Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Phân tích sự cần thiết và vai trò của CFO trong doanh nghiệp hiên nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.86 KB, 32 trang )

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
Phần 1: Tự luận
Câu hỏi: Phân tích vai trò và mục tiêu của tài chính doanh nghiệp. Anh/chị cho nhận
xét về vai trò của CFO (giám đốc tài chính) trong các doanh nghiệp. Sự cần thiết của chức
danh này trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Phần 2: Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào phương án
mà Anh/Chị lựa chọn. Mẫu câu hỏi chỉ có một đáp án đúng
Question: Analyze the role and objectives of corporate finance. Him / her to comment on the role of the
CFO (chief financial officer) in the enterprise. the necessity of this title in enterprises of Vietnam.
Part 2: Test
Please choose the most correct answer by circling the plan on which his / her choice. Sample question has
only one correct answer.

1


MỤC LỤC

TABLE OF CONTENT

TABLE OF CONTENT................................................................................................................................................2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................16
RESEARCH OF CONTENT.......................................................................................................................................17
PART 1: FOREWORD..........................................................................................................................................17
1. Analysis of the role of corporate finance:....................................................................................................17
2. Commenting on the role of the CFO (chief financial officer) in the enterprises........................................18
3. The necessity of titles CFO (chief financial officer) businesses in Vietnam................................................20
PART 2: TEST......................................................................................................................................................22


LIST OF REFERENCES.............................................................................................................................................32

Phần 1: Tự luận
Câu hỏi: Phân tích vai trò và mục tiêu của tài chính doanh nghiệp. Anh/chị cho nhận
xét về vai trò của CFO (giám đốc tài chính) trong các doanh nghiệp. Sự cần thiết của chức
danh này trong các doanh nghiệp Việt Nam.
TRẢ LỜI:
* Phân tích vai trò của tài chính doanh nghiệp:
Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện tài
chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản
phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa
lợi của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội.
- Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân: Tư cách pháp
nhân của một doanh nghiệp là điều kiện cơ bản quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trong
2


nền kinh tế quốc dân, nó do Nhà nước khẳng định và xác định. Việc khẳng định tư cách pháp
nhân của doanh nghiệp với tư cách là một thực thể kinh tế, một mặt nó được nhà nước bảo
hộ với các hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác nó phải có trách nhiệm đối với người
tiêu dùng, nghĩa vụ đóng góp với nhà nước, trách nhiệm đối với xã hội. Đòi hỏi doanh
nghiệp phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính trong việc thanh toán những khoản công
nợ khi phá sản hay giải thể.
- Doanh nghiệp là một tổ chức sống trong một thể sống (nền kinh tế quốc dân) gắn
liền với địa phương nơi nó tồn tại.
- Doanh nghiệp là một tổ chức sống vì lẽ nó có quá trình hình thành từ một ý chí và
bản lĩnh của người sáng lập (tư nhân, tập thể hay Nhà nước); quá trình phát triển thậm chí có
khi tiêu vong, phá sản hoặc bị một doanh nghiệp khác thôn tính. Vì vậy cuộc sống của doanh
nghiệp phụ thuộc rất lớn vào chất lượng quản lý của những người tạo ra nó.
- Doanh nghiệp ra đời và tồn tại luôn luôn gắn liền với một vị trí của một địa phương

nhất định, sự phát triển cũng như suy giảm của nó ảnh hưởng đến địa phương đó.
- Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh nhằm mục đích sinh lời, được pháp luật
thừa nhận, được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định, có từ một chủ sở hữu trở lên
và chủ sở hữu phải đảm bảo trước pháp luật bằng toàn bộ tài sản của mình, có tên riêng, có trụ
sở giao dịch ổn định. Trong nền kinh tế thị trường các loại hình doanh nghiệp phát triển một
cách đa dạng, phong phú. Có nhiều cách tiếp cận về doanh nghiệp. Nếu xét trên một góc độ
cung cầu vốn trong nền kinh tế thì doanh nghiệp được chia thành doanh nghiệp tài chính kinh
doanh tiền tệ và doanh nghiệp phi tài chính kinh doanh hàng hoá dịch vụ thông thường. Nếu
dựa vào quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất thì doanh nghiệp được chia thành doanh nghiệp
nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần. Nếu dựa vào hình thức pháp lý tổ chức
của doanh nghệp thì doanh nghiệp được phân chia thành doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
và doanh nghiệp tư nhân. Dù là cách phân chia nào thì đối với một doanh nghiệp khi tiến hành
hoạt động kinh doanh đều phải sử dụng tài chính doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu kinh
doanh. Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có những yếu tố cần thiết là
tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng
vốn nhất định. Muốn vậy doanh nghiệp phải hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Quá trình
3


hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng
các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Trong quá trình đó, phát sinh và hình thành các luồng tiền tệ
gắn liền với các hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp.
Các luồng tiền tệ bao hàm các luồng tiền tệ đi vào và các luồng tiền tệ đi ra khỏi doanh
nghiệp, tạo thành sự vận động của các luồng tài chính doanh nghiệp. Bên trong quá trình tạo
lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế, các quan hệ
này được gọi là các quan hệ tài chính và bao gồm các quan hệ như:
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác thể hiện trong việc góp
vốn, vay vốn, cho vay vốn…, trong việc thanh toán cho việc mua hoặc bán tài sản, vật tư,
hàng hoá, dịch vụ…

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp: trả
lương, thưởng, phạt vật chất.
- Quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp như thanh toán giữa các bộ phận
trong doanh nghiệp, phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, hình thành và sử dụng
quỹ của doanh nghiệp.
- Quan hệ tài chính nảy sinh trong các hoạt động xã hội của doanh nghiệp như tài trợ
cho các tổ chức xã hội, các quỹ từ thiện, thể dục, thể thao, văn hoá…
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp nước ngoài như liên doanh
liên kết với doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, thanh toán xuất nhập khẩu
hàng hoá, dịch vụ…Từ các dạng quan hệ tài chính trên có thể kết luận tài chính doanh
nghiệp xét về nội dung vật chất là quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp được tạo lập, sử dụng cho
mục đích kinh doanh của doanh nghiệp, xét về thực chất là những quan hệ kinh tế giữa
doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế xã hội trong và ngoài nước.
Từ đó, có thể khái quát tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn
liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp.
* Nhận xét về vai trò của CFO (giám đốc tài chính) trong các doanh nghiệp.
Giám đốc tài chính, hay còn gọi là CFO, luôn được biết đến là những người chịu trách
nhiệm chính trong việc quản lý và kiểm soát rủi ro tài chính, lên kế hoạch tài chính và báo cáo
lên các cấp quản lý cao hơn trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay vai trò của CFO không
4


còn giới hạn trong những công việc kể trên nữa mà vai trò của CFO đã thay đổi từ việc cung
cấp góc nhìn "gương phản chiếu" sang vai trò của một nhà tư vấn chiến lược, lèo lái doanh
nghiệp vượt qua những thời khắc khó khăn và định hướng đi tương lai cho doanh nghiệp.
CFO hiện nay đang làm việc trong một môi trường đầy biến động và cạnh tranh, đòi
hỏi sự thay đổi hầu như hàng ngày để có thể dẫn dắt doanh nghiệp đi đúng hướng. Hiện nay
vai trò của CFO đã vượt qua ranh giới của các vai trò truyền thống ở trên và được bổ sung
thêm các vai trò mới của, hiện đại cụ thể như sau:

- Vai trò Quản lý: Kế toán, kiểm soát, quản lý rủi ro, và bảo toàn tài sản là những
nhiệm vụ chính của nhóm quản lý, họ phải đảm bảo doanh nghiệp phải tuân thủ với các
chuẩn mực báo cáo tài chính và kiểm soát các yêu cầu khác nhau.
- Vai trò Điều hành: Hiệu quả và mức độ dịch vụ là những lĩnh vực trọng tâm của
nhóm điều hành, người phải liên tục cân bằng chi phí một cách linh hoạt và mức độ dịch vụ
trong việc chịu trách nhiệm tài chính của doanh nghiệp, và áp dụng các mô hình hoạt động
tài chính khi cần thiết.
- Vai trò Chiến lược: Là Nhà chiến lược giúp vạch ra con đường tương lai cho doanh
nghiệp để tăng cường hiệu suất kinh doanh và giá trị cho cổ đông, đồng thời cung cấp góc
nhìn tài chính để đột phá và gia tăng lợi nhuận.
- Vai trò Xúc tác:
+ Nhóm xúc tác là đại diện của sự thay đổi để đạt được sự hòa hợp trong chiến lược
kinh doanh và phục vụ như là đối tác kinh doanh với những người ra quyết định khác, bao
gồm cả trưởng phòng, giám đốc thông tin, và quản lý bán hàng/marketing.
+ Vai trò của nhóm Quản lý và Điều hành là kiểm soát và tăng cường hiệu suất, thiên
về vai trò truyền thống của CFO, trong khi nhóm Xúc tác và Chiến lược đại diện cho "quân
sư chiến lược" đối với các thành viên khác trong công ty.
Bên cạnh những giá trị truyền thống trong chức năng tài chính mà nhóm Quản lý và
Điều hành đại diện; hiện nay, CFO đóng vai trò quan trọng hơn với tư cách là người Xúc tác
và Chiến lược cho những thành viên khác trong ban quản trị (C-suite). Họ giúp doanh
nghiệp đảm bảo mọi kế hoạch đều đi đúng hướng, mọi chiến lược đều được hỗ trợ bởi các
phân tích đáng tin cậy và mọi hoạt động đều đạt đến mức độ đã định.

5


Vấn đề này dẫn đến thắc mắc: "Điều gì đã thúc đẩy sự thay đổi này?" Câu trả lời cho
thấy một cái nhìn sâu sắc hơn về những mục tiêu cần đạt được của CFO trong thời đại mới.
Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình chung, nhưng chủ yếu vẫn là việc
thiếu sự ổn định của các CFO.

Vậy, tại sao lại là thiếu sự ổn định?
Nguyên nhân thúc đẩy sự thiếu ổn định của CFO
Nguyên nhân đầu tiên là sự giảm sút về tự tin của CFO do mối lo ngại liên tục về
tình hình kinh tế. Tại Anh và Bắc Mỹ, mức độ lạc quan của CFO hạ đáng kể, với sự tự tin bị
giới hạn về khả năng duy trì doanh nghiệp trong năm tới. Ở Trung Đông và Châu Á-Thái
Bình Dương, tình hình có khả quan hơn một chút. Tuy nhiên tỷ lệ tự tin tại đây cũng khá
thấp, chỉ 50%so với 72% CFO lạc quan về tình hình hiện tại ở Trung Đông, 31% ở Ấn Độ và
16% ở Úc. Hơn nữa, mức độ thiếu chắc chắn trong doanh nghiệp đã chạm mức cao nhất kể
từ hơn một năm qua tại Úc.
Gia tăng tỷ lệ hợp nhất doanh nghiệp là nguyên nhân thứ hai, mặc dù trong một vài
trường hợp, đó cũng là một tác dụng phụ của khủng hoảng kinh tế. Theo nghiên cứu kể trên, các
hoạt động hợp nhất và mua bán doanh nghiệp xảy ra trên hầu hết các lĩnh vực, tổng cộng là 86
tỷ đô la với 369 vụ mua bán xảy ra trong năm 2011, trong đó hơn một nửa đến từ các thương vụ
mua bán các tài sản không chính thức. Con số kỷ lục này tiếp tục tăng trong năm 2012.
Nguyên nhân cuối cùng của sự thiếu chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua chính là
công nghệ. Công nghệ có thể là tài sản quý giá hoặc một trở ngại đáng lo khi doanh nghiệp
muốn ứng dụng công nghệ để đáp ứng nhu cầu thay đổi của mình. Khi nhu cầu kinh doanh
thay đổi và vai trò của phòng tài chính phát triển lên một bước tiến mới, các doanh nghiệp
nhận ra hầu hết những công nghệ đang sử dụng đã lỗi thời và không thể giúp họ đáp ứng
được hết tất cả các nhu cầu trên nữa. Cùng lúc đó, công nghệ mới chẳng hạn như di động,
điện toán đám mây, mạng truyền thông xã hội và dữ liệu lớn đang phát triển độc lập hàng
ngày, khiến cho các công ty buộc phải ứng dụng chúng trước khi những công nghệ này kịp
thích ứng hoàn toàn với quy trình hoạt động trong doanh nghiệp. Bốn công nghệ này được
mô tả như là "bộ tứ siêu đẳng" giúp đem lại hệ thống thông tin và tư duy kinh doanh mới mẻ.

6


Vai trò của CFO, ngoài trách nhiệm truyền thống là quản lý báo cáo tài chính, cũng
đang mở rộng để đồng thời lãnh đạo phòng tài chính và cả doanh nghiệp, thông qua việc xác

định công nghệ nào thích hợp với doanh nghiệp, và dẫn dắt doanh nghiệp đến tương lai.
* Sự cần thiết của chức danh CFO (giám đốc tài chính) trong các doanh nghiệp
Việt Nam
Ở góc độ vĩ mô, hiện nay tầm nhìn và năng lực của giới tài chính kế toán nước ta đã
có những bước phát triển vượt bậc so với trước đây, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính
doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức độ hoạt động của nền tài chính trong nước, cũng như năng
lực quản trị tài chính của chúng ta nói chung vẫn còn tồn tại một khoảng cách thật sự so với
các nước trong khu vực và thế giới.
Ở góc độ doanh nghiệp, vai trò quan trọng của CFO ngày nay là không thể phủ nhận
được, kể cả đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thậm chí, cho dù một doanh nghiệp có
chiến lược phát triển tốt và đang kinh doanh thành công thì vẫn có thể rơi vào tình trạng khó
khăn về tài chính và dẫn đến phá sản, nếu không có một CFO làm tốt công tác quản trị tài
chính để lèo lái doanh nghiệp vượt qua những thời khắc khó khăn và định hướng đi tương lai
cho doanh nghiệp.
Ở góc độ cá nhân, “chân dung” của một CFO chuyên nghiệp ngày nay cũng đã khác
xa so với trước đây. Một người là CFO giỏi của ngày hôm qua chưa chắc đã có thể đứng
vững ở vị trí của CFO ngày hôm nay, chứ chưa nói đến chuyện thành công.
Vì sao lại như vậy?
Bởi lẽ, trước đây, trong bối cảnh một nền kinh tế về cơ bản còn “đóng cửa” và nền tài
chính của chúng ta thì đang ở trình độ phát triển rất thấp so với khu vực và thế giới. Bởi lẽ,
ngày nay Việt Nam ta đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới về mọi mặt, trong
đó đặc biệt là hội nhập về kinh tế - tài chính. Bởi lẽ, giờ đây người Việt ta sẽ phải đua tranh
với thế giới ngay trong “nhà” của mình, trong đó bao gồm cả đua tranh về năng lực quản trị
tài chính. Và người làm tài chính ngày nay không chỉ phải so tài với các đồng nghiệp của
mình trong nước, mà còn phải đua tranh với các đồng nghiệp của mình trên khắp thế giới…
Từ vị thế và tầm mức của nền tài chính Việt Nam hiện nay, từ viễn cảnh tương lai của
nền tài chính và nghề quản trị tài chính, từ “chân dung” của một CFO trong thời kỳ mới,
hướng đến thế hệ CFO mới cho cộng đồng doanh nghiệp, thế hệ CFO có khát vọng và có
7



khả năng đua tranh mạnh mẽ về trình độ quản trị tài chính với các đồng nghiệp của mình
trên khắp thế giới, cho nên vai trò của CFO trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
không chỉ là một "cái chức" (sản phẩm của một quyết định bổ nhiệm), mà còn là một "cái
nghề" (sản phẩm của một quá trình đào tạo bài bản, có hệ thống và một quá trình trải nghiệm
nghề nghiệp) để thực hiện tốt vai trò Quản lý, vai trò Điều hành, vai trò Chiến lược và vai
trò Xúc tác trong việc quản lý và điều hành tài chính doanh nghiệp của Việt Nam.
Do đó, chức danh CFO rất cần cho các doanh nghiệp của nước ta hiện nay.

Phần 2: Trắc nghiệm
Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào phương án mà
Anh/Chị lựa chọn. Mẫu câu hỏi chỉ có một đáp án đúng
THÔNG TIN DƯỚI ĐÂY (BẢNG 1) DÙNG ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI SỐ 1 ĐẾN CÂU 5
Bảng cân đối kế toán công ty Smith
Tài sản:
Tiền mặt và chứng khoán dễ bán

$300.000

Khoản phải thu

2.215.000

Hàng tồn kho

1.837.500

Chi phí trả trước
Tổng tài sản ngắn hạn


24,000
$3.286.500

Tài sản cố định

2.700.000

Trừ: khấu hao tích lũy

1.087.500

Tài sản cố định thuần

$1.612.500

Tổng tài sản

$4.899.000

Nợ phải trả:
Phải trả ngắn hạn
Thương phiếu phải trả
Thuế dồn tích
Tổng nợ ngắn hạn

$240.000
825.000
42.500
$1.107.000


8


Nợ dài hạn
Vốn CSH
Tổng nợ và vốn CSH

975.000
2.817.000
$4.899.000

Báo cáo Kết quả kinh doanh
Doanh thu thuần (bán chịu)

$6.375.000

Trừ: Giá vốn hàng bán

4.312.500

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

1.387.500

Chi phí khấu hao

135.000

Chi phí trả lãi


127.000

Thu nhập trước thuế

$412.500

Thuế thu nhập doanh nghiệp

225.000

Thu nhập (lợi nhuận) thuần

$187.500

Lợi tức cổ phiếu thường

$97.500

Thu nhập (lợi nhuận) để lại

$90.000

1. Dựa trên các thông tin ở Bảng 1, tỷ suất hiện hành là:
A.

2,97.

B.

1,46.


C.

2,11.

D.

2,23.

2. Dựa trên các thông tin ở Bảng 1, sử dụng 360 ngày/năm kỳ thu tiền trung bình là:
A.

71 ngày

B.

84 ngày

C.

64 ngày

D.

125 ngày

3. Dựa trên các thông tin ở Bảng 1, hệ số nợ (tỷ số nợ phải trả) là:
A.

0,70.


B.

0,20.

C.

0,74.

D.

0,42.
9


4. Dựa trên các thông tin ở Bảng 1, tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu bằng bao
nhiêu:
A.

4,61%.

B.

2,94%.

C.

1,97%.

D.


5,33%.

5. Dựa trên các thông tin ở Bảng 1, hệ số vòng quay hàng tồn kho là:
A.

0,29 lần

B.

2,35 lần

C.

0,43 lần

D.

3,47 lần

6. Loại hình công ty nào sau đây không thuộc diện gánh chịu trách nhiệm nợ hữu hạn?
A)

Công ty tư nhân

B)

Công ty cổ phần

C)


Công ty đại chúng

D)

Không có câu trả lời nào trên đúng

7. Hãy tính giá trị hiện tại (PV) của $100.000 nhận được sau 5 năm kể từ ngày hôm
nay, giả sử mức lãi suất là 8% /năm?
A)

$60.000,00

B)

$68.058,32

C)

$73.502,99

D)

$82.609,42

8. Hãy tính giá trị hiện tại (PV) của $80.000 nhận được sau 10 năm kể từ ngày hôm
nay, giả sử lãi suất là 5%/năm?
A)

$38.422,76


B)

$40.000,00

C)

$49.113,06

D)

$76.000,00

9. Hãy tính giá trị hiện tại (PV) của $50.000 nhận được sau 20 năm kể từ ngày hôm
nay, giả sử lãi suất là 4%/năm?
10


A)

$5.242,88

B)

$10.000,00

C)

$22. 819,35


D)

$40.000,00

10. Tính giá trị tương lai (FV) của $60.000 trong 5 năm, giả sử tỷ lệ lãi suất là
5%/năm?
A)

$62.500,00

B)

$72.674,86

C)

$75.000,00

D)

$76.576,89

11. Phương pháp NPV :
A.

Là phù hợp với mục tiêu tối đa hóa giá trị cho các cổ đông.

B.

Thừa nhận giá trị của tiền theo thời gian.


C.

Sử dụng luồng tiền mặt

D.

Tất cả các ý trên

12. Phương pháp NPV giả thiết luồng tiền mặt được tái đầu tư ở mức:
A.

IRR.

B.

NPV.

C.

Tỷ lệ thu nhập thực.

D.

Chi phí vốn bình quân (WACC).

13. Bạn đang phân tích một dự án đề xuất và có các thông tin như sau:
Năm

Dòng tiền


0

-$135.000

1

$ 28.600

2

$ 65.500

3

$ 71.900

Thời gian hoàn vốn yêu cầu

3 năm

Tỷ lệ thu nhập yêu cầu

8,50%

Giá trị hiện tại ròng (NPV) của dự án đề xuất là?
A.

$3.289,86
11



B.

$3.313,29

C.

$4.289,06

D.

$4.713,71

14. Tính giá trị tương lai (FV) của $10.000 trong 8 năm, giả sử lãi suất là 10%/năm?
A)

$16.212,78

B)

$18.000,00

C)

$18.756,22

D)

$21.435,89


15. Tính giá trị tương lai (FV) của $20.000 trong 4 năm, giả sử tỷ lệ lãi suất là
12%/năm?
A)

$17.096,08

B)

$28.292,66

C)

$31.470,39

D)

$32.020,64

16. Nếu $15.000 được đầu tư ở mức lãi suất 10% /năm, hỏi trong khoảng bao nhiêu
năm thì khoản đầu tư sẽ tăng lên gấp đôi?
A)

7,3 năm

B)

8,4 năm

C)


10,6 năm

D)

14,8 năm

17. Nếu tiền được đầu tư ở mức lãi suất 8%/năm, hỏi trong khoảng bao nhiêu năm thì
tiền lãi nhận được sẽ bằng khoản đầu tư gốc ban đầu?
A)

5 năm

B)

6 năm

C)

9 năm

D)

12 năm

18. Sara muốn có $500.000 trong tài khoản tiết kiệm khi cô ta về hưu. Hỏi cô ta phải
có bao nhiêu tiền trong tài khoản ngay từ bây giờ nếu tỷ lệ lãi suất cố định là 8%/năm, để
đảm bảo chắc chắn cô ta sẽ có $500.000 trong 20 năm?
A)


$107.274
12


B)

$144.616

C)

$180.884

D)

$231.480

19. Bạn đang phân tích một dự án đề xuất và có các thông tin như sau:
Năm

Dòng tiền

0

-$135.000

1

$ 28.600

2


$ 65.500

3

$ 71.900

Thời gian hoàn vốn yêu cầu

3 năm

Tỷ lệ thu nhập yêu cầu

8,50%

Thời gian hoàn vốn sử dụng dòng tiền chiết khấu của dự án là?
A.

2,57 năm

B.

2,64 năm

C.

2,87 năm

D.


2,94 năm

20. Yếu tố nào dưới đây không được coi là vốn chủ sở hữu trong bảng cân đối kế toán
của công ty?
A.

Tiền mặt

B.

Thặng dư vốn cổ phần (Paid in capital)

C.

Cổ phiếu ưu đãi

D.

Thu nhập để lại (Lợi nhuận lưu giữ)

E.

Cổ phiếu thường

21. Tính lợi suất trái phiếu (YTM) của một trái phiếu kỳ hạn 5 năm, mệnh giá $5.000
với lãi suất trái phiếu 4,5% và trả lãi coupon định kỳ 6 tháng nếu trái phiếu đang có giá là
$4.876?
A)

4,30%


B)

5,07%

C)

6,30%

D)

8,60%
13


22. Tính lợi suất trái phiếu (YTM) của một trái phiếu kỳ hạn 10 năm, mệnh giá
$1.000 với lãi suất trái phiếu 5,2% và trả lãi coupon định kỳ 6 tháng nếu trái phiếu đang có
giá là $884?
A)

5,02%

B)

6,23%

C)

6,82%


D)

12,46%

23. Một trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, mệnh giá $2.000, và có lãi suất trái phiếu 6,3%
với lãi coupon trả định kỳ hàng năm (1 năm trả 1 lần). Hỏi lợi suất trái phiếu (YTM) bằng
bao nhiêu nếu trái phiếu có giá $1.801?
A)

6,30%

B)

8,48%

C)

9,22%

D)

10,32%

24. Một trái phiếu mệnh giá $1.000 với lãi suất trái phiếu 5,4% /năm và trả lãi coupon
định kỳ 6 tháng, trái phiếu có kỳ hạn là 5 năm và lợi suất trái phiếu (YTM) là 7,5%. Nếu lãi
suất tăng và YTM tăng 7,8%, giá trái phiếu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
A)

Giảm $9,82


B)

Giảm $11,59

C)

Tăng $12,16

D)

Giá của trái phiếu không thay đổi.

25. Một trái phiếu mệnh giá $5.000 với lãi suất trái phiếu 6,4% /năm và trả lãi coupon
định kỳ 6 tháng, trái phiếu có kỳ hạn là 4 năm và lợi suất trái phiếu (YTM) là 6,2%. Nếu lãi
suất giảm và YTM giảm 0,8%, giá trái phiếu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
A)

Giảm $98,64

B)

Tăng $40,49

C)

Tăng $84,46

D)

Tăng $142,78


14


26. Tính lãi suất trái phiếu của một trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, mệnh giá $10.000 trả
lãi coupon định kỳ 6 tháng và giá trái phiếu hiện tại là $9.543,45, lợi suất trái phiếu (YTM)
6,8%?
A)

4,32%

B)

5,60%

C)

6,25%

D)

8,44%

27. Trong ngày sinh Harry, bố cậu ta đã bỏ $1.000 vào một tài khoản đầu tư cam kết
trả lãi suất 4%/năm. Hỏi Harry sẽ có bao nhiêu tiền khi cậu ta 18 tuổi?
A)

$1.720

B)


$2.026

C)

$2.804

D)

$4.806

28) Helen đang tiết kiệm để bắt đầu kinh doanh của cô ấy. Nếu cô ta đầu tư $10.000
trong tài khoản ngay từ bây giờ, hỏi mức lãi suất tối thiểu là bao nhiêu để đảm bảo rằng cô ta
có $25.000 trong tài khoản của cô ta trong 10 năm?
A)

2,5%

B)

6,4%

C)

9,6%

D)

10,2%


29. Hãy xem xét chuỗi dòng tiền sau:
0

1

2

3

4

|

|

|

|

|

?

$5.000

$6.000

$7.000

Số năm


$8.000 Dòng tiền

Nếu lãi suất của thị trường hiện tại là 8%/năm, giá trị hiện tại (PV) của chuỗi dòng
tiền sẽ xấp xỉ bằng:
A)
$22.871
B)

$21.211

C)

$24.074

D)

$26.000
15


30. Hãy xem xét chuỗi dòng tiền sau:
0

1

2

3


4

|

|

|

|

|

$1.000

$2.000

$3.000

$4.000

?

Số năm
Dòng tiền

Nếu lãi suất của thị trường hiện tại là 8%/năm, giá trị tương lai (FV) của dòng tiền sẽ
xấp xỉ bằng:
A)

$11.699


B)

$10.832

C)

$12.635

D)

$10.339

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Chương trình đào tạo Tài chính doanh nghiệp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu
Anh, năm 2014.
2) Chương trình quản lý Tài chính, Nguyễn Hữu Hương, năm 2013.
3) Tiền tệ Tài chính, Trương Mạnh Lâm, năm 2013.
4) Quy mô Tài chính doanh nghiệp, Nguyễn Thế Lân, năm 2014.

16


5) Công vụ quản lý Tài chính, Lê Minh Thanh, năm 2013.
6) Giám đốc Tài chính của kỷ nghuyên mới, Trần Nhật Tân, năm 2013.

RESEARCH OF CONTENT
PART 1: FOREWORD
1. Analysis of the role of corporate finance:
Enterprise as economic units have legal personality, bringing together the financial means, material

and people to carry out the production, supply and consumption of products or services, on the basis of
maximum maximizing the benefit of consumers, thereby maximizing the owner, and logically combining the
social objectives.
- Enterprise is a business unit organizations have legal status: legal status of an enterprise is the basic
condition to determine the existence of enterprises in the national economy, it is confirmed by the State and
determined. Confirming the legal status of the enterprise as an economic entity, a state that it can be
protected with the production and business activities, on the other hand it must be responsible for the
consumer, contribution obligations to the state, for social responsibility. Requires businesses to be responsible
for financial obligations in the payment of the debts the bankruptcy or dissolution.
- Enterprise is an organization that can live in a live (the national economy) attached to the locality
where it exists.
- Enterprise is a living organization because it probably formed from a process willpower and bravery
of the founder (private, collective or state); development process when even mortal, a bankruptcy or other
corporate takeovers. So now lives depends greatly on the quality of the management who created it.
- Enterprise birth and existence is always associated with a position of a certain locality, as well as
the development of its declining influence that locality.
- Enterprise is a business organized for the purpose of profit, is recognized by law, be allowed to do
business on a certain number of areas, from one or more owners and owners must ensure that before the
entire property law in his own name, transaction-based stability. In the market economy, the types of
businesses to develop a diverse and abundant. There are many approaches to business. If the angle at which
demand and supply in the economy, the business is now split into financial and currency trading
nonfinancial corporate business common goods and services. If the relationship is based on ownership of
the means of production, the enterprise is divided into state-owned enterprises, private enterprises and
joint stock companies. If based on the legal form of business organization, the small multi enterprises are
divided into state-owned enterprises, joint stock companies, limited liability companies, partnerships,
enterprises and foreign investment private enterprises. Although the division does for a business when
conducting business activities are used to finance businesses to conduct business objectives. To conduct
business, businesses need to have the necessary elements are labor materials, labor and objects of labor,
which requires businesses to have a certain amount of capital. To this must now form and use monetary


17


funds. Business processes of the enterprise as well as the process of formation, distribution and use of
monetary funds business. In the process, the arising and established cash flows associated with the
investment activities and operations of the business regularly. These cash flows cover cash flows going into
and the cash flow going out of business, making the movement of the flow of corporate finance. Within the
process of creation, distribution and use of monetary funds of enterprises is the economic relationship, the
relationship is called the financial ties and relationships as including:
- Financial relations between enterprises and other entities shown in the capital contribution,
borrow capital, loans,etc,..., in payment for the purchase or sale of assets, materials, goods and
services,etc,...
- Financial relations between enterprises and workers in enterprises: salaries, bonuses, penalties
material.
- The relationship between the parts of the business as part payment between enterprises and the
distribution of profits after tax of enterprises, the formation and use of corporate funds.
- Financial relations arising in the social activities of the enterprise as funding for social
organizations, charitable foundations, physical education, sports, culture,etc,...
- Financial relations between enterprises and foreign enterprises as joint ventures with foreign
companies operating in Vietnam, the export and import of goods and services,etc,... From forms of financial
relations can conclusions in terms of corporate finance material is content in the enterprise fund money is
created, use for commercial purposes of business, essentially in terms of the economic relations between
enterprises of all possible socioeconomic and abroad.
From there, there are generalizable corporate finance is the economic relationship arises associated
with the creation, distribution and use of monetary funds in the normal course of business of the enterprise
in order to attain objectives of the business.

2. Commenting on the role of the CFO (chief financial officer) in the enterprises.
Chief Financial Officer, or CFO is also called, has always been known to be the person responsible for
the management and control of financial risks, financial planning and reporting to higher management levels

in enterprises. However, the current role of the CFO is no longer limited to the aforementioned work
anymore, but the role of the CFO has changed from the perspective provide "mirror" to the role of a
strategic advisor, driven enterprises to overcome the hard times and the future direction for the business.
CFOs are now working in a volatile environment and competition, requiring almost daily changes can
lead to the right direction enterprises. Currently, the role of the CFO has crossed the boundaries of the
traditional roles above and adds the new role of modern as follows:
- Role of Management:
Accounting, controlling, risk management, and preservation of assets is the main task of the
management team, they must ensure that enterprises must comply with the financial reporting standards
and other requirements to control together.

18


- Role of Executive :
Efficiency and service levels are the focal areas of the executive team, who must constantly balance
the cost and flexibility in the level of service is responsible for enterprises finance, and applied the financial
models when necessary.
- Role of Strategic:
As a strategy to help point the way for future enterprises to enhance business performance and
shareholder value, while providing financial perspective to innovate and increase profits.
- Role of Catalytic:
+ Group is the representative catalyst of change to achieve harmony in business strategy and serves
as a business partner with the other decisions, including department heads, chief information officer,
management and sales / marketing.
+ The role of group executive management and control and enhanced performance, in favor of the
traditional role of the CFO, while Catalysis and strategy groups represent "strategic advisor" for members
other companies.
Besides the traditional values of financial functions and the Executive Management team
representative; current CFO plays a more important role as catalysts and strategy for the other members of

the board of management (C-suite). They help enterprises ensure that all plans are on track, all strategies
are supported by credible analysis and all activities are intended to attain.
This problem leads to a question: "What prompted this change?" The answer reveals a deeper
insight on the objectives to be achieved by the CFO in the new era. Although there are many causes affecting
the overall situation, but mostly the lack of stability of the CFO.
So, why is the lack of stability?
Promote the cause instability of CFO
The first reason is the decline in CFO confidence due to ongoing concerns about the economic
situation. In Britain and North America, CFO optimism level significantly lowered, with limited confidence
about their ability to maintain enterprises in the coming year. In the Middle East and Asia-Pacific, the
situation is a bit more optimistic. However, confidence in this rate also quite low, only 50% compared with
72% of CFOs optimistic about the current situation in the Middle East, 31% in India and 16% in Australia.
Moreover, the level of uncertainty in enterprises has hit its highest level since more than a year in Australia.
Increasing the rate of consolidation is enterprises the second leading cause, although in a few cases,
there is also a side effect of the economic crisis. According to the study mentioned above, the consolidated
operating and acquisitions occurred in most areas, a total of 86 billion dollars to 369 sales occurred in 2011,
in which more than half the from the acquisitions of properties not officially. This record numbers continue
to increase in 2012.

19


Ultimate cause of uncertainty we can not ignore the technology. Technology can be an asset or
hindrance to worry when businesses want technology applications to meet their changing needs. As
business needs change and the role of financial room to develop a new step, and most enterprises recognize
the use of technology is outdated and can not help them meet all of the demand over again. At the same
time, new technologies such as mobile, cloud computing, social media networks and large data growing
independent daily, making the company forced them prior to the application of technology this could fully
adapt to the operating procedures of enterprises. Four technologies are described as "the Fantastic Four"
helped bring information systems and new business thinking.

The role of the CFO, in addition to the traditional responsibilities as manager of financial reporting,
as well as to simultaneously expanding Financial leaders and enterprises, through the identification of
suitable technologies with enterprises, and lead to future enterprises.

3. The necessity of titles CFO (chief financial officer) businesses in Vietnam
At a macro perspective, the current vision and financial capacity of the accounting world our country
has made great progress over the past, especially in the field of corporate finance. However, the activity
level of the domestic financial system, as well as financial management capacity in our general remains a
real gap in comparison with other countries in the region and the world.
In enterprises perspective, the important role of today's CFO is undeniable, even for small and
medium businesses. Even though a business development strategy is good and successful business, you just
might fall into financial difficulties and lead to bankruptcy, if a CFO do not have good governance financial
steer enterprises to overcome the hard times and the future direction for the business.
At the individual level, "portrait" of a professional CFO today has far different than in the past. A CFO
who is good at yesterday may not necessarily stand in the position of CFO today, let alone success story.
Why so?
Because, previously, in the context of an economy that was essentially "closed" and our financial
system is at the very low level of development in the region and the world. Because, today's Vietnam have
been deeper integration with the world in all aspects, especially where economic integration - financial.
Because the Vietnamese now we will have to compete with the world right in the "home" of the self,
including competition for financial management capacity. And people today do not only financial resources
compared to their peers in the country, but also to compete with their peers around the world,etc,...
From the position and extent of the current fiscal Vietnam, from the perspective of the future
financial and professional financial management, from "portrait" of a CFO in the new era, toward a new
generation CFO for the business community, generations of aspiring CFO and potentially strong rival in the
level of financial management with their colleagues around the world, so the role of the CFO in Vietnam
businesses now not only is a "function" (a product of appointment decisions), but also as a "profession"
(product of a process of basic training, systems and process experience occupation) to implement role
management, role Operations, Strategy and role play a catalytic role in the management and administration
of corporate finance in Vietnam.

Therefore, the CFO's office is necessary for the enterprises of our country today.

20


21


PART 2: TEST
Please choose the most correct answer by circling on the correct answer that you have selected. Template
questions have only one correct answer.
INFORMATION BELOW (TABLE 1) USED FOR ANSWERS FROM QUESTION 1 TO QUESTION 5
Balance Sheet of the Smith Company
Assets:
Cash and securities marketable

$300,000

Receivables

2,215,000

Inventories

1,837,500

Prepaid expenses
Total Current Assets

24,000

$3,286,500

Fixed assets

2,700,000

Except: accumulated depreciation

1,087,500

Net fixed assets

$1,612,500

Total Assets

$4,899,000

Liabilities:
Short-term payables
Negotiable instrument payables
Tax accrual
Total current liabilities
Long-term debt
Equity
Total Long-term debt and Equity

$240,000
825,000
42,500

$1,107,000
975,000
2,817,000
$4,899,000

22


23


Income Statement
Net sales (sell on credit)

$6,375,000

Except: Cost of goods sold

4,312,500

Selling expenses & General administration expenses

1,387,500

Depreciation expense

135,000

Interest expense


127,000

Income before tax
Corporate income tax
Income (profit) net

$412,500
225,000
$187,500

Common stock dividends

$97,500

Income (profit) leave

$90,000

1. Based on the information in Table 1, the current rate is:
A.

2.97

B.

1.46.

C.

2.11.


D.

2.23.

2. Based on the information in Table 1, using 360 days / year average collecting money period:
A.

71 days

B.

84 days

C.

64 days

D.

125 days

3. Based on the information in Table 1, the debt ratio (ratio of liabilities) is:
A.

0.70.

B.

0.20.


C.

0.74.

D.

0.42.

4. Based on the information in Table 1, the net profit margin on sales equal how much:

24


A.

4.61%.

B.

2.94%.

C.

1.97%.

D.

5.33%.


5. Based on the information in Table 1, the Inventory Turnover Ratio is:
A.

0.29 times

B.

2.35 times

C.

0.43 times

D.

3.47 times

6. Which is type the following companiesno subjectload limited liability debt?
A)

Private Company

B)

Joint Stock Company

C)

Public company


D)

All the above answers are wrong

7. Calculate the present value (PV) of $ 100,000 received after 5 years from today, assuming an interest rate
of 8% / year?
A)

$60,000.00

B)

$68,058.32

C)

$73,502.99

D)

$82,609.42

8. Calculate the present value (PV) of $ 80,000 received after 10 years from today, assuming an interest rate
of 5% / year?
A)

$38,422.76

B)


$40,000.00

C)

$49,113.06

D)

$76,000.00

9. Calculate the present value (PV) of $ 50,000 received after 20 years from today, assuming an interest rate
of 4% / year?

25


×