Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Toàn cầu hóa và vấn đề Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.77 KB, 38 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
Phần I: Lời mở đầu..............................................................................4
Phần II: Nội dung chính.....................................................................6
Chương 1: . Khái quát chung về toàn cầu hóa và vấn đề đầu tư ra nước
ngoài ở Việt nam......................................................................................................6
1. Toàn cầu hóa................................................................................................6
2. Đầu tư ra nước ngoài....................................................................................6
3. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến đầu tư ra nước ngoài...............................7
4. Tại sao phải đầu tư ra nước ngoài................................................................7
5. Hệ thống pháp luật đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam..............................8
6. Những thế mạnh đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam..................................9
Chương 2. Thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
dưới tác động của toàn cầu hóa...........................................................................11
I. Thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam ..............11
1. Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 89-07.................................11
1.1 Bối cảnh.........................................................................................11
1.2 Thực trạng......................................................................................11
2. Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam năm 2007.........................................18
2.1 Bối cảnh.........................................................................................18
2.2 Thực trạng......................................................................................19
3. Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam năm 2009..........................................20
3.1 Bối cảnh ........................................................................................20
3.2 Thực trạng......................................................................................20
4. Dự báo đầu tư ra nước ngoài Việt Nam.....................................................21

II. Đánh giá hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam..................22
1. Kết quả đạt được........................................................................................22
2. Thuận lợi....................................................................................................24
3. Những hạn chế còn tồn tại..........................................................................25
4. Khó khăn của việc đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam................................26


5. Nguyên nhân...............................................................................................28
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam...............31
I. Triển vọng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam....................................31
1. Bối cảnh kinh tế hiện nay...........................................................................31
2 .Dự báo........................................................................................................31
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
II. Một số giải pháp thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài..................................32
1. Công tác quản lý.........................................................................................32
2. Cung cấp thông tin.....................................................................................32
3. Chính sách hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước.....................................................33
3.1 Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư..................................................................33
3.2 Chính sách ưu đãi về thuế................................................................34
3.3 Thực hiên hiệp định, thỏa thuận song phương.................................34
3.4 Đào tạo lao động..............................................................................34

Phần III: Kết luận..................................................................................35
Danh mục tài liệu tham khảo.....................................................................36
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
• BIDV: Bank for Investment and Development of Vietnam
• CN: Công nghiệp
• CAA: Cambodia Angkor Air
• CN: Công nghiệp
• ĐTRNN: Đầu tư ra nước ngoài
• ĐTNN: Đầu tư nước ngoài
• KT-XH: Kinh tế - Xã hội
• KH- ĐT: Kế hoạch- Đầu tư
• NĐ-CP: Nghị định – Chính phủ

• QĐ- BKH: Quyết định- Bộ kế hoạch
• SGI: Saigon Invest Group
• SXKD: Sản xuất kinh doanh
• TT – BKH : Thông tư – Bộ kế hoạch
• TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
• VOIP: Voice over Internet Protocol
• VNA: Vietnam Airlines
• WTO: World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới
• XD: xây dựng
• XHCN: Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. Bảng đầu tư ra nước ngoài theo ngành...........................................................12
2. Biểu đồ Cơ cấu đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tính theo số dự án........13
3. Biều đồ Cơ cấu đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tính theo tổng vốn
đầu tư 13
4. Bảng đầu tư ra nước ngoài phân theo nước....................................................14
5. Bảng đầu tư ra nước ngoài phân theo năm.....................................................16
6. Biểu đồ đầu tư ra nước ngoài theo năm..........................................................17
7. Biểu đồ cơ cấu đầu tư ra nước ngoài theo ngành năm 2007 .........................20
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
8. Biểu đồ dự báo đầu tư ra nước ngoài.............................................................22
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời mở đầu
I. Tính tất yếu
Thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của sự toàn cầu hóa, hứa hẹn nhiều
biến chuyển. Những ảnh hưởng ngày càng lan rộng của các công ty đa quốc
gia cùng với phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã thúc đẩy cả xã
hội cùng chạy đua trên con đường phát triển. Quá trình chuyên môn hóa, hợp

tác hóa ngày càng được chuyên sâu góp phần tăng tổng sản phẩm toàn xã
hội.
Việt Nam cũng không ngoại trừ trong quá trình toàn cầu hóa đó. Để hội
nhập với nền kinh tế thế giới, chúng ta cũng phải có những chuyển mình để
không bị gạt ra khỏi vòng quay của sự phát triển. Trong bối cảnh đó, xu
hướng mởi cửa, hợp tác kinh tế với các nước là một quan điểm nổi bật của
chính phủ ta. Thể hiện điều này, Quốc hội ta đã thông qua luật đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài, cho phép các cá nhân, tổ chức Việt Nam đầu tư ra nước
ngoài. Qua đó đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tuy nhiên quá trình đó còn
gặp nhiều thách thức, cần có sự nỗ lực từ hai phía.
II. Mục đích nghiên cứu
Đề tài “ Toàn cầu hóa và vấn đề Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt
Nam” để tìm hiểu thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và
các tác động của nó đối với nền kinh tế nước ta là một đề tài rất cần thiết,
nhằm giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể hơn về nền kinh tế và rút ra những
bài học cần thiết trong quá trình hội nhập.
Đồng thời đề tài này cũng đề cập đến đánh giá tổng thể về 20 năm các
doanh nghiệp nước ta tham gia đầu tư nước ngoài, những thuận lợi, khó khăn
trong quá trình đó.
Mục đích cuối cùng của đề tài đó là dự báo, đề ra một số phương hướng
và giải pháp cho Việt Nam trong nhằm nâng cao số lượng cũng như chất
lượng các dự án đầu tư ra nước ngoài.
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng đầu tư ra nước ngoài của
Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu được xem xét trên 2 khía cạnh số dự án đầu tư và
tổng vốn đầu tư, được tìm hiểu từ năm 1989 đến hết năm 2009 ( Từ khi bắt
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đầu có dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đến nay ). Từ dãy số liệu

đó, lập hàm dự báo và dự báo cho năm 2010 và 2015.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu như thống kê mô tả, diễn dịch,
qui nạp, các phương pháp quan sát từ thực tiễn để khái quát qui luật của vấn
đề cần nghiên cứu diễn ra trong thực tế, ghi nhận và diễn giải những điều
được quan sát, tìm kiếm số liệu liên quan để thống kê, phân tích, so sánh,
đánh giá, tìm ra xu hướng chung, phương pháp đúng đắn, hiệu quả rồi tổng
kết, kiểm chứng trên thực tế để rút ra kết luận.
Chúng em cũng đã sử dụng các hàm xu thế thời gian, hàm dự báo dựa trên
dãy số liệu tìm hiêu được để dự báo cho 1 vai năm tới.
Đề tài này dựa vào cơ sở lí thuyết của chuyên ngành kinh tế quốc tế đồng
thời sưu tập thêm các thông tin thực tế của các website liên quan.
V. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài này gồm 3 chương.
Chương 1 Khái quát chung về toàn cầu hóa và vấn đề đầu tư ra nước
ngoài ở Việt nam
Chương 2. Thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
dưới tác động của toàn cầu hóa
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam
Mặc dù chúng em đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình
của thầy để em có thể hoàn thành bài tiểu luận này, nhưng do sự nhận thức
chưa đầy đủ và thời gian nghiên cứu ít nên còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, chúng
em rất mong được nhận sự góp ý và giúp đỡ của thầy.
Chúng em xin chân thành cảm ơn
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Toàn cầu hóa với đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam
Chương 1: Khái quát chung về toàn cầu hóa và vấn đề đầu tư ra nước
ngoài ở Việt Nam
1. Toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là quá trình hội nhập của các quốc gia vào một nền kinh tế toàn
cầu thống nhất và duy nhất, trong đó mỗi nền kinh tế của mỗi quốc gia là bộ phần
của nền kinh tế thế giới
Toàn cầu hoá là hiện tượng có từ lâu, nhưng kết hợp toàn cầu hoá sản xuất và
tiêu thụ thông qua việc hình thành đầu tư quốc tế đã làm cho toàn cầu hoá kinh tế trở
thành một xu thế mới.
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền
kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia,
các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu.
Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động
của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói
riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn
cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá.
2.Đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN)
ĐTRNN là vấn đề mang tính chất toàn cầu và là xu thế của các quốc gia trong
khu vực và trên thế giới nhằm mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, tiếp cận gần khách hàng hơn, tận dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ,
tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa, tránh được chế độ giấy phép xuất khẩu trong
nước và tận dụng được quota xuất khẩu của nước sở tại để mở rộng thị trường, đồng
thời, tăng cường khoa học kỹ thuật, nâng cao nâng lực quản lý và trình độ tiếp thị
với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào nhu cầu và
điều kiện của mỗi nước mà ĐTRNN cân bằng và đồng hành với đầu tư nước ngoài.
Vì vậy, dòng vốn đầu tư giữa các nước phát triển sang các nước đang phát triển biến
động từng năm tùy thuộc nhu cầu và điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của mỗi
nước, như Hàn Quốc là một nước có chính sách thúc đẩy và hỗ trợ đầu tư nước
ngoài vào, đồng thời cũng khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư ra nước
ngoài. Việt Nam đi lên từ một nền kinh tế kém, tiến hành thu hút đầu tư nước ngoài
chậm hơn so với các nước khu vực và thế giới nhưng 20 năm qua đã đạt được nhiều
thành tự trong thu hút và sử dụng vốn ĐTNN, đồng thời, do nhận thức được vai trò
của ĐTRNN nên sớm đã có chính sách khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam

ĐTRNN.
3. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến đầu tư ra nước ngoài
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Toàn cầu hóa là sự gia tăng các dòng chảy xuyên biên giới về con người, dịch vụ,
vốn, thông tin và văn hóa. Toàn cầu hóa loại bỏ sự cô lập, tăng sự giàu có và tự do,
giúp nâng cao tiềm năng và kiến thức của con người trên toàn thế giới. Đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài là một trong những hoạt động kinh tế thúc đẩy quá trình toàn cầu
hóa diễn ra nhanh hơn, tới mọi nơi trên toàn thế giới. Như bất kỳ hoạt động đầu tư
nào khác, đầu tư ra nước ngoài không chỉ trực tiếp làm tăng thu nhập cho mỗi doanh
nghiệp, mà nó còn có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng và phát triển của nền kinh
tế quốc dân.
Khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, ta không chỉ còn là cá nhân một đất
nước, hay chỉ là tham gia một môi trường nhỏ nào nữa mà bây giờ, toàn cầu hóa
nghĩa là ta đã tham gia vào một môi trường “ Toàn cầu “. Giờ đây thị trường của ta
bây giờ không chỉ là trong nước nữa mà là toàn thế giới. Thị trường mở rộng, điều
đó có nghĩa là giờ đây muốn phát triển ta phải tận dụng điều đó.
Nghĩa là ta không chỉ chú ý đến đầu tư nước ngoài vào nữa, mà tại sao ta lại
không nghĩ đến vấn đề đầu tư ra nước ngoài?
Việt Nam đã đến ngưỡng cửa của hội nhập toàn diện, không thể chỉ dừng lại ở
việc tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Đầu tư ra nước ngoài đã trở
thành một xu thế tất yếu, do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động, tranh
thủ thời cơ để thâm nhập vào thị trường thế giới.
Đầu tư ra nước ngoài, với một thị trường rộng lớn thế kia, thì doanh nghiệp dù đi
thế nào, đầu tư ra sao cũng có thể tồn tại được. Dù rằng bước đi đầu tiên sẽ là rất
khó khăn, thất bại đầu tiên, điều đó là không thể tránh khỏi. Nhưng như câu “ thất
bại là mẹ thành công”, không có thất bại, khó khăn thì sao ta có thể thành công được.
Chính vì vậy đầu tư ra nước ngoài dù rằng còn rất mới mẻ, nhưng với quá trình toàn
cầu hóa đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho đầu tư ra nước ngoài, thì rất nhiều
doanh nghiệp đã mạnh dạn có những bước đi đầu tiên, và mở đầu cho sự phát triển

ngày càng mạnh mẽ của đầu tư ra nước ngoài của ta .
4. Tại sao phải có đầu tư ra nước ngoài
Những năm đầu thập niên 90, lượng vốn ĐTNN vào Việt Nam tăng mỗi năm, số
các doanh nghiệp ĐTNN trong sản xuất hàng dệt-may tăng cao nên số lượng quota
xuất khẩu hàng năm không đáp ứng đủ năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, chính sách
“đóng cửa rừng”, cấm khai thác đánh bắt gần bờ để bảo vệ tài nguyên, môi trường
cũng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp trong
công nghiệp chế biến sản xuất hàng tiêu dùng.
Vì vậy, nhằm bù đắp các “thiếu hụt trên” đã có một số doanh nghiệp ĐTNN
chuyển mục tiêu hoạt động hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại một số nước láng giềng
trong khu vực.
Trong số các doanh nghiệp đi tiên phong trong ĐTRNN còn phải kể tới một số
doanh nghiệp tư nhân của một số địa phương tại vùng biên giới với một số nước bạn
(Lào, Campuchia) đã thực hiện dự án đầu tư tại nước bạn theo thỏa thuận hợp tác
song phương giữa chính quyền địa phương hai nước
5. Hệ thống luật đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trước thực tế đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày
14/4/1999 quy định ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam để hướng dẫn và quản lý
hoạt động ĐTRNN. Như vậy, có thể nói sau hơn 10 năm thực thi Luật Đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam pháp luật về ĐTRNN tại Việt Nam bắt đầu hình thành, mở
đường cho các hoạt động ĐTRNN sau này. Mặc dù hành lang pháp lý cho ĐTRNN
của doanh nghiệp Việt Nam mới được ban hành đầu năm 1999, nhưng trước thời
điểm này một số doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành hoạt động ĐTRNN.
Để triển khai Nghị định 22/1999/NĐ-CP nói trên, các Bộ, ngành liên quan đã ban
hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam
(Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày
19/01/2001 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với ĐTRNN của doanh nghiệp Việt

Nam). Những văn bản nêu trên cùng với các văn bản pháp luật khác đã tạo nên một
khung pháp lý cần thiết cho hoạt động ĐTRNN. Trong hơn 16 năm qua, đã có 249
dự án ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,39 tỷ
USD.
Việc ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn đã
đánh dấu mốc quan trọng trong việc hình thành cơ sở pháp lý cho hoạt động
ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho việc ra đời nhiều dự án
ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đạt hiệu quả nhất định. Đồng thời là
minh chứng cho sự trưởng thành về nhiều mặt của các doanh nghiệp Việt Nam từng
bước hội nhập đời sống kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy
hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn
khi triển khai thực hiện, bộc lộ một số hạn chế đòi hởi cần được hoàn thiện. Chẳng
hạn, các quy định còn thiếu cụ thể, đồng bộ, nhất quán, có một số điều khoản đến
nay không còn phù hợp, không bao quát được sự đa dạng của các hình thức
ĐTRNN. Thủ tục hành chính nhìn chung vẫn còn phức tạp, rườm rà, không ít quy
định của cơ quan quản lý can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp. Quy trình đăng ký và thẩm định cấp Giấy chứng nhận đầu
tư ra nước ngoài còn phức tạp, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư chưa
được rõ ràng. Thiếu các chế tài cụ thể về cơ chế báo cáo, cung cấp thông tin về triển
khai dự án đầu tư ở nước ngoài và chưa có cơ chế kiểm soát hoạt động ĐTRNN. Cơ
chế phối hợp quản lý đối với ĐTRNN chưa được quy định cụ thể, rõ ràng. Ngoài ra,
văn bản pháp lý về ĐTRNN mới dừng lại ở cấp Nghị định của Chính phủ nên hiệu
lực pháp lý chưa cao.
Từ thực tế nêu trên, năm 2005 Chính phủ đã trình Quốc hội luật hóa hoạt
động ĐTRNN và được Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư năm 2005 (có hiệu lực
vào tháng 7/2006),trong đó có các quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt
Nam. Sau một thời gian ngắn, Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định
về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam được ban hành ngày 09/9/2006 nhằm hướng
dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2005 với 4 mục tiêu chủ đạo là:
1. phù hợp với thực tiễn hoạt động;

9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. quy định rõ ràng, cụ thể hơn;
3. tăng cường hiệu quả của quản lý nhà nước
4. đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đồng thời, kế thừa và phát huy có chọn
lọc những mặt tích cực, cũng như khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật
hiện hành về ĐTRNN nhằm mở rộng và phát triển quyền tự chủ, tự do kinh doanh
của doanh nghiệp.
Nghị định 78/2006/NĐ-CP còn quy định các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế, trong đó có doanh nghiệp có vốn ĐTNN, đều có quyền
ĐTRNN, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh, được lựa
chọn hay thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư thích ứng với
yêu cầu kinh doanh và được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Giảm thiểu các quy định
mang tính “xin-cho” hoặc “phê duyệt” bất hợp lý, không cần thiết, trái với nguyên
tắc tự do kinh doanh, gây phiền hà cho hoạt động đầu tư, đồng thời, có tính đến với
lộ trình cam kết trong các thoả thuận đa phương và song phương trong hội nhập kinh
tế quốc tế, nhất là các nguyên tắc đối xử quốc gia và tối huệ quốc. Bên cạnh đó,
Nghị định 78/2006/NĐ-CP còn quy định rõ về trách nhiệm, các quan hệ giữa cơ
quan nhà nước đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp, về việc thực hiện các mối quan
hệ đó cũng như chế tài khi có những vi phạm từ hai phía (nhà đầu tư và cơ quan,
công chức nhà nước) nếu không thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Như vậy, khuôn khổ pháp lý của hoạt động ĐTRNN đã dần dần được hoàn
thiện hơn thông việc ban hành Luật Đầu tư năm 2005, đồng thời, Nghị định số
78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định về ĐTRNN đã thay thế Nghị định số
22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 và thủ tục đầu tư ra nước ngoài đã được hướng dẫn
cụ thể, rõ ràng, đơn giản tại Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6.Những thế mạnh đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
Theo các chuyên gia kinh tế, thế mạnh của Việt Nam là các lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp, trồng cao su, khai thác khoáng sản, sản xuất chế biến hàng gia dụng,

vật liệu xây dựng
Lào, Campuchia, Nga, Malaysia, Angieria… vẫn là điểm đến đầu tư thu hút các
doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh việc đầu tư các lĩnh vực khai khoáng, trồng rừng,
thủy điện, viễn thông, xây dựng hạ tầng,.. Tại các quốc gia này, gần đây các doanh
nghiệp Việt Nam còn hướng đến các lĩnh vực như hàng không, ngân hàng, bảo
hiểm…
Trong năm 2009, nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt
Nam chuyển từ quy mô đầu tư nhỏ vào các ngành nghề đơn giản sang các ngành
nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao và trải đều ở tất cả các châu lục. Điểm đến cho
đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam không chỉ là các thị trường quen thuộc mà còn
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
mở sang cả những quốc gia vốn là các nhà đầu tư lớn của Việt Nam như Nhật, Mỹ,
Hàn Quốc, Singapore…
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
dưới tác động của toàn cầu hóa
Nền kinh tế kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đã có thêm nhiều doanh nghiệp Việt
Nam có khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm để đầu tư ra nước ngoài. Mặt
khác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận thức được lợi ích của việc ĐTRNN
(tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, lao động tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển
sản phẩm, thâm nhập vào thị trường của nước sở tại .v.v.) trong bối cảnh hội nhập
sâu vào đời sống kinh tế khu vực và quốc tế. Nhất là khi Việt Nam chính thức là
thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho các hoạt động đầu tư, thương mại của doanh nghiệp, trong đó có
hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
I . Thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
1. Đầu tư ra nước ngoài từ 1989-2007:
1.1 Bối cảnh: Từ khi có luật Đầu tư ra nước ngoài tại Việt Nam trước khi gia

nhập WTO
1.2 Thực trạng
Tính đến hết năm 2007, qua 16 năm thực hiện ĐTRNN, Việt Nam có 265 dự án
ĐTRNN còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 2,006 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng
800 triệu USD, chiếm 40% tổng vốn ĐTRNN. Quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 7,5
triệu USD/dự án.
Qua từng giai đoạn, quy mô vốn đầu tư đã tăng dần, điều này cho thấy tác động
tích cực của khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp
Việt Nam; cũng như sự trưởng thành về mọi mặt của doanh nghiệp nhà nước tham
gia vào hoạt động ĐTRNN.
Trong giai đoạn 1989-1998, trước khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP
nói trên, có 18 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký trên 13,6 triệu USD; quy mô
vốn đầu tư bình quân đạt 0,76 triệu USD/dự án.
Trong thời kỳ 1999-2005 sau khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP, có
131 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt 731,4 triệu USD, gấp 7 lần về số dự án
và gấp 53 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với thời kỳ 1989-1998; quy mô vốn đầu
tư bình quân đạt 5,58 triệu USD/dự án, cao hơn giai đoạn 1989-1998.
Từ năm 2006 tới hết năm 2007 (thi hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP) có 116
dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt trên 1,26 tỷ USD; tuy chỉ bằng 88% về số
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
dự án, nhưng tăng 72,4% về tổng vốn đầu tư đăng ký so với giai đoạn 1999-2005;
quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 10,8 triệu USD/dự án, cao hơn thời kỳ 1999-2005.
a. ĐTRNN phân theo ngành :
ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI PHÂN THEO NGÀNH
(tính từ ngày 31/12/2007 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT
Chuyên
ngành
Số

dự án TVĐT
ĐT thực
hiện
I
Công nghiệp
11
3 1504514883 54847053
CN dầu khí 9 643940000 43866840
CN nặng 51 767176267 1041061
CN nhẹ 17 14838810 5338840
CNthực phẩm 16 26491080 500000
Xây dựng 20 52068726 4100312
II
Nông nghiệp 53 285989569 4302626
Nông lâm
nghiệp 46 274639569 2302626
Thủy sản 7 11350000 2000000
III
Dịch vụ 99 215533116 5729737
Dịch vụ 58 92470818 990985
GTVT-Bưu điện 22 51407266 3400000
Khách sạn- Du
lịch
6 13227793 420000
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Văn hóa-Y tế-Giáo
dục 6 13037239 918752
Văn phòng-Căn
hộ 1 30000000 0

XD Văn phòng- Căn
hộ 6 15390000 0
Tổng số 265 2006037568 64879416
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- bộ kế hoạch đầu tư
Cơ cấu đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tính theo số dự án
Cơ cấu đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tính theo tổng vốn đầu tư
Ta thấy vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam chủ yếu là vào ngành công
nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng và xây dựng. Số dự án đầu tư vào ngành dịch
vụ tuy chiếm tỉ trọng không nhỏ nhưng số vốn còn thấp.
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Các doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công
nghiệp (113 dự án, tổng vốn đầu tư là 1,5 tỷ USD) chiếm 42,6% về số dự án và 75%
tổng vốn đăng ký ĐTRNN. Trong đó, có một số dự án quy mô vốn đầu tư trên 100
triệu USD, như: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt-Lào đầu tư 2 dự án:
Thủy điện Xekaman 1, tổng vốn đầu tư 441,6 triệu USD và) Thủy điện Xekaman 3,
tổng vốn đầu tư 273 triệu USD. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 243 triệu USD
thăm dò khai thác dầu khí tại Angiêri . Công ty Đầu tư phát triển dầu khí đầu tư 2 dự
án thăm dò khai thác dầu khí tại Madagascar (vốn 117,36 triệu USD) và tại I Rắc
(vốn 100 triệu USD).
Tiếp theo là lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp (53 dự án, tổng vốn đăng ký
ĐTRNN là 286 triệu USD) chiếm 20% về số dự án và 14,26% tổng vốn đăng ký
ĐTRNN. Trong đó, đa số là dự án đầu tư trồng cao su, cây công nghiệp tại Lào với
một số dự án quy mô lớn như: Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng Việt -Lào, vốn đầu
tư 81,9 triệu USD; Công ty cao su Đắc Lắc, vốn đầu tư 32,3 triệu USD; Công ty cổ
phần cao su Việt-Lào, vốn đầu tư 25,5 triệu USD.
Lĩnh vực dịch vụ (99 dự án ĐTRNN, tổng vốn đăng ký ĐTRNN là 215,5 triệu USD)
chiếm 37,3% về số dự án và 10,7% tổng vốn đăng ký ĐTRNN. Trong đó, có một số dự án
lớn như: Công ty viễn thông quân đội Viettel đầu tư 27 triệu USD tại Campuchia để khai
thác mạng viễn thông di động, Công ty cổ phần đầu tư Việt Sô đầu tư 35 triệu USD để xây

dựng Trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê tại Moscow-Liên bang Nga, Công ty dịch
vụ kỹ thuật dầu khí đầu tư 21 triệu USD tại Singapore để đóng mới tàu chở dầu.... Còn lại
là các dự án có quy mô vừa và nhỏ đầu tư vào các địa bàn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung
Quốc....
b. ĐTRNN phân theo đối tác:
ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI PHÂN THEO NƯỚC
( Tính tới ngày 31/12/2007- chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT Nước tiếp nhận
Số dự
án TVĐT ĐT thực hiện
1 Lào 98
1,040,310,3
80
7
,511,733
2 Angieri 1
243,00
0,000
35
,000,000
3 Madagascar 1
117,36
0,000

-
4 Malaysia 4
112,73
6,615
6
,576,840

5 Irắc 1
100,00
0,000

-
6 Campuchia 28
89,39
9,869
1
,394,014
7 Liên bang Nga 12
78,06
7,407
2
,010,000
8 Hoa Kỳ 30 68,18 1
15

×