Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Cấu hình và vận hình MPLS VPN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 48 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
CƠ SỞ TẠI TP.HCM
KHOA VIỄN THÔNG 2
--------

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG
HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
NIÊN KHÓA: 2013 – 2018
Đề tài:

CẤU HÌNH VÀ VẬN HÀNH MPLS VPN

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
LÊ ĐĂNG SỰ
MSSV:
N13DCVT044
LỚP:
D13CQVT01-N
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. PHAN THANH TOẢN

TP.HCM - 08/2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo này, trước hết em xin gửi đến quý thầy, cô trong khoa Viễn
Thông trường Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông cơ sở tại TP.HCM lời cảm ơn
chân thành.
Đặc biệt, em xin gửi đến thầy Phan Thanh Toản đã hướng dẫn em hoàn thành báo cáo
thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất.


Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của công ty Cổ phần Công
nghệ Sao Bắc Đẩu đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập tại công
ty.
Cuối cùng, em xin cảm ơn các anh, chị trong bộ phận TC của công ty đã giúp đỡ em
để hoàn thành tốt báo cáo này, đặc biệt là anh Nguyễn Quang Thuật.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn hiện báo cáo này
không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cũng
như quý công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày 06 tháng 08 năm 2017
Sinh viên
Lê Đăng Sự


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SAO BẮC ĐẨU .. 2
1.1. Tổng quan ..................................................................................................................... 2
1.2. Logo, khẩu hiệu hành động và các giá trị nền tảng.................................................. 2
1.2.1. Khẩu hiệu hành động ............................................................................................... 2
1.2.2. Logo và ý nghĩa thương hiệu ................................................................................... 2
1.2.3. Các giá trị nền tảng .................................................................................................. 3
1.2.4. Triết lý kinh doanh ................................................................................................... 3
1.2.5 Giá trị cốt lõi .............................................................................................................. 4
1.3. Văn hóa và môi trường làm việc ................................................................................ 4
1.3.1. Văn hóa công ty ........................................................................................................ 5
1.3.2. Môi trường làm việc ................................................................................................. 5
1.4. Chính sách nhân sự ..................................................................................................... 5
1.4.1 Chính sách lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ ................................................... 5
1.4.1.1. Chính sách tuyển dụng .......................................................................................... 5

1.4.1.2. Chính sách lương, thưởng..................................................................................... 5
1.4.1.3. Chính sách đào tạo ................................................................................................ 6
1.4.2. Cơ hội thăng tiến ...................................................................................................... 6
1.5. Khách hàng – đối tác ................................................................................................... 6
1.6. Thành tựu ..................................................................................................................... 8
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ MPLS .............................................. 10
2.1. Khái niệm MPLS ....................................................................................................... 10
2.2. Thành phần thiết bị trong MPLS ............................................................................ 10
2.3. Các khái niệm, thành phần cơ bản trong MPLS .................................................... 11
2.3.1. Nhãn (Label) ........................................................................................................... 11
2.3.2. Chồng nhãn ............................................................................................................. 12
2.4.3. Lớp tương đương chuyển tiếp ............................................................................... 13


2.3.4. Đường chuyển mạch nhãn ..................................................................................... 13
2.3.5. Thành phần, kiến trúc của một nút trong MPLS ................................................ 14
2.3.5.1. Mặt phẳng điều khiển (Control Plane) .............................................................. 15
2.3.5.2. Mặt phẳng chuyển tiếp (Data Plane) ................................................................. 15
2.3.6. Giao thức phân phối nhãn LDP ............................................................................ 16
2.4. Nguyên lí hoạt động của MPLS ................................................................................ 18
2.5. Ưu nhược điểm MPLS .............................................................................................. 20
2.5.1. Ưu điểm ................................................................................................................... 20
2.5.2. Nhược điểm ............................................................................................................. 20
CHƯƠNG III: CÔNG NGHỆ MPLS VPN VÀ ỨNG DỤNG ...................................... 21
3.1. Giới thiệu MPLS VPN............................................................................................... 21
3.2. Các mô hình MPLS VPN (L2 VPN và L3 VPN) .................................................... 22
3.2.1. Mô hình L2VPN ...................................................................................................... 22
3.2.2. Mô hình L3VPN ...................................................................................................... 23
3.3. Các khái niệm và thành phần cơ bản trong MPLS VPN....................................... 24
3.3.1. VRF (Virtual Routing Forwarding - Chuyển tiếp định tuyến ảo) ..................... 24

3.3.2. RD (Route Distinguisher)....................................................................................... 25
3.3.3. RT (Route Target) .................................................................................................. 26
3.3.4. MP–BGP (Multiprotocol BGP) ............................................................................. 27
3.3.5. RR (Route Reflector) .............................................................................................. 28
3.3.6. Address Family ....................................................................................................... 29
3.3.7. CE Management ..................................................................................................... 29
3.4. Hoạt động của MPLS VPN ....................................................................................... 29
3.4.1. Quá trình trao đổi thông tin định tuyến trong MPLS VPN ............................... 29
3.4.2. Quá trình truyền dẫn tuyến trong mạng MPLS VPN ........................................ 30
3.4.3. Quá trình chuyển tiếp gói tin trong mạng MPLS VPN ...................................... 31
3.5. Ứng dụng MPLS VPN trên MegaWAN .................................................................. 32
CHƯƠNG IV: CẤU HÌNH VÀ VẬN HÀNH MPLS VPN ........................................... 35
4.1. Mô hình mạng ............................................................................................................ 35


4.1.1 Mô hình mô phỏng................................................................................................... 35
4.1.2. Mô hình thực tế ....................................................................................................... 35
4.2. Cấu hình và vận hành MPLS VPN .......................................................................... 36
4.3. Kiểm tra mạng hội tụ ................................................................................................ 41
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 43


LỜI MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU
Trong vài năm qua, một phương thức chuyển mạch phối hợp ưu điểm của IP và ATM
đã và đang đáp ứng nhu cầu phát triển của mạng lưới viễn thông. Đó là công nghệ chuyển
mạch nhãn đa giao thức (MPLS).
Công nghệ MPLS là kết quả phát triển của công nghệ chuyển mạch IP sử dụng cơ chế
hoán đổi nhãn của ATM để tăng tốc độ truyền gói tin mà không thay đổi các giao thức của

IP. MPLS đã được chọn để đơn giản hóa và tích hợp mạng trong mạng lõi. Nó cho phép
các nhà khai thác giảm chi phí, đơn giản hóa việc quản lý lưu lượng và hỗ trợ các dịch vụ
Internet. Quan trọng hơn cả, nó là một bước tiến trong việc đạt mục tiêu mạng đa dịch vụ
với các giao thức gồm di động, thoại, dữ liệu….
Mạng riêng ảo VPN là một ứng dụng rất quan trọng trong mạng MPLS. Các công ty,
doanh nghiệp đặc biệt các công ty đa quốc gia có nhu cầu rất lớn về loại hình dịch vụ này.
Với VPN họ hoàn toàn có thể sử dụng các dịch vụ viễn thông truyền số liệu với chi phí
thấp, bảo mật được đảm bảo.

SVTH: LÊ ĐĂNG SỰ

LỚP: D13CQVT01-N

1


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SAO BẮC ĐẨU
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SAO BẮC ĐẨU
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SAO BẮC ĐẨU
Trụ sở chính
Lô U.12B – 16A đường số 22, KCX Tân Thuận, P.Tân Thuận Đông, Q.7, TP. HCM
Tel: (+84)(08) 3770.0968 – Fax: (+84)(08) 3770.0969
Chi nhánh Hà Nội
Tầng 15, Tòa nhà LILAMA10, Phố Tố Hữu, Trung Văn Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội
Tel: (+84)(04) 3772.2989 – Fax: (+84)(04) 3772.3000
Chi nhánh Đà Nẵng
Phòng E, Tầng 11, số 02 Quang Trung, P.Hải Châu, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Tel: (+84)(0511) 381.2175 – Fax: (+84)(0511) 381.2175
1.1. Tổng quan
Được chuyển mình từ một nhà cung cấp các giải pháp tích hợp hệ thống chuyên nghiệp

với nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trong ngành CNTT tại Việt Nam, đến nay Sao Bắc
Đẩu đang tiếp tục khẳng định và trở thành một Tổng công ty cung cấp các dịch vụ đa dạng
và chuyên sau trong lĩnh vực CNTT.
Các hoạt động kinh doanh chính của Sao Bắc Đẩu:
Tư vấn, thiết kế, cung cấp và triển khai dịch vụ tích hợp hệ thống CNTT và viễn
thông.
Cung cấp các dịch vụ hạ tầng CNTT và viễn thông.
Cung cấp các dịch vụ CNTT trên nền tảng điện toán đám mây.
Cung cấp các dịch vụ CNTT và viễn thông cho các tòa nhà, khu dân cư và đô thị mới.
1.2. Logo, khẩu hiệu hành động và các giá trị nền tảng
1.2.1. Khẩu hiệu hành động
KẾT QUẢ MÔ TẢ GIÁ TRỊ (RESULTS WELL TOLD)
“Bất kỳ thời điểm nào, hình thức nào và lĩnh vực nào chúng tôi đang hoạt động…
kết quả mô tả giá trị và nói lên văn hóa công ty chúng tôi”
1.2.2. Logo và ý nghĩa thương hiệu

SVTH: LÊ ĐĂNG SỰ

LỚP: D13CQVT01-N

2


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SAO BẮC ĐẨU

Hình 1.1: Logo của công ty Cổ phần Công nghệ Sao Bắc Đẩu
Biểu tượng (logo) Sao Bắc Đẩu là sự kết hợp giữa phần Dấu hiệu đặc trưng và phần
chữ đặc trưng tạo thành cốt lõi trong hệ thống dấu hiệu nhận biết của Sao Bắc Đẩu.
Dấu hiệu đặc trưng được thiết kế theo không gian 3 chiều với vệt quỹ đạo vệ tinh xoay
quanh ngôi sao biểu hiện của sự phát triển. Hình tượng ngôi sao 3 cánh, ngoài tính cách

điệu của ngôi sao tượng trưng cho Sao Bắc Đẩu, còn là ý nghĩa của CNTT trong môi trường
toàn cầu hóa. 3 cánh ngôi sao nhìn như 3 vùng phủ sóng của 3 vệ tinh nếu nhìn từ trên cao,
2 cánh còn lại thể hiện ở dạng ẩn tượng trưng cho năng lực tiềm ẩn của Sao Bắc Đẩu.
Khối hình bao gồm phần dấu hiệu và phần chữ tạo ra sự vững chắc, cân đối cho chỉnh
thể của Logo.
1.2.3. Các giá trị nền tảng
Tầm nhìn
Trở thành Tổng công ty hàng đầu trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam là nơi hội tụ sự
thành đạt và niềm tự hào của con người Sao Bắc Đẩu.
Sứ mệnh
Sứ mệnh của chúng tôi là đầu tư nghiên cứu và phát triển các giải pháp CNTT tiên tiến
để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, với hoài bão dung trí tuệ của người Việt tiếp cận với
nền công nghệ thế giới nhằm thúc đẩy nền CNTT Việt Nam.
Định hướng
Sao Bắc Đẩu với các công ty thành viên liên kết chặt chẽ và có tính tương hỗ cao, phấn
đấu trở thành và giữ vị trí là Tổng công ty hàng đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực
cung cấp giải pháp và dịch vụ.
1.2.4. Triết lý kinh doanh
Chúng tôi tin tưởng vào nền tảng vững chắc của công ty là những Con Người hằng
ngày làm việc và đồng hành cùng chúng tôi. Với nền tảng vững chắc này chúng tôi đáp ứng
và thỏa mãn yêu cầu của khách hàng đa ngành nghề, đa địa phương. Phát triển và Lợi nhuận

SVTH: LÊ ĐĂNG SỰ

LỚP: D13CQVT01-N

3


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SAO BẮC ĐẨU

là điều tất yếu, điểm khác biệt của Công ty Cổ Phần Công Nghệ Sao Bắc Đẩu là chúng tôi
dùng lợi nhuận để tái đầu tư vào Con Người nhằm vươn tới sự phát triển bền vững.

Hình 1.2: Triết lý kinh doanh của công ty
1.2.5 Giá trị cốt lõi
Toàn thể Cán bộ công nhân viên thấm nhuần tư tưởng Vượt Qua (PASS) vì đó là giá
trị cốt lõi, sống còn của tổ chức. Một tập thể năng động, sáng tạo luôn Đam Mê (Passion)
với một Thái Độ Tích Cực cầu tiến (Attitude) cùng một Hệ Thống hỗ trợ ổn định
(System) trong một sự Chân Thành cởi mở (Sincere). Với giá trị cốt lõi của Công ty Cổ
Phần Công Nghệ Sao Bắc Đẩu chúng tôi vững tin vào sự Vượt Qua (PASS) mọi thách
thức, khó khăn, trở ngại để thực hiện Tầm Nhìn và Sứ Mệnh của mình.

Hình 1.3: Giá trị cốt lõi của công ty
1.3. Văn hóa và môi trường làm việc
Sao Bắc Đẩu xác định xây dựng một văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, một môi trường
làm việc lý tưởng cho nhân viên là một hành trình chứ không phải là một đích đến.
SVTH: LÊ ĐĂNG SỰ

LỚP: D13CQVT01-N

4


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SAO BẮC ĐẨU
1.3.1. Văn hóa công ty
Văn hoá là gốc rễ của sự phát triển, tại Sao Bắc Đẩu xây dựng một nền văn hóa
riêng: lấy hành động làm động lực, lấy thực tiễn làm mục tiêu.
Đầu tư và phát triển con người: Sao Bắc Đẩu đã đầu tư vào việc đào tạo kỹ năng, kiến
thức, công nghệ mới cho cán bộ nhân viên, xây dựng quỹ đào tạo cho nhân viên kỹ thuật
được tham dự những khóa đào tạo công nghệ ở nước ngoài, qui hoạch đội ngũ quản lý một

cách qui mô và bài bản.
Đề cao sáng tạo: Sao Bắc Đẩu luôn coi trọng và tiếp nhận từ mọi thành viên công ty
những ý tưởng sáng tạo, những đề xuất cải tiến công việc. Ở Sao Bắc Đẩu, đừng ngại ngần
khi đưa ra những ý tưởng của bản thân.
Lắng nghe và chọn lọc: là phương châm của Ban Giám đốc công ty. Lấy thực tiễn làm
tiêu chuẩn để kiểm nghiệm và đánh giá kết quả công việc của mỗi người như khẩu hiệu
hành động của công ty: Kết quả mô tả giá trị.
1.3.2. Môi trường làm việc
Sao Bắc Đẩu luôn tạo điều kiện để mỗi cán bộ nhân viên công ty phát huy tối đa năng
lực, sáng tạo và sự gắn bó với công ty. Chính vì vậy, ngoài việc xây dựng môi trường làm
việc thân thiện, hòa đồng, hợp tác và phát triển bền vững chúng tôi cũng xây dựng những
chính sách, chế độ nhiều ưu đãi dành cho CBNV như các chế độ bảo hiểm, phúc lợi, các
trợ cấp, khen thưởng…
Ngoài ra, Sao Bắc Đẩu luôn chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khang trang, hiện
đại, giúp cán bộ nhân viên có được không gian làm việc thoải mái, nhiều tiện nghi.
Văn phòng chính tọa lạc trên khu đất rộng 1ha trong KCX Tân Thuận, Quận 7 được
đưa vào hoạt động từ tháng 10/2010 với diện tích sử dụng hơn 600m2 bao gồm các khu vực
làm việc, giải trí và thư giãn.
Các chi nhánh Hà Nội và Đà Nẵng đều được đặt tại các cao ốc mới xây dựng, hiện đại,
giao thông thuận tiện và nhiều tiện ích.
1.4. Chính sách nhân sự
1.4.1 Chính sách lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ
1.4.1.1. Chính sách tuyển dụng
Tại Sao Bắc Đẩu, chúng tôi luôn mở rộng, thu hút mọi nguồn nhân lực nhằm tìm ra
những ứng viên phù hợp nhất đối với công ty. Vì vậy, đối với Sao Bắc Đẩu, việc xây dựng
và áp dụng quy trình tuyển dụng chặt chẽ nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch đối với
tất cả ứng viên là điều chúng tôi luôn quan tâm và đặt lên hàng đầu.
1.4.1.2. Chính sách lương, thưởng
Thu nhập cạnh tranh, hấp dẫn và ổn định dựa trên năng lực cũng như hiệu quả công
việc của nhân viên nhằm tạo sự gắn kết lâu dài với công ty.

Thưởng & các phúc lợi:
SVTH: LÊ ĐĂNG SỰ

LỚP: D13CQVT01-N

5


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SAO BẮC ĐẨU
 Thưởng năm: Căn cứ vào kết quả kinh doanh và hiệu quả làm việc của nhân viên

công ty có những phần thưởng xứng đáng.
 Thưởng đột xuất: Công ty có chế độ khen thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập
thể có thành tích xuất sắc trong công tác (có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ được giao….).
 Thưởng và tặng quà các dịp quan trọng trong năm: Tết Dương Lịch; Giỗ Tổ Hùng
Vương; Quốc Tế Phụ Nữ, Quốc Khánh…
 Nghỉ mát/ du lịch hàng năm: trong nước hoặc ngoài nước.
 Tổ chức sinh hoạt tập thể (hội trại) ngày thành lập công ty.
 Mua bảo hiểm tai nạn 24/24 và bảo hiểm sức khỏe cao cấp.
 Các trợ cấp khác như điện thoại, cơm trưa….
 Chế độ bảo hiểm: công ty tham gia đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Bộ luật lao động.
1.4.1.3. Chính sách đào tạo
Sao Bắc Đẩu chú trọng việc tạo điều kiện để nhân viên hoà nhập môi trường công ty
và hoàn thiện bản thân thông qua việc tham gia các lớp hướng dẫn hội nhập, các khoá kỹ
năng mềm, tham gia các lớp chuyên môn và thi chứng chỉ quốc tế.
1.4.2. Cơ hội thăng tiến
Công ty có chính sách phát triển nguồn lực lâu dài đối với mỗi cá nhân ngay từ khi còn
là sinh viên thông qua những chương trình đào tạo sinh viên thực tập. Đối với những nhân

viên có nhiều cống hiến, có năng lực và nhiều thành tích trong công việc, những nhân viên
này sẽ được đào tạo, bổ sung kiến thức chuyên môn để nắm giữ các vị trí điều hành và phát
triển cùng Sao Bắc Đẩu.
1.5. Khách hàng – đối tác
Sao Bắc Đẩu luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Đáp ứng tối đa nhu cầu
của khách hàng là sứ mệnh của chúng tôi. Khách hàng của Sao Bắc Đẩu đa dạng, thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau và có hoạt động trên khắp lãnh thổ Việt Nam, từ các công ty
trong nước, các tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam, đến các tổ chức trực thuộc
nhà nước.

SVTH: LÊ ĐĂNG SỰ

LỚP: D13CQVT01-N

6


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SAO BẮC ĐẨU

Hình 1.4: Các công ty FSI

Hình 1.5: Các công ty sản xuất – kinh doanh
SVTH: LÊ ĐĂNG SỰ

LỚP: D13CQVT01-N

7


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SAO BẮC ĐẨU


Hình 1.6: Các tổ chức chính phủ

Hình 1.7: Các công ty cung cấp dịch vụ
1.6. Thành tựu
2015:
Huy Chương vàng đơn vị cung cấp dịch vụ tích hợp hệ thống CNTT Việt Nam 2015
do Hội Tin học TP. HCM (HCA) trao tặng.
Giải thưởng: Đơn vị cung cấp dịch vụ tích hợp hệ thống CNTT hàng đầu Việt Nam
2015 do Hội Tin học TP. HCM (HCA) trao tặng.
2014:
Huy Chương Vàng đơn vị Tích hợp Hệ thống CNTT do HCA trao tặng.
Huy Chương Vàng đơn vị có sản phẩm/dịch vụ CNTT triển vọng (EasyBackup).
2013:
Bằng khen của chủ tịch UBND TP.HCM vì có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực
CNTT 2013.
Huy Chương Vàng đơn vị Tích hợp Hệ thống CNTT do HCA trao tặng.
Bằng khen của HEPZA là đơn vị có thành tích kinh doanh tốt trong các KCX, KCN năm
2013.
2012:
Top 5 đơn vị Tích hợp Hệ thống theo Sách Trắng CNTT Việt Nam do Bộ Thông Tin
& Truyền Thông ghi nhận.
SVTH: LÊ ĐĂNG SỰ

LỚP: D13CQVT01-N

8


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SAO BẮC ĐẨU

Top 5 ICT và Huy Chương Vàng đơn vị Tích hợp Hệ thống CNTT do HCA trao tặng.

2011:
Huân Chương Lao Động hạng ba do Chủ tịch nước trao tặng.
Top 5 ICT và Huy Chương Vàng đơn vị Tích hợp Hệ thống CNTT do HCA trao tặng.
2010:
Top 5 ICT và Huy Chương Vàng đơn vị Tích hợp Hệ thống CNTT do HCA trao tặng.
Bằng khen Chủ tịch UBND TP.HCM vì thành tích xuất sắc trong lĩnh vực CNTT –
TT.
2009:
Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, Top 200 Thương hiệu Việt Nam do TƯ Hội các nhà
doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao tặng.
Huy Chương Vàng đơn vị Tích hợp Hệ thống CNTT do HCA trao tặng.
Bằng khen Chủ tịch UBND TP.HCM vì thành tích xuất sắc trong lĩnh vực CNTT – TT.
2008:
Bằng khen Chủ tịch UBND TP.HCM vì thành tích xuất sắc trong lĩnh vực CNTT –
TT.
Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ vì thành tích hoạt động xuất sắc đóng góp vào
sự nghiệp xây dựng tổ quốc.
Giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Bộ KHCN trao tặng.
Giải thưởng Sao Vàng Phương Nam do hội Liên hiệp Thanh Niên & YBA.
2007:
Thương hiệu Việt yêu thích do bạn đọc báo Doanh Nhân Sài Gòn Bình Chọn.
Top 50 nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam do Ac Nelson, Navigos và Thanh Niên
khảo sát.
2006:
Cúp vàng Thương Hiệu Việt 2006 do hội sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng.

SVTH: LÊ ĐĂNG SỰ


LỚP: D13CQVT01-N

9


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ MPLS
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ MPLS
2.1. Khái niệm MPLS
MPLS (Multi-Protocol Label Switching) là công nghệ kết hợp đặc điểm tốt nhất giữa
định tuyến lớp ba và chuyển mạch lớp hai cho phép chuyển tải các gói tin rất nhanh trong
mạng lõi và định tuyến tốt ở mạng biên bằng cách dựa vào nhãn. MPLS là một phương
pháp cải tiến việc chuyển tiếp gói trên mạng bằng các nhãn được gắn vào mỗi gói IP, tế bào
ATM, hoặc frame lớp 2. Phương pháp chuyển mạch nhãn giúp các Router ra quyết định
theo nội dung nhãn tốt hơn việc định tuyến phức tạp theo địa chỉ IP đích. MPLS kết nối
tính thực thi và khả năng chuyển mạch lớp hai với định tuyến lớp ba cho phép các ISP cung
cấp nhiều dịch vụ khác nhau mà không cần phải bỏ đi cơ sở hạ tầng sẵn có.
MPLS hỗ trợ mọi giao thức lớp hai, triển khai hiệu quả các dịch vụ IP trên một mạng
chuyển mạch IP. MPLS hỗ trợ việc tạo ra các tuyến khác nhau giữa nguồn và đích trên một
đường trục Internet. Bằng việc tích hợp MPLS vào kiến trúc mạng, các ISP có thể giảm chi
phí, tăng lợi nhuận, cung cấp nhiều hiệu quả khác nhau và đạt được sự cạnh tranh cao.
2.2. Thành phần thiết bị trong MPLS
Miền MPLS có thể được phân chia thành hai phần: phần lõi (MPLS Core) và phần biên
(MPLS Edge) như hình 2.1.

Hình 2.1: Các miền trong MPLS
Một thành phần thiết bị không thể thiếu trong hoạt động của miền MPLS là các bộ định
tuyến chuyển mạch nhãn (Label Switching Router). Khi gọi tên một LSR, ta thường gặp
những tên gọi như hình 2.1 như sau:
LSR lối vào (Ingress LSR): xử lý lưu lượng đi vào miền MPLS, gói dữ liệu đến LSR
lối vào là gói dữ liệu IP truyền thống, LSR sẽ gán nhãn cho gói tin đó và chuyển nó vào

trong miền MPLS.
LSR chuyển tiếp (Transit LSR): thực hiện chuyển mạch nhãn cho các gói tin đi trong
miền MPLS.

SVTH: LÊ ĐĂNG SỰ

LỚP: D13CQVT01-N

10


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ MPLS
LSR lối ra (Egress LSR): xử lý lưu lượng đi ra miền MPLS, các LSR ngõ ra sẽ tháo

bỏ nhãn cuối cùng và định tuyến gói dữ liệu như gói IP thông thường.

Hình 2.2: Kiến trúc của LSR trong miền MPLS
LSR biên (Edge LSR) hay LER (Label Edge Router): thường được sử dụng
như là tên chung của LSR lối vào và LSR lối ra.

Hình 2.3: Kiến trúc của Edge LSR trong miền MPLS
2.3. Các khái niệm, thành phần cơ bản trong MPLS
2.3.1. Nhãn (Label)
Nhãn là một khung nhận dạng ngắn, có chiều dài cố định và không có cấu trúc bên
trong. Nhãn được gán vào một gói tin sẽ đại diện cho một FEC mà gói tin đó thuộc về.

Hình 2.4: Định dạng nhãn
SVTH: LÊ ĐĂNG SỰ

LỚP: D13CQVT01-N


11


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ MPLS
Một khung nhãn trong MPLS có chiều dài 32 bit, chứa các trường thông tin sau:
LABEL: 20 bits, đây là giá trị của nhãn được gán cho gói tin.
EXP (Experimental field): 3 bits, xác định thông tin về chất lượng dịch vụ (QoS) được
gán cho gói tin.
S (Bottom of Stack indicator): 1 bit, xác định nhãn đang gán vào gói tin có phải là
nhãn cuối cùng trong ngăn xếp chứa nhãn (Stack) hay không. Nếu bit S bật lên 1, đây là
nhãn cuối cùng trong ngăn xếp chứa nhãn.
TTL (Time to live field): 8 bits, có chức năng giống như trường TTL trong tiêu đề gói
IP nhằm giải quyết sự lặp vòng không mong muốn của gói tin khi được chuyển tiếp trên
mạng mà không đến được đích. Khi gói tin có gán nhãn đi qua một LSR, giá trị trường TTL
sẽ được giảm xuống 1, khi trường này có giá trị 0 gói tin sẽ bị hủy bỏ.
Trong một miền MPLS, cơ chế chuyển tiếp nhãn được thực hiện dựa trên việc phân
tích các thông tin trong tiêu đề của khung (frame header) và sau đó thực hiện các thao tác
như thêm nhãn (push), tháo nhãn (pop), hoặc đổi nhãn (swap)… phụ thuộc vào vị trí của
LSR trong miền MPLS. Trong chế độ hoạt động này, nhãn được chèn ở giữa tiêu đề lớp 2
(Layer 2 header) và tiêu đề lớp 3 (Layer 3 header).

Hình 2.5: Vị trí chèn nhãn trong chế độ chuyển tiếp khung (frame-mode)
Khi các LSR ở bìa của miền MPLS nhận được một gói tin IP chưa có nhãn, nó sẽ thực
hiện các thao tác cơ bản như sau:
Xác định giao diện ngõ ra của gói tin.
Nếu giao diện ngõ ra hỗ trợ các chức năng MPLS và nhãn ứng với chặng kế tiếp của
gói tin tồn tại hợp lệ thì LSR sẽ chèn nhãn vào giữa phần tiêu đề lớp 2 của khung và tiêu đề
lớp 3 như hình 2.5.
Chuyển tiếp gói tin đã được gán nhãn hoàn tất.

Các LSR trong vùng lõi của miền MPLS chỉ đơn giản là chuyển tiếp gói tin đi
dựa vào nhãn đã được gán.
2.3.2. Chồng nhãn

SVTH: LÊ ĐĂNG SỰ

LỚP: D13CQVT01-N

12


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ MPLS
Chồng nhãn (label stack) là một tập hợp nhãn, mỗi nhãn có một chức năng cụ thể nào
đó. Nếu LSR gán nhiều hơn một nhãn lên gói tin IP thì sẽ tạo thành một tập hợp nhãn được
gọi là chồng nhãn.

Hình 2.6: Label Stack
Các vấn đề quan trọng liên quan tới label stack:
Dựa vào các giá trị của trường Ethertype (hay giá trị định dạng giao thức Protocol
ID) trong tiêu đề Ethernet, ta có thể xác định gói tin đã được gán nhãn hay chưa:
Protocol ID (PID) = 0x0800 cho biết payload là một gói IP chưa được gán nhãn.
PID = 0x8847 cho biết payload là một gói tin IP kiểu unicast, và có ít nhất một nhãn
đứng trước trường chứa tiêu đề IP.
PID = 0x8848 cho biết payload là một gói tin IP theo kiểu multicast và có ít nhất một
nhãn đứng trước trường chứa tiêu đề IP.
Trường thông tin S trong định dạng nhãn đã được nêu ở mục trên dùng để xác định
nhãn nào là nhãn cuối cùng trong stack, nếu là nhãn cuối cùng trong chồng nhãn thì S được
bật lên 1.
2.4.3. Lớp tương đương chuyển tiếp
Lớp tương đương chuyển tiếp (Forwarding Equivalence Class) là một tập các gói tin

IP có các đặc tính tương tự và đồng nhất nhau. Mỗi FEC được định danh bằng cách gán
cho nó một nhãn. Các gói tin IP thuộc cùng một FEC sẽ được chuyển tiếp bởi cùng một
cách thức, trên cùng một đường dẫn chuyển tiếp ngay cả khi chúng có sự khác biệt về các
thông tin còn lại trong tiêu đề của gói tin (header).
Các đặc tính dùng để xác định một FEC thường là địa chỉ đích đến của các gói tin IP
hoặc một địa chỉ đích đến và một loại lưu lượng liên quan đến một chỉ số cổng đích nào đó.
Với Internet các giá trị sau được sử dụng để thành lập một FEC: địa chỉ IP nguồn và đích,
chỉ số cổng nguồn và đích, định danh giao thức (PID), điểm mã (codepoint) của các dịch
vụ khác biệt IPv4, dòng nhãn IPv6…
Chức năng của một FEC thể hiện ở việc cho phép nhóm các gói vào các lớp. Từ nhóm
này, giá trị FEC trong một gói có thể được dùng để thiết lập độ ưu tiên cho việc xử lý các
gói, FEC cũng có thể được dùng để hỗ trợ chất lượng dịch vụ một cách hiệu quả. Ví dụ,
FEC có thể liên kết với độ ưu tiêu cao, lưu lượng thoại thời gian thực….
2.3.4. Đường chuyển mạch nhãn
Đường chuyển mạch nhãn (Label Switching Path) là một chuỗi các LSR liên tiếp mà
các gói tin có gán nhãn thuộc cùng một FEC đi qua để đến đích. Có thể hình dung LSP như
SVTH: LÊ ĐĂNG SỰ

LỚP: D13CQVT01-N

13


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ MPLS
là một mạch ảo đi xuyên qua miền MPLS. Một LSP bắt đầu tại một LSR ở ngõ vào, LSR
này thực hiện chuyển tiếp gói tin ứng với một FEC đến chặng kế tiếp, LSR kế tiếp sẽ đổi
nhãn và đưa gói tin đi đến chặng kế tiếp…quá trình này cứ tiếp tục cho đến điểm cuối của
LSP là một LSR ở ngõ ra, LSR ngõ ra sẽ bỏ nhãn của gói tin và định tuyến nó ra ngoài miền
MPLS.


Hình 2.7: Đường chuyển mạch nhãn
Tính chất của một LSP: LSP là một đường đơn hướng, nghĩa là một gói tin phải sử
dụng đường chuyển mạch nhãn khác khi nó di chuyển ngược chiều ban đầu.
Quá trình xây dựng nên LSP: để xây dựng nên một LSP cần có hai loại giao thức: các
giao thức định tuyến nội vùng (Internal Gateway Protocol-IGP) như OSPF, IS-IS, EIGRP
và giao thức phân phối nhãn LDP. IGP có nhiệm vụ phân tán thông tin định tuyến đến tất
cả các router trong miền MPLS và xác định đường đi ngắn nhất tương ứng với mỗi mạng
đích cho từng router đó. Còn LDP thực hiện phân phối nhãn đến tất cả các chặng trong
miền MPLS, quá trình chuyển tiếp gói tin dựa vào nhãn và đường đi ngắn nhất đã được xác
định trên từng chặng kế tiếp sẽ tạo thành LSP.
2.3.5. Thành phần, kiến trúc của một nút trong MPLS

Hình 2.8: Mối liên hệ giữa các thành phần trong một LSR
SVTH: LÊ ĐĂNG SỰ

LỚP: D13CQVT01-N

14


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ MPLS
Một nút của MPLS có hai mặt phẳng là mặt phẳng điều khiển và mặt phẳng chuyển
tiếp các thành phần của hai mặt phẳng này được minh họa rõ trong hình 2.8.
2.3.5.1. Mặt phẳng điều khiển (Control Plane)
Mặt phẳng điều khiển được dùng để điều khiển các hoạt động thiết yếu trong mạng và
cung cấp các dịch vụ cho mặt phẳng dữ liệu. Chức năng chính của mặt phẳng điều khiển
trong kiến trúc LSR là thực hiện cơ chế trao đổi thông tin định tuyến và trao đổi nhãn giữa
các thiết bị lân cận. Mặt phẳng điều khiển chứa 2 thành phần như sau:
Tập các giao thức: mặt phẳng điều khiển chứa một tập các giao thức định tuyến như
OSPF, BGP, RIPv2… và các giao thức thực hiện trao đổi nhãn như LDP, BGP (được sử

dụng trong miền MPLS VPN).
Bảng định tuyến IP (IP Routing Table), bảng cơ sở thông tin nhãn (LIB)…
+ Bảng định tuyến IP (hay bảng cơ sở thông tin định tuyến): bảng RIB (Routing
Information Base) nằm ở mặt phẳng điều khiển, được tạo ra bởi các giao thức định tuyến
nội vùng IGP khi trao đổi các thông tin định tuyến giữa các LSR, RIB sẽ cung cấp thông
tin cho bảng FIB ở mặt phẳng chuyển tiếp.
+ Bảng cơ sở thông tin nhãn (LIB): bảng LIB (Label Information Base) nằm ở mặt phẳng
điều khiển của một LSR, được tạo ra bởi giao thức phân phối nhãn LDP. Bảng LIB chứa hai
thuộc tính quan trọng: các tiền tố địa chỉ mạng đích (prefix) trong bảng định tuyến đ ược ánh
xạ với các nhãn của chặng kế tiếp mà LSR học được từ các hàng xóm xuôi dòng thông qua
LDP hay các nhãn nội (local label) được tạo ra và phân tán bởi LDP. LIB kết hợp với FIB tạo
nên bảng LFIB nằm ở mặt phẳng chuyển tiếp.

Hình 2.9: Cấu trúc bảng LIB
2.3.5.2. Mặt phẳng chuyển tiếp (Data Plane)
Có chức năng chuyển tiếp gói tin đi dựa vào nhãn ở mỗi gói tin, mặt phẳng chuyển tiếp
thực hiện chức năng một cách độc lập với tập giao thức được sử dụng ở mặt phẳng điều
khiển. Mặt phẳng dữ liệu chứa hai thành phần như sau:
Bảng chuyển tiếp IP (IP Forwading Table).
Bảng chuyển tiếp nhãn (Lable Forwarding Table).
+ Bảng cơ sở thông tin chuyển tiếp (FIB): bảng FIB (Forwarding Information Base)
nằm ở mặt phẳng chuyển tiếp trong một router của miền MPLS. Một bảng FIB chứa ba
thuộc tính quan trọng là: địa chỉ mạng đích, địa chỉ trạm kế (next-hop) và nhãn của chặng
kế tiếp (có thể có hoặc không). Chức năng của FIB là được sử dụng để xử lý các gói tin đi
vào không gán nhãn. Có hai trường hợp xảy ra: nếu nhãn của chặng kế tiếp tồn tại, gói tin
SVTH: LÊ ĐĂNG SỰ

LỚP: D13CQVT01-N

15



CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ MPLS
sẽ được gán nhãn trước khi chuyển mạch. Còn nếu nhãn của chặng kế tiếp không tồn tại
trong FIB, gói tin sẽ được chuyển mạch với cơ chế CEF như một gói tin IP bình thường.

Hình 2.10: Cấu trúc bảng FIB
+ Bảng cơ sở thông tin chuyển tiếp nhãn (LFIB): bảng LFIB (Label Forwarding
Information Base) nằm ở mặt phẳng chuyển tiếp trong một LSR. LFIB chỉ chứa các thông
tin cần thiết để chuyển tiếp gói tin đến chặng kế trong LSP, nó chính là tập con của LIB.

Hình 2.11: Cấu trúc bảng LFIB.
Chức năng của LFIB là được sử dụng để xử lý các gói tin đi vào đã được gán nhãn,
hoặc là đổi nhãn cho gói tin, hoặc là bỏ nhãn để trở thành gói tin IP bình thường trước khi
thực hiện chuyển mạch gói tin.
Với bảng LFIB như trên, router khi nhận được gói tin có nhãn 20 sẽ thực hiện việc thay
thế nhãn 20 bằng nhãn 21 và truyền gói tin đó tới router kế cận có địa chỉ C. Mặt khác,
router khi nhận được gói tin có nhãn 17 sẽ thực hiện gỡ bỏ nhãn trên cùng là 17, và truyền
gói tin tới router kế tiếp có địa chỉ là B như gói có gán nhãn hoặc như một gói tin IP.
2.3.6. Giao thức phân phối nhãn LDP
Label Distribution Protocol là giao thức tạo nên bảng LIB trong mặt phẳng điều khiển
của một LSR. LDP giúp các LSR khám phá các LSR ngang cấp và thiết lập các phiên kết
nối để thực hiện trao đổi và phân phối thông tin nhãn. LDP sử dụng cổng 646 để truyền
thông tin, nó cung cấp 4 loại bản tin cơ bản để thiết lập kết nối và trao đổi thông tin nhãn
giữa các LSR:
Bản tin Discovery: dùng các thông điệp Hello để một LSR tìm kiếm các LSR khác
có khả năng thiết lập phiên kết nối LDP với nó để trao đổi thông tin nhãn. Thông điệp Hello
gửi đi trên nền UDP, có địa chỉ đích là một địa chỉ multicast 224.0.0.2 và cổng đích là 646.
Còn sự thiết lập kết nối sẽ dựa trên nền TCP với cùng cổng đích là 646.
Bản tin Adjency: có nhiệm vụ khởi tạo, duy trì và kết thúc những phiên kết nối giữa

các LSR. Bản tin Adjency chạy trên nền giao thức TCP và cung cấp một phiên khởi tạo sử
dụng 2 thông điệp.
Bản tin Label Advertisement: thực hiện việc thông báo, đưa ra yêu cầu, hủy bỏ và
giải phóng thông tin nhãn.

SVTH: LÊ ĐĂNG SỰ

LỚP: D13CQVT01-N

16


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ MPLS
Bản tin Notification: được sử dụng để thông báo lỗi giữa những LSR ngang hàng và
có một phiên kết nối LDP giữa chúng.
➢ Quá trình phân phối nhãn:
Các Router sử dụng các giao thức định tuyến để xây dựng nên bảng định tuyến.
Các LSR gán nhãn cho mỗi tuyến trong bảng định tuyến một cách độc lập và các
nhãn này có ý nghĩa local.
Các LSR lần lượt phân phối các nhãn được gán đến tất cả các LSR láng giềng.
Tất cả các LSR xây dựng bảng FIB, LIB, LFIB dựa trên các nhãn nhận được.
Ví dụ sau đây sẽ minh họa quá trình phân phối nhãn trong MPLS: Đầu tiên các LSR
trong mạng chạy giao thức định tuyến để tìm đường đi cho các gói tin và xây dựng bảng
định tuyến của mình. Dựa vào các bảng định tuyến IP, các LSR hình thành nên bảng FIB,
các bảng này không mang thông tin về nhãn. Giả sử Router A muốn đến mạng X thì phải
qua next hop là Router B.

Hình 2.12: Quá trình xây dựng bảng định tuyến
Sau khi bảng định tuyến đã hoàn thành các Router sẽ gán nhãn cho tất cả các tuyến
đích có trong bảng định tuyến của nó, các nhãn này chỉ có ý nghĩa nội bộ và việc gán nhãn

là không đồng bộ. Ở đây Router B gán nhãn 25 cho mạng X như hình bên dưới:

Hình 2.13: Gán nhãn cho các đích có trong bảng định tuyến.
Router phân phối nhãn cho tất cả các LSR kế cận nó và bảng LIB được hình thành.

SVTH: LÊ ĐĂNG SỰ

LỚP: D13CQVT01-N

17


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ MPLS

Hình 2.14: Xây dựng bảng LIB.
Các LSR nhận được nhãn sẽ cập nhât vào bảng LIB, riêng các LER sẽ cập nhật vào
bảng LIB và FIB của nó.

Hình 2.15: Cập nhật nhãn vào bảng LIB.
Tương tự Router C cũng gán nhãn 47 cho mạng X và quảng bá đến các LSR láng
giềng.
Cùng lúc này trên Router C hình thành 2 bảng LIB và LFIB, sau khi nhận được nhãn
47 từ Router C, Router B cập nhật nhãn này vào trong bảng LIB và FIB đồng thời xây dựng
bảng LFIB, riêng Router E chỉ thêm nhãn 47 vào LIB và FIB.

Hình 2.16: Hoàn thành việc thiết lập LSP
Như vậy một LSP đã được hoàn thành từ LER A tới mạng X.
2.4. Nguyên lí hoạt động của MPLS
SVTH: LÊ ĐĂNG SỰ


LỚP: D13CQVT01-N

18


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ MPLS
➢ Các thao tác trên nhãn trong MPLS:

Push: thêm nhãn mới vào gói tin IP hoặc vào chồng nhãn MPLS của gói tin và nó
được thực hiện ở LSR ngõ vào.
Swap: nhãn trên cùng của chồng nhãn thì được hoán đổi bằng một nhãn khác dựa
vào bảng LFIB trước khi chuyển mạch gói tin đến LSR kế tiếp, hoạt động này được thực
hiện ở LSR trung gian.
Pop: tháo nhãn trên cùng từ chồng nhãn của gói tin để chuẩn bị chuyển tiếp gói tin
đến đích cuối cùng của nó.
Khi một gói tin vào mạng MPLS, các bộ định tuyến chuyển mạch nhãn không thực
hiện chuyển tiếp theo từng gói mà thực hiện phân loại gói tin vào trong các lớp tương đương
chuyển tiếp (FEC), sau đó các nhãn được ánh xạ vào trong các FEC. Một giao thức phân
phối nhãn LDP được xác định và chức năng của nó là để ấn định và phân phối các ràng
buộc FEC/nhãn cho các bộ định tuyến chuyển mạch nhãn LSR. Khi LDP hoàn thành nhiệm
vụ của nó, một đường dẫn chuyển mạch nhãn LSP được xây dựng từ ngõ vào tới ngõ ra.
Khi các gói đến LSR ngõ vào của miền MPLS, nó sẽ kiểm tra nhiều trường trong tiêu
đề gói để xác định xem gói thuộc về FEC nào. Sau đó LSR ngõ vào sẽ gán nhãn cho gói và
chuyển tiếp nó tới ngõ ra tương ứng, các gói được hoán đổi nhãn qua mạng cho đến khi nó
đến LSR ngõ ra, lúc đó nhãn bị loại và được xử lý tại lớp 3 của gói tin. IP bình thuờng.
Ví dụ sau sẽ mô tả quá trình hoạt động chuyển mạch của MPLS:

Hình 2.17: Hoạt động MPLS
Đầu tiên R1 quảng bá prefix 10.10.10.0/24 vào mạng bằng một giao thức IGP (OSPF,
EIGRP…).

Một gói tin IP đến R4 với đích là các địa chỉ thuộc mạng 10.10.10.0/24.
Lúc này R4 phân loại gói tin đó vào một FEC, sau đó xem cơ sở thông tin chuyển
tiếp nhãn của nó và xác định được next hop là R3 và gán nhãn L4 cho FEC này, gửi đến
R3.

SVTH: LÊ ĐĂNG SỰ

LỚP: D13CQVT01-N

19


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ MPLS
R3 nhận gói tin được gán nhãn L4 từ R4, nó tìm trong bảng LFIB của mình sau đó
thực hiện thao tác đổi nhãn L4 thành L3 và chuyển qua R2.
R2 nhận gói tin MPLS từ R3 gửi đến, dò trong bảng LFIB thực hiện thao tác tháo
nhãn ra (do trước nó là Router biên của miền MPLS nên R2 thực hiện kỹ thuật PHP) trước
khi đưa đến R1 như là một gói tin IP bình thường.
R1 nhận gói tin từ R2 và chuyển tiếp gói tin đến đích của nó dựa vào Header của gói
IP.
2.5. Ưu nhược điểm MPLS
2.5.1. Ưu điểm
Mặc dù thực tế rằng MPLS ban đầu được phát triển với mục đích để giải quyết việc
chuyển tiếp gói tin, nhưng lợi điểm chính của MPLS trong môi trường mạng hiện tại lại từ
khả năng điều khiển lưu lượng của nó, một số lợi ích của MPLS như:
Hỗ trợ mềm dẻo cho tất cả các dịch vụ (hiện tại và sắp tới) trên một mạng đơn.
Đơn giản hóa đồ hình và cấu hình mạng khi so với giải pháp IP qua ATM.
Hỗ trợ tất cả các công cụ điều khiển lưu lượng mạnh mẽ bao gồm cả định tuyến liên
tiếp và chuyển mạch bảo vệ.
Hỗ trợ đa kết nối và đa giao thức: thiết bị chuyển tiếp chuyển mạch nhãn có thể được

dùng khi thực hiện chuyển mạch nhãn với IP cũng tốt như với IPX. Chuyển mạch nhãn
cũng có thể vận hành ảo trên bất kỳ giao thức lớp liên kết dữ liệu.
Khả năng mở rộng: chuyển mạch nhãn cũng có ưu điểm về sự tương tác giữa chức
năng điều khiển và chuyển tiếp. Mỗi phần có thể phát triển không cần đến các phần khác,
tạo sự phát triển mạng dễ dàng hơn, giá thành thấp hơn và lỗi ít hơn.
Hỗ trợ cho tất cả các loại lưu lượng: một ưu điểm khác của chuyển mạch nhãn là nó
có thể hỗ trợ cho tất cả các loại chuyển tiếp unicast, loại dịch vụ unicast và các gói multicast.
2.5.2. Nhược điểm
Việc hỗ trợ đồng thời nhiều giao thức sẽ gặp phải những vấn đề phức tạp trong kết
nối.
Các ưu thế về hiệu năng, tốc độ hay điều khiển lưu lượng của MPLS chỉ thực sự phát
huy tác dụng đối với các mạng qui mô lớn. Đối với các mạng qui mô nhỏ thì đôi khi việc
ứng dụng MPLS lại dẫn đến sự phức tạp hóa mạng không cần thiết, giảm tốc độ xử lí tại
các nút và giảm hiệu năng mạng nói chung.

SVTH: LÊ ĐĂNG SỰ

LỚP: D13CQVT01-N

20


×