Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu Luận THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN BẠO HÀNH PHỤ NỮ ở VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.73 KB, 12 trang )

THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NẠN BẠO
HÀNH PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM
Tóm tắt
Gia đình là một nhân tố vô cùng quan trọng để hình thành và xây dựng nên
một xã hội phát triển. Vì thế, gia đình và các vấn đề xoay quanh gia đình là
một đề tài được xã hội chú ý quan tâm nhất. Qua việc tìm hiểu và phân tích
các tài liệu đã có trước về một vấn đề của gia đình là nạn “Bạo hành phụ
nữ trong gia đình ở Việt Nam”. Chúng tôi đã đúc kết nên bài viết này với
mong muốn đóng góp một phần nhỏ của mình để mọi người hiểu hơn về
Thực trạng phức tạp, hậu quả nguy hiểm và những nguyên nhân chủ yếu
của vấn đề Bạo hành phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam. Để rồi thông qua
đó, chúng ta cùng với xã hội sẽ tìm ra, đề xuất các giải pháp để ngăn chặn,
hạn chế, giải quyết và từ đó đi đến xoá bỏ nạn vấn nạn này trong đời sống
xã hội.
Từ khóa: Gia đình; bạo hành phụ nữ; thực trạng; nguyên nhân
1. Giới thiệu:
Trong sự phát triển về mọi mặt xã hội hiện nay thì chất lượng cuộc
sống, trình độ dân trí của con người ngày càng được nâng cao, đặc biệt là
vấn đề bình đẳng về giới ngày càng được chú ý phát triển. Tuy nhiên, bên
cạnh đó, không thể tránh khỏi các vấn nạn xã hội vẫn còn xảy ra đang ngày
càng có xu hướng gia tăng và tính chất ngày càng phức tạp. Điển hình là các
vấn đề về nạn bạo lực gia đình.
Gia đình có ý nghĩa và vai trò vô cùng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi
con người. Gia đình chính là cội nguồn sinh dưỡng hạnh phúc đầu tiên của
con người, là điểm tựa, là chỗ dựa vững chắc cho cuộc đời mỗi người.
Bạo lực trong gia đình có thể diễn ra dưới nhiều hình thức và giữa các
thành viên khác nhau trong gia đình, nhưng trong khuôn khổ bài viết này
chúng tôi chỉ xin đề cập đến hiện tượng là bạo hành đối với người phụ nữ.
Sinh ra với thân phận phụ nữ, ai không mong gặp được người chồng
yêu thương mình. Cuộc sống gia đình hạnh phúc luôn là niềm ước ao của tất
cả phụ nữ. Và khi lập gia đình, những người phụ nữ ấy vẫn luôn mong ước


niềm hạnh phúc sẽ dần lớn theo năm tháng, nhưng có ngờ đâu nó lại trở
thành địa ngục trần gian. Bạo lực gia đình - ấy là tình cảnh chung của biết
bao chị em phụ nữ đang phải gánh chịu.
1


Bạo hành đối với người phụ nữ được coi là dạng bạo lực gia đình điển
hình và nhận được rất nhiều sự quan tâm, lo lắng của thế giới nói chung và
của Việt Nam nói riêng.
Trong bài viết này chúng tôi sử dụng phương pháp Phân tích tài liệu
thứ cấp. Dữ liệu phân tích là một số bài nghiên cứu, bài báo khoa học đã
được công bố liên quan đến vấn đề mà chúng tôi đã đề cập.
Câu hỏi nghiên cứu chính của chúng tôi trong bài viết này là: “Thực
trạng và nguyên nhân chính, hậu quả của vấn đề Bạo hành phụ nữ trong gia
đình ở Việt Nam và đâu sẽ là những giải pháp thích hợp và mang lại tính
thực tế nhất cho vấn nạn này?”
2. Cơ sở lý luận
2.1 Khái niệm ‘‘Gia đình’’
Có rất nhiều khái niệm về gia đình, nhưng qua quá trình tìm hiểu các
tài liệu, chúng tôi nhận thấy rằng các nhà nghiên cứu đều thống nhất gia
đình là một thiết chế xã hội, dựa trên hai mối quan hệ cơ bản là hôn nhân
(chồng-vợ) và huyết thống (cha-mẹ-con).
Gia đình là: “Một thiết chế xã hội đặc biệt liên kết con người lại với
nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống và chăm sóc con cái. Các mối
quan hệ gia đình còn gọi là mối quan hệ họ hàng. Đó là sự liên kết, ít nhất là
giữa hai người trên cơ sở huyết thống, hôn nhân và việc nhận con nuôi.
Những người này có thể sống chung hoặc khác mái nhà” (Quý, 2011)
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2010 định nghĩa: “Gia đình
là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống
hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ

với nhau theo qui định của Luật này”. (Chương 1- Điều 8- Khoản 10Những qui định chung)
Trên thế giới có nhiều nền văn hóa khác nhau, nhiều lối sống khác
nhau, nên từ đó cũng có nhiều hình thức và cấu trúc gia đình khác nhau. Rất
khó có thể đưa ra một khái niệm chung và hoàn hảo. Dù theo cách tiếp cận
nào, thì gia đình vẫn sẽ là một thuật ngữ đa nghĩa.
2.2 Khái niệm “Bạo lực gia đình”
Theo Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thì Bạo lực gia đình: “Bao gồm bất
kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng
2


dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lý, hay những đau khổ
của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng
bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xảy ra nơi công cộng
hay cuộc sống riêng tư”.
Ở Việt Nam Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 định nghĩa:
“Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có
khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên
khác trong gia đình”.
Theo Luật phòng, chống bạo lực gia đình (có hiệu lực từ ngày 1-72008), những hành vi sau đây bị xem là hành vi bạo lực gia đình:
1. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến
sức khoẻ, tính mạng;
2. Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
3. Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu
quả nghiêm trọng;
4. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa
ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em
với nhau;
5. Cưỡng ép quan hệ tình dục;
6. Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân

tự nguyện, tiến bộ;
7. Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư
hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của
các thành viên gia đình;
8. Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính
quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo
ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
9. Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
3. Một số khía cạnh thực tế về vấn đề bạo hành phụ nữ trong gia đình ở
3


Việt Nam
Ở phần nội dung này, chúng tôi dựa trên việc phân tích các thông tin mà
chúng tôi tìm hiểu được từ một số bài báo đăng tải trên báo chí và một số bài
viết khoa học liên quan đến vấn đề bạo hành phụ nữ trong gia đình ở Việt
Nam, để từ đó tìm hiểu các nguyên nhân và xây dựng các giải pháp nhằm
ngăn chặn và hạn chế vấn đề này trong đời sống xã hội.

4


Ở Việt Nam, theo “Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ
nữ ở Việt Nam” được Tổng cục Thống kê (GSO) và Liên Hợp Quốc (UN) tại
Việt Nam công bố ngày 25 tháng 11 năm 2010 thì “Cứ ba phụ nữ có gia đình
hoặc đã từng có gia đình thì có một người (34%) cho biết họ đã từng bị
chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. Số phụ nữ có hoặc từng có gia
đình hiện đang phải chịu một trong hai hình thức bạo hành này chiếm 9%.
Nếu xem xét đến cả ba hình thức bạo hành chính trong đời sống vợ
chồng: thể xác, tình dục và tinh thần, thì có hơn một nửa (58%) phụ nữ Việt

Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực gia đình
kể trên. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng
mình lạm dụng tình dục nhiều hơn gấp ba lần so với khả năng họ bị người
khác lạm dụng.
Cuộc nghiên cứu này đã tiến hành phỏng vấn 4.838 phụ nữ từ 18 đến
60 tuổi, đại diện cho nữ giới thuộc độ tuổi này ở Việt Nam. 90 cuộc phỏng
vấn chuyên sâu và 4 cuộc thảo luận nhóm cũng đã được tiến hành tại Hà Nội,
Huế và BếnTre. Phương pháp nghiên cứu hoàn toàn giống với phương pháp
đã được sử dụng cho Nghiên cứu Đa quốc gia của Tổ chức Y tế Thế giới về
Sức khỏe Phụ nữ và Bạo lực Gia đình, bao gồm một phiếu điều tra chuẩn đã
được thử nghiệm, và một phương pháp đảm bảo so sánh được các số liệu của
nghiên cứu với các số liệu tại các bối cảnh khác”.
Một điều tra khác ở 8 tỉnh Hội liên hiệp Phụ Nữ vào năm 2008, có 23%
số gia đình được hỏi có hành vi bạo hành về thể chất, 30% số gia đình có
bạo lực về tình dục và 25% số gia đình được hỏi có hành vi bạo lực về tinh
thần trong đó phụ nữ là nạn nhân chiếm 97% (Mai,

5


Đã có loạt các bài báo đăng trên các phương tiện truyền thông đại chúng,
gây ra sự bức xúc và phẫn nộ của các thành viên trong xã hội về sự gia tăng
của vấn đề bạo lực gia đình. Chúng ta có thể liệt kê một số bài báo sau đây:
“Xót xa người vợ tự thiêu vì bị chồng bạo hành hơn 5 năm” (Thứ Bảy, ngày
28/03/2015 00:09 AM). Sống với nhau hơn 5 năm là khoảng thời gian chị
Đỗ Thị Tình (28 tuổi, thôn Lâm Lộc Bắc, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh,
Quảng Ngãi) phải chịu cảnh đòn roi, đánh đập tàn nhẫn của người chồng
vũ phu (tên Bình). Chị Tình nói: “Sau khi xây được căn nhà, ở với nhau thời
gian rồi tôi sinh hạ đứa con gái đầu lòng thì tính tình anh ấy thay đổi hẳn.
Anh không còn chăm chỉ làm ăn mà bắt đầu rượu chè, về nhà là chửi bới,

đánh đập tôi. Thương con, tôi im lặng, nghĩ anh cũng vì rượu chè vào mà
không điều khiển được hành vi, nào ngờ sau đó, không uống rượu bia vẫn
hằn học, đánh đập tôi dã man…”.
Sau đó, chị Tình có đứa con thứ hai, Bình vẫn đánh chị Tình đến mức
bị động thai. Không dám về nhà cha mẹ, chị Tình cứ trốn ngoài nghĩa địa.
Hàng xóm sống gần nhà biết chuyện trình báo chính quyền địa phương đến
khuyên can, hoà giải nhưng sau đó Bình lại đánh chị Tình càng nặng tay
hơn. Được gia đình ngoại khuyên can, chị Tình cũng muốn đưa sự việc ra
pháp luật nhưng nghĩ cho con cái còn nhỏ dại, cần tổ ấm gia đình nên chị
Tình không trình báo. Đỉnh điểm là vào ngày 19/3, chị Tình uất ức tự thiêu
bằng xăng làm bản thân bị bỏng nặng khiến người dân địa phương không
khỏi bàng hoàng, xót xa.
6


Hay bài báo “Chồng đè vợ xuống đất rồi tưới nước sôi vào lỗ tai” (Thứ Hai,
ngày 22/08/2016 11:24 AM) gây nhiều hoang mang cho xã hội trong thời
gian vừa qua: Nhiều lần đánh vợ bầm dập nhưng không ai xử lý, người đàn
ông 54 tuổi đã nắm tóc vợ đè nghiến xuống đất rồi tưới bình nước sôi lên
đầu khiến nạn nhân phỏng nặng phần đầu, cổ và lưng. Theo thông tin từ
Bệnh viện Cái Bè, nạn nhân Nguyễn Thị Hồng Lệ nhập viện vào sáng 21/8
trong tình trạng bị bỏng nước sôi từ đầu, cổ và lưng. Nặng nhất là vết
thương ở tai bên trái, nạn nhân không nghe được vì bị chế nước sôi trực tiếp
vào tai rồi nước sôi chảy tràn ra ngoài.
Biết chồng thích uống trà, bà Lệ đã chuẩn bị sẵn một bình nước sôi để pha
trà. Ông Ro vừa thức dậy thì chửi mắng, sau đó xông vào đánh bà. Những
người hàng xóm chạy qua can ngăn thì ông xách bình nước sôi đòi tạt.
Hàng xóm vừa né ra thì ông Ro vật vợ ngã ra đất. Một tay ông túm tóc, một
tay ông cầm bình nước sôi đổ thẳng vào lỗ tai, tưới lên đầu, cổ và lưng đến
hết bình nước mới buông ra. Thực hiện xong hành vi, ông Ro thản nhiên bỏ

đi. Bà Lệ được các con và hàng xóm đưa đi cấp cứu.
Đó là những bài báo ược đăng tải trên báo Eva.vn… gây cho xã hội nhiều
hoang mang, bất bình tột độ về việc bạo hành đối với số phận người phụ nữ
trong gia đình hiện nay.
* Hậu quả nguy hiểm
Theo bài viết nghiên cứu của Đỗ Thị Thuỳ Linh, khoa: K56- Xã hội học
Đại học Quốc gia Hà Nội- Khoa Học Xã Hội và Nhân văn thì bạo lực gia
đình gây ra các hậu quả
Thứ nhất, bạo lực gia đình gây ảnh hưởng trực tiếp tới nạn nhân:
Những người vợ- là những nạn nhân chủ yếu của nạn bạo lưc gia đình không
chỉ phải đối phó với các chấn thương đặc thù, nỗi sợ hãi lại bị tấn công bởi
một kẻ quen biết mà còn phải đối phó với tính phức tạp của mối quan hệ
thân tình với kẻ hành hung mình. Nhiều kẻ hành hung tin rằng họ có quyền
sử dụng các chiến thuật để kiểm soát nạn nhân của mình, điều này tuy sai
về mặt pháp luật nhưng lại được xã hội ủng hộ. Không giống nạn nhân
của bạo lực gia đình do người lạ, nạn nhân của bạo lực gia đình phải đối
mặt với rào cản xã hội để có thể cách ly với kẻ hành hung cũng như bị
những cản trở trong việc tự bảo vệ mình. Mặt khác, bạo lực gia đình ảnh
hưởng tới sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần cũng như hạnh phúc của nạn
nhân.
7


Thứ hai, bạo lực gia đình rất khó kiểm soát, người ta chỉ có thể thống
kê được những trường hợp đã có sự can thiệp của các cơ quan, chính
quyền. Người đánh vợ vì nghĩ vợ mình mình đánh đó là chuyện riêng của
gia đình không liên quan tới ai, không ai có quyền can thiệp. Người vợ
thường có tâm lí xấu hổ, không muốn gia đình họ hàng biết chuyện nên
thường che giấu. Điều đó làm bạo lực càng trở nên thường xuyên và nghiêm
trọng.

Nghiên cứu quốc gia cho thấy sức khỏe của phụ nữ từng bị bạo lực về
thể xác và tình dục thường yếu hơn so với phụ nữ chưa từng bị bạo lực. Phụ
nữ bị bạo lực gia đình thường gặp khó khăn trong việc đi lại, thực hiện
các hoạt động hàng ngày, chịu đau đớn, suy giảm trí nhớ, luôn buồn rầu và
có ý nghĩ tự sát, đối với phụ nữ mang thai thì khả năng sảy thai, thai chết
lưu hoặc nạo phá thai cũng là khó tránh.
Thứ ba, bạo lực gia đình ảnh hưởng tới kinh tế gia đình, khiến các mối
quan hệ trong gia đình rạn nứt, ảnh hưởng tới tâm lí hững thành viên
khác trong gia đình mà đặc biệt là trẻ em, làm giảm đi giá trị các điều kiện
sống.
Kết quả Nghiên cứu quốc gia chỉ ra rằng phụ nữ có con từ 6 đến 11
tuổi và đã từng bị chồng bạo hành cho biết con của họ có những vấn đề về
hành vi (thường xuyên bị ác mộng, mút tay, đái dầm, quá nhút nhát hoặc
quá hung hăng) và gặp khó khăn trong việc học tập ở trường hơn so với
những đứa trẻ sống trong gia đình không có bạo lực.
Thứ tư, bạo lực gia đình làm giảm sự đóng góp của nạn nhân cho xã
hội tăng áp lực cho hệ thống y tế.
Thứ năm, là hậu quả đối với chính người gây ra bạo lực, họ sẽ phải chịu
những chế tài hành chính hoặc hình sự vì chính những hành vi vi phạm
do họ gây ra
Tóm lại, bạo lực gia đình nguy hiểm hơn những hệ quả khác mà bất
bình đẳng giới để lại như bất bình đẳng trong giáo dục, kinh tế....bởi nó
không chỉ ảnh hưởng đến nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến các thành viên
khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ em.

8


4. Các nguyên nhân đến vấn đề bạo hành phụ nữ trong gia đình ở Việt
Nam

Theo bài viết “Bạo lực gia đình và hệ quả xã hội của nó”(19/7/2014)
của ThS Nguyễn Thị Hồng Thủy, Trường Đại Học Văn Hiến thì một số
nguyên nhân gây ra tình trạng bạo lực trong gia đình có các nguyên
nhân sau:
Thứ nhất, nguyên nhân về ý thức và thói quen bạo lực của người chồng.
Sự ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm
màu sắc định kiến giới thể hiện trong đời sống xã hội. Để thể hiện mình là
người nắm quyền lãnh đạo, thể hiện uy quyền đối với vợ con, rất nhiều
người chồng đã sử dụng bạo lực đối với vợ của mình ở nhiều mức độ khác
nhau khi xảy ra mâu thuẫn trong gia đình.
Thứ hai, nguyên nhân về ý thức và thói quen cam chịu của người vợ.
Nhận thức của chính bản thân người vợ bị chồng bạo hành còn hạn chế,
thiếu thẳng thắn, còn cam chịu, không tố giác, đấu tranh chống lại sự bạo lực
của người vợ lại là sự tiếp tay cho nạn bạo lực có cơ hội cơ hội tồn tại và gia
tăng.
Thứ ba, nguyên nhân về mặt xã hội. do tình trạng bất bình đẳng giới còn
tồn tại trong gia đình và ngoài xã hội. Chính sự bất bình đẳng sâu sắc trong
quan hệ giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ là nguyên nhân sâu xa và
xuyên suốt các vụ bạo lực trong gia đình. Trong rất nhiều gia đình, sự phân
công vị thế và vai trò của người phụ nữ vẫn còn mang tính truyền thống.
Người phụ nữ không có quyền quyết định và tiếng nói trong gia đình, vì vậy,
họ luôn là nạn nhân của nạn bạo lực gia đình do người chồng gây ra khi có
mâu thuẫn hay xung đột.
Thứ tư, nguyên nhân về mặt quản lý nhà nước. Có thể nói các cấp chính
quyền từ trung ương đến địa phương do chưa xây dựng được phương án điều
tra thực trạng bạo lực gia đình một cách đồng bộ và sâu rộng nên chưa có
các kế hoạch và giải pháp cụ thể. Hình thức đưa ra để giảm bớt bạo lực gia
đình hiện nay chủ yếu tập trung vào công tác tuyên truyền giáo dục. Ngoài
ra, còn rất nhiều thành viên trong xã hội quan niệm bạo lực gia đình là
chuyện riêng của từng gia đình, vì vậy mà việc xử lý và phát hiện nhằm

ngăn chặn bạo lực xảy ra vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và bất cập.

5. Một số giải pháp
Bạo lực gia đình là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp, gắn liền với truyền
9


thống, văn hóa, phong tục, tập quán của mỗi địa phương và nhận thức, suy
nghĩ của người dân.
Do vậy công tác phòng, chống bạo lực gia đình không chỉ bao gồm
việc áp dụng và thực thi pháp luật mà còn phải gắn liền với việc thực hiện
bình đẳng giới và công tác xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc; không chỉ
bao gồm việc điều tra, xử lý trách nhiệm người gây bạo lực mà còn phải trợ
giúp có hiệu quả đối với nạn nhân của bạo lực gia đình.
Vì vậy chúng ta cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó
cần tập trung một số giải pháp sau:
Thứ nhất: Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình; vai trò của họ
hàng, dòng họ. Bởi đây là truyền thống văn hoá của dân tộc sẽ có ảnh hưởng
không nhỏ đến việc duy trì sự ổn định, đoàn kết và êm ấm trong đời sống gia
đình; làm tốt công tác hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia
đình;
Ngăn chặn kịp thời và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của Bạo lực gia đình;
Cần trang bị cho nạn nhân vũ khí để tự bảo vệ như: nghề nghiệp để độc lập
về tài chính, trình độ học vấn, ý thức vươn lên làm chủ bản thân và gia đình,
kiến thức giữ gìn hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái...
Thứ hai: Đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa,
nếp sống văn minh; cần quan tâm xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá
trong đó đưa tiêu chí không có bạo lực gia đình, không lạm dụng rượu bia,
không có tệ nạn cờ bạc, ma tuý để công nhận gia đình văn hóa.
Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng

chống Bạo lực gia đình , Luật Bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức tiến
tới chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân về Bạo lực gia đình.
Cần coi đây là biện pháp chủ yếu để nâng cao ý thức tự giác chấp
hành luật, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sử dụng các quy định của pháp
luật để tự bảo vệ cho những nạn nhân tiềm năng, nâng cao tính tích cực xã
hội của cộng đồng trong Phòng chống Bạo lực gia đình.
Giáo dục bình đẳng giới phải được thực hiện ngay từ trong gia đình
đến nhà trường và xã hội để định hình nhận thức. Phải nâng cao nhận thức
của cả hai giới về quyền và nghĩa vụ của họ trong mối quan hệ với các thành
viên trong gia đình.
Thứ ba: Phải xử lý nghiêm người có hành vi Bạo lực gia đình theo
đúng quy định của Nghị định số: 110/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình. Thực hiện
việc lồng ghép chương trình phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới
trong chương trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cấp, các ngành.
Đây là một giải pháp quan trọng nhằm cụ thể hoá các chỉ tiêu, mục
10


tiêu về phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm
nhập vào gia đình, tránh việc tuyên truyền chung chung không gắn với chỉ
đạo cụ thể, trách nhiệm quản lý của Lãnh đạo các ngành, các cấp.
Việc thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế, xoá đói giảm
nghèo, tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động, ổn định đời sống gia
đình, sẽ góp phần hạn chế bạo lực gia đình do nguyên nhân từ kinh tế khó
khăn.
Phải tăng cường vai trò Lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa
phương, phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong thực hiện
phòng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới.
Việc phòng chống bạo lực gia đình là trách nhiệm chung của mọi gia

đình và toàn xã hội, do đó cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của
chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể nhân dân.
Phải đưa nội dung Phòng chống bạo lực gia đình vào chương trình, kế
hoạch công tác. Hàng năm, các cấp uỷ, chính quyền cơ sở thực hiện tốt việc
nắm tình hình các vụ bạo lực gia đình để ngăn chặn kịp thời, không để xảy
ra các vụ án nghiêm trọng.
(Bài viết Bạo lực gia đình: Thực trạng và giải pháp - Cổng thông tin điện
tử Tỉnh Bạc Liêu)
6. Kết luận:
Bạo hành gia đình nói chung và bạo hành phụ nữ nói riêng là một vấn đề
đặc biệt quan trọng của gia đình, cộng đồng và xã hội. Vì vậy, chúng ta cần
sớm xây dựng những giải pháp đồng bộ để ngăn chặn, hạn chế cũng như loại
bỏ tệ nạn này ra khỏi cộng đồng văn hóa xã hội.
Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã
hội, do đó mà việc xóa bỏ bạo lực gia đình không chỉ là trách nhiệm của
riêng một ai mà đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ
chức chính trị xã hội và Quốc gia trong phòng, chống bạo lực gia đình với
chính bản thân các thành viên trong gia đình đang có vấn nạn. Chỉ khi nào
công tác phòng, chống bạo lực được triển khai có hiệu quả, triệt để thì lúc đó
gia đình mới được coi là chốn yên bình và hạnh phúc của các thành viên
trong gia đình và chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu xây dựng gia đình
ấm no, hạnh phúc, bình đẳng và phát triển bền vững. Từ đó làm nền tảng cho
sự phát triển vững mạnh của xã hội.

11


Tài Liệu Tham Khảo
Quý, L. T. (2011). Giáo trình Xã hội gia đình. Hà Nội: NXB Chính trị.
Ngân, N. T. (2004). Nguyên nhân và thực trạng của vấn đề Bạo hành

phụ nữ ở tỉnh Băc Giang.
Vũ, Đ. C. (2007). Bạo lực gia đình - một sự sai lệch giá trị: NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội.
Minh, H. N (2008). Bình đẳng giới ở Việt Nam: NXB khoa học xã hội,
Hà Nội.
Mai, L. T. P. Bạo lực chống lại phụ nữ: hậu quả đối với sức khỏe sinh sản:
Văn phòng hội đồng dân số Hà Nội, hội thảo Giới, ngược đãi phụ nữ và sức
khỏe sinh sản, trang 98
Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2010.

12



×