Tải bản đầy đủ (.ppt) (49 trang)

CHUYEN ĐỂ SINH HOẠT CỤM BỘ MÔN GDCD BÀI LY TUONG SONG CUA THANH NIEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 49 trang )

Trường THCS Phú An

Gi¸o viªn thùc hiÖn:VÕ VĂN THANH

Phú An, ngày 09/01/2016


TRƯỜNG THCS PHÚ AN
TỔ : GDCD - MT- A.Nh

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – CỤM THCS BẾN CÁT
NĂM HỌC 2015-2016

1/Đón tiếp đại biểu ( 7g 30 đến 8g 00 ngày 09/01/2016 )
2/Tuyên bố lý do – giới thiệu đại biểu
3/ Giới thiệu chương trình sinh hoạt chuyên đề
4/Giới thiệu chủ đề sinh hoạt : Chương trình ngoại khóa bài 10 “Lý tưởng sống
của thanh niên ” môn GDCD 9
4.1/Giới thiệu các tấm gương của các thế hệ cha, anh trong các cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc . Văn nghệ “ Đoàn giải phóng quân ” Tam ca : Sơn+ Đạo+ Vương .
4.2/Giới thiệu các tấm gương của thế hệ TN trong sự nghiệp đổi mới hiện nay .
+ văn nghệ “ Hành trình tuổi 20 ” do Chi đoàn giáo viên thực hiện
4.3/Xác định lí tưởng sống đúng đắn, cao đẹp và tác hại của việc sống thiếu lí tưởng
ở một số TN hiện nay. Văn nghệ “ Tự Nguyện ” Cô Hà – Đoàn viên giáo viên thực hiện
4.4/ Trò chơi giải ô chữ chủ đề “Thanh niên với lý tưởng sống đẹp ”.
4.5/ Hoc sinh nêu những câu danh ngôn nói về lý tưởng sống .
4.6/Trình bày tham luận về lý tưởng sống của thanh niên (Nhi 9a8+ C.Sen GV)
5/ Kết thúc chuyên đề ( Văn nghệ : “ Khát vọng tuổi trẻ “ tốp ca HS )
6/Thảo luận đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm sau chuyên đề .
7/Phát biểu của tổ nghiệp vụ ( C.Hoàng Nhân. THCS MP-TT tổ nghiệp vụ ).


8/ Phát biểu của lãnh đạo nhà trường .
9/Mời dùng cơn thân mật.
BTC


NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
NĂM HỌC 2015-2016
 Tuyên bố lý do :
Thực hiện kế hoạch chỉ đạo của Phòng Giáo dục đào tạo thị xã
Bến Cát về việc tổ chức sinh hoạt tổ nghiệp vụ bộ môn Giáo dục
công công dân THCS năm học 2015-2016;
Thực hiện theo kế hoạch hoạt động của tổ nghiệp vụ bộ môn
Giáo dục công dân THCS cụm thị xã Bến Cát năm học 20152016;
Được sự chấp thuận của lãnh đạo nhà trường THCS Phú An, Tổ
GDCD- MT- A.Nh trường THCS Phú An tổ chức buổi sinh hoạt
chuyên đề cụm thị xã Bến Cát với chủ đề sinh hoạt ngoại khóa
môn GDCD 9 bài 10 : “ Lý tưởng sống của thanh niên ”
Nhằm mục đích giao lưu, học tập kinh nghiệm, góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân ngày một
tốt hơn


Trước tiên xin giới thiệu chương trình sinh hoạt ngoại khóa
môn GDCD 9 bài 10 “ Lý tưởng sống của thanh niên ” .
Trước đây bài 10 “ Lý tưởng sống của thanh niên ” là bài học
chính khóa, từ sau năm học 2011-2012 thì chuyển sang ngoại
khóa theo hướng dẫn số 5842/BGDĐT- VP ngày 01/9/2011 .
Mặt khác theo Luật Thanh niên 2005 áp dụng từ 01/7/2006, tại
Điều 1 quy định độ tuổi thanh niên từ 16- 30 tuổi vậy là học

sinh lớp 9 chưa tới tuổi thanh niên .
Tuy nhiên việc giáo dục lý tưởng thanh niên cho học sinh lớp 9
là rất cần thiết .
Bởi vì giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cho
thanh, thiếu niên là mối quan tâm, là nhu cầu tự thân của mỗi
người trẻ tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên trước ngưỡng cửa
lập thân lập nghiệp. Để khi đã đến tuổi khôn lớn, trưởng thành,
khi nhân cách đã định hình, mỗi người trẻ tuổi phải tự ý thức
được về lẽ sống, về sự lựa chọn giá trị, có khả năng tự đặt ra và
tự trả lời về mục đích cuộc sống, về thái độ và hành vi sống của
mình.


Trong thư gửi các bạn thanh niên, năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã viết “thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà.
Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần
lớn là do thanh niên”.
Theo khảo sát của TƯ Đoàn, hiện cả nước có trên 25,3 triệu
thanh niên từ 16 đến 30 tuổi, chiếm gần 29% dân số cả nước.
Nhìn chung, thanh niên nước ta có lòng yêu nước nồng nàn,
luôn phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ cha anh,
khẳng định niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng cách mạng và sự
lãnh đạo của Đảng; có ý chí vươn lên trong học tập và lao
động.
Bên cạnh đó, hiện nay cũng còn không ít thanh niên không có
chí hướng rõ ràng, chưa hiểu biết đầy đủ truyền thống cách
mạng của Đảng và dân tộc; một bộ phận thanh niên lười lao
động, lười học tập, ngại khó, ngại khổ, chưa làm tròn trách
nhiệm và nghĩa vụ của mình ở nhà trường, ở gia đình, địa
phương và đối với xã hội .



Nói về vai trò của thanh niên đối với dân tộc, xã hội Bác Hồ
kính yêu của chúng ta đã từng khẳng định rằng “ Thanh niên
là rường cột của nước nhà …” Đây là sứ mệnh lịch sử của
thanh niên ở mỗi thời đại. Trong mỗi thời kỳ lịch sử của dân
tộc các thế hệ thanh niên đã có lý tưởng thể hiện trách nhiệm
của mình trước vận mệnh của đất nước: Đối với các thế hệ cha
anh lý tưởng của họ là Độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc “
Không có gì quý hơn độc lập tự do ” …
Ngày nay, nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ trên con
đường phát triển CNH- HĐH đất nước và Việt Nam đã chính
thức hội nhập quốc tế về mọi mặt. Muốn thực hiện được lý
tưởng, sứ mệnh lịch sử của mình người thanh niên không chỉ
có lòng dũng cảm tinh thần yêu nước yêu dân mà đòi hỏi ở họ
phải có tri thức, có tài năng, óc sáng tạo ….


Vì vậy thế hệ thanh niên mà đặc biệt là thanh niên học sinh phải
không ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ và trau
dồi phẩm chất đạo đức, có nghĩa là người thanh niên trong xã hội
hiện nay phải là những con người toàn diện cả đức lẫn tài như lời
Bác Hồ đã từng dạy :
“ Có tài mà không có đức là người vô dụng
Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ”
Lời dạy của Bác chính là phương châm chủ đạo là mục tiêu của
toàn ngành Giáo dục để đào tạo ra thế hệ thanh niên “ vừa hồng
vừa chuyên ” đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội hiện
nay .



Để mở đầu chuyên đề kính mời quý thầy cô và các em học
sinh cùng ngược dòng lịch sử để gặp lại những tấm gương của
các thế hệ cha, anh trong các cuộc đấu tranh giành độc lập
dân tộc.
Những tấm gương tiêu biểu trong lịch sử với những câu nói
nổi tiếng, thể hiện lí tưởng sống mà họ đã chọn và phấn đấu
suốt đời cho lí tưởng đó .
 
Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng
nói :

“ Cả cuộc tôi chỉ có một ham
muốn, ham muốn tột bậc là nước
nhà độc lập, đồng bào ai cũng có
cơm ăn áo mặc, ai cũng được
học hành ”.


Qua câu nói của Bác em hãy cho biết Lí tưởng sống của Bác
là gì
?

-> Trọn cuộc đời của Bác sống vì một lí tưởng cao đẹp là “ vì
nước vì dân ”
? Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thế hệ trẻ của thời
đó đã làm gì? Em hãy giới thiệu một số tấm gương tiêu biểu mà
em biết
-> Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, đã có hàng triệu người con ưu tú hầu hết ở tuổi thanh

niên, sẵn sàng hy sinh vì đất nước.
Tiêu biểu như: anh Lý Tự Trọng, chị Nguyễn Thị Minh Khai,
chị Võ thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi, chị Đoàn Thị Liên,
Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Viết Xuân…


Tấm gương về người Đoàn viên thanh niên
đầu tiên - Anh hùng Lý Tự Trọng với lí tưởng
sống thể hiện qua câu nói rất nổi tiếng :
“Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi
đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của
thanh niên chỉ có thể là con đường cách
mạng và không thể là con đường nào khác.
Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kỹ thì các
ông cũng thấy cần phải giải phóng dân tộc,
giải phóng những người cần lao như tôi.”

Em hiểu câu nói đó như thế nào?
Anh Lý Tự Trọng


Tấm gương về người thanh niên yêu
nước, anh Nguyễn Văn Trỗi bị kết án
tử hình vì tội mưu sát bộ trưởng Bộ
quốc phòng Hoa Kì. Khi ra pháp
trường vẫn hiên ngang tuyên bố:
“Hãy nhớ lấy lời tôi !
Đả đảo Đế quốc Mĩ !
Hồ Chí Minh muôn năm ! Việt Nam
muôn năm!”

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi trong bức ảnh chụp Anh hùng
Nguyễn Văn Trỗi trước pháp trường: "Vì Tổ quốc, vì nhân dân,
liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc
Mỹ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của Anh hùng Trỗi là
một tấm gương cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước nhất là cho các cháu thanh niên học tập!"


Bài thơ "Hãy nhớ lấy lời tôi" của nhà thơ Tố Hữu 
"Chúng run lên, xông trói chặt Anh hơn
Đôi mắt Anh đã khô cháy căm hờn
Phải chiến đấu như một người cộng sản
Trái tim lớn không sợ gì súng đạn!
Và tay anh giật phắt dải băng đen
Anh muốn thiêu bằng mắt lũ đê hèn
Chỉ có tất cả chín phút ngắn ngủi
"những phút làm nên lịch sử""
...

Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hóa thành bất tử
Có những lời hơn mọi bài ca
Có con người như chân lý sinh ra.
Nguyễn Văn Trỗi!
Anh đã chết rồi
Anh còn sống mãi
Chết như sống, anh hùng, vĩ đại.


Tấm gương về người nữ
thanh niên anh hùng -Võ Thị

Sáu , 14 tuổi tham gia thanh
niên xung phong, 15 Tuổi bị
chính quyền Pháp bắt và kết
án tử hình, đày ra Côn Đảo.
Năm 1952 , bị xử bắn khi
chưa tròn 18 tuổi. Trước khi
chết, chị vẫn hát vang bài
Quốc ca hùng tráng.


Tấm gương về người nữ
thanh niên anh hùng
Chị : Đoàn Thị Liên sinh
năm 1944, gia đình nông
dân nghèo ở ấp 1, xã
Chánh Phú Hòa, huyện
Bến Cát, tỉnh Thủ Dầu
Một (nay là thị xã Bến
Cát - tỉnh Bình Dương).

Tấm gương anh dũng của Đoàn Thị Liên và câu nói bất
hủ “Thà hy sinh chứ không để thương binh bị thương
lần thứ hai” đã trở thành lời thề khắp các mặt trận, trở
thành truyền thống của các đơn vị thanh niên xung
phong Giải phóng Miền Nam.


Tấm gương về người con của
miền Đông gian lao mà anh dũng
Nhà tình báo, AHLLVTND

Nguyễn Văn Thương, thậm chí
đến cơ quan tình báo Mỹ nổi
tiếng CIA cũng phải thốt lên, sau
khi cưa 6 lần lấy mất 6 khúc
chân ông, rằng: "Chúng tôi đã
"Tôi cắn răng khi chúng
đưa cưa vào. Sau đó thì thua ông, một sinh vật bằng
tôi ngất xỉu. Những lúc thép".
đối mặt với kẻ thù, đau Ông đã nói : "Mất đã quá nhiều.
đớn đến cỡ nào tôi cũng Tôi chỉ là người may mắn sống
chịu đựng được vì trong khi rất nhiều đồng đội đã hy
lòng tôi có sức mạnh của
sinh.
Nhưng
điều
được
lớn
nhất
Đảng và hình ảnh của ba
mẹ, vợ con và đồng đội" là TỔ QUỐC".


Và đây là
những tấm gương
trong thời kì
kháng chiến -Anh
Nguyễn Văn Thạc
và chị Đặng Thuỳ
Trâm tấm gương
hy sinh của họ đã

gây một làn sóng
trong giới thanh
niên làm thay đổi
cách sống, suy
nghĩ của thanh
niên .


? Qua các tấm gương trên em hãy cho biết lí tưởng
sống của thế hệ cha, anh chúng ta ngày trước là gì
-> Mỗi tấm gương có những cách thể hiện khác nhau
nhưng tất cả cùng chung một lí tưởng cao cả đó là :

Giải phóng dân tộc, thống nhất Đất Nước
“Không có gì quí hơn độc lập tự do”

“ Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh ”


? Vậy theo em lí tưởng sống là gì
-> Lí tưởng sống ( lẽ sống ) là cái đích của cuộc sống mà mỗi
người khát khao muốn đạt được .
? Qua tấm gương về cuộc đời của Bác Hồ và các chiến sĩ cách
mạng em vừa xem em hãy cho biết biểu hiện của người có lí
tưởng sống đẹp là gì .
-> Người có lí tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và
hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng của dân tộc,
của nhân loại, vì sự tiến bộ của bản thân và xã hội, luôn vươn
tới sự hoàn thiện bản thân về mọi mặt, mong muốn cống hiến
trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung .



Khi lí tưởng của mỗi người phù hợp với lí tưởng chung của
dân tộc, của Đảng thì hành động của họ sẽ góp phần thực
hiện tốt những nhiệm vụ chung và chính họ sẽ được xã hội,
Nhà nước tạo điều kiện để phát triển những khả năng của
mình. Người sống có lí tưởng cao đẹp luôn được mọi người
tôn trọng .

Ngày nay thì lý tưởng cao đẹp đó đã được phát huy
như thế nào mời thầy cô và cá em cùng tìm hiểu các
tấm gương của thế hệ thanh niên trong sự nghiệp đổi
mới hiện nay .


100 doanh nhân trẻ được trao danh hiệu năm 2015
đã tạo ra doanh thu gần 9.000 tỷ đồng năm 2015, nộp
ngân sách Nhà nước 225 tỷ đồng, giải quyết việc làm
cho 16.000 lao động.


Những học sinh Việt tài năng làm rạng danh đất nước trên
trường quốc tế: Đinh Thị Hương Thảo, Nguyễn Thế Hoàn,
Nguyễn Thanh Trung Nam, Quách Hoàng Nhi, Đỗ Nhật Nam

Nữ sinh 17 tuổi Đinh Thị
Hương Thảo là một trong
những nữ sinh tài năng của
Việt Nam trên các đấu trường
quốc tế


Đinh Thị Hương Thảo (lớp 12, Trường
THPT chuyên Lê  Hồng Phong, Nam
Định) Trong kỳ thi Olympic Vật lý
Quốc tế (IPho) lần thứ 46 tại Ấn Độ
mới đây, Hương Thảo đã đoạt Huy
chương Vàng về cho đoàn Việt Nam.
Em cũng là nữ thí sinh duy nhất của
đoàn Việt Nam, là một trong hai thí
sinh nhỏ tuổi nhất nhưng đạt thành tích
cao nhất kỳ thi Olympic và được trao
giải Đặc biệt.
Hương Thảo cho hay, dự định sắp tới là
quyết tâm lấy học bổng du học nước
ngoài để tiếp tục theo đuổi chuyên sâu
hơn cho đam mê môn Vật lý.


Đỗ Nhật Nam là du học sinh tại
Mỹ và là tổng biên tập tờ báo
tuổi teen của Đông Nam Á.
Năm 7 tuổi, cậu bé được gọi là
thần đồng này từng lập kỷ lục
“Dịch giả nhỏ tuổi nhất” với 2
cuốn sách khoa học cho tuổi
thiếu nhi.
Năm 2012, với việc xuất bản Tớ
đã học tiếng Anh như thế nào?,
Nhật Nam tiếp tục xác lập kỷ lục
“Người viết tự truyện nhỏ tuổi

nhất được xuất bản” khi 11 tuổi.


Mới 10 tuổi nhưng
Quách Hoàng Nhi, học
sinh lớp 5B, Trường
tiểu học Nam Thành
Công (Hà Nội) đã sở
hữu gần chục giải
thưởng danh giá tại các
cuộc thi Piano trong
nước và quốc tế.
. Cô gái này biết chơi đàn từ năm lên 4 tuổi. Cả nhà
không ai theo nghệ thuật nhưng mẹ vẫn cho Nhi đi
học piano. Đến nay, số giải thưởng âm nhạc trong
nước lẫn quốc tế mà cô bé đạt được còn nhiều hơn
cả số tuổi 11 của mình.


Thành tích của Hoàn đạt
được không chỉ là niềm
tự hào của gia đình, của
dòng họ mà còn là động
lực giúp cho các học
sinh nghèo phấn đấu
vươn lên.

Nguyễn Thế Hoàn- cậu học trò
nghèo đến từ quê lúa Thái
Bình . Tại Olympic Toán quốc tế

lần thứ 56 được tổ chức tại
Chiang Mai, Thái Lan, đã xuất
sắc vượt qua thành tích cũ của
mình (29 điểm) với điểm số 31
để đạt được HCV lần thứ 2 cho
Đội tuyển Olympic Toán Việt
Nam. vào năm 2014, cậu tham
gia một cuộc thi lớn mang tầm
quốc tế, và cũng là thí sinh nhỏ
tuổi nhất của đội đã đạt được
tấm HCV. Càng khâm phục hơn
nữa khi Hoàn là tấm gương
sáng vượt qua hoàn cảnh vươn
lên trong học tập.


Vũ Thanh Trung Nam - chàng trai
sinh năm 1997 được cho là người
giành nhiều huy chương nhất tại
các kỳ thi Olympic quốc tế. Nam
đoạt 3 huy chương vàng, một huy
chương bạc trong bốn lần đi thi.
Nam sinh cũng được nhắc tên là
Chàng trai 18 tuổi mơ một trong những học sinh xuất sắc
ước mình sẽ trở
nhất trong Lễ kỷ niệm 70 năm nền
thành người vĩ đại
giáo dục Việt Nam (1945 - 2015) và
trong tương lai. Nam Đại hội Thi đua yêu nước ngành
chia sẻ: “Mình nghĩ Giáo dục lần thứ sáu vừa qua.

với khả năng hiện tại, Hiện tại, cựu học sinh THPT chuyên
điều đó còn khá xa,
Hà Nội - Amsterdam là du học sinh
nhưng sau khoảng
tại Singapore. 
15, 20 năm nữa có thể
mọi thứ sẽ khác”.


×