Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Thực trạng quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.46 KB, 15 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vấn đề đảm bảo an toàn, vệ sinh
lao động ngày càng liên quan chặt chẽ đến sự thành đạt của mỗi doanh nghiệp, góp
phần quyết định đến sự phát triển kinh tế bền vững của mỗi quốc gia. Xây dựng
một nền sản xuất an toàn với những sản phẩm có tính cạnh tranh cao gắn liền với
việc bảo vệ sức khỏe của người lao động là yêu cầu tất yếu của sự phát triển kinh
tế bền vững và đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hóa.
Tuy vậy, công tác bảo hộ lao động hay theo thuật ngữ mới hiện nay là công tác an
toàn, vệ sinh lao động nói riêng ở nước ta còn quá nhiều khó khăn và tồn tại cần
giải quyết. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp khu vực phi chính thức mới
chỉ được quan tâm đầu tư phát triển sản xuất, thu lợi nhuận, thiếu sự đầu tư tương
xứng để cải thiện điều kiện làm việc an toàn cho người lao động. Vì vậy, Việt Nam
đã xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động làm chết và bị thương nhiều người, thiệt hại tài
sản của Nhà nước và doanh nghiệp.
Nguyên nhân chính trong các vụ tai nạn lao động do chủ sử dụng lao động thiếu
quan tâm cải thiện điều kiện làm việc an toàn, mặt khác do ý thức tự giác chấp
hành nội quy, quy chế làm việc bảo đảm an toàn lao động của người lao động chưa
cao, thiếu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan thanh tra Nhà nước về
an toàn lao động. Hậu quả của thực tế trên không chỉ gây thiệt hại tài sản của Nhà
nước mà còn ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất
nước.


I. Khái quát chung về quản lý nhà nước đối với an toàn vệ sinh lao động
Dưới góc độ pháp lý, an toàn vệ sinh lao động là tổng hợp những quy phạm pháp
luật quy định các biện pháp bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động nhằm
ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, và cải thiện điều kiện lao động cho
người lao động.
Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực của NN để điều
chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người.
Từ những vấn đề nêu trên, có thể hiểu: quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ


sinh lao động là sự tác động mang tính tổ chức và điều chỉnh của nhà nước (thông
qua hệ thống các cơ quan nhà nước) đến việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
nhằm bảo đảm điều kiện lao động không gây ra sự nguy hiểm cho người lao động
trong sản xuất, chấn chỉnh trật tự, duy trì, hoạt động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao
động dựa trên cơ sở quyền lực của nhà nước bằng pháp luật.

II. Thực trạng quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động
Việt Nam hiện nay






Ban hành, hướng dẫn thi hành VBPL về ATVSLĐ
Chương trình quốc gia về ATVSLĐ
Các chính sách của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động
Tổ chức, tiến hành nghiên cứu khoa học về ATVSLĐ
Thanh tra, kiểm tra thi hành ATVSLĐ
1. Ban hành, hướng dẫn thi hành VBPL về ATVSLĐ
Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động và đã kịp
thời giao các cơ quan của Chính phủ xây dựng 04 Nghị định quy định chi tiết Luật
An toàn, vệ sinh lao động; Bộ LĐ-TBXH đã ban hành các Thông tư về các lĩnh
vực chế độ, chính sách BHLĐ, quản lý hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ và
huấn luyện ATLĐ, VSLĐ; Phối hợp với Bộ Y tế ban hành Thông tư liên tịch quy
định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh tật và bệnh nghề nghiệp; Phối
hợp với Bộ Nội Vụ ban hành Thông tư về ngạch kiểm định viên; Ban hành các
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATLĐ và quy trình kiểm định kỹ thuật ATLĐ.
Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Giao
thông – Vận tải, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Chỉ thị đối với các ngành,



địa phương, doanh nghiệp để chỉ đạo các nhà thầu, các doanh nghiệp thực hiện dầy
đủ các biện pháp an toàn lao động; Các địa phương đã có những quy định quản lý
về thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, xây dựng, khai thác mỏ.
1.
2.
1.
2.

3.

4.
5.

6.

1.
2.
3.
4.
5.

LUẬT, BỘ LUẬT
Luật số 10/2012/QH13: BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
Luật số 84/2015/QH13: LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
NGHỊ ĐỊNH
Nghị định số 45/2013/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao
động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
Nghị định số 95/2013/NĐ-CP : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng. Đính chính nghị định 95/2013/NĐ-CP
Nghị định số 88/2015/NĐ-CP: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Văn bản hợp
nhất 4756/VBHN-BLĐTBXH: Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng)
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP: Về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nghị định số 37/2016/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc
Nghị định số 39/2016/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động
THÔNG TƯ
Thông tư 09/2000/TT-BYT: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người lao động
trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Thông tư 28/2016/TT-BYT: Hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp
Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT: Hướng dẫn tổ chức
thực hiện công tác an toàn – vệ sinh lao động trong cơ sở lao động
Thông tư 19/2011/TT – BYT: Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức
khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp
Thông tư liên tịch 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT: V ề việc hướng dẫn khai
báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động


6.

Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH: Ban hành danh mục các công việc và

nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên
7.
Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH: Ban hành danh mục công việc nhẹ
được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc
8.
Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH: Hướng dẫn chế độ bồi dưỡng bằng hiện
vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại
9.
Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH: ban hành Danh mục công việc không
được sử dụng lao động nữ
10.
Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH: Quy định về công tác huấn luyện an toàn
lao động, vệ sinh lao động
11.
Thông tư 20/2013/TT-BCT: Quy định về Kế hoạch và biện pháp phòng
ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp
12.
Thông tư 14/2013/TT-BYT: Về việc hướng dẫn khám sức khỏe
13.
Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH: Về việc hướng dẫn thực hiện chế độ
trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
14.
Thông tư 05/2014/TT-BLĐTBXH: Ban hành danh mục máy, thiết bị, vật tư
có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
15.
Thông tư 06/2014/TT-BLĐTBXH: Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật
an toàn lao động đối với máy,thiết bị,vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt vầ an toàn lao
động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
16.
Thông tư 07/2014/TT-BLĐTBXH: Ban hành 27 quy trình kiểm định kỹ

thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
17.
Thông tư 73/2014/TT-BTC: Quy định mức thu, chế độ thu,nộp,quản lý và sử
dụng phí kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động; phí đánh giá điều kiện hoạt động kiểm định và lệ phí cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
18.
Thông tư 31/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương: Về việc quy định chi tiết
một số nội dung về an toàn điện
19.
Thông tư 36/2014/TT-BCT: Về việc quy định về huấn luyện kỹ thuật an toàn
hóa chất và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất
20.
Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH: Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường,
trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp
21.
Thông tư 46/2015/TT-BLĐTBXH: Ban hành các quy trình kiểm định kỹ
thuật an toàn đối với xe tời điện chạy trên ray; pa lăng xích kéo tay có tải trọng từ


1.000kg trở lên; trục tải giếng đứng; trục tải giếng nghiêng; sàn biểu diễn di động
và nồi gia nhiệt dầu
Có thể nói hệ thống các quy định về ATVSLĐ được quy định trong các văn bản
pháp luật của Nhà nước hiện nay là khá đầy đủ, nhưng việc thi hành vẫn còn nhiều
vấn đề cần phải xem xét, các quy định dường như chỉ có ý nghĩa trên giấy, đó là sự
nhận thức tầm quan trọng của vấn đề ATVSLĐ chưa được các cấp chính quyền địa
phương quan tâm đúng mức, còn buông lỏng quản lý những quy định này ở các địa
phương cũng là nguyên nhân; việc tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các

quy định của các cơ quan chức năng từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở
Xây dựng, Sở Công Thương, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động…chưa được thực hiện
một cách thường xuyên
2. Chương trình quốc gia về ATVSLĐ
* Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015
Mục tiêu của chương trình:
Cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động, ngăn ngừa tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động, nâng cao nhận
thức đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, bảo đảm an toàn
thân thể và tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh
nghiệp của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia
- Kết quả đạt được: trung bình hằng năm đã giảm trên 5% tần suất tai nạn lao động
chết người trong các ngành, lĩnh vực xây dựng, sử dụng điện, sản xuất kim loại và
sản xuất hóa chất (vượt trên 20% kế hoạch); riêng lĩnh vực khai khoáng giảm trên
4,5% mỗi năm (đạt trên 90% kế hoạch); mỗi năm tăng 5,26% cơ sở giám sát môi
trường lao động (vượt 76% kế hoạch), tăng 13,04% số người lao động khám phát
hiện bệnh nghề nghiệp (vượt 160% kế hoạch), tăng 0,7% số cơ sở tổ chức khám
sức khỏe định kỳ; Các cơ quan trung ương và các địa phương đã triển khai tập
huấn, hỗ trợ trên 13.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc xây dựng và hoàn
thiện hệ thống quản lý an toàn - vệ sinh lao động. Đến hết 2014, có 7.559 doanh
nghiệp doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động hiệu quả
với sự thay đổi từ bộ máy tổ chức nhân sự đến áp dụng các giải pháp khoa học kỹ
thuật để cải thiện điều kiện lao động (đạt 108% kế hoạch); Hằng năm đã huấn
luyện trên 38.000 người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về
ATVSLĐ; huấn luyện cho trên 34.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc,


độc hại, nguy hiểm; huấn luyện trên 28.000 người người làm công tác ATVSLĐ tại
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đã đảm bảo thông tin về công tác ATVSLĐ được triển
khai thường xuyên, liên tục tại 63 tỉnh/thành phố; trên 200 làng nghề, 1000 hợp tác

xã, 10.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ được phổ biến thông tin phù hợp về ATVSLĐ.
- Hạn chế: Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được Chương trình còn một số
hạn chế, tình hình tai nạn lao động còn diễn biến phức tạp, nhiều vụ tai nạn lao
động nghiêm trọng vẫn xảy ra. Các sự việc đáng tiếc xảy ra có cả nguyên nhân chủ
quan và khách quan. Về phía người sử dụng lao động, do không tổ chức huấn
luyện về ATLĐ cho người lao động; thiếu quy trình, biện pháp an toàn lao động; tổ
chức lao động chưa hợp lý; không có thiết bị an toàn hoặc thiết bị không đảm bảo
an toàn, không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Về phía
người lao động chủ yếu do vi phạm các quy trình, biện pháp làm việc bảo đảm an
toàn lao động, không sử dụng các trang thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân... Về
phía các cơ quan quản lý Nhà nước, các hoạt động truyền thông, huấn luyện tuy đã
triển khai mạnh, nhưng chưa đủ thường xuyên để thay đổi hành vi, tạo thói quen
làm việc bảo đảm ATVSLĐ; công tác thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ còn hạn chế,
đặc biệt trong các doanh nghiệp tư nhân, các làng nghề, ở một số lĩnh vực nông,
lâm, ngư nghiệp...
* Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020
Mục tiêu của chương trình:
Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động, ngăn
chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động,
nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn
tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của
tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia


Bảng so sánh tình hình tai nạn lao động năm 2015 và năm 2016

Từ bảng số liệu ta có thể thấy số vụ tai nạn lao động trong năm 2016 đã giảm 32
vụ tương ứng với 0.12% so với năm 2015. Tuy nhiên, các chỉ tiêu quan trọng khác
như số nạn nhân(tăng 21 người tương ứng với 0.27%), số vụ có người chết(tăng 26
vụ tương ứng với 4.13%), số người chết(tăng 45 người tương ứng với 6.75%), số

người bị thương nặng(tăng 151 người tương ứng với 8.86%),…lại tăng mạnh. Điều
này cho thấy tính bất cập trong việc thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ
sinh lao động giai đoạn 2016-2020. Qua đó yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước
cần gấp rút xem xét, thay đổi những điểm bất hợp lý cũng như giám sát việc thực
hiện nội dung chương trình nhằm đạt được hiệu quả cao đối với mục tiêu mà
chương tình đã đề ra
3. Các chính sách của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động
Trong việc thực hiện các vấn đề về an toàn lao động và vệ sinh lao động, nhà nước
có những chính sách nhằm hỗ trợ cũng như bảo vệ quyền lợi của người lao động
như sau:
• Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh










lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao
động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp
dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường
trong quá trình lao động.
Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động;
hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn,
vệ sinh lao động.
Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực

có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức
xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn,
vệ sinh lao động trong quá trình lao động.
Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không
theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ
sinh lao động
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ
chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho
người lao động.
Ưu điểm: Các chính sách khá hợp lý, mang lại hiệu quả cao nếu được thực hiện
đúng theo yêu cầu đặt ra
Nhược điểm: Tính khả thi chưa cao do sự thiếu ý thức của đại bộ phận người lao
động và người sự dụng lao động, thiếu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản
lý nhà nước, nguồn lực tài chính quốc gia không thực sự đảm bảo việc duy trì thực
hiện các chính sách được nêu trên

4. Tổ chức, tiến hành nghiên cứu khoa học về ATVSLĐ
Trong 6 tháng đầu năm 2017 Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định về tổ chức
và hoạt động của Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (được đổi tên từ
Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động) thuộc Tổng LĐLĐVN.
Theo đó, Viện có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học phục vụ quản lý nhà nước về
ATVSLĐ, bảo đảm an toàn và sức khỏe NLĐ, bảo vệ môi trường LĐ.
Cụ thể, nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ về ATVSLĐ;
phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường bảo đảm an toàn và sức khỏe NLĐ; nghiên
cứu xây dựng phương pháp, quy trình đánh giá hợp chuẩn, hợp quy các phương
tiện bảo vệ cá nhân, trang thiết bị an toàn; nghiên cứu, phát hiện và kiến nghị bổ
sung danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm tại Việt Nam.


Ngoài ra, nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động của Tổng LĐLĐVN, trong đó,

nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học để giúp Tổng LĐLĐVN tham gia cùng các
cơ quan nhà nước trong việc xây dựng chế độ, chính sách và các văn bản quy phạm
pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, các chế độ, chính sách về bảo hiểm tai nạn
và bệnh nghề nghiệp.
Cùng đó, viện thực hiện các hoạt động quan trắc, phân tích môi trường lao động;
đánh giá, giám sát, dự báo ô nhiễm môi trường LĐ; cung cấp thông tin khoa học và
kiến thức về ATVSLĐ; phối hợp xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn về
ATVSLĐ, đánh giá tác động môi trường; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học
và công nghệ về ATVSLĐ và bảo vệ môi trường LĐ; xây dựng và phát triển tiềm
lực của Viện để đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ về ATVSLĐ và
bảo vệ môi trường LĐ...
Sản phẩm mà Viện nghiên cứu mang lại: các phương tiện bảo hộ cá nhân có chất
lượng tốt, hiệu quả sử dụng cao, đảm bảo an toàn cho người lao động (mặt nạ
chống bụi, dây đai an toàn,…); các thiết bị công nghệ phục vụ cho hoạt động sản
xuất có tính an toàn cao (Robot phun cát di động, máy cưa đĩa an toàn đa năng,…);
các nghiên cứu lý thuyết (phần mềm quản lý kiểm soát an toàn vệ sinh lao động và
môi trường, phương pháp tính toán xác định mức độ ô nhiễm môi trường lao động
dưới tác động đồng thời của nhiều yếu tố,…);…

Có thể nói việc thành lập cũng như những hoạt động mà Viện khoa học an
toàn, vệ sinh lao động đem lại có ảnh hưởng rất tốt đối với công tác quản lý
an toàn, vệ sinh lao động của nước ta. Chính vì vậy, Chính phủ cần chú trọng
phát triển hơn nữa hoạt động nghiên cứu của Viện qua đó giúp việc quản lý
nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đạt được những hiệu quả cao như mong
đợi
5. Thanh tra, kiểm tra thi hành ATVSLĐ
a. Đối tượng thanh tra
Theo quy định của Bộ luật lao động thì đối tượng thanh tra an toàn - vệ sinh lao
động bao gồm tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động, trừ
một số doanh nghiệp, tổ chức đặc thù theo quy định của pháp luật. Trong các đối

tượng nêu trên, cần chú trọng nhiều tới các doanh nghiệp có kỹ thuật phức tạp,
điều kiện nặng nhọc nguy hiểm, có nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động, sự cố về
bệnh nghề nghiệp như: hầm mỏ, địa chất, luyện kim.
b. Nội dung thanh tra


Thứ nhất, thanh tra việc thực hiện các quy trình, quy phạm về kỹ thuật an toàn và
tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp.
Thứ hai, thanh tra việc thi hành các biện pháp về tổ chức chỉ đạo thực hiện.
Thứ ba, thanh tra việc tổ chức thực hiện các chế độ bảo hộ lao động
Thứ tư, thanh tra việc thực hiện biên bản, kiến nghị
c. Thực trạng
* Kết quả đạt được:
Từ năm 2014 đến nay, trên cơ sở Luật Thanh tra, nhiều văn bản pháp quy đã được
ban hành để tiến tới hoàn thiện hoạt động của hệ thống thanh tra. Hoạt động của
Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã từng bước phát triển theo
hướng Độc lập- Sáng tạo- Hiệu quả.
Kết quả đạt được là hàng năm đã phát hiện hàng chục nghìn hành vi vi phạm luật
pháp về lao động và đưa ra hàng chục nghìn kiến nghị để các cơ sở thực hiện đúng
chính sách chế độ trong các lĩnh vực lao động xã hội. Đề xuất nhiều vấn đề về
chính sách lao động, xã hội được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp nhận
để chỉ đạo chung hoặc được pháp luật hoá thành những văn bản pháp quy hiện
hành.
Đảm bảo 100 % các vụ tai nạn lao động làm chết người khi được các doanh nghiệp
và cơ sở sản xuất khai báo đã được Thanh tra tại các Sở Lao động – Thương binh
và Xã hội thực hiện điều tra tai nạn lao động theo quy định.
Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ thanh tra: Tiêu
chuẩn về đạo đức, phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ của thanh tra viên đã được
quy định trong Luật Thanh tra năm 2010. Hàng năm Thanh tra Bộ đã tổ chức được

nhiều lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Lao động – Thương
binh và Xã hội cho thanh tra viên trong cả nước đảm bảo không có thanh tra viên
nào không được tập huấn nghiệp vụ trước khi làm nhiệm vụ là trưởng đoàn thanh
tra hay được giao nhiệm vụ tiến hành thanh tra độc lập.
* Hạn chế:
Nhìn chung, các thanh tra viên đã có nhiều nỗ lực trong việc tiến hành các cuộc
thanh tra nhằm tăng số lượng và tần suất các cuộc thanh tra hàng năm. Các cuộc
thanh tra tại những doanh nghiệp theo kế hoạch thanh tra đã tránh việc trùng lặp
trong cùng một thời gian, cùng một nội dung có nhiều đoàn thanh tra đến doanh
nghiệp, hay trong thời gian quá dài doanh nghiệp không được thanh tra dẫn đến lơ
là không thực hiện đầy đủ chế độ lao động dẫn đến tai nạn lao động và sự cố máy
và thiết bị.


Tuy nhiên, số lượng và tần suất các cuộc thanh tra về lao động tại các doanh
nghiệp còn rất thấp; các cuộc thanh tra tại các doanh nghiệp không được phân bổ
tương xứng với tỷ lệ các doanh nghiệp phân theo hình thức sở hữu, đặc biệt số cơ
sở sử dụng dưới 10 lao động được thanh tra còn rất ít. Hiện tượng này dẫn đến tình
trạng tác động, hiệu quả của công tác thanh tra nhà nước về lao động chưa mang
tính rộng khắp và cơ sở để đánh giá về mức độ thực hiện pháp luật lao động chưa
thực sự đầy đủ và chính xác.
6. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về ATVSLĐ
Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng chính sách và pháp luật về lao động và xã hội
nói chung và đối với lĩnh vực an toàn lao động nói riêng được thực hiện dựa trên
Kế hoạch và các hoạt động của chương trình với chiến lược ưu tiên phát triển kinh
tế của Việt Nam, trong đó có gắn với ưu tiên của các nhà tài trợ qua các kênh hợp
tác song phương, đa phương và hợp tác với các tổ chức phi Chính phủ. Về hợp tác
đa phương, các hoạt động hợp tác quốc tế về lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động
thực hiện chủ yếu thống quan hợp tác với ILO và diễn đàn ASEAN. Với ILO hiện
nay, Việt Nam đã phê chuẩn nhiều công ước của tổ chức này trong lĩnh vực lao

động, trong đó có nhiều công ước liên quan đến an toàn vệ sinh lao động như công
ước ILO 155 về an toàn vệ sinh lao động, công ước 184 về an toàn vệ sinh lao
động trong nông nghiệp, thúc đẩy an toàn vệ sinh lao động trong một số ngành
nghề có nguy cơ cao.

Bên cạnh đó, các hoạt động hợp tác về ATVLSĐ của Việt Nam với ILO còn được
thực hiện thông qua nhiều dự án như: dự án hỗ trợ mạng thông tin về an toàn vệ
sinh lao động, hỗ trợ tổ chức Tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động, dự án
về nâng cao năng lực thanh tra lao động; dự án về an toàn vệ sinh lao động trong
nông nghiệp; dự án về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, dự án về an toàn vệ
sinh lao động trong một số ngành có nguy có cao hay dự án hợp tác quốc gia xúc
tiến việc làm bền vững tại Việt Nam giai đoạn 2011-2016 được ký giữa ILO và
Chính phủ Việt Nam vào tháng 5/2012 cũng có nội dung chính sách và pháp luật
về an toàn vệ sinh lao động; hoặc các hoạt động hợp tác về nâng cao năng lực quản
lý về an toàn vệ sinh lao động của Việt Nam, hoàn thiện pháp luật về an toàn vệ
sinh lao động theo hướng hội nhập quốc tế đặc biệt là chiến lược toàn cầu của ILO
về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.


Về hợp tác song phương, hiện nay, Đan Mạch đang hỗ trợ Việt Nam Chương trình
quốc gia về an toàn vệ sinh lao động. Các hoạt động trao đổi chuyên gia, chia sẻ
kinh nghiệm, xây dựng pháp luật cũng được mở rộng với Hàn Quốc, Nhật Bản,
Đức. Nhiều thoả thuận song phương hợp tác về lao động và xã hội như thỏa
thuận với Bulgary, Cu Ba và Trung quốc, Cộng Hoà liên bang Đức đều đề cập đến
việc thúc đẩy xây dựng chính sách về an toàn vệ sinh lao động.

Với các tổ chức phi Chính phủ, các hoạt động hợp tác tập trung đến hỗ trợ việc
phục hồi chức năng nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, hay hỗ trợ hoàn
thiện cơ chế bồi thường tai nạn lao động cho hiệu quả. Đây cũng là một hướng ưu
tiên hợp tác trong việc thực hiện chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao

động. Bên cạnh đó, hợp tác về xây dựng chính sách, xây dựng cơ chế bồi thường
tai nạn lao động cũng đã được mở rộng với Viện FES hay Hiệp hội về an toàn mỏ
quốc tế.

Với ASEAN, hỗ trợ việc xây dựng chính sách và pháp luật về lĩnh vực an toàn vệ
sinh lao động là một trong những ưu tiên của các nước trong khu vực. Trong khuôn
khổ hoạt động của Hội Nghị Bộ trưởng Lao động, các hoạt động hợp tác về lĩnh
vực an toàn lao động được thực hiện thông qua Mạng an toàn vệ sinh lao động
ASEAN. Trong đó, Việt Nam đã có nhiều đóng góp như chủ trì tổ chức hội nghị
mạng lần thứ 6, là điều phối phiên mạng về thực hiện chương trình quốc gia và Hồ
sơ quốc gia về ASEAN, tổ chức các hội nghị quốc tế với các chủ đề khác nhau
nhằm thúc đẩy an toàn và vệ sinh lao động cấp quốc gia và khu vực. Trong lĩnh
vực xã hội, việc xây dựng chính sách và chương trình thúc đẩy hỗ trợ người khuyết
tật cũng đang được ưu tiên thực hiện đối với những người bị tai nạn lao động.

Có thể nói, hợp tác quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế đóng vai trò quan
trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách về an toàn vệ sinh lao động
trong thời kỳ hội nhập. Một số biện pháp để tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực an toàn lao động và vệ sinh lao động bao gồm: mở rộng đối tác hợp tác đa
phương, song phương, ASEAN; xác định các ưu tiên hợp tác và tập trung vào việc
thực hiện các cam kết quốc tế cũng như các chương trình có liên quan như:
Chương trình quốc gia về ATVSLĐ; Xây dựng quỹ bồi thường tai nạn lao động và


bệnh nghề nghiệp; Tập huấn cán bộ quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động;
Xây dựng mô hình cải thiện điều kiện lao động trong các doanh nghiệp nhỏ; Xây
dựng hệ thống các tiêu chuẩn và chỉ số tự giám sát để cải thiện an toàn vệ sinh lao
động ở các doanh nghiệp; Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm cải
thiện điều kiện lao động và an toàn vệ sinh lao động ở các làng nghề và trang trại./.


III. Khuyến nghị

1. Hoàn thiện pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động

Tiếp thu kinh nghiệm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động của một số nước có
nền kinh tế thị trường phát triển dựa trên cơ sở thực tế của Việt Nam từ đó hoàn
thiện, bổ sung những mặt còn thiếu sót nhằm quản lý tốt pháp luật về an toàn vệ
sinh lao động

2. Tăng cường thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tuân thủ các quy

định của pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động
Tăng thẩm quyền cho Thanh tra an toàn - vệ sinh lao động như có quyền truy tố
đối tượng khi vi phạm; phải đặt ra tiêu chuẩn khắt khe khi tuyển dụng tranh tra về
an toàn - vệ sinh lao động; người làm công tác thanh tra an toàn - vệ sinh lao động
phải qua trường đào tạo thanh tra trước khi bổ nhiệm Thanh tra an toàn - vệ sinh
lao động; phải thay đổi từ quan điểm nhận thức về vị trí, vai trò của thanh tra an
toàn - vệ sinh lao động từ đó có các quy định phù hợp về cơ cấu, hệ thống tổ chức
của thanh tra về an toàn - vệ sinh lao động mới đáp ứng đòi hỏi trong điều kiện của
nước ta hiện nay.
3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và kỹ thuật phục vụ công tác An toàn - vệ

sinh lao động và coi đây là nhiệm vụ quan trọng đối với việc cải thiện điều kiện lao
động
4.

Thống kê, phân tích tình hình tai nạn lao động, các sự cố sản xuất, tình hình bệnh
tật của người lao động để kịp thời có biện pháp phòng ngừa



KẾT LUẬN

Nhìn chung từ những nội dung cơ bản được đề cập ở trên, dưới góc độ pháp lý, đi
từ lý luận đến thực tiễn của quá trình ban hành văn bản, quá trình áp dụng pháp
luật về an toàn - vệ sinh lao động ở Việt Nam từ trước đến nay, đã cho chúng ta


thấy vai trò quan trọng của Nhà Nước quản lý về an toàn - vệ sinh lao động trong
quá trình phát triển của đất nước ta nói chung, trong sự vận hành của nền kinh tế
thị trường nói riêng.
Qua đó có thể kết luận việc áp dụng quản lý nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động
vào chu trình sản xuất, kinh doanh là yêu cầu không thể thiếu được. Giữa văn bản
pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động và sự áp dụng của
nó có mối quan hệ đặc biệt. Bởi lẽ nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy
ra tính tới từng phút, từng giờ. Cho nên nếu pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động
không đầy đủ, chưa tương xứng quan hệ về an toàn - vệ sinh lao động cần điều
chỉnh thì việc áp dụng nó trong sản xuất sẽ không được thực hiện đúng, hoặc thực
hiện không nghiêm túc, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra ngay và
ngược lại.



×