Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Luận văn Thạc sĩ - Chưa phân loại | Hanoi University of Science, VNU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.22 KB, 4 trang )

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG CHIÊN

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 16/05/1977

4. Nơi sinh: Hà Nam

5. Quyết định công nhận học viên số: 1496/QĐ-ĐHKHTN ngày 27 tháng 4 năm 2015.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình và phân tích
một số nguyên nhân gây bồi lắng làm cơ sở khoa học cho việc quản lý bền vững hồ”.
8. Chuyên ngành: Khoa học Môi trường

9. Mã số: 60440301

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học gồm:
- Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Nguyễn Thị Phương Loan - Khoa Môi trường,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
- Cán bộ hướng dẫn phụ: PGS.TS. Dương Hồng Sơn - Viện Khoa học Khí tượng
Thủy văn và Biến đổi khí hậu
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Công trình thủy điện Hòa Bình được thiết kế phục vụ đa mục tiêu, bao gồm tích
nước cắt lũ cho hạ lưu, cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất điện, cấp nước tưới cho
nông nghiệp, cải thiện giao thông thuỷ và nuôi trồng thuỷ sản... Công trình đã đem lại
nhiều lợi ích kinh tế và xã hội. Nhưng hiện nay, sau 25 năm, hồ tích nước và điều tiết,
đã có hơn 1,4 tỷ m3 bùn cát bồi lấp tại lòng hồ và đã bồi lấp khoảng 37% dung tích
chết, thậm chí vào cả phần dung tích hữu ích của hồ. Tuy nhiên, mức độ bồi lấp diễn
biến phức tạp và phân bố đều không theo không gian, thời gian vận hành hồ, đặc biệt
khi công trình thủy điện Sơn La đi vào hoạt động. Trong luận văn, tác giả đã nghiên


cứu, đánh giá diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình theo không gian, thời gian và phân
tích một số nguyên nhân gây bồi lắng dựa trên chuỗi số liệu thực đo về dòng chảy,
dòng phù sa, lượng xói mòn và kết quả đo bồi lắng hàng năm làm cơ sở khoa học cho
việc quản lý bền vững hồ. Đó là cơ sở giúp các nhà nghiên khoa học đưa ra một số giải
pháp quản lý, khai thác hồ chứa Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu một cách hiệu quả. Kết
quả cho thấy: trung bình mỗi năm lòng hồ Hòa Bình đã bị bồi lấp 57,8triệu m3, cao
trình đáy hồ đã bị thay đổi.
+ Diến biến bồi lắng theo thời gian (3 thời kỳ vận hành hồ):


- Thời kỳ từ 1990 - 1996: Lượng bùn cát bồi lắng là 486,5triệum3, trung bình là
65,9triệu m3/năm. Hầu hết diện tích tại các mặt cắt ngang đều đã bị thay đổi, một số
mặt cắt tại khu vực trung lưu bị thu hẹp từ 30 - 40%.
- Thời kỳ từ 1996 - 2009: Lượng bùn cát bồi lắng là 846triệu m3 (chiếm khoảng
61% tổng lượng bồi lắng hàng năm trên toàn tuyến hồ), trung bình là 65,1triệu m3/năm
và bãi bồi đã hình thành rõ rệt: đỉnh tại mặt cắt 19 (cách đập 83,3km), đuôi trên bãi bồi
tại mặt cắt 44.
- Thời kỳ 2009 - 2013 (hồ thủy điện Sơn La đi vào hoạt động): Lượng bùn cát
bồi lắng lòng hồ Hòa Bình giảm mạnh, trung bình trong 4 năm, lượng bồi lắng là
13,7triệu m3/năm (giảm ¼ so với trung bình nhiều năm).
+ Diễn biến bồi lắng lòng hồ theo không gian được chia làm 3 khu vực:
- Khu vực 1 (thương lưu) từ thượng lưu hồ về đến Bản Khộc (mặt cắt 37): dài
53km, tổng lượng bùn cát lắng đọng là 80,1triệu m3 (chiếm khoảng 5,8% tổng lượng
bùn cát lắng đọng hàng năm trên toàn tuyến hồ).
- Khu vực 2 (trung lưu) từ mặt cắt 37 đến mặt cắt 19: dài 56,1km, lượng bùn ở
khu vực này khoảng 1.080,48triệu m3 (chiếm 77,9% tổng lượng bùn cát bồi lắng hàng
năm trên toàn tuyến hồ), cao trình đáy hồ đã bị nâng lên, trung bình khoảng 25 - 40m
so với năm 1990. Đây là khu vực bãi bồi trọng điểm của hồ.
- Khu vực 3 (hạ lưu) từ mặt cắt 19 về đến đập: dài 83,3km, lượng bùn cát lắng
đọng tại khu vực này khoảng 22,657triệu m3, chiếm khoảng 16,3% tổng lượng bùn cát

hàng năm trên toàn hồ.
+ Một số nguyên nhân gây phát sinh bồi lắng lòng hồ Hòa Bình gồm: 1-Lượng
bùn cát gia nhập theo dòng chính sông Đà; 2-Lượng bùn cát gia nhập khu giữa. Trước
khi chưa công trình thủy điện Sơn La (1990 - 2009), nguyên nhân chính gây bồi lắng
hồ Hòa Bình là lượng bùn cát theo dòng chính sông Đà, chiếm khoảng 70 - 90% tổng
lượng bồi lắng hàng năm trên toàn tuyến hồ. Ngược lại, khi công trình thủy điện Sơn
La đi vào hoạt động (2010 - 2013), nguyên nhân chính gây bồi lắng lòng hồ Hòa Bình
là lượng bùn cát gia nhập khu giữa dưới tác động của xói mòn, từ các nhập lưu, hiện
tượng sạt lở,... chiếm khoảng từ 70 - 90% tổng lượng bùn cát hàng năm trên toàn tuyến
hồ.
+ Đề xuất một số giải pháp hạn chế bồi lắng gồm: 1-Giảm thiểu và hạn chế khả
năng tạo thành dòng chảy bùn cát vào hồ bằng cách làm giảm xói mòn trên lưu vực; 2-


Hạn chế dòng chảy bùn cát xâm nhập vào hồ bằng cách xây đập thủ điện nhỏ trên một
số các nhập lưu chính vào hồ; 3-Đưa bùn cát ra khỏi hồ.
Như vậy, Luận văn đã tổng hợp và đã đưa ra được một bức tranh tổng thể về
hiện trạng, diến biến mức độ bồi lấp hồ Hòa Bình theo không gian và thời gian từ khi
chưa hình thành hồ và trong suốt quá trình hồ hoạt động, đặc biệt là khi công trình
thủy điện Sơn La đi vào hoạt động mà các nghiên cứu trước đây chưa làm được. Luận
văn đã đạt được các mục tiêu đề ra bao gồm:
- Nghiên cứu và đánh giá được diễn biến mức độ bồi lắng lòng Hòa Bình theo
không gian và thời gian;
- Nghiên cứu và phân tích được một số nguyên nhân chính gây phát sinh bồi
lắng lòng hồ Hòa Bình;
- Đề xuất được một số giải pháp hạn chế bồi lắng, góp phần quản lý sử dụng
bền vững hồ.
Tuy nhiên, khi tính toán lượng bùn cát gia nhập khu giữa còn mang tính định
lượng mà chưa xác định được cụ thể. Vì vậy, để khắc phục được những hạn chế này
cần: 1-Bổ sung một số trạm đo thủy văn tại cửa các nhập lưu chính vào hồ và một số

trạm đo mưa trên lưu vực; 2-Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và phân vùng độ dốc
trên lưu vực hồ; 3-Cần nghiên cứu sâu hơn về sự thay đổi động lực sườn và điều kiện
địa chất trên lưu vực hồ.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
1. “Xu thế diễn biến bồi lắng hồ chứa nước Hòa Bình giai đoạn 1989 - 2007” Tạp chí
Khí tượng Thủy văn, số 576, tháng 12 năm 2008.
2. “Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của mưa đến xói mòn khu vực hồ Hòa Bình (phần
Việt Nam)” Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng, Thủy văn,
Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và
Biến đổi khí hậu, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, 2013.
Ngày 20 tháng 11 năm 2015
Học viên


INFORMATION ON MASTER’THESIS
1. Full name: NGUYEN THI HONG CHIEN

2. Sex: Female

3. Date of birth: May 16th 1977

4. Place of birth: Ha Nam

5. Admission decision number: 1496/QĐ-ĐHKHTN

Dated: April 27th 2015

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title:
8. Major: Environmental Science

9. Code: 60440301

10. Supervisors:
- PhD. Nguyen Thi Phuong Loan - UNV University Science
- Asso.PhD. Duong Hong Son - Vietnam Institute of Meteorology, Hydrology
and Climate change
11. Summary of the finding of the thesis:
........
12. Practical applicability:
13. Further research directions:
14. Thesis-related publications:
1
2. “Effect of rainfall on erosion at Hoa Binh reservoir’basin ( part Viet Nam)”,
Sixth session of National Scientific Workshop on Meteorology, Hydrology
Environment and Climate change, Vietnam Institute of Hydrology, Meteorology and
Climate change, Vietnam Publishing House of Scientific and Technical, 2014
Date:20/11/2015
Signature:
Full name: Nguyen Thi Hong Chien



×