Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật, sơ bộ xác định thành phần hóa học của một số loài thạch tùng thu hái ở tam đảo, vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 62 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
----------

VŨ THU THỦY
Mã sinh viên: 1201605

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
SƠ BỘ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA
HỌC CỦA MỘT LOÀI THẠCH TÙNG
THU HÁI Ở TAM ĐẢO, VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SỸ

HÀ NỘI – 2017


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

VŨ THU THỦY
Mã sinh viên: 1201605

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
SƠ BỘ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA
HỌC CỦA MỘT LOÀI THẠCH TÙNG
THU HÁI Ở TAM ĐẢO, VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SỸ

Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Nguyễn Viết Thân
2. DS. Nguyễn Quang Hiệu


Nơi thực hiện:
Bộ môn Dƣợc liệu

HÀ NỘI – 2017


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài này, em đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ cũng nhƣ động viên quý báu từ các thầy giáo, cô giáo, gia đình
và bạn bè.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình, em xin phép gửi lời
cám ơn chân thành tới PGS. TS. Nguyễn Viết Thân ngƣời thầy trực tiếp
hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành khóa
luận.
Em xin phép gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc tới DS. Nguyễn
Quang Hiệu đã tận tình hƣớng dẫn, luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp
đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc tới: DS. Nguyễn Thanh
Tùng, ThS. Nguyễn Thị Thu Huyền, các thầy cô giáo giảng viên và các anh
chị kỹ thuật viên trong bộ môn Dƣợc Liệu đã tận tình giúp đỡ, động viên và
tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình làm khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo giảng viên trƣờng đại
học Dƣợc Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, giảng dạy, dìu dắt và truyền nhiệt huyết
cho em trong suốt 5 năm học vừa qua.
Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã
luôn động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.

Sinh viên

Vũ Thu Thủy



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN.......................................................................................... 3
1.1. Đặc điểm chung họ Thạch tùng (Lycopodiaceae) ...................................... 3
1.2. Tổng quan về chi Huperzia Bernh................................................................... 3
1.2.1. Vị trí phân loại chi Huperzia Bernh .............................................................. 3
1.2.2. Đặc điểm thực vật chi Huperzia Bernh ..................................................... 4
1.2.3. Đặc điểm phân bố chi Huperzia Bernh ....................................................... 5
1.2.4. Một số loài thuộc chi Huperzia Bernh ........................................................ 5
1.2.5. Thành phần hóa học chi Huperzia Bernh ........................................... 9
1.2.6. Công dụng và tác dụng sinh học của các loài thuộc chi Huperzia
Bernh ................................................................................................................... 10
1.2.7. Một số nghiên cứu về chi Huperzia Bernh. tại Việt Nam ................. 12
CHƢƠNG 2: NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 14
2.1. Nguyên liệu, thiết bị nghiên cứu ...................................................................... 14
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu.................................................................................. 14
2.1.2. Thiết bị nghiên cứu .......................................................................................... 14
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 14
2.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật ................................................................. 14
2.2.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học.............................................................. 15
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 15
2.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật................................................................. 15



2.3.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học ............................................................. 16
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .......................... 17
3.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật .................................................................... 17
3.1.1. Mô tả về đặc điểm hình thái thực vật .......................................................... 17
3.1.2. Giám định tên khoa học .................................................................................. 17
3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm vi phẫu ....................................................................... 18
3.1.3. Nghiên cứu đặc điểm bột dƣợc liệu............................................................. 20
3.2. Định tính sơ bộ các nhóm chất bằng phản ứng hóa học ......................... 21
3.2.1. Định tính glycosid tim .................................................................................... 21
3.2.2. Định tính alcaloid ............................................................................................. 22
3.2.3. Định tính saponin ............................................................................................. 23
3.2.4. Định tính anthranoid ........................................................................................ 23
3.2.5. Định tính flavonoid .......................................................................................... 24
3.2.6. Định tính coumarin .......................................................................................... 25
3.2.7. Định tính tanin .................................................................................................. 26
3.2.8. Định tính chất béo ............................................................................................ 26
3.2.9. Định tính steroid ............................................................................................... 27
3.2.10. Định tính carotenoid ...................................................................................... 27
3.2.11. Định tính acid hữu cơ.................................................................................... 27
3.2.12. Định tính đƣờng khử ..................................................................................... 27
3.2.13. Định tính acid amin ....................................................................................... 27
3.2.14. Định tính polysaccharid ............................................................................... 27
3.3. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng ...................................................................... 29
3.3.1. Dịch chiết methanol ......................................................................................... 29
3.3.2. Dịch chiết alcaloid toàn phần ........................................................................ 35
3.4. Bàn luận.................................................................................................................... 41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................................................... 44


KẾT LUẬN .................................................................................................................... 44

ĐỀ XUẤT ........................................................................................................................ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
NXB:

Nhà xuất bản

AchE:

Enzyme acetylcholinesterase

PƢ:

Phản ứng

TT:

Thuốc thử

Dd:

Dung dịch

Rf:

Retention factor (Hệ số lƣu)


UV:

Ultra Violet (Cực tím, tử ngoại)


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1: Kết quả định tính các nhóm chất trong Thạch
1

tùng sóng bằng các phản ứng hóa học.

28


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Tên hình vẽ, đồ thị

STT

Trang

Hình 3.1: Cây Thạch tùng sóng [Huperzia carinata (Desv. ex
1


Poir.) Trevis.].

18

Hình 3.2: Vi phẫu thân cây Thạch tùng sóng [Huperzia carinata
2

(Desv. ex Poir.) Trevis.].

19

Hình 3.3: Vi phẫu lá cây Thạch tùng sóng [Huperzia carinata
3

(Desv. ex Poir.) Trevis.].

20

Hình 3.4: Một số đặc điểm bột Thạch tùng sóng [Huperzia
4

carinata (Desv. ex Poir.) Trevis.].

21

Hình 3.5: Sắc ký đồ dịch chiết methanol loài Thạch tùng sóng
[Huperzia carinata (Desv. ex Poir.) Trevis.] triển khai với hệ
dung môi II [Toluen -Ethyl acetat - Acid formic (5:4:1)] quan
sát và chụp ảnh ở:
5


a. Ánh sáng thƣờng trƣớc khi phun thuốc thử.

30

b. Ánh sáng UV254nm .
c. Ánh sáng UV366nm.
d. Ánh sáng thƣờng sau khi phun thuốc thử Vanilin 2,5%/ H2SO4 đ.
Hình 3.6: Đồ thị, sắc ký đồ, bảng biểu diễn kết quả sắc ký dịch
chiết methanol loài Thạch tùng sóng [Huperzia carinata (Desv.
6

ex Poir.) Trevis.] triển khai với hệ dung môi II [Toluen - Ethyl

31

acetat - Acid formic (5:4:1)] quan sát và chụp ảnh ở ánh sáng
thƣờng trƣớc khi phun thuốc thử.
Hình 3.7: Đồ thị, sắc ký đồ, bảng biểu diễn kết quả sắc ký dịch
chiết methanol loài Thạch tùng sóng [Huperzia carinata (Desv.
7

ex Poir.) Trevis.] triển khai với hệ dung môi II [Toluen - Ethyl

32


acetat - Acid formic (5:4:1)] quan sát và chụp ảnh ở ánh sáng
UV254nm .
Hình 3.8: Đồ thị, sắc ký đồ, bảng biểu diễn kết quả sắc ký dịch

chiết methanol loài Thạch tùng sóng [Huperzia carinata (Desv.
8

ex Poir.) Trevis.] triển khai với hệ dung môi II [Toluen - Ethyl

33

acetat - Acid formic (5:4:1)] quan sát và chụp ảnh ở ánh sáng
UV366nm .
Hình 3.9: Đồ thị, sắc ký đồ, bảng biểu diễn kết quả sắc ký dịch
chiết methanol loài Thạch tùng sóng [Huperzia carinata
9

(Desv. ex Poir.) Trevis.] triển khai với hệ dung môi II [Toluen

34

- Ethyl acetat - Acid formic (5:4:1)] quan sát và chụp ảnh ở
ánh sáng thƣờng sau khi phun thuốc thử Vanilin 2,5%/ H2SO4.
Hình 3.10: Sơ đồ chiết xuất alcaloid toàn phần từ mẫu nghiên
10

cứu.

36

Hình 3.11: Sắc ký đồ dịch chiết alcaloid toàn phần loài Thạch
tùng sóng [Huperzia carinata (Desv. ex Poir.) Trevis.] triển khai
với hệ dung môi VI [Cloroform - Methanol - Acid formic
11


(9,5:2:2)] quan sát và chụp ảnh ở:

37

a. Ánh sáng UV254nm .
b. Ánh sáng UV366nm.
c. Ánh sáng thƣờng sau khi phun thuốc thử Dragendorff.
Hình 3.12: Đồ thị, sắc ký đồ, bảng biểu diễn kết quả sắc ký dịch
chiết alcaloid toàn phần loài Thạch tùng sóng [Huperzia carinata
12

(Desv. ex Poir.) Trevis.] triển khai với hệ dung môi VI
[Cloroform - Methanol - Acid formic (9,5:2:2)] quan sát và
chụp ảnh ở ánh sáng UV254nm .
Hình 3.13: Đồ thị, sắc ký đồ, bảng biểu diễn kết quả sắc ký dịch

38


chiết alcaloid toàn phần loài Thạch tùng sóng [Huperzia carinata
13

(Desv. ex Poir.) Trevis.] triển khai với hệ dung môi VI

39

[Cloroform - Methanol - Acid formic (9,5:2:2)] quan sát và
chụp ảnh ở ánh sáng UV366nm .
Hình 3.14: Đồ thị, sắc ký đồ, bảng biểu diễn kết quả sắc ký dịch

chiết alcaloid toàn phần loài Thạch tùng sóng [Huperzia carinata
14

(Desv. ex Poir.) Trevis.] triển khai với hệ dung môi VI [Cloroform Methanol - Acid formic (9,5:2:2)] quan sát và chụp ảnh ở ánh sáng
thƣờng sau khi phun thuốc thử Dragendorff.

40


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhìn về xu hƣớng sử dụng thuốc hiện nay thì trên thế giới nói chung
cũng nhƣ ở Việt Nam nói riêng, xu hƣớng “ trở về thiên nhiên”, sử dụng các
chế phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên đang ngày càng đƣợc quan tâm và phát
triển. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ những thảo
dƣợc thiên nhiên cũng đang ngày càng đƣợc biết đến nhiều hơn. Hơn thế nữa,
Việt Nam là quốc gia nhiệt đới gió mùa, có nguồn tài nguyên thực vật rất
phong phú và đa dạng. Cùng với kinh nghiệm lâu đời trong việc sử dụng cây
cỏ làm thuốc, có thể nói, tiềm năng về cây thuốc và sử dụng cũng nhƣ phát
triển các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên cây cỏ là rất lớn. Do đó,
những cây thuốc này cần đƣợc nghiên cứu để góp phần xây dựng cơ sở dữ
liệu trong nghiên cứu và ứng dụng.
Tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc đã phát hiện có một số loài Huperzia, họ Thạch
tùng (Lycopodiaceae) khác nhau nhƣ: Thạch tùng răng, Thông đất râu, Thông
đất nhám, Thạch tùng song đính, Râu rồng... Những loài này phân bố ở nhiều
nƣớc nhiệt đới châu Á, Trung Quốc và vùng Trung Mỹ. Ở nƣớc ta, chúng
phân bố rải rác tại các tỉnh trung du và vùng núi cao ở Tây Bắc, miền Trung
và Tây Nguyên [13], [14]. Đây là những cây cỏ sống lâu năm, mọc ở đất hoặc
trên các cây to; thân đứng, nằm hoặc thõng xuống đất, phân nhánh theo lối rẽ
đôi; lá nhỏ đơn một gân, thƣờng xếp theo đƣờng xoắn ốc, mọc so le. Cây
thƣờng cao dƣới 25-32 cm, thƣờng mọc thành đám nhỏ trên đất ẩm có tầng dày

và nhiều mùn hay trên gốc cây có nhiều rêu trong rừng rậm thƣờng xanh, trên đá
ẩm ở độ cao từ 1000-3000 m [13], [31]. Hiện nay, một số loài này đang đƣợc
nghiên cứu và chiết xuất hoạt chất chữa bệnh về mất trí dần dần dẫn tới suy
giảm chức năng và rối loạn hành vi (bệnh Alzheimer) [13].
Tuy nhiên, cho đến nay, số lƣợng các nghiên cứu còn hạn chế, chƣa có
đầy đủ các công trình nghiên cứu đƣợc công bố về đặc điểm thực vật và thành
1


phần hóa học của các loài Huperzia, họ Thạch tùng hay Thông đất (sau đây
gọi là họ Thạch tùng) (Lycopodiaceae) ở Vĩnh Phúc. Trong số đó, chƣa có tác
giả nào công bố nghiên cứu về đặc điểm thực vật, sơ bộ xác định thành phần
hóa học loài Thạch tùng sóng.
Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài về loài Thạch tùng sóng với tên gọi
“Nghiên cứu đặc điểm thực vật, sơ bộ xác định thành phần hóa học của
một loài Thạch tùng thu hái ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc” nhằm mục đích góp
phần xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc kiểm nghiệm, khai thác, bảo tồn và sử
dụng loài Thạch tùng sóng nói riêng và các loài Huperzia, họ Thạch tùng nói
chung có hiệu quả hơn.
Để thực hiện đƣợc mục đích trên, đề tài đƣợc tiến hành với những mục
tiêu sau:
- Mô tả đặc điểm hình thái và giám định tên khoa học của mẫu nghiên cứu.
- Mô tả đặc điểm vi phẫu lá, thân, đặc điểm bột lá, thân của mẫu nghiên
cứu.
- Định tính sơ bộ các nhóm chất bằng phản ứng hóa học, định tính bằng sắc
ký lớp mỏng đối với dịch chiết của mẫu nghiên cứu.

2



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm chung của họ Thạch tùng (Lycopodiaceae)
Đây là một họ thực vật thuộc lớp Lycopodiopsida (bộ Lycopodiales)
chứa một số loài thực vật có mạch nguyên thủy, bao gồm các loài Thạch tùng.
Các loài trong họ này (khi hiểu theo nghĩa hẹp) mang bào tử trong một cấu
trúc chuyên biệt hóa ở đỉnh của thân cây; chúng trông tƣơng tự nhƣ một cái
chùy nhỏ; chúng không ra hoa và cũng không tạo hạt [9], [28].
Họ Thạch tùng (Lycopodiaceae) gồm những cây cỏ sống lâu năm, mọc ở
đất hoặc trên các cây to. Thân đứng, nằm hoặc thõng xuống đất, phân nhánh
theo lối rẽ đôi. Lá nhỏ đơn một gân, thƣờng xếp theo đƣờng xoắn ốc, mọc so
le. Lá bào tử giống hoặc khá giống các lá thƣờng, xếp thành hình nón ở đầu
ngọn cành. Túi bào tử riêng lẻ ở các lá bào tử, hình thận hoặc hình cầu, bào tử
nhỏ và giống nhau, hình khối 4 mặt, bào tử nảy mầm cho nguyên tản hình
tim, mang túi tinh và túi noãn. Sau khi noãn cầu đƣợc thụ tinh, hợp tử phát
triển trên nguyên tản hình thành cây mới [1].
1.2. Tổng quan về chi Huperzia Bernh.
1.2.1. Vị trí phân loại chi Huperzia Bernh.
Theo hệ thống phân loại thực vật của Ollgaard (1987), chi Huperzia
Bernh. đƣợc phân loại nhƣ sau:
Giới thực vật: Plantae
Ngành Thạch tùng: Lycopodiophyta
Lớp Thạch tùng: Lycopodiopsida
Bộ Thạch tùng: Lycopodiales
Họ Thạch tùng: Lycopodiaceae
Chi: Huperzia Bernh. [28].
Sự phân nhóm đối với các họ và chi này vẫn chƣa đạt đƣợc sự thống
3


nhất. Trƣớc đây, theo hệ thống phân loại của Ching (1978), bộ Lycopodiales

bao gồm hai họ, họ Huperziaceae và họ Lycopodiaceae. Trong đó, họ
Huperziaceae có 2 chi là Huperzia, Phlegmariurus còn họ Lycopodiaceae
đƣợc

phân

thành

5

chi:

Lycopodium,

Lycopodiella,

Phahinhaea,

Diphasiastrum và Lycopodiastrum [26]. Dựa trên sự phân loại của Ching,
Holub (1985) cũng phân bộ Lycopodiales thành 2 họ, tuy nhiên họ
Huperziaceae chỉ có một chi duy nhất là Huperzia, họ Lycopodiaceae đƣợc
chia thành nhiều chi hơn, bên cạnh 5 chi kể trên thì còn có thêm các chi
Diphasiopsis, Diphasium, Pseudolycopodium, Lateristochys, Phylloglossum
[26]. Năm 1987, Ollgaard đã đề xuất sự phân loại mới: chia họ Thạch tùng
thành 4 chi là: Lycopodium L., Lycopodiella Holub, Huperzia Bernh. và
Phylloglossum Kunze [28]. Và cho tới nay, hệ thống phân loại này của
Ollgaard đƣợc chấp nhận rộng rãi nhất trên thế giới.
Theo tác giả Phạm Hoàng Hộ, họ Thạch tùng phân bố ở Việt Nam có 3
chi gồm: Lycopodiella Holub., Lycopodium L., Huperzia Bernh. [13].
1.2.2. Đặc điểm thực vật chi Huperzia Bernh.

Cây thƣờng cao dƣới 25-32 cm, mọc trên mặt đất, trên đá hoặc sống biểu
sinh trong rừng rậm ở độ cao từ 1000-3000 m. Rễ chùm, cành non tập hợp lại
thành chùm, chia nhánh lƣỡng phân, mọc thẳng đứng hay buông thõng. Trên
cành có đính nhiều lá đơn phân và lƣỡng phân, các lá này có thể xếp chồng
nhau hoặc không, đôi khi có mang các bào tử hoặc tất cả các lá chụm lại thành
hình hoa thị (Huperzia drummondii). Lá bào tử thƣờng rất giống với lá dinh
dƣỡng hoặc nhỏ hơn và có màu sắc riêng, thƣờng không có chùy rõ ràng, bào
tử có rãnh nhỏ. Lá bào tử đồng hình với lá dinh dƣỡng, lá thẳng hoặc có hình
mác, mỏng nhƣ giấy, nguyên vẹn hoặc có răng ở mép lá. Giao giữa thân và
cành thƣờng có xuất hiện các thể truyền (bulbil). Túi bào tử dạng hình thận,
mọc đơn lẻ ở nách lá bào tử không biệt hóa hoặc biệt hóa cao, khi vỡ nứt ra
4


thành 2 mảnh. Túi bào tử không có diệp lục tố, dị dƣỡng phụ thuộc vào nấm
(nhƣng ở 1 số loài vẫn có màu xanh), hình trụ. Bào tử có dạng lõm về phía
trung tâm [31], [37].
1.2.3. Đặc điểm phân bố chi Huperzia Bernh.
Chi Huperzia Bernh. là chi lớn nhất trong họ Thạch tùng với khoảng trên
300 loài, phân bố rộng khắp toàn cầu, trải dài từ vùng nhiệt đới (chủ yếu ở
đây là các loài sống biểu sinh) cho tới Bắc Cực và phía Bắc của Nam cực
[32].
1.2.4. Một số loài thuộc chi Huperzia Bernh. tại Việt Nam
Chi Huperzia Bernh. ở nƣớc ta có 10 loài [13], bao gồm:
1.2.4.1. Huperzia cancellata (Spring) Trevis. [13], [14]
Tên Việt Nam: Thạch tùng bôi.
Mô tả: Cây thảo phụ sinh thân thõng, dài đến 40 cm, 2-4 lần lƣỡng phân
đều; thân to 2 mm, đƣợc lá nằm phủ. Lá mập, dai, nhọn, dài 3-4 mm, rộng
0,75 mm. Chùy ở chốt nhánh, hẹp hơn phần không thụ, với bào tử diệp dài
khoảng 1,5 mm. Bào tử nang tròn 2 mảnh nhƣ nhau.

Sinh thái: Ƣa ẩm và chịu bóng, mọc bám trên cây gỗ trong rừng rậm thƣờng
xanh.
Phân bố: Ở Nam Trung Quốc, vùng núi ở Lào Cai (SaPa).
1.2.4.2. Huperzia squarrosa (Forst.) Trevis. [2], [10], [13], [14]
Tên đồng nghĩa: Lycopodium squarrosum (Forst.) Trevis.
Tên Việt Nam: Râu rồng, Thạch tùng vảy, Thông đất nhám.
Mô tả: Cây thảo phụ sinh, thân thòng thƣờng mập, hình trụ, mọc đứng ở
phần gốc, sau gập thóng xuống dài 30-70 cm [13], dài 50-60 cm [10], 1-2 lần
lƣỡng phân, to 4-5 mm. Lá hẹp, nhọn, xếp xoắn ốc hình dải - ngọn giáo, tỏa rộng
ra, không cuống, mép nguyên, lá ở đỉnh thì ngắn hơn lá ở gốc. Chùy dài ở dƣới
chót nhánh. Bào tử diệp không khác lá thƣờng, chỉ hơi nhỏ hơn; bào tử nang hình
5


thận, nở thành 2 mảnh không bằng nhau [13]. Bộ phận sinh sản ở ngọn thân thành
bông không phân nhánh, dài khoảng 10 cm, lá bào tử giống lá thật, nhƣng ngắn
hơn 2 lần, thẳng, nhọn, hơi phình ở gốc. Túi bào tử hình thận, có 2 mảnh vỏ bằng
nhau [2], [14].
Sinh thái: Thƣờng mọc ở thân cây, đá ẩm, vùng núi: Râu rồng là cây ƣa
ẩm, ƣa bóng, thích nghi với điều kiện khí hậu mát và ẩm vùng núi. Cây thƣờng
bám trên vách đá, hoặc trên thân, cành những cây gỗ lớn trong rừng kín thƣờng
xanh ẩm còn nguyên sinh hay tƣơng đối nguyên sinh. Cây sinh sản bằng bào tử
diễn ra trong môi trƣờng nƣớc (chủ yếu là nƣớc mƣa). Cây cũng có khả năng
mọc chồi nhanh sau khi bị cắt hoặc bị gãy. Hiện nay, tình trạng trồng làm cảnh
khác môi trƣờng sống tự nhiên của nó và kích thƣớc quẩn thể cây nhỏ nên râu
rồng có thể xếp vào nhóm cây đang bị đe dọa [2].
Phân bố: Khá hẹp, ở một số vùng núi thấp, có khi cả núi trung bình của
Cao Bằng (Trà Lĩnh), Thanh Hóa, Lâm Đồng (núi Lang Biang) và Khánh Hòa
(hòn Vọng Phu). Còn gặp ở Lào, Campuchia cũng nhƣ nhiều nƣớc thuộc xứ
hệ thực vật cổ nhiệt đới. Trên thế giới còn có ở Trung Quốc, Lào, từ

Mađagátxca đến châu Đại Dƣơng, Đài Loan và Himalaya [14].
1.2.4.3. Huperzia chinense (Christ.) Ching [10], [13], [14]
Tên đồng nghĩa: Lycopodium chinense (Christ.) Ching.
Tên Việt Nam: Thạch tùng nhiều bông.
Mô tả: Cây thảo ở đất, thành bụi nhỏ cao 10-15 cm, 1-2 lần lƣỡng phân; thân
to 1-1,5 mm, hình trụ. Lá nhiều, mọc vòng, hẹp dài 4-7 mm, rộng 1 mm, nhọn, mép
uốn xuống, gắn đứng vào thân. Túi bào tử ở nách lá gần ngọn, hình thận, nở thành 2
mảnh bằng nhau.
Sinh thái: Trung sinh ƣa nơi có ít ánh sáng, mọc trên đất có nhiều mùn ở ven
rừng rậm thƣờng xanh, trong đó có rừng mây mù, ở độ cao 1500-1800 m.
Phân bố: Rất hẹp, chỉ có ở vùng núi Đà Lạt (Lâm Đồng), cũng gặp ở Trung Quốc.
6


1.2.4.4. Huperzia hamiltonii (Spring) Trevis. [10], [13], [14]
Tên đồng nghĩa: Lycopodium hamiltonii (Spring) Trevis.
Tên Việt Nam: Thạch tùng Hamilton.
Mô tả: Cây thảo phụ sinh, thân đứng hay thõng, dài đến 50cm, chia
nhánh lƣỡng phân, to khoảng 1,5 mm. Lá hẹp, dài 6-15 mm, rộng 3-5 mm,
láng. Phần thụ ở nửa trên của cây, với bào tử diệp y nhƣ lá thƣờng nhƣng hơi
nhỏ hơn; túi bào tử nang hình thận, với 2 mảnh bằng nhau.
Sinh thái: Ƣa ẩm và bóng; sống bám chủ yếu trên cây gỗ, đôi khi trên các tảng
đá ẩm có nhiều rêu và mùn trong rừng rậm thƣờng xanh, ở độ cao 700-1500 m.
Phân bố: Rộng, từ Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hà nội đến Lâm Đồng và
Khánh Hòa; còn gặp ở Campuchia, Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc.
1.2.4.5. Huperzia subdisticha Mak. [13]
Tên Việt Nam: Thạch tùng song đính.
Mô tả: Cây thảo phụ sinh có thân dài 30-40 cm, lƣỡng phân, rộng 2-3
mm. Lá dài 7-10 mm, rộng đến 4 mm, bìa uốn xuống, gắn thẳng góc vào thân.
Chùy ở đầu nhánh, hẹp, dài; bào tử nang rộng 1,7 mm, cao 1,2 mm.

Phân bố: Tam Đảo.
1.2.4.6. Huperzia obovalifolia (Bon.) [13]
Tên đồng nghĩa: Lycopodium obovalifolium (Bon.).
Tên Việt Nam: Thạch tùng xoan ngƣợc.
Mô tả: Cây thảo phụ sinh có thân thõng dài 20-30 cm, 2-3 lần lƣỡng phân. Lá
xoắn ốc, xoan dài 1 cm, thƣờng nằm vào thân, gân giữa rõ. Chùy dài 15 cm, 1-2 lần
lƣỡng phân; bào tử diệp nhỏ, xoan tròn, nở thành 2 mảnh bằng nhau.
Phân bố: Vùng núi cao Quảng Trị, Nha Trang, Đà Lạt.
1.2.4.7. Huperzia phlegmaria (L.) Rothm. [10], [13], [14]
Tên đồng nghĩa: Lycopodium phlegmaria (L.) Rothm.
Tên Việt Nam: Thạch tùng đuôi ngựa, Râu cây, Mã vĩ sam.
7


Mô tả: Cây thảo phụ sinh có thân thõng, dài 30-100 cm, 1-4 lần lƣỡng
phân, to 3 mm. Lá xoan tam giác, rộng nhất ở đáy, dài 6-13 cm, gắn thẳng góc
vào thân. Chùy ở ngọn nhánh, dài đến 16 cm; bào tử diệp nhỏ, dài cỡ 1 mm;
bào tử nang nở thành 2 mảnh bằng nhau.
Sinh thái: Gặp ở độ cao 700-2000 m. Ƣa ẩm và bóng, thƣờng sống bám
trên cây gỗ hay các tảng đá ẩm có nhiều rêu và mùn trong rừng rậm thƣờng
xanh, nhiều khi là rừng mây mù.
Phân bố: Rộng ở nhiều vùng núi thấp và trung bình ở Trung Bộ vào tới Đà
Nẵng, Kiên Giang. Cũng có ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.
1.2.4.8. Huperzia salvinoides (Herter) Alston. [10], [13], [14]
Tên Việt Nam: Thạch tùng bèo.
Mô tả: Cây thảo phụ sinh có thân lƣỡng phân đều, to 1 mm. Lá nhỏ, gắn theo
4 hàng, xoan rộng 1 mm, dầy, cứng, gần nhƣ không cuống. Chùy ở ngọn nhánh,
hẹp với bào tử diệp nhỏ, bào tử nang tròn, tự khai 2 mảnh bằng nhau.
Sinh thái: Ƣa ẩm và bóng, thƣờng sống bám trên cây gỗ trong rừng rậm
thƣờng xanh, nhiều khi là rừng mây mù, trên đá vôi.

Phân bố: Ở rừng già trung du phía bắc. Còn gặp ở một số nƣớc nhiệt đới châu Á.
1.2.4.9. Huperzia serrata (Thunb.) Trevis. [10], [13], [14]
Tên đồng nghĩa: Lycopodium serratum (Thunb.) Trevis.
Tên Việt Nam: Thạch tùng răng, Chân sói.
Mô tả: Cây mọc ở đất. Thân đứng cao 15-40 cm, đơn hay lƣỡng phân 1-2
lần, đƣờng kính khoảng 2 mm, hình trụ. Lá hình bầu dục - mũi mác, dài 15
mm, rộng 3 mm, tƣơng đối mỏng, gân giữa rõ, mép có răng. Túi bào tử ở
nách nhánh lá giống lá thƣờng; túi bào tử hình thận màu vàng tƣơi.
Sinh thái: Thƣờng mọc thành đám nhỏ trên đất ẩm có tầng dày và nhiều
mùn hay trên gốc cây có nhiều rêu trong rừng rậm thƣờng xanh, ở độ cao từ
300-1800 m.
8


Phân bố: Ở nhiều nƣớc nhiệt đới châu Á, Trung Quốc, Úc và vùng Trung
Mỹ. Ở nƣớc ta, phân bố rải rác tại các tỉnh vùng trung du và vùng núi cao ở
Tây Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
1.2.4.10. Huperzia carinata (Poir.,Desv.) Trevis. [10], [13], [14]
Tên Việt Nam: Thạch tùng sóng, Thạch tùng lá dúi.
Mô tả: Cây thảo bì sinh. Thân có rãnh treo thõng, dài 35-80 cm, 1-4 lần lƣỡng
phân đều, thân to 2 mm. Lá xếp xoắn ốc, không cuống, nguyên, hình dúi, nhọn, dài
1 cm, hƣớng lên trên. Bông nằm ở ngọn cành, không phân nhánh, các lá bào tử
giống với lá thƣờng nhƣng ngắn hơn và rộng hơn. Túi bào tử nang hình thận, nở
thành 2 mảnh bằng nhau.
Sinh thái: Ƣa ẩm và chịu bóng, mọc bám chủ yếu trên cây gỗ trong rừng rậm
thƣờng xanh, ở độ cao 100-900 m.
Phân bố: Hà Nội, Quảng Trị, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh
Thuận. Cây cũng có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và nhiều
nƣớc nhiệt đới châu Á đến Malaica, Polymed và các nƣớc châu Đại Dƣơng.
1.2.5. Thành phần hóa học chi Huperzia Bernh.

Chi Huperzia Bernh. là chi lớn nhất trong họ Lycopodiaceae nên có khá
nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của chi này đã đƣợc thực hiện. Các
thành phần nhƣ: alcaloid, triterpenoid, flavonoid, glycosid, tanin, đƣờng khử
đã đƣợc tìm thấy. Trong đó, alcaloid và triterpenoid loại serratan là thành
phần hóa học chiếm ƣu thế trong các loài thuộc chi này [27].
1.2.5.1. Nhóm hợp chất alcaloid
Nổi bật là huperzin A đƣợc phát hiện từ loài Thạch tùng răng Huperzia
serrata (Thunb.) Trevis., là một chất ức chế acetylcholinesterase mạnh, thuận
nghịch, có chọn lọc và đƣợc hứa hẹn sẽ là một loại thuốc đầy tiềm năng cho việc
điều trị các triệu chứng của bệnh Alzheimer. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã phân
lập đƣợc một loạt các hợp chất hóa học khác, đặc biệt là các lycopodium alcaloid
9


[24], [34]. Lycopodium alcaloid là alcaloid có cấu trúc khung quinolizin,
pyridin hoặc α-pyridon, có cấu trúc hệ thống vòng độc đáo, công thức phân tử
thƣờng là C16N hoặc C16N2 với 3 hoặc 4 vòng, chúng đƣợc chia thành 4 nhóm
dựa vào cấu trúc khung carbon và con đƣờng sinh tổng hợp: lycopodin,
lycodin, fawcettimin và nhóm có cấu trúc khác. Cho tới nay đã có 201
lycopodium alcaloid đƣợc phân lập từ 54 loài thuộc chi Huperzia Bernh.[23].
1.2.5.2 Nhóm hợp chất terpenoid
Họ Thạch tùng (Lycopodiaceae) cũng là nguồn triterpenoid loại serratan
vô cùng phong phú. Trong đó, hai mƣơi tám triterpenoid đã đƣợc phân lập
từ Huperzia phlegmaria (L.) Rothm., Huperzia squarrosa (Forst.) Trevis. và
Huperzia yurmanensis. Margolin là diterpen loại abietan đƣợc phân lập từ
Huperzia phlegmaria(L.) Rothm. [34]
1.2.5.3. Các nhóm hợp chất khác
Ngoài các hợp chất alcaloid và terpenoid đã đƣợc nghiên cứu rộng rãi, các
hợp chất tự nhiên khác nhƣ flavonoid, glycosid, đƣờng khử, tanin,... cũng đã
đƣợc tìm thấy trong các loài thuộc chi Huperzia Bernh. [22], [27]

1.2.6. Công dụng và tác dụng sinh học của các loài thuộc chi Huperzia Bernh.
- Công dụng trên thế giới: Trên thế giới, các loài trong chi Huperzia Bernh. có
nhiều công dụng khác nhau đã đƣợc công bố.
Ở các nƣớc Đông Á, nhiều loài nhƣ Huperzia phlegmaria (L.) Rothm.,
Huperzia serrata (Thunb.) Trevis., Huperzia phyllantha (Hook, và Am.)
Holub... đƣợc sử dụng trong điều trị nhiều bệnh nhƣ Alzheimer, Parkinson,
sƣng phồng, tâm thần phân liệt và bệnh nhƣợc cơ [35].
Tại Trung Quốc, Huperzia serrata (Thunb.) Trevis. dƣới tên là Qian
Ceng Ta đƣợc sử dụng rộng rãi cho các bệnh có ảnh hƣởng đến tim mạch
hoặc hệ thống thần kinh cơ, hoặc các hoạt động có liên quan đến
cholinesterase bao gồm sốt, bầm máu, căng thẳng, tiểu máu và tâm thần phân
10


liệt; nó cũng đã đƣợc sử dụng nhƣ một chất chống viêm và cũng là một thuốc
giải độc cho ngộ độc phospho hữu cơ [19]. Một số loài nhƣ Huperzia serrata
(Thunb.) Trevis., Huperzia squarrosa (Forst.) Trevis., Huperzia phlegmaria
(L.) Rothm. đƣợc dùng làm thuốc trị đau họng, thủy thũng, đòn ngã tổn
thƣơng [30], Huperzia hamiltonii (Spring) Trevis. đƣợc dùng trị sốt cao, đau
đầu, ho, ỉa chảy, đòn ngã tổn thƣơng và rắn cắn, Huperzia chinense (Christ.)
Ching dùng để trị đau khớp xƣơng, phong thấp tê liệt, còn bào tử của nó thì
đƣợc dùng chữa lở ngoài da [25].
Tại Ấn Độ, Huperzia squarrosa (Forst.) Trevis. còn đƣợc trộn với mật ong
làm thuốc bổ cho phụ nữ ngoài 40 tuổi, hoặc trộn với tam thất cùng tỷ lệ để tăng
cƣờng sinh lý, hoặc bột của cây phơi khô đƣợc dùng làm thực phẩm bổ sung có
tác dụng tăng cƣờng trí nhớ, điều trị chứng mất ngủ [36]. Nghiên cứu gần đây
của các nhà khoa học Ấn Độ cho thấy dịch chiết methanol của các loài nhƣ
Huperzia phyllantha (Hook, và Am.) Holub, Huperzia hamiltonii (Spring)
Trevis., Huperzia squarrosa (Forst.) Trevis., Huperzia seratta (Thunb.)
Trevis.,... cho hiệu quả kháng khuẩn tốt với các chủng vi khuẩn Pseudomonas

aeruginosa, Salmonella enteritidis, Salmonella typhimurium, Staphylococcus
aureus, Bacillus subtilis và Bacillus cereus [27].
Tại Nepal, Huperzia squarrosa (Forst.) Trevis. đƣợc sử dụng để giã đắp trị
đau lƣng [2]. Ở Argentina, Huperzia saururus (Lam.) Trevis. đƣợc sử dụng
trong y học cổ truyền để tăng cƣờng trí nhớ [29].
- Công dụng tại Việt Nam:
Tại Việt Nam, một số loài thuộc chi Huperzia Bernh. đã đƣợc sử dụng
theo kinh nghiệm dân gian làm thuốc. Cụ thể, Thạch tùng răng cƣa [(Huperzia
serrata (Thunb.) Trevis.] chữa đòn ngã tổn thƣơng, các vết thâm tím và sƣng
đau, nôn ra máu, đái ra máu, trĩ chảy máu, mụn nhọt [2], Râu rồng [Huperzia
squarrosa (Forst.) Trevis.] đƣợc sử dụng toàn cây trong điều trị ngoại thƣơng
11


xuất huyết, đòn ngã tổn thuơng [13]. Bào tử loài Thạch tùng sóng [Huperzia
carinata (Desv.) Trevis.] đƣợc dùng làm thuốc gây khô chữa hăm kẽ ở da trẻ
em và các bệnh ngoài da khác. Cây có thể dùng giã với rƣợu đắp chữa mụn
nhọt ở cằm, ngoài ra cũng có thể đƣợc dùng nhƣ các loài Thạch tùng trị đòn
ngã tổn thƣơng và ngoại thƣơng xuất huyết [11].
- Tác dụng ức chế enzyme acetylcholinesterase (AChE), điều trị bệnh
Alzheimer:
Các hợp chất có hoạt tính ức chế AChE tồn tại trong các loài thuộc chi
Huperzia Bernh. đã đƣợc chứng minh bao gồm huperzin A, N-methylhuperzin B
và huperzinin, trong đó huperzin A có hoạt tính ức chế AchE mạnh, đảo ngƣợc
và có tính chọn lọc, là hợp chất đƣợc nghiên cứu nhiều nhất [23], [26], [34].
Huperzin A đƣợc phân lập đầu tiên từ loài Huperzia serrata (Thunb.)
Trevis. bởi Liu J.S. và cộng sự (1986) [21]. Trên lâm sàng, huperzin A có
tác dụng cải thiện đáng kể hội chứng suy giảm trí nhớ của ngƣời già và
bệnh nhân Alzheimer [20], [26].
Thuốc "Shuangyiping", đƣợc bào chế có huperzin A chiết xuất từ

Huperzia serrata (Thunb.) Trevis., đƣợc phát triển vào năm 1996 và nó đã
đƣợc chấp nhận nhƣ là một loại thuốc mới để điều trị triệu chứng của
Alzheimer ở Trung Quốc [26]. Huperzin A cũng đã đƣợc FDA chấp nhận là
thực phẩm chức năng và đƣợc bán trên thị trƣờng Hoa Kỳ dùng dƣới dạng
viên nén hoặc dạng viên nang cho tình trạng suy giảm trí nhớ [33].
1.2.7. Một số nghiên cứu về chi Huperzia Bernh. tại Việt Nam
Tại Việt Nam, có 02 loài thuộc chi Huperzia Bernh. đƣợc sử dụng trong
các bài thuốc chữa bệnh là Huperzia squarrosa (Forst.) Trevis. trong sản phẩm
Lohha trí não và Huperzia serrata (Thunb.) Trevis. trong sản phẩm Hộ trí
vƣơng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về chi Huperzia Bernh. tại Việt Nam không
nhiều.
1.2.7.1. Nghiên cứu về thực vật, phân loại
Viện Y học bản địa Việt Nam đã tiến hành phân tích và định danh đƣợc
12


2 loài thuộc chi Huperzia Bernh. tại Việt Nam [39].
1.2.7.1.1. Huperzia squarrosa (Forst.) Trevis., thu hái tại Hà Giang
- Tên thƣờng gọi: Râu rồng, Thạch tùng thân gập.
- Tên khoa học: Huperzia squarrosa (Forst.) Trevis.
- Lớp: Equisetopsida C.Agardh.
- Phân lớp: Magnoliidae Novák ex Takht.
- Bộ: Lycopodiales DC. ex Bercht. & J. Presl.
- Họ: Lycopodiaceae p. Beauv. ex Mirb.
- Chi: Huperzia Bernh.
1.2.7.1.2. Huperzia hamiltonii (Spring.) Trevis., thu hái tại Hà Giang
- Tên thƣờng gọi: Thạch tùng Hamilton.
- Tên khoa học: Huperzia hamiltonii (Spring.) Trevis.
- Lớp: Equisetopsida c. Agardh.
- Phân lớp: Lycopodiidae Bek.

- Bộ: Lycopodiales DC. ex Bercht. & J. Presl.
- Họ: Lycopodiaceae p. Beauv. ex Mirb.
- Chi: Huperzia Bernh.
1.2.7.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học
Trần Công Luận và cộng sự (2011) đã nghiên cứu thành phần hóa học và
tác dụng sinh học của một số loài Huperzia thu hái ở tỉnh Lâm Đồng (quanh
Lang Biang) [15].
Nguyễn Ngọc Chƣơng và cộng sự (2014) đã nghiên cứu tác dụng ức chế
enzym acetylcholinesterase của một số alcaloid phân lập từ loài Huperzia
squarrosa (Forst.) Trevis. Nghiên cứu này đƣợc tiến hành trên loài Huperzia
squarrosa (Forst.) Trevis. thu hái tại tỉnh Lâm Đồng, chiết xuất và phân lập
đƣợc 6 hợp chất alcaloid trong đó có huperzin A. Nghiên cứu cũng đã xác
định đƣợc hoạt tính ức chế enzym acetylcholinesterase và nồng độ ức chế
50% (IC50) của 2 trong số 6 hợp chất trên [18].
13


CHƢƠNG 2: NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu, thiết bị nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu
Đối tƣợng:
Mẫu nghiên cứu đƣợc thu hái tháng 8 năm 2016, tại Vƣờn quốc gia Tam Đảo,
huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, trên đƣờng lên chùa Địa Ngục và khu vực xung
quanh ngôi chùa, ở độ cao 700-900 m gồm:
- Cây tƣơi mang bào tử để giám định tên khoa học và làm tiêu bản mẫu khô.
- Cây tƣơi mang bào tử để nghiên cứu đặc điểm hiển vi.
- Toàn cây phơi sấy khô, xay tán thành bột thô, bảo quản trong túi nilon kín, để
nơi khô ráo, thoáng mát làm mẫu nghiên cứu thành phần hóa học.
Thuốc thử, dung môi, hóa chất:

- Các thuốc thử, dung môi, hoá chất sử dụng trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn
phân tích đã ghi trong Dƣợc điển Việt Nam IV.
- Dung môi phân tích, các hóa chất khác đạt tiêu chuẩn phân tích.
- Sắc ký lớp mỏng: Dùng bản mỏng tráng sẵn Silicagel 60 F254.
2.1.2. Thiết bị nghiên cứu
- Kính hiển vi: LEICA DM 1000.
- Kính soi nổi: Krussoptroni.
- Cân kỹ thuật Sartorius TE412.
- Tủ sấy SHELLAB.
- Dụng cụ cắt vi phẫu cầm tay.
- Máy ảnh kỹ thuật số Canon.
- Máy chấm mẫu bán tự động CAMAG LINOMAT 5.
- Máy chụp ảnh bản mỏng CAMAG TLC VISUALIZER.
2.2. Nội dung nghiên cứu
14


×