Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Luận văn Thạc sĩ - Chưa phân loại | Hanoi University of Science, VNU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.06 KB, 5 trang )

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Võ Thị Minh Anh

2. Giới tính: Nữ

2. Ngày Sinh: 01/4/1976

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số:

, ngày

tháng

năm

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: điều chỉnh cán bộ hướng dẫn luận văn thạc sĩ
(theo Quyết định số 1823/QĐ-SĐH ngày 10/5/2012 và Quyết định số 3212/QĐ-SĐH
ngày 24/8/2012).
7. Tên đề tài luận văn: “Đánh giá công nghệ của một số hệ thống xử lý nước thải bệnh
viện ở Hà Nội và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả”.
8. Chuyên ngành: Khoa học môi trường

9. Mã số: 60 85 02.

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Hồng, Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn: bản đính kèm
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: luận văn được thực hiện:
- Làm cơ sở đánh giá tính phù hợp công nghệ các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện


theo quy trình kỹ thuật đánh giá công nghệ xử lý nước thải.
- Các bệnh viện có thể áp dụng một trong các giải pháp đã đề xuất nhằm nâng cao
hiệu suất hệ thống xử lý nước thải của từng bệnh viện.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: không.
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận văn: không

Hà nội, ngày
tháng 12 năm 2012
Học viên cao học

Võ Thị Minh Anh


ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN Ở HÀ NỘI VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Mở đầu
Nước thải bệnh viện phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau trong quá trình
hoạt động của bệnh viện như: máu, dịch cơ thể, giặt quần áo bệnh nhân, khăn lau,
chăn màn cho các giường bệnh, súc rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẫu,
sản nhi, vệ sinh, lau chùi làm sạch các phòng bệnh… Đặc điểm của các loại nước
thải này là chứa nhiều tạp chất, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và đặc biệt là các vi
trùng gây bệnh. Loại nước thải này nhất thiết phải được xử lý và khử trùng trước
khi thải vào môi trường.
Tuy nhiên, cả nước hiện có khoảng 44% các bệnh viện có hệ thống xử lý
nước thải y tế (76,5% các bệnh viện tuyến Trung ương; 53% các bệnh viện tuyến
tỉnh và 37% các bệnh viện tuyến huyện). Tuy vậy, hệ thống xử lý nước thải của
nhiều bệnh viện được thiết kế đã lâu, công nghệ xử lý chưa đảm bảo được tiêu
chuẩn môi trường, nay đã xuống cấp, cần được sửa chữa, nâng cấp cho phù hợp với

qui mô phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và đảm bảo quy chuẩn,
tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Bên cạnh đó, lượng bệnh nhân và số
giường bệnh ngày một gia tăng do tốc độ tăng dân số hay do một số bệnh viện, cơ
sở y tế nâng công suất phục vụ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh dẫn đến lượng
nước thải rác thải tăng theo, lượng nước thải tại một số bệnh viện đã vượt công suất
thiết kế của hệ thống xử lý. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng
nước thải sau xử lý. Do đó, việc tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiệu suất xử lý,
công nghệ phù hợp xử lý nước thải bệnh viện là công việc hết sức cần thiết.
Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá công nghệ của một số hệ
thống xử lý nước thải bệnh viện ở Hà Nội và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả”
với mục tiêu đánh giá hiệu quả xử lý nước thải y tế của hệ thống xử lý nước thải tại

1


một số bệnh viện ở Hà Nội làm cơ sở đề xuất giải pháp tăng hiệu quả hoạt động của
hệ thống.
Nội dung nghiên cứu:
-

Tổng quan tài liệu về nước thải bệnh viện, các phương pháp xử lý,

đánh giá công nghệ môi trường.
-

Điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý nước thải tại 10 bệnh viện

ở Hà Nội.
-


Nghiên cứu đánh giá công nghệ xử lý nước thải bệnh viện tại bệnh

viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Việt Đức.
-

Đề xuất giải pháp tăng hiệu quả hoạt động cho hệ thống xử lý nước

thải và áp dụng thử nghiệm đề xuất tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đánh giá
thử nghiệm đề xuất.
Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp tổng quan thu thập số liệu

-

Phương pháp điều tra khảo sát thực địa và lấy mẫu:

-

Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và phân tích mẫu

-

Xử lý số liệu

-

Phương pháp phân tích đánh giá công nghệ


Kết quả và thảo luận
Quá trình nghiên cứu đã thực hiện khảo sát thực trạng hệ thống xử lý nước
thải tại 10 bệnh viện và đánh giá tính phù hợp công nghệ hai hệ thống xử lý tại bệnh
viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Việt Đức, từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp tăng
hiệu quả hoạt động của hệ thống. Kết quả thu được như sau:
Trong số 10 bệnh viện thuộc khu vực địa bàn Hà nội có 9/10 bệnh viện có
xây dựng hệ thống xử lý nước thải, cả 9 hệ thống xử lý đều hoạt động. 8/10 bệnh
viện có hệ thống thu gom tách riêng đường nước mưa, nước bề mặt với nước thải y

2


tế. Công nghệ xử lý nước thải theo phương pháp aeroten kết hợp với lọc sinh học
(thiết bị lý hợp khối) được nhiều bệnh viện áp dụng (6/10).
Kết quả đánh giá tính phù hợp công nghệ của hệ thống xử lý nước thải tại
bệnh viện Phụ sản Hà nội và bệnh viện Việt Đức như sau:
-

Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Việt Đức xử lý tương đối tốt các chỉ

tiêu hóa lý và vi sinh: hiệu quả xử lý COD đạt 67,4%, BOD 60,4%, SS 71,2%,
amoni 54%, coliform 99,99%. Ngoại trừ BOD (58,5 mg/L), tất cả các thông số đều
đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường theo QCVN 28:2010/BTNMT, cột B. Đối với hệ
thống xử lý nước thải của bệnh viện Phụ sản Hà nội, nước thải sau xử lý còn một số
chỉ số không đạt tiêu chuẩn thải như COD, BOD, amoni với hiệu suất xử lý COD
đạt 52,9%, BOD 55%, Amoni 4,78%.
-

Chi phí xử lý 1m3 nước thải (gồm chi phí hóa chất, năng lượng điện, nhân


công) của bệnh viện Phụ sản Hà nội là 3.872 đồng/m3, bệnh viện Việt Đức là 3.953
đồng/m3.
-

Hai hệ thống xử lý là những hệ thống ngầm, kín, ít gây ảnh hưởng thứ cấp

đến môi trường và đảm bảo an toàn trong lao động.
-

Hai hệ thống xây dựng phù hợp với điều kiện diện tích đô thị, không ảnh

hưởng đến cộng đồng dân cư xung quanh, hệ thống hoạt động không bị ảnh hưởng
bởi điều kiện thời tiết vùng miền.
Đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho hệ thống xử lý
nước thải đối với bệnh viện nói chung và đối với hai bệnh viện Phụ sản Hà nội và
bệnh viện Việt Đức nói riêng về công tác quản lý và công tác vận hành.
Đã áp dụng đề xuất thử nghiệm đối với hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Phụ sản Hà nội. Kết quả hiệu suất xử lý tăng lên đối với các chỉ số COD (52,9% lên
76,1%), BOD (55% lên 72,4%), SS (5% lên 73,3%). Nồng độ COD thải ra đã đáp
ứng được tiêu chuẩn thải theo QCVN 28:2010/BTNMT, cột B đối với nước thải y
tế. Chi phí xử lý 1m3 nước thải là 4.289 đồng.

3


Hiện tại, Bệnh viện Việt Đức đã được chứng nhận hoàn thành xử lý ô nhiễm
môi trường triệt để và được ra khỏi danh sách gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ cở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng”.

Từ khóa: đánh giá công nghệ, hệ thống xử lý, nước thải bệnh viện,

4



×