Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Xây dựng diễn đàn học tập, trao đổi thông qua tập san khoa học tự nhiên nhằm tăng cường tính tự học và sáng tạo, định hướng nghề nghiệp, giáo dục kỹ năng sống cho đoàn viên thanh niên ở trư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 3
------------------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG DIỄN ĐÀN HỌC TẬP, TRAO ĐỔI THÔNG QUA
TẬP SAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN NHẰM TĂNG CƯỜNG
TÍNH TỰ HỌC VÀ SÁNG TẠO, ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ
NGHIỆP, GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO ĐOÀN VIÊN
THANH NIÊN Ở TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 3

Người thực hiện: ThS. Trương Nho Dũng
Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
Phó Bí thư Đoàn trường
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác đoàn

1


MỤC LỤC

- Mục lục
1. Mở đầu..……………………………….…..………….………..………………...1
1.1. Lý do chọn đề tài ..………………………………….………..………………...1
1.2. Mục đích nghiên cứu ..………………………………….………..…………….1
1.3. Đối tượng nghiên cứu ..………………………………….………..……………2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..………………………………….………..………...2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ……………………….………..………………2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm ……………………….…………….2


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm …………………4
2.3. Các sáng kiến, giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề …………………….5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường……………..……………………….…..17
3. Kết luận và đề xuất ……………..………………………………………………19
3.1. Kết luận ……………..………………………………………………………..19
3.2. Đề xuất ……………..………………………………………………………...20
- Tài liệu tham khảo
- Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng Cấp Sở GD&ĐT và các cấp cao hơn
đánh giá đạt từ loại C trở lên

1. MỞ ĐẦU
2


1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, đoàn viên thanh niên tại các trường trung học phổ thông chịu nhiều
áp lực nặng nề trong học tập và thi cử. Các em luôn quay cuồng với bài tập và
luyện thi…Nội dung dạy và học mới chú trọng nhiều đến kiến thức mà chưa có
nhiều thời gian dành cho hoạt động ngoại khoá, khuyến khích sáng tạo; phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
Bên cạnh đó, đoàn viên thanh niên lứa tuổi học sinh trung học phổ thông còn
thiếu và yếu ở nhiều kỹ năng của cuộc sống như: kỹ năng kiểm soát tình cảm, kiềm
chế thói hư tật xấu, biết phân biệt hành vi đúng sai, kĩ năng thuyết trình trước đám
đông, kỹ năng ứng phó với các tình huống bạo lực học đường…
Tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông đang khao khát được làm người
lớn, muốn khẳng định mình, làm được điều gì đó thật nổi bật và lớn lao mà ít quan
tâm đến khả năng của bản thân. Có một thực tế là không nhiều học sinh thật sự
chọn lựa ngành nghề phù hợp với năng lực cũng như xu thế phát triển của xã hội
trong tương lai. Các em vẫn đang lựa chọn ngành nghề, chọn trường thi theo xu thế

đám đông, chọn theo trào lưu và bạn bè cùng nhóm [1]. Vì vậy, việc giúp các em
định hướng được ngành nghề phù hợp với năng lực và sở trường là hết sức quan
trọng cho tương lai của các em. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, tỉ lệ sinh viên
thất nghiệp sau khi ra trường đang tăng cao.
Mong muốn tạo nên một sân chơi trí tuệ vừa nâng cao khả năng tự học, sáng
tạo, vừa rèn luyện thêm các kỹ năng chọn nghề nghiệp, kỹ năng sống, khả năng hoà
nhập…
Đoàn viên thanh niên là học sinh trung học phổ thông luôn cần các sân chơi,
diễn đàn phong phú, với các hoạt động lành mạnh, có nhiều ý nghĩa, giúp ích cho
quá trình học tập và rèn luyện đạo đức, lối sống, hướng nghiệp, kỹ năng sống vì
ngày mai lập nghiệp. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Xây dựng diễn đàn học tập, trao
đổi thông qua Tập san Khoa học tự nhiên nhằm tăng cường tính tự học và
sáng tạo, định hướng nghề nghiệp, giáo dục kỹ năng sống…cho đoàn viên
thanh niên ở Trường trung học phổ thông Hậu Lộc 3”. Với mong muốn sáng
kiến được hoàn thiện hơn, có thể nhân rộng, ứng dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả
cao hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tập san Khoa học tự nhiên triển khai các chuyên đề học tập, các nội dung hướng
nghiệp, các bài viết giáo dục kỹ năng sống, các chủ đề ứng dụng kiến thức vừa học
trên lớp vào cuộc sống. Điều đó giúp các em được tiếp cận các kinh nghiệm, cách
làm hay và mới trong các nội dung được học. Từ đó kích thích được tinh thần sáng
tạo, ham học hỏi và tự học của các em.
- Tạo sân chơi bổ ích cho đoàn viên thanh niên tiếp cận các thông tin khoa học, tiếp
cận các sáng kiến kinh nghiệm đã đạt giải cấp tỉnh của các thầy cô.
3


- Giúp đoàn viên thanh niên học hỏi và trao đổi, thảo luận với nhau trong quá trình
học tập và rèn luyện.
- Tạo kênh thông tin bổ ích cho đoàn viên thanh niên tiếp cận vấn đề hướng nghiệp,

phân luồng sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Diễn đàn học tập, giáo dục hướng nghiệp và kỹ năng sống
- Đoàn viên thanh niên là học sinh trung học phổ thông.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mà
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (NQ 29-NQ/TW) đề ra, Đại hội Đảng
lần thứ XII đề ra phương hướng: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo
dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn
diện năng lực và phẩm chất người học [2].
Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục và đào tạo theo hướng phải phù
hợp, thiết thực với từng đối tượng; bảo đảm tính khoa học, cơ bản, hiện đại; nhưng
tinh giản, dễ hiểu, lựa chọn những kiến thức có tính ứng dụng cao; chuyển từ nặng
về trang bị kiến thức lý thuyết trừu tượng sang nội dung giáo dục gắn với thực tiễn
đời sống nhằm giảm tải kiến thức, giảm áp lực học hành, thi cử cho học sinh; chú
trọng yêu cầu vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống…
Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng vận dụng các phương pháp
giáo dục đa dạng, linh hoạt, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh, ưu tiên cho thực
hành, khuyến khích sáng tạo; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
dụng kiến thức với phương châm “giảng ít, học nhiều”, “học đi đôi với hành”; chú
trọng hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường, rèn
luyện phương pháp tự học và mong muốn học suốt đời. Đổi mới phương pháp giáo
dục kỹ thuật, đào tạo nghề và giáo dục đại học theo hướng giảm thời lượng dạy lý
thuyết, tăng thời lượng thảo luận và thực hành; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa

học; chuyển quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo; chú trọng rèn luyện năng
lực tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm.
Tâm lý lứa tuổi đoàn viên thanh niên là học sinh trung học phổ thông thích
cái mới, hay bắt chước, làm theo…Vì vậy việc định hướng ban đầu rất quan trọng.
4


Hướng đoàn viên thanh niên vào các hoạt động lành mạnh, có ích, tránh xa các tệ
nạn xã hội. Cần tạo ra nhiều hoạt động lành mạnh, có ý nghĩa với hình thức phong
phú, đa dạng như sân chơi trí tuệ, vừa nâng cao khả năng tự học, sáng tạo, vừa rèn
luyện thêm các kỹ năng chọn nghề nghiệp, kỹ năng sống, khả năng hoà nhập…Từ
đó nắm được tâm tư nguyện vọng và các vướng mắc của đoàn viên thanh niên để
tư vấn, tháo gỡ. Giúp các em phát triển đúng định hướng tốt đẹp đã đề ra trong giáo
dục.
Đoàn viên thanh niên là học sinh trung học phổ thông luôn cần các sân chơi
trí tuệ, diễn đàn phong phú, đa dạng để cuốn hút các em vào các hoạt động lành
mạnh, có nhiều ý nghĩa, giúp ích cho quá trình học tập và rèn luyện đạo đức, lối
sống, hướng nghiệp, kỹ năng sống vì ngày mai lập nghiệp.
Học sinh trung học phổ thông thuộc lứa tuổi không còn nhỏ nữa, tuy nhiên các
em cũng chưa đủ lớn để có thể đưa ra những suy nghĩ chín chắn và định hướng tốt
về việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai. Một số học sinh không xác định được
khả năng của mình, không biết mình yêu thích môn nào, có sở trường ở lĩnh vực gì.
Tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông đang khao khát được làm người
lớn, muốn khẳng định mình, làm được điều gì đó thật nổi bật và lớn lao mà ít quan
tâm đến khả năng của bản thân. Có một thực tế là không nhiều học sinh thật sự
chọn lựa ngành nghề phù hợp với năng lực cũng như xu thế phát triển của xã hội
trong tương lai. Đa phần các em vẫn chọn theo cảm tính, theo xu thế trước mắt mà
không tính tới lâu dài. Các em vẫn đang lựa chọn ngành nghề, chọn trường thi theo
xu thế đám đông, chọn theo trào lưu và bạn bè cùng nhóm. Vì vậy, việc giúp các
em định hướng được ngành nghề phù hợp với năng lực và sở trưởng của các em là

hết sức quan trọng cho tương lai của các em [1].
Bên cạnh việc học tập kiến thức thì giáo dục kỹ năng sống là một vấn đề đang
được quan tâm hiện nay. Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều,
các kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh; kỹ năng kiểm soát tình cảm, kiềm chế
thói hư tật xấu, sở thích cá nhân, biết phân biệt hành vi đúng sai; kĩ năng thuyết
trình trước đám đông, kỹ năng ứng phó với thiên tai, động đất, sóng thần, bão lũ;
kỹ năng ứng phó với các tình huống bạo lực... Hình thành các kỹ năng học tập, kỹ
năng làm chủ bản thân, kỹ năng thích ứng và hoà nhập, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng ứng xử phù hợp với người khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực
trước các tình huống của cuộc sống.
Trong thời gian vừa qua, Bộ Giáo dục và đào tạo đã tổ chức một số hoạt động
hướng tới việc rèn luyện năng lực cho học sinh như: Tổ chức chương trình đánh giá
học sinh quốc tế PISA với cách đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết
các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống; tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn
giải quyết các vấn đề thực tiễn; triển khai phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”,
là phương pháp dạy học khoa học được tiến hành dưới sự giúp đỡ của giáo viên,
chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông
5


qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra, để từ đó hình
thành kiến thức cho mình.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Việc học trong các nhà trường trung học phổ thông chủ yếu mới chỉ tập trung
dạy kiến thức, mà chưa chú ý tới giáo dục các kỹ năng mềm. Vì vậy, nhiều học sinh
giỏi nhưng sau này rất khó hoà nhập vào môi trường mới, rất khó làm việc nhóm để
phát huy được hiệu quả cao.
Trường trung học phổ thông Hậu Lộc 3 nằm trên ranh giới hai xã Đại Lộc và
Thành Lộc của huyện Hậu Lộc, đây là địa bàn nóng về tệ nạn xã hội, đặc biệt là
tình trạng thanh niên nghiện ma tuý rất nhiều. Vì vậy rất cần các hoạt động lành

mạnh để cuốn hút đoàn viên thanh niên, giúp các em tránh xa tệ nạn nghiện hút.
Hiện nay, các nhà trường đang thiếu sân chơi sáng tạo cho đoàn viên thanh niên thể
hiện tài năng, chưa có các diễn đàn vừa học tập kiến thức, vừa học được các kỹ
năng mềm: kỹ năng kiểm soát tình cảm, kiềm chế thói hư tật xấu, biết phân biệt
hành vi đúng sai, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng ứng phó với các
tình huống bạo lực trong học đường…
Bên cạnh đó, hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường vẫn còn nhiều
hạn chế. Nhiều học sinh chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, không được tư
vấn chọn ngành nghề một cách phù hợp. Một số giáo viên và cha mẹ học sinh chưa
nhận thức đúng về công tác hướng nghiệp và việc chọn ngành nghề của học sinh.
Thực tế có hơn 20% sinh viên ra trường mới nhận biết mình chọn sai ngành nghề.
Khi bản thân còn mơ hồ giữa chuyên ngành học và công việc thực tế sau này, họ sẽ
phải trả giá đắt.
Nhận thức về mục tiêu, vai trò của công tác giáo dục hướng nghiệp chưa rõ,
chưa đúng tầm: Hầu hết các trường trung học phổ thông hiện nay, mối quan tâm
hàng đầu là làm thế nào để học sinh học khá giỏi, chăm ngoan và đỗ tốt nghiệp, đỗ
đại học – cao đẳng ngày càng cao, còn chuyện sau tốt nghiệp các em làm gì, học gì
chưa được chú ý nhiều và không phải trường nào cũng quan tâm đúng mức.
Nhận thức của học sinh và cha mẹ học sinh về việc chọn nghề còn rất phiến diện ,
tâm lý chọn nghề chung của học sinh mang tính may rủi, thiếu thông tin, chọn nghề
theo "mác" theo "nhãn"; chọn các nghề nổi tiếng, nghề dễ kiếm tiền… mà quên mất
một điều: không biết có phù hợp với năng lực, hứng thú, điều kiện bản thân hay
không. Một số học sinh không xác định được khả năng của mình, không biết mình
yêu thích môn nào, có sở trường ở lĩnh vực gì, không có lập trường vững vàng và
không đánh giá đúng năng lực của bản thân.
2.3. Các sáng kiến, giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6


Với vai trò là chủ nhiệm “Câu lạc bộ Bạn yêu khoa học”, Trưởng ban biên

tập “Tập san Khoa học tự nhiên”, Phó bí thư Đoàn trường trung học phổ thông Hậu
Lộc 3, từ năm 2014 đến nay, tôi đã kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà
trường triển khai Tập san Khoa học tự nhiên. Một sân chơi trí tuệ, diễn đàn trao
đổi, học tập, định hướng nghề nghiệp và giáo dục kỹ năng sống cho đoàn viên
thanh niên.
* Hình thành ý tưởng cho Tập san: đoàn viên thanh niên Trường trung học phổ
thông Hậu Lộc 3 chủ yếu học theo chương trình phân ban khoa học tự nhiên. Vì
vậy, Tập san Khoa học tự nhiên sẽ là diễn đàn học tập, trao đổi về toán học, vật lý,
hoá học, sinh học, các chủ đề ứng dụng kiến thức vừa học trên lớp vào cuộc sống,
tư vấn hướng nghiệp và giáo dục kỹ năng sống… cho đoàn viên thanh niên.
* Lập kế hoạch, chọn Ban biên tập:
Kế hoạch thực hiện định kỳ theo quý. Triển khai thông qua họp bí thư, phó bí
thư các chi đoàn và một số đoàn viên thanh niên tích cực. Hàng quý sẽ ra một Tập
san Khoa học tự nhiên với chủ đề riêng.
Câu lạc bộ đang liên hệ với một số doanh nghiệp trong huyện để xin tài trợ,
đồng thời sẽ quảng cáo cho các doanh nghiệp trên một số trang bìa của tập san.
- Để tăng khả năng tự học, tự đi tìm thêm các kiến thức nâng cao và ứng dụng các
kiến thức và cuộc sống, Tập san có chuyên mục Toán học giới thiệu các chuyên đề
giải bài toán theo nhiều phương pháp cải tiến mới, phương pháp đồ thị, đặt ẩn phụ,
phương pháp bất đẳng thức, phương pháp lượng giác hoá…đã đặt ra trong các sáng
kiến kinh nghiệm của thầy cô đạt giải cấp tỉnh hàng năm.
Chuyên mục Vật lý giới thiệu một số kỹ thuật làm nhanh bài tập trắc nghiệm,
cách nhận ra bản chất hiện tượng vật lý trong bài tập vật lý và một số ứng dụng vật
lý vào cuộc sống như: bếp từ, bếp hồng ngoại, xác định phương hướng theo các
ngôi sao, theo kim la bàn, hướng dẫn làm tên lửa dưới nước, kính thiên văn…
Chuyên mục hoá học giới thiệu một số chuyên đề giải nhanh bài tập trắc
nghiệm bằng phương pháp mới, ứng dụng các kiến thức hoá học giải thích nhiều
hiện tượng trong tự nhiên và đời sống như: hiện tượng ma chơi, hiện tượng
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Tháng ba sấm dậy phất cờ mà lên”…Duy trì và bảo vệ tầng ôzôn của Trái Đất, hiệu

ứng nhà kính…
Chuyên mục sinh học giới thiệu một số công thức, dạng bài toán giải nhanh
trắc nghiệm bằng các công thức tổ hợp, một số chuyên đề trong các sáng kiến kinh
nghiệm đã đạt giải cấp tỉnh, ứng dụng kiến thức vào cuộc sống như: chăm sóc vườn
hoa, luống rau tăng trưởng tốt, giảm sâu bệnh và không cần sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật, chất hoá học độc hại; vệ sinh an toàn thực phẩm…
Mục Ra đề kỳ này - Giải đề kỳ trước giúp học sinh áp dụng cách giải mới,
tìm tòi thêm cách giải khác; thi đua nhau ra đề và giải bài toán bằng cách làm hay
và sáng tạo nhất.
7


- Để tăng khả năng lựa chọn được ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường, khả
năng của bản thân; tìm được các ngành nghề xã hội đang có nhu cầu cao, Tập san
có chuyên mục Tư vấn hướng nghiệp.
Qua kỳ thi trung học phổ thông quốc gia hàng năm, tôi tổng hợp điểm chuẩn
của các ngành, các trường, sau đó chia theo nhóm ngành, nhóm trường có điểm
chuẩn nhỏ hơn 15; nhóm ngành có điểm chuẩn từ 15 đến 20; nhóm ngành có điểm
chuẩn từ 20 đến 24 và nhóm ngành trên 24 điểm. Học sinh sẽ so sánh với điểm thi
thử trung học phổ thông quốc gia của mình để lượng sức cho phù hợp. Tập san
cũng có các bài tổng hợp số liệu việc làm, số liệu dự báo nhân lực các ngành của
các trung tâm dự báo có uy tín để tổng hợp thành các bài viết phù hợp với nhận
thức của đoàn viên thanh niên.
- Để tăng khả năng tự hình thành các kỹ năng mềm của đoàn viên thanh niên: Hình
thành thói quen có văn hoá nơi tập thể, kỹ năng kiểm soát tình cảm, kiềm chế thói
hư tật xấu, kỹ năng ứng phó với các hành vi sai trái, bạo lực học đường và kỹ năng
thuyết trình trước tập thể, tập san có chuyên mục Giáo dục kỹ năng sống – Văn hoá
học đường. Các bài viết về nếp sống văn hoá nơi công cộng như: không vứt rác bừa
bãi, không ngắt hoa, bẻ cành; chăm sóc vườn hoa của lớp…Biết lên án các hành vi
sai trái một cách phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ. Các bài viết về cách chuẩn bị một

bài thuyết trình, phong thái tự tin, ngữ điệu hùng hồn…
* Tuyển chọn ban biên tập:
- Ban biên tập là những người có nhiệt huyết với công việc, có hiểu biết rộng trong
lĩnh vực mình phụ trách.
- Tìm tòi sáng tạo để luôn có các thông tin mới, phù hợp với các nhu cầu cần thiết
của học sinh nhằm lôi cuốn các đoàn viên thanh niên vào các hoạt động lành mạnh
và bổ ích.
Ban biên tập gồm:
Các giáo viên có nhiều ý tưởng, có nhiều sáng kiến kinh nghiệm và chuyên
môn tốt, có uy tín với học sinh và đồng nghiệp. Mỗi giáo viên phụ trách chuyên đề
ứng với môn dạy của mình.
+ Chuyên mục toán học: Chọn thầy giáo Phạm Công Dũng - Tổ trưởng tổ toán có
nhiều sáng kiến kinh nghiệm hay, nhiệt huyết với công tác giảng dạy.
+ Chuyên mục vật lý: Chọn thầy giáo Nguyễn Văn Quang – Giáo viên dạy vật lý có
nhiều ý tưởng ứng dụng kiến thức vật lý vào cuộc sống.
+ Chuyên mục hoá học: Chọn thầy giáo Nguyễn Minh Hải - Tổ trưởng tố hoá sinh
có nhiều phương pháp hay giải nhanh các bài tập trắc nghiệm.
+ Chuyên mục sinh học: Chọn thầy giáo Nguyễn Văn Thao – Giáo viên dạy sinh có
nhiều sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cấp tỉnh, có nhiều phương pháp giảng dạy
sáng tạo dành cho học sinh giỏi.

8


+ Phụ trách chuyên mục Tư vấn hướng nghiệp là thầy giáo Trương Nho Dũng có
nhiều sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cấp tỉnh và thường xuyên tham gia các
chương trình tư vấn hướng nghiệp cho đoàn viên thanh niên.
+ Phụ trách chuyên mục Giáo dục kỹ năng sống – Văn hoá học đường là cô giáo
Trần Thị Lan - Tổ trưởng tổ văn có nhiều kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt, có
nhiều ý tưởng, am hiểu về giáo dục kỹ năng mềm cho đoàn viên thanh niên.

+ Chọn các em: Lê Duy Hiếu, Đỗ Thị Kim Thoa, Trần Thị Hồng Nhung, Phạm Duy
Việt Anh…là các đoàn viên thanh niên năng nổ, nhiệt tình, hiểu biết, chăm ngoan,
học giỏi phụ trách các mảng chung như: Hoa điểm tốt, Nét sống văn hoá, Bài viết
về thầy cô, bạn bè, trường lớp, Bản tin Đoàn trường, các mục đố vui, hài hước…
* Ra thông báo, hướng dẫn, lớp tập huấn viết bài để hỗ trợ đoàn viên thanh niên
tự tin hơn và viết bài đúng chủ đề, nâng cao chất lượng bài viết.
- Thông báo nhận bài qua bảng tin của đoàn trường, bảng tin nhà trường và trong
các tiết chào cờ và qua cuộc họp giao ban với bí thư, phó bí thư và lớp trưởng.
- Hướng dẫn cách viết bài theo đúng chủ đề của số báo. Mở lớp tập huấn viết bài
cho những đoàn viên thanh niên có ý tưởng nhưng chưa có kỹ năng viết các bài
báo.
- Luôn khích lệ, tổng hợp các thành viên tích cực để biểu dương khen thưởng kịp
thời làm điển hình tiên tiến.
* Ban biên tập thu bài, lựa chọn, chỉnh sửa, bổ sung các bài viết thiếu theo từng chủ
đề
- Trước khi ra báo 2 tuần là hạn nộp bài cho ban biên tập. Nộp bài cho các đồng chí
trong ban biên tập hoặc nộp tại văn phòng đoàn trường bằng bản viết tay hay đánh
máy, khuyến khích các bài viết đã đánh máy và nộp vào địa chỉ email của đoàn
trường.
- Trưởng ban biên tập sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí phụ trách chuyên
mục của mình để chọn lọc, chỉnh sửa hình thức, nội dung cho phù hợp.
- Ban biên tập có thể bổ sung thêm các bài viết về hướng nghiệp và giáo dục kỹ
năng sống phù hợp theo từng chủ đề của số báo
* Ra báo
Sau khi đã chọn đủ số lượng bài báo, ban biên tập sẽ đánh máy, sắp xếp thứ
tự phù hợp các chuyên mục và tổ chức in ấn.
- Thực hiện định kỳ theo quý. Hàng quý sẽ ra một Tập san Khoa học tự nhiên với
chủ đề riêng: Chủ đề 20/11: Tri ân thầy cô; Chủ đề 9/1: Ngày học sinh – sinh viên
Việt Nam; Chủ đề 26/3: Chào mừng ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh - Hướng nghiệp; Chủ đề 19/5: Sinh nhật Bác…

- Số lượng cố định mỗi chủ đề xuất bản 100 Tập san và số lượng tăng thêm tuỳ theo
đặt hàng của các đoàn viên thanh niên trong trường và ở các trường bạn cần tài liệu
tham khảo thêm.
Đây là một số hình ảnh về sản phẩm của sáng kiến kinh nghiệm
9


Tập san Khoa học tự nhiên:

Các nội dung chính gồm:
- Trang thông tin về hoạt động của Đoàn trường, của nhà trường.

- Chuyên mục Toán học:

10


- Chuyên mục Vật lý:

- Chuyên mục Hoá học:
11


- Chuyên mục Sinh học:

- Trang thông tin về hướng nghiệp, về nhu cầu việc làm của xã hội: Thông tin về
các tiêu chí để chọn một nghành nghề, một trường đại học, trường nghề phù hợp
12



với năng lực, sở trường và nhu cầu việc làm của xã hội. Giới thiệu một số nhu cầu
nhân lực ở địa phương đang cần và một số doanh nghiệp tiêu biểu của địa phương.

- Các bài viết giáo dục kỹ năng sống, về văn hóa học đường

- Trang thông tin Tiếng Anh.

13


- Giải bài kỳ trước và ra đề kỳ này.

- Diễn đàn mở - Hộp thư trao đổi.
14


- Trang khoa học xã hội – Giáo dục kỹ năng sống

- Trang giới thiệu về các câu lạc bộ, sở thích của giới trẻ
15


- Trang thơ và những ý tưởng vui

16


Đặc biệt là một số bài báo trích từ tập san đã được đăng trên các báo lớn
trong nước, chứng tỏ bài viết đã có chất lượng tốt.
- Bài viết đăng trên báo Vietnamnet về Lưu ý dành cho thí sinh chuẩn bị thi đại học


17


- Bài viết Chiến thuật làm bài thi trắc nghiệm THPT quốc gia môn vật lý

- Bài viết một số sai lầm dễ mắc phải trong khi làm bài thi trung học phổ thông
quốc gia.

18


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Hoạt động của Tập san có sức lan toả lớn. Mô hình hoạt động của Tập san
khoa học tự nhiên đã được chọn đi báo cáo điển hình tiên tiến tại Hội nghị liên
ngành Tỉnh đoàn - Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hoá năm 2015. Tỉnh đoàn
Thanh Hoá đã chọn mô hình tiêu biểu này giới thiệu với đoàn đại biểu tỉnh đoàn
Bắc Giang đến học tập và tiếp thu mô hình để ứng dụng tại địa phương năm
2015.
* Qua 4 năm hoạt động, Tập san Khoa học tự nhiên đã thu hút được hàng ngàn lượt
đoàn viên thanh niên tham gia viết bài, hàng ngàn đoàn viên thanh niên sử dụng tập
san làm tài liệu tham khảo cho quá trình học tập và rèn luyện của mình. Hàng trăm
đoàn viên được hướng dẫn, tập huấn viết báo và đã tự tin viết được những bài báo
đầu tiên. Số lượng bài báo thu được của học sinh ngày càng tăng và các bài báo có
chất lượng ngày càng cao thể hiện qua bảng sau:
Năm
Số lượng bài báo của học sinh
Tổng số
Bài có chất lượng tốt

2014
120
50
2015
145
80
2016
144
83
Nội dung phong phú và đa dạng của Tập san đã góp phần cuốn hút các đoàn
viên thanh niên vào các hoạt động trí tuệ bổ ích. Thông qua các chuyên đề toán
học, vật lý, hoá học, sinh học…học sinh đã tích cực, chủ động hơn trong học tập,
khuyến khích được các em tự tìm hiểu để viết bài báo cho tập san. Từ đó rèn luyện
được phương pháp tự học cho riêng mình và tạo nên phong trào thi đua giữa các
đoàn viên và giữa các chi đoàn với nhau, cuốn hút thêm các đoàn viên thanh niên
khác cùng tham gia.
Kết quả thi đại học toàn trường (hiện nay là Kỳ thi trung học phổ thông quốc
gia) có điểm trung bình năm sau cao hơn năm trước: điểm trung bình năm 2014 là
15,96 điểm; năm 2015 là 16,9 điểm; năm 2016 là 18,89 điểm. Kết quả thi học sinh
giỏi cấp tỉnh tăng cao trong 3 năm gần đây. Đặc biệt năm 2016, nhà trường lần đầu
tiên có học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia môn Vật lý và được tuyển thẳng
vào đại học. Theo bảng xếp thứ hạng của nhà trường trong toàn tỉnh năm 2014
đứng thứ 21; năm 2015 đứng thứ 17; năm 2016 đứng thứ 11. Điều đó chứng tỏ
phong trào học tập của đoàn viên thanh niên trong trường đang được đẩy mạnh lên
một mức cao.
Qua các bài viết và diễn đàn mở, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và suy
nghĩ của đoàn viên thanh niên. Từ đó đề ra những định hướng tốt hơn và hiệu quả
hơn cho quá trình giáo dục đoàn viên thanh niên.
19



* Nhiều bài viết về giáo dục kỹ năng sống đã được đăng tải, trong đó có nhiều bài
viết hay, có ý nghĩa cho lứa tuổi đoàn viên thanh niên là học sinh trung học phổ
thông. Qua đó, học sinh chăm ngoan hơn, ít vi phạm lỗi nề nếp, đối xử với nhau có
văn hoá hơn, khả năng giao tiếp tốt hơn, tự tin hơn trong các hoạt động phong
trào…
* Chuyên mục Tư vấn hướng nghiệp trên Tập san luôn thu hút được sự chú ý và
quan tâm của đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia bởi những thông tin tư vấn
ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường, niềm đam mê, phù hợp với từng
nhóm đối tượng học sinh khá-giỏi, nhóm học sinh trung bình-yếu và phù hợp với
nhu cầu nhân lực đang thiếu của xã hội. Từ đó tác động đến học sinh, phân luồng
các em theo hướng đại học, cao đẳng và hướng học nghề cho phù hợp.
Số học sinh lớp 12 đăng ký dự thi tuyển sinh và số học sinh đi học đại học,
cao đẳng và trường nghề trong tổng số 350 học sinh từ năm 2012 đến năm 2013
(trước khi triển khai các giải pháp trên):
Năm
Số lượng hồ sơ dự thi
Số lượng học sinh đi học
Đại
Cao
Trường Không Đại học
Cao
Trường Không
học
đẳng
nghề
thi
đẳng
nghề
học

2012
350
172
0
1
135
162
35
18
(100%) (49,1%)
(0,3%) (38,6%) (46,3%) (10%) (5,1%)
2013
350
169
0
0
139
159
36
16
(100%) (48,3%)
(39,7%) (45,4%) (10,3%) (4,6%)
* Số học sinh lớp 12 đăng ký dự thi tuyển sinh và số học sinh đi học đại học, cao
đẳng và trường nghề trong tổng số khoảng 300 học sinh từ năm 2014 đến năm 2016
(sau khi triển khai các giải pháp trên):
Năm
Số lượng hồ sơ dự thi
Số lượng học sinh đi học
Đại học
Cao

Trường Không Đại học
Cao
Trường Không
đẳng
nghề
thi
đẳng
nghề
học
2014
298
102
10
4
162
104
80
4
(85,1%) (29,1%) (2,9%) (1,1%) (46,3%) (29,7%) (22,9%) (1,1%)
2015
238
119
56
5
126
139
76
9
(68%)
(34%) (16%) (1,4%) (36%) (39,7%) (21,7%) (2,6%)

2016
191
108
77
3
166
99
79
6
(54,6%) (30,9%) (22%) (0,9%) (47,4%) (28,3%) (22,6%) (1,7%)
So sánh số liệu ở hai bảng, ta thấy sau khi triển khai các giải pháp về hướng
nghiệp, tỉ lệ học sinh đăng kí thi đại học, cao đẳng đã giảm đáng kể. Nhiều học sinh
có học lực trung bình và yếu đã không chọn đăng ký thi đại học mà chọn thi vào
các trường nghề, phù hợp hơn với năng lực và có nhiều cơ hội việc làm trong các
20


nhà máy, xí nghiệp. Điều đó chứng tỏ học sinh đã cập nhật được những thông tin
mới trong hướng nghiệp.
* Chuyên mục Giáo dục kỹ năng sống – Văn hoá học đường đã tác động tốt đến
các hoạt động phong trào và văn hoá của học sinh. Tình trạng vứt rác bừa bãi sau
buổi thi, buổi hoạt động ngoại khoá đã giảm đáng kể, không còn tình trạng bẻ cành,
ngắt hoa ở vườn hoa nhà trường. Số lỗi vi phạm nề nếp giảm hẳn so với năm trước.
Đoàn viên thanh niên đã tự tin hơn rất nhiều trong các hoạt động phong trào văn
hoá, diễn văn nghệ trong các ngày lễ. Kỹ năng giao tiếp mạnh dạn và đúng mực
hơn. Đặc biệt là khả năng thuyết trình trước tập thể được nâng lên rất nhiều thông
qua các cuộc thi hùng biện. Việc dẫn chương trình văn hoá, văn nghệ ở các ngày lễ
được chuyển cho học sinh thể hiện tài năng. Nhiều đoàn viên thanh niên của nhà
trường đã tự tin và thành công trong các hoạt động phong trào sau khi ra trường
như: Lê Hoàng Việt, Lê Duy Hiếu, Phạm Thị Ánh, Nguyễn Thị Hường, Phạm Lê

Chinh…Các em đã hoạt động tích cực trong phong trào công tác đoàn, dẫn chương
trình, thiết kế được các chương trình lớn của sinh viên ở các trường đại học, cao
đẳng, trường nghề trong cả nước.
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận
Từ hoạt động thực tế trong 4 năm qua và quá trình phân tích trên, chúng ta
thấy mô hình hoạt động của Tập san Khoa học tự nhiên đã góp phần cuốn hút đoàn
viên thanh niên vào các hoạt động lành mạnh, thúc đẩy quá trình giáo dục đạo đức,
lối sống, kỹ năng sống, giáo dục hướng nghiệp, nâng cao tính tự học, khuyến khích
sự sáng tạo. Từ đó, góp phần nâng cao thành tích trong học tập của đoàn viên thanh
niên. Không những vậy, thông qua các diễn đàn mở, giúp chúng ta nắm bắt được
tâm tư, nguyện vọng và suy nghĩ của đoàn viên thanh niên. Từ đó đề ra những định
hướng tốt hơn và hiệu quả hơn cho quá trình giáo dục đoàn viên thanh niên.
Việc triển khai công tác tư vấn hướng nghiệp thông qua Tập san, lựa chọn
ngành nghề, chọn trường đại học, cao đẳng, trường nghề đã mang lại hiệu quả tốt.
Đoàn viên thanh niên đã chọn được ngành nghề, chọn được trường đại học, cao
đẳng, trường nghề phù hợp với năng lực, sở trường và các ngành mà xã hội đang có
nhu cầu nhân lực cao.Thông qua tư vấn hướng nghiệp đã góp phần giảm tỉ lệ thí
sinh trung bình, yếu thi đại học, cao đẳng, tăng đáng kể học sinh đi học trường
nghề như mục tiêu ban đầu đã đề ra.
* Hướng phát triển của đề tài:
Câu lạc bộ Bạn yêu khoa học đã triển khai một số buổi hoạt động trải nghiệm
sáng tạo biểu diễn một số thí nghiệm và mô hình vật lý. Dự kiến trong thời gian tới
sẽ triển khai thêm nội dung Trải nghiệm sáng tạo trong Tập san Khoa học tự nhiên.
Điều này nếu triển khai tốt sẽ phù hợp với chương trình trung học phổ thông mới
được áp dụng từ năm học 2018 – 2019.
21


3.2. Đề xuất

Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo: Cần có hướng dẫn cụ thể đi cùng với chương trình
trung học phổ thông mới để có thể triển khai các hoạt động giáo dục kỹ năng sống,
ứng dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống thường ngày và thực hiện các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo cho đoàn viên thanh niên.
Đối với Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hoá: Triển khai nhiều cuộc thi phát
động thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cần bố trí thời gian cho học sinh
trung học phổ thông đi tham quan thực tế các nhà máy, doanh nghiệp để các em
tiếp cận các ứng dụng kiến thức vào sản xuất và đời sống một cách tự nhiên và thực
tế hơn.
Đối với trường trung học phổ thông Hậu Lộc 3: Tạo điều kiện ủng hộ, giúp
đỡ, động viên, khen thưởng giáo viên giảng dạy phương pháp mới, triển khai nhiều
hoạt động trải nghiệm thực tế, trải nghiệm sáng tạo…trong giảng dạy đạt hiệu quả
cao.
Đối với tổ chuyên môn: Xây dựng ý tưởng, triển khai xây dựng được hệ
thống các mảng kiến thức của môn học có thể ứng dụng thực tế và thực hiện trải
nghiệm sáng tạo cho học sinh.
Đối với đồng nghiệp: Trao đổi ý tưởng, rút kinh nghiệm và hỗ trợ nhau cùng
xây dựng được các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các bài giảng hay, ứng dụng
được các kiến thức học sinh đã học vào cuộc sống.
Rất mong Hội đồng khoa học Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hoá nghiên
cứu, góp ý, bổ sung để sáng kiến có thể được triển khai rộng hơn và có hiệu quả
cao hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 16 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến


Gv. ThS. TRƯƠNG NHO DŨNG

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trương Nho Dũng, GV Trường THPT Hậu Lôc 3, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá – “Ứng
dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp, lựa chọn ngành nghề, chọn trường
ĐH, CĐ, trường nghề…ở trường THPT thông qua thiết kế và sử dụng website hướng nghiệp” –
SKKN năm học 2012 – 2013
2. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI – BCH Trung ương Đảng, 2014
3. Dự thảo Chương trình giáp dục phổ thông tổng thể 2017

4. Chương trình Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2017 của

Ban Chấp hành

Trung ương Đoàn
5. Tâm lí học đại cương - PGS. Nguyễn Quang Uẩn(chủ biên), NXB Hà Nội, năm xuất bản 1995

23


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trương Nho Dũng
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó Bí thư đoàn trường, Tổ phó chuyên môn

Trường THPT Hậu Lộc 3

TT
1.

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
Kết quả
giá xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở, loại (A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Nâng cao hiệu quả dạy - học phần dao Cấp Sở

Năm học
đánh giá
xếp loại

C

2011

Cấp Sở

B

2012


Cấp Sở

C

2013

Cấp Sở

C

2014

Cấp Sở

C

2015

động cơ - Vật lý 12 nâng cao bằng
phương pháp giản đồ đặc biệt giải nhanh

2.

các bài tập trắc nghiệm
Ứng dụng CNTT vào đổi mới công tác
chủ nhiệm lớp ở THPT qua website trao
đổi thông tin với gia đình, nhà trường và

3.


địa phương
Ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu
quả công tác hướng nghiệp, lựa chọn
ngành nghề, chọn trường ĐH, CĐ,
trường nghề…ở trường THPT thông qua
thiết kế và sử dụng website hướng

4.

nghiệp
Tích hợp toán học, tin học vào vật lý
bằng việc lập trình thí nghiệm mô phỏng
nhằm tăng tính trực quan, tạo hứng thú
trong dạy học vật lý phần dao động cơ -

5.

Vật lý 12 nâng cao THPT
Xây dựng hệ thống bài giảng điện tử
nhằm nâng cao tính ứng dụng kiến thức
phần cơ học - vật lý 10 vào cuộc sống

24


* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào
Ngành cho đến thời điểm hiện tại.
----------------------------------------------------

25



×