Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Vận dụng ca dao, tục ngữ trong việc xây dựng bài tập ở phần thứ nhất “công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” cho học sinh lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.07 KB, 23 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Với yêu cầu dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo
dục phổ thông hiện nay, học sinh không chỉ đạt được những yêu cầu cơ bản về
kiến thức mà còn phải đạt được những yêu cầu tối thiểu về kĩ năng của môn học,
bài học. Do đó, học sinh không chỉ nắm, hiểu về nội dung mà còn phải biết vận
dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề cụ thể trong thực tiễn. Việc
đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cũng không dừng lại ở mức độ
nhận biết, thông hiểu mà còn đánh giá ở mức độ vận dụng.
Khi giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10, phần I “Công dân với việc
hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” giáo viên thường gặp
nhiều khó khăn và học sinh không hứng thú học tập. Bởi lẽ đây là phần gắn liền
với những tri thức triết học, với những khái niệm trừu tượng, rất mơ hồ, khó
hiểu. Học sinh lớp 10 thì mức độ nhận thức và khả năng tư duy còn hạn chế. Do
đó, yêu cầu học sinh phải vừa nắm, hiểu được khái niệm, nguyên lí vừa phải biết
vận dụng vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn là một điều rất khó khăn. Đây
là một yêu cầu rất cao đối với cả người học và người dạy. Do đó để tạo hứng thú
học tập cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải biết tìm tòi, lựa chọn kiến thức, vận
dụng phương pháp phù hợp. Có như vậy mới khắc phục được sự khôn khan,
nhàm chán, nặng nề thường diễn ra trong các tiết học ở bộ môn GDCD.
Mặc khác, kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam rất đa dạng và phong phú.
Đối với học sinh đa số các em đều biết, nhớ, thuộc ca dao, tục ngữ và nhiều em có
niềm yêu thích, say mê đặc biệt với những sáng tạo độc đáo này.
Qua 14 năm tham gia giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân ở trường
THPT Quan Hóa, bản thân tôi nhận thấy được những vấn đề trên. Do đó với
sáng kiến kinh nghiệm này, tôi muốn giúp học sinh không chỉ làm quen với kiến
thức triết học cụ thể mà còn hiểu vấn đề một cách sâu sắc hơn, hình thành cho
học sinh thói quen, kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề cụ thể
trong thực tiễn; tạo điều kiện cho học sinh có thêm hiểu biết về ca dao, tục ngữ
Việt Nam; góp phần khắc phục tính triết lí, khô khan của môn học, để tiết dạyhọc môn Giáo dục công dân trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Những suy nghĩ ấy
đã thôi thúc tôi chọn đề tài: Vận dụng ca dao, tục ngữ trong việc xây dựng


bài tập phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp
luận khoa học” cho học sinh lớp 10.
2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài Vận dụng ca dao, tục ngữ trong việc xây dựng bài tập phần
“Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”
cho học sinh lớp 10 chúng tôi nhằm hướng đến các mục đích sau:
+ Nâng cao phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động của người học,
hình thành và phát triển năng lực tự học, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất
linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy, nâng cao hứng thú cho người học.
+ Việc sử dụng các phương pháp dạy học tiến bộ trên sẽ nâng cao tính chủ
động, sáng tạo, bồi đắp niềm tin, hứng thú, tình yêu, sự say mê đối với môn

1


học... Đồng thời, giúp các em củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức trọng tâm
bài học một cách hiệu quả; nâng cao năng lực phân tích, giải quyết vấn đề, năng
lực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp.
+ Qua nội dung môn học giúp học sinh phát triển năng lực thích ứng được
với cuộc sống bên ngoài, có được lối sống đẹp, đúng pháp luật, có cách ứng xử
hay với những trường hợp cụ thể xảy ra trong cuộc sống.
+ Đánh giá được thực trạng việc dạy và học tập môn Giáo dục công dân 10
của học sinh ở trường Trung học phổ thông. Thông qua đó, nâng cao ý thức và
hứng thú học tập môn Giáo dục công dân cho các em.
+ Vận dụng nội dung nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy môn GDCD lớp
10 nói riêng và cả chương trình GDCD THPT nói chung.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm tòi và vận dụng một cách linh hoạt một số phương pháp
dạy học môn Giáo dục công dân theo định hướng phát triển năng lực vào giảng
dạy phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa

học” (chương trình học kì I - môn GDCD lớp 10), trong đó tập trung vào việc
vận dụng ca dao, tục ngữ để kích thích hứng thú học tập của học sinh.
Đồng thời nghiên cứu nội dung chương trình Giáo dục công dân lớp 10,
việc dạy của giáo viên và học tập của học sinh đối với môn học. Từ đó vận dụng
một cách linh hoạt phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân theo định
hướng phát triển năng lực vào giảng dạy trong từng tiết học để phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
của bộ môn ở trường THPT.
Học sinh khối 10 trường THPT Quan Hóa trong các năm học 2013-2014;
2014- 2015; 2015- 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật:
Lôgic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh... để giải quyết nội dung đề tài.
- Đặc biệt là phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học trên
lớp, giao bài tập, củng cố bài học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài kết hợp với
kiểm tra, đánh giá).
- Gắn lý luận với thực tiễn.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Triết học trong chương trình lớp 10 trang bị cho các em những kiến thức
cơ bản như: Thế giới quan khoa học và phương pháp luận biện chứng, thế giới
này tồn tại khách quan, sự vận động và phát triển của thế giới vật chất là theo
hướng tiến lên, nguồn gốc của sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng,
cách thức vận động phát triển của sự vật hiện tượng, thực tiễn và vai trò của thực
tiễn đối với nhận thức, con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển
của xã hội.

2



Đặc biệt, nội dung chương trình Giáo dục công dân lớp 10 - học kỳ I đã đề
cập đến một chủ đề lớn: "Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương
pháp luận khoa học”. Với chủ đề này học sinh cần đạt được các yêu cầu sau đây:
Về kiến thức:
+ Nhận biết được nội dung cơ bản của thế giới quan duy vật và phương
pháp luận biện chứng.
+ Thấy được mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động của chủ thể mối quan
hệ biện chứng giữa hoạt động của chủ thể với khách thể qua các mối quan hệ:
thực tiễn với nhận thức, con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát
triển của xã hội.
Về kĩ năng:
Vận dụng được những tri thức triết học với tư cách là thể giới quan,
phương pháp luận để phân tích các hiện tượng tự nhiên, xã hội thông thường và
các hiện tượng đạo đức, kinh tế, nhà nước, pháp luật sẽ được học ở phần sau.
Về thái độ:
+ Tôn trọng các quy luật khách quan của tự nhiên và đời sống xã hội, khắc
phục những biểu hiện duy tâm trong cuộc sống hàng ngày, phê phán các hiện
tượng mê tín, dị đoan và tư tưởng không lành mạnh trong đời sống xã hội.
+ Có quan điểm phát triển, ủng hộ và làm theo cái mới, cái tiến bộ, tham
gia tích cực và có trách nhiệm đối với các hoạt động cộng đồng.
Vì vậy để đạt được các yêu cầu trên thì việc tìm tòi vận dụng ca dao tục ngữ
hay châm ngôn sẽ góp phần tăng thêm hiệu quả cho việc giảng dạy môn triết học
bởi ca dao, tục ngữ đã có từ rất lâu, đó là món ăn tinh thần của rất nhiều thế hệ con
người Việt Nam. Đối với học sinh đa số các em đều biết, nhớ, thuộc ca dao, tục ngữ
và nhiều em có niềm yêu thích, say mê đặc biệt với thể loại văn học này.
Việc xây dựng một số bài tập vận dụng ca dao, tục ngữ để giảng dạy nội
dung: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học sẽ
có kết quả cao cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Bởi:
- Tục ngữ, ca dao phản ảnh mọi mặt cuộc sống của người dân Việt Nam qua
quá trình lịch sử. Đó là một bức tranh sinh động, phong phú, đầy mầu sắc Việt

Nam.
- Tục ngữ ca dao đã thể hiện được một cách sâu sắc rực rỡ thế giới quan,
nhân sinh quan của nhân dân Việt Nam từ thượng cổ cho đến sau này. “Tục ngữ
ca dao đã diễn đạt được rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã
hội lịch sử của nhân dân lao động (1).
+ Đó là những quan niệm về trời, đất, về nguồn gốc con người.
+ Phản ảnh công cuộc đấu tranh chống thiên nhiên, chống áp bức bóc lột và
xâm lược.
+ Những kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi, gieo trồng mùa vụ.
+ Những kinh nghiệm trong sinh hoạt thường ngày.
+ Những điều cần giáo dục truyền bá cho nhau về cách sống làm người.
- Tục ngữ, ca dao, nhất là tục ngữ thường ngắn gọn dễ nhớ và lưu truyền, ngôn
ngữ hàm súc, lời ít nhưng nhiều ý.

3


Vì thế có thể nói rằng việc vận dụng ca dao, tục ngữ để truyền đạt kiến
thức triết học sẽ tác động một cách mạnh mẽ đến học sinh hình, thành con người
mới phát triển toàn diện, mở ra những hướng đi đúng đắn trong học tập, nghiên
cứu.
2. Thực trạng trước khi vận dụng ca dao, tục ngữ trong việc xây dựng
bài tập ở phần thứ nhất “Công dân với việc hình thành thế giới quan,
phương pháp luận khoa học” cho học sinh lớp 10
2.1. Thuận lợi
+ Chương trình GDCD lớp 10, phần "Công dân với việc hình thành thế giới
quan, phương pháp luận khoa học” có nhiều nội dung phù hợp với việc sử dụng
các phương pháp dạy học nhóm, phương pháp động não, phương pháp dạy học
qua trải nghiệm và khám phá, phương pháp đóng vai và giải quyết tình huống.
+ Cơ sở vật chất nhà trường đã được trang bị tương đối đầy đủ tạo điều

kiện thuận lợi cho hoạt động nhóm, hoạt động trải nghiệm và khám phá như:
phòng học đạt chuẩn cho học sinh hoạt động, có trang bị máy vi tính, máy
chiếu, bảng phụ ...
+ Giáo viên và học sinh có điều kiện thuận lợi khi tiếp cận với nguồn
thông tin về cuộc sống xã hội từ nhiều phương tiện khác nhau làm tư liệu cho
quá trình học tập.
+ Phương pháp dạy học này đã khắc phục được tình trạng học tập nhàm
chán, thụ động, ỉ lại trong học tập. Vì vậy mà đã gây được hứng thú cho người
học, kích thích, phát huy tư duy tích cực của học sinh.
+ Việc sử dụng các phương pháp dạy học tiến bộ trên sẽ nâng cao tính chủ
động, sáng tạo, bồi đắp niềm tin, hứng thú, tình yêu, sự say mê đối với môn
học... Đồng thời, giúp các em củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức trọng tâm
bài học một cách hiệu quả; nâng cao năng lực phân tích, giải quyết vấn đề, năng
lực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp.
2.2. Khó khăn
+ Lâu nay, môn GDCD thường được nhiều học sinh, phụ huynh và đôi khi
kể cả người dạy cũng mang tâm lý coi đây là môn phụ. Môn GDCD lớp 10,
phần thứ nhất: “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận
khoa học” mang đậm tri thức triết học với những khái niệm có phần cao xa, trừu
tượng.
+ Học sinh thuộc địa bàn miền núi nên khả năng nắm bắt thông tin còn
nhiều hạn chế.
+ Học sinh còn quen với phương pháp truyền thống: thụ động, ỷ lại, chỉ
nắm những vấn đề khi được giáo viên cung cấp.
+ Với học sinh lớp 10, khả năng tư duy, lý luận, phân tích, đánh giá … một
vấn đề mang tri thức triết học là cực kỳ khó.
+ Khả năng nắm, hiểu và giải thích được một số khái niệm, hiện tượng triết
học là rất khó đối với các em.
+ Đa số học sinh chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhớ kiến thức.
+ Hệ thống câu hỏi bài tập vận dụng trong sách giáo khoa còn ít.


4


+ Đa số học sinh không có thói quen tự trả lời các câu hỏi hay tự giải các
bài tập trong sách giáo khoa.
+ Sự hiểu biết về ca dao, tục ngữ và văn hóa dân tộc ở học sinh còn hạn chế.
+ Khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề cụ thể là không có.
Vì vậy, Xây dựng một số bài tập vận dụng ca dao, tục ngữ ở phần thứ nhất
“Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” để
giúp học sinh hiểu, khắc sâu hơn kiến thức; giúp học sinh hình thành khả năng
vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn là rất cần thiết. Đó là
những cơ sở lý luận và thực tiễn giảng dạy thôi thúc tôi hoàn thành sáng kiến
kinh nghiệm này.
3. Giải pháp đã Vận dụng ca dao, tục ngữ trong việc xây dựng bài tập ở
phần thứ nhất “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp
luận khoa học” cho học sinh lớp 10
Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
* Yêu cầu về kiến thức
1. Thế giới quan và phương pháp luận
a. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm
- Thế giới quan duy vật cho rằng: Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái
có trước, vật chất là cái quyết định ý thức; con người có khả năng nhận thức và
cải tạo thế giới.
- Thế giới quan duy tâm cho rằng: Ý thức là cái có trước, vật chất là cái có
sau, ý thức quyết định vật chất và con người không có khả năng nhận thức thế
giới.
b. Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình
- Phương pháp luận biện chứng: Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng
buộc phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không

ngừng của chúng.
- Phương pháp luận siêu hình: Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến
diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát
triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác.
Giải pháp: Trên cơ sở nội dung các khái niệm trên, giáo viên có thể đưa
ra một số bài tập để học sinh khắc sâu kiến thức và có thể phân biệt rõ ràng
giữa hai thế giới quan: duy vật và duy tâm; giữa phương pháp luận biện
chứng và phương pháp luận siêu hình.
Bài tập 1: Theo em, các câu sau thể hiện thế giới quan nào? Vì sao?
+ Sống chết có mệnh, giàu sang do trời
+ Trời sinh voi, sinh cỏ
Đáp án: Thể hiện thế giới quan duy tâm. Vì tin vào số mệnh do trời ban.
Bài tập 2: Em hãy phân tích yếu tố duy vật, duy tâm trong thần thoại Thần
Trụ Trời?
Đáp án:
+ Yếu tố duy vật: Thừa nhận vũ trụ là tự có, không do ai sáng tạo ra và thế
giới đó được tạo ra từ vật chất: đất, đá…

5


+ Yếu tố duy tâm: Thừa nhận sự tồn tại của thần và sự hình thành trời, đất,
núi, đồi, sông , hồ…là do thần tạo ra.
Bài tập 3: Lựa chọn nội dung thích hợp đặt vào ô tương ứng:
Thế giới quan duy vật
Thế giới quan duy tâm
...
...
+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
+ Phú quý sinh lễ nghĩa.

+ Có số làm quan.
+ Thời tiết có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
+ Con vua thì lại làm vua
Còn sãi ở chùa thì quét lá đa…
+ Làm quan ăn lộc vua, ở chùa ăn lộc phật
Đáp án:
Thế giới quan duy vật
Thế giới quan duy tâm
+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
+ Có số làm quan.
+ Phú quý sinh lễ nghĩa.
+ Con vua thì lại làm vua
+ Thời tiết có bốn mùa: xuân, hạ, thu, Con sãi ở chùa thì quét lá đa
đông.
+ Ở chùa ăn lộc phật
+ Làm quan ăn lộc vua,
Bài tập 4: Vận dụng kiến thức đã học, em hãy giải thích các câu ca dao, tục
ngữ sau:
+ Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
+ Núi cao vì có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Đáp án:
Các câu trên thể hiện thế giới quan duy vật. Vì người đẹp nhờ có lụa, lúa
tốt nhờ có phân, núi có cao là nhờ đất bồi. (“lụa”, “đất”, “phân” là các yếu tố vật
chất). Những yếu tố có thật trong đời sống.
Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
* Yêu cầu về kiến thức
1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động.
a. Thế nào là vận động:
Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật, hiện

tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.
b. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.
Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng luôn luôn vận động. Bằng vận động,
thông qua vận động mà sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình.
Bởi vậy, vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật,
hiện tượng.
c. Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất:

6


- Vận động cơ học: Sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.
- Vận động vật lí: Sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, các quá
trình nhiệt, điện...
- Vận động hóa học: Quá trình hóa hợp và phân giải các chất.
- Vận động sinh học: Sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.
- Vận động xã hội: Sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong lịch sử.
* Lưu ý: Trong năm hình thức vận động trên thì hình thức vận động xã hội
là hình thức vận động cao nhất.
2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển
a. Thế nào là phát triển?
Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng
tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.
b. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất.
Sự phát triển của thế giới vật chất diễn ra một cách quanh co, phức tạp, đôi
khi có những bước thụt lùi tạm thời. Khuynh hướng tất yếu của quá trình đó là
cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.
* Giải pháp: Từ kiến thức cơ bản trên, giáo viên có thể xây dựng một số
bài tập để củng cố kiến thức và rèn luyện khả năng vận dụng cho học sinh

như sau:
Bài tập 1. Câu tục ngữ nào sau đây nói về sự vận động, phát triển?
a. Rút dây động rừng
b. Tre già măng mọc
c. Có chí thì nên
d. Nước chảy đá mòn
e. Già néo đứt dây
g. Con hơn cha là nhà có phúc
Đáp án:
+ Sự vận động: a, d, e
+ Sự phát triển: b, c, g
Bài tập 2. Hãy chỉ ra các hình thức vận động có trong câu ca dao sau:
- Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa.
Đáp án:
+ Vận động cơ học (hoạt động cày, cấy, bừa)
+ Vận động sinh học: sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường
(người, trâu)
+ Vận động xã hội (hoạt động lao động sản xuất)
Bài tập 3. Vận dụng kiến thức bài học, em hãy giải thích đoạn thơ sau:
“ Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa...”
( Xuân Quỳnh)
Đáp án: Thế giới các sự vật và hiện tượng trong đó có cả con người chúng
ta đang không ngừng vận động, biến đổi: cuộc đời tuy dài nhưng năm tháng thời

7



gian vẫn đi qua và làm cho con người ta thay đổi (già nua). Vì thế hãy sống sao
cho thật ý nghĩa, đừng để năm tháng tuổi trẻ bị xóa nhòa và cuốn đi một cách vô
nghĩa giữa dòng xoáy của thời gian. Phải biết quý trọng thời gian. Biết làm
những việc có ích.
Bài tập 4: Hãy chứng minh vận động là phương thức tồn tại của vật chất qua
các câu:
- Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông? (Hê-ra-clit)
- Vật đổi sao dời?
Đáp án: Các sự vật và hiện tượng luôn vận động biến đổi không ngừng.
Không vận động là không tồn tại…
Bài 4. Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
* Yêu cầu về kiến thức
1. Thế nào là mâu thuẫn?
Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với
nhau, vừa đấu tranh với nhau.
a. Mặt đối lập của mâu thuẫn
Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm,...
mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát
triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.
b. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập
Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề
tồn tại cho nhau. Trong triết học, đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
c. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
- Hai đối lập luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự đấu
tranh giữa các mặt đối lập.
- Trong mỗi mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
không tách rời nhau.
2. Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện
tượng

a. Giải quyết mâu thuẫn
b. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh
- Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
không phải bằng con đường điều hòa mâu thuẫn
* Giải pháp: Từ kiến thức cơ bản trên, giáo viên có thể xây dựng một số
bài tập để củng cố kiến thức và rèn luyện khả năng vận dụng cho học sinh
như sau:
Bài tập 1. Những câu tục ngữ nào sau đây nói về mâu thuẫn?.
+ Xanh vỏ đỏ lòng.
+ Cái nết đánh chết cái đẹp.
+ Dĩ hòa vi quý.
+ Chín bỏ làm mười.
+ Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.

8


+ Đầu voi đuôi chuột.
+ Thuốc đắng dã tật, nói thật mất lòng.
Đáp án: Những câu nói về mâu thuẫn là: Xanh vỏ đỏ lòng; Cái nết đánh
chết cái đẹp; Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược; Đầu voi đuôi chuột; Thuốc đắng
dã tật, nói thật mất lòng.
Bài tập 2. Hãy chỉ ra yếu tố mâu thuẫn trong các câu ca dao sau:
+ Tìm em như thể tìm chim
Chim bay biển bắc, anh tìm biển nam.
+ Thương cho roi cho vọt
Ghét cho ngọt cho bùi.
+ Thương nhau quả ấu cũng tròn
Ghét nhau quả bồ hòn cũng méo.
Đáp án:

+ Chim bay biển bắc >< anh tìm biển nam.
+ Thương >< cho roi, cho vọt
+ Ghét >< cho ngọt, cho bùi.
+ Thương cho roi cho vọt >< Ghét cho ngọt cho bùi
+ Quả ấu >< tròn; Quả bồ hòn >< méo
+ Thương nhau quả ấu cũng tròn >< Ghét nhau quả bồ hòn cũng méo.
Bài tập 3: Em hiểu như thế nào về câu nói của C.Mác: “Hạnh phúc là đấu
tranh”
Đáp án: Giải quyết mâu thuẫn là kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối
lập, là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành, sự vật hiện tượng
cũ được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới. Quá trình này tạo nên sự vận động
và phát triển vô tận của thế giới khách quan. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
là nguồn gốc vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng.
Bài 4. Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
* Yêu cầu về kiến thức:
1. Chất
Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật và
hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và
hiện tượng khác.
2. Lượng
Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện
tượng biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động
(nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)… của sự vật và hiện tượng.
3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất
a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất:
- Sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự
biến đổi về lượng.

9



- Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống
nhất giữa chất và lượng (điểm nút) thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật
mới ra đời thay thế sự vật cũ.
Lưu ý:
+ Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của
sự vật, hiện tượng được gọi là Độ.
+ Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự
vật, hiện tượng được gọi là Điểm nút.
b. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng: Mỗi sự vật, hiện
tượng đều có chất đặc trưng và có lượng đặc trưng phù hợp với nó.
* Xây dựng một số bài tập củng cố, vận dụng như sau:
Bài tập 1: Em có đồng ý với những kết luận sau đây không? Tại sao?
- Nóng vội thường hay hỏng việc.
- No mất ngon, giận mất khôn.
Đáp án: Đồng ý. Vì mỗi sự vật, hiện tượng đều có chất đặc trưng và có
lượng đặc trưng phù hợp với nó.
Bài tập 2: Lựa chọn phương án đúng và đánh dấu x vào ô tương ứng:
Phương án lựa chọn

Sự biến đổi về
lượng chưa làm
biến đổi chất

Sự biến đổi về
lượng dẫn đến làm
biến đổi chất

Sự biến đổi về
lượng chưa làm

biến đổi chất

Sự biến đổi về
lượng dẫn đến làm
biến đổi chất
x

Tức nước vỡ bờ
Tích tiểu thành đại
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi
cao.
Góp gió thành bão
Giọt nước làm tràn ly
Năng nhặt, chặt bị
Tre già măng mọc
Đáp án:
Phương án lựa chọn
Tức nước vỡ bờ
Tích tiểu thành đại
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi
cao.
Góp gió thành bão
Giọt nước làm tràn ly
Năng nhặt, chặt bị

x
x
x

x
x

10


Tre già măng mọc

x

Bài tập 3. Câu nào thể hiện mối quan hệ Lượng đổi dẫn đến Chất đổi?
a. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
b. Có công mài sắt có ngày nên kim
c. Đánh bùn sang ao
d. Năng nhặt chặt bị
Đáp án: Câu b.
Bài tập 4. Câu nào thể hiện sự thay đổi về Lượng nhưng chưa làm thay đổi
Chất?
a. Có công mài sắt có ngày nên kim
b. Góp gió thành bão
c. Tre già măng mọc
d. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
Đáp án: Câu d
Bài tập 5. Vận dụng nội dung bài học, em hãy giải thích bài thơ “Nghe
tiếng giã gạo” của Hồ Chí Minh.
“Gạo đem vào giã bao đau đớn.
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông.
Sống ở trên đời người cũng vậy.
Gian nan rèn luyện mới thành công.”
Đáp án: Sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng bao giờ cũng

diễn ra bằng cách tích lũy dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện
bước nhảy để chuyển về chất. Do đó, trong học tập và rèn luyện, chúng ta phải
từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật. Chúng ta cần
phải kiên trì, nhẫn nại; không nên chủ quan, nôn nóng, “đốt cháy giai đoạn”,
mọi hành động nôn nóng hoặc nửa vời đều không mang lại kết quả như mong
muốn.
Bài tập 6. Em hãy chỉ ra yếu tố bất hợp lý qua câu chuyện Con rắn vuông
Bài tập 7. Vận dụng nội dung bài học, em hãy cho biết ý nghĩa của các
câu ca dao sau:
+ Người thanh, tiếng nói cũng thanh,
Chuông kêu, khẽ đánh bên thành cũng kêu.
+ Đất xấu, trồng cây ngẳng nghiu,
Những người thô tục, nói điều phàm phu.
Đất tốt, trồng cây rườm rà,
Những người quý giá, nói ra dịu dàng.
+ Nói người, chẳng nghĩ đến thân,
Thử sờ lên gáy, xem gần hay xa.
Đáp án: Mỗi sự vật, hiện tượng đều có chất đặc trưng và có lượng đặc
trưng phù hợp với nó.
Bài 6. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
* Yêu cầu về kiến thức:
1. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình
a. Phủ định siêu hình

11


Là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản
trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.
b. Phủ định biện chứng

Là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện
tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát
triển sự vật và hiện tượng mới.
- Tính khách quan của phủ định biện chứng:
- Tính kế thừa của phủ định biện chứng:
2. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là vận động đi lên, cái
mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn
thiện hơn.
* Giải pháp: Vận dụng hai khái niệm trên vào giải quyết các bài tập sau:
Bài tập 1: Trong các câu sau đây, câu nào đề cập đến tính kế thừa trong quá
trình phát triển của sự vật? Tại sao?
+ Tre già măng mọc
+ Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh.
+ Trứng rồng lại nở ra rồng, liu điu lại đẻ ra dòng liu điu.
+ Cha nào, con nấy
Đáp án: Các câu trên đề cập đến tính kế thừa trong quá trình phát triển của
sự vật, hiện tượng. Vì cái mới ra đời dựa trên nền tảng của cái cũ, có lập lại
những yếu tố của cái cũ.
Bài tập 2. Lựa chọn phương án đúng và đánh dấu x vào ô tương ứng:
Phương án lựa chọn
Phủ định
Phủ định
biện chứng
siêu hình
Nước chảy đá mòn
Thắt lưng buộc bụng
Tre già măng mọc.
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
Một năm khởi đầu từ mùa xuân;

Đời người bắt đầu từ tuổi trẻ.
Thời tiết có bốn mùa: xuân, hạ, thu,
đông.
Đáp án:
Phương án lựa chọn
Phủ định
Phủ định
biện chứng
siêu hình
Nước chảy đá mòn.
x
Thắt lưng buột bụng.
x
Tre già măng mọc.
x
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
x
Một năm khởi đầu từ mùa xuân;
x
Đời người bắt đầu từ tuổi trẻ.

12


Thời tiết có bốn mùa: xuân, hạ, thu,
x
đông.
Bài tập 3. Hãy phân tích yếu tố siêu hình và biện chứng về phép phủ định
trong bài ca dao sau:
“Còn ba trứng nở ba con.

Con diều tha.
Con quạ bắt.
Con cắt xơi.
Chớ than phận khó ai ơi!
Còn da lông mọc, còn chồi lên cây.”
Đáp án:
+ Yếu tố biện chứng: Còn ba trứng nở ba con.
Còn da lông mọc, còn chồi lên cây.
+ Yếu tố siêu hình: Con diều tha, con quạ bắt, con cắt xơi.
Bài 7. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
* Yêu cầu về kiến thức
1. Thế nào là nhận thức?
a. Nhận thức cảm tính
b. Nhận thức lý tính
2.Thực tiễn là gì?
a. Khái niệm thực tiễn: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có
mục đích, mang tính chất lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên
và xã hội.
b. Các hoạt động cơ bản của thực tiễn:
- Hoạt động sản xuất vật chất.
- Hoạt động chính tri –xã hội.
- Hoạt động thực ngiệm khoa học.
3.Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
a. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức:
- Thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào sự vật hiện tượng
làm cho chúng bộc lộ ra những thuộc tính. Từ đó, con người nhận biết được
những sự vật, hiện tượng.
- Thông qua hoạt động thực tiễn, các giác quan của con người ngày càng
hoàn thiện hơn. Từ đó, giúp con người nhận biết sự vật, hiện tượng nhanh nhạy
hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn.

b. Thực tiễn là động lực của nhận thức:
- Thực tiễn luôn vận động, luôn đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ mới cho nhận
thức. Do đó, thúc đẩy nhận thức phát triển.
- Thực tiễn còn tạo ra các tiền đề vật chất cần thiết cho nhận thức.
c. Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
- Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan,
đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

13


- Các tri thức khoa học chỉ thật sự có giá trị khi được đưa vào thực tiễn, vận
dụng trong thực tiễn.
d. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:
- Mọi tri thức đều bắt nguồn từ thực tiễn. Song, mỗi người nhận thức về sự
vật, hiện tượng có khác nhau. Do đó, phải đem những tri thức thu nhận được kiểm
tra, đối chiếu với thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng.
* Giải pháp: Với nội dung cơ bản về vai trò của thực tiễn đối với nhận
thức như trên, giáo viên có thể xây dựng một số bài tập củng cố như sau:
Bài tập 1:
“ Người ta đi cấy lấy công.
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây.
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm.
Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.”
Vì sao người nông dân trong bài ca dao trên phải quan sát thế giới xung
quanh mình? Những hiểu biết ấy của người nông dân bắt nguồn từ đâu?
Đáp án:
+ Người nông dân phải quan sát thế giới xung quanh, phải xem thời tiết có

thuận lợi cho việc xuống vụ hay không.
+ Những hiểu biết ấy của người nông dân đều bắt nguồn từ thực tiễn, từ
việc quan sát các hiện tượng tự nhiên mà người nông dân đã đúc kết được những
kinh nghiệm cho mình.
Bài tập 2. Em hiểu gì về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức khi đọc
những câu ca dao, tục ngữ sau:
+ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
+ Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa.
+ Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa.
+ Tháng tám nắng rám trái bưởi.
+ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
Đáp án: Bằng việc quan sát thực tiễn mà con người đã rút ra được những
kinh nghiệm trên ⇒ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
Bài tập 3. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ý nghĩa của câu tục
ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Đáp án: Thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào sự vật
hiện tượng làm cho chúng bộc lộ ra những thuộc tính. Từ đó, con người nhận
biết được những sự vật, hiện tượng. Vì vậy, phải đi đây đi đó thì mới mở rộng
tầm nhìn, mới có điều kiện để nâng cao hiểu biết.
Bài tập 4:
+ Khéo tay hay làm.
+ Trăm hay không bằng tay quen.

14


+ Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào nên.

+ Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Qua các câu ca dao, tục ngữ trên, em hãy rút ra vai trò của thực tiễn đối với
nhận thức?
Đáp án: Thông qua hoạt động thực tiễn, các giác quan của con người ngày
càng được hoàn thiện hơn -> Thhực tiễn là cơ sở của nhận thức.
Bài tập 5. Em hiểu gì về câu nói “Lí luận toàn là màu xám, cây đời mãi
mãi xanh tươi”? (J. Gớt)
Đáp án: Lí luận sẽ là cứng nhắc, nói suông (màu xám) khi lí luận xa rời
thực tiễn sinh động của cuộc sống.
Bài tập 6. “Nói chín thì phải làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê”
Em hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ trên? Dựa vào nội dung bài học, em
rút ra điều gì cho bản thân trong quá trình học tập và rèn luyện?
Đáp án: Lời nói và việc làm phải đi đôi với nhau. Học phải đi đôi với hành,
lí luận phải gắn với thực tiễn mới có ý nghĩa, không nên lí luận suông.
Bài 9. Con người là chủ thể của lịch sử,
là mục tiêu của sự phát triển xã hội
* Yêu cầu về kiến thức
1. Con người là chủ thể của lịch sử
a. Con người sáng tạo ra lịch sử của chính mình.
- Từ công xã nguyên thủy -> Chiếm hữu nô lệ -> xã hội phong kiến ->
TBCN -> XHCN.
b. Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
- Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất
+ Để tồn tại và phát triển con người phải lao động sản xuất tạo ra của cải
vật chất để nuôi sống mình và xã hội.
+ Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng có ở con người.
+ Là kết quả lao động có mục đích và sáng tạo của con người.
- Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
+ Đời sống sinh hoạt hàng ngày, kinh nghiệm trong lao động, đấu tranh,

của con người là đề tài vô tận cho các phát minh khoa học và sáng tác nghệ thuật.
+ Con người là tác giả của các công trình khoa học, tác phẩm văn học,
nghệ thuật.
c. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.
- Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người
không ngừng đấu tranh để cải tại xã hội.
- Mọi sự biến đổi của xã hội, mọi cuộc cách mạng xã hội đều do con người
tạo ra.
2. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội
a. Vì sao nói con người là mục tiêu phát triển xã hội.

15


- Từ khi xuất hiện đến nay con người luôn khao khát được sống tự do hạnh
phúc. Song vẫn tồn tại bất công, bóc lột và có nhiều yếu tố đe doạ tự do hạnh
phúc và tính mạng con người.
- Con người không ngừng đấu tranh vì tự do hạnh phúc của chính mình.
- Mọi chính sách và hành động của các quốc gia và cộng đồng quốc tế phải
nhằm mục tiêu phát triển con người.
Kết luận: Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn
trọng, cần phải được đảm bảo quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát
triển của mọi tiến bộ xã hội.
b. Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện của con người.
- Xã hội loài người đã và đang trải qua năm chế độ xã hội nhưng chỉ có
CNXH mới thực sự coi con người là mục tiêu phát triển của xã hội.
- CNXH với mục tiêu:
+ Xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
+ Con người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
- Liên hệ với nước ta

+ Chính sách xoá đói giảm nghèo
+ Chính sách giáo dục, y tế
+ Chính sách với TB, LS, người tàn tật
+ Quan tâm đến phụ nữ, người già
- Kết luận: Mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều vì
phát triển con người toàn diện với mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh.
* Giải pháp: Với nội dung cơ bản như trên, giáo viên có thể xây dựng
một số bài tập củng cố như sau:
Bài tập 1. Dựa vào nội dung bài học. Em hãy cho biết ý nghĩa của các
câu ca dao, tục ngữ sau:
+ Người là vàng, của là ngãi
+ Người sống, đống vàng
+ Một mặt người, bằng mười mặt của
+ Người làm ra của,
Của không làm ra người.
+ Dẫu xây chín bậc phù đồ,
Không bằng làm phúc, cứu cho một người.
+ Ở hiền, thì lại gặp lành,
Những người nhân đức, trời dành phần cho
Đáp án: : Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn
trọng, cần phải được đảm bảo quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát
triển của mọi tiến bộ xã hội.
Giáo viên có thể sử dụng các bài tập để củng cố và cho học sinh vận dụng
khi học xong từng đơn vị nội dung kiến thức có liên quan hoặc có thể dùng hệ
thống câu hỏi bài tập đó để củng cố ở cuối bài. Tùy từng bài, từng nội dung cụ
thể mà ta có thể sử dụng một cách linh hoạt.

16



* Ngoài các bài tập trên giáo viên có thể sử dụng đề kiểm tra 15 phút (phụ
lục 1) để kiểm tra kiến thức học sinh ở tiết kiểm tra 45 phút cuối học kì I (tùy
vào thời gian cho phép mà ta có thể cho số lượng câu hỏi phù hợp).
2.4. Kết quả đạt được
Từ năm học 2013 – 2014 tôi đã tiến hành thực nghiệm đề tài ở các lớp
khối 10 trường PTTH Quan Hóa.
Bảng khảo sát kết quả học tập môn GDCD trong 03 năm học như sau:
Năm học 2013-2014:
Học
Kết quả giảng dạy cuối năm
sinh
Kém
Yếu
Trung bình
Khá
Giỏi
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
208
0
0
12
5,77 141 67,79 42 20,19 13
6,25
Dưới trung bình
Trên trung bình
12
5,77
196
94,33

Năm học 2014-2015:
Học
Kết quả giảng dạy cuối năm
sinh Kém
Yếu
Trung bình Khá
Giỏi
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
188
0
0
8
4,26
86
45,7
75 39,89 19 10,11
4
Dưới trung bình
Trên trung bình
8
4,26
180
95,74
Năm học 2015-2016:
Học
Kết quả giảng dạy cuối năm
sinh
Kém
Yếu
Trung bình

Khá
Giỏi
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
193
0
0
2
1,04
63 32,64 98
50,7
30 15,54
8
Dưới trung bình
Trên trung bình
2
1,04
191
98,96
Bảng thống kê thể nghiệm cho thấy tỉ lệ % số học sinh dưới trung bình giảm,
khá, giỏi tăng nhanh qua các năm thể nghiệm cao hơn. Kết quả bước đầu thực
nghiệm cho thấy tính khả thi của việc ứng dụng đề tài Vận dụng ca dao, tục ngữ
trong việc xây dựng bài tập ở phần thứ nhất “Công dân với việc hình thành
thế giới quan, phương pháp luận khoa học” cho học sinh lớp 10.
Tuy nhiên, để việc dạy học đem lại hiệu quả như mong muốn, đòi hỏi mỗi
giáo viên phải nỗ lực, tâm huyết với nghề, không chỉ có kiến thức mà còn có tài
năng sư phạm để giúp học sinh có phương hướng đúng trong việc tiếp cận, học hỏi
trong nhà trường THPT.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận


17


Việc Vận dụng ca dao, tục ngữ trong việc xây dựng bài tập ở phần
thứ nhất “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận
khoa học” cho học sinh lớp 10 vào chương trình học kì I - môn GDCD lớp 10
đã có kết quả. Cụ thể là:
- Chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh được nâng cao.
- Học sinh hứng thú say mê, tích cực, chủ động , sáng tạo trong học tập.
- Học sinh mạnh dạn, chủ động tranh luận cởi mở, sôi nổi, tự tin đưa ra ý
kiến của mình, lắng nghe ý kiến đóng góp, phê bình của các bạn; từ đó giúp học
sinh hoà đồng với cộng đồng, tạo cho học sinh tự tin hơn.
- Học sinh lĩnh hội và nắm được kiến thức bài học một cách nhanh, chắc
chắn và nhớ lâu kiến thức đã học.
- Đã chuyển trọng tâm từ hoạt động của thầy sang hoạt động của trò.
- Đã giúp học sinh từ chỗ học tập thụ động, chuyển sang hoạt động chủ
động, học sinh tích cực chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng thu thập, xử lý trình bày
trao đổi thông tin thông qua các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức hướng
dẫn.
- Qua nội dung môn học giúp HS phát triển các năng lực phù hợp cho học
sinh giúp các em thích ứng được với cuộc sống bên ngoài, có lối sống đẹp, đúng
pháp luật.
2. Kiến nghị.
Trong những năm qua tôi đã không ngừng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu tài
liệu và cố gắng học hỏi các thầy cô, các đồng nghiệp với mong mỏi mỗi tiết dạy
môn GDCD thực sự ý nghĩa như tên gọi của chính nó. Học sinh được học tập
chủ động, phát huy khả năng sáng tạo và năng lực của bản thân. Thầy cô giáo và
học sinh không còn khoảng cách như xưa nữa. Thay vào đó là sự gần gũi, cởi
mở để khuyến khích các em bộc lộ điểm mạnh, điểm yếu. Từ đó giáo viên có thể
nắm bắt và định hướng cho các em phát triển được năng lực của mình.

Tuy nhiên do đặc thù bộ môn nên quá trình nghiên cứu và giảng dạy của tôi
còn gặp nhiều khó khăn. Tôi rất mong muốn được nhà trường, Sở Giáo dục và
Đào tạo quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình, góp phần cùng nhà trường, ngành và toàn xã hội nâng cao chất lượng giáo
dục.
Đề tài này được đúc kết từ những trải nghiệm của bản thân trong thời gian
ngắn. Do đó không thể tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự
chỉ bảo tận tình và những ý kiến đóng góp quý báu của đồng nghiệp, Hội đồng
khoa học trường, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè đồng nghiệp, tổ chuyên môn, Ban giám
hiệu trường THPT Quan Hóa, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã quan tâm,
tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy.

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh

18


nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.

Phạm Thị Khuyên
Mục lục
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu

4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2. Thực trạng trước khi vận dụng ca dao, tục ngữ trong việc xây dựng
bài tập ở phần thứ nhất “Công dân với việc hình thành thế giới quan,
phương pháp luận khoa học” cho học sinh lớp 10
3. Nội dung đã vận dụng ca dao, tục ngữ trong việc xây dựng bài tập
ở phần thứ nhất: “Công dân với việc hình thành thế giới quan,
phương pháp luận khoa học” cho học sinh lớp 10
Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Bài 9 . Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu của sự phát triển
xã hội
4. Kết quả đạt được
III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Trang
1
1
1
2
2
2
2
3
5

5
6
8
9
11
12
14
16
17

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa GDCD lớp 10. Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam.
2. Sách giáo viên GDCD lớp 10. Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam.
3. Sách bài tập tình huống GDCD lớp 10. Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam.
4. Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo Dục Công Dân
THPT. Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam.
5. Sách dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo Dục Công Dân lớp 10.
6. Ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam…
7.Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT-Bộ giáo dục và
đào tạo-Dự án phát triển giáo dục THPT.
8.Lý luận dạy học môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông trung học – NXB
Đại học quốc gia Hà Nội năm 1999.
9.Hướng dẫn thực hiện chương trình, SGK môn Giáo dục công dân 10 – NXB
Giáo dục năm 2008
10.Giáo dục kỹ năng sống trong môn Giáo dục công dân ở trường THPT-Nhà
xuất bản Giáo Dục Việt Nam.
11.Phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân - Trường Đại học sư phạm Hà

Nội I năm 1994. PTS Vương Tất Đạt (chủ biên).
12.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa môn
Giáo dục công dân 10 NXB Giáo dục năm 2007.
13.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình và sách giáo khoa lớp 10 thí
điểm - Viện nghiên cứu sư phạm - Đại học sư phạm Hà Nội năm 2005.
14.Tài liệu tập huấn: dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh của vụ giáo dục trung học, xuất bản 2014

20


PHỤ LỤC 1: ĐỀ KIỂM TRA 15 phút
Đề bài: 1. Lựa chọn nội dung thích hợp đặt vào ô tương ứng:
Thế giới quan duy vật
Thế giới quan duy tâm
...
...
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Phú quý sinh lễ nghĩa.
- Có số làm quan.
- Thời tiết có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
- Con vua thì lại làm vua
Còn sãi ở chùa thì quét lá đa…
-Làm quan ăn lộc vua, ở chùa ăn lộc phật
Câu 2: Vận dụng kiến thức đã học, em hãy giải thích các câu ca dao, tục ngữ sau:
- “ Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”
- “ Núi cao vì có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu ?”
XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
ĐÁP ÁN


ĐiỂM

1. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách dùng kiến thức đã học để giải thích các câu ca dao
tục ngữ.
- Dùng ca dao tục ngữ để ghi nhớ kiến thức bài học.
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều
cách nhưng cần đạt được một số ý chính sau:
* Hiểu thế giới quan duy vật, thế giới quan duy tâm.
* Phân biệt được thế giới quan duy vật, thế giới quan duy tâm.
8 ( mỗi ý 1
Thế giới quan duy vật
Thế giới quan duy tâm
điểm)
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Có số làm quan.
- Phú quý sinh lễ nghĩa.
- Con vua thì lại làm vua
- Thời tiết có bốn mùa: xuân, Còn sãi ở chùa thì quét lá đa
hạ, thu, đông.
- …ở chùa ăn lộc phật
- Làm quan ăn lộc vua,
2
Câu 2: Các câu trên thể hiện thế giới quan duy vật. Vì người
đẹp nhờ có lụa, lúa tốt nhờ có phân, núi có cao là nhờ đất bồi.
(Lụa, đất, phân là các yếu tố vật chất). Những yếu tố có thật
trong đời sống.

21



- Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm của học sinh đạt được cả yêu
cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Giáo viên mạnh dạn cho điểm tối đa đối với các bài viết sáng
tạo, chú ý đến diến đạt, hành văn, trau chuốt trong dùng từ,
đặt câu, trình bày đẹp, khoa học
ĐỀ KIỂM TRA 45 phút
Đề bài:
Câu 1: Hãy chỉ ra yếu tố mâu thuẫn trong các câu ca dao sau:
- “Tìm em như thể tìm chim
Chim bay biển bắc, anh tìm biển nam.”
- “Thương cho roi cho vọt
Ghét cho ngọt cho bùi.”
- “ Thương nhau quả ấu cũng tròn
Ghét nhau quả bồ hòn cũng méo.”
Lựa chọn phương án đúng và đánh dấu x vào ô tương ứng:
Sự biến đổi về lượng
Sự biến đổi về lượng
Phương án lựa chọn
dẫn đến làm biến đổi
chưa làm biến đổi chất
chất
Tức nước vỡ bờ.
Tích tiểu thành đại.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn
núi cao.
Góp gió thành bão.
Giọt nước làm tràn ly.

Năng nhặt, chặt bị.
Tre già măng mọc.
Câu 3: Vận dụng nội dung bài học, em hãy giải thích bài thơ “Nghe tiếng giã
gạo” của Hồ Chí Minh.
“Gạo đem vào giã bao đau đớn.
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông.
Sống ở trên đời người cũng vậy.
Gian nan rèn luyện mới thành công.”
Hướng dẫn chấm và thang điểm
Câu 1: (3 đ)
+ Chim bay biển bắc >< anh tìm biển nam.(1 đ)
+ Thương >< cho roi, cho vọt
Ghét >< cho ngọt, cho bùi.
Thương cho roi cho vọt >< Ghét cho ngọt cho bùi.(1 đ)
+ Quả ấu >< tròn; Quả bồ hòn >< méo

22


Thương nhau quả ấu cũng tròn >< Ghét nhau quả bồ hòn cũng méo. .(1 đ)
Câu 2: (3 đ, mỗi ý đúng 0,5đ)
Sự biến đổi về lượng Sự biến đổi về lượng
Phương án lựa chọn
chưa làm biến đổi dẫn đến làm biến đổi
chất
chất
Tức nước vỡ bờ.
x
Tích tiểu thành đại.
x

Một cây làm chẳng nên
x
non
Ba cây chụm lại nên hòn
núi cao.
Góp gió thành bão.
x
Giọt nước làm tràn ly.
x
Tre già măng mọc.
x
Câu 2: (4 đ)
Sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng bao giờ cũng diễn ra bằng
cách tích lũy dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để
chuyển về chất. Do đó, trong học tập và rèn luyện, chúng ta phải từng bước tích
lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật. Chúng ta cần phải kiên trì,
nhẫn nại; không nên chủ quan, nôn nóng, “đốt cháy giai đoạn”, mọi hành động
nôn nóng hoặc nửa vời đều không mang lại kết quả như mong muốn
Chú ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm của học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ
năng và kiến thức.
- Giáo viên mạnh dạn cho điểm tối đa đối với các bài viết sáng tạo, chú ý đến
diễn đạt, hành văn, trau chuốt trong dùng từ, đặt câu, liên hệ thực tế tốt, trình
bày đẹp, khoa học

23



×