết 15, thực hành 01)
Mục tiêu
*Trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức về địa lí tự nhiên của lục địa
Nam Mĩ. Giúp sinh viên nắm vững được các đặc điểm cơ bản về điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên, tìm hiểu các nhân tố hình thành tự nhiên
cũng như các khu vực địa lí tự nhiên của lục địa Nam Mĩ.
* Rèn luyện kỹ năng đọc và nhận xét bản đồ địa lí tự nhiên, xác định
các dãy núi, các đồng bằng, sơn ngun lớn, các hệ thống sơng chính. Tập
xây dựng các lược đồ địa hình.
* Vẽ biểu đồ khí hậu một số trạm để phân tích phân tích và rút ra đặc
điểm của kiểu khí hậu mà chúng đại diện.
2.1. Các nhân tố hình thành tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lí
Nam Mỹ (hay Nam Mĩ) là phần lục địa nằm ở phía Tây của Nam bán
cầuTrái Đất thuộc châu Mỹ, bắt đầu từ phía nam kênh đào Panama trở xuống.
Diện tích của lục địa cùng với các đảo xung quanh rộng 17.850 nghìn km 2.
(trong đó diện tích các đảo khoảng 150 ngìn km2).
Điểm cực Bắc là mũi Galinat nằm trên vĩ tuyến 12 025’B. Điểm cực
Nam là mũi Phroiet trong eo biển Mangielang có vĩ độ 53 054’N. Điểm cực
Đông là mũi Brancô (34048’T), điểm cực Tây là mũi Pariniat (81019’T). Nơi
rộng nhất theo chiều ngang khoảng 5.000km.
Lục địa Nam Mỹ có 4 mặt giáp biển và đại dương. Phía Bắc có biển
Caribê, Thái Bình Dương ở phía Tây, Đại Tây Dương ở phía Đơng, cịn ở phía
Nam thì Thái Bình Dương và Đại Tây Dương thơng với nhau bằng eo biển
Mangielang, eo biển này ngăn cách lục địa với quần đảo Đất lửa.


Hình 2.1. Lãnh thổ Nam Mỹ


2.1.2. Lịch sử phát triển tự nhiên
2.1.2.1. Thời Tiền Cambri và Cổ Sinh.
- Vào thời Tiền Cambri: tại phần Đ lục địa hiện nay đã tồn tại một lục
địa cổ, đó là phần phía T của lục địa Gônvana. Phần lục địa này ngày nay
được gọi là nền Nam Mĩ.


- Đến đầu đại Cổ Sinh: địa máng Anđet trở thành một địa máng thực
thụ, còn khiên Guyan – Braxin bị biến đổi mạnh.
- Vào nửa sau đại Cổ Sinh: Xuất hiện các chuyển động kiến tạo mạnh
mẽ trong địa máng Anđet, toàn bộ nền Nam Mĩ được nâng lên mạnh.
2.1.2.2. Đại Trung Sinh và Tân Sinh đã bắt đầu xuất hiện các nứt vỡ lớn
trên lục địa.
- Kỉ Triat ở bờ Đ lục địa Nam Mĩ, trong máng nền Parana có dung
nham trào ra bao phủ một vùng lớn, rộng tới 1.200.000 km 2 và dày tới 600m,
tạo thành một miền đá tráp vĩ đại nhất thế giới
- Đến kỉ Giura: Nam Mĩ tách khỏi lục địa Phi và phần N Đại Tây
Dương được hình thành.
- Địa máng Anđet vào giai đoạn đầu Trung Sinh tồn tại dưới hình thức
một máng biển cực kì hoạt động với các vận động nâng lên xen các vận động
sụt lún và có núi lửa hoạt động.
- Sang đại Tân Sinh: Các vận động tạo núi chuyển sang phần phía Đ
của địa máng. Các chuyển động uốn nếp, nâng lên và đứt gãy xuất hiện từ
giữa Palêôgen và đạt cường độ mạnh nhất vào cuối Nêôgen.
Từ cuối Nêôgen đến đầu Đệ Tứ là thời kì vận động nâng lên và hạ
xuống chiếm ưu thế. Nhờ vậy, toàn bộ hệ thống núi Anđét được nâng lên rất
cao, đồng thời phần phía T lún sụt xuống biển, chỉ để lại phần Đ tức là dãy
Anđét hiện nay.
2.2. Đặc điểm tự nhiên chung
2.2.1. Đặc điểm địa hình

2.2.1.1. Bề mặt lục địa nhìn chung ít bị chia cắt, có 2 đơn vị cấu trúc
hình thái phù hợp với 2 đơn vị cấu trúc địa chất rõ ràng: các sơn nguyên và
đồng bằng ở phía Đ và miền núi ở phía T.
- Các sơn nguyên và đồng bằng phía Đ là những đơn vị được hình
thành trên vùng nền cổ. Gồm:


+ Sơn nguyên Guyan và sơn nguyên Braxin: là những bộ phận nền
được nổi lên khỏi mực biển từ thời Tiền Cambri, được cấu tạo bởi các đá kết
tinh, biến chất và chịu quá trình san bằng lâu dài. Bề mặt các sơn nguyên nhìn
chung tương đối bằng phẳng, phổ biến nhất là các dạng địa hình đồi và núi
thấp, cao trung bình từ 300 đến 800m. Bên cạnh đó, có các cao ngun bậc
thang hình thành trong các khu vực phủ dung nham hoặc các khối núi tảng,
tức là các bộ phận nền mới được nâng lên mạnh; nhưng bề mặt ít bị cắt xẻ,
như núi Rơraima (2.771m) ở sơn nguyên Guyan, dãy Xiêra đô Ma, dãy Xiêra
đô Manticâyra...ở phía Đ sơn ngun Braxin cao trung bình > 2.000m.
+ Cao ngun Patagơnia: là bộ phận được hình thành trên địa đài
Patagôni nằm ở ĐN lục địa. Nền đá kết tinh ở đây bị phủ các lớp trầm tích
nằm ngang hoặc dung nham rất dày, rồi bị nâng lên và hạ xuống nhiều lần, bị
đứt gãy nên ngày nay tạo thành nhiều cao nguyên nhỏ nằm trên các độ cao
khác nhau.
+ Các đồng bằng Amadôn, Orinôcô và La Plata: là những đồng bằng
thấp, hình thành trên các máng nền được bồi trầm tích dày nên có bề mặt bằng
phẳng.
- Hệ thống núi Anđét ở phía T: (cịn gọi là dãy Coođiê Nam Mĩ) là miền
núi uốn nếp trẻ, cao và đồ sộ bậc nhất thế giới: Các dãy núi kéo dài từ B
xuống N tới gần 9.000 km, cao trung bình từ 3.000 đến 5.000m, tựa như một
trường thành khổng lồ chạy theo bờ T lục địa.
Về cấu tạo, hệ thống núi Anđét gồm các dãy chạy song song và có thể
chia làm 2 hệ thống nhỏ:

+ Hệ thống Coođiê Duyên Hải: gồm các dãy núi thấp chạy sát ven bờ
Thái Bình Dương. Coođiê Dun Hải khơng kéo dài liên tục mà chỉ xuất hiện
từng đoạn và phân cách với dãy Coođiê chính bởi một thung lũng kiến tạo
hẹp. Ở phần cực nam, Coođiê Duyên Hải bị đổ vỡ, tạo thành quần đảo Chilê.


+ Hệ thống Coođiê chính (hay Anđet): là hệ thống cao và đồ sộ nhất.
Núi chia thành nhiều dãy chạy song song với nhau, trong đó có nhiều khối núi
và núi lửa cao từ 6.000 đến 7.000m, như khối núi Iliampô (6.550m), các núi
lửa Lulalaicô (6.725m), Simbôrađô (6.272m) và khối Acôngcagua (6.960m)
là đỉnh núi cao nhất hệ thống Anđét và toàn bộ lục địa Nam Mĩ.
2.2.1.2. Sự phân bố các núi, sơn nguyên và đồng bằng theo một hướng
chung gần với hướng BN:
- Phía T là hệ thống núi Anđét cao và đồ sộ.
- Phía Đ là sơn nguyên Braxin với bờ phía Đ được nâng lên khá cao và
chạy theo hướng ĐB – TN.
- Các đồng bằng Orinôcô, Amadôn và đồng bằng La Plata nối liền với
nhau, tạo thành một dải đồng bằng thấp ở giữa.
- Đặc biệt, cấu tạo hướng BN được thể hiện rõ nhất ở phần N lục địa,
trong đó đồng bằng La Plata tựa như một ống máng khổng lồ chạy theo hướng BN, nằm giữa dãy Anđet ở phía T với sơn nguyên Braxin ở phía Đ.
2.2.2. Khống sản
2.2.2.1. Phân loại
Có nhiều loại khống sản nhưng chủ yếu là sắt, đồng, chì, kẽm, bạc,
dầu mỏ...
- Sắt tập trung ở sơn nguyên Guyan và sơn nguyên Braxin
- Chì, kẽm, bạc tập trung ở Achentina, pêru, Chi lê..
- Đồng có ở Chi Lê
- Vàng có ở đông nam sơn nguyên Braxin và đông bắc sơn nguyên
Guyan
- Dầu mỏ và khí đốt có nhiều nhất ở Venuezuela, đồng bằng Amazon.

2.2.2.2. Phân bố
- Vùng nền có đá kết tinh lộ ra trên mặt
- Trong các máng nền và các vùng trũng trước và giữa núi


- Miền núi Andet
2.2.3. Khí hậu
2.2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến đặc điểm khí hậu lục địa Nam Mỹ
a. Vị trí địa lí:
- Phần lớn lục địa Nam Mĩ nằm trên các vĩ độ thấp, do đó hàng năm
nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn:
+ Khoảng từ vĩ tuyến 400N trở lên, tổng bức xạ năm thay đổi từ 140
đến 180 Kcal/cm2/n.
+ Từ 400N trở xuống, tổng bức xạ này chỉ cịn từ 80 đến 140
Kcal/cm2/n.
b. Địa hình:
- Các sơn nguyên và đồng bằng thấp nằm ở phía Đ, các núi cao chắn ở
phía T, do đó các dịng gió mậu dịch ĐB và ĐN từ đại dương dễ dàng xâm
nhập sâu vào nội địa, làm cho phần lớn lãnh thổ Nam Mĩ chịu ảnh hưởng của
Đại Tây Dương:
- Các sườn Đ sơn nguyên Braxin và sườn B sơn nguyên Guyan là
những nơi có mưa khá nhiều nhờ đón gió trực tiếp từ biển vào.
- Ở phía T, núi Anđet có tác dụng như một bức thành cao chắn ảnh
hưởng Thái Bình Dương vào sâu trong nội địa. Các sườn núi phía T Cơlơmbơ
và TN Chilê là những nơi đón gió nên có mưa rất nhiều. Trái lại, các sườn
phía Đ Anđet thuộc Achentina và cao ngun Patagơnia do nằm khuất gió trở
thành vùng khơ hạn.
- Trong vùng núi Anđet càng lên cao, điều kiện nhiệt và độ ẩm thay đổi
theo các đai cao. ở độ cao từ 5.000m trở lên, khí hậu quanh năm ẩm ướt và
giá lạnh, bắt đầu đới khí hậu lạnh núi cao.

c. Các dịng biển: cũng có tác động mạnh mẽ đối với khí hậu các vùng
ven bờ:


- Dịng biển nóng Braxin có tác dụng tăng cường độ ẩm cho gió mậu
dịch ĐN, mang mưa khá nhiều tới sườn ĐN sơn nguyên Braxin ngay cả vào
mùa đông.
- Dịng biển lạnh Phơnlen làm tăng thêm tính chất lạnh và khơ cho bờ
Đ cao ngun Patagơni, cịn dịng biển lạnh Pêru, ở một mức độ rất lớn tham
gia vào việc hình thành hoang mạc Atacama ở phía T, tựa như dịng lạnh
Benghêla tạo nên sự khơ hạn cho hoang mạc Namibia ở TN Phi.
Ngồi ra, các dịng lạnh làm cho nhiệt độ các vùng ven bờ thấp hơn
vùng nội địa rất rõ rệt.
d. Hoàn lưu
- Tháng 1:
Do được sưởi nóng mạnh nên ở vùng xích đạo và nhiệt đới Nam Mỹ
hình thành một áp thấp bao phủ phần lớn lục địa. Trong thời gian đó thì áp
cao Axo hoạt động ở phía Bắc lục địa, áp cao Nam Đại Tây Dương ở phía
Đơng và áp cao Nam Thái Bình Dương hoạt động ở rìa phía tây lục địa.
Phía Bắc có gió Đơng Bắc thổi từ áp cao Axo gây mưa lớn cho sườn
Bắc sơn nguyên Guyan, vùng đồng bằng dun hải bắc Venêzla và đồng
bằng Ơriconơ do ảnh hưởng của rìa áp cao và khuất gió nên ít mưa. Bắc và
tây bắc của sơn nguyên Braxin mưa nhiều do gió đơng bắc vượt xích đạo đổi
hướng bắc hoạc tây bắc. Phía đơng có gió đơng bắc thổi vào lục địa gặp các
dãy núi vùng duyên hải cũng gây mưa lớn. Vùng dun hải phía tây do tác
động của dịng biển lạnh nên thời tiết khô, trong sáng. Duyên hải tây nam nằm
trong đới hoạt động của gió tây có nhiều mưa.
Trên lục địa nhiệt độ giảm dần từ bắc xuống nam (25 - 10 0C). Do ảnh
hưởng của dòng biển lạnh nên bờ tây nhiệt độ luôn thấp hơn bờ đông.
- Tháng 7 (là mùa đông của lục địa Nam Mỹ)



Phần bắc lục địa chịu ảnh hưởng của áp thấp xích đạo, gió mậu dịch từ
áp cao Axo thổi đến rìa bắc đem đến một lượng mưa nhỏ cho vùng bắc sơn
nguyên Guyan và vùng đồng bằng lân cận.
Phần đông lục địa gió mậu dịch từ áp cao Nam Đại Tây Dương thổi vào
theo hướng đông, đông bắc và đông nam qua dịng biển nóng Braxin gây mưa
lớn cho lục địa.
Vùng duyên hải phía tây lục địa nằm trong phạm vi ảnh hưởng của áp
cao Nam Thái Bình Dương với gió nam và tây nam, đồng thời do ảnh hưởng
của dịng biển lạnh nên thời tiết khơ và lạnh.
Lượng mưa trên lục địa phân bố khơng đều, vùng có mưa nhiều nhất từ
2000 – 5000mm là phía tây đồng bằng Amazơn, dun hải phía tây Êcuado và
Cơlơmbia và miền nam Chi lê. Vùng có lượng mưa trên 1000m là sơn ngun
Braxin (trừ thung lũng sơng Xan Phranxitco), đồng bằng Ơriconơ (trừ phần
duyên hải phía bắc). Vùng duyên hải phía tây có lượng mưa thấp dưới
250mm.
2.2.3.2. Đặc điểm các đới khí hậu lục địa Nam Mỹ
a. Đới khí hậu xích đạo nóng ẩm quanh năm:
- Bao gồm phần phía T đồng bằng Amadơn, vùng núi và dun hải phía
T Cơlơmbơ và Êcuađo.
- Trên các khu vực này quanh năm thống trị khối khí xích đạo nóng và
ẩm. Khơng khí ở đây được sưởi nóng, thường xuyên bốc lên, nên có hoạt
động đối lưu rất mạnh. Mưa nhiều và phân bố đều trong năm, chủ yếu dưới
hình thức mưa rào và mưa dông, xảy ra hàng ngày vào buổi chiều lúc nhiệt độ
bắt đầu giảm xuống. Lượng mưa trung bình từ 2.000 đến 3.000mm/n; riêng
vùng dun hải phía T Cơlơmbia là nơi có mưa nhiều nhất, trung bình từ
5.000 đến 6.000mm/n có nơi cịn cao hơn. Chế độ nhiệt trên tồn đới rất điều
hồ, nhiệt độ trung bình của các tháng thay đổi từ 25 đến 270C.
b. Đới khí hậu cận xích đạo:



- Ở Nam Mĩ phân bố tương tự như ở lục địa Phi, nghĩa là có 2 đới bao
bọc lấy đới xích đạo; gồm tồn bộ phần B Nam Mĩ, phần Đ và phần N đồng
bằng Amadôn và phần B sơn nguyên Braxin.
- Trong đới này, sự thay đổi mùa tương tự như đới khí hậu cận xích đạo
ở lục địa Phi. Ở đây một năm có 2 mùa: mùa mưa và mùa khơ. Trong đới phía
B mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng XII, cịn đới phía N thì ngược lại, từ
tháng XII đến tháng V năm sau. Lượng mưa trung bình từ 500 đến
1.500mm/n. Trên sườn Đ sơn nguyên Guyan tuy nằm trong đới khí hậu cận
xích đạo nhưng về chế độ nhiệt và ẩm lại gần với đới xích đạo. Ở đây, mùa
đơng có mưa do gió mậu dịch ĐB từ biển vào; cịn mùa xn và hè mưa do
gió mùa và khơng khí xích đạo từ phía N xâm nhập lên. Mùa thu tương đối
khơ ráo.
c. Đới khí hậu nhiệt đới:
Nằm ở phía N của đới cận xích đạo. Phụ thuộc vào chế độ thời tiết, có
thể chia thành các kiểu sau đây:
-Khí hậu nhiệt đới ẩm: Chiếm phần duyên hải phía Đ và phần N sơn
nguyên Braxin cho tới thung lũng sông Parana. Khu vực này do nằm ở ngoại
vi phía T áp cao N Đại Tây Dương, quanh năm có gió mậu dịch từ biển thổi
vào theo hướng Đ, ĐN và ĐB. Gió đi qua biển mang theo khối khí nhiệt đới
ẩm, khi vào tới bờ gặp địa hình núi chắn nên đổ mưa khá nhiều, nhất là về
mùa hạ. Riêng phần phía N, về mùa đơng có mưa nhiều do ảnh hưởng của
hoạt động khí xốy trên frơng ơn đới. Lượng mưa trung bình từ 1.000 đến
2.000mm/n; trong đó có một vài nơi có mưa nhiều hơn.
-Khí hậu nhiệt đới lục địa: Chiếm phần nội địa thuộc vùng đồng bằng
Grăng Sacô. Khu vực này về mùa hè có mưa do khơng khí xích đạo từ phía B
và khơng khí nhiệt đới từ Đại Tây Dương xâm nhập vào; song lượng mưa
không lớn lắm. Mùa đơng khơ và lạnh, thỉnh thoảng có các đợt khơng khí



lạnh phía N xâm nhập lên, làm cho thời tiết thay đổi đột ngột và có băng giá
nhẹ. Lượng mưa trung bình từ 500 đến 1.000mm/n.
-Khí hậu nhiệt đới khơ ven bờ Thái Bình Dương: Chiếm một dải hẹp
kéo dài từ vĩ tuyến 4030’N đến 280N. Do chịu ảnh hưởng của ngoại vi phía Đ
áp cao N Thái Bình Dương và dòng biển lạnh Pêru, thời tiết ở đây quanh năm
ổn định, mưa rất hiếm mặc dù độ ẩm nhiều lúc khá cao. Lượng mưa trung
bình từ 30 đến 50mm/n và biên độ nhiệt giữa các tháng rất thấp, khoảng từ 5
đến 60C.
-Khí hậu nhiệt đới núi cao: Hình thành trên vùng núi Trung Anđet, ở độ
cao từ 3.000m trở lên. Trong khu vực này, phần lớn thời gian trong năm thống
trị áp cao và khơng khí nhiệt đới khơ. Về mùa hè, thỉnh thoảng có mưa do các
khối khí nhiệt đới và xích đạo tràn lên. Lượng mưa trung bình từ 150 đến
300mm/n; nhưng biên độ nhiệt trong ngày rất lớn, có lúc đạt tới 30 0C. Mùa
đơng thường khơ khan và rất lạnh.
d. Đới khí hậu cận nhiệt:
Giới hạn phía N xuống tới khoảng vĩ tuyến 410N. Tuy nằm trong phần
lục địa đã bị thu hẹp lại, song do ảnh hưởng của núi Anđet nên khí hậu giữa Đ
và T rất khác nhau:
-Phần phía Đ: Bao gồm vùng ĐN sơn nguyên Braxin, đồng bằng
Parana – Pampa và Urugoay thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt ẩm. Ở đây mưa
phân bố tương đối đều trong cả năm: về mùa hè do khối khí nhiệt đới Đại Tây
Dương xâm nhập vào theo gió mậu dịch ĐN; cịn về mùa đơng do hoạt động
của các khí xốy trên frơng ơn đới. Mùa hè tương đối nóng, cịn mùa đơng
dịu. Phía T và TN đồng bằng Pampa và phần B Patagôni do nằm sâu trong nội
địa nên lượng mưa giảm đi rõ rệt. Mưa chỉ rơi vào mùa hè, cịn mùa đơng
khơ, lạnh và thường có băng giá.
-Miền dun hải phía T: Thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải. Về
mùa hè do ảnh hưởng của áp cao N Thái Bình Dương, thời tiết khô và trong



sáng; cịn mùa đơng, vùng áp cao này dịch lên phía B, ở đây chịu ảnh hưởng
của gió tây nên có mưa tương đối nhiều. Lượng mưa giảm dần từ N lên B. Do
ảnh hưởng của dòng biển lạnh nên nhiệt độ quanh năm tương đối điều hồ.
e. Đới khí hậu ôn đới:
- Chiếm phần cực N lục địa.
- Trong đới này, quanh năm thống trị khối khí ơn đới và hoạt động của
gió tây. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của núi Anđet nên phần phía Đ khơ khan,
cịn phần phía T ẩm ướt. Lượng mưa trung bình trên cao ngun Patagơni là
250mm/n, cịn phía T dãy Anđet tới 2.000 đến 3.000mm/n.
2.2.4. Sơng ngịi và hồ
2.2.4.1. Đặc điểm chung
- Hệ thống sông của lục địa Nam Mĩ khá phát triển, thể hiện ở chỗ:
mạng lưới sông dày và phân bố đều trên tồn lục địa; có nhiều sơng lớn và dài
vào bậc nhất thế giới.
- Đường phân thuỷ chính của lục địa chạy dọc theo dãy Anđet, phân
chia lục địa thành 2 phần khơng cân đối: phần phía T thuộc lưu vực Thái Bình
Dương chỉ rộng 1.344.000 km2; cịn phần phía Đ thuộc lưu vực Đại Tây
Dương rộng 15.616.000 km2. Tất cả các sơng lớn và trung bình đều đổ vào
lưu vực này.
- Nguồn cung cấp nước của các sông ở Nam Mĩ chủ yếu do mưa; vì thế
chế độ các sơng phụ thuộc vào chế độ mưa là chính. Chỉ có các sơng nhỏ ở
phần N lục địa có nguồn cung cấp nước vừa do mưa vừa do tuyết và băng tan
từ trên núi xuống.
2.2.4.2. Các sơng chính
- Sơng Amazôn: Amazon là sông dài nhất thế giới với 6900km và là
sơng có lưu vực lớn nhất thế giới. Sơng Amazon chiếm khoảng 20% tổng lưu
lượng nước ngọt cung cấp cho các đại dương. Chỗ rộng nhất của sông vào
mùa khô khoảng 11km (6.8 dặm). Vào mùa mưa lũ, chỗ rộng nhất của sông



có thể lên đến 40 km (24.8 dặm) và khu vực cửa sơng có thể rộng tới 325 km
(202 dặm). Do độ rộng của sơng như vậy, người ta cịn gọi là sông biển.
Lưu vực sông bao phủ phần lớn rừng Amazon, khu rừng nhiệt đới lớn
nhất trên thế giới, chiếm diện tích 6.144.727 km² (phần lớn ở Brasil).
Amazon có lưu vực rộng nhất thế giới với hơn 1.000 sông nhánh đan
chéo nhau dệt thành một mạng sông dày đặc, trong đó có hơn 17 nhánh có
chiều dài 1.500 km. Lưu vực Amazon chiếm khoảng 40% tổng diện tích đại
lục Nam Mỹ, lớn gấp đơi diện tích lưu vực sơng Congo ở châu Phi.
Vào tháng 5 năm 2007, nhằm xác định thượng nguồn của con sông, các
nhà khoa học Brasil và Peru đã làm một cuộc hành hành trình vất vả. Và họ
thấy con sông này bắt nguồn từ vùng núi tuyết Mismi (5000 mét so với mực
nước biển).
- Sông Uruguay: có chiều dài khoảng 1.500 km, xuất phát rặng núi
Serra do Mar ở Brasil do hợp lưu của hai con sơng Canoas và Pelotas. Khúc
sơng trên có nhiều ghềnh thác nên tàu thuyền khơng dùng được. Ở Salto
Chico thì dịng sơng rộng và sâu đủ để dùng thuyền di chuyển trên sông. Xuôi
xuống miền dưới cách sông La Plata 100 km thì sơng nhận nước từ phụ lưu
chính sơng Negro. Ở hạ lưu nơi sơng Uruguay kết thúc thì nước sông nhập
với sông Paraná để thành con sông La Plata rộng lớn.
Lưu vực sơng Uruguay có diện tích 370.000 km² với nhiều tiềm năng
thủy điện. Đập Salto Grande là một cơng trình tận dụng được tiềm năng này.
- Sơng La plata: Sơng La Plata là cửa sơng hình phễu do hợp lưu của
hai con sông Uruguay và Paraná, trải dài trên 290 km (180 dặm Anh) từ nơi
hợp lưu của hai sơng nói trên tới Đại Tây Dương.
Ngay ở chỗ hợp lưu, bề ngang sông La Plata đã rộng 48 km. Từ đó
sơng chảy theo hướng đơng-nam, tỏa rộng dần đến khi đổ ra biển thì bề ngang
là 220 km và được coi là cửa sông rộng nhất thế giới.



Sông La Plata là biên giới giữa hai nước Argentina và Uruguay. Hai
cảng chính trên sơng là Buenos Aires ở nam ngạn và Montevideo bên bắc
ngạn.

Hình 2.2 Sơng ngịi trên lục địa Nam Mỹ


Lưu vực sông La Plata gồm lưu vực của cả hai con sông Paraná và sông
Uruguay, chiếm khoảng một phần năm diện tích của tồn châu Nam Mỹ. Lưu
vực này rút nước từ đơng-nam Bolivia, tồn phần nước Paraguay, phần lớn
nước Uruguay, và miền bắc nước Argentina. Với ước lượng 57 triệu mét
khốiphù sa đổ ra biển mỗi năm, cửa sông La Plata thường bị cát bồi. Cảng
Buenos Aires thường xun phải có tàu nạo vét lịng sơng mới thơng thương
được.
2.2.5. Các đới cảnh quan tự nhiên
2.2.5.1. Vịng đai xích đạo:
Hình thành chủ yếu trong đới khí hậu xích đạo và phân bố trên miền
đồng bằng Amadôn rộng lớn. Phân biệt thành các đới sau:
- Đới rừng xích đạo ẩm thường xanh:
Phân bố ở phần phía T đồng bằng Amadơn, vùng duyên hải phía T và
trên các sườn núi thấp của dãy Anđet thuộc Cơlơmbia.
Trong điều kiện khí hậu xích đạo nóng và ẩm quanh năm, địa hình
đồng bằng thấp và bằng phẳng, mạng lưới sơng ngịi dày đặc và hàng năm lại
được bồi đắp phù sa nên rất thuận lợi cho thực vật phát triển. Rừng ở đây
thuộc kiểu rừng mưa nhiệt đới điển hình, lần đầu tiên được A. Humbơn
nghiên cứu và gọi là rừng “Ghilê”, cịn ở Braxin người ta gọi là “Xenvat”.
Trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm ướt, dưới rừng xích đạo hình thành
loại đất feralit rửa trôi. Nhờ giàu xác thực vật phân huỷ, đất vẫn có nhiều mùn
và có độ phì khá cao.
Giới động vật rừng ghilê cũng rất phong phú. Ngoài chim tucan có mỏ

rất to hoặc hàng trăm lồi vẹt sống nhờ vào quả cây; cịn có rất nhiều lồi
chim ruồi sống chủ yếu bằng mật hoa hoặc sâu bọ nhỏ. Trong rừng có vơ số
các cơn trùng như bướm, kiến, nhện, ruồi, muỗi; vì thế có nhiều lồi thú ăn
kiến và nhiều dơi. Ngồi ra, cịn có nhiều rắn và trăn. Ven theo các bờ sơng và
đầm hồ, có nhiều cá sấu và rùa. Trong các sơng có nhiều cá nước ngọt.


Đới rừng xích đạo Nam Mĩ cho đến nay vẫn được xem là một bảo tàng
về rừng mưa nhiệt đới; vì ở đây nhiều vùng rất rộng hồn tồn hoang vắng,
rừng vẫn còn giữ nguyên trạng thái nguyên sinh của nó. Rừng Amadơn là
nguồn lâm sản nhiệt đới giàu có của Braxin, Pêru và Bơlivia.
-Đới rừng hỗn hợp:
Phần phía Đ đồng bằng Amadơn tuy nằm trong đới xích đạo, nhưng
điều kiện khí hậu khác với phần đồng bằng phía T. Ở đây, lượng mưa hàng
năm tuy vẫn nhiều (trung bình từ 1.500 đến 2.000mm/n), nhưng sự phân bố
mưa không đều trong năm, mà bắt đầu xuất hiện một thời kì khơ tương đối rõ,
vì thế rừng xích đạo ẩm thường xanh được thay thế bởi rừng hỗn hợp.
Trong rừng này, các loài cây mọc thưa và thấp hơn, thành phần lồi
nghèo hơn rừng xích đạo; trong rừng có thêm các lồi rụng lá vào mùa khơ.
Càng đi xa xích đạo, mùa khơ cành dài thì số lượng cây rụng lá theo mùa
càng tăng và tầng đế rừng càng phát triển. Do sự thay đổi khí hậu theo mùa rõ
rệt nên trong đất xuất hiện q trình tích luỹ ơxit sắt mạnh, hình thành đất
feralit đỏ hoặc đỏ vàng.
Giới động vật của rừng hỗn hợp có nhiều lồi chung với rừng xích đạo,
đồng thời có một số lồi thích điều kiện rừng thống và khơ hơn như hươu
nhỏ madama, một vài loài ăn thịt như báo mĩ, mèo rừng v.v...Cũng thường
gặp thú ăn kiến lớn sống trên mặt đất, nhím và một số gậm nhấm như chuột
capibara, chuột mõm dài.
So với đới rừng xích đạo, đới rừng hỗn hợp là vùng được khai thác
mạnh hơn. Ngoài việc lấy gỗ và cao su tự nhiên trong rừng, nhiều vùng ven

bờ biển nhờ có dân tập trung đơng nên rừng được khai phá để trồng ngũ cốc,
ca cao, cà phê, dứa và các cây ăn quả.
2.2.5.2. Vịng đai cận xích đạo.
Phát triển trong các miền thuộc đới khí hậu gió mùa xích đạo. Tuỳ theo
vị trí địa lí và điều kiện ẩm khác nhau, có thể phân biệt thành các đới:


-Đới rừng cận xích đạo ẩm: Phát triển trong một dải hẹp ở sườn B sơn
nguyên Braxin và gần toàn bộ sơn nguyên Guyan.
Ở các khu vực này, thời kì khơ thường kéo dài từ 2 đến 3 tháng, vì thế
rừng ở đây có đặc điểm tương tự với rừng hỗn hợp của miền Đ đồng bằng
Amadôn. Dưới rừng phát triển đất feralit đỏ. Trong đất đã xuất hiện các kết
vơn sắt khá rõ.
-Đới rừng gió mùa:Phát triển trong một dải hẹp ở phía N đới rừng cận
xích đạo ẩm nói trên và trên các sườn phía TB sơn ngun Guyan.
Ở các khu vực này mùa khô thường kéo dài từ 3 đến 5 tháng. Các cây
trong rừng phần lớn rụng lá vào mùa khô, cây thường không cao nhưng có
thân lớn. Tầng dưới rừng phát triển mạnh, thường gồm dứa ăn quả, các loài
cây bụi và cỏ hoà thảo.
-Đới rừng thưa, xavan và cây bụi: Phát triển trong các khu vực cớ
lượng mưa < 1.500mm/n và mùa khô kéo dài từ 4 – 5 tháng trở lên. Trong đới
này, các loài thực vật thân gỗ đều rụng lá vào mùa khô.
Giới động vật của xavan và rừng thưa cây bụi, ngồi một số đại diện
của rừng cận xích đạo như thú ăn kiến, nhím, ở đây xuất hiện nhiều loài gậm
nhấm, các loài ăn cỏ và ăn thịt. Các đại diện điển hình là hươu Pampa, báo
mĩ, sư tử mĩ và chó sói. Trong rừng, trên đồng cỏ cũng như các vùng đất đã
khai thác, người ta thường gặp tatu là lồi có bàn chân khoẻ, đào hang rất
giỏi. Trong xavan cịn có nhiều rắn, thằn lằn và mối.
Phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm và thời gian ẩm dài ngắn khác
nhau, có thể phân chia xavan thành các kiểu sau:

- Xavan ẩm:
- Xavan cây bụi:
- Xavan khơ:
2.2.5.3. Vịng đai nhiệt đới.


Phát triển trong đới khí hậu nhiệt đới, nằm giữa các vĩ tuyến từ 20 0N
đến 280N ở vùng nội địa, cịn ven bờ phía Đ và phía T phát triển tới vĩ tuyến
50N.
Điều kiện hình thành và sự phân bố các đới cảnh quan của vòng đai này
rất gần với vịng đai nhiệt đới của Nam Phi. Có thể phân biệt thành các đới
sau đây:
-Đới rừng nhiệt đới ẩm:
Phát triển trên các đồng bằng, các thung lũng và các miền núi thấp ở
phía Đ và ĐN sơn nguyên Braxin. Ở các khu vực này, nhờ ảnh hưởng của gió
mậu dịch từ biển vào nên có mưa nhiều (trung bình từ 1.200 đến 2.000mm/n)
và phân bố gần quanh năm. Rừng nhiệt đới ẩm ở đây rất gần với rừng nhiệt
đới ẩm của vịng đai cận xích đạo cả về diện mạo và thành phần. Trong rừng
có nhiều gỗ q. Hiện nay, phần lớn đất đai thuộc đới này đã được khai phá.
Đây là nơi có dân cư tập trung đơng, có nhiều đồn điền lớn trồng dứa, cà phê,
ca cao, cao su, mía, chanh, cam và nhiều cây ăn quả khác.
- Đới rừng thưa, xavan và cây bụi.
Đới này bao chiếm toàn bộ vùng đồng bằng Nội Địa, kéo dài từ 20 0N
đến gần 300N. Phần B, trong vùng đồng bằng Mamorê do nằm gần với đới
rừng xích đạo, có lượng mưa và độ ẩm khá lớn, phát triển xavan cỏ cao.
Xavan ở đồng bằng Mamorê rất giống với xavan ở Lanốt Ơrinơcơ. Phần N,
thuộc phạm vi đồng bằng Grăng Sacơ, do khí hậu rất nóng (nhiệt độ tối đa
tuyệt đối tới 470C, là nơi nóng nhất lục địa) và mùa khơ kéo dài tới 10 tháng,
vì thế hình thành kiểu xavan cây bụi, trên đất nâu đỏ và đất nâu xám.
- Đới bán hoang mạc và hoang mạc. Lớp phủ thực vật hết sức nghèo,

phần lớn mặt đất đều trơ trụi, đây đó lơ thơ một vài lồi xương rồng hoặc cây
bụi gai nhỏ. Vào thời kì có nhiều sương mù, ở đây có loại thực vật đoản sinh
mọc và phát triển rất nhanh rồi tàn lụi sau một thời gian rất ngắn.


Giới động vật của rừng nhiệt đới ẩm ở đông Braxin cũng tương tự như
động vật của rừng Amadôn. Ở đây thường gặp khỉ, con lười, thú ăn kiến, sóc,
rất nhiều chim và côn trùng. Khác với rừng nhiệt đới, trong các xavan thường
gặp hươu pampa, lợn pêcari, thú ăn kiến, tatu, báo mĩ, sư tử mĩ, chó sói
pampa và một số chim lớn như hạc, kền kền...Trong các vùng Caatinga và
vùng Grăng Sacơ có nhiều rắn độc.
2.2.5.4. Vịng đai cận nhiệt.
Có thể phân biệt thành các đới sau:
-Đới rừng hỗn hợp cận nhiệt:Phân bố trong một khu vực hạn chế ở
phần ĐN sơn nguyên Braxin, từ vĩ tuyến 240N đến 300N.
Trong khu vực này, hàng năm có mưa khá nhiều và phân bố tương đối
đều giữa các tháng. Do ảnh hưởng của địa hình núi, về mùa hè ở đây tuy nóng
nhưng mùa đơng nhiệt độ giảm xuống rõ rệt (nhiệt độ trung bình tháng chỉ
khoảng 130C), độ ẩm quanh năm dư thừa. Thành phần của rừng gồm các cây
lá rộng xen cây lá nhọn. Các đại diện điển hình nhất là thơng parana có thân
cao tới 40m, tán bé dạng hình lọng rất đặc biệt. đây là lồi thông cổ nhất của
Bán Cầu Nam. Chè paraguay hay chè matê là loại cây lá rộng thường mọc cao
từ 4 đến 8m, có lá xanh quanh năm. Hiện nay matê được sử dụng làm chè
uống cho các nước Nam Mĩ.
Phần phía N, từ vĩ tuyến 300N trở về phía N, tuy lục địa bị thu hẹp lại,
nhưng điều kiện ẩm lại thay đổi rất nhanh theo hướng từ Đ sang T, nên các
cảnh quan phân hoá khá phức tạp. Nếu đi từ Đ sang T sẽ có các đới tuần tự kế
tiếp nhau:
- Đới thảo nguyên rừng.
- Đới thảo nguyên.

- Đới cây bụi khô bán hoang mạc và hoang mạc.
Động vật điển hình cho các vùng đồng cỏ và cây bụi này gồm hươu
pampa, thỏ, các loài gậm nhấm, sư tử mĩ và mèo pampa. Ngồi ra có đà điểu


Rhea và lạc đà lama. Lạc đà lama phân bố chủ yếu ở vùng núi Trung Anđet,
nhưng cịn có trong các vùng chân núi thuộc bán hoang mạc cận nhiệt.
- Phía T, dọc theo bờ Thái Bình Dương có đới rừng và cây bụi lá cứng
kiểu địa trung hải và đới cây bụi bán hoang mạc phân bố ở Trung Chilê.
2.2.5.5. Vịng đai ơn đới.
Phần cực N lục địa, từ vĩ tuyến 400N trở xuống thuộc vịng đai ơn đới.
- Trên các sườn núi Anđet thuộc Chilê có lượng mưa hàng năm lớn và
mát mẻ nên phát triển rừng hỗn hợp trên núi. Trong rừng cây mọc dày và
rậm, vì thế được gọi là rừng “giả ghilê”. Các loài điển hình cho rừng này là
giẻ phương nam, bá hương, thơng phương nam và kim giao. Rừng hỗn hợp
phát triển cho đến tận quần đảo Đất Lửa.
- Trên cao nguyên Patagôni do lượng mưa hàng năm rất thấp, phát triển
cảnh quan bán hoang mạc ôn đới. Đây là đới bán hoang mạc ôn đới duy nhất
trên Địa Cầu nằm trên bờ Đ lục địa. Lớp phủ thực vật và giới động vật rất
nghèo. Khu vực này thường chỉ sử dụng để chăn cừu.
2.3. Dân cư, bản đồ chính trị và tình hình sử dụng nguồn tài
ngun thiên nhiên
Bảng 2.1. Diện tích và dân số các quốc gia trên lục địa Nam Mỹ
STT

Tên nước

1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Argentina
Bolivia
Brasil
Chile
Colombia
Ecuador
Guyana
Guyane (Pháp)
Peru
Suriname
Paraguay
Uruguay
Venezuela

Diện tích
(Km2)
2.766.890
1.098.580
8.511.965

756.950
1.138.910
283.560
214.970
91.000
1.285.220
163.270
406.750
176.220
912.050

Dân số
(người)
39.921.833
8.989.046
188.078.227
16.134.219
43.593.035
13.547.510
767.24
199.509
28.302.603
439.117
6.506.464
3.431.932
25.730.435

Thủ đơ
Buenos Aires
La Paz, Sucre

Brasília
Santiago
Bogotá
Quito
Georgetown
Cayenne
Lima
Paramaribo
Asunción
Montevideo
Caracas

(Theo: World Population Data Sheet 2005)


Hình
2.3 Các quốc gia Nam Mỹ

Tổng số dân của các quốc gia trên lục địa Nam Mỹ khoảng 375 triệu
người, các quốc gia đông dân nhất là Brasil, Colombia, Argentina. Tốc độ gia
tăng dân số không đồng đều, trừ Argentina, ruguay, Chile có mức tăng dân số
tương đối thấp khoảng trên dưới 1%, các nước cịn lại có mức tăng dân số khá
cao từ 1,5 – 2%. Các thành phố đông dân trên 10 triệu người là Sao paolo, Rio
de Janeiro (Brazil), Buenos aires (Argentina).
Vùng Nam Mỹ trước thế kỷ 16, là khu vực sinh sống của nhiều bộ tộc.
Trong đó, bộ tộc Inca là hùng mạnh nhất, họ đã thành lập cho mình một đế
chế hùng mạnh với mức độ tổ chức cao. Thời kỳ huy hoàng nhất, diện tích
của đế chế đã chiếm phần lớn diện tích của Nam Mỹ. Họ đã xây dựng nên



một nền văn hóa nơng nghiệp phát triển rực rỡ trên dãy Andes. Đến cuối thế
kỷ 16, phần lớn Nam Mỹ đã trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây
(Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...). Hiện nay các quốc gia nằm trên lục địa Nam
Mỹ đã giành được độc lập, riêng lãnh thổ Guyane thuộc Pháp vẫn duy trì
trạng thái chính trị là một phần nằm trong nước Cộng hòa Pháp.
Ở Nam Mỹ hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường
nghiêm trọng do việc khai thác tài nguyên thiên nhiên gây nên. Nhiều khoáng
sản đã và đang bị khai thác cạn kiệt như than, quặng sắt...
Diện tích rừng giảm nhanh, trong vài chục năm gần đây rừng Amazôn lá phổi của thế giới bị mất khoảng hơn 50 triệu ha, tương đương với 10% diện
tích. Đất đai bị suy thoái nghiêm trọng do khai thác quá mức gây thảm họa
lớn (đất xấu, lở đất, xói mịn, rửa trơi...).
Các đơ thị lớn ở Nam Mỹ là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường
nghiêm trọng và việc khắc phục nó địi hỏi sự nỗ lực cố gắng của mỗi quốc
gia.
2.4. Các khu vực địa lí tự nhiên
2.4.1. Đơng Nam Mĩ
2.4.1.1. Tổng hợp thể địa lí tự nhiên xứ Guyana - Ơrinơcơ.
Xứ Guyana – Ơrinơcơ nằm ở cực B của lục địa. Phía B và ĐB tiếp giáp
với Đại Tây Dương, phía T giáp núi Anđet và phía N giáp đồng bằng
Amadơn. Đường ranh giới phía N chạy gần song song với vĩ tuyến 20N.
2.4.1.2. Tổng hợp thể địa lí tự nhiên Đồng bằng Amadơn
Đồng bằng Amadơn là một xứ tự nhiên rộng lớn, phía B tiếp giáp với
sơn nguyên Guyana, phía N với sơn nguyên Braxin và kéo dài theo hướng
TĐ, từ chân núi Anđet cho đến bờ Đại Tây Dương.
2.4.1.3. Tổng hợp thể địa lí tự nhiên Sơn nguyên Braxin
Sơn nguyên Braxin là xứ tự nhiên nằm ở phía ĐB lục địa, kéo dài từ vĩ
tuyến 40N đến 350N.


Tồn xứ được hình thành trên khu vực nền cổ, được nâng lên cao và

chịu quá trình san bằng lâu dài, tạo thành các bán bình nguyên, các cao
nguyên khá bằng phẳng.
2.4.1.4. Tổng hợp thể địa lí tự nhiên Đồng bằng Nội Địa ở Nam Mỹ
Các đồng bằng Mamôrê, Păngtanan, Grăng Sacô và Pampa nằm kéo dài
từ vĩ tuyến 100N đến vĩ tuyến 390N ở phần giữa lục địa nên được gọi chung là
đồng bằng Nội địa. Các đồng bằng này lại thuộc lưu vực sông La Plata nên
cũng được gọi là đồng bằng La Plata.
Đồng bằng Nội địa là một xứ tự nhiên hình thành trên miền võng rìa
nằm giữa miền núi Anđet ở phía T và sơn nguyên Braxin ở phía Đ. Là miền
đất bồi tụ, địa hình đồng bằng Nội địa khá bằng phẳng, song do vị trí nằm kéo
dài theo hướng kinh tuyến nên có sự khác nhau về khí hậu giữa các vùng.
2.4.1.5. Tổng hợp thể địa lí tự nhiên Patagơnia.
Xứ Patagơnia bao gồm tồn bộ cao nguyên Patagônia, phần B đảo Đất
Lửa và quần đảo Manvinat.
Tồn xứ là một cao ngun rộng, được hình thành trên địa đài
Patagơnia bị phủ trầm tích dầy. Các lớp trầm tích về sau được nâng lên mạnh,
bị nứt vỡ, dung nham trào ra bao phủ một số vùng.
Ngày nay tạo thành các cao nguyên riêng lẻ nằm trên nhiều bậc khác
nhau (từ 100 đến 1.000m). Phía Đ, bờ cao nguyên đổ xuống Đại Tây Dương,
tạo thành các bậc cao từ 100 đến 200m. Bởi vậy, phía Đ tuy có một số vịnh
biển nhưng vẫn khơng thuận lợi cho việc xây dựng các cảng. Phía T, cao
nguyên phân cách với núi Anđet bởi các hố trũng thấp. Bề mặt cao nguyên bị
các sông chia cắt tạo thành các hẻm vực sâu.
Xứ Patagônia tuy nằm trên các vĩ độ ôn đới và tiếp giáp với đại dương,
nhưng điều kiện khí hậu khơ hạn và mang tính lục địa gay gắt. Nguyên nhân
chính của hiện tượng này là do ảnh hưởng của sơn văn. Nếu như khơng có núi
Anđet chắn ở phía T thì tồn bộ Patagơnia sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió


tây và khí hậu chắc chắn sẽ ẩm ướt hơn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của núi

chắn, lượng mưa trung bình hàng năm ở đây chỉ cịn từ 100 đến 200mm/n.
Mùa hè ấm (từ 12 đến 20 0C), còn mùa đông tuy không lạnh lắm (từ 2 đến
80C); song thời tiết hay thay đổi, thường có gió lớn và thỉnh thoảng có băng
giá mạnh, có khi tới – 300C. Ở phía N, gió mạnh nhiều lúc như bão tố. Ven bờ
Đại Tây Dương thường có sương mù dày đặc. Điều kiện khí hậu khơ hạn và
gió mạnh là 2 nhân tố rất bất lợi cho đời sống của con người, sự phát triển của
thực vật và sản xuất nông nghiệp.
Lớp phủ thực vật rất nghèo nàn. Trên lớp đất mỏng và thô vụn chỉ gặp
các cây bụi dạng gối, lá cứng, các loài hoà thảo mọc thưa thớt và lác đác các
bụi xương rồng. Do điều kiện khí hậu khơng thuận lợi, thiếu nước và đất đai
xấu nên dân cư rất thưa thớt. Trên các cao nguyên bằng phẳng hầu như khơng
có nước, nên cũng trở thành các vùng hoang vắng. Do dân cư ít nên nhiều lồi
động vật như chó hoang, sư tử mĩ, đà điểu mĩ, kền kền...vẫn còn tồn tại đến
ngày nay. Phần lớn cao nguyên chỉ sử dụng để chăn thả lạc đà lama, cừu và
dê.
2.4.2. Tây Nam Mĩ
2.4.2.1. Tổng hợp thể địa lí tự nhiên Bắc Anđet
Xứ Bắc Anđet bao gồm các dãy núi và các đồng bằng thung lũng, nằm
kéo dài từ duyên hải biển Caribê đến vĩ tuyến 4 030’N. Toàn xứ nằm trong
phạm vi lãnh thổ ba nước Vênêxuêla, Côlômbia và Êcuađo.
2.4.2.2. Tổng hợp thể địa lí tự nhiên Trung Anđét và Nam Anđét.
a. Trung ANĐET.

Xứ Trung Anđet là bộ phận núi cao và đồ sộ nhất của cả hệ thống, kéo
dài từ 4030’N đến 280N.
Trong phần này, núi Anđet chia thành 2 dãy chính: Coocđiê Đơng và
Coocđiê Tây. Nằm giữa 2 dãy núi chính đó là các cao ngun nằm trên độ cao
từ 3.000 đến 4.500m. Bề ngang nơi rộng nhất của xứ đạt tới 750 – 800km.



Các núi cao trung bình từ 4.000 đến 5.000m, nhưng có nhiều đỉnh đạt >
6.000m, ví dụ: Cơrơpuna (6.613m), Huacaran (6.768m) ở Coocđiê Tây; hoặc
núi Iliampu (6.550m), Ilimani (6.462m) thuộc Coocđiê Đơng. Dãy Coocđiê
Đơng khơng có núi lửa hoạt động.
b. Nam ANĐET.

Xứ Nam Anđet là bộ phận nằm từ vĩ tuyến 28 0N cho đến cực N. Trong
phần này, núi Anđet thu hẹp lại, dãy phía Đ mất đi, chỉ còn lại các núi thấp lẻ
tẻ của dãy Xiêra Pampa. Dãy Tây Anđet vẫn cao và làm thành biên giới giữa
hai nước Achentina và Chilê, với nhiều đỉnh cao > 6.000m, trong đó núi
Acơncagoa cao 6.960m là đỉnh cao nhất lục địa. Trong khu vực này cịn có
nhiều núi lửa cao và thường có động đất mạnh. Từ vĩ tuyến 40 0N trở xuống,
núi Anđet thấp dần xuống, băng hà phát triển mạnh nên các sườn phía T bị
băng hà chia cắt, tạo thành các phio sâu và hẹp.



×