Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.52 KB, 13 trang )

ÔN TẬP HSG SINH HỌC 6
Câu 1. Tại sao nói không có cây xanh, thì không có sự sống trên trái đất?
Trả lời:
Không có cây xanh thì không có sự sống trên trái đất vì con người và hầu hết các loài động vật trên
trái đất đều phải nhờ vào chất hữu cơ và khí ôxi do cây xanh quang hợp tạo ra.
Câu 2. Kể tên và nêu chức năng của các loại rễ biến dạng. Cho ví dụ mỗi loại.
Trả lời:
1- Rễ củ
 Chứa chất dinh dưỡng cho cây dùng khi ra hoa tạo quả.VD: khoai lang, cà rốt…
2- Rễ móc  Bám vào trụ, giúp cây leo lên cao. VD: trầu bà, vạn niên thanh…
3- Rễ thở
 Giúp cây hô hấp trong không khí. VD: bần, bụt mọc…
4- Giác mút  Giúp cây lấy thức ăn từ cây chủ.VD: tầm gửi, tơ hồng…
Câu 3. Tại sao phải thu hoạch những cây rễ củ trước khi chúng ra hoa tạo quả
Trả lời:
-Vì rễ củ dự trữ chất dinh dưỡng dùng cho cây khi ra hoa tạo quả. Nếu thu hoạch sau khi ra hoa tạo
quả thì chất dinh dưỡng sẽ không còn, năng suất không cao.
Câu 4. Trình bày cấu tạo ngoài của thân? Giải thích được tại sao phải bấm ngọn, tỉa cành cho
cây ?
Trả lời:
- Cấu tạo ngoài của thân
+ Thân cây gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
+ Chồi nách có 2 loại là chồi hoa và chồi lá.
+ Chồi hoa mang các mầm hoa sẽ phát triển thành hoa.
+ Chồi lá mang mầm lá sẽ phát triển thành cành mang lá
-Giải thích: + Thường bấm ngọn cho cây trước khi ra hoa vì: Khi bấm ngọn cây không cao lên, chất
dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển.
+ Tỉa cành xấu, cành sâu kết hợp với bấm ngọn để thức ăn dồn xuống các cành còn lại làm cho chồi,
hoa, quả, lá phát triển.
Câu 5. Có thể xác định được tuổi cây gỗ bằng cách nào?
Trả lời:


Người ta có thể xác định tuổi cây gỗ bằng cách đếm số vòng gỗ của cây (qua mặt cắt ngang thân
cây). Mỗi năm cây sinh ra một vòng vì vậy, đếm được bao nhiêu vòng gỗ thì cây bấy nhiêu tuổi.
Câu 6. Tìm 3 loại thân biến dạng, vai trò của chúng đối với cây và công dụng đối với con
người.
Trả lời:
STT Tên cây Loại rễ

Chức năng đối với cây

Công dụng đối với người


1

Cây nghệ Thân rễ

Dữ trữ chất dinh dưỡng
cho cây

Làm gia vị và thuốc chữa bệnh

2

Cây tỏi

Thân hành

Dữ trữ chất dinh dưỡng
cho cây


Làm gia vị và thuốc chữa bệnh

3

Su hào

Thân củ trên mặt Dữ trữ chất dinh dưỡng
đất
cho cây

lLàm thức ăn

4

Cà rốt

Thân củ dưới mặt Dữ trữ chất dinh dưỡng
đất
cho cây

Làm thức ăn

Câu 7. Tìm những đặc điểm giống và khác nhau giữa các củ: dong ta, khoai tây, su hào.
Trả lời:
* Giống nhau: Đều là những loại thân biến dạng và chứa chất dự trữ cho cây.
* Khác nhau:
- Củ dong ta là dạng thân rễ nằm ở dưới đất.
- Củ khoai tây:dạng thân củ nằm ở dưới đất.
- Củ su hào: dạng thân củ nằm ở trên đất.
Câu 8. Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn?

Trả lời:
Thân cây biến dạng thành thân mọng nước (dự trữ nước cho cây) chống chịu được điều kiện khô
hạn; lá cây xương rồng biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước của cây, giúp cho cây có đủ nước
sống trong môi trường khô hạn, khắc nghiệt.

Câu 9. Những đặc điểm nào có thể giúp lá nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp tạo chất
hữu cơ nuôi cây.
Trả lời:
- Phiến lá có màu lục, hình bản dẹt, là phần rộng nhất của lá  giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
- Lá xếp trên các mấu thân so le nhau
 giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
Câu 10. Hãy cho ví dụ về ba kiểu xếp lá trên cây.
Trả lời:
- Lá mọc cách: các lá mọc so le nhau trên cành như lá cây dâu, lá cây dâm bụt...
- Lá mọc đối: từng đôi lá đối xứng nhau trên cành như; lá ổi, lá hải đường, lá mẫu đơn.
- Lá mọc vòng: lá mọc thành vòng xung quanh thân hoặc cành như lá cây dây huỳnh, lá trúc đào...
Câu 11. Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng?
Trả lời:
Có 3 kiểu xếp lá và 3 kiểu gân lá (hình mang, hình cung, song song).


Hình dạng, kích thước của phiến lá rất khác nhau.
Có 2 loại lá: lá đơn và lá kép.
Câu 12. Lỗ khí có chức năng gì? Những đặc điểm nào phù hợp với chức năng đó?
Trả lời:
Lỗ khí có chức năng giúp lá trao đổi khí với môi trường và thoát hơi nước ra ngoài.
Đặc điểm phù hợp với chức năng đó là: Lỗ khí nằm trên biểu bì và thường tập trung ở mặt dưới (mặt
trên hầu như không có hoặc có rất ít). Lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ở bên trong phiến
lá, nên thuận tiện cho việc trao đổi khí và thoát hơi nước.
Câu 13. Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới ?

Trả lời:
Phần lớn các loại cây đều có lá 2 mặt (trên và dưới) phân biệt nhau rõ ràng. Mặt trên có màu xanh
sẫm hơn mặt dưới là vì các tế bào thịt lá ở mặt trên chứa nhiều lục lạp hơn. Đây là đặc điểm thích
nghi để thực hiện quá trình quang hợp có hiệu quả hơn khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt trên
của lá nhiều hơn.
Câu 14. Quang hợp là gì? Viết sơ đồ quá trình quang hợp.
Trả lời:
- Quang hợp là quá trình mà lá cây nhờ có chất diệp lục đã sử dụng nước, khí cacbonic và năng
lượng ánh sáng để chế tạo tinh bột và thải khí oxi ra môi trường ngoài.
Từ tinh bột và muối khoáng hòa tan, lá cây còn chế tạo được những chất hữu cơ khác cần thiết cho
cây.
- Sơ đồ tóm tắt quang hợp.
Nước
+ Khí cacbonic
(rễ hút từ đất) (lá lấy từ không khí)

ánh sáng
chất diệp lục

Tinh bột
(trong lá)

+
Khí oxi
(lá nhả ra ngoài môi trường)

Câu 15. Thân non có màu xanh, có tham gia quang hợp được không ? Vì sao ? Cây không có lá
hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp do bộ phận nào của cây
cảm nhận ? Vì sao em biết ?
Trả lời:

Thân non có màu xanh cũng quang hợp được khi có đủ ánh sáng. Màu xanh của thân chứng tỏ trong
tế bào có lục lạp chứa diệp lục có chức năng quang hợp.
Những cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp do thân
hoặc cành đảm nhiệm. Vì ở những câv này. thân và cành cũng có lục lạp chứa diệp lục.
Câu 16. Nêu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp.
Trả lời:
- Ánh sáng cần thiết cho quang hợp, nhưng nhu cầu ánh sáng của các loại cây khác nhau thì khác
nhau. Có những cây ưa ánh sáng mạnh (lúa. ngô. khoai...) là cây ưa sáng, có những cây ưa ánh sáng
yếu hơn, sống ở nơi có bóng râm (lá lốt. trầu không...) là cây ưa bóng.


- Nước vừa là nguyên liệu của quang hợp vừa là thành phần chiếm nhiều nhất trong cây. Nước là
phương tiện vận chuyển các chất trong cây và tham gia điều hòa mọi hoạt động của cây, điều hòa
nhiệt độ của cây...
- Khí cacbônic là nguvên liệu của quá trình quang hợp. Với hàm lượng khí cacbônic bình thường
của không khí là 0,03%, cây có thể quang hợp được, nếu hàm lượng này tăng gấp rưỡi hay gấp đôi
thì sản phẩm quang hợp sẽ tăng. Nhưng lên quá cao (0,2% cây sẽ bị chết).
- Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp. Cây quang hợp bình thường trong khoảng nhiệt
độ từ 20°c - 30°c. Nếu nhiệt độ quá cao hay thấp quá thì quá trình quang hợp bị giám hoặc bị ngừng
trệ.
Câu 17. Vì sao cần trồng cây theo đúng thời vụ ?
Trả lời:
Người ta phải trồng cây đúng thời vụ là vì: các loại cây khác nhau có nhu cầu khác nhau về các điều
kiện ngoại cảnh. Cho nên, muốn cho cây sinh trưởng, phát triển tốt thì phải trồng cây vào thời điểm
có khí hậu, thời tiết phù hợp nhất đổi với cây. Có như vậy cây mới sử dụng được các yếu tố ánh
sáng, nhiệt độ, độ ẩm... của môi trường phù hợp nhất và hiệu quả nhất.
Câu 18. Nêu ý nghĩa của sự thoát hơi nước ở lá? Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự
thoát hơi nước qua lá?
Trả lời:
- Tạo sức hút giúp cây vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan vận chuyển từ rễ lên lá.

- Làm cho lá dịu mát khi ánh nắng và nhiệt độ đốt nóng.
- Độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, sức gió.

Câu 19. Hô hấp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp? ý nghĩa hô hấp với đời sống của
cây?
Trả lời:
- K/n: Hô hấp là quá trình cây hút khí oxi phân giải các chất hữu cơ tạo ra năng lượng đồng thời nhả
ra khí cacbônic và hơi nước.
- Sơ đồ hô hấp
Chất hữu cơ + khí ôxi ---->năng lượng + khí cacbonic + hơi nước
-Ý nghĩa: Giúp cho cơ quan của cây lớn lên, giúp cây chống những nhiệt đọ khắc nghiệt khi môi
trường thay đổi, giúp rễ hút nước và muối khoáng, giúp cây sinh sản…
Câu 20. So sánh quá trình quang hợp và hô hấp?
Trả lời:
a) Giống nhau: Đều là quá trình có ý nghĩa thay đổi đới sống của cây, chị ảnh hưởng bởi các yếu tố
bên ngoài như nhiệt độ, không khí…
b) Khác: Hô hấp: xảy ra ở tất cả bộ phận của cây, hút khí oxi và thải cacbonic, phân giải chất hữu cơ,
xảy ra mọi lúc mọi nơi.
Quang Hợp: xảy ra ở lá cây, hút khí cacbonic và tai oxi, tạo ra chất hưu cơ, chỉ xảy ra vào ban ngày.
Câu 21. Vì sao nói quá trình hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt
chẽ với nhau?
Trả lời:
Nói quá trình hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau vì:


+ Sơ đồ tóm tắt của quang hợp:
ánh sáng
Nước
+
Khí cacbonic

Tinh bột
+
Khí oxi
chất diệp lục
(rễ hút từ đất) (lá lấy từ không khí)
(trong lá)
(lá nhả ra ngoài môi trường)
+ Sơ đồ tóm tắt của hô hấp:
Tinh bột + Khí ôxi
Năng lượng + Khí cacbônic + Hơi nước
Như vậy quang hợp thu năng lượng để chế tạo chất hữu cơ, trái lại hô hấp lại phân giải chất hữu cơ
để giải phóng năng lượng.
Quang hợp nhả khí ôxi dùng cho hô hấp, ngược lại hô hấp thải khí cacbônic cần cho quang hợp.
Câu 22. Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa
Trả lời:
Vì ban đêm cây thực hiện quá trình hô hấp lấy khí oxi và nhả khí cacbonic. Nên không khí trong
phòng rất khó chịu dẫn đến nhiều nguy hiểm.
Câu 23. Có những loại lá biến dạng phổ biến nào ? Chức năng của mỗi loại là gì ?
Trả lời:
* Lá biến thành cơ quan bắt mồi như lá cây nắp ấm: gân chính của một số lá kéo dài và phát triển
thành hình có nắp đậy. Trong bình có chất dịch hấp dẫn sâu bọ, khi sâu bọ chui vào nắp đậy lại, con
mồi sẽ chết và bị tiêu hóa bới dịch tiêu hóa.
* Lá biến thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng như lá cây hành, tỏi. Phân bẹ lá dày lên trớ thành cơ
quan dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
* Lá biến thành gai như lá cây xương rồng, do sống ở những nơi khô cằn thiếu nước, lá biến thành
gai để giảm sự thoát hơi nước của cây thì mới tồn tại được.
* Lá biến thành vảy như lá cây dong ta, lá có dạng vảy mỏng che chở cho thân rễ sống ở dưới đất.
Câu 24. Sự sinh sản dinh dưỡng là gì? Các hình thức sinh sản dinh dưỡng của cây, cho ví dụ?
Trả lời:
a) K/n: Sự sinh sản dinh dưỡng là hình thức sinh sản mà từ một phần cơ thể của cây nẹ như rễ, thân

hoặc lá sẽ hình thành một cây mới giống cây mẹ.
b) Các hình thức sinh sản dinh dưỡng:
- Sinh sản bằng thân bò: cây rau má, dâu tây..
- Sinh sản bằng thân rễ: cây gừng, riềng…
-Sinh sản bằng thân củ: cây khoai tây, cây hành…
-Sinh sản bằng rễ: khoai lang, khoai
từ…
- Sinh sản bằng lá: cây thuốc bỏng, cây hoa đá…
Câu 25. Hãy kể tên 3 cây cỏ dại có cách sinh sản bằng thân rễ. Muốn diệt cỏ dại người ta phải
làm thế nào ? Vì sao phải làm như vậy ?
Trả lời:
Nhiều loại cỏ dại (như cỏ tranh, cỏ gấu...) có khả năng sinh sản bằng thân rễ, chỉ cần một mảnh thân
rễ có thể mọc chồi, ra rễ và phát triển thành cây mới rất nhanh. Vì vậy, muốn tiêu diệt các loại cỏ này
phải nhặt bỏ được toàn bộ phần thân rễ ngầm ở dưới đất.
Câu 26. Muốn củ khoai lang không mọc mầm thì phải cất giữ thế nào ? Em hãy cho biết người
ta trồng khoai lang bẳng cách nào. Tại sao không trồng bằng củ ?
Trả lời:
Muốn cho củ khoai lang không mọc mầm phải bảo quản ở nơi khô ráo. Người ta trồng khoai lang
bằng dây: sau khi thu hoạch củ, dây khoai lang được thu lại, người ta chọn những dây bánh tẻ


(không già và không non), cắt thành từng đoạn ngắn có cả ngọn rồi giâm các đoạn đó xuống luống
đất đã được chuẩn bị trước.
Người ta không trồng khoai lang bằng củ để tiết kiệm và có thời gian thu hoạch ngắn.
Câu 27. Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính ? Hãy kể tên ba
loại hoa lưỡng tính và ba loại hoa đơn tính mà em biết.
Trả lời:
Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa là nhị và nhụy.
Ví dụ ba loại hoa lưỡng tính là: hoa cải, hoa bưởi, hoa cam; ba loại hoa đơn tính là: hoa mướp, hoa
bí, dưa chuột.

Câu 28. Thế nào là hoa tự thụ phấn.
Trả lời:
Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó (hoa lạc, hoa đỗ đen. hoa đỗ
xanh..)
* Điểm khác nhau cơ bản của hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn là: Hoa tự thụ phấn là hoa lưỡng tính
có nhị và nhụy chín cùng một lúc. Còn hoa giao phấn là những hoa đơn tính hoặc những hoa lưỡng
tính, nhị và nhụy không chín cùng một lúc.
Câu 29. Hãy kể tên hai loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. Tìm những đặc điểm phù hợp với lối thụ
phấn nhờ sâu bọ của mỗi hoa đó.
Trả lời:
Ví dụ về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: hoa bí ngô, hoa mướp, hoa vừng...
* Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ là: hoa thường có màu sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt
phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính.
Câu30. Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điếm gì?Những đặc điểm đó có lợi gì cho thụ phấn
Trả lời:
Hoa thường ở ngọn cây hay ngọn cành, chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều nhỏ, nhẹ. Hạt phấn to, dính và
thường có gai, đầu nhụy có chất dính.
Các đặc điểm hoa ở ngọn cây giúp cho hạt phấn dễ được thổi phát tán đi xa để gặp nhụy của các hoa
khác. Các đặc điểm bao hoa thường tiêu giảm, đầu hoặc vòi nhụy thường có lông dính giúp hạt phấn
dễ dính vào thụ phấn cho hoa.
Câu 31. Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt ? Hãy kể tên ba loại quả khô
và ba loại quả thịt có ở địa phương của em.
Trả lời:
Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả để phân biệt quả khô (khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng) và
quả thịt (khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quá).
Ví dụ, 3 loại quả khô là: quả lúa (hạt lúa), quả thầu dầu, quả cải và 3 loại quả thịt là: quả cà chua,
quả xoài, quả táo.
Câu 32. Quả mọng khác với quả hạch ở điểm nào ? Hãy kể tên ba loại quả mọng và ba loại quả
hạch có ở địa phương của em.
Trả lời:



Quả mọng khác với quả hạch ở chỗ: quả mọng có phần thịt quả rất dày và mọng nước (quả chanh,
quả hồng, quả đu đủ...). Ở quả hạch, ngoài phần thịt quả, còn có hạch rất cứng chứa hạt bên trong
(quả nhót, quả mơ, quả táo...).
Câu 33. Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây hai lá mầm và hạt của cây
một lá mầm.
Trả lời:
Điểm giống nhau giữa hạt cây Hai lá mầm (hạt đỗ đen) và cây Một lá mầm (hạt ngô) là: đều có vỏ
bao bọc bảo vệ hạt, phôi. Phôi đều có: chồi mầm, lá mầm. thân mầm và rễ mầm.
Điểm khác nhau giữa hạt cây Hai lá mầm và hạt cây Một lá mầm là: phôi của hạt cây Hai lá mầm thì
có 2 lá mầm, còn phôi của hạt Một lá mầm thì có 1 lá mầm. Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây Hai lá
mầm nằm trong 2 lá mầm, còn ở cây Một lá mầm thì nằm ở phôi nhũ.
Câu 34. Quả và hạt được phát tán nhờ động vật thường có những đặc điểm gì ?
Trả lời:
Quả và hạt phát tán nhờ động vật có các đặc điểm là quả ăn được: động vật ăn thịt quả, còn hạt
thường có vỏ cứng, bền không bị tiêu hóa, nên được gieo rắc khắp nơi cùng với phân của động vật
(quả ổi, quả sim, quả cà chua, quả ớt...). Hoặc quả có gai, móc. lông cứng bám vào lông động vật,
được động vật mang đi khắp nơi (quả ké, quả cỏ xước, quả cây xấu hổ...).
Câu 35. Những quả và hạt có đặc điểm gì thường được phát tán nhờ gió ?
Trả lời:
Những quả và hạt phát tán nhờ gió thường có các đặc điểm: quả, hạt có cánh được gió chuyển đi xa
gốc cây mẹ (quả chò, quả cơi, hạt núc nác, hạt củ mài,..). Hoặc quả, hạt có lông được gió đem đi xa
(quả cỏ lào. quả rau tàu bay, hạt thừng mức...).
Câu 36. Nêu những điều kiện cần cho hạt nảy mầm. Vận dụng kiến thức đó để giải thích cơ sở
một số biện pháp trong sản xuất.
Trả lời:
- Muốn hạt nảy mầm tốt cần phải có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp ngoài ra hạt giống
phải có chất lượng tốt.
- Một số vận dụng:

+ Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to nếu đất bị úng thì phải tháo hết nước ngay.
+Phải làm đất thật tơi xốp trước khi gieo hạt
+Khi trời rét phải phủ rơm,rạ cho hạt đã gieo.
+Phải gieo hạt đúng thời vụ
+Phải bảo quản tốt hạt giống
Câu 37. Cây có hoa có những loại cơ quan nào? Chúng có đặc điểm cấu tạo tương ứng với
chức năng chính như thế nào?
Trả lời:
- cây có hoa có các cơ quan sau: rễ, thân, lá (cơ quan sinh dưỡng), hoa, quả, hạt (cơ quan sinh sản)
- đặc điểm cấu tạo và chức năng các cơ quan của cây có hoa là:
Tên cơ quan
Đặc điểm chính về cấu tạo
Chức năng chính
Rễ
Có các tế bào biểu bì kéo dài thành lông hút Hấp thụ nước và muối khoáng hòa
tan
Thân
Gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây
Vận chuyển nước và muối khoáng
hòa tan từ rễ lên lá, vận chuyển chất




Hoa
Quả
Hạt

hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận
khác của cây

Những tế bào vách mỏng chứa nhiều lục
Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất
lạp, trên lớp tế bào biểu bì có những lỗ khí
hữu cơ cho cây
đóng mở được
Trao đổi khí với môi trường bên
ngoài và thoát hơi nước
Mang các hạt phấn chứa tế bào sinh dục đực Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt
và noãn chứa tế bào sinh dục cái
và tạo quả
Gồm vỏ quả và hạt
Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt
Gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ
Nảy mầm thành cây con, duy trì và
phát triển nòi giống

Câu 38. Phân biệt thực vật thuộc lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm? Cho ví dụ?
Trả lời:
Lớp một lá mầm
- Rễ chùm
- Thân cỏ là chủ yếu
- Gân lá hình cung hoặc song song
- Hoa có 3 cánh hoặc 6 cánh.
- Phôi có một lá mầm.
- VD: lúa, ngô, cau, dừa, tre, nứa …

Lớp hai lá mầm
- Rễ cọc
- Thân gỗ, thân cỏ, thân leo
- Gân lá hình mạng

- Hoa có 4 cánh hoặc 5cánh.
- Phôi có hai lá mầm.
- VD: rau cải, bầu, bí, mướp, cá chua, cam,
chanh, bưởi…

Câu 39. Các cây sống dưới môi trường nước thướng có những đặc điểm hình thái như thế nào?
Trả lời:
Những cây sống ngập trong nước thì lá có hình dải ( rong đuôi chó)
Cấy nằm sat mặt nước thì lá to ( sen , súng)
Cây nổi trên mặt nước thì cuống lá phình to, xốp tựa như phao giúp cây nổi trên mặt nước ( bèo)
Câu 40. Nêu những đặc điểm thích nghi cơ bản đối với cây sống trên cạn?
Trả lời:
Cây mọc ở nơi khô hạn, nắng gió nhiều thường rễ ăn sâu và lan rộng, thân thấp phân làm nhiều cành,
lá thường có lớp lông hoặc lớp sáp phủ bên ngoài.
Câu 41. Cây sống trong những môi trường đặc biệt ( sa mạc, đầm lầy) có những đặc điểm gì?
Trả lời:
- Đầm lầy : có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.( cây
đước)
- Sa mạc : Thân mọng nước( cây xương rồng), rễ rất dài ( cỏ lạc đà) , lá nhỏ hoặc biến thành
gai( bụi gai, xương rồng)
Câu 42. Đặc điểm chung của ngành thực vật:rêu,quyết,hạt trần,hạt kín.
Trả lời:
- Ngành rêu :Rêu là những thực vật có thân ,lá nhưng cấu tạo rất đơn giản .Thân không phân
nhánh, chưa có mạch dẫn và chưa có rễ chính thức, chưa có hoa.Rêu sinh sản bằng bào tử.


-

Ngành quyết: Dương xỉ thuộc nhóm Quyết, là những thực vật đã có thân, rễ, lá thật và mạch
dẫn. Chúng sinh sản bằng bào tử.

- Ngành hạt trần : Cây thông thuộc Hạt trần, là nhóm thực vật đã có cấu tạo phức tạp như thân
gỗ, có mạch dẫn. Chúng sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở (vì vậy mới có tên là Hạt
trần). Chúng chưa có hoa và quả.
- Ngành hạt kín : Hạt kín là nhóm thực vật có hoa .Chúng có một số đặc điểm chung như sau:
+ Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép,…),trong
thân có mạch dẫn hoàn thiện.
+ Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của cây Hạt kín,
vì nó được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.
Câu 43. Khái niệm về phân loại thực vật,nêu các bậc phân loại.
Trả lời:
- Việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các dạng thực vật để chia chúng thành các bậc
phân loại gọi là phân loại thực vật.
- Các bậc phân loại : Ngành – Lớp – Bộ - Họ - Chi – Loài
- Loài là bậc phân loại cơ sở.
Câu 44: Tại sao nói rừng cây như lá phổi xanh của con người?
Trả lời:
+ Trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí cacrbonic và thải ra khí oxi nhưng trong hô hấp lại
lấy khí oxi và thải ra khí carbonic nên góp phần cân bằng các chất khí này trong không khí
+ Rừng tham gia cản bụi,góp phần tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh.
+ Tán lá rừng che bớt ánh nắng....góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí và đem lại bóng mát.
+ Rừng cung cấp khí oxi cho con người và động vật hít thở để tồn tại
+ Thực vật còn có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước do mưa lớn gây ra nên có vai trò quan
trọng trong việc chống xói mòn, sụt lỡ đất, hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm,
tránh hạn hán.
Câu 45. Nhờ đâu hàm lượng khí cac bônic và ô xy trong không khí được ổn định ?
Trả lời:
- Quá trình quang hợp ở cây xanh đã lấy khí cacbonic và nhả ôxy làm cho bầu không khí được
ổn định và giữ cân bằng các lượng khí
Câu 46. Vì sao thực vật góp phần điều hòa khí hậu
Trả lời:

- Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió , thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí
hậu , làm tăng lượng mưa trong khu vực
- Thực vật góp phần hạn chế lũ lụt và hạn hán
Câu 47. Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường
Trả lời:
- Thực vật khi quang hợp đã lấy đi khí cacbonic và thải ra khí ôxi làm cho bầu không khí trong
lành
- Lá cây có tác dụng ngăn bụi và diệt một số vi khuẩn, làm giảm ô nhiểm môi trường.
Câu 48. Nhờ đâu, thực vật giúp giữ đất,chống xói mòn


-

Trả lời:
Thực vật , đặc biệt là thực vật rừng , thực vật ở ven sông, biển , nhờ có hệ rễ giữ đất , tán lá
cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói
mòn và xạc lỡ đất

Câu 49. Vì sao thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán
Trả lời:
- Thực vật với dòng nước chảy 21m3 /S (giây) cuốn theo đất, đá làm lấp dòng sông, suối . Nước
không thoát kịp dâng lên chỗ trũng gây ra hiện tượng ngập lụt
- Không có thực vật nuớc mưa không ngấm được vào đất , lưo85ng mưa trong đất bị bốc hơi
gây re hiện tượng hạn hán
- Vậy thực vật đã góp phần hạn chế lũ lụt và hạn hán
Câu 50. Tại sao nói thực vật bảo vệ nguồn nước ngầm
Trả lời:
- Lượng mưa sau khi rơi xuống rừng sẽ được giữ lại một phần và thấm dần xuống đất , tạo ra
dòng nước ngầm . Đó là nguồn nước quan trọng trong cung cấp, sinh hoạt và công nghiệp
- Như vậy có rừng, có thực vật đã bảo vệ nguồn nước ngầm

Câu 51. Vai trò của thực vật đối với đời sống động vật
Trả lời:
- Thực vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống động vật
+ Cung cấp ôxy dùng cho hô hấp
+ Cung cấp thức ăn cho nhiều động vật (và bản thân động vật này là thức ăn cho động vật khác
- Sơ đồ chuỗi thức ăn của cỏ, bò , người
là thức ăn
Cỏ

là thức ăn


Người

Ngoài ra , một số ít thực vật cũng gây hại
Câu 52. Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật
Trả lời:
- Thực vật không chỉ cung cấp nơi ở mà còn là nơi sinh sản cho một số loài động vật khác
Câu 53. Những cây có giá trị sử dụng
-

Trả lời:
Thực vật nhất là thực vật hạt kín có công dụng nhiều mặt , có ý nghĩa kinh tế lớn : Cho gỗ
dùng trong xây dựng và các nghành công nghiệp , cung cấp thức ăn và thực phẩm cho người ,
dùng làm thuốc, làm cảnh . . .
Chúng ta cần phải bảo vệ và phát triển thực vật để làm giàu cho đất nước

Câu 54. Những cây có hại đến sức khỏe con người
Trả lời:
- Bên cạnh những cây có ích , vẫn có những cây gây hại đến sức khỏe con người

+ Cây thuốc lá : Chứa chất độc Nicôtin , nếu hút nhiều sẽ ảnh hưởng đến hô hấp, gây ung thư
phổi


+ Cây thuốc phiện , cây cần sa : Chứa chất độc Moocphin , khi sử dụng dễ gây nghiện , gây hậu
quả xấu đến sức khỏe bản thân , gia đình và xã hội
Chúng ta cần hết sức thận trọng và không nên dùng
Câu 55 :Đa dạng của thực vật ở Việt Nam. Nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tính đa
dạng của thực vật. Biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
Trả lời:
- Ở Việt Nam :loài thực vật có mạch dẫn (quyết,hạt trần,hạt kín,…)có tới trên 12000 loài. Tảo,rêu
có tới trên 1500 loài.
+ Môi trường sống :dưới nước (ao, hồ, sông, suối, biển,…) trên cạn (từ bờ biển đến các vùng
núi cao,…).
- Nguyên nhân: do khai thác rừng bừa bãi.
- Hậu quả : Làm giảm đáng kể số lượng loài, thu hẹp môi trường sống, một số loài có nguy cơ bị
tiêu diệt.
- Các biện pháp:
+ Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.
+ Hạn chế khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng, cá thể của loài.
+ Xây các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn để bảo vệ các loài thực vật trong đó có
thực vật quý hiếm.
+ Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt.
+ Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
Câu 56. Vi khuẩn dinh dưỡng như thế nào ? Thế nào là vi khuấn kí sinh, vi khuẩn hoại sinh ?
Trả lời:
Dinh dưỡng của vi khuẩn: vi khuẩn có nhiều cách dinh dưỡng khác nhau, một số vi khuẩn có thể
chế tạo chất hữu cơ để sống đó là vi khuẩn tự dưỡng. Phần lớn vi khuẩn sống nhờ vào chất, hữu cơ
có sẵn gọi là vi khuẩn dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh).
Thế nào là vi khuẩn kí sinh và vi khuẩn hoại sinh ?

Vi khuẩn kí Sinh : là vi khuẩn sống bám dựa vào chất hữu cơ của cơ thể sống khác.
Vi khuẩn hoại sinh : là Vi khuẩn sống nhờ vào sự phân giải chất hữu cơ có sẵn (xác động thực vật...).
Câu 57. Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên ?
Trả lời:
Xác động vật chết rơi xuống đất được vi khuẩn ở trong đất biến đổi thành các vô cơ. Các chất này
được cây xanh sử dụng để chế tạo thành hữu cơ nuôi sống cơ thể
Câu 58. Vi khuẩn có vai trò gì trong nông nghiệp và công nghiệp ?
Trả lời:
+ Trong nông nghiệp
Xác động vật và lá, cành cây rụng xuống được vi khuẩn ở trong đất phân hủy thành mùn rồi thành
muối khoáng cung cấp cho cây sử dụng để chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sống sinh vật.
+ Trong công nghiệp
Một số vi khuẩn phân hủy không hoàn toàn các chất hữu cơ thành các hợp chất đơn giản hơn chứa
cacbon. Những chất này vùi lấp xuống đất trong thời gian dài, không bị phân hủy tiếp tục nữa, tạo
thành than đá hoặc dầu lửa.


Câu 59. Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn ?
Trả lời:
- Tế bào đều không có chứa chất diệp lục nên không có khả năng tự chế tạo chất hữu cơ.
- Đều có lối sống dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh.
Câu 60. Nấm giống và khác tảo ở điểm nào ?
Trả lời:
+ Giống nhau:
- Đều đã hình thành các cơ thể đa bào, các tế bào cấu tạo tảo và nấm đều đã có nhân hoàn chỉnh.
- Đều có thể có cấu tạo dạng sợi như tảo xoắn, nấm mốc trắng, nấm rơm.
- Đều có thể sinh sản vô tính bằng bào tử như: tảo tiểu cầu, nấm mốc trắng, nấm rơm.
+ Khác nhau: Khác nhau giữa nấm và tảo
Nấm


Tảo

- Sông ở môi trường đất, bám trên cơ thể động
vật, thực vật hoặc sống trên các nguồn chất hữu
cơ khác.

- Sống trong môi trường nước.

- Trong tế bào không chứa chất diệp lục nên
không tự chế tạo được chất hữu cơ.

-Tế bào chứa chất diệp lục nên tự chế tạo được chất
hữu cơ.

- Sống dị dưỡng : hoại sinh hay kí sinh.

- Sống tự dưỡng

Câu 61. Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào ? Tại sao ?
Trả lời:
Phần lớn nấm hút chất hữu cơ có trong đất giàu xác thực vật phân động vật (nấm hoại sinh). Những
nấm khác sống bám trên cơ thể sống (thực vật. động vật và người), chủ yếu là thực vật. Đó là nấm kí
sinh. Ngoài ra, còn một số nấm cộng sinh (nấm cộng sinh với một số loài tảo thành địa y).
Câu 62. Nấm hoại sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên ?
Trả lời:
Nấm hoại sinh có vai trò rất quan trọng trong tự nhiên. Vì nấm hoại sinh là một khâu trong chu trình
chuyển hóa vật chất trong tự nhiên. Tất cả các xác chết của động thực vật đều được nấm hoại sinh
phân giải thành chất vô cơ đơn giản. Vừa giải quyết việc ùn tắc các xác chết trên mặt đất, vừa cung
cấp chất vô cơ cho cây xanh sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ .Các chất hữu cơ này là
nguồn sống của mọi sinh vật trên Trái Đất.

Câu 63. Thành phần cấu tạo của địa y gồm những gì ?
Trả lời:
Địa y là một dạng đặc biệt được hình thành do chung sống giữa một số loại tảo và nấm. Trong đó.
các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo có chất diệp lục sử dụng nước và muối
khoáng chế tạo ra chất hữu cơ dùng chung cho cả 2 bên (nấm và tảo).
Câu 64. Vai trò cùa địa y như thế nào ?
Trả lời:


- Địa y phân hủy đá thành đất và khi chết tạo thành lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật đến sau
và đóng vai trò “tiên phong mở đường”.
- Một số địa y là thức ăn chủ yếu của loài hươu Bắc cực.
- Địa y còn được sử dụng chế tạo rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc.



×