Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Phát huy tich chủ động, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn GDCD lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 – Phần 1

Người thực hiện: Lê Thị Thủy
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực môn GDCD

THANH HÓA, NĂM 2016


Mục Lục

Mục Lục

I. Mở đầu

Trang
3

1. Lý do chọn đề tài

4


2. Mục đích nghiên cứu

4

3. Đối tượng nghiên cứu

4

4. Phương pháp nghiên cứu

II. Nội dung

5

1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

5

2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

7

3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải

8

quyết vấn đề.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,

15


bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

20

2


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang bước vào giai
đoạn khẩn trương, để đẩy nhanh tiến độ và đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải có
những con người bản lĩnh, có năng lực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.
Người có học vấn hiện đại không chỉ lấy ra từ trí nhớ các tri thức dưới dạng có
sẵn đã lĩnh hội được trên ghế nhà trường, mà còn phải có khả năng chiếm lĩnh,
sử dụng các tri thức mới một cách độc lập, có năng lực đánh giá các sự kiện,
hiện tượng mới, các thông tin một cách thông minh, sáng suốt khi gặp trong
cuộc sống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người. Nếu chúng ta vẫn
duy trì cách học cũ theo lối “đọc – chép” một cách thụ động, thì chắc sản phẩm
của giáo dục sẽ khó đạt được yêu cầu trên.
Điều 28, chương II – Luật Giáo dục 2005 đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo
dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh: phù hợp với đặc điểm từng lớp học, từng môn học; bồi dưỡng khả năng tự
học, khả năng tự làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh. Để thực hiện mục tiêu đó, đòi hỏi PPDH của tất cả các môn học phải phát
huy được tính chủ động, sáng tạo của HS.
GDCD là môn học có vai trò quan trọng trong việc hình thành thế giới
quan, phương pháp luận khoa học; giáo dục đạo đức lối sống; truyền đạt các

kiến thức kinh tế – xã hội, chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước. Đây
là những tri thức đặc biệt quan trọng hình thành nên phẩm chất của con người
mới xã hội chủ nghĩa.
GDCD lớp 10 là một chương trình với nhiều nội dung khó, trừu tượng, có
tính thực tiễn cao: bao gồm những kiến thức cơ bản nhất của triết học Mác Lênin trong phần: “Công dân với việc hình thành thế giới quan phương pháp
luận khoa học” và các quan niệm, chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa trong
phần: “Công dân với đạo đức”. Lượng kiến thức lớn đó chỉ được học trong 45
phút mỗi tuần, nên rất khó để HS có thể tiếp thu và vận dụng vào thực tiễn nếu
không đổi mới cả cách dạy và học trên nhà trường. Vậy nên, không khó để giải
thích vì sao hiện nay, phần lớn HS rất thiếu hiểu biết và thụ động khi nhìn nhận,
đánh giá những sự việc, hiện tượng xảy ra trong đời sống. Hơn nữa, một thực tế
diễn ra hiện nay mà xã hội rất quan tâm là có rất nhiều HS, đặc biệt là HS trung
học đang xem nhẹ các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Số HS
trốn học, gian lận trong thi cử, đánh nhau, uống bia rượu, ăn cắp vặt, vô lễ, vi
phạm pháp luật ngày càng gia tăng. Theo kết quả điều tra khảo sát của Viện
nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam năm 2008 cho thấy, tỉ lệ nói dối cha
mẹ của HS THCS là 50%, trong khi HS THPT là 64%; văng tục chửi bậy ở
THCS là 34%, trong khi đó HS THPT là 43%; không chấp hành Luật an toàn giao
thông của HS THCS là 35%, còn THPT là 70%. Một trong những nguyên nhân đó
là do việc giáo dục đạo đức trong nhà trường thường chú trọng đến nề nếp, kỉ
3


cương, nội quy, những bài học giáo huấn, mà không chú ý đến hành vi, kĩ năng
ứng xử thực tế. Phương pháp giáo dục đạo đức theo kiểu “tầm chương trích cú”
chưa đưa HS vào các xử lí tình huống thực tế rất sinh động của cuộc sống, chưa
phát huy được tính tích cực, sáng tạo của họ.
Mặt khác, HS THPT, đặc biệt là HS lớp 10 là lứa tuổi mới lớn về tâm,
sinh lý. Các em luôn muốn khám phá những tri thức mới, những vấn đề mới,
luôn muốn thử nghiệm những điều được tiếp nhận để khẳng định chính bản thân

mình. Chính vì vậy, PPDH nói chung và môn GDCD nói riêng phải hướng tới
mục tiêu phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS để phù hợp với đặc điểm tâm
lý lứa tuổi.
Trường THPT Nguyễn Thị Lợi được xây dựng và trưởng thành ở Thị Xã
du lịch, bên cạnh những mặt tích cực của cơ chế thị trường, cũng có những mặt
hạn chế như sự suy thoái về đạo đức , văn hóa, lối sống… Vì vậy nhiệm vụ
trọng tâm của nhà trường là đào tạo ra những thế hệ HS vừa có đức, vừa có tài;
tích cực, chủ động sáng tạo trong lĩnh hội tri thức cũng như trong đánh giá giải
quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Môn GDCD, đặc biệt là GDCD lớp
10 góp phần quan trọng làm nên mục tiêu đào tạo đó của nhà trường.
Với tính cấp thiết trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Phát huy tính chủ động,
sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10
2. Mục đích nghiên cứu
- Hiện nay chất lượng dạy học môn GDCD trong nhà trường THPT hiện
nay đã và đang được học sinh xem như một môn học phụ. Nguyên nhân là do
một mặt trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp
dạy học, chưa áp dụng thường xuyên các phương tiện dạy học hiện đại nên môn
học trở nên nhàm chán và khô khan. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học
người giáo viên cần phải phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong
dạy học môn giáo dục công dân 10 – Phần 1: “Công dân với việc hình thành thế
giới quan và phương pháp luận”.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu ở phạm vi phát huy tính chủ
động, sáng tạo của HS trong dạy học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT
Nguyễn Thị Lợi – Thị xã Sầm Sơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành 2 nhóm phương pháp nghiên cứu:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết bao gồm: Phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá.
Nhóm phương pháp thực nghiệm: Gồm chuẩn bị thực nghiệm, tiến hành

thực nghiệm, xử lí kết quả điều tra thực nghiệm và đưa ra kết luận khoa học.

4


II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong một môi trường thế giới đầy biến động và cạnh tranh gay gắt đến
với từng cá nhân như hiện nay. Mỗi cá nhân sẽ cần phải ngày càng trở nên năng
động, tích cực, tự tin, quyết đoán hơn, sẽ không còn chỗ cho sự thụ động, trông
chờ, ỷ lại, sẽ không còn chỗ làm việc ổn định để mà dựa dẫm. Xu hướng của
những yêu cầu quan trọng đối với người lao động hiện nay và trong tương lai
không phải là kinh nghiệm, học vấn hiểu theo nghĩa được đào tạo học thuật tại
trường, lớp mà là năng lực sáng tạo, nghĩa là năng lực tiếp thu, sản xuất tri thức
mới có lợi của người lao động. Một người lao động trong tương lai phải là một
người ngoài việc trang bị đủ những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng nghề
nghiệp cần thiết, còn phải có những phẩm chất cá nhân cao như: có “kỹ năng
sống” tốt và có “sức mạnh tinh thần” cao, bao gồm khả năng loại bỏ stress ra
khỏi công việc và cuộc sống trong lúc đang làm việc, hoạt động; khả năng làm
chủ bản thân, khả năng quản lí cảm xúc, khả năng quản lí thói quen, hành vi;
khả năng lãnh đạo và tự lãnh đạo, khả năng làm việc độc lập, khả năng phối hợp
theo nhóm, khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, khả năng giao tiếp và
trình bày vấn đề, kỹ năng sử dụng kiến thức; khả năng vượt khó và ứng biến linh
hoạt với các tình huống xẩy ra trong thực tế cao; có sự chủ động trong công
việc, có sự quyết đoán và tinh thần lạc quan, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm; có khả năng chịu đựng áp lực công việc, có tư duy lôgíc, tư duy phản
biện tốt… và thoát khỏi sự bảo thủ cố chấp, chi phối của cái tôi trong mỗi con
người. Tất cả những kỹ năng đó của một người lao động mới phải được hình
thành từ từ trong cuộc sống đặc biệt là trong quá trình học tập ở nhà trường trên
cơ sở những PPDH tích cực mà GV sử dụng để phát huy tính chủ động, sáng tạo

của HS.
Cũng trong thời đại hiện nay, HS lớp 10 có vốn sống và năng lực nhận
thức phát triển hơn so với độ tuổi.
Trong môi trường xã hội và khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ
hiện nay, người HS thường xuyên tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin đa dạng,
phong phú từ các phương tiện truyền thông khác nhau và luôn luôn chịu ảnh
hưởng tác động từ nhiều phía: gia đình, nhà trường, xã hội; từ các tổ chức đoàn
thể; từ bạn bè và những người thân. Trong quá trình sống và tham gia tích cực
vào các loại hình hoạt động, giao lưu, chính bản thân các em đã tích luỹ ngày
càng nhiều vốn sống và kinh nghiệm hoạt động cho bản thân. Kết quả nghiên
cứu của các nhà tâm lí học trên thế giới và trong nước những thập niên gần đây
cũng khẳng định điều đó. "So với trẻ cùng lứa tuổi ở các thế hệ trước, học sinh
phổ thông hiện nay có năng lực nhận thức phát triển hơn. Do ảnh hưởng của
giáo dục, với hệ thống các phương pháp tích cực, dạy học có tác dụng thúc đẩy
sự phát triển năng lực và phẩm chất trí tuệ của học sinh, đã tạo nên sự biến đổi
trong nhận thức của các em, giúp cho khả năng tư duy cụ thể và tư duy trừu
5


tượng của các em đều được phát triển". Thực tiễn dạy học ở các trường THPT
nước ta hiện nay đã chứng tỏ điều đó.
Từ những vấn đề trình bày ở trên, trong quá trình dạy học hiện nay, GV
cần quan tâm khai thác vốn sống phong phú và đa dạng của HS và tính đến khả
năng nhận thức của các em, không ngừng đổi mới nội dung, cải tiến phương
pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học để có thể dạy cho các em biết phát
huy tối đa tiềm năng và vốn sống của mình.
Trong quá trình học tập, HS lớp 10 có xu hướng vượt ra khỏi nội dung tri
thức, kỹ năng do chương trình quy định.
"Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong bối
cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, HS được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa

dạng, phong phú từ nhiều mặt cuộc sống, hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực
tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây mấy chục năm". Xu hướng này
thể hiện ở chỗ, các em HS không thoả mãn với những điều đã được học theo
chương trình mà muốn làm phong phú vốn hiểu biết của mình bằng cách tự học,
tự nghiên cứu để tìm tòi, phát hiện cái mới. Nhất là đối với HS THPT, các em
muốn tìm những tri thức và phương pháp mới đối với bản thân các em. Cụ thể
là, trong quá trình học tập, các em luôn mong muốn được học thêm, mở rộng,
đào sâu kiến thức trong các bài học, trong sách báo, muốn tìm hiểu thực tế để
làm sáng tỏ những điều đã học, muốn tìm hiểu và phát hiện vấn đề bằng nhiều
cách khác nhau nhằm chọn được các phương án tối ưu, muốn vận dụng những
hiểu biết của mình vào thực tiễn. Xu hướng này xuất hiện do nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến từng HS trong cuộc sống, học tập, lao
động ở nhà trường, gia đình và xã hội. Trước hết là vì năng lực nhận thức của
các em không ngừng được nâng cao, nhu cầu nhận thức ngày càng phát triển nên
không thoả mãn với nội dung học tập do chương trình quy định. Mặt khác, còn
do những yếu tố khách quan như: sự tiến bộ khoa học công nghệ; sự bùng nổ
thông tin được phản ánh qua sách báo và phương tiện thông tin; ảnh hưởng của
đời sống xã hội; nhu cầu hành trang để lập thân, lập nghiệp trong tương lai;
những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thế hệ trẻ. Để đáp ứng xu hướng
trên trong quá trình dạy học, GV phải biết cách tổ chức dạy học một cách linh
hoạt, với sự kết hợp khéo léo các PPDH, các hình thức tổ chức vui chơi, giao
lưu, gặp gỡ… tạo điều kiện cho HS kiểm nghiệm và mở mang vốn hiểu biết của
mình, giúp chúng thích ứng nhanh nhạy với cuộc sống sau này.
HS THPT (độ tuổi 16 – 18) ham hiểu biết, có trình độ tư duy phát triển, đã
hình thành và phát triển các kĩ năng học tập, thói quen tự học từ các lớp dưới.
Căn cứ vào quy luật phát triển nhận thức và hình thành các đặc điểm tâm lí thì từ
những lớp cuối cấp THCS, HS đã bộc lộ thiên hướng, sở trường và hứng thú đối
với những lĩnh vực kiến thức, kĩ năng nhất định. Một số HS bộc lộ khả năng
ham thích toán học, các môn khoa học tự nhiên; số khác lại thích thú văn
chương và các môn khoa học xã hội, nhân văn khác. Ngoài ra còn có những HS

thể hiện năng khiếu trong các lĩnh vực như: nghệ thuật, thể dục thể thao. Nếu
giáo dục theo kiểu đồng loạt hiểu theo nghĩa là chỉ với một chương trình duy
6


nhất, cách tổ chức dạy học duy nhất sẽ làm hạn chế đến sự phát triển nói trên
của người học.
Như vậy ở lứa tuổi này nảy sinh một yêu cầu và cũng là một quá trình: sự
lĩnh hội độc lập các tri thức và phát triển kỹ năng. Đó là yêu cầu đặt ra cho
ngành Giáo dục nói chung và cho môn GDCD nói riêng. Người GV trong quá
trình dạy học phải làm thế nào để khơi dậy những điểm mạnh vốn có của HS: đó
là sự ham học hỏi, muốn khám phá bản thân và thế giới, tính độc lập, sáng tạo…
Đồng thời, trong quá trình đó người GV cũng cần khéo léo, linh hoạt tổ chức các
hoạt động dạy học để vừa thu hút các em tham gia nhưng cũng vừa không làm
tính tự ái – một đặc điểm thuộc tâm, sinh lí của lứa tuổi này bị ảnh hưởng. Để
có một cách dạy học phù hợp với đặc điểm HS lớp 10 như trên thì người GV
tất yếu phải đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của
HS trong quá trình dạy học. Bởi chỉ có hướng đổi mới này mới phát huy
những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu về tâm sinh lí của HS THPT,
đem lại hiệu quả dạy học cao nhất.

2. Thực trạng dạy học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT
Nguyễn Thị Lợi.
Do đầu vào của HS ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi có điểm tuyển
sinh gần như thấp nhất tỉnh nên các em chưa có ý thức cao trong học tập và rèn
luyện, các em chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn ngay từ đầu vào, đa
số học sinh là con em nghề biển, làm thợ, buôn bán nhỏ, kinh doanh du lịch,
một bộ phận cũn lại bố mẹ đi làm ăn xa nhà.Việc quan tâm chăm sóc con em của
một bộ phận phụ huynh học sinh chưa đáp ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng
cao hiện nay. Phụ huynh học sinh chưa nắm rõ quan điểm giáo dục hiện nay, thái

độ hợp tác giáo dục HS chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường. Giáo dục
học sinh ở gia đình mang tính áp đặt, ít để học sinh thể hiện quan điểm của
mình, sử dụng mệnh lệnh, roi vọt, …và thiếu làm gương tốt cho học sinh noi
theo. Nhu cầu về kinh tế, mưu sinh được quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập “
Lo cái ăn trước rồi đến cái học”. Bên cạnh các tệ nạn xã hội, những thói quen
xấu vẫn tồn tại khá phổ biến và những bất cập khác. Khu vực gần trường có
nhiều tụ điểm vui chơi thiếu lành mạnh tác động không ít đến việc giáo dục đạo
đức hoc sinh, các em dễ bị lôi kéo vào những việc làm sai lệch chuẩn mực đạo
đức kể cả vi phạm pháp luật. Điều kiện về cơ sở vật chất cũng nhiều khó khăn,
đồ dùng dạy học cho bộ môn còn quá ít. Tình hình học sinh vô lễ, gây gỗ, đánh
nhau vẫn còn tồn tại. Một số học sinh chưa tích cực, chủ động học tập, luôn
nghĩ môn giáo dục công dân là môn phụ, chưa nhận thức đúng tầm quan trọng
của bộ môn.
Từ những thực trạng nêu trên tôi đó mạnh dạn đưa ra một một số phương
pháp dạy học phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đơn vị theo hướng đi của
riêng mình nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà
trường, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng bộ môn GDCD trong trường
THPT hiện nay.
7


3. Các giải pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh
trong dạy học môn GDCD lớp 10
3.1 . Khuyến khích tự học ở nhà thông qua đọc tài liệu và làm bài tập
Xã hội ngày càng phát triển với sự bùng nổ của thông tin, khoa học, kỹ
thuật và công nghệ, lượng kiến thức cần cập nhật ngày càng nhiều đòi hỏi con
người phải học hỏi và tiếp nhận. Chính vì vậy, chỉ có học tập trong nhà trường,
trên lớp học thôi chưa đủ mà điều cốt lõi là con người phải tự học. Chúng ta
không thể nhồi nhét tất cả tri thức đó cho HS mà phải dạy cho HS phương pháp
học và lĩnh hội kiến thức phù hợp, trao lại quyền chủ động học tập cho HS.

Trong các phương pháp học tập thì tự học là một phương pháp quan trọng để
chiếm lĩnh được lượng kiến thức rộng lớn đó. Nếu rèn luyện cho người học có
được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham
học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân
lên gấp bội. Vì vậy ngày nay, người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá
trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ
động.
Tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, đảm bảo thành công trong học tập,
nhất là đối với những môn kiến thức trừu tượng như GDCD lớp 10. Tự học cũng
là một trong những PPDH rất phù hợp với đối tượng HS có năng lực nhận thức
cao như HS trường Phan Bội Châu. Trong quá trình dạy học, GV phải biết
khuyến khích năng lực tự học của HS. Trước hết, đó là năng lực tự học ở nhà
thông qua đọc tài liệu và làm bài tập. Tuy nhiên tự học ở nhà cũng phải có
phương pháp phù hợp, đó là phải bắt đầu từ việc tự học trên lớp. Không thể tách
rời việc học ở lớp với việc học ở nhà. Trên lớp học, phải biết chú ý lắng nghe lời
thầy giảng, tập trung tư tưởng theo dõi một cách không thụ động, biết đề xuất
những thắc mắc, những chỗ chưa hiểu được rõ để thầy giải đáp, cùng với người
thầy xây dựng bài giảng. Thầy chú ý phát huy năng lực trí tuệ của trò, trò biết tự
phát huy để hưởng ứng, tức trò chính là chủ thể của quá trình dạy học, trò không
phải nhân vật tiếp thu thụ động, máy móc. Đây cũng chính là kinh nghiệm, bí
quyết của các HS giỏi, của các thủ khoa ở trường. Chúng ta thường thấy có
những HS, sinh viên con nhà nghèo về nhà thường phải làm việc giúp đỡ gia
đình nhưng vẫn học giỏi chính là đã biết cách học như trên, họ đã hiểu bài, thuộc
bài ngay tại lớp.
Thời gian tự học ở nhà cũng rất quan trọng, đây là lúc HS có nhiều suy
ngẫm, đào sâu vấn đề, tiếp tục đề xuất những thắc mắc để thầy giải đáp, suy
nghĩ, liên hệ hoặc vận dụng vào thực tiễn. Đây cũng là cách để tri thức khắc sâu
vào bộ óc, khó bị quên lãng và trở thành hữu ích, là cách học kết hợp với hành
mà Bác Hồ luôn nhắc nhở. Vậy tự học ở nhà là phải học những cái gì? Đó chính
là làm bài tập và đọc tài liệu.

Làm bài tập ở nhà sẽ giúp cho HS hiểu sâu hơn kiến thức đã học trên lớp,
đồng thời rèn luyện cho các em kỹ năng vận dụng tri thức đã học vào giải quyết
8


những vấn đề thực tiễn thông qua các bài tập tình huống. Quan trọng hơn, làm
bài tập ở nhà sẽ rèn luyện cho HS phương pháp tự học – một điều đặc biệt cần
thiết ở thời đại ngày nay.
Đối với môn GDCD lớp 10, bài tập có ngay sau phần nội dung bài học.
Trước khi kết thúc bài giảng, trong bước “Hoạt động tiếp nối”, GV phải dành
trọn thời gian để hướng dẫn HS tự học ở nhà, giao những bài tập các em cần
phải làm trong SGK, khuyến khích làm thêm những bài tập trong sách tình
huống, hoặc những bài tập GV tự ra. Nhiều HS trường THPT Phan Bội Châu
còn xem GDCD là “môn phụ” nên ý thức tự giác làm bài tập của những em này
chưa cao, có thể các em không làm hoặc làm không hết và làm theo kiểu đối
phó. Vì vậy GV phải có cách làm phù hợp để kiểm tra các em: Trường Phan Bội
Châu vì sĩ số HS ít nên GV có thể kiểm tra ý thức làm bài tập của các em thông
qua các giờ hỏi bài cũ. Trung bình mỗi tiết giảng cố gắng hỏi bài cũ 2 HS, điểm
sẽ là kết quả của việc trả lời bài cũ và làm bài tập ở nhà. Như vậy sau một kì
học, GV có thể kiểm tra hầu hết HS trong lớp về ý thức, thái độ của việc tự học
thông qua làm bài tập. Tuy nhiên, đối với lớp học có sĩ số đông, phương pháp
trên không thể tiến hành với mọi HS, GV có thể vừa tiến hành như cách trên,
vừa thực hiện theo hình thức: những HS chưa kiểm tra thì giữa kì hoặc cuối kì
GV có thể thu vở bài tập để về nhà kiểm tra và cho điểm. Song, phương pháp
này chỉ nên áp dụng trong thời gian đầu của năm học để HS quen dần với nề nếp
học tập. Bởi nếu kéo dài đến lớp 11, 12 nó có thể sẽ gây ra thái độ học tập đối
phó và không khí học tập sẽ trở nên nặng nề, có thể sẽ làm cho tâm lí “sợ” thậm
chí “ghét” môn GDCD trong HS tăng lên. Giải pháp bền vững nhất là trong quá
trình dạy học, GV phải làm thế nào để kích thích được ý thức ham học hỏi của
HS, đặc biệt ở phần thứ nhất: “Công dân với việc hình thành thế giới quan,

phương pháp luận khoa học”; phải làm cho HS thấy việc làm bài tập của mình là
một điều tất yếu, là một sự tự thân để khắc sâu và nâng tầm hiểu biết của mình
về một môn khoa học hoàn toàn mới đối với các em – triết học. Điều này phụ
thuộc vào việc GV áp dụng giải pháp thứ nhất “kết hợp sáng tạo, có hiệu quả các
PPDH” như thế nào để tăng tính sinh động của giờ dạy nhằm kích thích niềm
yêu thích môn học của HS.
Để khuyến khích tự học thông qua làm bài tập ở nhà của HS, phương
pháp ra bài tập về nhà của GV cũng rất quan trọng. Thông thường, bài tập sau
mỗi bài học môn GDCD lớp 10 bao gồm nhiều bài, có cả bài tập lý thuyết và bài
tập thực hành. Vậy nên, để HS không cảm thấy “nản” vì nhiều bài tập quá hoặc
thấy nhàm chán khi phải chép lại những điều đã học vào vở vì nó là bài tập lý
thuyết, GV phải biết chọn lọc bài tập để giao cho HS, nhất là đối với HS trường
Phan Bội Châu, GV phải có sự tìm tòi để có được những bài tập hay, buộc các
em phải làm việc thực sự qua đó sẽ nâng cao tầm hiểu biết. Chúng ta không nên
yêu cầu HS làm các bài tập mang tính lý thuyết suông mà nên yêu cầu các em
làm những loại bài tập mang tính thực hành, vận dụng. Với loại bài tập này,
chúng ta sẽ khắc phục được hạn chế vừa nêu và chắc chắn sẽ kích thích được
hứng thú tự học của HS.
9


Cùng với làm bài tập, thì tự học ở nhà ở còn được thực hiện thông qua
việc đọc tài liệu. Nếu như làm bài tập sẽ khắc sâu kiến thức cho HS thì đọc tài
liệu sẽ mở rộng tầm hiểu biết của các em, đưa các em vào những tình huống,
những vấn đề thường gặp trong cuộc sống liên quan đến bài học. Từ đó kích
kích thích tư duy suy nghĩ, sáng tạo và đi đến giải quyết vấn đề, mở rộng tầm
hiểu biết cho HS.
Qua quan sát, có thể thấy hiện nay HS hầu như theo lối học nhồi nhét.
Từng kiểu bài tập, từng đề cương bài học đều được người thầy chuẩn bị sẵn.
Người học không cần sáng tạo, không cần tư duy nhiều. Tự nhiên người tích cực

học tập chỉ cần là người biết đọc và làm theo sách mà không cần suy nghĩ, sáng
tạo làm gì. Học như thế sẽ được điểm cao, sẽ được cho là tốt. Cuối cùng “hậu
quả là chúng ta có một thế hệ “học sinh công nghiệp” thiếu linh hoạt, năng động
và sáng tạo giống như những con gà công nghiệp chỉ biết ăn món cám tổng hợp
do người nuôi cung cấp chứ không tự tìm những thức ăn bổ dưỡng có sẵn trong
thiên nhiên”. Trong lớp học, HS rất thụ động và luôn bị động tiếp thu kiến thức
và không được chuẩn bị trước. Vì vậy, hướng dẫn đọc tài liệu ở nhà như một
luồng không khí mới đánh thức tiềm năng sáng tạo và tính chủ động trong HS.
Tài liệu môn GDCD lớp 10 rất đa dạng và phong phú. Đó là những mẩu
chuyện, những câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ, tình huống có thực trong đời
sống, chuyện ngụ ngôn, chuyện cổ tích, chuyện thần thoại,…Tất cả có thể có
ngay trong SGK phần “Tư liệu”, hoặc có thể hướng dẫn HS tự tìm ở thư viện,
trên các sách, báo, tạp chí, trên internet. Nguồn tài liệu này rất dễ tìm, không là
vấn đề khó đối với HS thành phố, hơn nữa, là những HS giỏi. Vấn đề tìm tài liệu
quan trọng, nhưng quan trọng hơn là đọc như thế nào và GV làm thế nào để
kiểm tra được kết quả đọc tài liệu của HS?
Đọc tài liệu không phải đọc một cách tràn lan, không chủ đích, nhất là với
môn học tài liệu phong phú như môn GDCD lớp 10. Vì vậy vai trò hướng dẫn
cách đọc tài liệu của GV đặc biệt quan trọng. Sau mỗi tiết giảng, cũng trong
bước: “Hoạt động nối tiếp”, đồng thời với việc hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà,
GV sẽ hướng dẫn ngay cho HS đọc những tài liệu liên quan. Tuỳ vào nội dung
bài học mà GV chọn loại tài liệu phù hợp để giới thiệu cho HS.
Ví dụ: Trong bài đầu tiên: “Thế giới quan duy vật và phương pháp luận
biện chứng”, sau khi học xong, GV yêu cầu HS về nhà tìm đọc những câu
chuyện thần thoại, truyền thuyết, hay cổ tích đề cập đến vấn đề thế gới quan (cả
thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm)? Sưu tầm những câu ca dao, tục
ngữ, thành ngữ nói về yếu tố biện chứng và yếu tố siêu hình?
Ví dụ trên lại đặt ra một vấn đề là, muốn sưu tầm tài liệu trước khi học bài
mới được tốt thì các em cần phải nắm được nội dung bài mới. Có nghĩa là, GV
hướng dẫn đọc tài liệu ở nhà không chỉ là những tài liệu liên quan đến bài đã

học mà còn là những tài liệu của bài chuẩn bị học, đặc biệt là SGK.
Lâu nay hầu như HS chúng ta chỉ tập trung bài cũ, còn bài mới thì rất ít
động vào. Đã không đọc trước, nghiên cứu trước, thì đến lớp lấy ý đâu mà trao
đổi, thảo luận và thắc mắc. Tất cả lời giảng của thầy đều mới mẻ, HS ngồi nghe
10


như người hứng nước, có hạt thấm ướt, có hạt trôi tuột. GV buộc HS phải đọc
sách, phải tìm hiểu nội dung bài mới trước khi đến lớp, phải tự trả lời các câu
hỏi gợi ý trong SGK. Phần nào đã hiểu, phần nào hiểu lờ mờ, phần nào chưa
hiểu tự các em rõ hơn ai hết. Hôm sau đến lớp, GV hướng dẫn HS thảo luận một
cách thoải mái. Người thầy giữ vai trò chủ đạo trong việc vừa chỉ đường, vừa
làm trọng tài, lắng nghe, giải đáp, cuối cùng gút lại vấn đề và hướng dẫn thêm.
Khi đã có sự chuẩn bị các em sẽ thoát khỏi sự bị động, tinh thần chủ động, tích
cực sẽ được phát huy.
Để đánh giá kết quả tự học qua đọc tài liệu của HS, GV phải thay đổi cách
đánh giá và cho điểm của chính mình. Bởi vì điểm số chính là sự nhìn nhận và
đánh giá thành quả học tập của một HS, do đó mỗi HS sẽ cố gắng đạt điểm cao
nhất. Nếu chúng ta cho điểm cao một HS khi trong bài làm của mình HS đó thể
hiện sự tham khảo và tìm đọc rất nhiều tài liệu về vấn đề mà câu hỏi nêu ra thay
vì một HS làm đúng ý, đầy đủ bài giảng của GV mà ít ý tưởng mới cũng như ít
thể hiện sự tham khảo hay đọc nhiều tài liệu liên quan thì tin chắc rằng, HS sẽ tự
giác chăm chỉ đọc sách và tìm tài liệu nhiều hơn thay vì chỉ cần học những gì
GV giảng và SGK viết. Đặc biệt với HS trường Phan Bội Châu, yêu cầu này
càng phải được đặt lên hàng đầu. Bài viết được điểm cao không chỉ thể hiện
nguồn tư liệu phong phú, mà cao hơn HS phải biết vận dụng tài liệu đó, kiến
thức đó vào bản thân, vào thực tiễn cuộc sống.
Như vậy, tự học thông qua đọc tài liệu và làm bài tập ở nhà có thể xem là
giải pháp quan trọng để nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS trong
dạy học môn GDCD nói chung và môn GDCD lớp 10 nói riêng.


3.2. Kích thích tự học thông qua các tiết thực hành, ngoại khoá
Tự học không chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn người học chủ động tiếp
nhận tri thức, mà quan trọng hơn là hướng dẫn họ tự vận dụng tri thức đã có vào
đời sống thực tiễn. Đây cũng chính là mục đích cuối cùng cần đạt tới của quá
trình dạy học.
GDCD lớp 10, trong cấu trúc chương trình, cuối mỗi kỳ học, sau tiết kiểm
tra học kỳ bao giờ cũng có 1 tiết thực hành ngoại khoá. Đây là một thuận lợi cho
GV khi hướng dẫn HS tự học, vì tiết học này nằm trong chương trình “cứng”
của Bộ Giáo dục - Đào tạo nên sẽ có kế hoạch, nội dung cụ thể để GV triển khai.
Tuy nhiên với một lượng thời gian quá ít (45 phút) để thực hành, ngoại khoá
những điều đã học trong một học kỳ không phải là việc dễ thực hiện. Điều cần
thiết là GV phải lựa chọn hình thức, nội dung hướng dẫn HS thực hành ngoại
khoá như thế nào để vừa đảm bảo yêu cầu về mặt nội dung vừa đảm bảo hiệu
quả giờ học.
Trước hết GV phải lựa chọn hình thức thực hành, ngoại khoá phù hợp
nhằm khuyến khích HS tham gia một cách hào hứng, nhiệt tình tạo điều kiện
phát huy tính chủ động, sáng tạo của các em. Hình thức tổ chức dễ áp dụng nhất
là tổ chức cho HS tự thuyết trình. Thực ra hình thức tổ chức này là sự kết hợp
của hai phương pháp: thảo luận nhóm và giải quyết vấn đề. Tuy nhiên ở đây, hai
phương pháp này được sử dụng không phải để tìm hiểu nội dung kiến thức mới
11


mà để vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thường gặp trong cuộc
sống. Hơn nữa, phạm vi, thời gian sử dụng phương pháp nhiều hơn, rộng hơn
(HS không chỉ thảo luận trong giờ học mà còn thảo luận, trao đổi ở nhà) vì vậy
hiệu quả đạt được cao hơn.
Ví dụ: Đối với phần thứ nhất, GV có thể giao cho HS thuyết trình vấn đề:
Sau khi học xong phần thứ nhất: “Công dân với việc hình thành thế giới quan,

phương pháp luận khoa học” em rút ra được điều gì có ý nghĩa khi vận dụng
những kiến thức đó vào cuộc sống? Để bài thuyết trình hay, HS phải nắm vững
các kiến thức đã học, đồng thời phải có một số kiến thức nhất định về các vấn đề
chính trị - xã hội làm dẫn chứng cho bài thuyết trình.

3. 3. Kích thích hứng thú học tập thông qua tục ngữ, ca dao và các
mẩu chuyện ngắn
Ca dao, tục ngữ là một món ăn tinh thần rất quý báu của ông cha ta ngày
xưa. Trong ca dao, tục ngữ chứa đựng rất nhiều kinh nghiệm sống của dân tộc
qua nhiều thế hệ được truyền từ đời này qua đời khác dưới hình thức truyền
miệng. Đặc điểm nổi bật của ca dao, tục ngữ là dễ thuộc, lời văn giản dị mà ý tứ
vẫn sâu xa, vẫn dễ hiểu phù hợp với nhận thức của mọi tầng lớp xã hội. Nhưng
ngày nay, với tốc độ phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, đời sống của
người dân ngày càng được cải thiện. Cùng với đó là sự giao lưu hòa nhập giữa
các nền văn hóa trên thế giới làm cho nền văn hóa của dân tộc ngày càng phong
phú nhưng mặt khác lại làm cho nhiều yếu tố văn hóa truyền thống bị lu mờ.
Thế hệ trẻ ngày càng xem nhẹ và quay lưng lại với những giá trị truyền thống
của dân tộc mình. Ca dao, tục ngữ không chỉ là những lời văn bình thường mà
bản thân nó còn mang rất nhiều ý nghĩa về mặt giáo dục. Đây chính là yếu tố
quan trọng nhất của ca dao, tục ngữ.

3.4. Khuyến khích năng lực tư duy độc lập
Bước vào xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế, văn hóa thế giới, khi mà các
doanh nghiệp đang hăng hái đầu tư vào nước ta, thì nguồn nhân lực có khả năng
sáng tạo, tư duy độc lập là một vấn đề cấp bách thiết yếu. Học không chỉ là để
chiếm lĩnh kiến thức, mà điều cốt lõi là phải có tinh thần ham mê, hăng say
khám phá, khát khao tìm hiểu thế giới, khát vọng tìm kiếm tri thức mới. Sứ
mệnh của giáo dục không phải là đào tạo công cụ cho xã hội; không chỉ ở nơi
cung cấp những kiến thức cho con người, mà còn cung cấp cho xã hội những
con người biết tạo ra tri thức, dám sống, dám nghĩ bằng cái đầu sáng tạo của

mình. Để đáp ứng yêu cầu của xã hội và để phát huy tính chủ động, sáng tạo
trong dạy học môn GDCD, để phát huy hết ưu điểm về nhận thức của HS trường
chuyên, khuyến khích năng lực tư duy độc lập của HS là giải pháp hữu hiệu để
nhằm đạt được mục đích quan trọng đó.
Tư duy là hoạt động có tổ chức của bộ não con người. Tư duy tác động
sâu sắc đến mỗi hoạt động của con người và mỗi hành động ấy lại ảnh hưởng trở
lại đối với tư duy con người. Tư duy giúp chúng ta tự khám phá ra tất cả những
tiềm năng vô tận, vốn có, ẩn chứa trong sâu thẳm mỗi con người. Tư duy là khả
năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tập thể trong xã hội, khả năng đó là vô tận. Nhờ
12


có hoạt động sáng tạo thì con người, xã hội mới tiến bộ và phát triển. Ngay từ
thế kỷ thứ 17, Décertes cũng đã có câu nói nổi tiếng về tầm quan trọng của năng
lực tư duy đối với sự tồn tại của con người trong vũ trụ: Tôi tư duy, vậy tôi tồn
tại. Nguyên lý cơ bản đó của ông mang ý nghĩa tiến bộ trong lịch sử, bởi nó
khẳng định được rằng mọi khoa học chân chính đều xuất phát từ "sự nghi ngờ".
Nghi ngờ ở đây không phải là hoài nghi chủ nghĩa, "mà là sự nghi ngờ về
phương pháp luận, nghi ngờ để đạt đến sự tin tưởng", có nghĩa là tư duy. Tuy
nhiên trong thời đại ngày nay, khi nhận thức của con người đạt đến trình độ cao
hơn thì năng lực tư duy không còn giữ nguyên nghĩa mà đã trở thành năng lực tư
duy độc lập, sáng tạo. Bởi lẽ, người ta không chỉ tư duy để có khái niệm về thế
giới, mà còn sáng tạo nhằm thay đổi thế giới làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp
hơn. Vấn đề là mỗi chúng ta có tự phát huy được khả năng đó hay không? Trong quá
trình học tập HS có cơ hội để phát huy năng lực tư duy độc lập, sáng tạo hay không?
Để làm được việc ấy thì mỗi con người cần phải có và rèn luyện cho mình năng lực
tư duy độc lập. Đặc biệt là đối với HS đang ngồi trên ghế nhà trường.
Tư duy độc lập là bỏ qua những lối mòn suy nghĩ sẵn có, tự tìm tòi, sáng
tạo ra cái mới. Người học dựa trên năng lực trí tuệ của mình, biết vận dụng trí
não để giải quyết vấn đề mà GV đặt ra hoặc tự bản thân mình đặt ra liên quan

đến nội dung bài học. Hay cũng vấn đề đó, nhưng người học phải sáng tạo ra
nhiều cách giải quyết khác nhau chứ không phải miễn cưỡng hoặc thụ động chấp
nhận giải pháp mà người dạy đưa ra cho mình.
Tư duy độc lập là tư duy không có sự ỷ lại, trông chờ vào người khác hay
để người khác áp đặt tri thức mà chính bản thân mình phải chủ động chiếm lĩnh
lấy tri thức. Trong quá trình học tập phải thường xuyên đặt ra câu hỏi về những
vấn đề còn thắc mắc, chưa hiểu, sau đó cũng tự mình tìm ra câu trả lời và phải
lập luận để những câu trả lời đó có sức thuyết phục. Chỉ khi nào thực sự không
tìm ra cách giải quyết mới nhờ đến sự định hướng của GV.
Tư duy độc lập còn thể hiện ở năng lực tư duy phản biện. Đây là quá trình
tư duy biện chứng gồm phân tích, đánh giá một thông tin đã có theo các cách
nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính
xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic và tỉ mỉ. Tư duy phản
biện không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động, đó có thể
tóm tắt là quá trình tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư
duy khác để xác định lại tính chính xác của thông tin.
Như vậy, khuyến khích năng lực tư duy độc lập của HS khác hẳn với các
PPDH truyền thống. Ở đây, HS được "nói lên tiếng nói của mình" một cách
thoải mái, cởi mở mà không "sợ" GV cho điểm kém hoặc "ghét bỏ". HS sẽ tự do
tranh luận sôi nổi để tìm đến tri thức bài học hoặc phát hiện ra tri thức mới.
Chính bởi vậy, giải pháp này góp phần rất lớn vào mục tiêu phát huy tính chủ
động, sáng tạo của HS trong quá trình học tập, nhất là môn GDCD lớp 10 - môn
học gắn liền với đời sống thực tiễn của con người.
Cuộc sống mỗi ngày đều có những điều mới lạ, những tri thức mới đó
không thể đưa tất cả vào SGK, GV không thể truyền thụ hết trong thời gian ít ỏi
13


trên lớp. Chính vì vậy, tư duy độc lập sẽ giúp HS tự mình cập nhật, lĩnh hội
những tri thức tiến tiến nhất để không bị lạc hậu so với xã hội. Để có được thành

công trong học tập, trong cuộc sống, chúng ta không thể dựa vào sự bắt chước,
sao chép và lười suy nghĩ mà phải tự suy nghĩ, sáng tạo ra những giải pháp mới,
những hướng đi mới cho bản thân mình. Làm được điều đó, chúng ta sẽ tự tin
hơn, chủ động hơn khi đối mặt với những thách thức trong cuộc sống sau này.
Khuyến khích năng lực tư duy độc lập, tức là GV đang phát huy đến mức
tối đa sức sáng tạo của HS. Sáng tạo trong việc tìm ra con đường ngắn nhất để
nắm bắt lấy tri thức; sáng tạo trong việc lựa chọn giải pháp tốt nhất để giải quyết
vấn đề đặt ra; sáng tạo trong việc khám phá những tri thức mới hơn, sâu hơn
những gì mình đã được học và sáng tạo trong việc nghi ngờ tri thức của người
khác để tìm đến chân lý cho mình.
Năng lực tư duy độc lập còn rèn luyện bản lĩnh để tạo nên "cái tôi" tích
cực cho HS. Bởi vì, nói đến tư duy độc lập là bao hàm cả tư duy phản biện. Đây
là giai đoạn tư duy cao, cần đến trình độ tri thức vững chắc và cả tính "dũng
cảm" của các em. Ở đây HS không chỉ phản biện những vấn đề mà HS khác đã
nêu ra mà còn có thể phản biện ngay những vấn đề mà GV thậm chí trong SGK
vốn đã xem như là chân lý. Cho nên, thông qua quá trình phản biện này, cái tôi
của sự tự tin, sự chín chắn trong nhận thức, cái tôi của bản lĩnh để bảo vệ chính
kiến của mình được thể hiện rất rõ. Đây là hành trang quan trọng giúp các em
chững chạc, tích cực, chủ động hơn khi bước vào đời.
Trước đây, chỉ với PPDH truyền thống, cách dạy, cách học của chúng ta
quá nặng nề và trì trệ, lớp học kiểu mẫu là thầy đọc, các trò ngoan ngoãn chép,
tạo nên bầu không khí chết của nền giáo dục. Không tiếng động có nghĩa là
không bàn luận về bài học, không thảo luận mở rộng bài tập, không có không
khí hăng say học tập sáng tạo và chính những buổi học và cách thi cử "tầm
chương trích cú" đó đã vô tình giết chết ba vật quý của trí tuệ con người đó là trí
thông minh, tính sáng tạo và khả năng tư duy độc lập. Khả năng tư duy độc lập
bị dồn ép, giết chết vì phải đi theo đường mòn các thầy mà không mở rộng ý
kiến của chính mình. Một khi tư duy độc lập bị giết chết thì hệ quả đương nhiên
là tính sáng tạo của chúng ta sẽ tắt đi. Khi tính sáng tạo bị tắt đi thì trí thông minh
sẽ bị thui chột, han gỉ do không được sử dụng đến. Chính vì vậy, để khuyến khích

năng lực tư duy độc lập của HS, GV phải tạo điều kiện tốt nhất để HS bộc lộ hết
năng lực tư duy của mình, nhất là những HS giỏi, HS khá.
GV là người hướng dẫn HS tự tìm đến tri thức bài học thông qua việc tổ
chức cho HS tranh luận những vấn đề liên quan đến nội dung bài hoc.
Tranh luận có thể được tổ chức từng theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp cùng
nhau tranh luận. Nếu tổ chức nhóm nhỏ thì ít nhất phải có 2 nhóm trùng câu hỏi
với nhau, các em cùng tranh luận về một vấn đề nên sẽ hiểu vấn đề sâu hơn, có
sự tìm tòi mới hơn, có giải pháp hay hơn vì kết quả là ý kiến của cả tập thể, để
từ đó phản biện lại nhóm bạn, bảo vệ chính kiến cho nhóm mình. HS được cùng
nhau tranh luận, trao đổi với nhau chắc chắn sẽ tạo nên một không khí học tập
sôi nổi. Các em có điều kiện phát biểu ý kiến của mình và phản bác ý kiến người
14


khác trước tập thể, tính linh hoạt, độc lập, sáng tạo trong tư duy được phát huy,
các em sẽ tiếp cận kiến thức sâu hơn, nhất là đối với những HS khá, giỏi.
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân
đồng nghiệp và nhà trường.
Trong năm học qua bản thân tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm, đối chứng
việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS thông qua dạy học một số tiết
trong chương trình GDCD lớp 10 ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi – Sầm Sơn.

THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
BÀI 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
* Về kiến thức:
- Hiểu khái niệm nhận thức, NTCT, NTLT, sự khác nhau của hai giai đoạn
nhận thức.

* Về kỹ năng:
- Giải thích được nguồn gốc nhận thức của con người.
* Về thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu thực tế và khắc phục thái độ chỉ học lý thuyết mà
không thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học
- Bao gồm: SGK, SGV GDCD 10, bài tập tình huống, các vật thực, máy
vi tính, máy chiếu, phiếu học tập.
- Để chuẩn bị cho tiết học này, GV hướng dẫn HS đọc trước bài trong
SGK; sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói lên sự không thống nhất giữa nội
dung và hình thức của con người, sự vật, sự việc trong cuộc sống ở các sách
"Tục ngữ Việt Nam", Châu Nhiên Khanh, NXB Đồng Nai, 2000; "Ca dao Việt
Nam", Châu Nhiên Khanh, NXB Hà Nội, 2002.
- Ngoài ra, chúng tôi còn hướng dẫn HS tìm hiểu những vật thực, gần gũi
trong cuộc sống hằng ngày để chuẩn bị tốt cho tiết học.
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
Thời gian: 3 phút
Thiết kế trên phần mềm ứng dụng.
Đánh dấu X vào nội dung em cho là đúng: Những việc làm nào sau đây
của HS phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng?
a. Luôn đổi mới phương pháp học tập
b. Mê tín dị đoan
c. Đua đòi, lai căng trong ăn mặc, ứng xử
d. Uống nước nhớ nguồn
e. Giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa
2. Khởi động:
15



GV chiếu hình ảnh HS trong giờ thực hành môn hóa học.
Hỏi: Các giờ thí nghiệm, thực hành có ý nghĩa gì đối với người học?
HS: Trả lời cá nhân
GV: Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về vai trò của hoạt động thực
tiễn đối với nhận thức. Trong tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu nhận thức là gì, hiểu
biết nhận thức của con người bắt nguồn từ thực tiễn, luôn có ý thức học đi đôi
với hành.
3. Gi¶ng bµi:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động1: Đàm thoại gởi mở tìm 1. Thế nào là nhận thức?
hiểu các quan niệm về nhận thức để rút a. Các quan niệm về nhận thức
ra kết luận: Quan điểm nhận thức của
Triết học Mác - Lênin là khoa học nhất
GV: Hỏi: - Qua tìm hiểu SGK, cho biết
lịch sử triết học đã từng hình thành - Quan điểm triết học duy tâm:
những quan niệm nhận thức nào?
Không dựa trên cơ sở khoa học
- Nhận xét những quan niệm - Quan điểm của triết học duy vật
nhận thức đó?
trước Mác: Siêu hình, máy móc.
(Với cách đặt câu hỏi vấn đáp như thế - Quan điểm của chủ nghĩa duy
này, HS sẽ chủ động hơn trong việc tự vật biện chứng: Dựa trên cơ sở
tìm ra kiến thức cần phải ghi nhớ mà khoa học
GV không cần giải thích nhiều).
Sau khi HS trả lời, GV kết luận:
Hoạt động 2: Chơi trò "bịt mắt đoán b. Hai giai đoạn của quá trình
vật".
nhận thức
GV: Mời hai HS đại diện 2 dãy và 2

trọng tài tham gia trò chơi. Nếu nhìn * Nhận thức cảm tính
thấy vật hoặc được đồng đội nhắc sẽ vi (Hoạt động này sẽ giúp cho lớp
phạm luật. Trong thời gian 2 phút, đội học sôi động hơn, kích thích được
nào đoán nhiều vật nhất sẽ thắng cuộc.
hứng thú học tập của các em ngay
Sau trò chơi GV hỏi:
đầu bài học).
- Dựa vào đâu mà các bạn đoán được
vật?
- Việc đoán như trên cho ta những hiểu
biết như thế nào về SV, HT?
- Thế nào là NTCT?
- Là giai đoạn nhận thức có được
GV: Kết luận, ghi bảng
do sự tiếp xúc trực tiếp của các
giác quan lên SV, HT, cho ta
những hiểu biết về đặc điểm bên
GV chuyển tiếp:
ngoài của chúng.
- NTCT có ưu và nhược điểm nào? Vì (Câu hỏi này sẽ khuyến khích tư
sao?
duy độc lập sáng tạo của HS, bởi
các em phải vừa hiểu bài, vừa
16


phi cú s suy lun mi cú th tr
Hot ng 3: Phiu hc tp
li chớnh xỏc)
GV: Chun b cỏc phiu hc tp (mi * Nhận thức lý tính:

bn mt phiu) mi phiu 1 cõu hi vi
2 ni dung sau:
Phiu 1: Tỡm hiu thuc tớnh bờn trong (Phiếu học tập là một
ca thanh st? Da vo c s no m hình thức của PP thảo
em bit c nhng thuc tớnh ú?
luận và vấn đáp, giúp cho
Phiu 2: Tỡm hiu thuc tớnh bờn trong tất cả các HS trong lớp đều
ca qu cam? Da vo c s no m có cơ hội trả lời, thể hiện
em bit c nhng thuc tớnh ú?
ý kiến cá nhân, phát huy
HS: lm vic trong 5 phỳt.
đợc năng lực t duy độc
GV: Sau khi ht thi gian s gi i din lập, sáng tạo của các em)
bt k ca cỏc bn tr li, bn khỏc b
sung. Kt lun: Giai on nhn thc cú
nhng c im ú gi l NTLT.
? Th no l NTLT?
GV: T chc HS tr li, b sung ý kin,
kt lun, ghi bng.
GV: T chc cho HS lm bi tp tỡnh - Là giai đoạn nhận thức
hung sau: Trong cỏc tri thc di õy, tiếp theo, dựa trên những
tri thc no thuc HTLT, tri thc no tri thức của nhận thức cảm
thuc NTCT?
tính, nhờ các thao tác của
a. t mu , hỡnh thon di, cay.
t duy nh phân tích, so
b.Cu trỳc v tớnh cht húa hc ca sánh, tổng hợp, khái quát,
ng.
cho ta những hiểu biết về
c. Mựa thu tri nng vng, se lnh.

bản chất, quy luật của SV,
d. D bỏo ng i v cng ca HT.
bóo s 11/ 2009.
(Việc xen kẽ bài tập tình
huống theo hình thức
c. Mùa thu trời nắng vàng, se trắc nghiệm nh thế này
lạnh.
không những tạo không
d. Dự báo đờng đi và cờng độ khí lớp học sôi nổi mà còn
của bão số 11/ 2009.
giúp HS vận dụng kiến
GV: Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ thức vào cuộc sống)
về hai giai on nhn thc.
GV:- NTLT cú u v nhc im gỡ?
Kt lun: Cn kt hp hai giai
- T ỳ rỳt ra kt lun trong quỏ on ca quỏ trỡnh nhn thc
trỡnh nhn thc?
hiu chớnh xỏc v s vt, hin
GV: T chc cho HS tr li cõu hi, kt tng.
lun: NTLT khụng th tỏch ri NTCT, (Phng phỏp ny cng rt hiu
nu NTCT sai thỡ NTLT s sai lm.
qu trong vic phỏt huy t duy
17


Hoạt động 4: Sử dụng phương pháp
trực quan
Gv: Chiếu sơ đồ về qúa trình hình
thành nhận thức của con người về quả
cam (phụ lục) sau đó đặt câu hỏi:

- Trình bày lại qúa trình thành nhận
thức về quả cam của con người qua sơ
đồ trên?
- Thế nào là nhận thức?
HS trả lời câu hỏi, GV kết luận, ghi
bảng:
GV kết luận tổng kết: Như vậy nhận
thức là một quá trình rất phức tạp, trải
qua hai giai đoạn: NTCT và NTLT.
NTCT là cơ sở để NTLT sâu sắc và toàn
diện hơn về SV, HT. NTLT là bước phát
triển về chất so với NTCT, nhờ đó con
người mới hiểu biết thế giới khách
quan .
GV: Đưa ra hai tình huống để HS thảo
luận lớp
Tỡnh huống 1: Một bạn HS mới nghe
nói không tốt về người bạn mới quen,
nên vội vàng kết luận ngay là bạn đó
xấu tính.
Tình huống 2: Vì quan niệm tự học là
chính nên bạn An ở trên lớp hay làm
việc riêng trong giờ học, kết quả không
những điểm số học tập không cao mà
bạn còn bị GV nhắc nhở.
? Nhận xét hai tình huống trên và rút ra
bài học gì cho bản thân?

sáng tạo của HS, bởi nó được
thiết kế trên phần mềm ứng dụng

với các hiệu ứng sinh động giúp
HS dễ phát hiện vấn đề hơn).
c. Nhận thức là gì?
- Nhận thức là quá trình phản ánh
SV, HT của thế giới khách quan
vào bộ óc người để tạo nên những
hiểu biết về chúng.
(Tình huống là một hình thức của
PP nêu và giải quyết vấn đề, qua
đó, làm cho HS khắc sâu kiến
thức và gắn nội dung bài học với
thực tiễn cuộc sống)
*Bài học thực tiễn:
- Để đánh giá đúng SV, HT phải
trực tiếp tiếp xúc, phân tích kỹ,
không nên đoán mò, "nhìn mặt bắt
hỡnh dong".
- Muốn học giỏi ở trên lớp phải
tập trung cao độ, không làm việc
riêng,…

4. Củng cố: Cho HS chơi trò chơi ô chữ để tìm ra ô chữ hàng dọc là nội
dung chính của tiết học: Nhận thức

18


(Với trò chơi này không những kích thích HS học tập chủ động, sáng tạo,
lôi cuốn, giảm căng thẳng mà còn giúp các em nhớ lại những kiến thức bài cũ
trước đó.)

5. Hoạt động nối tiếp:
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2 trong SGK. Sưu tầm các câu ca
dao, tục ngữ nói về vai trò của thực tiễn cuộc sống đối với nhận thức của con
người ở 2 tài liệu đã giới thiệu ở tiết 1.
- Đọc và tìm ý nghĩa câu chuyện kể về nhà bác học Galile phần "Tư
liệu tham khảo" SGK GDCD lớp 10, trang 4.
PHỤ LỤC: SƠ ĐỒ VỀ QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC QUẢ CAM

19


Bảng so sánh, đối chứng kết quả học tập của HS của lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng:
Điểm

Điểm 9-10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm < 5
Tổng

Lớp thực nghiệm
Số lượng HS

Tỉ lệ

21/ 40
16/ 40
3/ 40
0

40 HS

52.5%
40 %
7, 5 %
0%
100%

Lớp đối chứng
Số lượng
HS
20/ 45
19/45
6/45
0
45 HS

Tỉ lệ
44 %
42 %
14 %
0%
100%

- Phân tích số liệu thống kê kết quả thực nghiệm và đối chứng:
Qua bảng số liệu cho thấy, cùng một bài dạy nhưng nếu định hướng, mục
đích bài học khác nhau thì kết quả nhận thức của HS cũng khác nhau. Tại lớp
chúng tôi tiến hành thực nghiệm theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo
của HS bằng việc sử dụng các phương tiện hiện đại, các PPDH tích cực, các
20



hoạt động khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo của HS vào dạy học thì kết quả
học tập của HS cao hơn nhiều so với các lớp đối chứng.
Đây là một kết quả rất cao, khẳng định PPDH phù hợp, HS nắm vững
kiến thức và biết vận dụng vào đời sống thực tiễn những nội dung được học.
Tuy nhiên, cùng một đối tượng HS, cùng một GV dạy học, trong môi trường dạy
học như nhau, nhưng nếu không phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS thông
qua các PPDH mới, các phương tiện hiện đại, các hoạt động dạy học sinh động
và phong phú…, thì kết quả học tập rất thấp. Điều này chứng minh rằng: chất
lượng, hiệu quả dạy học môn GDCD phụ thuộc rất lớn vào cách tổ chức, cách
vận dụng sáng tạo các phương pháp, phương tiện dạy học… để phát huy tính
chủ động, sáng tạo cho HS của GV trong quá trình dạy học
Kết quả thực nghiệm cho thấy, nhờ phát huy tính chủ động, sáng tạo cho
HS mà hứng thú và chất lượng học tập đã được nâng lên rõ rệt, tạo cơ sở để đề
ra hai nhóm giải pháp sau:
Trước hết, đó là nhóm giải pháp đối với HS. Để tăng cường tính chủ động
học tập của HS cần: khuyến khích tự học thông qua làm bài tập và đọc tài liệu,
thông qua các tiết thực hành, ngoại khóa; kích thích hứng thú học tập thông qua
cac dao, tục ngữ và các mẩu chuyện ngắn; khuyến khích năng lực tư duy độc lập
của HS. Nhóm giải pháp thứ hai đối với GV: phải biết kết hợp sáng tạo, đa dạng
và có hiệu quả các PPDH vào trong bài giảng kể cả PPDH tích cực lẫn phương
pháp truyền thống; sử dụng các phương tiện hiện đại trong dạy học. để đi vào
phân tích, lý giải vì sao phải kết hợp các PPDH, sử dụng các phương tiện hiện
đại và đưa ra cách thức kết hợp, cách thức sử dụng cũng như những lưu ý cần
thiết để đạt mục đích cao nhất là phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS mà
vẫn đảm bảo yêu cầu của đổi mới PPDH.
III. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Trên đây là một số biện pháp mà cá nhân tôi đã nỗ lực thực hiện trong giảng

dạy bộ môn GDCD thời gian qua. Tuy chưa phải là tuyệt đối nhưng cá nhân tôi
thấy với phương pháp phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong dạy
học môn GDCD lớp 10 bước đầu đã gặt hái được thành công nhất định ( Như
đã trình bày ở trên) điều đó cho thấy rằng chúng tôi đã làm được và chắc chắn
rằng trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục phát huy tiềm năng hơn nữa để góp
phần nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD góp phần vào chất lượng giáo
dục toàn diện của nhà trường . Trên cơ sở đó góp phần khẳng định vai trò, vị trí
của một nhà trường với nhân dân địa phương. Rất mong được sự đóng góp ý
kiến của tất cả quý vị để đề tài này được hoàn thiện một cách tốt hơn trong giảng
dạy những năm học tiếp theo.
2. Kiến nghị

21


Từ kết quả nghiên cứu điểm xuất phát và thực nghiệm sư phạm việc phát huy
tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học môn GDCD lớp
10, tôi xin mạnh dạn kiến nghị một số vấn đề sau:
Một là: Bộ giáo dục – đào tạo và các nhà trường cần quan tâm và coi
trọng hơn nữa vai trò, vị trí của môn GDCD qua các hoạt động như: Đưa GDCD
vào các môn thi học sinh giỏi quốc gia, thi tốt nghiệp và môn thi bắt buộc khi
học sinh thi vào chuyên nghành triết học hoặc giáo dục chính trị ở bậc đại học.
Hai là: Cần trang bị cho giáo viên môn GDCD những thiết bị, phương
tiện dạy học nằm tạo mọi điều kiện cho việc dạy học đạt kết quả cao.
Ba là: Sở giáo dục – đào tạo và các nhà trường cần tạo điều kiện tổ chức
nhiều đợt tập huấn hơn nữa để giáo viên GDCD nâng cao trình độ chuyên môn
của mình, tự tin phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình
dạy học để môn học thực sự là niềm yêu thích đối với các em.
Bốn là: Mỗi giáo viên GDCD phải là tấm gương sáng về lòng yêu nghề,
luôn có tinh thần cầu tiến, học hỏi đồng nghiệp, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ,

sáng tạo trong thiết kế giáo án, có như vậy, việc phát huy tính chủ động, sáng tạo
của học sinh trong dạy học môn GDCD mới đạt hiệu quả cao.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Lê Thị Thủy

22


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Bằng (chủ biên), (2001), Góp phần dạy tốt, học tốt môn
GDCD ở trường THPT, NXB Giáo dục.
2. Nguyễn Ngọc Bảo, (2002), Phát huy tính tích cực, tính tự lực của HS
trong quá trình dạy học, NXB Giáo dục - Đào tạo, Vụ giáo viên.
3. Bộ Giáo dục - Đào tạo, (2003), Tài liệu đổi mới PPDH môn GDCD
THPT, NXB Giáo dục.
4. Bộ Giáo dục - Đào tạo, (2008), Chiến lược phát triển giáo dục 20012010, theo Báo điện tử Việt Nam.
5. Hồ Thanh Diện, (2006), Thiết kế bài giảng GDCD 10, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia.
7. Vương Tất Đạt (chủ biên), (1994), PPDH môn GDCD, NXB Hà Nội.
8. Phạm Văn Đồng, (1994), Phương pháp dạy học và phát huy tính tích

cực – một phương pháp vô cùng quý báu, NXB Chính trị quốc gia.
9. Nguyễn Văn Hải, (2008), Vận dụng triết lý về con người trong tục ngữ
để dạy tốt phần "Công dân với đạo đức" ở chương trình GDCD lớp 10
THPT, Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh

23



×