Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Luận văn Thạc sĩ - Chưa phân loại | Hanoi University of Science, VNU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.86 KB, 4 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Phạm Văn Hoàng

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 20/4/1988

4. Nơi sinh: Bắc Giang

5. Quyết định công nhận học viên số:…………………, ngày…...tháng……năm…..
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn:“Đánh giá khả năng phát thải khí nhà kính của hồ Thủy điện
Sơn La”
8. Chuyên ngành: Khoa học Môi trường

9. Mã số: 60440301

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
- HDC: TS. Nguyễn Thị Thế Nguyên, Trường Đại học Thủy Lợi
- HDP: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải, Trường Đại học Tự Nhiên, ĐHQG Hà Nội
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Biến đổi khí hậu là vấn đề của toàn cầu đã và đang là vấn đề đáng quan tâm, là
một trong những thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân loại trong thế kỷ 21.
Khoa học đã chứng minh một trong các nguồn có khả năng phát thải khí nhà kính là


các hồ thủy điện dung tích lớn, đặc biệt trong 20 năm đầu tích nước. Hiện nay ở Việt
Nam, các nghiên cứu về khả năng phát thải khí nhà kính của các hồ thủy điện có
dung tích lớn chưa có và cơ sở quản lý vận hành giảm thiểu nguồn phát thải này chưa
được xây dựng. Việc đánh giá khả năng phát thải khí nhà kính từ hồ thủy điện Sơn
La là rất cần thiết và là cơ sở để tính toán lượng khí phát thải cho các hồ thủy điện
khác ở Việt Nam
Đề tài luận văn với mục tiêu đánh giá lượng khí phát thải từ hồ TĐ Sơn La và xây
dựng phương trình dự đoán phát thải khí nhà kính CO2 và CH4. Nội dung của đề tài:
Đánh giá chất lượng nước khu vực hồ chứa Sơn La trước và sau khi tích nước; Xác
định các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hình thành khí CO2 và CH4; Xây dựng phương
trình dự báo lượng khí CO2 và CH4 phát thải từ hồ thủy điện Sơn La; Đề xuất một số
biện pháp giảm thiểu khí CO2 và CH4 sinh ra từ hồ chứa thủy điện Sơn La.
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu trên, luận văn đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu bao gồm phương pháp: Phương pháp kế thừa, phương pháp tổng hợp và
phân tích số liệu, phương pháp mô hình hồi quy, phương pháp lấy mẫu và bảo quản
mẫu, phương pháp xử lý số liệu.
Qua kết quả nghiên cứu của đề tài đưa ra kết luận và kiến nghị như sau:


a. Hồ thủy điện Sơn La có hai nhiệm vụ hàng đầu là giảm lũ lớn cho đồng bằng
Sông Hồng - Thái Bình và khai thác nguồn thủy năng Sông Đà, cấp nước sinh hoạt,
nước cho công nghiệp, giao thông vận tải, thủy sản… vì vậy việc quy hoạch, bảo vệ
nguồn nước hồ tránh bị ô nhiễm có vai trò quan trọng với khu vực. Kết quả của đề tài
đóng góp thêm một căn cứ khoa học cho việc quản lý, quy hoạch các nguồn thải với
lưu vực sông, hồ, nhằm bảo vệ nguồn nước, cũng như giảm phát thải khí nhà kính từ
hồ chứa, góp phần vào giảm khả năng biến đổi khí hậu toàn cầu.
b. Xác định được KNK (CO2, CH4) sinh ra ở hồ TĐ Sơn La. Giá trị CO2 phạm vi
dao động từ 149,92 đến 245,72 mg/m2/ngày. Giá trị CO2 trung bình là 193,45 ± 33,85
mg/m2/ngày. Giá trị CH4 phạm vi dao động 3,21 đến 5,82 mg/m2/ngày. Giá trị CH4
trung bình là 4,54 ± 0,87 mg/m2/ngày.

c. Xây dựng mô hình hồi quy để dự báo khả năng phát thải KNK (CO2 và CH4).
d. Một số biện pháp giảm thiểu khí thải nhà kính từ hồ thủy điện Sơn La trên cơ sở
giảm thiểu tác động xấu tới môi trường nước. Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn.
Quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước lưu vực hồ chứa Sơn La.
e. Thời gian tới, tác giả tiếp tục nghiên cứu về khả năng phát thải khí nhà kính của
hồ chứa thủy điện Sơn La. Hướng nghiên cứu: tập trung vào các khu vực còn lại của
hồ chứa thủy điện Sơn La
1. Ngày bảo vệ luận văn dự kiến: 1/2016
2. Khả năng ứng dụng của luận văn trong thực tiễn (nếu có): Góp phần giám sát khí
CO2 và CH4 ở các hồ nhiệt đới; Góp phần dự đoán khí CO2 và CH4 từ số liệu đo chất
lượng nước mà không cần phải trực tiếp đo khí ở hồ. Mặt khác lấy mẫu nước dễ hơn
lấy mẫu khí rất nhiều và tận dụng được kết quả đo chất lượng nước định kỳ thực hiện
theo Luật Môi trường của các hồ thủy điện; Luận văn đề xuất hướng giảm thiểu khí
thải nhà kính, cũng như bảo vệ nguồn nước của hồ chứa thủy điện Sơn La và làm cơ sở
định hướng tính toán phát thải khí nhà kính từ các hồ thủy điện khác.
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi,
không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố, thông tin cung cấp trong
phiếu này là trung thực, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2016
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Học viên cao học

TS. Nguyễn Thị Thế Nguyên

Phạm Văn Hoàng


INFORMATION ON MASTER’THESIS
1. Full name: Pham Van Hoang


2. Sex: Male

3. Date of birth: 20/4/1988

4. Place of birth: Bac Giang province

5. Admission decision number:

Dated

6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: “Assess the ability of GHG emissions from Son La hydropower
reservoir”
8. Major: Environment Science

9. Code: 60 44 03 01

10. Supervisors:
- Dr. Nguyen Thi The Nguyen, Water Resources University
- Dr. Nguyen Manh Khai, Ha Noi University of Science. Vietnam National
University
11. Summary of the finding of the thesis:
Climate change is the global issue, which is considered to be one of the greatest
threats to the mankind in the 21th century. Scientists have proved that large
hydropower reservoirs are one of the sources which can emit greenhouse gas (GHG),
especially in the first 20 years of storing water. Nowadays, in Vietnam, there has not
been any research in the capacity of GHG emissions as well as the basis of building
the systems to emit greenhouse gas. It is very necessary to assess the ability of GHG
emissions from Son La hydropower reservoir, which is also the basis of calculating

emissions for other hydropower reservoirs in Vietnam.
The purposes of this report are to assess the extent of emissions from Son La
hydropower reservoir and build the equations used to predict CO2 và CH4 emissions.
The topic of the report: Assessing the quality of water of the areas of Son La
hydropower reservoir before and after storing water; Identifying the main factors
affecting CO2 and CH4 emissions; Constructing the prediction equations of CO2 and
CH4 emissions from Son La hydropower reservoir; Proposing some measures to
reduce CO2 and CH4 emissions from Son La hydropower reservoir.


To implement the research purposes, the author used some methods: the
inheritance method, the data analysis method, the regression modeling method, the
sample storage and sampling method, the data processing method.
According to the research result, there are several conclusions and requests:
a. The two key tasks of Son La hydropower reservoir are to reduce the huge flood
in the areas of the Red River – Thai Binh Delta and to exploiting the hydropower
source from Da river for water supply in industry, transport, or seafood… Therefore, it
is very essential to protect the water sources not to be polluted in these areas. The
result of the report plays an important role in managing the waste sources to protect
the water quality as well as to reduce GHG emissions, which helps to decrease the
capacity of global climate change.
b. Identifying CO2, CH4 emissions from Son La hydropower reservoir. The scope
of CO2 value is from 149,92 to 245,72 mg/m2/day. The average value of CO2 is 193,45
± 33,85 mg/m2/day. The scope of CH4 value is from 3,21 to 5,82 mg/m2/day. The
average value of CH4 is 4,54 ± 0,87 245,72 mg/m2/day.
c. Building the regression model for the prediction of CO2 and CH4 emissions.
d. Some measures for the GHG reduction from Son La hydropower reservoir on
the basis of decreasing the bad effects on the water environment. Panting and
protecting the watershed forest. Making use of land, water in the areas of Son La
hydropower reservoir.

e. Next time, the author continue doing research in GHG emissions from Son La
hydropower reservoir. Directing and focusing on researching the other areas of Son La
hydropower reservoir.
12. Practical applicability: Contributing to monitor CO2 and CH4 emissions in tropical
lakes/reservoirs. Contributing to predict CO2 và CH4 emissions based on the
parameters mesuring the water quality without directly mesuring these emissions.
Besides, sampling water is much easier than sampling emissions and taking advantage
of the results from mesuring the water quality periodically based on the Environment
Law of hydropower reserboirs. The thesis propose some methods to reduce GHG
emissions and protect water sources of Son La hydropower reservoir, and, it can be
applied for the calculation of other reservoirs.
13. Further research directions:
14. Thesis-related publications:
Date:25/02/2016
Signature:
Full name: Pham Van Hoang



×